ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐINH THỊ DUNG
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRỒNG MÍA
CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐỨC LONG
HUYỆN THẠCH AN – TỈNH CAO BẰNG”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp
Khoa : KT & PTNT
Lớp : K42 – KTNN (N02)
Khóa học : 2010 – 2014
Giảng viên hướng dẫn : Th.S Trần Thị Ngọc
Thái Nguyên, năm 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp : “Đánh giá hiệu quả kinh tế
trồng mía của các hộ nông dân trên địa bàn xã Đức Long, huyện Thạch
An, tỉnh Cao Bằng” là công trình nghiên cứu thực sự của bản thân, được
thực hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức chuyên ngành,
nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của cô
giáo ThS. Trần Thị Ngọc.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực, các
nhận xét, phương hướng đưa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm có.
Một lần nữa em xin khẳng định về sự trung thực và lời cam đoan trên.
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2014
Sinh viên
Đinh Thị Dung
ii
LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa
Kinh tế và Phát triển nông thôn trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, sau
khi hoàn thành khoá học ở trường em đã tiến hành thực tập tốt nghiệp tại xã
Đức Long, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng với đề tài: “Đánh giá hiệu quả
kinh tế trồng mía của các hộ nông dân trên địa bàn xã Đức Long, huyện
Thạch An, tỉnh Cao Bằng”.
Khóa luận được hoàn thành nhờ sự quan tâm giúp đỡ của thầy cô, cá
nhân, cơ quan và nhà trường.
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành
đến Ban lãnh đạo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm
khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn, các thầy giáo, cô giáo trong khoa. Đặc
biệt, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô giáo ThS. Trần Thị Ngọc
người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và
thực hiện khóa luận này.
Để hoàn thành được khóa luận này, em cũng xin được gửi lời cảm ơn
chân thành đến Uỷ ban nhân dân xã Đức Long, các hộ trồng mía tại các thôn
Bản Pò, Bản Mới và Nà Mản đã cung cấp cho em những nguồn tư liệu hết sức
quý báu. Trong suốt quá trình nghiên cứu, em nhận được sự quan tâm, sự động
viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi về cả vật chất và tinh thần của gia đình và bạn
bè. Thông qua đây, em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến những tấm lòng và sự
giúp đỡ quý báu đó.
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2014
Sinh viên
Đinh Thị Dung
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3
2.1. Mục tiêu chung 3
2.2. Mục tiêu cụ thể 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
3.1. Ý nghĩa khoa học 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
4. Bố cục khóa luận 4
CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5
1.1. Cơ sở lý luận 5
1.1.1. Cơ sở lý luận về hộ nông dân 5
1.1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế 6
1.1.3. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất mía 11
1.1. Cơ sở thực tiễn…………………………………………………………14
1.2.1. Tình hình sản xuất mía ở thế giới…………………………………….14
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ mía ở Việt Nam 17
1.2.3. Tình hình sản xuất mía tại tỉnh Cao Bằng 18
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 20
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 20
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 20
2.1.2.Phạm vi nghiên cứu 20
2.2. Nội dung nghiên cứu 20
2.3. Phương pháp nghiên cứu 20
2.3.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu 20
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu 21
2.3.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu 23
2.3.4. Phương pháp phân tích thông tin 23
2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 24
iv
2.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh quy mô sản xuất mía của các hộ điều tra 24
2.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất mía 24
2.4.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất mía 25
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 26
3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 26
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 29
3.1.3. Tình hình sản xuất mía của xã Đức Long 35
3.1.4. Những thuận lợi khó khăn trong quá trình sản xuất và phát triển cây mía . 35
3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất mía của các nhóm hộ 36
3.2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội của các nhóm hộ điều tra 36
3.2.2. Tình hình sản xuất mía của các nhóm hộ điều tra 41
3.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất mía của hộ . 43
3.2.4. So sánh hiệu quả kinh tế cây mía với cây ngô trên đất có thể trồng mía 49
CHƯƠNG 4. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT MÍA 50
4.1. Quan điểm, mục tiêu 50
4.1.1. Quan điểm phát triển 50
4.1.2. Mục tiêu phát triển 50
4.2. Phương hướng và một số giải pháp phát triển cây mía của xã Đức Long 50
4.2.1. Giải quyết tốt khâu giống 50
4.2.2. Tăng cường công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho
nông dân 50
4.2.3. Giải quyết tốt vấn đề vốn vay cho hộ nông dân 51
4.2.4. Phát huy những lợi thế về tự nhiên và xã hội 51
4.3. Kiến nghị. 51
KẾT LUẬN 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất mía đường trên thế giới từ 2008 - 20012 15
Bảng 1.2. Top 10 Quốc gia sản xuất mía đường hàng đầu thế giới năm 2008 15
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất mía đường Việt Nam từ năm 2005 – 2012 18
