Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Câu hỏi giáo khoa văn học Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.35 KB, 11 trang )

Câu hỏi giáo khoa môn Văn
Biên soạn: Th.s. Trương Quang Cảm


1.Nêu ngắn gọn phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh?
- Văn chương HCM đã kết hợp được sâu sắc tự bên trong mối quan hệ
giữa chính trò và văn học, giữa tư tưởng và nghệ thuật, giữa truyền thống
và hiện đại
- Mỗi loại hình văn học đều có một phong cách riêng độc đáo, hấp dẫn
và có giá trò bền vững
2.Nêu ngắn gọn phong cách nghệ thuật thơ Hồ Chí Minh?
 Phong cách sáng tạo rất đa dạng.
 Nhiều bài thơ viết theo hình thức cổ thi, hàm súc, uyên thâm, đạt
chuẩn mực cao về nghệ thuật.
 Mang đặc điểm thơ ca cổ phương Đông như : nói ít gợi nhiều,
màu sắc thanh đạm, âm thanh trầm lắng không phô diễn.
 Vận dụng rất linh họat nhiều thể lọai và phục vụ có hiệu quả
cho nhiệm vụ cách mạng.
3.Nêu ngắn gọn đặc điểm phong cách nghệ thuật truyện và kí của Hồ
Chí Minh?
 Là những tác phẩm mở đầu và góp phần đặc nền móng đầu tiên
cho văn xuôi cách mạng
 Ngòi bút rất chủ động và sáng tạo như : có khi là lối kể chân
thực, tạo không khí gần gũi, có khi giọng điệu sắc sảo, châm biếm,
thâm thúy và tinh tế.
 Chất trí tuệ và tính hiện đại là những nét đặc sắc của truyện kí
Nguyễn i Quốc- Hồ Chí Minh
4..Nêu ngắn gọn phong cách nghệ thuật văn chính luận Hồ Chí Minh
 Bộc lộ tư duy sắc xảo
 Giàu tri thức văn hóa
 Gắn lí luận với thực tiễn


 Giàu tính luận chiến
 Vận dụng có hiệu quả nhiều phương thức biểu hiện
5.Nêu bút pháp cổ điển và hiện đại trong bài Chiều Tối ?
 Cổ điển :
-Bài thơ được viết theo thể tứ tuyệt, một thể thơ cổ, mang
phong vò thơ Đường, thơ Tống, lời ít, ý nhiều , cô đọng hàm súc
-Đề tài Chiều Tối (Mộ) cũng là một đề tài thường thấy trong
thơ cổ
-Các thi liệu : chim, mây rừng, núi cũng là thi liệu thường
thấy trong thơ cổ.
 Hiện đại:
-Trong thơ cổ một khicảnh vật đã có chim, mây, rừng núi, thì hình ảnh
con người được điểm xuyết vào tranh thường là ông tiều phu gánh củi ,
ông ngư câu cá . Ở đây, Bác điểm xuyết vào bức tranh chiều tối là hình
ảnh cô gái trẻ khỏe đang ngồi xay ngô tối ,rất hiện đại. Vì thế bức tranh
củaBác không gợi lên cảnh ẩn dật , thóat ly như trong thơ cổ mà gợi lên
cảnh sống đời thường đầm ấm.
- Bài thơ ánh lên chất thép của hồn thơ cộng sản cách mạng , đó là tinh
thần nghò lực vượt lên hòan cảnh không để hòan cảnh khuất phục và
niềm tin tưởng lạc quan cao độ. Kết thúc bài thơ là một màu hồng tươi
sáng , gợi cuộc sống đi lên.
6.Bút pháp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Mới Ra Tù Tập Leo Núi ?
 Cổ điển:
-Bài thơ được viết theo thể tứ tuyệt , một thể thơ cổ.
-Đề tài leo núi,lên núi,lên cao là những đề tài thường thấy
trong thơ cổ.
-Thi liệu mây, núi, sông là những thi liệu thường thấy trong thơ
cổ.
-Bài thơ được viết với những từ ngữ cô đọng, xúc tích, lời ít, ý
nhiều, màu sắc thanh đạm . Đó là bút pháp của thơ cổ.

