ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
…
BÙI VĂN TRỌNG
Tên đề tài:
“
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CHÈ CÀNH CỦA
CÁC HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VĂN YÊN
HUYỆN ĐẠI TỪ - TỈNH THÁI NGUYÊN
”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp
Khoa : KT & PTNT
Khóa học : 2010 - 2014
Thái Nguyên, 2014
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
…
BÙI VĂN TRỌNG
Tên đề tài:
“
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CHÈ CÀNH CỦA
CÁC HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VĂN YÊN
HUYỆN ĐẠI TỪ - TỈNH THÁI NGUYÊN
”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp
Khoa : KT & PTNT
Lớp : 42A – KTNN
Khóa học : 2010 – 2014
Giảng viên hướng dẫn : Ths. Nguyễn Thị Hiền Thương
Thái Nguyên n
ăm 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đề tài nghiên cứu này là do chính bản thân tôi
thực hiện, có sự hỗ trợ của cô giáo hướng dẫn. Các dữ liệu được thu nhận từ
những nguồn hợp pháp, nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là
trung thực.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 5 năm 2014
Sinh Viên
Bùi Văn Trọng
LỜI CẢM ƠN
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành
đến Ban lãnh đạo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm
khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn, các thầy giáo, cô giáo trong khoa. Đặc
biệt, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô giáo: Thạc sĩ Nguyễn
Thị Hiền Thương người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận này.
Để hoàn thành được khóa luận này, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn
chân thành đến Uỷ ban nhân dân xã Văn Yên, các hộ trồng chè đã cung cấp
cho tôi những nguồn tư liệu hết sức quý báu. Trong suốt quá trình nghiên cứu,
tôi nhận được sự quan tâm, sự động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi về cả vật
chất và tinh thần của gia đình và bạn bè. Thông qua đây, tôi cũng xin được
gửi lời cảm ơn đến những tấm lòng và sự giúp đỡ quý báu đó.
Trong quá trình hoàn thành khóa luận, tôi đã có nhiều cố gắng. Tuy
nhiên, khóa luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót vì vậy, tôi kính
mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các quý thầy cô giáo và các bạn sinh
viên để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Bùi Văn Trọng
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN
Trang
Bảng 1.1. Sản lượng chè thế giới qua các năm 20
Bảng 1.2: Diện tích, năng suất, sản lượng chè thế giới qua các năm gần đây 21
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng chè của một số nước trên thế giới
năm 2012 22
Bảng 1.4: Diện tích, năng suất, sản lượng của chè Việt Nam từ năm 25
2007 - 2011 25
Bảng 1.5. Sản lượng và giá trị xuất khẩu của chè Việt Nam từ năm 26
2007 - 2012 26
Bảng 2.1. Diện tích trồng chè năm 2013 ở các xóm trong xã Văn Yên 37
Bảng 3.1.Tình hình sử dụng đất đai của xã Văn Yên 2011-2013 45
Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động xã Văn Yên từ 2011 – 2013 46
Bảng 3.3. Kết quả sản xuất các ngành kinh tế xã Văn Yên 2011-2013 49
Bảng 3.4: Diện tích, năng suất và sản lượng chè của xã Văn Yên qua 3 năm
2011-2013 53
Bảng 3.5. Thông tin cơ bản về chủ hộ 55
Bảng 3.6: Tình hình nhân lực của hộ điều tra năm 2013 56
Bảng 3.7. Tình hình đất đai của hộ điều tra năm 2013 57
Biểu đồ 3.1. Diện tích đất đai của hộ điều tra năm 2013 57
Bảng 3.8: Diện tích, năng suất, sản lượng chè cành bình quân của hộ điều tra
năm 2013 58
Bảng 3.9: Tình hình chế biến chè búp tươi của hộ điều tra năm 2013 60
Bảng 3.10. Phương tiện chế biến chè của hộ điều tra năm 2013 61
Bảng 3.11. Tổng hợp chi phí trồng mới và chi phí kiến thiết cơ bản/sào chè
cành của nhóm hộ điều tra xã Văn Yên năm 2013 63
Bảng 3.12: Chi phí cho chè kinh doanh (bình quân/hộ) của hộ điều tra xã Văn
Yên năm 2013 66
Bảng 3.13. Kết quả sản xuất chè cành của hộ điều tra năm 2013 68
Bảng 3.14: Hiệu quả sản xuất chè của hộ sản xuất chè cành xã Văn Yên năm
2013 69
Bảng 4.1: Một số mục tiêu phát triển sản xuất chè ở xã Văn Yên đến năm
2020 75
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG KHÓA LUẬN
Trang
Biểu đồ 1.1. Cơ cấu khối lượng chè xuất khẩu sang các nước của Kenya 23
Biểu đồ 1.2. Giá chè bình quân theo tháng của thế giới 24
Biểu đồ 3.1. Diện tích đất đai của hộ điều tra năm 2013 57
Sơ đồ 1: Kênh tiêu thụ sản phẩm chè của hộ sản xuất chè xã Văn Yên 62
Biểu đồ 3.2. Kết quả sản xuất chè cành của hộ điều tra năm 2013 68
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
Chữ viết tắt Nghĩa
1 BVTV Bảo vệ thực vật
2 CNH-HĐH Công nghiệp hóa hiện đại hóa
3 ĐVT Đơn vị tính
4 GO Tổng giá trị sản xuất
5 GO/diện tích Tổng giá trị sản xuất trên diện tích
6 GO/IC Tổng giá trị sản xuất trên chi phí trung gian
7 GO/LĐ Tổng giá trị sản xuất trên lao động
8 HQKT Hiệu quả kinh tế
9 HTX Hợp tác xã
10 IC Chi phí trung gian
11 KHCN Khoa học công nghệ
12 KTCB Kiến thiết cơ bản
13 MI/diện tích Thu nhập hỗn hợp trên diện tích
14 MI/IC Thu nhập hỗn hợp trên chi phí trung gian
15 MI/LĐ Thu nhập hỗn hợp trên lao động