Bảng 2.1. Phân loại hộ và số hộ điều tra của xã Đức Long năm 2013 22
Bảng 3.1. Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của xã Đức Long qua 3 năm
2011 - 2013 27
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của xã qua 3 năm 2011 - 2013 29
Bảng 3.3. Tình hình sản xuất của xã Đức Long qua 3 năm 2011 -2013 31
Bảng 3.4. Diện tích gieo trồng cây hàng năm của xã Đức Long qua 3 năm
2011 - 2013 33
Bảng 3.5. Tình hình sản xuất mía của xã Đức Long qua 3 năm 2011 - 2013 35
Bảng 3.6. Một số thông tin chung về các hộ điều tra 37
Bảng 3.7. Tình hình đầu tư chi phí cho sản xuất mía trong các hộ điều tra 39
Bảng 3.8. Diện tích, năng suất và sản lượng mía của các hộ điều tra 41
Bảng 3.9. Hiệu quả kinh tế sản xuất mía (tính bình quân cho 1 sào) 42
Bảng 3.10. Phân tích ảnh hưởng của tiếp cận khoa học kỹ thuật đến HQKT
sản xuất mía (tính bình quân cho 1 sào) 43
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế hộ gia đình đến hiệu quả kinh tế
sản xuất mía (tính bình quân cho một sào) 44
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của các liều lượng phân bón đến HQKT SX mía (tính
bình quân cho 1 sào) 46
Bảng 3.13. Phân tích ảnh hưởng của mức bón phân chuồng đến HQKT SX
mía (Tính bình quân cho 1 sào) 48
Bảng 3.14. So sánh HQKT SX của kinh doanh mía và ngô 49
iv
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT
Chữ viết
tắt
Nghĩa
1 BQ Bình quân
2 CC Cơ cấu
3 ĐVT Đơn vị tính
4 DT Diện tích
5 ĐVDT Đơn vị diện tích
6 FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
7 GO Giá trị sản xuất
8 GTSX Giá trị sản xuất
9 HQ Hiệu quả
10 HQKT Hiệu quả kinh tế
11 IC Chi phí trung gian
12 MI Thu nhập hỗn hợp
13 NS Năng xuẩt
14 Pr Lợi nhuận
15 SX Sản xuất
16 TC Tổng chi phí
17 TM - DV Thương mại - dịch vụ
18 TTCN Tiểu thủ công nghiệp
18 UBND Ủy ban nhân dân
20 VA Giá trị gia tăng
21 XD Xây dựng
v
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nước ta là một nước có nền sản xuất nông nghiệp đang trên đà phát
triển chiếm tỷ trọng cao so với các ngành khác và với khoảng 70% dân số
sống bằng nghề nông nghiệp. Vì vậy, nông nghiệp không chỉ đóng vai trò hết
sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân mà còn trong định hướng chiến
lược phát triển nông nghiệp trong giai đoạn đổi mới hiện nay, mà Đảng và
Nhà nước ta đã xác định là “cần thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng”, “
hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn liền với công nghiệp
chế biến” nhằm khai thác tốt tiềm năng kinh tế - tự nhiên - xã hội vốn có của
mỗi vùng, tạo ra khối lượng hàng hóa nông sản lớn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
trong nước và phục vụ nhu cầu xuất khẩu, tăng nguồn ngoại tệ cho đất nước,
giải quyết việc làm cho người lao động đồng thời cải thiện và nâng cao đời
sống cho người nông dân. Cây mía được coi là một trong những cây nông sản
đóng vai trò quan trọng trong việc đem lại hiệu quả kinh tế cao góp phần xóa
đói giảm nghèo cho bà con nông dân.
Cây mía (Đông y gọi là Cam giá vì cam là vị ngọt, cam giá là cái cây
có vị ngọt) là cây công nghiệp nhiệt đới có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của
Ấn Độ. Trong thân cây mía có 8 - 18% đường, 0,22% protein, 0,5% chất béo,
các chất khoáng: Canxi, photpho, sắt, kali, silit, mangane, manhezi, một số
vitamin, các chất men và một số hoạt chất khác. Trong mía có rất nhiều
đường do đó trồng mía chủ yếu là làm đường (đường trắng, đường vàng,
đường phèn, đường phổi, ) và còn dùng để làm mật, làm nước uống, làm
thuốc, chế biến rượu, chế biến thực phẩm, Ở một số vùng đã dùng cả cây
mía còn ngọn và lá để thờ trong 3 ngày Tết (đặt bên cạnh bàn thờ, mỗi bên
một cây) [7].
2
Mía là cây trồng cung cấp nguồn nguyên liệu chính cho các ngành công
nghiệp đường ở nước ta trong giai đoạn hiện nay cũng như sau này. Nó đã
khẳng định vị trí của mình bằng việc thỏa mãn nhu cầu cung cấp nguyên liệu
cho ngành công nghiệp đường, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Sản
phẩm chính của cây mía là đường một trong những nhu cầu thiết yếu không
thể thiếu được trong đời sống của nhân dân và là một loại gia vị cần có trong
cơ cấu bữa ăn hàng ngày cũng như một loại nước giải khát cung cấp nhiều
năng lượng, ngoài ra nó cũng là loại nguyên liệu quan trọng của nhiều ngành
sản xuất công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng: bánh, kẹo. Ngoài ra các phụ
phẩm của ngành công nghiệp đường còn là nguồn nguyên liệu quý báu cho
các ngành công nghiệp giấy, bia rượu và cồn. Khi đời sống của nhân dân ngày
càng được cải thiện, thì nhu cầu về bánh kẹo và việc sử dụng các sản phẩm
làm từ đường cũng được tăng lên vì vậy việc phát triển ngành trồng và chế
biến mía cũng tăng lên, hiện nay cây mía không những đáp ứng nhu cầu về
nguồn nguyên liệu mà còn góp phần lôi cuốn một lực lượng lớn lao động ở
khu vực nông thôn
Trong những năm qua, cây mía đã giúp nhiều địa phương xóa đói giảm
nghèo. Cây mía đã và đang mang lại cho bà con nông dân xã Đức Long,
huyện Thạch An một nguồn thu đáng kể. Là một xã miền núi, diện tích đất
canh tác ít, từ lâu cây mía đã và đang là cây “mũi nhọn” để bà con nơi đây
giảm nghèo, thực tế cây mía cũng đã giúp nhiều hộ gia đình vươn lên khá giả
góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã. Tuy nhiên, các hộ nông dân vẫn gặp
nhiều khó khăn trong sản xuất do điều kiện thời tiết khí hậu, giá cả thị trường
không ổn định và giá cả vật tư nông nghiệp phục vụ hoạt động sản xuất mía
tương đối cao. Do đó, người nông dân không dám mạnh dạn đầu tư thâm canh
dẫn đến hiệu quả sản xuất mía thấp.
