Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

CÂU hỏi ôn tập LUẬT THƯƠNG mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.28 KB, 7 trang )

CÂU HỎI ÔN TẬP LUẬT THƯƠNG MẠI
KHÓA 55 NGÀNH LUẬT HỌC

KHÁI QUÁT VỀ LUẬT THƯƠNG MẠI
1. Trình bày Khái niệm ngành Luật thương mại? Đối tượng điều chỉnh của Luật
thương mại? Lấy ví dụ minh họa.
2. Nêu khái niệm, phân tích các đặc điểm của thương nhân theo pháp luật hiện hành?
4. Phân loại thương nhân? Lấy ví dụ minh họa?
5. Nêu khái niệm, phân tích các đặc điểm của hành vi thương mại theo pháp luật hiện
hành? Cho ví dụ?
6. Phân loại hành vi thương mại? Lấy ví dụ minh họa?
THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
1. Phân biệt vốn pháp định với vốn điều lệ. Lấy ví dụ về ngành nghề kinh doanh có
điều kiện về vốn pháp định.
2. Trình bày thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp? Khi nào doanh nghiệp phải làm
thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp?
3. Phân tích các điều kiện để thành lập doanh nghiệp. Nêu ví dụ minh họa.
5. Phân biệt hình thức sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp. Nêu điểm mới của Luật
Doanh nghiệp 2014 về sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp?
6. Pháp luật quy định thế nào về nghĩa vụ góp vốn của các thành viên công ty? Hậu
quả pháp lý khi thành viên không thực hiện đúng nghĩa vụ góp vốn như cam kết?
7. Nêu những điểm mới của Luật Doanh nghiệp năm 2014 về Giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp, con dấu của doanh nghiệp?
8. So sánh chia doanh nghiệp với tách doanh nghiệp? Nêu những điểm mới của Luật
doanh nghiệp 2014 về chia và tách doanh nghiệp.


9. Trình bày quy định của Luật Doanh nghiệp về thủ tục góp vốn thành lập doanh
nghiệp. Điểm mới của Luật Doanh nghiệp năm 2014 về góp vốn thành lập doanh
nghiệp so với Luật Doanh nghiệp 2005 là gì?
10. Nêu những nội dung cơ bản của dự thảo điều lệ công ty? Nếu nói rằng, tất cả các


doanh nghiệp khi thành lập đều phải xây dựng điều lệ là đúng hay sai?
11. Nêu nội dung cơ bản của quy định pháp luật về tài sản trong việc thành lập doanh
nghiệp.
12. Nêu và cho ví dụ về ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Phân biệt ngành nghề
kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh.
13. Nêu những quy định của pháp luật đối với việc đặt tên doanh nghiệp theo pháp
luật hiện hành.
14. Vấn đề quyền tự do kinh doanh thể hiện trong các quy định của pháp luật về thành
lập doanh nghiệp.
15. Trình bày thủ tục pháp lý cơ bản để thành lập một doanh nghiệp. Cho ví dụ. Theo
quy định hiện hành, những cá nhân và tổ chức nào bị cấm tham gia thành lập và quản
lý doanh nghiệp?
CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
1. Nêu và phân biệt các hoạt động tổ chức lại doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành.
2. Nêu khái quát và cho ví dụ về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong kinh
doanh. So sánh các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực công ích nói riêng.
3. So sánh công ty đối nhân và công ty đối vốn trên thế giới. Hãy phân biệt các loại
hình công ty đối nhân và đối vốn theo pháp luật Việt Nam.
4. Nêu và cho ví dụ về các khái niệm: trách nhiệm hữu hạn, trách nhiệm vô hạn và
trách nhiệm vô hạn liên đới. Những loại trách nhiệm này được áp dụng cho các loại
hình doanh nghiệp nào theo pháp luật Việt Nam?
5. Trình bày các vấn đề về thủ tục góp vốn thành lập doanh nghiệp. Việc góp vốn có
phải là yếu tố bắt buộc khi thành lập doanh nghiệp hay không? Tại sao?