16 THCS Trung học cơ sở
17 TNHH - MTV Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
18 UAE Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất
19 UBND Ủy ban nhân dân
20 VA/diện tích Giá trị gia tăng trên diện tích
21 VA/IC Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian
22 VA/LĐ Giá trị gia tăng trên lao động
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3
2.1. Mục tiêu chung 3
2.2. Mục tiêu cụ thể 3
3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 4
3.1. Ý nghĩa khoa học 4
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 4
4. Những đóng góp mới của đề tài 4
5. Bố cục của khóa luận 4
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5
1.1. Cơ sở lý luận 5
1.1.1. Ý nghĩa của phát triển cây chè 5
1.1.2. Giá trị của cây chè 7
1.1.3. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của sản xuất chè 9
1.1.4. Một số vấn đề cơ bản về hiệu quả kinh tế 14
1.2. Cơ sở thực tiễn 20
1.2.1. Tình hình sản xuất chè trên thế giới 20
1.2.2. Tình hình tiêu thụ chè trên thế giới 22
1.2.3. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè ở Việt Nam 24
1.2.4. Những lợi thế và khó khăn trong sản xuất chè của Việt Nam 28
1.2.5. Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè ở Thái Nguyên 30
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 35
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 35
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 35
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 35
2.2. Nội dung nghiên cứu 35
2.3. Câu hỏi nghiên cứu 35
2.4. Phương pháp nghiên cứu 36
2.4.1. Chọn điểm nghiên cứu 36
2.4.2. Phương pháp thu thập tài liệu và số liệu 38
2.4.3. Phương pháp tổng hợp xử lý số liệu 40
2.4.4. Phương pháp phân tích 40
2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 41
2.5.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình kết quả sản xuất của hộ 41
2.5.2. Các chỉ tiêu bình quân 1
2.5.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè 43
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 44
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 44
3.1.1.Đặc điểm về điều kiện tự nhiên 44
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội xã Văn Yên 45
3.1.3. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của xã Văn Yên 49
3.1.4. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã
hội của xã Văn Yên. 50
3.2. Thực trạng sản xuất chè của xã Văn Yên 52
3.2.1. Tình hình về sản xuất chè của xã 52
3.2.2. Tình hình chế biến chè 53
3.2.3. Tình hình tiêu thụ chè 54
3.2.4. Nhận xét chung 54
3.3. Tình hình chung về nhóm hộ nghiên cứu 55
3.3.1. Thông tin chung về chủ hộ 55
3.3.2. Nguồn nhân lực của hộ 56
3.3.3. Nguồn đất sản xuất của hộ 57
3.4. Thực trạng sản xuất chè cành của hộ điều tra 58
3.4.1. Tình hình sản xuất chè cành của hộ 58
3.4.2. Tình hình chế biến chè cành của hộ 60
3.5. Đánh giá hiệu quả của cây chè cành theo kết quả điều tra 63
3.5.1. Tình hình đầu tư trong sản xuất chè cành của hộ 63
3.5.2. Kết quả và thu nhập từ sản xuất chè cành của hộ 67
3.5.3. Phân tích hiệu quả sản xuất chè cành của hộ sản xuất chè 68
3.6. Những thuận lợi, khó khăn về sản xuất chè tại xã Văn Yên: 70
3.7. Một số nhận xét về tình hình phát triển sản xuất chè cành của hộ nông dân
71
3.7.1. Những kết quả chủ yếu 71
3.7.2. Những hạn chế, tồn tại cần khắc phục 71
CHƯƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN VÀ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CHÈ CHO XÃ
VĂN YÊN, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN 73
4.1. Những căn cứ, quan điểm, mục tiêu phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế
sản xuất chè tại xã văn yên 73
4.1.1. Những căn cứ chủ yếu phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất
chè tại xã Văn Yên 73
4.1.2. Một số quan điểm cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất chè
xã Văn Yên 73
4.1.3. Một số mục tiêu phát triển sản xuất chè của xã Văn Yên 75
4.2. Một số giải pháp phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất
chè tại xã văn yên, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên. 76
4.2.1. Giải pháp về kỹ thuật và tăng cường ứng dụng các thành tựu mới của
khoa học kỹ thuật vào sản xuất chè 76
4.2.2. Giải pháp về chế biến chè 78
4.2.3. Giải pháp tiêu thụ sản phẩm và xây dựng thương hiệu chè Văn Yên 78
4.2.4. Giải pháp về cơ chế chính sách 79
4.2.5. Giải pháp về nguồn vốn để phát triển sản xuất chè 79
4.2.6. Giải pháp thủy lợi phục vụ sản xuất chè 79
4.2.7. Giải pháp về công tác khuyến nông 80
4.3. Kiến nghị 80
4.3.1. Đối với huyện Đại Từ 80
4.3.2 Đối với xã Văn Yên 81
4.3.3. Đối với các hộ nông dân 82
KẾT LUẬN 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Cây chè là cây trồng có nguồn gốc Nhiệt đới và Á nhiệt đới, sinh
trưởng, phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng và ẩm. Tuy nhiên, nhờ sự
phát triển của khoa học kỹ thuật, cây chè đã được trồng ở cả những nơi khá xa
với nguyên sản của nó. Trên thế giới, cây chè phân bố từ 42 vĩ độ Bắc đến 27
vĩ độ Nam và tập trung chủ yếu ở khu vực từ 16 vĩ độ Bắc đến 20 vĩ độ Nam.
