Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Dạy học tích hợp liên môn vào âm nhạc 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 14 trang )

I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên sáng kiến: Dạy học tích hợp liên môn vào âm nhạc 9 Trường
PTDTNT Phong Thổ
2. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Đình Cơ
Năm sinh: 02/04/1981
Nơi thường trú: Thị trấn Phong Thổ, Phong Thổ, Lai Châu
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng SP
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường PTDTNT Phong Thổ
Điện thoại: 09154.1981.1
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: môn Âm nhạc
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 12 tháng 9 năm 2015 đến ngày
20 tháng 03 năm 2016
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường PTDTNT Phong Thổ
Địa chỉ: Thị trấn Phong Thổ, Phong Thổ, Lai Châu
Điện thoại: 02313.895.458

1


II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Ở nhà trường THCS mục tiêu của môn học âm nhạc là thông qua việc giảng
dạy một số vấn đề sơ giản về nghệ thuật âm nhạc, nhằm phát triển năng lực cảm
thụ âm nhạc của HS, tạo nên một trình độ văn hoá âm nhạc nhất định, trình độ văn
hóa phổ thông hay trình độ học vấn phổ thông ở bậc THCS là do tất cả những hoạt
động giáo dục và các môn học tạo dựng nên, trong đó có cả “ Văn hóa âm nhạc” từ
đó góp phần đào tạo có chất lượng những lớp người có ích cho xã hội.
Giáo dục và giảng dạy âm nhạc cho HS phổ thông không nhằm đào tạo các


em trở thành những người làm nghề Âm nhạc mà thông qua môn học này để tác
động vào đời sống tinh thần của các em, nhằm góp phần cùng các môn học khác
thực hiện mục tiêu của nhà trường, mục tiêu cấp học.
Mục đích, sự cần thiết tích hợp kiến thức liên môn: Các em vận dụng được
một số kiến thức các môn khác để giải quyết các câu hỏi, các tình huống thực tế
gắn với tác phẩm, tác giả và các nội dung bài học nhằm giúp các em hiểu, nắm
chắc kiến thức, từ đó hình thành được kĩ năng sống trong đời sống hàng ngày và
thấy được sự hỗ trợ tích cực của kiến thức liên môn trong khi học và giải quyết vấn
đề thực tiễn.
2. Phạm vi triển khai thực hiện:
Đối tượng áp dụng: Khối lớp: 9-Trường PTDTNT Phong Thổ
- Số lượng học sinh: 54 em
- Số lớp thực hiện: 2 lớp .
3. Mô tả sáng kiến:
a. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:
- Thực trạng: Thời gian trước đây mặc dù có sử dụng nhiều phương pháp và
phương tiện trong dạy học nhưng kết quả cho thấy đa số HS thụ động trong việc
vận dụng các kiến thức của các môn học khác vào giải quyết tình huống, vấn đề
trong bài học.
Trong những năm chưa sử dụng phương pháp tích hợp liên môn trong dạy
2


học, thì việc học rất đơn giản, đa số học sinh chỉ hiểu về âm nhạc là học hát và tập
đọc nhạc; vì vậy việc giáo dục văn hoá âm nhạc, vận dụng vào thực tiễn cho các
em còn nhiều hạn chế.
- Ưu điểm: Tiết dạy không cần nghiên cứu nhiều tài liệu, học sinh chỉ cần
biết tên tác giải, tác phẩm, và nơi xuất sứ tác phẩm, nên học sinh không cần tư duy
và chỉ cần học sinh tiếp thu đủ nội dung bài học.
- Hạn chế: Học sinh bị thụ động trong việc tiếp cận thông tin mới, không

