Tải bản đầy đủ (.ppt) (40 trang)

Một số phương pháp chăm sóc sức khỏe cho Người cao tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (816.86 KB, 40 trang )

TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG PHƯỜNG MẠO KHÊ

Mạo Khê, ngày 25 tháng 8 năm 2016


NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN HỘI NGHỊ
NGƯỜI CAO TUỔI NĂM 2016
1. Tuyên truyền về chính sách của Đảng và Nhà nước liên
quan đến công tác DS- KHHGĐ.
2. Một số thách thức đối với công tác DS- KHHGĐ giai đoạn
hiện nay.
3. Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi (Theo tài liệu cung cấp
của Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Quảng Ninh)
3.1: Một số vấn đề chung về NCT:
3.2: Một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi và cách phòng
tránh:
- Bệnh tim mạch
- Bệnh xương khớp
- Bệnh huyết áp
- Bệnh mất ngủ


3.1: Một số vấn đề chung về Người cao tuổi:
- Quá trình lão hóa;
- Giao tiếp và chăm sóc sức khỏe tinh thần người
cao tuổi;
- Chăm sóc sức khỏe tinh thần người cao tuổi;
- Tổ chức đời sống gia đình và chăm sóc sức khỏe
tinh thần người cao tuổi;
- Những điều cần biết trong sinh hoạt hàng ngày
của người cao tuổi


- Dinh dưỡng cho người cao tuổi.
- Tự theo dõi sức khỏe ở người cao tuổi
- Một số giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống
người cao tuổi


QUÁ TRÌNH LÃO HÓA
Lão hóa là sự già đi của cơ thể, là một quy luật tất yếu “Sinh Trưởng - Lão - Bệnh - Tử”. Sống lâu là ước vọng xưa nay của loài
người, nhưng sống làm thế nào để sống lâu hữu ích? Để thực hiện
được chúng ta cần tìm hiểu quá trình lão hóa và các biện pháp hạn
chế quá trình này. Quá trình lão hóa xảy ra từ từ trong toàn bộ cơ thể,
thể hiện bằng sự suy giảm các chức năng của các cơ quan trong cơ
thể. Tiến độ lão hóa không giống nhau giữa các bộ máy và người này
với người khác.
Một số biện pháp hạn chế lão hóa:
- Không sống bừa bãi và thiếu trách nhiệm lúc còn trẻ.
- Tránh thói quen xấu: nghiện thuốc lá, rượu, cờ bạc, lười vận
động…
- Phát hiện bệnh sớm và chữa bệnh kịp thời, đúng đắn.
- Ăn uống hợp lý phù hợp sức khỏe và điều kiện.


CHĂM SÓC SỨC KHỎE TINH THẦN NGƯỜI CAO TUỔI

Người cao tuổi thường coi trọng giá trị tinh thần
hơn vật chất do vậy phải quan tâm, chú ý giữ tinh thần
luôn khỏe, sức khỏe tinh thần tốt. Tinh thần vốn là phần
thăng hoa, tinh tế của mối người nên vai trò tự chăm sóc
sức khỏe tinh thần càng quan trọng.
Tự chăm sóc sức khỏe tinh thần rất khó nhưng

cũng rất dễ nếu biết sử dụng kinh nghiệm sống với tự
nâng cao nhận thức. Khi xuất hiện những biểu hiện sức
khỏe tinh thần sa sút, cần tự tìm hiểu, suy nghĩ, lý giải
sâu sắc nguyên cớ, suy nghĩ theo phương châm “tiên
trách kỷ”, “Một điều nhịn, chín điều lành”, đề cao chữ
“Nhẫn”, chắc chắn phần lớn sẽ tự giải quyết được, bệnh
sẽ dần tiêu tan và trở thành người khỏe mạnh.


TỔ CHỨC ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TINH THẦN NCT

Gia đình có ảnh hưởng lớn đối với đời sống mối cá nhân
đặc biệt với NCT. Gia đình là chỗ dựa vững chắc cả về vật chất
và tinh thần cho NCT: “già cậy con”.
Tuy nhiên cần phải tổ chức đời sống gia đình có 2,3 thế
hệ sao cho hợp tình, hợp lý. Như:
- Có nơi sinh hoạt riêng cho người già: thoáng mát, rộng rãi,
gần gũi với con cháu.
- Bữa ăn cần mang nhiều ý nghĩa về tinh thần hơn vật chất.
- Trong sinh hoạt: không quá gò bó cần tôn trọng sở thích của
người già.
- Không ngăn cản người gia “đi bước nữa”, tuy nhiên NCT cần
cân nhắc kỹ càng.


NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TRONG SINH HOẠT HÀNG NGÀY CỦA NCT
Để có thể sống được khỏe mạnh lâu hơn, NCT cần phái nắm được những
điều đơn giản sau đâu:
- Nên ăn uống, ngủ nghỉ như sau: (Về ăn sẽ nói sau).
+ Về ngủ và nghỉ: Ngủ sớm và dạy sớm tốt hơn, trước khi đi ngủ nên ngâm chân

nước ấm, xoa bóp các đầu ngón tay, ngón chân; không tắm trước khi đi ngủ. Hoạt
động thể lực và trí lực cần vừa đủ, đều đặn, không quá sức.
+ Về tắm rửa: Cần làm quen với sự thay đổi nhiệt độ. Tuyệt đối không dội ngay
nước vào gáy và cột sống. Không nằm, ngồi dưới quạt, sàn nhà khi vừa tắm xong.
Không tắm khi mồi hôi còn ướt…
- Nên đi đại, tiểu tiện như thế nào:
+ Tạo thói quen đi đại tiện hàng ngày. Có thể gây phản xạ bằng cách xoa bụng từ
phải sang trái, uống 1 cốc nước hoặc 1 ly sữa. Có thể thay đổi tư thế ngồi để cơ
trơn hậu môn dễ mở hơn. Đứng lên từ từ, không đứng dậy ngay, nếu chóng mặt
phải vịn vào chỗ nào đó chờ hết chóng mặt mới đứng lên.
+ Nếu hay bị chóng mặt thì đi tiểu tiện cũng phải vị vào chỗ nào đó. Đi tiểu đêm dễ
xảy ra tai biến mạch máu não. Tốt nhất nên có bô để cạnh giường tiện với tay với.
+ Nếu đại tiểu tiện có vấn đề cần phải đi khám ngay (nam giới hay bị phì tuyến tiền
liệt)


NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TRONG SINH HOẠT HÀNG NGÀY CỦA NCT

- Nên nằm và ngồi như thế nào:
+ Tránh ngồi nơi gió lùa, nếu có gió thì nên để thổi sau lưng. Khi lên
xuống cầu thang thấy khó thở so với hôm trước cần đi khám bệnh. Bị
ho kéo dài quá 15 hôm phải đi khám bệnh.
+ Nằm ngủ không gối đầu cao, không thay đổi đột ngột tư thế nằm.
Không đọc sách quá lâu, không ngồi cả ngày. Khi đi lại, làm việc chú
ý giữ cho lưng thẳng. Khi ngủ dậy nên xoa bóp các khớp, nếu thấy
khác thường như tê nửa người, bại một bên tay, chân nên nằm nghỉ
và mời bác sỹ đến khám.
- Khi đi ngoài trời: Không để đầu trần, không để vấp ngã, nên ngậm
một ít gừng giữ ấm cổ (lúc trời lạnh). Khi có người gọi không quay
người ngay và mạnh dễ bị chóng mặt và ngã.

- Luyện tập: tạo cho cơ thể bền bỉ dẻo dai, tuy nhiên cần phải phù
hợp với NCT. Nên đi bộ, tập thái cực quyền…


DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI CAO TUỔI
- Hạn chế ăn nhiều đường, muối, chất béo
có hại, giảm ăn thịt, nội tạng động vật. Không
ăn quá no, uống quá nhiều bia rượu.
- Tăng ăn rau, hoa quả tươi chín, cá tươi,
đạm thực vật: đậu, lạc, vừng (bổ sung dinh
dưỡng, chống lão hóa có chọn lọc).
- Năng vận động
- Chú ý ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và vệ
sinh an toàn thực phẩm


NGƯỜI CAO TUỔI VỚI VIỆC SỬ DỤNG THUỐC
- Thuốc chỉ có tác dụng khi sử dụng đúng loại thuốc cho
từng loại bệnh.
- Dùng đúng liều lượng, đúng thời gian (theo hướng dẫn
của bác sỹ)
- Thực hiện đúng cách dùng để tránh tác dụng phụ (ăn gì,
kiêng gì, uống trước hay sau bữa ăn).
- Không tự ý uống thuốc không theo đơn hoặc liều thuốc.
Không cả tin nghe theo mách bảo của người khác mà phải theo lời
dặn của thày thuốc hoặc kinh nghiệm dùng thuốc của bản thân.


