Tải bản đầy đủ (.docx) (111 trang)

Phân tích hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản của các hộ nông dân trên địa bàn xã gia vượng, huyện gia viễn, tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (880.26 KB, 111 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
__________________

__________________
***

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI TRỒNG THỦY
SẢN CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ GIA
VƯỢNG, HUYỆN GIA VIỄN, TỈNH NINH BÌNH

Tên sinh viên

:

Chuyên ngành đào tạo :
Lớp

:

Niên khóa

:

Giảng viên hướng dẫn :

HÀ NỘI
TÓM TẮT KHÓA LUẬN



Những năm qua, nền kinh tế nước ta đã có những thay đổi rất lớn trên
tất cả các lĩnh vực. Trong sự phát triển đó, ngành nông nghiệp nước ta đóng 1
phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế, góp phần đưa đời sống của nhân
dân phần nào thoát khỏi đói nghèo. Cùng với phát triển chung của các ngành,
các lĩnh vực trong nước, ngành thủy sản cũng đạt được những thành tựu đáng
ghi nhận.
Nuôi trồng thủy sản từ lâu đã trở thành một nghề rất quan trọng, không
những đóng vai trò quan trọng cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông
thôn mà còn đóng 1 số vai trò quyết định trong nền kinh tế quốc dân.
Gia Vượng là một xã thuộc huyện Gia Viễn nơi có diện tích đất trũng,
hiệu quả trồng lúa thấp, bấp bênh rất thuận lợi cho việc chuyển sang nuôi
trồng thủy sản đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ nuôi trồng trong xã.
Tuy nhiên việc phát triển nuôi trồng gặp nhiều khó khăn như thiếu vốn đầu tư,
chưa nắm bắt được kỹ thuật nuôi, môi trường ao ngày càng bị ô nhiễm... Điều
đó dẫn đến thực tế hoạt động NTTS ở xã có nhiều tiềm năng nhưng hiệu quả
thu được lại chưa xứng với tiềm năng đó. Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề
tài: “ Phân tích hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản của các hộ nông dân
trên địa bàn xã Gia Vượng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình”
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực
tiễn về hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản của các hộ nông dân. Đánh giá
thực trạng hiệu quả kinh tế của các hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn xã Gia
Vượng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Đề xuất 1 số giải pháp nâng cao
hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản của các hộ nông dân ở xã Gia Vượng
trong thời gian tới.
Trong luận văn này, chúng tôi điểm qua lý luận về hiệu quả kinh tế và
nuôi trồng thủy sản, đặc điểm ngành NTTS, nội dung ngành NTTS và những
yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của thủy sản, lý luận về các hình thức nuôi:
22



nuôi siêu thâm canh, nuôi thâm canh, nuôi bán thâm canh, nuôi quảng canh
cải tiến và nuôi quảng canh. Về cơ sở thưc tiễn của đề tài nghiên cứu, chúng
tôi điểm qua tình hình NTTS của 1 số nước trên thế giới như Thái Lan, Nhật
Bản, Indonesia và tình hình NTTS và hiệu quả kinh tế NTTS của nước ta
cũng như kinh nghiệm thực tiễn nâng cao hiệu quả kinh tế NTTS của 1 số địa
phương, để từ đó đưa ra bài học kinh nghiệm nâng cao NTTS cho xã Gia
vượng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
Để đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tiến hành
điều tra và tiếp cận theo 2 hướng: hình thức nuôi và quy mô nuôi. Kết quả thu
được như sau: Trong hình thức NTTS hiện nay ở xã Gia Vượng có 2 mô hình
đó là nuôi bán thâm canh và nuôi thâm canh. Năm 2014 bình quân cho 1 sào
nuôi BTC thu được 17,49 tr.đ/sào/vụ và 58,21 tr.đ/sào/vụ cho bình quân các
hộ nuôi TC. Qua đó, hiệu quả kinh tế có sự khác biệt giữa 2 hình thức nuôi.
Cụ thể nuôi theo hình thức TC thì cứ 1 đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được 2,50
đồng doanh thu và 1,50 đồng thu nhập hỗn hợp; còn nuôi theo hình thức BTC
thì cứ 1 đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được 1,33 đồng giá trị sản xuất và 0,13 đồng
thu nhập hỗn hợp.
Đối với quy mô nuôi trồng, các hộ nuôi trồng có diện tích càng lớn thì
có kết quả sản xuất càng cao. Với các hộ có quy mô nhỏ ít vốn đầu tư, nguồn
lao động dựa vào lao động gia đình, mức đầu tư chi phí thức ăn ít hơn nên đạt
hiệu quả kinh tế NTTS thấp hơn 2 quy mô còn lại. Đối với quy mô thì :Giá trị
sản xuất cũng được cải thiện qua sự đầu tư thức ăn thể hiện rõ những thông số
sau: GO của nhóm quy mô trung bình nhỏ, vừa và lớn lần lượt là
20,34tr.đ/sào, 35,82 tr.đ/sào và 55,06 tr.đ/sào.
Về kết quả và hiệu quả kinh tế NTTS của các hộ thì tương tự như về
chi phí với mỗi hình thức nuôi, quy mô nuôi và sự hiểu biết về kỹ thuật khác
nhau thì cho kết quả và hiệu quả khác nhau. Với nuôi cá theo quy mô lớn thì
33



cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thu được 1,59 đồng giá trị sản xuất và 0,59 đồng thu
nhập hỗn hợp; còn những hộ có quy mô nhỏ thì 1 đồng chi phí bỏ ra thu được
1,58 đồng giá trị sản xuất và 0,58 đồng thu nhập hỗn hợp.
Từ thực tiễn nghiên cứu cho thấy hiệu quả kinh tế NTTS chịu ảnh
hưởng của nhiều yếu tố như: điều kiện tự nhiên, kỹ thuật kinh nghiệm của các
hộ nuôi, hình thức nuôi,quy mô nuôi, các chính sách của Đảng, Nhà nước và
chính quyền địa phương, yếu tố về môi trường. Cụ thể là với những hộ có quy
mô lớn đạt hiệu quả cao hơn những hộ quy mô vừa và nhỏ, những hộ nuôi TC
đạt hiệu quả cao hơn những hộ nuôi BTC. Do vậy để nâng cao hiệu quả kinh
tế NTTS của các hộ nông dân trên địa bàn xã Gia Vượng cần có các giải pháp
về vốn đầu tư, môi trường ao nuôi, thị trường, giống, thức ăn, kinh nghiệm
của người dân.

44


MỤC LỤC

5


DANH MỤC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang

2.1


Giá trị sản xuất thủy sản năm 2014 theo giá so sánh 2010.................38

2.2

Ước kết quả sản xuất thủy sản năm 2014...........................................39

3.1

Đất đai và tình hình sử dụng đất đai của xã (2012-2014)...................47

3.2

Tình hình lao động của xã Gia Vượng (2012-2014)...........................49

3.3

Tình hình phát triển kinh tế của xã Gia Vượng (2012-2014)..............51

3.4

Phân tổ nhóm điều tra theo hình thức nuôi.........................................54

4.1

Tình hình nuôi trồng thủy sản của các hộ...........................................60

4.2

Tình hình cơ bản của các hộ điều tra ở xã Gia Vượng........................53


4.3

Tình hình sử dụng đất đai của hộ nuôi trồng thủy sản........................56

4.4

Tình hình trang bị tư liệu sản xuất cho NTTS của các hộ điều tra ở xã
Gia Vượng...........................................................................................57

4.5

Đầu tư vốn cho nuôi trồng thủy sản của các hộ điều tra.....................59

4.6

Tình hình đầu tư, sử dụng con giống của các hộ điều tra....................62

4.7

Tình hình đầu tư thức ăn và lao động của các hộ điều tra...................64

4.8

Tổng chi phí sản xuất trong năm 2014 của các hộ điều tra.................66

4.9

Tổng chi phí sản xuất trong năm 2014 của các hộ điều tra theo quy mô. .70

4.10


Sản lượng và giá trị thủy sản của các hộ điều tra xã Gia Vượng........74

4.11

Sản lượng và giá trị thủy sản của các hộ điều tra xã Gia Vượng theo
quy mô.................................................................................................76

4.12

Phương thức tiêu thụ sản phẩm...........................................................77

4.13

Kết quả và hiệu quả kinh tế theo hình thức nuôi năm 2014................80

4.14

Kết quả và hiệu quả kinh tế NTTS theo quy mô năm 2014................88

6


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Số biểu đồ
Tên biểu đồ
Trang
4.1
Cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho NTTS của các hộ dân nuôi theo
hình thức BTC....................................................................................

4.2

Cơ cấu nguồn vốn NTTS theo hình thức TC của các hộ điều tra
............................................................................................................

4.3

Cơ cấu chi phí sản xuất trung gian của các hộ điều tra năm 2014
theo hình thức nuôi BTC......................................................................

4.4

Cơ cấu chi phí sản xuất trung gian của các hộ điều tra năm 2014
theo hình thức TC...............................................................................

4.5

Cơ cấu chi phí sản xuất trung gian của các hộ điều tra năm 2014 theo
quy mô nhỏ....................................................................................71

4.6

Cơ cấu chi phí sản xuất trung gian của các hộ điều tra năm 2014 theo
quy mô vừa....................................................................................72

4.7

Cơ cấu chi phí sản xuất trung gian của các hộ điều tra năm 2014 theo
quy mô lớn............................................................................


72

DANH MỤC HỘP
Số hộp
Tên hộp
Trang
4.1
Nguồn vốn đầu tư chủ yếu là gia đình tự có,thủ tục vay vốn
ngân hàng rườm rà.............................................................................
4.2

Mua của người quen giá rẻ là thích rồi còn hỏi đến giấy kiểm
dịch làm gì.........................................................................................

4.3

Trong quá trình tiêu thụ gia đình có gặp khó khăn gì không? Vì sao
...........................................................................................................

4.4

Vì sao ông/ bà không mở rộng diện tích nuôi trồng? ................. 86

7


4.5

Cá bị bệnh gia đình tự mua thuốc chữa.............................................
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU VIẾT TẮT

