Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

đề cương câu hỏi thảo luận văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ 18_nửa đầu thế kỷ 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.63 KB, 7 trang )


Câu hỏi thảo luận:
“Nhu cầu giải phóng tình cảm không những gắn liền với đề tài tình yêu, mà còn gắn liền
với sự xuất hiện của hình ảnh người phụ nữ trong văn học. Chưa bao giờ văn học lại nói nhiều về
người phụ nữ như giai đoạn này. Hình ảnh người phụ nữ là hình ảnh thành công nhất trong văn
học nửa cuối thế kỷ XVIII_nửa đầu thế kỷ XIX” ( Nguyễn Lộc _Văn học Việt Nam nửa cuối thế
kỷ XVIII_nửa đầu thế kỷ XIX-NXB Giáo dục, 1999, trang 70).
Hãy phân tích và chứng minh nhận định trên.
Đề cương chi tiết của bài thảo luận :
1.Nhu cầu giải phóng tình cảm:
a.Đề tài tình yêu :

Văn học Việt Nam ở giai đoạn thế kỷ X_nửa đầu thế kỷ XVIII chỉ nhắc đến những cái
chung, là tình cảm yêu nước thương dân, là quan hệ quân thần chứ chưa nhắc đến tình yêu như là
một thứ tình cảm chính thống, tình yêu không hề được xem trọng. Nhưng đến giai đoạn nửa cuối
thế kỷ XVIII_nửa đầu thế kỷ XIX, tình yêu là nguồn cảm hứng chủ yếu của các thi nhân, là khát
vọng lớn lao của con người để tìm đến hạnh phúc. Nếu như trước đó, người ta nói đến yêu một
cách kín đáo, nhẹ nhàng:
“Tình thư một bức phong còn kín
Gió nơi đâu gượng mở xem”
(Cây chuối_Nguyễn Trãi)
Thì bây giờ tình yêu được khẳng định một cách mạnh mẽ bằng tấc cả các cung bậc tình cảm vốn
có của nó. Tình yêu đã vượt qua những sự ràng buộc của những quy phạm pháp luật và lễ giáo
phong kiến vốn không hề thừa nhận quyền tự do yêu đương, quyền tự do kết hôn. Nhiều tác phẩm
văn học ra đời nhằm ca ngợi những vẻ đẹp của tình yêu gắn chặt với đời sống tình cảm của nhà
thơ.
Khi mà xã hội phong kiến đang xuống dốc, quyền sống của con người không được bảo
đảm, nhu cầu tình cảm không được trọn vẹn thì khát vọng vươn lên của con người càng to lớn,
mãnh liệt. Họ đấu tranh đến cùng để giành lấy hạnh phúc, tình yêu chân chính của mình và họ thể
hiện tình yêu đó bằng tấc cả tình cảm của mình. Có tác giả như Phạm Thái thì sáng tác của ông chỉ
xoay quanh chủ đề tình yêu, ông là tác giả của bài Văn tế Trương Quỳnh Như nổi tiếng, hay như


nữ sĩ Hồ Xuân Hương sự dang dở trong tình yêu đã làm cho bà có những câu thơ đầy tình cảm
thiết tha nhưng cũng hết sức sâu cay:
“Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá bạc như vôi”
(Mời trầu)
“Quân tử có yêu thì đóng cọc
Xin đừng mân mó nhựa ra tay”
(Quả mít)
Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du cũng đã xây dựng mối tình Kim Trọng_Thúy Kiều hết sức thơ
mộng, đầy chất thơ và đó là những trang tình cảm hay nhất, đẹp nhất. Nguyễn Huy Tự đã diễn tả
một mối tình thật lãng mạn, trong sáng của Lương Phương Châu và Dương Dao Tiên trong
Truyện Hoa Tiên dưới ánh trăng lung linh, huyền ảo. Hay như trong Truyện Phan Trần, mối tình
của Phan tất Chánh và Trần Kiều Liên cũng không hề kém chất thi vị và mang đậm chất dân chủ
chống lại sự ràng buộc của xã hội phong kiến.
Tình yêu nó làm cho cái “tôi” trong mỗi cá nhân được thể hiện ra bên ngoài, tính cách và
tình cảm của con người được khẳng định, tiếng nói và giá trị của con người được nâng lên chứ
không còn là:
“Phép công là trọng niềm tây sá nào”
(Chinh phụ ngâm_Phan Huy Ích dịch Nôm)