được bổ sung kiến thức ngoài SGK, không giới thiệu thêm, gây nhàm chán và ít
chú ý bài học, không giúp học sinh tư duy, vận dụng kiến thức nhiều môn đã học
vào xử lý các tình huống, câu hỏi, giới thiệu về tác giả, tác phẩm. Nên kết quả
không được cao:
- 50% học sinh nhớ được hết nội dung bài học.
- 35% học sinh thích tìm hiểu về tác giả, tác phẩm .
- 25% học sinh không chú ý trong bài dạy.
b. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:
Học là một quá trình thu nhận thông tin; dạy là phát thông tin và giúp người
học thực hiện quá trình trên một cách có hiệu qủa, nếu nội dung bài chỉ truyền tới
người học bằng văn bản thì người học có thể sẽ kém hứng thú. Nhờ sự phát triển
của KHKT, quá trình dạy học có thể sử dung các phương tiện dạy học sau: Máy
chiếu projector; đàn organ. Video, nhạc mp3, beat. Phần mềm dạy học, phần mềm
chép nhạc. Sử dụng tư liệu trên Internet.
Ở đây tôi đã ứng dụng phần mềm PowerPoint trong bài giảng tích hợp hình
ảnh minh họa, video, nhạc. Kết hợp dạy học với phương tiện đàn organ S910 (có
thể chạy được file mp3, kết nối âm thanh với máy tính), máy chiếu projector tôi
thấy có các ưu thế sau:
-GV chuẩn bị một lần mà được giảng dạy nhiều lần.
-Các phần mềm dạy học thay thế GV thực hành, tăng tính năng động cho
người học.
3


-GV trình bày bài giảng sinh động, dễ dàng cập nhật thích nghi với sự thay
đổi nhanh chóng của KH hiện đại.
-Phương tiện hỗ trợ làm tăng thêm hiệu qủa đối với những bài giảng khó,
phức tạp.
-HS không bị thụ động khi các hoạt động của GV đã chuẩn bị ở bài giảng.
- Chuẩn bị (cả giáo viên và học sinh) các tài liệu như các bài thơ, ca dao, tục

ngữ, bản đồ Việt Nam và thế giới, … để giải quyết các câu hỏi, các nội dung liên
quan đến bài học.
* Tính mới:
Sự khác biệt giữa giải pháp cũ với giải pháp mới: Giải pháp cũ là ít vận dụng
hoặc vận dụng nhưng chưa rõ ràng, học sinh bị động khi vận dụng kiến thức nhiều
môn học liên quan đến 1 hoặc nhiều chủ đề, nội dung trong bài học, tiết học.Còn
giải pháp mới là: Vận dụng các kiến thức nhiều môn học liên quan đến 1 hoặc
nhiều chủ đề, nội dung trong bài học, tiết học có sự chuẩn bị trước của giáo viên và
học sinh, học sinh là người chủ động.
Điều đó giúp các em có được, nhớ lại, vận dụng, sử dụng kiến thức nhiều
môn học vào giải quyết các vấn đề trong bài học như:
- Môn Âm nhạc giúp các em: Sử dụng kiến thức đã học có liên quan đến bài
học, tiết học như kiến thức nhạc lý, tên tác giả, tác phẩm, địa danh đất nước con
người…
- Môn Văn học giúp các em: Nhớ lại, sử dụng, vận dụng các kiến thức đã
học (các bài thơ, văn, ca dao tục ngữ, phân tích, hùng biện,…) vào xử lý giải quyết
các tình huống, các nội dung bài học có liên quan.
- Môn Địa lí giúp các em: Xác định được vị trí địa lí, ghi nhớ lại, bổ sung
kiến thức về diện tích, con người, tài nguyên thiên nhiên, các di sản văn hóa,… của
các tỉnh, thành, biển, đảo của Việt Nam và một số đất nước trên thế giới.
- Môn Lịch sử giúp các em:

4


+ Biết được một số mốc lịch sử quan trọng truyền thống về văn hóa, lịch sử
đấu tranh giải phóng dân tộc của một số tỉnh thành của Việt Nam và một số nước
trên giới.
+ Ghi nhớ được bài hát, tác phẩm sáng tác trong thời kỳ nào của lịch sử đấu
tranh giải phóng dân tộc, đất nước, thế giới.

