SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN QUỐC OAI
Trường THCS Ngọc Mỹ
Xã Ngọc Mỹ- Huyện Quốc Oai- TP. Hà Nội
ĐT: 0433843266
Email:
TÊN TÌNH HUỐNG : “Nước- nguồn sống của con người”.
(Water - life source of people)
CÁC MÔN HỌC TÍCH HỢP:
Ngữ văn, Hoá, Lí, Địa, Sinh, Giáo dục công dân, Tin học, Tiếng Anh
1. Họ và tên: Doãn Thị Lan Anh.
Ngày sinh: 15-1-2000. Lớp: 9A.
2. Họ và tên: Đỗ Thị Thúy Nga.
Ngày sinh: 5-4-2000. Lớp: 9A.
- 1 -
“Nước- nguồn sống của con người”.
(Water - life source of people)
1. Tên tình huống:
Trong chuyến đi tham quan của trường, trên đường đi, chúng em đã gặp rất nhiều
cảnh đẹp khiến cho ai cũng phải trầm trồ khen ngợi. Nhưng một cảnh tượng đã hiện
ra ngay trước mắt chúng em khiến các bạn phải hoảng hốt và kinh ngạc, Lan Anh
nói:
- Trời ơi! Đây là đâu thế, sao nước ở đây lại bẩn quá vậy?
Không những thế, chúng em lại nhìn thấy những người dân nơi đây xả rác ra sông,
ngòi hơn nữa còn sử dụng nước lãng phí. Lan Anh nới xong, Nga tiếp lời :
- Khiếp quá đi! Họ có biết làm như vậy là ảnh hưởng tới môi trường nước nơi họ
đang sống và ảnh hưởng tơi chính cuộc sống của họ hay không mà họ còn làm
như vậy?
Cả lớp xôn xao bàn tán bỗng cô giáo dạy văn của chúng em lên tiếng:
- Sau chuyến tham quan này, cô sẽ cho các em viết 1 bài tranh luận nêu ý kiến
của mình về thực trạng của nước hiện nay. Các em có thể làm bài cá nhân hoặc
theo nhóm.Cả lớp có đồng ý không?
- Vâng ạ!
Nhóm chúng em sau khi tìm hiểu thực tế đã thu thập được rất nhiều thông tin về môi
trường nước.
2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
- Nêu được tầm quan trọng của nước đối với cuộc sống của con người
- Thực trạng ô nhiễm nguồn nước và lãng phí nước.
- Tác hại của sự ô nhiễm đối với sức khỏe con người và môi trường.
- Giải pháp bảo vệ nguồn nước và tiết kiệm nước.
3.Tổng quan về các nghiên cứu liên quan tới việc giải quyết tình huống:
Cần kết hợp các tri thức khách quan:
- Thực trạng chung về nước.
- Hậu quả của việc ô nhiễm nguồn nước và lãng phí nước.
- Các tác nhân ảnh hưởng đến nguồn nước.
- Thói quen sử dụng nước của con người.
- Một số giải pháp thay đổi thói quen xấu của con người về việc sử dụng nước.
4. Giải pháp giải quyết tình huống:
- Thành lập nhóm nghiên cứu.
- Tiến hành nghiên cứu thực tế.
- Tổng hợp các kết quả, đánh giá nghiên cứu .
*Vận dụng các kiến thức liên môn:
- Văn: Sử dụng văn thuyết minh, từ ngữ phương thức biểu đạt phù hợp với bài viết.
- 2 -
- Hóa học + Vật lý : Phân tích cấu tạo và tính chất của nước.
- Địa lý : Nêu sự phân bố của nước.
- Sinh học : Phân tích sự ảnh hưởng của việc ô nhiễm nguồn nước đến sức khỏe
con người và môi trường nói chung.
- Giáo dục công dân:
+ Các hoạt động xã hội và các chính sách của nhà nước góp phần bảo vệ nguồn
nước.
+ Tuyên truyền cho mọi người kiến thức về nước và thực trạng của nước trong
công cuộc bảo vệ nguồn nước.