BQ
GTSL

Bình quân
Giá trị sản lượng

CC

Cơ cấu

SL

Số lượng

DT

Diện tích

ĐVT

Đơn vị tính

HQKT

Hiệu quả kinh tế

NTTS

Nuôi trồng thủy sản


TC

Thâm canh

BTC

Bán thâm canh

KT – XH

Kinh tế - Xã hội



Lao động

LĐNN

Lao động nông nghiệp

BQC

Bình quân chung

GO

Giá trị sản xuất

TC


Chi phí

MI

Thu nhập hỗn hợp

VA

Giá trị gia tăng

UBND

Ủy ban nhân dân

Tr.đ

Triệu đồng

Ng.đ

Ngàn đồng

QMN

Quy mô nhỏ

QMV

Quy mô vừa


QML

Quy mô lớn

8


9


PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Những năm qua, nền kinh tế nước ta đã có những thay đổi rất lớn
trên tất cả các lĩnh vực. Trong sự phát triển đó, ngành nông nghiệp nước ta
đóng một phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế, góp phần đưa đời sống
của nhân dân phần nào thoát khỏi cảnh đói nghèo, không chỉ tăng nhanh về
giá trị mà còn thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển một cách bền vững, quan
tâm đến môi trường sinh thái. Cùng với xu thế phát triển chung của các
ngành, lĩnh vực trong nước, ngành thủy sản cũng đạt được những thành tựu
đáng ghi nhận.
Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông, là một biển lớn của Thái
Bình Dương, có diện tích khoảng 3.448.000 km2, có bờ biển dài 3260 km.
Vùng nội thuỷ và lãnh hải rộng 226.000km 2, vùng biển đặc quyền kinh tế rộng
hơn 1 triệu km2 với hơn 4.000 hòn đảo, tạo nên 12 vịnh, đầm phá với tổng diện
tích 1.160km2 được che chắn tốt dễ trú đậu tàu thuyền. Biển Việt Nam có tính
đa dạng sinh học (ĐDSH) khá cao, cũng là nơi phát sinh và phát tán của nhiều
nhóm sinh vật biển vùng nhiệt đới ấn Độ - Thái Bình Dương với chừng 11.000
loài sinh vật đã được phát hiện. Có thể nói tiềm năng thủy vực của nước ta rất
lớn thuận lợi cho việc phát triển ngành thủy sản nói chung và nuôi trồng thủy

sản nói riêng. Thủy sản đang là một trong những thế mạnh của Việt Nam trong
những năm gần đây. Năm 2008, tổng sản lượng thủy sản của Việt Nam đạt 4,6
triệu tấn, trong đó nuôi trồng đạt gần 2,5 triệu tấn và khai thác đạt trên 2,1 triệu
tấn, đưa Việt Nam lên vị trí thứ 3 về sản lượng nuôi trồng thủy sản và đứng thứ
13 về sản lượng khai thác thủy sản trên thế giới. Đến năm 2011 đạt 6 tỉ USD
vượt 5,3% so với kế hoạch 5,7 tỉ USD đề ra và tăng khoảng 20% so với cùng
kỳ năm 2010. Năm 2012, cả nước đạt tổng sản lượng thủy sản 5,35 triệu tấn,
trong đó khai thác hải sản đạt 2,2 triệu tấn, nuôi trồng thủy sản đạt 3,15 triệu
10


tấn và tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 6,5 tỉ USD. Đến năm 2014, giá
trị sản xuất thủy sản ước tính đạt gần 188 nghìn tỷ đồng ( tính theo giá so với
năm 2010), tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái (Tổng quan ngành thủy sản
Việt Nam,2014)
Thực tiễn trong những năm qua, ngành nuôi trồng thủy sản là một
ngành sản xuất vật chất quan trọng trong ngành thủy sản cũng như trong toàn
bộ nền kinh tế quốc dân. Nuôi trồng thủy sản đã trở thành một hoạt động sản
xuất chủ yếu đối với rất nhiều cư dân ở Việt Nam. Nuôi trồng thủy sản có vai
trò rất lớn không chỉ cung cấp thực phẩm hàng ngày cho nhân dân, cung cấp
nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến mà còn tạp việc làm cho
người dân, mở ra hướng làm ăn đầy triển vọng thúc đẩy công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Hơn nữa, con người đang có xu hướng chuyển sang
tiêu dùng sản phẩm thủy sản thay cho sản phẩm động thực vật thông thường
khác. Trong khi đó, sản lượng thủy sản khai thác lại đang có xu hướng giảm
do tình trạng khai thác quá mức và tình trạng ô nhiễm môi trường. Do đó,
ngành nuôi trồng thủy sản càng ngày càng trở nên quan trọng trong việc đáp
ứng nhu cầu về thủy sản của con người và bổ sung, bù vào nguồn lợi thủy sản
bị khai thác. Trong đó, tôm, cua, cá là những sản phẩm thủy sản được người
tiêu dùng ngày nay ưa chuộng. Việc phát triển nuôi trồng thủy sản trong

những năm gần đây trở thành một ngành kinh tế quan trọng, góp phần xóa đói
giảm nghèo, nâng cao đời sống cho rất nhiều cư dân địa phương. Tuy nhiên,
hiện tượng nuôi hàng loạt, không có quy hoạch tổng thể và cụ thể, không tuân
thủ theo các biện pháp kĩ thuật cũng như tính cộng đồng của bà con chưa
được đồng bộ đã làm cho môi trường nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, dịch
bệnh bùng phát, ảnh hưởng tới sản lượng cũng như đời sống của người dân.
Việc phát triển mô hình nuôi xen ghép nhiều đối tượng trong cùng một ao
nuôi đã trở thành một biện pháp nhằm tăng diện tích ao nuôi, tăng hiệu quả
của hoạt động nuôi trồng thủy sản cho cư dân.
11