1
Chè là cây công nghiệp lâu năm, có nhiệm kỳ kinh tế dài, hiệu quả kinh tế
cao và ổn định. Trồng chè không những góp phần nâng cao độ che phủ, bảo vệ đất
mà còn có tác dụng thu hút lao động, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập
tích cực thúc đẩy công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Chè có nhiều giá trị dinh dưỡng và công dụng. Nước chè là thứ nước
uống tốt và thông dụng hơn cả cà phê, ca cao. Hỗn hợp các chất trong chè
ngoài tác dụng giải khát, kích thích thần kinh chống mệt mỏi còn có tác dụng
kích thích tiêu hóa, nhất là tiêu hóa mỡ.
Qua nghiên cứu các nhà khoa học thấy rằng: Trong chè chứa nhiều
vitamin như: vitamin A, vitamin C, vitamin B
1
, B
2,
B
6
, vitamin K, PP Sử
dụng chè một cách hợp lý khoa học còn mang lại hiệu quả trong việc điều trị
một số bệnh liên quan đến tim mạch, cao huyết áp, các bệnh liên quan đến
tiêu hóa, bài tiết Đặc biệt, một phát hiện rất quan trọng của các nhà khoa
học Nhật Bản về giá trị của chè, đó là chè còn có tác dụng chống phóng xạ
Đặc biệt, một phát hiện rất quan trọng của các nhà khoa học Nhật Bản về giá
trị của chè, đó là chè có tác dụng chống phóng xạ (chất Sr 90 – một đồng vị
phóng xạ nguy hiểm) mở ra hướng điều trị mới cho bệnh nhân nhiễm phóng
xạ, bảo vệ sức khỏe con người. Như vậy, cây chè là cây trồng có giá trị kinh
tế cao, trồng chè là cần thiết và phù hợp.
2
Việt Nam là một trong những nước có điều kiện tự nhiên thích hợp cho
cây chè phát triển. Lịch sử trồng chè của nước ta đã có từ lâu, cây chè cho
1
Lê Lâm Bằng (2008)
2
Phạm Quang Lương (2003)
2
năng suất sản lượng tương đối ổn định và có giá trị kinh tế, tạo việc làm cũng
như thu nhập hàng năm cho người lao động, đặc biệt là các tỉnh trung du và
miền núi. Với ưu thế là một cây công nghiệp dễ khai thác, nguồn sản phẩm đang
có nhu cầu lớn về xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, thì cây chè đang được coi
là một cây trồng mũi nhọn, một thế mạnh của vùng trung du miền núi.
Năm 2011, huyện Đại Từ có khoảng 5.200 ha chè, trong đó, diện tích
chè kinh doanh là 4.900 ha, năng suất đạt 99 tạ/ha, sản lượng gần 50 nghìn
tấn. Để xây dựng vùng sản xuất chè chất lượng cao với diện tích khoảng
1.000 ha, huyện đã chỉ đạo trồng mới, trồng lại 779,6 ha bằng các giống chè
có năng suất, chất lượng cao như LDP1, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, TRI777,
Bát tiên… nâng tổng diện tích trồng chè bằng giống mới của huyện đạt
1.304,6 ha. Đồng thời, huyện cũng đã chỉ đạo thâm canh 4,899 ha, cải tạo
1.756 ha, trong đó tập trung vào một số vùng sản xuất chè chất lượng cao tại
các xã La Bằng, Phú Thịnh, Hùng Sơn, Văn Yên… Nhờ vậy, tổng diện tích
chè thâm canh chất lượng cao của huyện đến nay đạt 1.200 ha. Một số sản
phẩm chè thâm canh chất lượng cao đã được khẳng định trên thị trường và có
giá trị sản phẩm cao gấp 3-4 lần giá trị thương phẩm đại trà, giá trị thu nhập
bình quân đạt trên 100 triệu đồng/ha chè chất lượng cao, đặc biệt có một số
vùng chè như: La Bằng, Khuôn Gà (Hùng Sơn), Láng Thượng (Phú Thịnh)…
có giá trị thu nhập bình quân đạt trên 150 triệu đồng/ha. Với diện tích 1.200
ha chè chất lượng cao, hàng năm sản lượng chè búp khô trên địa bàn huyện
đạt trên 2.700 tấn, chiếm 18,3% tổng sản lượng chè búp khô toàn huyện.
3
Văn Yên là xã miền núi cách trung tâm huyện Đại Từ khoảng 10 km về
phía Nam, thực tế cho thấy, cây chè có ý nghĩa – vai trò rất lớn đối với việc phát
triển kinh tế ổn định đời sống nhân dân trong xã. Theo báo cáo của xã cho thấy:
tính đến thời điểm năm 2013 toàn xã có hơn 141 ha, trong đó có 6,7 ha diện tích
chè trồng mới và trồng lại; chè kinh doanh có khoảng 125 ha, năng xuất bình quân
đạt 90,3 tạ/ha, tổng sản lượng chè búp tươi là 1.128,75 tấn.