TỰ THEO DÕI SỨC KHỎE Ở NGƯỜI CAO TUỔI
- Cần theo dõi: Cân nặng, huyết áp động mạch, mạch. Nên có sổ tự

theo dõi sức khỏe nếu có bệnh mãn tính,
- Những dấu hiệu chủ quan cần quan tâm, nếu có phải đi khám
ngay:
+ Triệu chứng đau.
+ Mệt mỏi kéo dài, vô cớ, không muốn hoạt động.
+ Ăn ngủ thất thường (chán ăn, ngủ ít hoặc ngủ li bì)
+ Lên hoặc sút cân nhanh chóng.
+ Rối loạn tiểu tiện (đái dắt, đái khó, bí đái).
+ Xuất hiện u cục ở bụng, hạch bên cổ, vú, bẹn…
+ Khó thở (lúc đi lại, lên cầu thang, khi nằm nghỉ)
+ Thay đổi mầu sắc da (Vàng, xám).
+ Xuất huyết (ho ra máu, nôn ra máu, phân đen…).


MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG NCT
1. Trạng thái tâm lý vui vẻ.
2. Kinh tế ổn định.
3. Ăn uống hợp lý.
4. Duy trì hoạt động thể chất - tâm trí: nên thực hiện 3 nửa phút và 3
nửa giờ:
- Ba nửa phút (Giúp tránh đột quỵ): Nửa phút nằm trên giường cho
tinh thần tỉnh hẳn, nên kết hợp thổ sâu, chậm, xo bóp mặt, đầu…
Nửa phút từ từ ngồi dậy, kết hợp thở sâu, vươn vai. Nửa phút chạm
2 chân tới sàn nhà rồi mới đứng dậy đi lại.
- Ba nửa giờ (giúp dễ ngủ, tăng sức khỏe): Nửa giờ vận động buổi
sáng, đi bộ nhanh hoặc tập thể dục đều. Nửa giờ ngủ trưa. Nửa giờ
đi bộ buổi tối.
5. Giữ vệ sinh



MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG NCT
6. Thuật dưỡng sinh trong hoạt động tình dục: Không quá đam mê,
khi quan hệ tình dục phải biết cách kiềm chế xuất tinh sớm bằng các
bài tập thở, rèn luyện tâm trí và biết thư giãn…
7. Cuộc sống gia đình ấm cúng.
8. Lối sống lành mạnh.
9. Phát hiện sớm bệnh mạn tính ở NCT.
10. Một số xét nghiệm chính NCT nên thực hiện hàng năm:
Xác định chức năng thận, bệnh tiểu đường, bệnh gút, bệnh gan,
bệnh xơ vữa động mạch.
* Trong một số trường hợp đặc biệt: Chụp Xquang: bệnh loãng
xương, lao. Siêu âm Doppler: bệnh van tim, xơ vữa động mạch phổi,
động mạch cảnh. Điện tâm dồ: bệnh tim. Đo huyết áp theo định kỳ ở
người bị cao huyết áp.


CHĂM SÓC SỨC KHOẺ TIM MẠCH
1. Hạn chế thực phẩm nhiều chất béo:

Những loại thực phẩm chiên rất
ngon miệng nhưng có thể không tốt cho
tim. Để cải thiện sức khỏe tim, cần phải
hạn chế hết mức những loại thực phẩm
nhiều dầu mỡ trong chế độ ăn hằng ngày.
Hãy bổ sung những a xít béo lành mạnh
như omega 3, vốn có nhiều trong một số
loại cá.



CHĂM SÓC SỨC KHOẺ TIM MẠCH
2. Kiểm soát cholesterol:
Cholesterol xấu (LDL) thật sự không
thân thiện với tim, vì thế điều quan trọng
là phải kiểm soát mức cholesterol một
cách chặt chẽ. LDL là một trong những
nguyên nhân gây đông máu và đau tim.


CHĂM SÓC SỨC KHOẺ TIM MẠCH
3. Giảm cân:
Chớ nên lơ là việc kiểm soát cân nặng
của bản thân. Tình trạng thừa cân làm
tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim. Vì
vậy, hãy cố gắng làm cho mình thon thả
hơn để khỏe mạnh và năng động hơn
trong cuộc sống.