Gia Viễn là một huyện nằm ở cửa ngõ phía bắc tỉnh Ninh Bình. Đây là
huyện có địa hình phức tạp với đủ cả rừng núi, đồng bằng, hồ đầm, sông bãi.
Huyện có diện tích 178,5 km2 và dân số lên tới 118.008 người ( thống kê năm
2006), gồm 20 xã và một thị trấn Me. Phía Tây tiếp giáp huyện Nho Quan,
phía Nam giáp huyện Hoa Lư, phía Bắc huyện Lạc Thủy của tỉnh Hòa Bình
và huyện Thanh Liêm của tỉnh Hà Nam, phía Đông giáp huyện Ý Yên của
tỉnh Nam Định qua sông Đáy. Hiện nay trên địa bàn huyện đang có hướng
phát triển nuôi trồng thủy sản mang lại năng suất cao. Từ nhân giống mở
rộng trên địa phương thì bộ mặt kinh tế của huyện Gia Viễn có nhiều chuyển
biến tích cực, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi trồng.
Gia Vượng là một xã thuộc huyện Gia Viễn nơi có diện tích đất trũng,
hiệu quả trồng lúa thấp, bấp bênh, rất thuận lợi cho việc chuyển sang nuôi
trồng thủy sản đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ nuôi trồng trong xã.
Tuy xã Gia Vượng có những thuận lợi nhất định trong việc nuôi trồng thủy
sản nhưng việc phát triển nuôi trồng vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn như thiếu
vốn đầu tư, một số hộ nuôi trồng chưa nắm bắt kỹ thuật, môi trường thủy vực
ngày càng ô nhiễm... Điều đó đã dẫn đến một thực tế trong hoạt động nuôi
trồng xã nói chung và hoạt động nuôi trồng thủy sản huyện Gia Viễn nói riêng

có nhiều tiềm năng để phát triển nhằm tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích
canh tác,cải thiện và làm giàu cho người dân nhưng hiệu quả thu được lại
chưa tương xứng với tiềm năng đó. Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài:
“Phân tích hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản của các hộ nông dân trên
địa bàn xã Gia Vượng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình “ làm đề tài khóa
luận tốt nghiệp của mình.

12


1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài tập trung phân tích hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản ở các hộ
nông dân trên địa bàn xã Gia Vượng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, từ đó
đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao hiệu quả từ nuôi trồng thủy sản của
các hộ nông dân ở xã trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa các cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh
tế nuôi trồng thủy sản.
- Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế của các hộ nuôi trồng thủy sản
trên địa bàn xã Gia Vượng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy
sản của các hộ nông dân ở xã Gia Vượng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình
trong thời gian tới.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản ở các hộ nông dân tại xã Gia
Vượng, huyện Gia Viễn hiện nay diễn ra như thế nào?
Nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả gì cho hộ nuôi trồng?
Quy mô, chất lượng ra sao?
Có những yếu tố nào gây ảnh hưởng đến việc nuôi trồng thủy sản?

Biện pháp nào cần tác động để nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi trồng
thủy sản trên địa bàn xã Gia Vượng, huyện Gia Viễn?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu


Khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề kinh tế - kỹ

thuật, tổ chức, quản lý liên quan đến các phương thức nuôi trồng thủy sản
và hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản xã Gia Vượng, huyện Gia Viễn,
tỉnh Ninh Bình.
13




Chủ thể nghiên cứu: Các hộ nông dân đang nuôi trồng thủy sản

trên địa bàn xã Gia Vượng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình nuôi trồng thủy sản và đánh
giá hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản ở các hộ nông dân theo các phương
thức nuôi, quy mô diện tích nuôi, các trang thiết bị đầu tư trong địa bàn
nghiên cứu.
* Phạm vi về không gian
Các hộ nuôi trồng thủy sản tại xã Gia Vượng của huyện Gia Viễn, tỉnh
Ninh Bình.
*Phạm vi về thời gian
Thời gian nghiên cứu qua các vụ nuôi năm 2012 – 2014 . Số liệu điều

tra được thực hiện trong năm 2015 với thời gian nghiên cứu từ tháng 8 năm
2015 đến hết tháng 11 năm 2015.

14


PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH
TẾ TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
2.1 Cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản của
các hộ nông dân
2.1.1 Lý luận về hiệu quả kinh tế và nuôi trồng thủy sản
2.1.1.1 Khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả
Hiệu quả là một thuật ngữ dùng để chỉ các mối liên hệ giữa kết quả
thực hiện với các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra
để có kết quả trong những điều kiện nhất định. Vì vậy, theo hướng mục tiêu
của chủ thể, kết quả trong hoạt động càng lớn hơn chi phí bỏ ra càng có lợi.
Đối với các phương án hành động khác nhau hiệu quả chính là chỉ tiêu
để phân tích đánh giá lựa chọn chúng.
Hiệu quả được biểu hiện theo nhiều góc độ khác nhau. Vì vậy, hình
thành nhiều khái niệm khác nhau: Hiệu quả tổng hợp, hiệu quả kinh tế, hiệu
quả môi trường, hiệu quả xã hội, hiệu quả tuyệt đối, hiệu quả tương đối...
2.1.1.2 Hiệu quả kinh tế
* Khái niệm:
Trong sản xuất kinh doanh hiệu quả kinh tế là mục tiêu là cái đích mà
ai cũng muốn đạt tới. Đứng ở mỗi góc độ khác nhau thì cách nhìn nhận về
hiệu quả kinh tế cũng khác nhau.
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự tập trung của sự
phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác nguồn lực và
trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm đạt những

mục tiêu đề ra.