Trong hệ thống cây trồng của toàn xã, cây chè có nhiều ưu thế nổi trội:
cây chè không tranh chấp đất đai với cây lương thực. Trồng chè là biện pháp rất
3
UBND huyện Đại Từ
3
có ý nghĩa trong việc khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên đất dốc
trung du miền núi, phủ xanh đất trống đồi trọc, kết hợp trồng rừng theo phương
pháp nông – lâm kết hợp có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân cả về sản xuất, chế biến và tiêu thụ
sản phẩm chè, chúng ta vẫn chưa khai thác hết vai trò, giá trị và thế mạnh của
cây chè. Mặc dù quỹ đất trồng chè còn tới hàng trăm ha, năng suất chè có thể
đạt tới 90 – 120 tạ/ha và cao hơn nữa. Song cây chè chỉ mới đóng góp một tỷ
lệ nhỏ trong giá trị ngành trồng trọt. Mặt khác, người sản xuất còn chịu ảnh
hưởng bởi tư tưởng tập quán sản xuất truyền thống lạc hậu và chậm thích ứng
với cơ chế kinh tế thị trường, quá trình đầu tư còn chưa cân xứng, chưa khoa
học. Cơ cấu giống chè còn hạn chế, có rất ít những giống chè có năng suất,
chất lượng cao, các giống chè được sử dụng chủ yếu là chè trung du đã có từ
lâu đời… Do đó, năng suất chè chưa cao, chi phí giá thành lớn, hiệu quả kinh
tế còn thấp, khả năng cạnh tranh trên thị trường kém.
Trước những những thực tế đó, cần phải có sự đánh giá đúng thực trạng,
để thấy rõ được các tồn tại, từ đó đề ra các giải pháp phát triển sản xuất – chế
biến – tiêu thụ chè của địa phương. Việc nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả
kinh tế sản xuất chè cành của các hộ nông dân trên địa bàn xã Văn Yên, huyện
Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên” sẽ góp phần giải quyết các vấn đề trên.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu và đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân sản xuất
chè cành trên địa bàn xã Văn Yên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Qua đó,
đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao HQKT sản xuất cây chè
cành, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống cho người dân, đồng thời thúc
đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn xã Văn Yên.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa được về cơ sở lý luận và thực tiễn về HQKT,
nâng cao HQKT sản xuất cây chè cành.
- Phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất và HQKT sản xuất cây chè
cành trên địa bàn xã Văn Yên, năm 2011 – 2013.
4
- Đưa ra định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao HQKT
sản xuất cây chè cành xã Văn Yên.
3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Củng cố kiến thức đã học với thực tiễn trong quá trình đi thực tập tại cơ sở.
- Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập, xử lý thông tin kỹ năng nghề nghiệp.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Là tài liệu tham khảo giúp xã Văn Yên xây dựng quy hoạch phát triển
sản xuất cây chè cành. Có ý nghĩa thiết thực cho quá trình sản xuất cây chè
cành của xã Văn Yên và đối với các địa phương có điều kiện tương tự.
4. Những đóng góp mới của đề tài
Đánh giá một cách tương đối về HQKT sản xuất cây chè cành. Đánh
giá được sự ảnh hưởng của các nhân tố: trình độ học vấn của chủ hộ, cách
chăm sóc, khoa học kỹ thuật tới HQKT sản xuất cây chè cành.
5. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận bao gồm 4 chương chính:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
- Chương 2: Đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu.
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
- Chương 4: Các giải pháp và kiến nghị nâng cao HQKT của cây
chè cành
5
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
Chè là cây trồng có giá trị kinh tế cao, cùng với bước tiến của lịch sử
nhân loại bước phát triển của khoa học kỹ thuật, vai trò và giá trị của cây chè
ngày càng được khẳng định và nâng cao
1.1.1. Ý nghĩa của phát triển cây chè
1.1.1.1. Vị trí của cây chè:
Cây chè có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, không những chè mang
lại một nguồn thu nhập, một nguồn ngoại tệ đáng kể từ hoạt động buôn bán
xuất khẩu, mà còn tạo ra nhiều việc làm thu hút thêm nhiều lao động, góp
phần công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước trong tình hình mới.
Xét ở tầm vĩ mô thì sản phẩm chè có giá trị hàng hóa và giá trị xuất
khẩu cao. Thị trường tiêu thụ tương đối ổn định, nhu cầu tiêu dùng ngày càng
cao. Giá chè trên thế giới những năm gần đây ít biến động, bình quân từ 1,2 –
1,9 USD/kg chè đen và 2,0 – 3,0 USD/kg chè xanh.
Đối với nước ta, hàng năm chúng ta xuất khẩu được trên 20 nghìn tấn
chè khô. Thu ngoại tệ đạt trên 50 triệu USD. Chè Việt Nam đã có chỗ đứng
trên thị trường hơn 30 nước trên thế giới: bao gồm các nước thuộc Liên Xô
cũ, Đông Âu, trung cận đông, Bắc Phi…Gần đây bắt đầu thâm nhập những thị
trường khó tính như Tây Âu, Nhật Bản…
4
Ở Việt Nam, chè là cây trồng lâu đời. Đến nay, chúng ta đã xác định
được trên 35 tỉnh thành có trồng và sản xuất chè. Tuy vậy, chỉ tập trung chủ
yếu ở các tỉnh thuộc trung du miền núi phía Bắc, các tỉnh Tây Nguyên…trồng
chè đúng kĩ thuật sẽ tạo ra một thảm thực vật, góp phần bảo vệ môi trường
sinh thái.