Dù vậy, tình yêu nó không hề làm cho con người trở nên nhỏ bé, không hề mang tính chất
vị kỷ mà trái lại, nó lại làm cho con người như mang một tấm vóc lớn hơn, đang ở một vị trí cao
hơn để khẳng định giá trị của mình và để chiếm lĩnh tấc cả bằng một thứ tình cảm cao đẹp.
b.Hình ảnh người phụ nữ:
Khi nói đến tình yêu thì trong văn học giai đoạn này sự xuất hiện của người phụ nữ như là
một nửa không thể thiếu trong những tác phẩm văn học viết về đề tài tình yêu. Họ mang đến cho
văn học một hơi thở mới và làm cho tình yêu được biểu hiện một cách sâu sắc hơn, toàn diện hơn.
Bằng tài năng thơ ca của mình, Nguyễn Gia Thiều đã vẽ nên một người thiếu nữ với một nhan sắc
kiều diễm như “hương trời sắc nước”:
“Chìm đáy nước lờ đờ cá lặng

Lửng da trời chim ngẩn ngơ sa
Hương trời đắm nguyệt say hoa
Tây Thi mất vía, Hằng Nga giật mình”
(Cung oán ngâm khúc)
Còn Nguyễn Du để nói lên vẻ đẹp “sắc xảo mặn mà” của Thúy Kiều thì ông đã khắc họa một Thúy
Vân với sắc đẹp rạng ngời, thanh thoát:
“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”
(Truyện Kiều)
Bên cạnh ca ngợi vẻ đẹp, nhan sắc của người phụ nữ, các tác giả văn học còn làm tôn lên
tài năng của họ. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du khắc họa tài năng của Thúy Kiều chỉ bằng một
câu nhưng đã nói lên được đó là người phụ nữ kỳ tài:
“Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm”
Và còn có những người phụ nữ dám tự khẳng định tài năng của mình, họ không hề thua kém
những trang nam nhi, những bậc anh hùng. Họ hoàn toàn có thể làm được những gì mà nam giới
làm được thậm chí còn hơn cả thế nữa:
“Ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu”
(Đề đền Sầm Nghi Đống_Hồ Xuân Hương)
Hơn nữa, họ chính là nguời dám chủ động trong tình yêu, hạnh phúc là trong tay họ và họ là người
quyết định tình yêu của mình:
“Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình”
(Truyện Kiều)
Trong tình yêu, họ là những người phụ nữ một lòng chung thủy như Thúy Kiều mặc dù đã trải
qua mười lăm năm nhuốm bụi hồng trần nhưng nàng vẫn giữ trong lòng mình mối tình của Kim
Trọng. Hoặc như người thiếu phụ trong Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn vẫn ngày đêm mong nhớ
hình bóng của chồng ngoài biên ải xa xôi:
“Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong
Cảnh buồn người thiết tha lòng
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun”
(Phan Huy Ích diễn Nôm)
Nhưng chính họ cũng là những người phải chịu nhiều thiệt thòi, đau khổ trong tình yêu, chịu
nhiều hi sinh và hơn ai hết họ biết trân trọng, giữ gìn tình yêu của mình. Vì bán thân chuộc cha Thúy
Kiều phải trao duyên cho Thúy Vân, lỡ làng tình duyên của mình và xem rằng mình đã chết. Vì không
còn được nhà vua sủng ái nữa nên nàng cung nữ phải sống nơi thâm cung lạnh lẽo mà chẳng biết lấy ai
để tỏ bày tâm tư tình cảm của mình, có chăng cũng chỉ là khóc cùng trăng gió, buồn cùng với hoa :
“Một mình đứng tủi ngồi sầu
Đã than với nguyệt lại rầu với hoa”
(Cung oán ngâm_Nguyễn Gia Thiều)
Cũng vì chồng phải đi chinh chiến nên người phụ nữ đành ngậm ngùi tiễn ra đi nhưng có chắc là
chồng sẽ trở về bởi một quy luật tất yếu là:
“Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi”
(Lương Châu từ_Vương Hàn)
Để rồi đôi lứa xa cách nhau, nỗi sầu dâng lên mãi trong lòng người thiếu phụ, tình yêu chưa phai mùi
nồng thắm, chưa thỏa dạ ái ân mà đã:
“Khách phong lưu đương chừng niên thiếu
Sánh nhau cùng dang díu chữ duyên
Nỡ nào đôi lứa thiếu niên
Quan sơn ngăn cách, hàn huyên bao đành”
(Chinh phụ ngâm_Phan Huy Ích diễn Nôm)
Nỗi thống khổ của người phụ nữ chưa dừng lại ở đó, mà còn tái diễn mãi trong xã hội phong
kiến mục nát thời bấy giờ. Những cảnh tang thương như hình ảnh bốn mẹ con người ăn xin đang ủ rủ
sắp chết (Sở kiến hành_Nguyễn Du), là những cô gái đánh liều thân mình với cuộc sống trôi nổi kiếp
phù du (Cựu cơ ca_Phạm Đình Hổ), là người phụ nữ không chồng mà chửa trong thơ Hồ Xuân
Hương, là người phụ nữ không biết cậy vào ai phải xuống tuyền đài tìm người tri kỷ (Long Thành cầm
giả ca_Nguyễn Du), hay như nàng Tiểu Thanh tuổi nàng còn quá trẻ mà tài sắc hơn người mà phải
đoản mệnh (Độc Tiểu Thanh kí_Nguyễn Du) và còn có biết bao số phận người phụ nữ phải chịu nhiều