3
Để có những cơ sở đánh giá đúng hiệu quả sản xuất mía ở xã nhằm tạo
ra bước phát triển nhanh vững chắc cho cây mía trong thời kỳ tới là nhiệm vụ
rất quan trọng và cấp thiết.Vì vậy, tôi chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh
tế trồng mía của các hộ nông dân trên địa bàn xã Đức Long, huyện
Thạch An, tỉnh Cao Bằng” Với mong muốn sẽ là cơ sở để góp phần đánh
giá đúng thực trạng, HQKT và đưa ra các giải pháp phát triển sản xuất mía
hợp lý mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá được hiệu quả kinh tế cây mía của hộ nông dân tại xã qua đó
đưa ra các giải pháp nhằm phát triển sản xuất mía, nâng cao thu nhập và đời
sống cho hộ nông dân.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế hoạt động sản xuất
mía.
- Đánh giá tình hình sản xuất cây mía.
- Đánh giá hiệu quả sản xuất cây mía tại xã.
- Đề ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất mía.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Củng cố lý thuyết cho sinh viên
- Giúp rèn luyện kỹ năng, trang bị kiến thức thực tiễn, làm quen với công
việc, phục vụ tích cực cho quá trình công tác sau này.
- Xác định cơ sở khoa học, làm sáng tỏ lý luận về hiệu quả kinh tế sản
xuất cây mía tại địa phương.
- Kết quả của đề tài sẽ bổ sung tài liệu cho công tác nghiên cứu khoa học.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
4
- Nắm bắt được tình hình sản xuất mía và vị trí của cây mía trong sự phát
triển kinh tế địa phương. Đồng thời phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự
phát triển cũng như hiệu quả kinh tế của cây mía.
- Đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm phát triển việc trồng mía trên địa
bàn xã Đức Long trong những năm tới góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế
nông nghiệp nông hộ.
4. Bố cục khóa luận
Khóa luận ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 4: Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất mía.
5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Cơ sở lý luận về hộ nông dân
1.1.1.1. Khái niệm về hộ nông dân
Nghị quyết 10 của BCT (5/4/1988) ra đời đã khẳng định hộ nông dân là
một đơn vị kinh tế cơ sở. Nông hộ được hiểu là hộ có phương tiện kiếm sống
từ ruộng đất và sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất. Luôn nằm
trong hệ thống kinh tế rộng lớn nhưng về cơ bản được đặc trưng tham gia một
phần vào thị trường với mức độ chưa hoàn chỉnh.
1.1.1.2. Đặc điểm của hộ nông dân
Theo tạp chí ngân hàng số 75/2003 quan điểm của giáo sư Frank Elis
và quan điểm của giáo sư Đào Thế Tuấn thì hộ nông dân có các đặc điểm sau:
- Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất,
vừa là một đơn vị tiêu dung.
- Quan hệ giữa sản xuất và tiêu dung biểu hiện ở trình độ phát triển của
hộ từ tự cung cấp hoàn toàn đến sản xuất hàng hóa hoàn toàn. Trình độ này
quyết định quan hệ nông dân với thị trường.
- Các hộ nông dân ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia vào hoạt
động phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau, khiến cho khó có giới hạn
thế nào là một hộ nông dân.
- Khả năng của hộ nông dân chỉ có thể thỏa mãn nhu cầu tái sản xuất
giản đơn nhờ sự kiểm soát tư liệu sản xuất nhất là ruộng đất và lao động.
- Sản xuất kinh doanh chịu nhiều rủi ro, nhất là rủi ro khách quan trong
khi khả năng khắc phục lại hạn chế.
6
- Người nông dân với ruộng đất chính là một yếu tố hơn hẳn các yếu tố
sản xuất khác vì giá trị của nó; nó là nguồn đảm bảo lâu dài đời sống cho gia
đình nông dân trước những thiên tai.
- Sự tín nhiệm đối với lao động của gia đình là một đặc tính nổi bật của
hộ nông dân. Người “lao động gia đình” là cơ sở của các nông trại, là yếu tố
phân biệt chúng với các doanh nghiệp tư bản [1].
- “Người nông dân làm công việc của gia đình chứ không phải làm công
việc kinh doanh thuần túy” (Woly, 1996)
1.1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế
1.1.2.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế
HQ là một phạm trù kinh tế chung nhất, liên quan trực tiếp đến nền
kinh tế sản xuất hàng hóa. HQ là chỉ tiêu dùng để phân tích, đánh giá và lụa
chọn phương án hành động. HQ được xem xét dưới nhiều góc độ và quan
điểm khác nhau: HQ tổng hợp, HQ kinh tế, HQ chính trị xã hội, hiệu quả trực
tiếp, HQ gián tiếp, HQ tương đối và HQ tuyệt đối,… Ngày nay, khi đánh giá
hiệu quả đầu tư của các dự án phát triển, nhất là những dự án đầu tư phát triển
nông nghiệp, nông thôn, đòi hỏi phải xem xét hiệu quả kinh tế trên nhiều
phương diện.