Trong hệ thống cây trồng của các địa phương thuộc địa hình trung du
miền núi, cây chè được đánh giá rất cao và trở thành một trong những cây
4
www.thongtinthuongmaivietnam.
6
trồng chính của địa phương. Chè không tranh chấp đất đai với cây lương thực,
đông thời lại có khả năng khai thác và sử dụng tốt tài nguyên đất đai phong
phú của miền đồi núi, mang lại hiệu quả sản xuất cao hơn, góp phần thúc đẩy
nền nông nghiệp bền vững
Mặt khác, phát triển kinh tế cây chè cần một nguồn lao động lớn. Do
đó, sẽ thu hút thêm lao động giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập. Người
sản xuất sẽ tạo ra việc làm ngay trên địa phương mình, phá vỡ thế độc canh
sản xuất. Đồng thời, hạn chế nguồn lao động đang có xu hướng di cư về các
thành thị. Từ đó, góp phần phân bố lại dân cư ổn định sản xuất, rút ngắn dần
khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị.
Như chúng ta đã biết, chè là cây công nghiệp dài ngày, trồng một lần
cho thu hoạch nhiều lần, nếu được chăm sóc tốt, có thể cho thu hoạch 30 – 40
năm thậm chí còn cao hơn nữa. Do đó, phát triển cây chè sẽ tạo ra một nguồn
thu đều đặn và lâu dài. Quy hoạch phát triển các vùng chè tập trung bao gồm
cả lĩnh vực sản xuất nông công nghiệp và dịch vụ tạo điều kiện hình thành các
cụm dân cư từng bước cải thiện đời sống người dân, nhất là khu vực vùng sâu
vùng xa.
Như vậy, xét ở tầm vĩ mô, cây chè làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất
nước, ổn định đời sống dân cư. Còn trực tiếp đối với hộ nông dân, trồng chè và
phát triển kinh tế cây chè sẽ tạo ra thu nhập, cải thiện đời sống người sản xuất.
1.1.1.2. Vai trò - tác dụng của chè
Qua các công trình nghiên cứu người ta thấy rằng: chè có nhiều vai trò
tác dụng trong đời sống vật chất và tinh thần của con người. chè là thứ nước
uống lý tưởng vừa có giá tị dược liệu, lại có giá trị kinh tế cao.
Nước chè từ xưa đến nay vẫn là thứ nước uống giải khát của người
dân nước ta và trên thế giới. Uống chè chống được lạnh, khắc phục sự mệt
mỏi của cơ bắp và hệ thần kinh trung ương, kích thích vỏ đại não làm cho
tinh thần minh mẫn và sảng khoái trong thời gian lao động mệt mỏi về trí
óc và chân tay.
7
Trong chè chứa nhiều vitamin như: vitamin A, B
1,
B
2,
B
6,
vitamin C, K,
PP (trong đó vitamin C nhiều nhất). Đó là nguồn dinh dưỡng có giá trị và cần
thiết với con người.
Cây chè có giá trị dược liệu cao: Cây chè ban đầu được phát hiện như
một loại dược liệu quý. Ngoài vitamin và các chất kích thích hệ thần kinh,
chống mệt mỏi, chè còn có tác dụng bảo vệ sức khỏe, chữa các bệnh đương
ruột như: kiết lị, ỉa chảy (do có tannin), lợi tiểu (do có teofihin và
teobromuin); kích thích tiêu hóa mỡ chống béo phì, cao huyết áp; sử dụng chè
chữa sâu răng, hôi miệng, phòng và chữa bệnh đái đường… mà nhất là chất
phóng xạ (chất Sr 90 – Stonxi, một đồng vị phóng xạ nguy hiểm).
Năm 1996, nhà khoa học Nhật Bản (Shizuoka) đã thông báo: chè xanh
góp phần điều hòa sinh lí con người. Đặc biệt, chất catesin trong chè xanh còn
có chức năng phòng ngừa ung thư, củng cố hệ miễn dịch, cung cấp cho cơ thể
chất chất chống ôxi hóa có tác dụng chống lão hóa. Gần đây, người ta còn
nghiên cứu chiết suất được một chất trong chè xanh, có tác dụng hạn chế sự
phát tác của vi rút HIV khi sâm nhập vào cơ thể. Ngày nay gần 1/2 nhân dân
thế giới dùng chè làm nước uống.
Như vậy, sản phẩm chè có một giá trị dinh dưỡng và giá trị dược liệu cao.
Từ khi được phát hiện đến nay, vai trò và vị trí của cây chè đã và đang ngày càng
được nâng cao. Chứng tỏ, trồng và phát triển kinh tế cây chè là một phương
hướng đúng đắn. Phát triển kinh tế cây chè thực sự mang một ý nghĩa to lớn.
1.1.2. Giá trị của cây chè
Chè là một loại cây trồng rất có giá trị. Điều này đã được khẳng định và
chứng minh khi người ta chỉ ra trong chè có nhiều chất dinh dưỡng, có tác
dụng tốt với cơ thể. Hoạt động xuất khẩu mang lại một nguồn thu không nhỏ
cho ngân sách nhà nước. Ngoài ra trồng chè còn góp phần khai thác và sử
dụng có hiệu quả tiềm lực của địa phương, tạo ra thế mạnh về kinh tế, kích
thích sản xuất phát triển. Trong lĩnh vực y học, các chất trong chè còn có tác
dụng nhất định trong phòng và chữa một số bệnh. Ngày nay, khoa học kĩ
thuật phát triển, y học lại tiến thêm những bước dài trong chuẩn đoán và điều
8
trị bệnh, việc nghiên cứu giá trị cây chè và phục vụ cho mục đích y học chắc
chắn sẽ được nâng lên một tầm cao hơn.