 Hiện đại:
-Leo núi, lên núi là đề tài cổ nhưng Mới Ra Tù Tập Leo Núi là
đề tài không có trong thơ cổ. ( xem tiếp trang 2)
1 Th.s Trương Quang Cảm gv trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Nha Trang
1
Câu hỏi giáo khoa môn Văn
Biên soạn: Th.s. Trương Quang Cảm


-Bài thơ mang giọng thơ Đường , thơ Tống nhưng vẫn ánh lên
chất thép của hồn thơ Cộng Sản, ở tinh thần, ý chí , nghò lực tình
cảm đối với quê hương, đất nước bạn bè.
-Bài thơ được làm theo bút pháp ẩn dụ nói lên phẩm chất cách
mạng quyết tâm đòan kết chiến đấu.
7.Nêu bút pháp cổ điển hiện đai trong bàiGiải đi sớm?
 Cổ điển:
-Bài thơ giải đi sớm gồm 2 khổ thơ , mỗi khổ là một bài tứ tuyệt ,
thể lọai này thường rất hay thấy trong thơ cổ.
-Bài thơ mang phong vò thơ Đường, thơ Tống. Lời ít ý nhiều, cô
đọng , hàm súc , màu sắc âm thanh trầm lắng.
-Các thi liệu : tiếng gà, quả núi, chòm sao, ánh trăng là thi liệu
thường thấy trong thơ cổ .
 Hiện đại:
-Bài thơ mang phong vò thơ Đường, thơ Tống nhưng vẫn ánh lên
chất thép của hồn thơ cộng sản. Điều này thể hiện ở tinh thần nghò
lực phi thường và ở tư thế lúc thì của một người chiến só đang chiến
đấu vì đại nghóa, lúc thì tư thế của một nhà thơ đang đi tìm thi hứng
-Bài thơ y hệt như hành khúc lên đường trầm hùng ở đọan đầu
càng về sau càng vút lên như một nốt nhạc chiến thắng hào hùng.
8.Nêu hòan cảnh và mục đích sáng tác Vi Hành?

 Hòan cảnh:
-Cuối năm 1922, chính phủ Pháp mời Khải Đònh sang Pháp dự cuộc
đấu xảo, trưng bày các mặt hàng ở các nước thuộc đòa của Pháp được tổ
chức ở Macxây.
-Nguyễn Ái Quốc lúc này đang ở Pháp, viết truyện Vi Hành bằng
tiếng Pháp đăng trên báo nhân đạo, cơ quan ngôn luận của Đáng Cộng
Sản Pháp số ra ngày 19-2-1923.
 Mục đích:
-Tốâ cáo tên vua bù nhìn Khải Đònh ngu dốt ,lố lăng, ăn chơi làm những
điều ám muội .
-Vạch trần những âm mưu xảo trá của bọn thực dân Pháp, cho nhân
dân Pháp và Thế Giới thấy được bản chất bóc lột, thủ đọan xảo trá mỵ
dân của chúng.
9.Nêu hòan cảnh ra đời của bản Tuyên Ngôn Độc Lập
 Ngày 19-8-1945, chính quyền Hà Nội về tay nhân dân
 Ngày 26-8-1945, chủ tòch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc
về tới Hà Nội .Tại căn nhà số 48- phố Hàng Ngang, Người đã sọan
thảo bản TNĐL .
 Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình Hà Nội .Người thay
mặt chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đọc
bản TNĐL trước hàng chục vạn quốc dân đồng bào.
10.Nêu bố cục bản Tuyên Ngôn Độc Lập và nhận xét về tính logic ?
 Bố cục:
-Mở đầu,Bác nêu nguyên lý chung về tự do,bình đẳng, hạnh phúc.
-Chứng minh nguyên lý ở trên cho thấy thực dân Pháp làm trái
nguyên lý còn nhân dân ta làm đúng nguyên lý
-Tuyên bố đất nước ta độc lập , đồng thời kêu gọi nhân dân thế giới
ủng hộ và nhân dân ta ra sức, quyết tâm bảo vệ nền độc lập ấy.
 Nhận xét về tính logic:
Từ nguyên lý chung làm cơ sở dẫn đến những lý luận thực tế cần chứcng