Theo GS.TS Ngô Đình Giao: “HQKT là tiêu chuẩn cao nhất cho mọi
sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự
quản lý Nhà nước”[2]. Còn theo P.samuelson và W.Nordhaus: “HQ sản xuất
diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hóa mà không cắt
giảm sản lượng của một loại hàng hóa khác. Một nền kinh tế có hiệu quả
nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của nó”[3]. Thực chất của hai quan
điểm này đề cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của doanh
nghiệp, cũng như nền sản xuất xã hội. Trên giác độ này rõ ràng phân bổ các
7
nguồn lực kinh tế sao cho đạt được việc sử dụng mọi nguồn lực trên đường
giới hạn khả năng sản xuất thì sản xuất có HQ.
Theo Farell (1957) và một số nhà kinh tế học khác thì chúng ta chỉ tính
được hiệu quả kinh tế một cách đầy đủ theo nghĩa tương đối: “HQKT là một
phạm trù kinh tế trong đó sản xuất đạt được cả HQ kỹ thuật và HQ phân phối”.
HQ kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi
phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể
về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Như vậy, HQ
kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất, nó chỉ ra một đơn vị
nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại thêm bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
HQ phân phối (hiệu quả giá) là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá
sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên
một đồng chi phí thêm về đầu vào. Khi nắm được giá của các yếu tố đầu vào,
đầu ra người ta sẽ sử dụng các yếu tố đầu vào theo một tỉ lệ nhất định để đạt
được lợi nhuận tối đa. Thực chất của HQ phân phối chính là HQ kỹ thuật có
tính đến giá của của các yếu tố đầu vào và đầu ra, hay chính HQ về giá.
Theo TS.Nguyễn Tiến Mạnh: “HQKT là phạm trù kinh tế khách quan
phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã xác định”.
Mục tiêu ở đây có thể tùy vào từng lĩnh vực sản xuất, tùy vào từng doanh
nghiệp. Tuy nhiên mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận.
Để đạt được điều này doanh nghiệp cần phải sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả
các nguồn lực sản xuất (lao động, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, vốn,…).
Như vậy, mặc dù còn có rất nhiều những quan điểm khác nhau về khái
niệm HQKT nhưng chung quy lại chúng ta có thể hiểu: HQKT chính là phạm
trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ
lợi dụng các nguồn lực sản xuất (lao động, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu,
8
nguyên vật liệu, tiền vốn) trong quá trình tiến hành các hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp để tối đa hóa lợi nhuận.
1.1.2.2. Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế
Trong nền kinh tế nhiều thành phần phát triển theo cơ chế thị trường
đang khuyến khích mọi ngành, mọi lĩnh vực sản xuất tham gia sản xuất kinh
doanh để tìm kiếm cơ hội với yêu cầu, mục đích khác nhau nhưng mục đích
cuối cùng là tìm kiếm lợi nhuận. Nhưng làm thế nào để có HQKT cao nhất,
đó là sự kết hợp các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra trong điều kiện sản
xuất, nguồn lực nhất định. Ngoài ra còn phụ thuộc vào mục đích, yêu cầu
khoa học kỹ thuật và việc áp dụng vào trong sản xuất, vốn, chính sách,…
quy luật khan hiếm nguồn lực trong khi đó nhu cầu của xã hội về hàng hóa,
dịch vụ ngày càng tăng và trở nên đa dạng hơn, có như vậy mới nâng cao
được HQKT.
Quá trình sản xuất là sự liên hệ mật thiết giữa các yếu tố đầu vào và
các yếu tố đầu ra, là biểu hiện mối quan hệ giữa kết quả và HQ sản xuất. Kết
quả là một dạn lượng vật chất được biểu hiện bằng nhiều chỉ tiêu, nhiều nội
dung tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể. Khi xác định hiệu quả kinh tế
không nên chỉ quan tâm đến hoặc là quan hệ so sánh (phép chia) hoặc là
quan hệ tuyệt đối (phép trừ) mà nên xem xét đầy đủ mối quan hệ kết hợp
chặt chẽ giữa các đại lượng tuyệt đối. HQKT ở đây được biểu hiện bằng giá
trị tổng sản phẩm, thu nhập, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.
HQKT trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu do hai quy luật chi phối:
- Quy luật cung - cầu
- Quy luật năng suất cận biên giảm dần
HQKT là một đại lượng để đánh giá, xem xét đến hiệu quả hữu ích
được tạo ra như thế nào, có được chấp nhận hay không. Như vậy HQKT liên
quan trực tiếp đến yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất.