Chè có giá trị văn hóa nghệ thuật: uống trà và thưởng thức trà đã tạo
cho con người một cảm hứng văn thơ, nghệ thuật và hội họa. Thế giới đã hình
thành nét văn hóa trà từ lâu đời, đẹp đẽ, phong phú, giàu chất nghệ thuật với
nét độc đáo riêng của từng dân tộc. Mỗi nơi, mỗi dân tộc lại có cách thưởng
thức khác nhau. Có người uống trà, ngắm trăng, bầu bạn và làm thơ, lại có
nơi, có người uống trà và bàn về cách thưởng thức trà…tất cả đã tạo nên “nét
đẹp cho văn hóa trà”.
Như chúng ta đã biết, trồng và phát triển kinh tế cây chè sẽ nâng cao
diện tích che phủ đất, giảm diện tích đất trống đồi trọc… Do đó, hạn chế xói
mòn và rửa trôi đất. Đồng thời, cùng với quá trình chăm sóc chè, đất đai sẽ
được cải tạo và nâng cao độ màu mỡ, mối liên hệ giữa đất đai và cây trồng trở
nên bền chặt hơn. Hiện nay, do thiếu ý thức, nên tình trạng chặt phá rừng bừa
bãi, và giảm độ che phủ đất đai đang có xu hướng tăng, ảnh hưởng xấu đến
môi trường sinh thái, đe dọa cuộc sống ổn định của con người. Trồng chè là
một giải pháp tốt, một mặt nâng cao thu nhập, mặt khác góp phần giữ gìn và
bảo vệ môi trường sinh thái.
Trên cơ sở giải quyết việc làm nâng cao thu nhập, bảo vệ môi trường
sinh thái…Trồng và phát triển kinh tế cây chè mang ý nghĩa chính trị, xã hội.
Khi vấn đề việc làm được giải quyết, nhàn rỗi và thất nghiệp sẽ giảm, người
dân yên tâm và trở nên gắn bó với công việc của mình hơn, giao lưu buôn bán
diễn ra mạnh, thu nhập trên đầu người tăng tạo điều kiện phân bố hợp lý, ổn
định cuộc sống dân cư, nhất là vùng sâu, vùng xa.
Tóm lại, xét ở mỗi khía cạnh, mỗi góc quan sát khác nhau, cây chè lại
có giá trị đặc trưng riêng, vừa có ý nghĩa trong đời sống dân cư, lại có giá rị
với toàn xã hội. Ngày nay, để tiến tới xây dựng nước ta thành một nước công
nghiệp hiện đại, chúng ta cần phải tập trung tích lũy nhiều vốn, kinh nghiệm,
khoa học kỹ thuật…phục vụ sản xuất. Phát triển nền nông nghiệp bền vững
nói chung, ngành chè nói riêng là một trong những biện pháp góp phần tích tụ
vốn chuẩn bị cho nền sản xuất lớn, hiện đại trong thời gian tới.
9
1.1.3. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của sản xuất chè
Cây chè có đặc điểm từ sản xuất đến chế biến đòi hỏi phải có kỹ thuật
khá cao từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch đến chế biến bảo quản. Vì thế để
phát triển ngành chè hàng hóa đạt chất lượng cao cần phải quan tâm, chú
trọng từ những khâu đầu tiên, áp dụng những chính sách đầu tư hợp lý, loại
bỏ dần những phong tục tập quán trồng chè lạc hậu… Để tạo ra những sản
phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh cao, thu hút khách hàng và các nhà đầu tư
sản xuất trong và ngoài nước.
a, Những nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất chè
- Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên
+ Đất đai và địa hình: Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng đối với sản
xuất nông nghiệp nói chung và cây chè nói riêng. Đất đai là yếu tố ảnh hưởng
đến sản lượng, chất lượng chè nguyên liệu và chè thành phẩm.
Muốn chè có chất lượng cao và hương vị đặc biệt cần phải trồng chè ở
độ cao nhất định. Đa số những nơi trồng chè trên thế giới thường có độ cao
cách mặt biển từ 500 – 800m. So với một số cây trồng khác, cây chè yêu cầu
về đất không nghiêm ngặt. Nhưng để cây sinh trưởng tốt, có tiềm năng năng
suất cao thì đất trồng chè phải đạt yêu cầu: đất tốt, nhiều mùn, có độ sâu, chua
và thoát nước. Độ PH thích hợp là 4,5 – 6,0. Đất phải có độ sâu ít nhất là
60cm, mực nước ngầm phải dưới 1m. Địa hình có ảnh hưởng rất lớn đến sinh
trưởng và chất lượng chè. Chè trồng ở trên núi cao có hương vị thơm và mùi
vị tốt hơn vùng thấp, nhưng lại sinh trưởng kém hơn ở vùng thấp.
+ Thời tiết khí hậu: Cùng với địa hình, đất đai, các yếu tố: nhiệt độ, ẩm
độ trong không khí, lượng mưa, thời gian chiếu sáng và sự thay đổi mùa đều
ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, sản lượng và chất lượng chè.