- Tiếng Anh: vận dụng vốn từ vựng tiếng anh để dịch tên bài viết.
- Tin học: Vận dung kĩ năng truy cập và tra cứu thông tin trên internet để tìm hiểu
thêm kiến thức về nước. Vận dụng Microsoft Office Word để đánh văn bản.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
*Viết các ý chính => Tìm hiểu=>Trao đổi=>Viết thành bài.
*Tư liệu sử dụng: internet, sách giáo khoa.
Từ các kiến thức đó để viết thành bài văn:
5.1.Thành phần hóa học, tính chất của nước.
Nước là một nguồn tài nguyên tự nhiên vô tận, là món quà quý giá mà mẹ thiên nhiên
ban tặng, đồng thời cũng là nguồn sống của trái đất. Vậy chúng ta có thể hiểu nước là
gì? Nước là một hợp chất gồm có nguyên tố hiđrô (11,11%) và oxi (88,89%) có công
thức hóa học là H
2
O
2H
2
+ O
2
-> 2H
2
O.
Ngoài ra, trong nước còn có rất nhiều chất rắn như: bùn, cát, các chất hữu cơ, tỷ
lệ của các chất này rất nhỏ.
- 3 -
Với các tính chất lí hóa đặc biệt (ví dụ như tính lưỡng cực,liên kết hiđrô và tính
bất thường của khối lượng riêng) nước là một chất rất quan trọng trong nhiều ngành
khoa học và trong đời sống.
Nước là vật chất duy nhất trên trái đất có thể thấy ở 3 trạng thái: rắn, lỏng, hơi
tùy theo điều kiện nhiệt độ và có thể dễ dàng chuyển hóa từ trạng thái này sang trạng
thái kia.
5.2. Sự phân bố của nước.
Nước có ở khắp mọi nơi trên Trái đất,chiếm ¾ bề mặt trái đất và trong tất cả các
hợp phần của lớp vỏ địa lí. Ngoài ra, trong các lớp đất đá, nước cũng có một khối
lượng khá lớn gọi là nước ngầm (nước tồn tại và di chuyển trong lòng đất). Nước có ở
các sông ngòi, ao hồ, đầm lầy và băng hà.
Biểu đồ và bảng số liệu bên dưới giải thích một cách chi tiết nước trái đất có ở đâu.
Chú ý rằng trong 1.386 triệu km
3
tổng lượng nước trên trái đất thì trên 96% là nước
mặn. Và trong tổng lượng nước ngọt trên trái đất thì 68% là băng và sông băng; 30%
là nước ngầm; nguồn nước mặt như nước trong các sông hồ, chỉ chiếm khoảng 93.100
km
3
, bằng 1/150 của 1% của tổng lượng nước trên trái đất. Nhưng nước sông và hồ là
nguồn nước chủ yếu mà con người sử dụng hàng ngày.
5.3. Vòng tuần hoàn của nước.
- 4 -
Vậy nước được tạo ra như thế nào? Chính là nhờ vòng tuần hoàn của nước. Vòng tuần
hoàn nước là gì? Đó chính là sự tồn tại và vận động của nước trên mặt đất, trong lòng
đất và trong bầu khí quyển của trái đất. Nước trong trái đất luôn vận động và chuyển
từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ thể lỏng sang thể hơi rồi thể rắn và ngược lại.
Vòng tuần hoàn nước đã và đang diễn ra từ hàng tỉ năm và tất cả cuộc sống trên trái
đất đều phụ thuộc vào nó, trái đất chắc hẳn sẽ là một nơi không thể sống được nếu
không có nước. Trong khí quyển nước tồn tại dưới dạng hơi nước có ý nghĩa rất quan
trọng trong hệ tuần hoàn nước. Vòng tuần nước không có điểm bắt đầu nhưng chúng
ta có thể bắt đầu từ các đại dương. Mặt trời điều khiển vòng tuần hoàn nước bằng việc
làm nóng nước trên những đại dương, làm bốc hơi nước vào trong không khí. Những
dòng khí bốc lên đem theo hơi nước vào trong khí quyển, gặp nơi có nhiệt độ thấp
hơn hơi nước bị ngưng tụ thành những đám mây. Những dòng không khí di chuyển
những đám mây khắp toàn cầu, những phân tử mây va chạm vào nhau, kết hợp với
nhau, gia tăng kích cỡ và rơi xuống thành giáng thủy (mưa). Vòng tuần hoàn nước
"kết thúc" … và lại bắt đầu.