- Môn GDCD:
+ Giáo dục các em tình đoàn kết hữu nghị giữa Việt Nam và với các nước
khác trên thế giới.
+ Giáo dục bảo tồn, và phát triển văn hóa truyền thống các tỉnh thành Việt
Nam
- Môn Mĩ thuật giúp các em: Cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương đất
nước, và các nước trên thế giới, giới thiệu được tên một số họa sỹ nổi tiếng, tác
phẩm có giá trị có liên quan.
- Môn Thể dục: Các em sử dụng một số động tác đã học hoặc cải biến cho
phù hợp với bài hát nhằm phụ họa cho bài hát được sinh động hơn.
* Về kỹ năng:
- Luyện tập kĩ năng hát đúng giai điệu, lời ca và bước đầu tập hát diễn cảm.
- Luyện tập kĩ năng đọc nhạc và ghi chép nhạc đơn giản.
- Luyện tập kĩ năng nghe và cảm nhận âm nhạc.
- Luyện tập một số kĩ năng âm nhạc khác như gõ đệm, đánh nhịp, vận động
theo nhạc…
* Về thái độ:
- Bồi dưỡng tình cảm trong sáng, lòng yêu âm nhạc nhằm phát triển hài hoà
nhân cách.
- Thông qua các hoạt động âm nhạc làm cho đời sống tinh thần phong phú,
lành mạnh, đem đến cho học sinh niềm vui, tinh thần lạc quan, sự mạnh dạn, tự tin,
lòng tự trọng và các giá trị khác.
- Khuyến khích học sinh nhiệt tình tham gia các hoạt động âm nhạc trong và
5


ngoài trường học.
* Một số đặc điểm cần thiết khác của học sinh đã học theo sáng kiến:
+ Thứ nhất: Các em học sinh đã tiếp thu kiến thức chương trình bậc THCS.
Không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm với những hình thức kiểm tra, đánh giá mà giáo viên đề

ra.
+ Thứ hai: Đối với bộ môn Âm nhạc các em đã được học rất nhiều bài từ
lớp dưới có liên quan đến vấn đề Lịch sử, Địa lí, GDCD, Mĩ thuật, Thể dục các
tình huống liên quan thực tế mang tính giáo dục kĩ năng sống.
+ Thứ ba: Đối với các môn học khác cũng vậy như môn Lịch sử, Địa lí,
GDCD, Mĩ thuật, Thể dục… các em đã được tìm hiểu về kiến thức liên quan đến
kĩ năng sống, những phẩm chất tốt đẹp, những địa danh, những thời điểm lịch sử
có liên quan đến tác phẩm âm nhạc được tích hợp trong các bài học. Vì vậy nên
khi cần thiết kết hợp kiến thức của một môn học nào đó vào bộ môn Âm nhạc để
giải quyết một vấn đề trong bài học, các em sẽ không cảm thấy bỡ ngỡ.
5. Thiết bị dạy học, học liệu:
* Mô tả các thiết bị, đồ dùng dạy học, học liệu được sử dụng trong dạy tích
hợp:
- Thiết bị dạy học:
+ Máy tính, máy chiếu: Được sử dụng vào việc hỗ trợ giảng dạy bài học
nhằm góp phần giải quyết nhanh, gọn các câu hỏi đặt ra và hỗ trợ hình ảnh làm bài
giảng sinh động, hấp dẫn với người học.
- Đồ dùng dạy học:
+ Bản đồ thế giới: Dùng để giúp học sinh xác định được vị trí địa lí của một
số nước liên quan trong bài.
+ Bản đồ trong nước: Xác định vị trí các tỉnh, biển đảo của Việt Nam
+ Đàn, đài, băng đĩa nhạc
- Học liệu dạy học:
+ Kiến thức lịch sử: Giúp người dạy và người học nắm được một số sự kiện
6


lịch sử dân tộc, lịch sử một số nước trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
+ Kiến thức Địa lí: Học sinh xác định được vị trí địa lí các tỉnh thành, biển
đảo và một số nước trên bản đồ.