6. Phân tích đặc điểm pháp lý của công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp hiện
hành?
7. Trình bày cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần? Nêu điểm mới về cơ cấu tổ chức của
công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2014 do với Luật Doanh nghiệp năm 2005?

8. Trình bày quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 về người đại diện theo pháp
luật của Công ty cổ phần? Nêu điểm mới của Luật Doanh nghiệp năm 2014 so với
Luật Doanh nghiệp năm 2005 về người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần.
9. So sánh Công ty cổ phần với Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên theo
Luật Doanh nghiệp 2014.
10. Phân biệt cổ phiếu với trái phiếu. Sự khác nhau của các loại cổ phần ưu đãi theo
Luật Doanh nghiệp năm 2014?
11. Phân tích các ưu điểm và nhược điểm của Công ty cổ phần. Điểm mới của Luật
Doanh nghiệp năm 2014 so với Doanh nghiệp năm 2014 về Công ty cổ phần?
12. Phân tích các yếu tố sau của Công ty cổ phần: Vốn điều lệ, Cổ phần, cổ phiếu, trái
phiếu, cổ đông, cổ tức?
13. Trình bày quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 về Hội đồng quản trị trong
công ty cổ phần. So với Luật Doanh nghiệp 2005, quy định của Luật Doanh nghiệp
năm 2014 về Hội đồng quản trị có gì mới?
14. Phân tích các đặc điểm pháp lý của doanh nghiệp nhà nước theo Luật Doanh
nghiệp 2014? Điểm mới của Luật Doanh nghiệp năm 2014 so với Luật Doanh nghiệp
2005 về Doanh nghiệp nhà nước.
15. Hiện nay, doanh nghiệp nhà nước tổ chức hoạt động theo luật nào? Nêu những
điểm mới cơ bản của Doanh nghiệp nhà nước theo pháp luật hiện hành so với các quy
định của Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003?
16. Trình bày quy định của về cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp nhà nước theo Luật
Doanh nghiệp 2014 và Phân biệt cơ cấu tổ chức của công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên?
17. Phân tích các đặc điểm pháp lý của Công ty hợp danh? Thành viên công ty hợp
danh phải chịu chế độ trách nhiệm gì?


18. So sánh thành viên hợp danh và thành viên góp vốn trong công ty hợp danh.
Thành viên hợp danh có được làm chủ doanh nghiệp tư nhân không? Vì sao?
19. So sánh công ty hợp danh với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

theo Luật Doanh nghiệp năm 2014?
20. Phân tích đặc điểm pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Chủ
sở hữu của doanh nghiệp tư nhân và Chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên có gì giống nhau, khác nhau?
21. Trình bày cơ cấu tổ chức của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Điểm
mới của Luật Doanh nghiệp năm 2014 so với Luật Doanh nghiệp năm 2005 về cơ cấu
tổ chức của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là gì?
22. Phân tích đặc điểm pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở
lên. Điểm mới của Luật Doanh nghiệp năm 2014 về người đại diện theo pháp luật của
công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là gì?
23. Phân tích nghĩa vụ góp vốn của thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai
thành viên trở lên theo Luật Doanh nghiệp hiện hành?
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI
1. Trình bày đặc điểm, Ưu điểm và nhược điểm của phương thức giải quyết tranh
chấp thương mại bằng thương lượng?
2. Trình bày đặc điểm, Ưu điểm và nhược điểm của phương thức giải quyết tranh
chấp thương mại bằng tố tụng tại Tòa án?
3. Trình bày đặc điểm, Ưu điểm và nhược điểm của phương thức giải quyết tranh
chấp thương mại bằng tố tụng Trọng tài?
4. Nêu các ưu thế, hạn chế của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
thương mại so với phương thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hòa giải.
5. Nêu các ưu thế, hạn chế của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
thương mại so với phương thức giải quyết tranh chấp bằng tòa án.
6. Trình bày quy định của pháp luật về thỏa thuận trọng tài và các trường hợp thỏa
thuận trọng tài vô hiệu?