minh để cuối cùng đi đến phần Tuyên Ngôn , cái đích,luận điểm, kết
luận của bài viết.
11. Viết 5 câu thơ của Bác Hồ có chữ Trăng.Ghi tên 5 bài thơ của mỗi
câu thơ có chữ Trăng đó và ghi rõ năm sáng tác ?
 Tập thơ NKTT được sáng tác từ mùa thu năm 1942 đến mùa thu
năm1943 . Ở các nhà tù của bọn Tưởng Giới Thạch , trong đo
các câu thơ có chữ Trăng là:
“Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn” (Giải Đi Sớm)
“Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”(Ngắm Trăng)
“Khóm chuối Trăng soi càng thấy lạnh”(Đêm Lạnh)
 Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946-1954)
2 Th.s Trương Quang Cảm gv trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Nha Trang
2
Câu hỏi giáo khoa môn Văn
Biên soạn: Th.s. Trương Quang Cảm


Bác viết rất nhiềubài thơ có chữ Trăng như:
“Rằm xuân lồng lộng trăng soi”(Rằm Tháng Giêng)
“Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”(Cảnh Khuya)
12.Anh (chò) hãy nêu hòan cảnh sáng tác ,giới thiệu vắn tắt tập thơ
Nhật Kí Trong Tù (NKTT) khỏang 30 dòng
 Hòan cảnh sáng tác :
-Tháng 8/1942 với danh nghóa của đại biểu Việt Nam Độc Lập Đồng
Minh và Phân Bộ Quốc Tế Phản Xâm Lược ở Việt Nam, Nguyễn Ái
Quốc- lấy tên là Hồ Chí Minh lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ
viện trợ của thế giới . Sau nửa thángđi bộ đến Túc Vinh –Quảng Tây
,người bò bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ. Trong suốt 13 tháng ở
tù từ tháng 8/42 đến 9/43, tuy bò đày ải vô cùng cực khổ Hồ Chí Minh
vẫn làm thơ .Người đã sáng tác 133 bài thơ bằng chữ Hán ,ghi lại những

điều trong thời gian bò giam giữ.
 Nội dung tập thơ NKTT:
-Phản ánh chân thực bộ mặt xấu xa đen tối của chế độ nhà tù và xã hội
Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch .
-Thể hiện tâmhồn phong phú, cao đẹp của người tù vó đại. Về phương
diện này, có thể xem NKTT là bức chân dung tự họa con người Hồ Chí
Minh :
+Đó là con người yêu nước vó đại ,lúc nào cũng lo lắng cho tổ quốc,
khao khát tự do ,con người kiên cường bất khuất, con người đày đọa
trong tù nhưng vẫn ung dung tự tại tràn đầy tinh thần lạc quan
+Đó là con người co ùlòng yêu thương con người bao la,thấu hiểu cảnh
ngộ của mọi kiếp người, nhạy cảm với niềm vui cũng như nỗi đau của
con người .
+Đó là con người có tâm hồn yêu thiên nhiên ,xem thiên nhiên là bầu
bạn và thưởng thức thiên nhiên trong mọi hòan cảnh.
13.Căn cứ vào đâu người ta phân lọai tác phẩm Hồ Chí Minh ? có
mấy cách để xếp lọai tác phẩm Hồ Chí Minh ?
 Căn cứ vào chữ viết : có 3 lọai :
-lọai tác phẩm viết bằng tiếng Pháp : Vi Hành, Bản n Chế Độ Thực
Dân Pháp
-lọai tác phẩm viết bằng tiếng Hán: Nhật Kí Trong Tù
-lọai tác phẩm viết bằng tiếng quốc ngữ: Lời Kêu Goiï Tòan
Quốckháng Chiến , Mừng Xuân 68, Di Chúc…
 Căn cứ vào mục đích người ta phân lọai tác phẩm Hồ Chí Minh
ra làm 2 lọai:
-lọai sáng tác vì mục đích chính trò: Vi Hành, Bản n Chế Độ Thực
Dân Pháp, Lời Kêu Gọi Tòan Quốckháng Chiến,Tuyên Ngôn Độc
Lập
-lọai sáng tác vì mục đích văn chương: Ngắm Trăng, Cảnh Khuya
 Căn cứ vào thể lọai ngươi ta chia tácphẩm ra làm 3 lọai :