9
Việc vận dụng các chỉ tiêu đánh giá HQKT trong sản xuất nông nghiệp
là rất đa dạng vì ở một mức sản xuất nhất định cần phải làm thế nào để có chi
phí vật chất, lao động trên một đơn vị sản phẩm là thấp nhất. Việc đánh giá
phụ thuộc vào quy trình sản xuất là sự kết hợp giữa các yếu tố đầu vào và
khối lượng đầu ra, nó là một trong các nội dung hết sức quan trọng trong việc
đánh giá HQSX. Tùy thuộc vào từng ngành, quy mô, đặc thù của ngành sản
xuất khác nhau thì HQSX được xem xét dưới góc độ khác nhau, cũng như các
yếu tố tham gia sản xuất. xác định các yếu tố đầu ra, các mục tiêu đạt được
phải phù hợp với mục tiêu chung của nền kinh tế quốc dân, hàng hóa sản xuất
ra phải được trao đổi trên thị trường, các kết quả đạt được là: Khối lượng, sản
phẩm, lợi nhuận,… Xác định các yếu tố đầu vào đó là những yếu tố chi phí về
vật chất, công lao động, vốn,…
Phân tích HQKT trong sản xuất nông nghiệp trong điều kiện kinh tế thị
trường việc xác định các yếu tố đầu vào, đầu ra gặp các trở ngại sau:
Khó khăn trong việc xác định các yếu tố đầu vào: Tính khấu hao, phân
bố chi phí, hạch toán chi phí,… yêu cầu này phải chính xác và đầy đủ.
Khó khăn trong việc xác định các yếu tố đầu ra: Việc xác định các các
kết quả về mặt xã hội, môi trường sinh thái, độ phì của đất,… không thể
lượng hóa được.
Bản chất của HQKT xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển kinh
tế xã hội là thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng về vật chất, tinh thần của mọi cá
nhân, tổ chức xã hội.muốn như vậy thì quá trình sản xuất phải phát triển không
ngừng về cả chiều sâu và chiều rộng như: vốn, kỹ thuật, tổ chức sản xuất sao cho
phù hợp để không ngừng nâng cao HQKT của quá trình sản xuất.
Để hiểu rõ phàm trù HQKT chúng ta cần phân biệt rõ ranh giới giữa hai
phạm trù kết quả và HQ:
10
Kết quả là phạm trù phản ánh những cái thu được sau một quá trình
kinh doanh hay một khoảng thời gian kinh doanh nào đó. Như vậy kết quả có
thể biểu hiện bằng đơn vị hiện vật hoặc đơn vị giá trị. Các đơn vị hiện vật cụ
thể được sử dụng tùy thuộc vào đặc trưng sản phẩm mà quá trình kinh doanh
tạo ra, nó có thể là tấn, tạ, kg, m
2
, m
3
, lít,… các đơn vị giá trị có thể là đồng,
triệu đồng, ngoại tệ,…
Trong khi đó HQ là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực
sản xuất. trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất không thể đo lường bằng
các đơn vị hiện vật và đơn vị giá trị mà nó mang tính tương đối. Ta có thể tính
toán trình độ lợi dụng nguồn lực bằng số tương đối là tỷ số giữa kết quả và
hao phí nguồn lực.
Chênh lệch giữa kết quả và chi phí luôn là số tuyệt đối: Phạm trù này
chỉ phản ánh mức độ đạt được về một mặt nào đó nên cũng mang bản chất là
kết quả của quá trình kinh doanh không bao giờ phản ánh được trình độ lợi
dụng nguồn lực sản xuất.
1.1.2.3. Phân loại hiệu quả kinh tế
Hoạt động sản xuất của nền kinh tế - xã hội được diễn ra ở các phạm vi
khác nhau, đối tượng tham gia vào các quá trình sản xuất và các yếu tố sản
xuất càng khác nhau thì nội dung nghiên cứu HQKT càng khác nhau. Do đó
để nghiên cứu HQKT đúng cần phân loại hiệu quả kinh tế.
Có thể phân loại HQKT theo các tiêu chí sau:
* Phân loại theo phạm vi và đối tượng xem xét. HQKT được phân theo
các khía cạnh sau:
- HQKT quốc dân: Là HQKT tính chung cho toàn bộ nền nền sản xuất
xã hội của một quốc gia.
- HQKT ngành: Là HQKT tính riêng cho từng ngành sản xuất vật chất
nhất định như công nghiệp, nông nghiệp,…
11
- HQKT theo lãnh thổ: Tính riêng cho từng vùng, từng địa phương.
- HQKT của từng quy mô tổ chức sản xuất - kinh doanh: Doanh nghiệp
Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình,…
- HQKT từng biện pháp kỹ thuật, từng yếu tố đầu vào sản xuất.
* Phân loại hiệu quả theo bản chất, mục tiêu:
- HQKT phản ánh mối quan hệ tương quan giữa kết quả hữu ích về mặt
kinh tế và chi phí bỏ ra, nó đánh giá chủ yếu về mặt kinh tế của hoạt
động kinh tế mang lại.
- HQ xã hội: Phản ánh mối tương quan giữa kết quả của các lợi ích về
mặt xã hội do hoạt động sản xuất mang lại.
- HQ kinh tế - xã hội: Phản ánh mối tương quan giữa kết quả tổng hợp về
mặt kinh tế - xã hội với các chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó như bảo vệ
môi trường, lợi ích công cộng,…
- HQ phát triển và bền vững: Là HQ kinh tế - xã hội có được do tác động
hợp lý để tạo ra nhịp độ tăng trưởng tốt nhất và đảm bảo những lợi ích kinh tế
- xã hội lâu dài.
* Nếu căn cứ vào các yếu tố cơ bản của sản xuất các nguồn lực và hướng
tác động vào sản xuất thì chia HQKT thành:
- HQ sử dụng đất đai.
- HQ sử dụng lao động.