Sơ lược về vòng tuần hoàn nước
- 5 -
- 6 -
5.4. Vai trò của nước.
Nguồn nước thật bao la và vô tận nhưng chỉ cần không biết cách sử dụng hợp
lý thì đến một ngày nguồn nước sẽ bị cạn kiệt. Chính vì hiểu biết được tầm quan
trọng của nước nên giá trị của nước đã được con người ứng dụng vào rất nhiều
mặt. Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử
dụng vào những mục đích khác nhau. Nước được dùng trong các hoạt
động nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường. Hầu hết các
hoạt động trên đều cần nước ngọt.
Đặc biệt nước rất cần thiết đối với cơ thể con người. Nước có vai trò đặc
biệt quan trọng với cơ thể, con người có thể nhịn ăn được vài ngày, nhưng
không thể nhịn uống nước.
Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể, 65-75% trọng lượng cơ,
50% trọng lượng mỡ, 50% trọng lượng xương. Nước tồn tại ở hai dạng: nước
trong tế bào và nước ngoài tế bào. Nước ngoài tế bào có trong huyết tương, máu,
dịch limpho, nước bọt… Huyết tương chiếm khoảng 20% lượng dịch ngoài tế
bào của cơ thể (3-4 lít). Nước là chất quan trọng để các phản ứng hóa học và sự
trao đổi chất diễn ra không ngừng trong cơ thể. Nước là một dung môi, nhờ đó
tất cả các chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể, sau đó được chuyển vào máu
dưới dạng dung dịch nước.
(Nguồn:
internet)
Nước không chỉ quan trọng đối với con người mà còn với những hoạt
động sản xuất của con người.
(nguồn:internet)
Sau nhân tố nhiệt độ, nước (độ ẩm) là một nhân tố sinh thái vô cùng quan
trọng. Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên bề mặt trái đất luôn gắn liền với
môi trường nước.Các sinh vật đầu tiên xuất hiện trong môi trường nước. Quá
trình đấu tranh lên sống ở cạn, chúng cũng không tách khỏi môi trường nước;
nước cần thiết cho quá trình sinh sản. Sự kết hợp của các giao tử hầu hết được
thực hiện trong môi trường nước, nước cần thiết cho quá trình trao đổi chất.
Nước chứa trong cơ thể sinh vật một hàm lượng rất cao, từ 50 – 90% khối lượng
cơ thể sinh vật là nước, có trường hợp nước chiếm tỉ lệ cao hơn, tới 98% như ở
một số cây mọng nước, ở ruột khoang (ví dụ : thủy tức). Nước là nguyên liệu
cho cây trong quá trình quang hợp tạo ra các chất hữu cơ. Nước là môi trường
hòa tan chất vô cơ và phương tiện vận chuyển chất vô cơ và hữu cơ trong cây,
vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng ở động vật. Nước tham gia vào quá
trình trao đổi năng lượng và điều hòa nhiệt độ cơ thể. Cuối cùng , nước giữ vai
trò tích cực trong việc phát tán nòi giống của các sinh vật, nước còn là môi
trường sống của nhiều loài sinh vật.
Chốt lại ta có thể thấy vai trò của ngước là rất lớn:
- Nước là một thành phần tất yếu trong sinh hoạt và ăn uống của chúng ta . Nó
cần thiết cho sự phát triển và duy trì mọi hoạt động trong cơ thể ta.
- Nước là mẹ của sự sống vì con người ta không thể nào sống mà không có
nước.
- Trong những điều kiện mát mẻ không uống nước con người có thể tồn tại được
7 ngày, nhưng con người có thể sống trên 60 ngày không ăn .