- Văn chính luận: Tuyên Ngôn Độc Lập , Di Chúc ,Lời Kêu Gọi
Tòan Quốc Kháng Chiến…
-Thơ: Nhật Kí Trong Tù, Thơ Kháng Chiến Chống Pháp, tập thơ Chữ
Hán Hồ Chí Minh (36 bài), tập thơ Hồ Chí Minh (86 bài)
- Truyện kí: Vi Hành,Con Rồng Tre
14.Trong truyện Vi Hành, biện pháp nghệ thuật chính là gì ? ngòai
biện pháp nghệ thuật chính còn có những biện pháp nghệ thuật nào
nữa?
 Biện pháp nghệ thuật chính là hư cấu tình huống nhầm lẫn:
-Đôi trai gái pháp nhầm lẫn
-Chính phủ pháp nhầm lẫn
 Ngòai biện pháp nghệ thuật chính còn có biện pháp nghệ
thuật khác là:
-Nghệ thuật đặt tên truyện
-Nghệ thuật viết dưới dạng bức thư gửi
-Nghệ thuật gợi
-Nghệ thuật liên hệ ngang: phải chăng là ngài muốn biết có được
sung sướng , có được uống nhiều rượu và hút nhiều thuốc phiện bằng
dân An Nam .Nghệ thuật liên hệ ngang là tố cáo Khải Đònh
3 Th.s Trương Quang Cảm gv trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Nha Trang
3
Câu hỏi giáo khoa môn Văn
Biên soạn: Th.s. Trương Quang Cảm


-Nghệ thuật dùng phản ngư õ( nói thế này nhưng hiểu ngược lại):”tôi
tự hào kiêu hãnh có một vò hòang đế”
-Tài dựng chuyện hấp dẫn.
15.Văn học 45-75 chia ra mấy giai đọan , nêu nội dung , tác giả, tác
chính của mỗi giai đọan?

Văn học 45-75 chia ra làm 3 giai đọan :
 Giai đọan từ 1945-1954: kháng chiến chống Pháp
-Truyện: Đôi Mắt – Nam Cao
Một Lần Tới Thủ Đô- Trần Đăng
-Thơ : Việt Bắc – Tố Hữu
Tây Tiến – Quang Dũng
Bên Kia Sông Đuống – Hòang Cầm
 Giai đọan từ 1955-1964: xây dựng CNXH ở miền Bắc
-Truyện : Mùa Lạc- Nguyễn Khải
Cỏ Non- Hồ Phương
-Thơ : nh Sáng Và Phù Sa – Chế Lan Viên
Trời Mỗi Ngày Lại Sáng – Huy Cận
 Giai đọan 1965-1975: kháng chiến chống Mỹ
-Truyện : Rừng Xà Nu- Nguyễn Trung Thành
Mảnh Trăng Cuối Rừng – Nguyễn Minh Châu
-Thơ : Ra Trận – Tố Hữu
Trường Ca Mặt Đường Khát Vọng- Nguyễn Khoa Điềm
16. Nêu những tiền đề chính góp phần làm cho văn học 45 – 75 phát
triển ?
 Đường lồi lãnh đạo đúng đắn của Đảng và sự đóng góp sáng tạo
của các nhà văn
 Hiện thực cách mạng khơi nguồn sáng tạo, là đối tượng phản
ánh chủ yếu của nhiều tác phẩm văn chương.
17. Nêu đặc điểm chung của văn học 45-75 ?
 Lý tưởng và nội dung yêu nước , yêu CNXH là đặc điểm nổi bật
của văn học thời kỳ này.
 Nền văn học mang tính nhân dân sâu sắc.
 Nền văn học đạt nhiều thành tựu về thể lọai và phong cách tác
giả.
18.Mở đầu bài Bên Kia Sông Đuống, Hòang Cầm có viết :”em ơi!