Cây chè bắt đầu sinh trưởng được ở nhiệt độ > 10
0
C. Nhiệt độ trung
bình hàng năm để cây chè sinh trưởng và phát triển bình thường là 12,5
0
C,
cây chè sinh trưởng và phát triển tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ từ 15 –
23
0
C. Mùa đông cây chè tạm ngừng sinh trưởng, mùa xuân cây chè sinh
trưởng trở lại.
10
Cây chè yêu cầu lượng tích nhiệt hàng năm từ 3000 – 4000
0
C. Nhiệt độ
quá cao và quá thấp đều ảnh hưởng đến việc tích lũy tannin trong chè, nếu
nhiệt độ vượt quá 35
0
C liên tục kéo dài sẽ dẫn đến cháy lá chè. Nhiệt độ thấp
kết hợp với khô hạn là nguyên nhân hình thành nhiều búp mù.
Do cây chè là cây thu hoạch lấy búp non và lá non nên cây ưa ẩm, cần
nhiều nước. Yêu cầu lượng mưa bình quân trong năm khoảng 1.500 mm và
phân bố đều trong các tháng. Cây chè yêu cầu độ ẩm cao trong suốt thời kỳ
sinh trưởng là khoảng 85%. Ở nước ta các vùng trồng chè có điều kiện thích
hợp nhất cho cây chè phát triển cho năng suất và chất lượng cao vào các tháng
5, 6, 7, 8, 9 và 10 trong năm.
- Nhóm nhân tố về kỹ thuật
Ảnh hưởng của giống chè: chè là loại cây trồng có chu kỳ sản xuất dài,
giống chè tốt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sản xuất. Do vậy, việc
nghiên cứu chọn, tạo và sử dụng giống tốt phù hợp cho từng vùng sản xuất
được các nhà khoa học và người sản xuất quan tâm từ rất sớm.
Năm 1905, trạm nghiên cứu chè đầu tiên trên thế giới được thành lập
trên đảo Java. Đến năm 1913, Cohen Stuart đã phân loại các nhóm chè dựa
theo hình thái. Tác giả đã đề cập đến vấn đề chọn giống chè theo hướng di
truyền sản lượng, đồng thời ông cũng đề ra tiêu chuẩn một giống chè tốt.
Theo ông, để chọn một giống tốt theo phương pháp chọn dòng cần phải trải
qua 7 bước:
1. Nghiên cứu vật liệu cơ bản.
2. Chọn hạt.
3. Lựa chọn trong vườn ươm.
4. Nhân giống hữu tính và vô tính.
5. Chọn dòng.
6. Lựa chọn tiếp tục khi thu búp ở các dòng chọn lọc.
7. Thử nghiệm thế hệ sau.
Lựa chọn thế hệ sau được tiến hành theo các đặc tính của tính trạng bên
ngoài của cây như: Thân, cành, lá, búp, hoa, quả.
+ Tưới nước cho chè
11
Chè là cây ưa nước, trong búp chè có hàm lượng nước lớn, song chè
rất sợ úng và không chịu úng. Chè gặp khô hạn sẽ bị cằn cỗi, hạn chế việc hút
các chất dinh dưỡng từ đất, khô hạn lâu ngày sẽ làm giảm sản lượng thậm chí
còn chết. Do đó, việc tưới nước cho chè là biện pháp giữ ẩm cho đất để cây
sinh trưởng phát triển bình thường, cho năng suất và chất lượng cao.
+ Mật độ trồng chè:
Để có năng suất cao cần đảo bảo mật độ trồng chè cho thích hợp, mật
độ trồng chè phụ thuộc vào giống chè, độ dốc, điều kiện cơ giới hóa. Nhìn
chung tùy điều kiện mà ta bố trí mật độ chè khác nhau, nếu mật độ quá thưa
hoặc quá dày thì sẽ làm cho năng suất sản lượng thấp, lâu khép tán, không tận
dụng được đất đai, không chống được xói mòn và cỏ dại, vì vậy cần phải bố
trí mật độ chè cho hợp lý.
+ Đốn chè:
Những công trình nghiên cứu, về đốn chè ở trại thí nghiệm chè Phú Hộ
- Phú Thọ từ năm 1946 – 1967 đã đi đến kết luận, hàng năm đốn chè tốt nhất
vào thời gian cây chè ngừng sinh trưởng và đã đề ra các mức đốn hợp lý cho
từng loại hình đốn:
Đốn phớt: Đốn hàng năm, đốn cao hơn vết đốn cũ 3-5cm, khi cây chè
cao hơn 70cm thì hàng năm đốn cao hơn vết đốn cũ 1-2 cm.
Đốn lửng: Đốn cách mặt đất 60 – 65cm.
Đốn dàn: Đốn cách mặt đất 40 – 50cm.
Đốn trẻ lại: Đốn cách mặt đất 10 – 15cm.
Nghiên cứu về đốn chè các tác giả Nguyễn Ngọc Kính (1979), Đỗ
Ngọc Quỹ (1980) đều cho thấy: Đốn chè có tác dụng loại trừ các cành già
yếu, giúp cho cây chè luôn ở trạng thái sinh trưởng sinh dưỡng, hạn chế ra
hoa, kết quả, kích thích hình thành búp non, tạo cho cây chè có bộ lá, bộ
khung tán thích hợp, vừa tầm hái.
+ Bón phân: Bón phân cho chè là một biện pháp kỹ thuật quan trọng
nhằm tăng sự sinh trưởng của cây chè, tăng năng suất và chất lượng chè.