7. Sự hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động tố tụng trọng tài được thể hiện như thế nào
theo quy định của Luật trọng tài thương mại năm 2010?
8. Phân tích nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng tố tụng trọng tài.

9. Trình bày quy định của pháp luật về hủy phán quyết trọng tài.
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
1. Nêu khái niệm, phân tích các đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa?
2. Trình bày hiểu biết của anh/chị về nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa?
3. Thế nào là đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa? Hình thức của đề nghị
giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa?
4. Các căn cứ xác định bên được đề nghị đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng mua
bán hàng hóa? Bên đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa có thể thay đổi hoặc
rút lại đề nghị giao kết hợp đồng của mình trong những trường hợp nào?
5. Bên đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa có thể hủy bỏ đề nghị giao kết
hợp đồng của mình trong trường hợp nào?
6. Các trường hợp chấm dứt hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng
hóa?
7. Khái niệm chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa? Quy định của
pháp luật về thời hạn trả lời chấp chận giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa?
8. Trình bày cách thức xác định thời điểm giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa?
9. Trình bày các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa?
10. Các nguyên tắc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa? Lấy ví dụ minh họa?
11. Trình bày các nghĩa vụ giao hàng đúng đối tượng, số lượng và chất lượng của bên
bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa? Lấy ví dụ minh họa?
12. Trình bày nghĩa vụ cơ bản của bên mua trong hợp đồng mua bán hàng hóa?
13. Trình bày hiểu biết của anh/chị về chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp
đồng mua bán hàng hóa? Phân biệt chế tài bồi thường thiệt hại với chế tài phạt vi
phạm?


14. Trình bày hiểu biết của anh/chị về chế tài đình chỉ hợp đồng do vi phạm hợp đồng
mua bán hàng hóa? Phân biệt chế tài đình chỉ hợp đồng với chế tài hủy bỏ hợp đồng?
TRUNG GIAN THƯƠNG MẠI
1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động đại diện cho thương nhân? Phân biệt đại diện

cho thương nhân với đại lý thương mại?
2. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động môi giới thương mại? Phân biệt môi giới
thương mại với ủy thác mua bán hàng hóa?
3. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa? Phân biệt ủy thác
mua bán hàng hóa với đại lý thương mại?
4. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động đại lý thương mại? Phân biệt đại lý thương
mại với đại diện cho thương nhân?
PHẦN PHÁP LUẬT PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP
1. Phân biệt phá sản với giải thể một doanh nghiệp
2. Trình bày thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp của Tòa
án
3. Nêu những người có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo
quy định của Luật phá sản 2014.
5. Phân tích ý nghĩa của việc tổ chức Hội nghị chủ nợ trong thủ tục phá sản. Trình bày
thành phần và điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ.
6. Nêu các trường hợp ra quyết định tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp.
7. Tại sao nói phá sản là thủ tục phục hồi doanh nghiệp đặc biệt? Nêu các nội dung
chính đối với thủ tục phục hồi doanh nghiệp phá sản.
8. Tại sao nói phá sản là thủ tục thanh toán nợ đặc biệt? Nêu các nội dung chính đối
với thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp phá sản.
9. Nêu khái niệm và các cách thức phân loại phá sản doanh nghiệp hiện nay.
10. Nêu và phân biệt các cách thức chấm dứt doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành,
cho ví dụ.


11. Phân tích hậu quả pháp lý của việc giải thể doanh nghiệp. Nêu những điều kiện và
thủ tục chung để tiến hành thủ tục giải thể một doanh nghiệp.
12. Trình bày thủ tục giải thể doanh nghiệp. Phân biệt giải thể với phá sản doanh
nghiệp.




×