- Nước chiếm khoảng 75% cơ thể lúc mới sinh và khoảng 60% khi con người
trưởng thành.
- Nước được hiện diện ở tất cả các cơ quan trong con người với tỷ lệ khác nhau.
-Cơ thể thiếu nước không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn tạo ra những biểu
hiện như mất ngủ, mệt mỏi, kém tập trung,
- Nước trong cơ thể chúng ta có thể có nguồn gốc từ mọi loại chất lỏng uống
được và thức ăn, nước cũng xuất hiện do kết quả trao đổi chất đạm, chất béo.
- Các nhà khoa học đã khuyến cáo nên uống nước thường xuyên, không nên đợi
đến khi khát mới uống.
- Nước là một nguồn tài nguyên quý giá đối với con người, ngày nay quả là một
vấn đề đáng quan tâm.
- Nước là một hợp chất bao gồm hyđro và oxi, nước tinh khiết không có màu,
không mùi, không vị và chúng tồn tại ở ba dạng chính đó là: rắn, lỏng, khí.
- Trên 70% diện tích bề mặt trái đất là nước nhưng có khoảng 97% số nước trên
tồn tại ở các Đại dương.
5.5. Sự ô nhiễm và lãng phí nguồn nước. Hậu quả.
Nước ngọt là nguồn tài nguyên tái tạo, tuy vậy mà việc cung cấp nước ngọt
và sạch trên thế giới đang từng bước giảm đi. Nhu cầu nước đã vượt cung ở một
vài nơi trên thế giới, trong khi dân số thế giới vẫn đang tiếp tục tăng làm cho
nhu cầu nước càng tăng. Sự nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ
nguồn nước cho nhu cầu hệ sinh thái chỉ mới được lên tiếng gần đây. Trong suốt
thế kỷ 20, hơn một nửa các vùng đất ngập nước trên thế giới đã bị biến mất cùng
với các môi trường hỗ trợ có giá trị của chúng. Các hệ sinh thái nước ngọt mang
đậm tính đa dạng sinh học hiện đang suy giảm nhanh hơn các hệ sinh
thái biển và đất liền.
Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng
nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp,
nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã.
Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa
vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác
chết của chúng.
Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ
yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao
thông vào môi trường nước.
Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây
áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi
trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm
bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Ở các thành phố lớn, đông dân chất thải
do sinh hoạt cũng là một nguyên nhân quan trọng đang gây ô nhiễm môi trường
nước. Tuy nhiên ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng.
Sau đây là một số hình ảnh về sự ô nhiễm nguồn nước.(Nguồn: Internet).
Nước thải công nghiệp xả ra sông, ngòi.
Dòng sông ngày xưa
Dòng sông ngày nay
Trước đây, thay vì những con sông trong xanh thì hiện tại là những con sông
đang dần trở thành những “bãi rác công cộng”.
Do ý thức người dân và các xí nghiệp chưa được nâng cao nên thường
xuyên rác thải được xả xuống sông ngòi ao hồ gây ô nhiễm trầm trọng. Rác thải
gây ứ đọng nước và ngập úng. Các điểm ứ đọng nước thải sẽ là nơi sản sinh ra
nhiều vi khuẩn gây bệnh, bốc mùi hôi thối và làm mất mĩ quan thiên nhiên.
Những sự ô nhiễm ấy đã ảnh hưởng trực tiếp tới người dân.
Khi nguồn nước bị ô nhiễm, ngoài những căn bệnh do vi khuẩn, virus thì
các chất phóng xạ, chất hóa học (Dioxin, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực
vật, chất diệt côn trùng…) hay kim loại nặng (Asen, Amoni, Chì, Thủy
ngân…) tồn dư trong nước cũng là nguyên nhân sâu xa gây nên nhiều căn
bệnh cực kì nguy hiểm như khối u, ung thư, sảy thai, dị tật bẩm sinh… Khi
uống phải nguồn nước nhiễm những chất này, tác động của nó không biểu
hiện ngay trước mắt mà ngấm dần vào cơ thể, để lại hậu quả khôn lường
nếu sử dụng lâu dài. Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước còn gây tổn thất lớn cho các
ngành sản xuất kinh doanh, các hộ nuôi trồng thủy sản
Tiếp xúc lâu dài sẽ gây ung thư nghiêm trọng các cơ quan nội tạng. Chất tẩy
trắng Xenon peroxide, sodium percarbonate gây viêm đường hô hấp, oxalate kết
hợp với calcium tạo ra calcium oxalate gây đau thận, sỏi mật. Vi khuẩn, ký sinh
trùng các loại là nguyên nhân gây các bệnh đường tiêu hóa, nhiễm giun, sán.