Trong quá trình sinh trưởng, phát triển, cây chè đã lấy đi một lượng phân rất
cao ở trong đất, trong khi đó chè lại thường được trồng trên sườn đồi, núi cao,
12
dốc nghèo dinh dưỡng… cho nên, lượng dinh dưỡng trong đất trồng chè ngày
càng bị thiếu hụt.
Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước
đều cho thấy hiệu quả của bón phân cho chè chiếm từ 50 – 60%.
Hiệu quả của các biện pháp nông học đối với năng suất chè, kết quả
nghiên cứu trong 10 năm cho (1988 – 1997) ở phú hộ cho thấy:
Đạm có vai trò hàng đầu, sau đó đến lân và kali đối với sinh trưởng của
chè nhỏ tuổi.
Đạm và lân có ảnh hưởng lớn hơn đối với cây chè nhỏ tuổi, lớn hơn vai
trò của tổ hợp đạm và kali. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh
trưởng và năng suất chè ở các giai đoạn khác nhau, tác giả Chu Xuân Ái,
Đinh Thị Ngọ, Lê Văn Đức 1998 cho thấy: phân lân có vai trò với sinh trưởng
cả về đường kính thân, chiều cao cây, độ rộng tán của cây con.
Bón phân cân đối giữa N, P, K cho năng suất cao hơn hẳn so với chỉ
bón đạm và kali hoặc chỉ bón mỗi đạm. Thời kỳ đầu của giai đoạn kinh doanh
sự sinh trưởng tán chè tiếp tục đòi hỏi đủ phân P, K trên cơ sở bón đủ đạm.
Như vậy, cây chè cần được cung cấp N, P, K với lượng cân đối hợp lý và
thường xuyên. Tuy nhiên mỗi giai đoạn cây cần với liều lượng khác nhau với
nguyên tắc: từ không đến có, từ ít đến nhiều, bón đúng lúc, đúng cách, đúng
đối tượng và kịp thời.
+ Hái chè: Thời điểm, thời gian và phương thức hái chè có ảnh hưởng
đến chất lượng chè nguyên liệu, hái chè gồm một tôm hai lá là nguyên liệu tốt
cho chế biến chè, vì trong đó chứa hàm lượng Polyphenol và Caphein cao,
nếu hái quá già thì không những chất lượng chè giảm mà còn ảnh hưởng đến
sinh trưởng phát triển của cây chè.
+ Vận chuyển và bảo quản nguyên liệu: Nguyên liệu chè sau khi thu
hái có thể đưa thẳng vào chế biến, có thể để một thời gian nhưng không quá
10h. Do vậy khi thu hái không để dập nát búp chè.
+ Công nghệ chế biến: Tùy thuộc vào mục đích của phương án sản
phẩm mà ta có các quy trình công nghệ chế biến phù hợp với từng nguyên
13
liệu đầu vào, nhìn chung quá trình chế biến gồm hai giai đoạn sơ chế và tinh
chế thành phẩm.
Chế biến chè đen gồm các công đoạn: Hái búp chè – Làm héo – Vò –
Lên men – Sấy khô – Vò nhẹ - Phơi khô. Chè đen thường được sơ chế bằng
máy móc hiện đại với năng suất chất lượng cao, trong các khâu này đòi hỏi
quy trình kỹ thuật phải nghiêm ngặt tạo hình cho sản phẩm và kích thích các
phản ứng hóa học trong búp chè.
Chế biến chè xanh: Là phương pháp chế biến được người dân áp dụng
rất phổ biến từ trước đến nay, quy trình gồm các công đoạn: Từ chè búp xanh
(1 tôm 2 lá) sau khi hái về đưa vào tôn quay xử lý ở nhiệt độ 100
0
C với thời
gian nhất định rồi đưa ra máy vò để cho búp chè săn lại, đồng thời giảm bớt tỷ
lệ nước trong chè. Sau khi vò xong lại đưa chè vào quay xử lý ở nhiệt độ thích
hợp cho đến khi chè khô hẳn (chú ý nhiệt độ phải giảm dần). Sau khi chè khô
ta có thể đóng bao bán ngay hoặc sát lấy hương rồi mới bán, khâu này tùy
thuộc vào khách hàng. Đặc điểm của chè xanh là có màu nước xanh óng ánh,
vị chát đậm, hương vị tự nhiên, vật chất khô ít bị biến đổi.
Chế biến chè vàng: Yêu cầu của việc chế biến khác với chè xanh và
chè đen, chè vàng là sản phẩm của một số dân tộc ít người trên các vùng núi
cao,được chế biến theo phương pháp thủ công.
- Nhóm nhân tố về kinh tế
+ Thị trường và giá cả: kinh tế học đã chỉ ra 3 vấn đề kinh tế cơ bản:
Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Câu hỏi sản xuất cái
gì được đặt lên hàng đầu, buộc người sản xuất phải trả lời cho được, để trả lời
cho câu hỏi này người sản xuất tìm kiếm thị trường, tức là xác định được nhu
cầu có khả năng thanh toán của thị trường đối với hàng hóa mà họ sẽ sản xuất
ra được người tiêu dùng chấp nhận ở mức độ nào, giá cả có phù hợp không, từ
đó hình thành mối quan hệ giữa cung và cầu một cách toàn diện.
Cuối cùng là vấn đề sản xuất cho ai? Ở đây muốn đề cập tới khâu phân
phối. Hàng hóa sản xuất ra được tiêu thụ như thế nào? Ai là người được
hưởng lợi ích từ việc sản xuất đó, cụ thể là bao nhiêu? Có như vậy mới kích
thích được sự phát triển sản xuất có hiệu quả.