Buồn làm chi !”. Theo bạn “em ” đó là ai? Tác dụng như thế nào đối
với bài thơ ?
 Em và Anh (người an ủi) đều cùng một tâm sự buồn rầu thể hiện
ở giọng điệu của bài thơ. Nhân vật trữ tình Em, một cô gái đồng hương
Kinh Bắc – chỉ là một thủ pháp trữ tình, một cái tôi nhập vai của tác
giả, hay là tác giả phân thân cái tôi trữ tình để nêu ra một đối tượng
cần có để đồng cảm, để thổ lộ tình yêu quê hương .
19.Trong bài Bên Kia Sông Đuống , Hòang Cầm có tả các khuông
mặt như “khuôn mặt búp sen””khuôn mặt bừng lên như dựng
trăng”. Em hiểu các khuôn mặt ấy như thế nào?
 Khuôn mặt búp sen là khuôn mặt gợi lên một vẻ dòu dàng,tươi
tắn, thanh q, đằm thắm.
 Còn khuôn mặt bừng lên như dựng trăng là cách nói bằng ngôn
ngữ thơ được lạ hóa. Dựng trăng là khuôn mặt rạng ngời niềm vui
sướng tỏa sáng trong một không gian đêm tối chỉ có lửa đèn leo lét và
trong một căn nhà nhỏ bé 4 phía tường che.
5
20.Trong bài Bên Kia Sông Đuống , Hòang Cầm có tả hình ảnh cô gái
Kinh Bacé như sau:
“Những cô hàng xén răng đen
cười như mùa thu tỏa nắng”
Em hiểu như thế nào?
 Những cô hàng xén là những cô gáibán hàng tạp hóa như kim,
chỉ, nút..Răng đen-ấy là ngày xưa nhân dân ta có tục từ nhỏ đến lớn,
4 Th.s Trương Quang Cảm gv trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Nha Trang
4
Câu hỏi giáo khoa môn Văn
Biên soạn: Th.s. Trương Quang Cảm