15


Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế :
+ Quan điểm thứ nhất cho rằng: HQKT được đo bằng hiệu số giữa kết
quả đạt được và chi phí phải bỏ ra để đạt được kết quả đó. Theo quan điểm
này thì HQKT đồng nghĩa với lợi nhuận.
+ Quan điểm thứ hai cho rằng: HQKT được xác định bởi tỷ số giữa kết
quả thu được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó của một quá trình sản xuất.
+ Quan niệm thứ ba cho rằng: HQKT là sự so sánh giữa phần kết quả
tăng thêm với phần chi phí tăng thêm để làm ra sản phẩm.
Tuy nhiên, do thời gian có hạn và đặc biệt là sự phù hợp của mô hình
nên chỉ nghiên cứu quan niệm thứ nhất còn quan niệm thứ hai à quan niệm
thứ ba chỉ mang tính tham khảo.
Khi đề cập đến hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp như
lao động, đất đai, vốn, hạt giống, phân bón… thông thường ta hay nói đến
hiệu quả kinh tế của việ sử dụng các nguồn lực đó. Về hiệu quả sản xuất trong
nông nghiệp cũng được 1 số tác giả như Đỗ Kim Chung (1997), Phạm Vân
Đình (1997) bàn đến. Các học giả trên đều đi đến thống nhất cần phân biệt rõ
ba khái niệm cơ bản là hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ nguồn lực và hiệu
quả kinh tế. Đó là khả năng thu được kết quả sản xuất tối đa với việc sử dụng
các yếu tố đầu vào theo những tỉ lệ nhất định. Theo Farrell chỉ đạt được
HQKT khi và chỉ khi đạt được hiệu quả kỹ thuật và cả hiệu quả phân bổ
(David Colman, 1994)
• Hiệu quả kỹ thuật ( Technical Efficiency: TE) là số sản phẩm có thể
đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất
trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất
nông nghiệp. Nó phản ánh trình độ, khả năng chuyên môn, tay nghề trong

việc sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất và liên quan đến phương diện vật
chất của sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng
vào sản xuất sẽ đem lại thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
16


• Hiệu quả phân bổ ( Allocative Efficiency: AE) là chỉ tiêu hiệu quả
trong các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản
phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực
chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá
của đầu vào và giá của đầu ra. Nó phản ánh khả năng kết hợp các yếu tố đầu
vào một cách hợp lý để tối thiểu hóa chi phí với một lượng đầu ra nhất định
nhằm đạt được lợi nhuận tối đa.
Việc xác định hiệu quả này giống như xác định các điều kiện về lý
thuyết biên để tối đa hóa lợi nhuận.
MR = MC
Điều đó có nghĩa là giá trị biên của sản phẩm phải bằng giá trị chi phí
biên của nguồn lực sử dụng vào sản xuất.
• Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu
quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và
giá trị được tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông
nghiệp. Nếu chỉ đat được một trong yếu tố hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả phân
bổ mới là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ cho đạt HQKT. Chỉ khi
nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả hai chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả
phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt được HQKT.
Các nhà khoa học kinh tế đều thống nhất quan điểm đánh giá HQKT
phải dựa trên cả 3 mặt: kinh tế, xã hội, môi trường.
Quan niệm về hiệu quả kinh tế NTTS cũng giống như quan niệm về
hiệu quả kinh tế đã đề cập ở trên. Hiệu quả kinh tế NTTS là tương quan so
sánh giữa các yếu tố nguồn lực và chi phí đầu vào với kết quả đầu ra trong

hoạt động sản xuất nuôi trồng thủy sản. Quá trình nuôi trồng thủy sản là một
quá trình hoạt động kinh doanh, lấy hiệu quả kinh tế làm cơ sở để phát triển.

17


* Bản chất:
Nhằm nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm chi phí xã hội. Yêu
cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh tế là đạt kết quả ở mức tối đa với chi phí đầu
vào nhất định hoặc là đạt được một kết quả nhất định với chi phí tối thiểu.
Bất kì một quốc gia nào hay một đơn vị nào khi đi vào hoạt động sản xuất
đều mong muốn với một nguồn lực có hạn nhưng có thể tạo ra được nhiều sản
phẩm, với giá trị và chất lượng cao nhất có thể để thu được lợi nhuận là lớn nhất.
Đối với người sản xuất, tăng hiệu quả chính là tăng lợi nhuận, đối với
người tiêu dùng thì tăng hiệu quả chính là nâng cao được mức độ thỏa dụng khi
sử dụng hàng hóa. Vì vậy, nâng cao hiệu quả kinh tế là làm cho lợi ích của cả
người sản xuất lẫn người tiêu dùng đều được hưởng lợi.
* Các phương pháp xác định hiệu quả kinh tế:
Hiệu quả kinh tế được đo lường bằng sự so sánh kết quả sản xuất kinh
doanh với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Vì vậy, để xác định HQKT ta
cần chú ý các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc về mối quan hệ giữa các mục tiêu và tiêu chuẩn hiệu quả.
Theo nguyên tắc này tiêu chuẩn hiệu quả được định ra trên cơ sở mục tiêu.
- Phân tích hiệu quả của một phương án luôn dựa trên phân tích mục
tiêu. Phương án có hiệu quả cao nhất khi nó đóng góp nhiều nhất cho việc
thực hiện các mục tiêu đạt ra với chi phí thấp nhất.
- Nguyên tắc về sự thống nhất lợi ích: Theo nguyên tắc này một
phương án được xem là có hiệu quả khi nó kết hợp trong đó các loại lợi ích.
- Nguyên tắc về tính chính xác, tính khoa học: Để đánh giá hiệu quả
của các phương án cần phải dựa trên một hệ thống các chỉ tiêu có thể lượng

hóa được và không lượng hóa được, tức là phải kết hợp phân tích định tính và
phân tích định lượng. Không thể thay thế phân tích định lượng bằng định tính
khi phân tích định lượng chưa đủ đảm bảo tính chính xác, chưa cho phép phản
ánh được mọi lợi ích cũng như mọi chi phí mà chủ thể quan tâm.
18