CHĂM SÓC SỨC KHOẺ TIM MẠCH
4. Tập thể dục:
Đây là một cách đơn giản nhưng rất quan
trọng để cải thiện tim cũng như sức khỏe
toàn diện. Tập thể dục thường xuyên
trong ít nhất 30 phút mỗi ngày có tác dụng
thúc đẩy sự lưu thông máu và tránh được
các bệnh tim mạch.



CHĂM SÓC SỨC KHOẺ TIM MẠCH
5. Ngừng hút thuốc:
Thói quen không tốt này có thể gây tổn hại
cho cả phổi lẫn tim. Hút thuốc làm tăng
nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và ung
thư.
6. Tập yoga:
Sự căng thẳng và trầm uất là 2 nguyên nhân
chính gây bệnh tim. Yoga làm thư giãn cơ
thể, trí óc và tâm hồn. Hãy tập yoga nếu
muốn có một trái tim khỏe mạnh.


CHĂM SÓC SỨC KHOẺ TIM MẠCH
7. Giảm muối:
Điều này giúp kiểm soát huyết áp cũng
như bảo vệ tim khỏi nguy cơ bệnh tật. Khi
chế biến thực phẩm, hãy nêm muối dưới
mức “vừa miệng” một chút, nghĩa là làm
nhạt đi dần dần, để góp phần duy trì sức
khỏe.


CHĂM SÓC SỨC KHOẺ TIM MẠCH
8. Chú ý triglyceride:
Đây là một loại lipid tương tự cholesterol
hiện diện trong máu. Mức triglyceride cao
có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Các chất béo bão hòa và trans fat chứa
rất nhiều triglyceride, nên hạn chế những

thực phẩm có các chất này.


CHĂM SÓC SỨC KHOẺ TIM MẠCH
9. Quan tâm đến tuyến giáp:
Bệnh suy chức năng tuyến giáp có thể
làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nó
làm xơ cứng các động mạch chủ và làm
tăng rủi ro mắc bệnh tim.


CÁC CÁCH GIÚP BẢO VỆ XƯƠNG
Cách 1: Bù đắp lượng xương đã mất
Xương thường ngừng phát triển trước tuổi
30, sau đó chúng thực hiện cuộc “tái cấu trúc”
7 năm một lần. Lượng hormone estrogen
giảm sau tuổi mãn kinh cũng làm giảm canxi,
dẫn đến mất xương. Nguồn canxi tốt nhất là
sữa ít béo (kể cả sữa chua và phô mai),
nhưng cũng đừng quên rau xanh, cá mòi, ngũ
cốc dinh dưỡng và nước ép trái cây. Nếu
không bảo đảm nguồn thực phẩm đó, nên
dùng viên bổ sung canxi 500mg.


CÁC CÁCH GIÚP BẢO VỆ XƯƠNG
Cách 2: Bổ sung vitamin D
Vitamin D cần thiết cho xương vì nó hỗ trợ cấu
trúc xương và thúc đẩy hấp thụ canxi. Nghiên cứu
cho biết hơn một nửa số người trưởng thành bị

thiếu hụt nguồn dưỡng chất này.
Cơ thể tự tạo ra vitamin D khi tiếp xúc với ánh
nắng, tuy nhiên cũng cần nguồn thực phẩm giàu
vi chất này, chẳng hạn dầu cá, cá hồi, cá ngừ,
sữa hoặc sữa chua bổ sung vitamin D ít béo,
trứng (đặc biệt là lòng đỏ).


CÁC CÁCH GIÚP BẢO VỆ XƯƠNG
Cách 3: Giảm Caffeine
Các chuyên gia khuyên không nên dùng
vượt quá 300mg caffeine một ngày, tương
đương khoảng 2 - 3 tách cà phê. Tuy
nhiên caffeine cũng có thể “ngụy trang”
trong nước tăng lực, cũng như một số loại
thuốc và thực phẩm chức năng.


CÁC CÁCH GIÚP BẢO VỆ XƯƠNG
Cách 4: Tập yoga
Tập yoga mỗi ngày vừa thư giãn tinh thần vừa là
cách bảo vệ xương hữu hiệu. Kết quả một
nghiên cứu với hai nhóm bệnh nhân loãng
xương cho thấy, nhóm có tập yoga 10 phút mỗi
ngày tăng mật độ xương hông và xương cột
sống trong khi nhóm không tập yoga lại càng
thêm loãng xương. Yoga còn tăng khả năng giữ
thăng bằng, do đó giảm nguy cơ té ngã. Nếu
cảm thấy sức yếu, có thể tập những bài nhẹ
nhàng.



×