- HQ sử dụng các yếu tố tài nguyên như năng lượng, vốn,…
- HQ việc áp dụng khoa học - kỹ thuật như HQ làm đất, HQ bón phân,…
1.1.3. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất mía
1.1.3.1. ý nghĩa của việc phát triển sản xuất mía
Mía là một trong những cây trồng quan trọng của nước ta. Trong những
năm qua, cây mía giúp nhiều địa phương xóa đói giảm nghèo. Đối với nông
dân Việt Nam hiện nay thu nhập của họ chủ yếu từ những cây trồng, vật nuôi
12
phù hợp và dễ phát triển trên vùng đất mình. Ngày xưa cây mía tạo ra thu
nhập cho người nông dân với các sản phẩm mật mía, đường mía thì ngày nay,
cây mía và ngành mía đường tại Việt Nam được xác định không chỉ là ngành
kinh tế với mang lại lợi nhuận mà còn là một ngành kinh tế xã hội do nó có
ảnh hưởng quan trọng đến đời sống hàng nghìn người nông dân. Ngoài ra mía
còn là một thức uống. Theo đông y dược thảo, cây mía tên khoa học là Sa
offcinarum, họ Lúa gramicneal. Khi bón đủ phân nước, mía cao hóa thành
men rượu, cũng là vị thuốc có tác dụng diệt khuẩn trực trùng đường ruột, lọc
sạch mô mỡ có trong máu.
Viện sức khỏe cộng đồng Mỹ cho biết, cứ 100ml nước mía chứa 10%
đường saccarose, 22% protein, 0,5% lipit, sap, 0,05% cacbon, 0,5% tro muối
cali, natri, mangan, silic, sắt và magiê.
1.1.3.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của xuất mía
a. Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên
* Khí hậu:
- Nhiệt độ: Thích hợp trong phạm vi 20 - 25
o
C. Nhiệt độ cao quá hoặc
thấp quá ảnh hưởng đến sinh trưởng bình thường và giảm tốc độ quang hợp.
Thời kỳ đầu, từ khi đặt hom đến mọc mầm thành cây con, nhiệt độ
thích hợp từ 20 - 25
o
C. Thời kỳ đẻ nhánh (cây có 6 - 9 lá), nhiệt độ thích hợp
20 - 30
o
C. Ở thời kỳ mía làm dóng vươn cao, yêu cầu nhiệt độ cao hơn để
tăng cường quang hợp, tốt nhất là 30 - 32
o
C.
- Ánh sáng: Rất cần cho sự quang hợp để tạo đường cho cây mía. Khi
cường độ ánh sáng tăng thì hoạt động quang hợp của bộ lá cũng tăng. Thiếu
ánh sáng cây mía phát triển yếu, hàm lượng đường thấp và cây mía dễ bị sâu
bệnh. Trong suốt chu kỳ sinh trưởng, cây mía cần khoảng 2.000 - 3000 giờ
chiếu sáng, tối thiểu cũng 1.200 giờ trở lên.
13
- Lượng nước và ẩm độ đất: Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sinh
trưởng và phát triển của cây mía. Trong thân cây mía chứa nhiều nước (70%
lượng). Lượng mưa thích hợp 1.500 - 2.000 mm/năm, phân bố trong khoảng
thời gian từ 8 - 10 tháng, từ khi cây mía mọc mầm đến thu hoạch. Cây mía là
loài cây trồng cạn, có bộ rễ ăn nông nên rất cần nước nhưng không chịu ngập
úng. Ở vùng đồi gò đất cao cần tưới nước trong mùa khô. Nơi đất thấp cần
nhiều nước, ẩm độ thích hợp khoảng 70 - 80%, ở các thời kỳ khác cần ẩm độ
65 - 70%.
* Đất: Mía có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau từ đất pha cát, đất cát
đến đất sét nặng. Riêng đối với một số loại đất như: Đất nhiều cát, ít chất
mùn, ít giữ nước - phân, đất chua, nhiều phèn (sắt và nhôm); đất mất chất hữu
cơ, đất bị chai do tập quán đốt lá mía sau thu hoạch, ta phải cải tạo bằng cách
bón phân chuồng (trâu, bò), tro rơm, tro trấu. Có thể luân canh hoạch trồng
xen canh cây họ đậu để làm đất tốt hơn [8].
b. Nhóm yếu tố về kỹ thuật
- Thời vụ: Thời vụ trồng mía thường vào đầu và cuối mùa mưa.
- Làm đất: Tiến hành vệ sinh đồng ruộng để diệt trừ cỏ dại, mầm mống
sâu bệnh, làm cho đất tơi xốp thông thoáng. Cày đất là khâu quan trọng giúp
bộ rễ mía ăn sâu, chịu hạn, chống đổ và tăng khả năng cung cấp dinh dưỡng
cho cây.
Khoảng cách hàng trồng khoảng 0,8 - 1m. Đào hộc: Rộng 20 - 30 cm,
sâu 20 - 30 cm. Bón lót toàn bộ phân nền hữu cơ, phân lân và thuốc Basudin
trước khi đặt hom 1 - 2 ngày.
- Chuẩn bị hom mía: chọn hom ta nên chọn hom không sâu bệnh,
không lẫn giống, không xây xát, không quá già và cũng không quá non (tốt
nhất là từ 6 - 8 tháng tuổi). Hom mía phải có từ 2 - 3 mầm tốt. Ngâm hom
trong nước 8 24 giờ đối với giống nảy mầm chậm. Tiến hành chặt mỗi hom
14
hai mắt mầm, chặt ngang giữa long, không chặt sát mầm. Hom chặt xong đem
trồng ngay là tốt nhất.