khổ đau, bất hạnh:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
(Truyện Kiều_Nguyễn Du)
Bằng tấc cả sự yêu mến, trân trọng vẻ đẹp, tài sắc của người phụ nữ và tình yêu trong sáng,
thơ mộng của họ, các nhà thơ, nhà văn đã xây dựng nên những hình tượng người phụ nữ thật nổi bật
với khát vọng giải phóng tình cảm, tìm lấy hạnh phúc chân chính, cao đẹp. Qua đó, giá trị con người
được khẳng định mạnh mẽ và hình ảnh người phụ nữ gắn với tình yêu luôn sống mãi với thời gian
không gì có thể che lấp được.
2.Chưa bao giờ văn học lại nói nhiều về người phụ nữ như giai đoạn này:
Thực tế cho thấy ở giai đoạn này, người ta nói rất rất nhiều về người phụ nữ trong khi ở giai
đoạn trước đó chẳng có mấy khi chúng ta bắt gặp hình ảnh người phụ nữ. Có chăng cũng rất nhạt nhòa
như Nguyễn Dữ viết Truyền kỳ mạn lục , hình ảnh người phụ nữ chỉ được khắc họa tương đối ở một
phương diện nào đó, chẳng hạn như chỉ nói lên khát vọng hạnh phúc của họ nhưng cũng đã bị bó buộc
trong tư tưởng Nho giáo chính thống, Nguyễn Dữ đã có những lời bình ở cuối truyện hoàn toàn đối lập
với khát vọng của người phụ nữ mà ông đã xây dựng. Chỉ đến giai đoạn này thì hình ảnh người phụ
nữ mới được khắc họa một cách chân thực, sinh động ở tấc cả các phương diện nhất là ở phương diện
tình cảm.
Sở dĩ có điều này cũng là xuất phát từ hiện thực xã hội, thân phận người phụ nữ vốn từ trước
đã nhỏ bé, bị coi thường quá đáng đến bây giờ vẫn còn bị chà đạp, bị ràng buộc từ đó đã dẫn đến kết
cục đau khổ cho họ, cuộc đời họ vốn chỉ là:
“Tuồng huyễn hóa đã bày ra đấy
Kiếp phù sinh trông thấy mà đau
Trăm năm có nghĩa gì đâu
Chẳng qua một đám cỏ khâu xanh rì”
(Cung oán ngâm_Nguyễn Gia Thiều)
Cho nên người phụ nữ đã vươn lên đấu tranh không chỉ vì tìm lấy hạnh phúc riêng tư cho
mình mà còn để khẳng định giá trị của mình, nhân phẩm của mình. Hình ảnh người phụ nữ trở thành
đề tài, nguồn cảm hứng cho các văn nhân thi sĩ viết về họ với một quan điểm tiến bộ. Hàng loạt tác
phẩm văn học được ra đời đã phản ánh số phận của người phụ nữ, ca ngợi tình yêu của họ, khẳng định