từ trai đến gái đều nhuộm răng.Đây là nét đẹp thẩm mỹ của một
thời.
 Hai câu thơ dường như chứa đựng một nghòch lýmàu đen là màu
tối vậy mà lại tỏa ra những đóa cười sáng ấm. Trên thực tế, thực ra
màu đen cũng có ánh bóng sáng của nó. Lưu Trọng Lư từng có
những câu thơ tương tự viết về nụ cười của mẹ rất hay như:
“Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè trước giậu thưa”
 đây Hòang Cầm lại viết:”Cười như mùa thu tỏa nắng”. Cái
nắng của mùa thu không gay gắt như cái nắng của mùa hạ mà nó êm
dòu. “Cười như mùa thu tỏa nắng” là cái cười đẹp tỏa ra từ tâm hồn
bình dò ,trẻ trung, mến yêu cuộc sống của các cô gái.
21. Trong bài Bên Kia Sông Đuống , Hòang Cầm có viết:
“Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay”
Em hiểu câu thơ trên như thế nào?
 Đứng bên này sông tức là tác giả đang đứng ở chiến khu Việt
Bắc – bên này con sông Đuống .Nhà thơ nhìn về phía bên kia con
sông , nơi quê nhà bò bọn giặc xâm chiếm mà đau đớn xót xa.
 Tác giả “thương tiếc” là tiếc cho quê hương một thưở thanh bình
với đời sống vật chất ấm no, đầy đủ và đời sống tinh thần phong
phú.
 Tácgiả “xót xa” là xót xa giờ đây quê hương bò bọn giặc tiến
chiếm hủy diệt.
 Điệp từ “sao” được lặp lại 2 lần như tác giả tự hỏi lòng mình ,
điều đó càng làm tăng thêm nỗi dằn vatc đau đớn.
 “Như rụng bàn tay” là cách diễn tả nỗi đau một cách rất độc đáo
mang tính riêng của Hòang Cầm. Từ nỗi đau tinh thần khi nghe tin
chuyển dần sang nỗi đau thể xác và tác giả có cảm tưởng như: 2 bàn
tay rã rời và từng ngón rời rụng.

22.Trong bài Đất Nước –Nguyễn Đình Thi có viết
“Ôi những cách đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều”
Em hiểu như thế nào về câu thơ đó?
 Câu 1 mang tính tạo hình rất cao ,cánh đồng trong ánh hòang
hôn trông như lênh láng màu đỏ của máu.Câu thơ gợi nhiều liên
tưởng cho người đọc.Người đọc như thấy cảnh bọn giặc đi càn và
nhân dân chiến đấu chống lại để bảo vệ từng thôn làng ,từng hạt
thóc. Máu của họ bò giặc bắn giết đổ ra, thấm cả cánh đồng.
 Tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật ngược sáng trong
nhiếp ảnh để đặc tả được một khung cảnh bi thương ,tang tóc. Câu
thơ gợi cho người đọc nhiều liên tưởng. Đứng từ xa, nhìn lên những
đồn bót của giặc,những cuộn dây kẽm gai rào quanh , những mắc
nhọn tua tủa của nó vươn lên như xé tọac bầu trời miền quê yên
ả.Câu thơ gợi lên ách chiếm đóng nề của giặc
 Cả 2 câu thơ,nhất là câu 1 mang màu sắc cảm thán thể hiện lòng
căm phâõn của nhà thơ đối với quân thù . Có thể nói đây là 2 câu
thơ hay nhất trong bài thơ Đất Nước của Nguyễn Đình Thi .
23.Bằng truyện Mùa Lạc ,em hãy chứng minh ngắn gonï và đầy đủ
( không quá 40 dòng) từ nhận đònh của Nguyễn Khải: “Sự sống nảy
sinh từ trong cái chết hạnh phúc hiện hình từ trong những gian khổ
hy sinh”
 “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết” , Điện Biên Phủ trước đây
là nơi chiến đòa của ta và Pháp. Mảnh đất này trước kia còn ngợp lên
một rừng cây chó đẻ, những cuộn dây kẽm gai , vài lưỡi cuốc hoen gỉ
và rải rác một vài đọan xương người. Thế mà cũng chính tại nơi đây 1
năm sau hòa bình 1 cuộc sống mới mơn mởn đi lên. Màu xanh của đổ,
ngô, lá mạ màu đỏ ớt chín ,màu vàng của khóm đu đủ ,màu láng mướt
của những rặng chuối . Và đặc biệt màu xanh mơn mởn của lạc ,của
nông trường đang đi vào một mùa thu họach lớn .

 “Hạnh phúc hiện hình từ trong những gian khổ hy sinh” Chính
tại nơi đây, con người cũng đã tìm thấy được hạnh phúc:
5 Th.s Trương Quang Cảm gv trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Nha Trang
5

×