Nguyên tắc này đòi hỏi những căn cứ tính toán hiệu quả phải được xác
định chính xác, tránh chủ quan, tùy tiện.
- Nguyên tắc về tính đơn giản và thực tế: Theo nguyên tắc này những
phương pháp tính toán hiệu quả kinh tế phải được dựa trên cơ sở các số liệu
thông tin thực tế, đơn giản dể hiểu.
Có 2 dạng hiệu quả kinh tế:
- Dạng thuận (toàn bộ): Hiệu quả chi phí đựoc xác định bởi tỷ số giữa
kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Điều đó có nghĩa là hiệu quả kinh tế là sự
so sánh về mặt lượng giữa kết quả và chi phí sản xuất.
H=Q-C
Trong đó:
H: Hiệu quả.
Q: Kết quả đạt được.
C: Chi phí hoặc yếu tố đầu vào.
- Hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa phần trăm tăng thêm
của kết quả thu được và phần trăm tăng lên của chi phí bỏ ra. Nghĩa là nếu
tăng thêm 1% chi phí sẽ tăng thêm bao nhiêu kết quả đầu ra.
H = %Q + %C
Như vậy, các chỉ tiêu hiệu quả tính toán trên cơ sở xác định được các
yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra.
Nếu hiệu quả của kinh tế gắn liền với lợi nhuận thuần túy thì hiệu quả
kinh tế chưa phản ánh được năng suất lao động xã hội, chưa thấy được sự
khác nhau về quy mô đầu tư, cũng như quy mô kết quả thu được trong các

đơn vị sản xuất có kết quả và chi phí như nhau.
Nếu hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả và chi phí
sản xuất thì cũng chưa hoàn toàn đầy đủ vì kết quả là sự tác động của nhiều
yếu tố: tự nhiên, xã hội, kinh tế. Các yếu tố đó cần được phản ánh ở hiệu quả
19


kinh tế. Ngoài ra cơ cấu chi phí sẳn có và chi phí bổ sung cũng làm cho kết
quả đạt được khác nhau. Các đơn vị chi phí sẵn có khác nhau thì hiệu quả của
các chi phí bổ sung cũng khác nhau.
2.1.1.3 Nuôi trồng thủy sản
* Khái niệm:
Ngành nuôi trồng thủy sản (NTTS) là ngành sản xuất vật chất sử dụng
nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất đai, diện tích mặt nước, thời tiết khí
hậu… để sản xuất ra các loại sản phẩm thủy sản phục vụ cho nhu cầu đời
sống của con người. Căn cứ vào độ mặn của vùng nước người ta phân ngành
NTTS thành NTTS nước ngọt, NTTS nước lợ và NTTS nước mặn. Ngành
nuôi trồng thủy sản có khả năng sản xuất nhiều loại thực phẩm giàu dinh
dưỡng cho nhân loại, cung cấp nhiều loại thực phẩm giàu dinh dưỡng cho
nhân loại, làm thức ăn cho chăn nuôi gia súc.
Theo Pillay(1990) NTTS là một khái niệm dùng để chỉ các hình thức
nuôi trồng động vật thủy sinh ở trong môi trường nước ngọt, lợ, mặn.
Theo FAO ( 2008) thì NTTS là các thủy sinh vật trong môi trường
nước ngọt và lợ, mặn bao gồm áp dụng các kĩ thuật vào quy trình nuôi nhằm
nâng cao năng suất; thuộc sở hữu cá nhân hay tập thể.
Như vậy, NTTS được hiểu đơn giản là nuôi trồng các động vật thủy
sinh; hay chính là hoạt động đem con giống tự nhiên hay nhân tạo thả vào các
thiết bị nuôi và đối tượng nuôi được sở hữu trong suốt quá trình nuôi để sản
xuất các loại sản phẩm thủy sản phục vụ cho nhu cầu của con người.
* Vai trò của nuôi trồng thủy sản:

Ngành NTTS được trong những năm gần đây được phát triển rộng rãi.
Nhiều hộ nông dân chuyển diện tích trồng lúa và một số hoa màu khác sang
hình thức NTTS nhằm tăng năng suất, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp
phần thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. NTTS dần trở thành
ngành sản xuất vật chất chủ yếu góp phần không nhỏ vào nền kinh tế quốc
dân của đất nước. Bởi sự đóng góp của ngành NTTS không hề nhỏ.
20


a. NTTS cung cấp thực phẩm, tạo nguồn dinh dưỡng
Sản phẩm thủy sản là thực phẩm giàu dinh dưỡng rất được mọi người
yêu thích; nó cung cấp hàm lượng protein cao, lượng mỡ và cholesteron thấp,
nhiều vitamin, dễ tiêu hóa và hấp thụ đối với con người. Đây là đặc điểm
khiến cho các loại thịt không thể so sánh được với sản phẩm thủy sản.
Hơn nữa sản phẩm thủy sản còn là nguồn cung cấp protein thích hợp cho
sức khỏe con người. Theo kết quả phân tích cứ 1kg thịt lợn chỉ chứa 95 gram
hàm lượng protein, 1kg thịt gà có chứa 163 gram hàm lượng protein nhưng các
loại tôm và sinh vật nhuyễn thể, tảo lại cho hàm lượng protein cao gấp nhiều lần
so với gia súc,gia cầm. Ví dụ như Hàu cung cấp 45 – 57% hàm lượng protein
cho cơ thể con người và được coi là “sữa bò biển”. Một số sinh vật khác như: ba
ba, rùa, tôm, cua, ếch... là một tron g những thực phẩm bổ dưỡng.
b. Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, phân bón cho công nghiệp
Sản phẩm phụ của ngành NTTS, các phụ phẩm, phụ phế của các nhà
máy chế biến thủy sản sẽ cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thức
ăn gia súc, gia cầm và một số thức ăn cho tôm cá. Theo số liệu của FAO sản
phẩm thủy sản dành cho chăn nuôi chiếm khoảng 30%, hàng năm ở Việt
Nam đã sản xuất ra khoảng 40000 – 50000 tấn bột cá làm cho nguyên liệu
cho các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc cho các ngành công
nghiệp.
c. Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp

Các sản phẩm của ngành NTTS ngoài chức năng làm thực phẩm cho
con người còn được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực khác. Nhiều mặt hàng
thủy sản là nguyên liệu cho các nhà máy chế biến đông lạnh như: tôm, cá.. ;
nguyên liệu cho các xí nghiệp dược phẩm như : rong mơ, rong câu.. Không
những vậy, vỏ bào ngư, hải mã còn là nguồn dược liệu quý giá; nhiều loại vi
sinh vật nhuyễn thể có thể làm nguyên liệu để sản xuất đồ mỹ nghệ xuất khẩu
như : khảm trai, ngọc trai, đồi mồi đã đem lại lợi ích kinh tế lớn.
21


d. Tạo nguồn hàng xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ cho đất nước
Sản phẩm thủy sản thương phẩm là sản phẩm xuất khẩu quan trọng của
Việt Nam , có tỷ suất thu đổi ngoại tệ cao. Hiện nay hàng thủy sản xuất khẩu
của Việt Nam ngày càng được ưa chuộng ở nhiều nước trên thế giới và khu
vực. Bắt đầu từ năm 2000, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có sự tăng
trưởng đột phá nhờ phát triển nuôi trồng, đặc biệt nuôi cá tra và tôm nước lợ
(tôm sú và tôm chân trắng). Sau 12 năm, kim ngạch XK thủy sản tăng gấp
hơn 4 lần từ mức gần 1,5 tỷ USD năm 2000 lên 6,7 tỷ USD năm 2013. Trong
3 năm qua, kim ngạch XK thủy sản của Việt Nam luôn đứng thứ 4 trong số
các mặt hàng XK chủ lực, sau dệt may, da giầy và dầu thô.
Thành tựu của ngành thủy sản thể hiện bằng kết quả XK tăng nhanh về
cả giá trị và sản lượng trong giai đoạn 2001 – 2013. Đến năm 2013, giá trị XK
đạt trên 6,7 tỷ USD, sản phẩm thủy sản được XK sang 165 nước và vùng lãnh
thổ. Ba thị trường chính là EU, Mỹ và Nhật Bản chiếm trên 60% tỷ trọng.
*Đặc điểm của ngành nuôi trồng thủy sản:
 Là một ngành phát triển rộng và tương đối phức tạp hơn so với các ngành sản
xuất vật chất khác
Đối tượng sản xuất của ngành NTTS là các loại động vật máu lạnh,
sống trong môi trường nước, chịu ảnh hưởng trực tiếp của rất nhiều các yếu tố
môi trường như thủy lý, thủy hóa, thủy sinh do đó muốn cho các đối tượng

nuôi trồng phát triển tốt con người cần phải tạo được môi trường sồng phù
hợp cho từng đối tượng. Các biện pháp kỹ thuật sản xuất chỉ khi nào phù hợp
với các yêu cầu sinh thái, phù hợp với quy luật sinh trưởng phát triển và sinh
sản của các đối tượng nuôi trồng thì mới giúp đối tượng nuôi phát triển tốt,
đạt được năng suất, sản lượng cao và ổn định.
Tính chất rộng của ngành NTTS thể hiện là nó được phát triển ở khắp
các vùng trong nước từ đồng bằng, trung du, miền núi cho đến vùng ven
biển.Hơn nữa hoạt động NTTS còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu,

22


môi trường, điều kiện địa hình khác nhau dẫn tới sự khác nhau về đối tượng
sản xuất, quy trình kỹ thuật, mùa vụ sản xuất.
 Trong NTTS đất đai, diện tích mặt nước vừa là tư liệu sản xuất chủ yếu vừa là
tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được
Đất đai là tư liệu sản xuất song nó là tư liệu sản xuất đặc biệt bởi:
diện tích của chúng thì có hạn , vị trí cố định, sức sản xuất của chúng thì
không giới hạn. Nếu biết cách sử dụng hợp lý thì đất đai diện tích mặt nước
không bị hao mòn đi mà còn tốt hơn (tức là độ phì nhiêu, độ màu mỡ của diện
tích nước mặt ngày một tăng). Mặt khác diện tích Các biện pháp kỹ thuật sản
xuất chỉ khi nào phù hợp với các yêu cầu sinh thái, phù hợp với quy luật sinh
trưởng phát triển và sinh sản của các đối tượng nuôi trồng thì mới giúp đối
tượng nuôi phát triển tốt, đạt được năng suất, sản lượng cao và ổn định.
 Nuôi trồng thủy sản có tính thời vụ cao
NTTS không những chịu tác động của con người mà còn bị ảnh hưởng
bới tác động của môi trường tự nhiên. Để phù hợp với quy luật sinh trưởng và
phát triển của các đối tượng nuôi trồng thì nhân tố thời vụ là rất quan trọng.
Nguyên nhân là do với mỗi đối tượng nuôi trồng, các giai đoạn sinh trưởng,
phát triển diễn ra trong các khoảng thời gian khác nhau của mùa vụ sản xuất;

hoặc là cùng một đối tượng nuôi trồng thủy sản nhưng lại thích hợp với điều
kiện khí hậu thời tiết khác nhau. Vì vậy NTTS có tính mùa vụ sản xuất khác
nhau phù hợp với quy luật của nó.
 Đối tượng sản xuất của ngành nuôi trồng thủy sản là những cơ thể sống
Đối tượng sản xuất của ngành NTTS là những cơ thể sống, là các loại
động thực vật thủy sản, chúng sinh trưởng, phát triển, phát sinh và phát dục
theo các quy luật sinh học nên con người phải tạo được môi trường sống phù
hợp cho từng đối tượng mới có thể thúc đẩy khả năng sinh trưởng và phát
triển của nó. Các biện pháp kỹ thuật sản xuất của con người chỉ khi nào phù
hợp với quy luật sinh trưởng, phát triển và sinh sản của động thực vật thủy
sản mới có thể thu được năng suất và sản lượng cao. Do đó trong quá trình