+ Kiến thức môn GDCD: Giúp học sinh thấy được và giữ gìn những truyền
thống tốt đẹp của dân tộc, giáo dục tình đoàn kết hữu nghị.
+ Kiến thức môn Mĩ thuật: Giúp học sinh thấy được màu sắc cảnh đẹp trong
bài.
+ Kiến thức môn Thể dục: Giúp các em có những động tác phụ hoạ cho bài
hát thêm sinh động.
+ Kĩ năng giải quyết tình huống thực tiễn rút ra từ bài học.
4. Hiệu quả do sáng kiến đem lại:
Qua thực tế dạy học nhiều năm tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức giữa các
môn học “tích hợp” vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là
việc làm hết sức cần thiết. Điều đó không chỉ đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ
môn không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn
cần phải không ngừng trau rồi kiến thức của những môn học khác để giúp các em
giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất,
hiệu quả nhất. Tôi đã trình bày và thực hiện thử nghiệm một dự án nhỏ đối với
môn Âm nhạc.
- Đồng thời tôi thấy rằng “tích hợp” vận dụng kiến thức liên môn là một khái
niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt trong giáo dục tích hợp kiến
thức các môn học vào để giải quyết các vấn đề trong một môn học sẽ giúp học sinh
hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề trong môn học đó.
- Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sự
sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tiễn.
- Tích hợp kiến thức liên môn đòi hỏi người giáo viên bộ môn thật khéo
léo.Nếu không thì vô hình chung người thầy biến giờ dạy Âm nhạc thành giờ dạy
Lịch sử, Địa lí hay GDCD.
7


* Cụ thể:
- Đối với sáng kiến này, khi thực hiện sẽ giúp các em học sinh nắm được,

hiểu rõ được mối liên hệ giữa các dân tộc, giữa các tỉnh thành của Việt Nam và
với một số nước trên thế giới, sự giúp đỡ của một số nước bạn giúp chúng ta rất
nhiều về vật chất và tinh thần góp phần làm nên chiến thắng hai kẻ thù lớn của dân
tộc đó là thực dân Pháp và đế quốc Mĩ
- Từ nội dung, ý nghĩa tác phẩm, giúp các em tự tìm thấy được truyền thống
chiến đấu của nhân dân ta và từ đó có liên hệ tới tinh thần yêu nước của nhân dân
một số nước trên thế giới.
* Trong thực tế:
Tôi thấy khi bài soạn có kết hợp với kiến thức của các môn học khác sẽ giúp
giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra trong sách giáo
khoa. Từ đó bài dạy sẽ trở nên sâu sắc, sinh động hơn. Học sinh có hứng thú học
bài, được tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ sáng tạo nhiều hơn.
Từ đó vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn.
- 78% học sinh chủ động vận dụng các kiến thức đã học vào xử lý tình
huống, trả lời các câu hỏi, hay các yêu cầu của bộ môn, và thích môn âm nhạc hơn.
- 20% học sinh ít tham gia vận dụng kiến thức liên môn.
- 02% học sinh không chú ý trong bài dạy.
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
Sáng kiến kinh nghiệm này hiện đang được áp dụng cho học sinh lớp 9 tại
trường PTDTNT Phong Thổ, nó có khả năng áp dụng cho hầu hết tất cả các đơn vị
trường THCS toàn quốc.
6. Các thông tin cần được bảo mật: Không có.
7. Kiến nghị, đề xuất: (Không có)
8. Tài liệu kèm:
*Ví dụ tiết dạy áp dụng tích hợp:
Tiết 12: Học hát bài: Lý kéo chài
8