giá trị của họ như Sơ kính tân trang, Hoa tiên truyện, Đoạn trường tân thanh, Phan Trần truyện,
Phạm Tải Ngọc Hoa, v.v…Và cuối cùng người phụ nữ được nói đến nhiều nhất, được phản ánh nhiều
nhất bằng tấc cả sự yêu mến của các văn nhân thi sĩ.
3. Hình ảnh người phụ nữ là hình ảnh thành công nhất trong văn học nửa cuối thế kỷ
XVIII_nửa đầu thế kỷ XIX:
a.Về phương diện nội dung:
Khi nói về người phụ nữ, văn học giai đoạn này đã khắc họa hình ảnh người phụ nữ cả về
chiều rộng lẫn chiều sâu
Về chiều rộng, đó là thân phận của nhiều người phụ nữ ở nhiều tầng lớp khác nhau trong xã
hội, mỗi người là một số phận. Đó là người phụ nữ ăn xin (Sở kiến hành_Nguyễn Du), là người cung
nữ (Cung oán ngâm_Nguyễn Gia Thiều), là người chinh phụ (Chinh phụ ngâm_Đặng Trần Côn), là
người kỹ nữ (Long Thành cầm giả ca_Nguyễn Du), ni cô Diệu Thường (Phan Trần truyện), công chúa
Bạch Hoa (truyện Lý Công)…Và Thúy Kiều (Đoạn trường tân thanh_Nguyễn Du) là người phụ nữ
tiêu biểu cho tấm bi kịch của họ trong xã hội phong kiến.
Về chiều sâu, hình ảnh người phụ nữ được khắc họa vừa chân thực sâu sắc vừa mang tính
điển hình. Tâm trạng của người chinh phụ không muốn rời xa chồng dù không nói trực tiếp ra nhưng
bằng hành động hết sức bịn rịn, lưu luyến:
“Nước trong chảy lòng phiền chẳng rửa
Cỏ xanh thơm dạ nhớ khó quên
Nhủ rồi tay vịn trao liền
Bước đi một bước lại vin áo chàng”
(Chinh phụ ngâm_Phan Huy Ích diễn Nôm)
Hay như người cung nữ ở chốn thâm cung lạnh lẽo, cô quạnh, nàng đau buồn vì tiếc cho tuổi xuân
xanh của mình đã sớm vội tàn như đóa phù dung, vướng gót cung phi để rồi bị vua quên bỏ:
“Lầu dãi nguyệt đứng ngồi dạ vũ
Gác thừa lương thức ngủ thu phong
Phòng tiêu lạnh ngắt như đồng
Gương loan bẻ nửa, giải đồng xẻ đôi”
(Cung oán ngâm_Nguyễn Gia Thiều)
Còn Thúy Kiều bị gạt bán vào lầu xanh nàng vừa thương tiếc cho số phận của mình vừa thương nhớ

cha mẹ cùng hai em và hình ảnh Kim Trọng trong đêm hè :
“Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”
Tâm trạng của Thúy Kiều được khắc hoạ sâu sắc hơn nữa khi Thúy Kiều trao duyên cho Thúy Vân với
sự đau khổ tột cùng trong tâm hồn cùng với tấm lòng tri ân với Thúy Vân, xem Thúy Vân như ân nhân
của mình:
“Cậy em, em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lại rồi sẽ thưa”
Còn như Hoạn Thư là một phụ nữ phản diện nhưng có một tính cách riêng mang tính điển hình với sự
“ghen” của người phụ nữ quý tộc:
“Ở ăn thì nết cũng hay
Nói điều ràng buộc thì tay cũng già”
Ngoài ra, những người phụ nữ khác như Phương Hoa (truyện Phương Hoa), Ngọc Hoa (Phạm Tải
Ngọc Hoa), Thoại Khanh (Thoại Khanh Châu Tuấn)…Cũng có những giây phút tình cảm được bộc lộ
qua cảnh vật một cách ý nhị, thanh thoát:
“Đường hòe dặm liễu dời chân
Nguyệt thu lóng lánh, hoa xuân hẹn hò…”
(Phương Hoa truyện)
“Lá vàng còn ở trên cây
Lá xanh rụng xuống trời hay chăng trời”
(Phạm Tải Ngọc Hoa)
Và đó như là một thành công xuất sắc về mặt nội dung khi xây hình tượng người phụ nữ của
văn học trong giai đoạn này.
b.Về phương diện nghệ thuật:
Hình ảnh người phụ nữ được xây dựng một cách toàn diện từ vẻ đẹp bên ngoài cho đến sâu
trong tâm hồn. Tâm trạng người phụ nữ dù là nhỏ nhấtcũng được biểu hiện sinh động bằng những
cung bậc tình cảm khác nhau.
Để xây dựng những mối tình đẹp đẽ, trong sáng của người phụ nữ, các tác phẩm đã vận dụng
nhiều điển tích văn học, kế thừa tinh hoa của văn học Trung Hoa để làm giàu thêm cho văn học nước
nhà, ví dụ như câu:

×