23


sản xuất các đối tượng nuôi luôn luôn đòi hỏi sự tác động thích hợp của con
người và tự nhiên để sinh trưởng và phát triển.
 Sản phẩm của ngày NTTS có tính chất khó bảo quản, dễ hư hại bởi chúng có
hàm lượng nước lớn và hàm lượng dinh dưỡng cao, đó là môi trường thuận
lợi cho các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và phá hủy sản phẩm. Do đó, cần phải
giải quyết tốt khâu tiêu thụ, bảo quản và chế biến sản phẩm của ngành.
 NTTS đòi hỏi các dịch vụ phụ trợ lớn, đặc biệt là ngành dịch vụ về giống,
thức ăn, vốn và thị trường tiêu thụ.
* Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản của nông hộ
 Đặc điểm ao nuôi cá
Hầu hết các ao nuôi đều có hình chữ nhật, có diện tích từ 1000 đến trên
5000m2 , độ sâu từ 2,5 - 3m phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật nuôi cá ao. Mặt
ao thoáng, bờ ao không được rò rỉ và cao hơn mực nước từ 0,4 đến 0,5m, có
cống cấp nước và tháo nước thuận tiện, gần nguồn nước sạch. Gia Vượng có
những ao đạt tiêu chuẩn như vậy là do có sự quy hoạch đồng bộ theo chỉ tiêu

xã đề ra và những kiến thức về NTTS được các cán bộ phòng Nông Nghiệp
và PTNT huyện Gia Viễn phổ cập đến hộ nuôi. Theo điều tra, hầu hết các hộ
đều tham gia lớp tập huấn vào đầu năm.
Nước cung cấp cho các ao NTTS được lấy từ hệ thống công trình thủy
lợi và nguồn nước tự nhiên; 100% các hộ điều tra đều xây kè, đắp ao cẩn
thận, có đăng cống chắc chắn để giữ nước và phòng cá đi.
 Công tác chuẩn bị ao nuôi
Công tác chuẩn bị ao nuôi thủy sản là công việc quan trọng trong công
tác quản lý chăm sóc. Việc chuẩn bị ao nuôi ảnh hưởng đến môi trường ao
nuôi, dịch bệnh từ đó ảnh hưởng đến chất lượng, năng suất và sản lượng cá.
Trong quá trình hoạt động NTTS, 100% các hộ đều rắc vôi khử trùng
ao trước khi thả cá và sau thu hoạch. Ngoài ra, hộ còn thực hiện các công việc
khác như phát quang bờ bụi, diệt hang hốc trong ao, tu sửa bờ, đăng cống và
vết bùn nếu lượng bùn quá nhiều.
24


100% các hộ điều tra đều chủ động cung cấp nước vào ao và bón phân
tạo mầu ao. Điều đó đã cho thấy các hộ NTTS tại xã Gia Vượng đã tuân thủ
những quy định cơ bản chăm sóc ao nuôi cá. Tuy nhiên hầu hết các hộ chỉ cho
rằng rắc vôi khử trùng, phơi ao là hoàn thành mà chưa chú ý đến chất lượng
nước, tiêu chuẩn kỹ thuật đã đảm bảo chưa, đủ số ngày phơi ao chưa... vì vậy
trong ao nuôi vẫn xảy ra dịch bệnh.
 Đặc điểm kỹ thuật nuôi
Việc nắm vững đặc điểm của các loài động vật thủy sản là vấn đề quan
trọng trong NTTS vì chúng là những cơ thể sống có quy luật sinh trưởng và
phát triển riêng.
Quá trình sinh trưởng và phát triển đó lại phụ thuộc nhiều vào điều kiện
tự nhiên, mà mỗi vùng lại có những điều kiện tự nhiên khác nhau. Chính
những điều này nên những quy định của hoạt động NTTS tương đối phức tạp

hơn so với các hoạt động sản xuất vật chất khác. Việc chọn những loài cá
nuôi trong ao là quan trọng và cần thiết bởi các loài cá khác nhau có tính ăn
khác nhau. Do đó, muốn nghiên cứu về hoạt động nuôi trồng thủy sản thì
trước tiên ta phải tìm hiểu các đặc điểm của nó, cụ thể:
- Giống là khâu then chốt, quyết định thành bại của hình thức nuôi cá ao. Vì thế cần
chọn giống đảm bảo các điều kiện sau: cá bơi lội hoạt bát, không dị hình, vây vẩy
phủ kín, không mất nhớt, không xây xát không bệnh tật.
- Hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi:
 Cá trắm cỏ:
Cá sống ở tầng nước giữa, thức ăn chính là cây xanh như cỏ thân mềm,
rau, bèo dâu, bèo tấm, lá chuối, lá sắn, cây chuối non băm nhỏ, rong, thân cây
ngô non , cá trắm cỏ cũng ăn các loại bột ngô, khoai, sắn, cám gạo. Cá nuôi sau
10 - 12 tháng đạt trọng lượng từ 0,8 - 1,5 kg/con (trung bình 1 kg mỗi con).
 Cá mè:
Cá sống ở tầng mặt và tầng giữa, cá ăn thực vật phù du là chính. Nuôi
cá mè nên bón phân vào ao là để thực vật phù du phát triển. Cá mè trắng còn
25


×