Tích hợp một số môn học vào giảng dạy như Địa lý, Văn học, GDCD, Lịch

sử ( sơ qua về lịch sử chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) (chỉ được sử
dụng quỹ thời gian 8-10 phút), trọng tâm là dạy hát và luyện tập bài hát (30 phút)
Mĩ thuật (giá trị nghệ thuật của bức tranh biển được thể hiện trong bài hát),
Thể (vận động bằng cách gõ đệm hoặc hướng dẫn một số động tác phụ họa )

9


10


11


12


* MỘT SỐ TIẾT CÓ THỂ SỬ DỤNG CÁC KIẾN THỨC LIÊN MÔN
TIẾT

SỬ DỤNG CÁC KIẾN THỨC LIÊN

TÊN BÀI DẠY
Học hát: Bài Bóng dáng một ngôi

Tiết 1 trường

MÔN
SD kiến thức Địa lý giới thiệu quê
quán nhạc sỹ Hoàng Long, Hoàng

Lân, môn GDCD, Mĩ thuật, Thể.

- Nhạc lí: Giới thiệu về quãng
Tiết 2

- Tập đọc nhạc: Giọng Son trưởng

SD kiến thức Địa lý giới thiệu vị trí

-TĐN số 1

nước Ba Lan, môn GDCD, Mĩ thuật,
Thể.

- Ôn tập bài hát: Bóng dáng một ngôi
trường
Tiết 3 - Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 1

SD kiến thức Văn học, môn GDCD,

- Âm nhạc thường thức: Ca khúc thiếu

Mĩ thuật, Thể.

nhi phổ thơ
Học hát: Bài Nụ cười

SD kiến thức Địa lý, Lịch sử, Văn
học, Mĩ thuật giới thiệu vị trí, đất


Tiết 4

nước, con người nước Nga, môn
GDCD, Thể.
SD kiến thức Địa lý xác định vị trí

Tiết 5 - Ôn tập bài hát: Nụ cười
13


- Tập đọc nhạc: Giọng Mi thứ -TĐN số nước Nga, môn GDCD, Mĩ thuật,
2
- Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 2

Thể.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LAI CHÂU

Tiết 6

- Nhạc lí: Sơ lược
về hợp âm
SD kiến
thức Địa lý, giới thiệu vị trí
TRƯỜNG
PTDTNT PHONG
THỔ
- Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Trai-

nước Nga, giới thiệu về nhạc sỹ, môn


cốp-xki
- Ôn tập bài hát: Nối vòng tay lớn

GDCD, Mĩ thuật, Thể.

Tiết

- Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 3

11

- Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ

SD kiến thức Lịch sử, Văn học, Mĩ

Nguyễn Văn Tý và bài hát Mẹ yêu con thuật nói về tình mẫu tử
Học hát: Bài Lí kéo chài
SD kiến thức Địa lý, Lịch sử, Văn
Tiết
12

Tiết
14

học, Mĩ thuật,
giới thiệu biển đảo Việt
THUYẾT MINH SÁNG
KIẾN
Nam, nghề chài lưới, môn GDCD,


Dạy học tích hợp liên môn vào âm nhạc 9
Thể.
- Ôn tập Tập đọc
nhạc: TĐN
số
Trường
PTDTNT
Phong Thổ
- Âm nhạc thường thức: Một số ca

SD kiến thức Địa lý, Lịch sử, Văn

khúc mang âm hưởng dân ca

học, Mĩ thuật, GDCD

Trên đây là nội dung, hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm do chính tôi thực
hiện không sao chép hoặc vi phạm bàn quyền./.
Tác giả: Nguyễn Đình Cơ
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng
XÁC NHẬN CỦA Chức
CƠ QUAN
ĐƠN
TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
vụ: Giáo
viênVỊ
ÁP DỤNG Nơi
SÁNG
KIẾN

công
tác: Trường PTDTNT Phong Thổ

Nguyễn Đình Cơ

Phong Thổ, ngày 15 tháng 3 năm 2016

14



×