- Đặt hom: Giống chuẩn bị xong là có thể đặt ngay. Hom đặt thành 1
hàng giữa rãnh mía, hai hom cách nhau từ 10 - 20 cm (tùy theo giống). Đối
với nền đất ẩm khi đặt hom nên ấn nhẹ cho lún xuống nửa thân hom, để giữ
ẩm cho mầm và rễ dễ phát triển. Ở nền đất khô, hom đặt xuống phải lấp một
lớp đất mỏng để cố định hom và giữ ẩm.
- Chăm sóc: Sau khi trồng 1 - 1,5 tháng tuổi nếu phát hiện chết hom
(dài hơn 50cm) nên tiến hành trồng dặm để đảm bảo mật độ bên cạnh đó nên
làm sạch cỏ ở giai đoạn cây con để cỏ không cạnh tranh dinh dưỡng và ánh
sáng với mía. Thực hiện kết hợp với 2 lần bón phân.
+ Đánh lá mía: có thể đánh lá 3 lần cho mía tương úng lúc mía khoảng
3, 6, 9 tháng tuổi (lúc này mía chuẩn bị thu hoạch) [8].
c. Nhóm nhân tố về kinh tế
Cây mía đã thực sự góp phần tạo việc làm cho lao động nông thôn, từng
bước cải thiện, nâng cao đời sống nông dân. Hiệu quả kinh tế mía là đòn bẩy
vững chắc, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho nhiều hộ gia đình ở
địa phương.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình sản xuất mía ở thế giới
Theo thống kê của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO, 2011),
hiện nay có 111 quốc gia và vùng lănh thổ trên thế giới trồng mía và chế biến
đường từ mía, hàng năm sản xuất được 1.683 triệu tấn mía. Sản lượng mía toàn
thế giới năm 2009 gấp 3,75 lần sản lượng năm 1961. Trong đó tăng nhiều nhất là
vùng Nam Mỹ với 7,73 lần, chiếm 47,65% sản lượng thế giới, tiếp đến là Châu
Á với 3,48 lần, chiếm 35,76% sản lượng thế giới, trong khi đó sản lượng mía ở
Châu Âu năm 2009 giảm chỉ còn 1,63% sản lượng năm 1961.
15
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất mía đường trên thế giới từ 2008 - 20012
Năm
Diện tích mía
(triệu ha)
Sản lượng mía
(triệu tấn)
Năng suất mía
(tấn/ha)
2008 24,085 1.734 72,04
2009 23,694 1.694 71,48
2010 23,784 1.708 71,81
2011 25,582 1.819 71.12
2012 26,089 1.833 70,25
(Nguồn: FAO [10])
Sản lượng mía thế giới tăng trước tiên do phát triển diện tích. Trong thế
kỷ 20, nhất là ở nửa sau thế kỷ, nhiều nước ở Châu Á, Châu Phi, Nam Mỹ
phát triển diện tích trồng mía và công nghiệp đường để thỏa mãn nhu cầu
trong nước và tìm cơ hội xuất khẩu, nhất là sau khủng hoảng thiếu đường năm
1974. Trong 4 thập kỷ cuối thế kỷ 20, mỗi thập kỷ diện tích mía thu hoạch
trên thế giới tăng bình quân hơn 2,5 triệu ha.
Năng suất mía bình quân thế giới năm 1961 đạt 50,3 tấn/ha, đến năm
2009 đạt 70,9 tấn/ha, tăng cao hơn gần 41%. Đến năm 2008, có 20 nước có
sản lượng mía hàng năm đạt trên 9 triệu tấn, trong đó có Việt Nam. Còn
Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan và Pakistan theo thứ tự là 5 nước sản
xuất mía đường lớn nhất thế giới.
Bảng 1.2. Top 10 Quốc gia sản xuất mía đường hàng đầu thế giới năm 2008
STT
Quốc gia Sản lượng mía (tấn)
1 Brazil 645.300.182
2 Ấn Độ 348.187.900
3 Trung Quốc 124.917.502
4 Thái Lan 73.501.610
5 Pakistan 63.920.000
6 Mexico 51.106.900
7 Colombia 38.500.000
8 Úc 32.621.113
9 Argentina 29.950.000
10 Philippines 26.601.400
(Nguồn: FAO)
16
Ở Ấn Độ, Viện Lai tạo giống mía Coimbatore (thành lập 1912) đã lai
tạo và tuyển chọn ra nhiều giống mía tốt với ký hiệu Co. Chỉ tính riêng từ
1918 đến 2000, Viện đã chọn tạo và phóng thích ra sản xuất được 2.077 giống
mía mới, góp phần đưa năng suất mía bình quân ở Ấn Độ từ 45,58 tấn/ha vào
năm 1961 lên đạt 64,77 tấn/ha vào năm 2009, tăng 42,1%. Hiện nay các giống
mía Co không chỉ được trồng và chiếm gần 100% diện tích trồng mía ở Ấn
Độ mà còn được xuất khẩu và trồng ở nhiều nước khác trên thế giới trong đó
có Việt Nam.
Ở Đài Loan, công tác nghiên cứu thí nghiệm mía bắt đầu từ năm 1900
với việc thành lập vườn thí nghiệm mía đầu tiên. Đến năm 1906 vườn thí
nghiệm mía được đổi tên thành nông trại thí nghiệm mía và đến năm 1973 thì
thành lập nên Viện Nghiên cứu Mía Đường Đài Loan. Từ năm 1995 cho đến
2005, Viện đã lai tạo sản xuất được 64 giống mía mới có ký hiệu từ F135 đến
F178 và từ ROC 1 đến ROC 27. Những giống mía này hiện vẫn đang được
trồng phổ biến tại nhiều vùng trồng mía của Trung Quốc và một số nước khác
trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có cả Việt Nam.