Kim loại nặng các loại: Titan, Sắt, Chì, Cadimi, Asen, Thuỷ ngân, Kẽm gây đau
thần kinh, thận, hệ bài tiết, viêm xương, thiếu máu.
Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen để ăn
uống, con người có thể mắc bệnh ung thư trong đó thường gặp là ung thư da.
Ngoài ra, Asen còn gây nhiễm độc hệ thống tuần hoàn khi uống phải nguồn
nước có hàm lượng Asen 0,1mg/l. Vì vậy, cần phải xử lý nước nhiễm Asen
trước khi dùng cho sinh hoạt và ăn uống.
Bệnh viêm đường ruột.
Bệnh do nhiễm Asen.(Nguồn: Internet)
Tại một số địa phương ở Việt Nam, sau khi quan sát các trường hợp ung thư,
viêm nhiễm ở phụ nữ cho thấy 40-50% là do sử dụng nguồn nước ô nhiễm– theo
thông tin trên Báo Pháp Luật TP HCM.
Trung bình mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước
và điều kiện vệ sinh kém. Hàng năm gần 200.000 trường hợp mắc bệnh ung thư
mới phát hiện, một trong những nguyên nhân chính là sử dụng nguồn nước ô
nhiễm.
“Mức độ ô nhiễm nước đang ngày càng gia tăng do không kiểm soát hiệu quả
nguồn gây ô nhiễm. Tình trạng này đang gây ra những ảnh hưởng rõ ràng đến
sức khỏe của người dân, suy giảm nòi giống” - Trung tâm Nghiên cứu Môi
trường & Cộng đồng chỉ rõ.
Cũng theo trung tâm này, ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đang gây ra những
tác hại to lớn cho sản xuất nông nghiệp, thủy sản. Cá tôm chết, nước tưới tiêu bị
ô nhiễm làm giảm năng suất và chất lượng nông sản.
Trước hết, các địa phương, các ngành không ngừng đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, thông qua đó, mỗi tổ chức cũng như người dân nâng cao nhận thức tầm
quan trọng của nước sạch đối với cuộc sống; đồng thời có ý thức đối với hành
động, việc làm của mình để không gây thêm sự suy thoái, cạn kiệt nguồn nước
sạch quý giá mà xã hội đang sử dụng mỗi ngày.
Ở Việt Nam, số tiền để trả tiền nước chỉ bằng 0,4% thu nhập bình quân
đầu người (trong khi tỉ lệ này ở các nước trong khu vực là 3% đến 5%) đã khiến
một bộ phận người dân thiếu ý thức tiết kiệm khi sử dụng nước sinh hoạt. Bên
cạnh đó, dù giá nước vẫn còn thấp nhưng vẫn còn rất nhiều người do vô tình
hoặc hữu ý mà đã có những hành vi gây thất thoát thất thu tài nguyên
nước. Dưới đây là một số nguyên nhân ngoài mạng gây thất thoát thất thu nước
sạch:
1. Đấu ống trái phép vào ống phân phối nước sạch để ăn cắp nước:
(nguồn:internet)
2. Các đơn vị thi công công trình ngầm làm vỡ đường ống nước:
Công nhân Xí nghiệp KDNS Cầu Giấy phải khắc phục sự cố vỡ đường
ống nước do sự tắc trách của đơn vị thi công hạ ngầm các đường cáp
điện, dây thông tin đi nổi. (Nguồn: Internet)
3. Không vặn chặt van của trụ cứu hỏa sau khi sử dụng:
(nguồn: internet)
4. Sử dụng nước sạch trái phép để rửa xe:
(nguồn:internet)
Các nhà khoa học khuyến cáo việc thiếu nước sinh hoạt có thể là thách thức
lớn mà nhân loại sẽ phải đối mặt trong thập kỷ tới. Có rất nhiều nguyên nhân
khiến cho nguồn nước trên thế giới cạn kiệt như gia tăng dân số, biến đổi khí
hậu…do đó, việc tiết kiệm nước phải được tiến hành ngay từ bây giờ. Tiết kiệm
nước không phải chỉ để dành riêng cho chúng ta ngày hôm nay mà còn là sự bảo
đảm cho cuộc sống con cháu chúng ta sau này.
Các gia đình có thể tiết kiệm nước sạch bằng các mẹo nhỏ sau:
1. Nếu bạn có thói quen tắm bồn thì hãy cố gắng từ bỏ. Tắm bồn gây lãng
phí nước gấp 5 lần việc tắm bằng vòi hoa sen.
2. Bảo đảm vặn chặt vòi nước sau khi sử dụng.
3. Kiểm tra, khắc phục sự cố rò rỉ đường ống.
4. Khi đánh răng rửa mặt, hay cạo râu, thay vì vặn vòi nước chảy xối xả,
bạn hãy hứng nước vào cốc, để vài cm nước trong bồn rửa mặt. Với
cách này, bạn sẽ có thể rửa sạch dao cạo râu như rửa dưới vòi nước
chảy, mà không lãng phí quá nhiều nước.
5. Chúng ta nên sử dụng máy máy giặt tự động khi có đủ khối lượng theo
công suất của máy để tiết kiệm nước một cách tốt nhất.
6. Hạn chế việc rửa dưới vòi nước chảy: Khi rửa bát, rửa rau hay cọ rửa đồ
vật, nên hứng sẵn một chậu nước sạch. Nước rửa lần cuối có thể dùng
lại vào việc khác như cọ rửa hoặc lau nhà. Chỉ rửa trực tiếp dưới vòi
chảy khi thật cần thiết, trong trường hợp đó, nên điều chỉnh vòi vừa đủ
dùng.
7. Khi có bất kỳ sự cố hoặc khó khăn về sử dụng nước, hãy liên lạc
với các số máy đường dây nóng của Công ty Nước sạch.
8. Bể lọc nước là một giải pháp tiết kiệm và hiệu quả, bạn có thể lọc nước
phục vụ cho nhu cầu sử dụng hàng ngày để hạn chế bớt chất độc hại bảo
vệ sức khỏe cho chính gia đình mình ngay tại nhà mà không phải tốn
quá nhiều thời gian, tiền bạc và công sức.
Sau đây là cấu tạo của một chiếc bể lọc nước trong gia đình vừa tiết
kiệm nước vừa cung cấp nguồn nước sạch:
(nguồn: internet)
Và chiến lược lâu dài là có thể cung cấp những nguồn nước sinh hoạt an toàn
đã qua xử lý và cải thiện hệ thống vệ sinh. Chiến lược ngắn hạn là sử dụng
những phương pháp xử lý nước đơn giản tại hộ gia đình như lọc nước, đun sôi
nước bằng nhiệt lượng. Bên cạnh đó, chiến dịch truyền thông nâng cao nhận
thức, cộng đồng có ý thức bảo vệ nguồn nước, đặc biệt là cần phải áp dụng
những quy định nghiêm ngặt hơn đối với vấn đề kiểm soát ô nhiễm, buộc tất cả
mọi doanh nghiệp - từ quy mô nhỏ đến lớn - phải đáp ứng được những tiêu
chuẩn tối thiểu về nguồn nước thải trong sản suất kinh doanh, tránh ô nhiễm môi
trường. Xét cho cùng, nước sạch và không khí trong lành là những điều thiết yếu
để có được một cuộc sống khỏe mạnh.