Ở Cuba, với Viện Nghiên cứu Mía Đường Quốc gia Cuba thành lập từ
1909 và cùng 13 Trại vùng đã lai tạo và tuyển chọn được nhiều giống mía
mới có ký hiệu là C, My, Ja.
Ở Úc, Trung tâm nghiên cứu mía ở Queensland được thành lập từ năm
1900 với 5 Trại vùng (sau này tăng lên thành 17 trại). Năm 1951 Trung tâm
được đổi tên thành Cục điều hành các trại nghiên cứu mía đường (BSES). Từ
khi thành lập đến nay, BSES đã lai tạo và tuyển chọn được hàng chục các
giống mía tốt mới có ký hiệu là Q (chữ cái đầu của từ Queensland), góp phần
đưa năng suất mía bình quân của Úc tăng 29,3%, từ mức 62,16 tấn/ha vào
năm 1961 lên đạt 80,39 tấn/ha vào năm 2009.
17
Xã hội loài người càng phát triển, trình độ kỹ thuật công nghệ ngày
càng cao thì giá trị kinh tế của cây mía càng được phát huy. Không những là
nguyên liệu để sản xuất đường từ nhiều thế kỷ; trong thế kỷ 21, cây mía còn
là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp thực phẩm, hóa
phẩm, dược phẩm, chế biến cồn sinh học (Ethanol),… Ethanol là một nguồn
nhiên liệu không gây ô nhiễm môi trường hay hiệu ứng nhà kính đang dần trở
thành nguồn nhiên liệu thiết yếu thay thế cho dầu mỏ của nền kinh tế thế giới.
Sản lượng mía đường trên thế giới nhìn chung luôn tăng do sự phát
triển diện tích. Nhiều nước ở Nam Mỹ, Châu Á, Châu Phi phát triển diện tích
trồng mía và công nghiệp đường không những để thỏa mãn nhu cầu trong
nước mà còn để xuất khẩu. Trong 4 thập kỷ cuối thế kỷ 20, mỗi thập kỷ diện
tích mía thu hoạch trên thế giới tăng bình quân hơn 2,5 triệu ha. Ngày nay,
cây mía còn là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp thực
phẩm, hóa phẩm, dược phẩm, chế biến cồn sinh học (Ethanol),… Ethanol là
một nguồn nhiên liệu không gây ô nhiễm môi trường hay hiệu ứng nhà kính
đang dần trở thành nguồn nhiên liệu thiết yếu thay thế cho dầu mỏ của nền
kinh tế thế giới.
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ mía ở Việt Nam
Cây mía và nghề làm mật, đường ở Việt Nam đã có từ xa xưa (khoảng
từ 250 năm trước Công Nguyên), nhưng công nghiệp mía đường mới được
bắt đầu từ thế kỷ thứ XX. Đến năm 1994, cả nước mới có 9 nhà máy đường
mía, với tổng công suất gần 11.000 tấn mía ngày và 2 nhà máy đường tinh
luyện công suất nhỏ, thiết bị và công nghệ lạc hậu. Năm 1995, với chủ trương
“đầu tư chiều sâu, mở rộng các nhà máy đường hiện có, xây dựng một số nhà
máy có quy mô vừa và nhỏ ở những vùng nguyên liệu nhỏ. Ở những vùng
nguyên liệu tập trung lớn, xây dựng các nhà máy các thiết bị công nghệ tiên
tiến hiện đại, kể cả liên doanh với nước ngoài, sản lượng đường năm 2000 đạt
18
khoảng một triệu tấn. Chương trình mía đường được chọn là chương trình
khởi đầu để tiến hành công nghệ hóa, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn,
xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp. Ngành
mía đường được giao “Không phải là ngành kinh tế vì mục đích lợi nhuận tối
đa mà là ngành kinh tế xã hội”.
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất mía đường Việt Nam từ năm 2005 – 2012
Năm
Diện tích mía
(ha)
Sản lượng mía
(tấn)
Năng suất mía
(tấn/ha)
2008 270.700 16.145.500 59,6
2009 265.600 15.608.300 58,8
2010 269.100 16.161.700 60,1
2011 282.254 17.539.572 62,1
2012 297.500 19.040.799 60,0
(Nguồn: FAO [10])
1.2.3. Tình hình sản xuất mía tại tỉnh Cao Bằng
Tỉnh Cao Bằng cây mía được trồng nhiều nhất ở các huyện Quảng
Uyên, Phục Hòa và huyện Thạch An. Trong 3 năm gần đây vùng nguyên liệu
mía phát triển khá ổn định và có tính bền vững diện tích sản lượng năm sau
tăng cao hơn năm trước cụ thể:
Chỉ
tiêu
2011 2012 2013
Diện
tích
(ha)
Năng
suất
(tấn/ha)
Sản
lượng
(tấn)
Diện
tích
(ha)
Năng
suất
(tấn/ha)
Sản
lượng
(tấn)
Diện
tích
(ha)
Năng
suất
(tấn/ha)
Sản
lượng
(tấn)
Quảng
Uyên
625,96
62 38809,25
930,25
57 53024,25
1156,46
60 69387,6
Phục
Hòa
1600,53
60 96031,80
1925,8
65 125177
2002,03
62 124125,86
Thạch
An
168,78
60,5 10211,19
267,16
56 14960,96
316,25
60 18975