Theo ý kiến của ông Châu Trần Vĩnh - Phó cục trưởng Cục quản lý tài nguyên
nước (Bộ tài nguyên môi trường) có ý kiến: “Việt Nam là quốc gia không giàu
về nước, đặc biệt là trong mùa khô nhiều con sông trở nên khan hiếm nước,
lượng nước chỉ đạt 20-30% tổng lượng nước bình quân năm. Tình trạng thiếu
nước cục bộ đã xảy ra trên một số lưu vực sông, như lưu vực sông Ðồng Nai,
sông Hồng, sông Mã, sông Kôn, các sông vùng Ðông Nam Bộ Điều này cho
thấy mức sử dụng nước cao và không bền vững. Do vậy việc bảo đảm an ninh
nước để phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội là một trong
những vấn đề được quan tâm trong quá trình xây dựng Dự án Luật Tài nguyên
nước (sửa đổi). Trong quá trình soạn thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), vấn
đề bảo đảm an ninh nước đã được Ban soạn thảo thể hiện trong nguyên tắc bảo
vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả do
nước gây ra; trong chính sách lớn về tài nguyên nước cũng như trong các biện
pháp quản lý các nguồn nước.
Trong Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), Nhà nước ưu tiên đầu tư tìm
kiếm, thăm dò, khai thác nguồn nước, đồng thời có chính sách ưu đãi đối với
các dự án đầu tư khai thác nước để giải quyết nước sinh hoạt, sản xuất cho
nhân dân các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới,
hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng khan hiếm
nước.”(nguồn: internet)
Nhà nước đẩy mạnh công cuộc bảo vệ nước qua việc soạn thảo Dự án luật
sửa đổi còn người dân toàn thế giới nói chung và người dân Việt Nam nói riêng
cũng đã tổ chức rất nhiều các hoạt động xã hội tuyên truyền về vấn đề bảo nước.
Ví dụ như hoạt động “1 phút tiết kiệm nước”
Trên đây là ý kiến của chúng em để có nguồn nước sạch đảm bảo an toàn
cho cuộc sống và có cách sử dụng nước hợp lý tránh lãng phí nước không chỉ
cho hiện tại mà còn cho thế hệ mai sau.
Hãy có ý thức bảo vệ môi trường nước của chúng ta để cùng nhau hành động
thay đổi thói quen nhỏ – đem lại sự sống lớn.
Ý thức tự bảo vệ, giữ gìn vệ sinh nguồn nước của người dân chưa cao. Việc
sử dụng nguồn nước còn nhiều hoang phí, chưa có ý thức tiết kiệm nước, chưa
nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc bảo vệ tài nguyên nước và môi
trường. Do đó, để có nguồn nước sử dụng lâu dài, bền vững chúng tôi xin chia
sẻ với các bạn những thông tin trên, các bạn nên tuyên truyền để mọi người cùng
có những biện pháp tích cực, bằng những hành động cụ thể hàng ngày nhằm bảo
vệ nguồn tài nguyên nước tốt hơn.
Bảo vệ tài nguyên nước là một vấn đề thời sự. Mọi người hãy chung tay, đồng
lòng, để giữ gìn, bảo vệ nguồn nước – món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng
cho chúng ta. Sự nghiệp bảo vệ nguồn nước không chỉ để cho hiện tại mà còn
cho thế hệ mai sau.
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
Bài viết vận dụng các kiến thức của một số môn học như: hóa, sinh học, tin
học để chỉ rõ tác hại của sự ô nhiễm nguồn nước tới sức khỏe con người . Qua
đó đề ra một số giải pháp tuyên truyền nhằm hạn chế và thay đổi thói quen sử
dụng nước của con người, từ đó có ý thức tuyên truyền về bảo vệ nguồ nước và
không sử dụng lãng phí nguồn nước.
Qua việc tìm hiểu, giúp chúng em có thêm nhiều kiến thức thực tế và từ
nhưng kiến thức nghiên cứu khoa học kĩ thuật để bản thân chúng em thay đổi
thói quen của mình trước khi tuyên truyền cho mọi người xung quanh.