Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chăm sóc và xử lý vết thương phần mềm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (588.6 KB, 5 trang )

Bộ môn kỹ năng Y khoa – Khoa Y - ĐHQG TP.HCM
Module:Da & Giác quan - Kỹ năng thủ thuật

CHĂM SÓC VÀ XỬ TRÍ VẾT THƢƠNG PHẦN MỀM

Mục tiêu:
-

Biết dược cách phân loại vết
thương
Biết các kiểu lành vết thương
Biết cách xử trí một vết thương
nhiễm

1. Khái niệm:
Vết thương được định nghĩa chung là
sự mất liên tục của bất cứ phần nào của
cơ thể do chấn thương, bao gồm những
tổn thương do tác động cơ học và tổn
thương do chất hoá học, nhiệt, tia xạ.
Vết thương lành nhanh nhất là vết
thương vô khuẩn và được may kì đầu.
Cho đến nay, không có chất nào có thể
làm cho vết thương lành nhanh hơn
được. Chăm sóc và xử trí vết thương
phần mềm nhằm mục đích là loại trừ
hoặc ngăn ngừa những yếu tố, tác nhân
cản trở sự lành bình thường của vết
thương.
2. Phân loại vết thương:
2.1 Theo cơ chế vết thương


Vết thương do rạch: do dụng cụ
sắc, bén, nhọn, có tổn thương giải phẫu
như đứt cơ, mạch máu… nhưng nguy
cơ chính là nhiễm trùng.
Vết thương bầm giập: do vật tù, đặc
trưng như tổn thương phần mềm có chảy

máu, tổn thương giải phẫu nhiều, sưng,
nhiễm trùng, có nhiều mô giập nát.
Vết thương rách nát: là vết thương
bờ lởm chởm không đều, tổn thương
giải phẫu nhiều, nhiễm trùng tăng cao,
lành vết thương chậm và sẹo xấu.
Vết thương thủng: do dao đâm, đạn
bắn, lỗ vào nhỏ nhưng lỗ ra lớn và tổn
thương giải phẫu nhiều.
2.2 Theo mức độ ô nhiễm
Vết thương sạch: là vết thương
ngoại khoa không bị nhiễm khuẩn. Vết
thương không mở vào đường hô hấp,
bài tiết, sinh dục, tiết niệu. Ví dụ: vết
mổ cắt tuyến giáp. Tỉ lệ nhiễm trùng
của vết thương sạch là 1,5-5,1%
Vết thương sạch-nhiễm: là vết
thương theo kĩ thuật vô khuẩn có mở
của hô hấp, bài tiết, sinh dục, tiết niệu
tuy nhiên không có sự tràn dịch đáng
kể từ các cơ quan này. Ví dụ: vết mổ
cắt túi mật (không viêm). Tỉ lệ nhiễm
trùng của vết thương sạch-nhiễm là 7,710,8%

Vết thương nhiễm: vết thương do
chấn thương, tai nạn, vết thương phẫu
thuật có chảy dịch tiêu hoá nhiều, hoặc
mở vào mô mềm, dịch mật, nước tiểu
đang có tình trạng nhiễm trùng . Ví dụ:
vết mổ viêm túi mật có làm thủng túi


Bộ môn kỹ năng Y khoa – Khoa Y - ĐHQG TP.HCM
Module:Da & Giác quan - Kỹ năng thủ thuật
mật. Tỉ lệ nhiễm trùng của vết thương
nhiễm là 15,2-16,3%
Vết thương bẩn: vết thương có mủ
và có nguồn gốc bẩn trước. Tỉ lệ nhiễm
trùng của vết thương bẩn là 28 – 40%
2.3 Theo nguyên nhân

có fibrin giữ 2 mép vết thương giúp vết
thương liền trong thời kỳ đầu, vì thế
sẹo nhỏ, đẹp.
3.2 Lành thứ phát (kì hai)
Liền bằng tổ chức hạt.
3.3 Lành kì ba (kì đầu muộn)

Phẫu thuật: do vết rạch hay cắt lọc.
Chấn thương: do cơ học, do nhiệt
độ, do hoá chất.
1.4. Theo thời gian

Vết thương không được may liền

mà được chăm sóc một thời gian để hết
nhiễm khuẩn, mô hoại tử, và được khâu
lại.

Vết thương cấp tính:
Vết thương mới: vết thương
được chăm sóc trong vòng 8 giờ
Vết thương trễ: vết thương được
chăm sóc >= 8h sau tổn thương
Vết thương mạn tính: loét giường,
bàn chân tiểu đường, rò vết thương do
lao thường kéo dài thời gian lành vết
thương. Nguyên nhân chậm lành vết
thương do tiểu đường, tuần hoàn kém,
tình trạng dinh dưỡng kém, giảm sức đề
kháng.
Vết thương mạn tính thường có
nhiều mô hoại tử, vì thế việc điều trị
thường kèm theo cắt lọc vết thương và
chăm sóc tốt.
3. Các hình thức lành
thương:
3.1 Lành nguyên phát (kì đầu)

vết

Vết thương không nhiễm trùng,
không đọng máu, không ngoại vật,
không ổ hoại tử, các mép vết thương
khép chặt vào nhau, có sinh lực tốt và


Hình 1. Các kiểu lành vết thương
4. Xử trí các loại vết thương
4.1 Vết thương sạch:
Vết thương sạch là đường mổ qua
mô bình thường trong tình trạng vô
khuẩn. Tất cả các vết thương còn lại đều
xem như không phải là vết thương sạch.
Để đảm bảo vết thương sạch, khi
phẫu thuật cần phải lưu ý:


Bộ môn kỹ năng Y khoa – Khoa Y - ĐHQG TP.HCM
Module:Da & Giác quan - Kỹ năng thủ thuật
- Cắt lông và rửa cẩn thận vùng da
xung quanh vị trí phẫu thuật bằng thuốc
sát khuẩn
- Khi mổ phải rửa lại vị trí mổ bằng
dung dịch xà phòng sát khuẩn, sau đó là
dung dịch sát khuẩn
- Bờ mép da vùng mổ phải được
che chắn cẩn thận ngăn ngừa vi khuẩn
xâm nhập từ phần da xung quanh.
Xử trí vết thƣơng sạch:
- Cầm máu cẩn thận, tránh có cục
máu đông ở giữa làm cản trở quá trình
lành vết thương.
- Hạn chế dị vật, ví dụ: chỉ khâu.
- Đường mổ cần được khâu lại theo
đúng theo các lớp giải phẫu, không được

để lại khoảng chết.
- Rửa lại phẫu trường bằng nước
đẳng trương.
- Sát trùng lại vùng da quanh vết
thương bằng thuốc sát trùng.
- Khâu da. Không cần thiết dùng
nhiều chỉ khâu và chỉ cần dùng mũi khâu
rời với nút vuông là đủ.
4.2 Vết thương sạch nhiễm:

- Đắp 1 miếng gạc vô khuẩn lên vết
thương, cắt lông xung quanh, lau bờ mép
vết thương bằng xà phòng khử khuẩn, sát
khuẩn da xung quanh (không đổ vào vết
thương).
- Khu trú vết thương bằng khăn trải
vô khuẩn.
- Gây tê (nếu cần)
- Bỏ miếng gạc ra và chuẩn bị cắt
lọc vết thương. Đây là thì quan trọng
nhất. Cắt lọc giúp loại bỏ mô hoại tử, dị
vật giúp hạn chế nhiễm khuẩn và tạo
điều kiện cho vết thương lành tốt.
Việc cắt lọc được tiến hành bằng
dụng cụ bén (dao hoặc kéo) và làm từ
nông đến sâu. Ban đầu là mép da nham
nhở của vết thương rồi đếm mô dưới da,
mô mỡ, cân cơ, mạch máu. Đôi khi khó
xác định ranh giới giữa mô hoại tử và mô
còn sống. Ví dụ, với cơ, màu sắc không

có giá trị, ta phải đánh giá bằng kích
thích, nếu cơ co là còn sống. Những mô
như cân da đầu, cân cơ và gân có thẻ
sống được nếu được che phủ bằng một
vạt cò máu nươi dồi dào. Nhưng mô này
không nên cắt bỏ.

Xử trí như vết thương sạch, khi
đóng da chú ý rửa vết mổ với thật nhiều
nước đẳng trương. Tuỳ tình trạng nhiễm
có thể đặt ống dẫn lưu hoặc không.
Kháng sinh phù hợp.
4.3 Vết thương nhiễm:
Mục tiêu chính trong việc xử trí vết
thương nhiễm là biến nó thành một vết
thương sạch. Vết thương nhiễm được xử
trí như sau:

Hình 2. Đắp gạc và rửa xung quanh


Bộ môn kỹ năng Y khoa – Khoa Y - ĐHQG TP.HCM
Module:Da & Giác quan - Kỹ năng thủ thuật
Hình 4. Cắt lọc từ nông đến sâu và
rửa vết thương với nước có áp lực
cao

Hình 3. Cắt lọc với dụng cụ bén

- Rửa vết thương với thật nhiều

nước đẳng trương có áp lực cao. Có thể
pha thêm kháng sinh vào dung dịch rửa.
Đối với vết thương có nhiếu ngóc ngách,
có thể pha thêm dung dịch oxy già để rửa
vết thương. Mục đích của rửa vết tương
là loại bỏ dị vật, mô hoại tử và vi khuẩn.
- Che phủ lại vết thương đã xử trí
bằng gạc vô khuẩn. Bỏ tấm trải, thay
găng, sát trùng lại xung quanh vết
thương và thay tấm trải mới.
- Cầm máu kĩ, kiểm soát các mao
quản đang chảy máu rỉ rả bằng gạc nước
ấm hoặc oxy già.
- Đến đây, tuỳ tình hình tại chổ mà
ta có nhiều cách xử trí:
+ Khâu lại vết thương không
dẫn lưu
+ Khâu lại vết thương có dẫn
lưu (± hút áp lực âm)
+ Để hở vết thương và băng lại
bằng gạc. Khâu lại sau 2-5 ngày nếu vết
thương tiến triển tốt.
+ Để hở da cho lành kì hai
- Băng ép, bất động, kê cao
- Kháng sinh phù hợp
4.4 Vết thương bẩn:
Nguyên tắc điều trị vết thương bẩn
gồm:
- Cô lập ổ nhiễm trùng, không đễ ổ
nhiễm trùng lây nhiễm sang các khoang,

mô lân cận khác.
- Thoát lưu ổ mủ


Bộ môn kỹ năng Y khoa – Khoa Y - ĐHQG TP.HCM
Module:Da & Giác quan - Kỹ năng thủ thuật
- Tiệt khuẩn vùng nhiễm khuẩn
- Che phủ bề mặt vết thương
- Kháng sinh phù hợp
Rạch thoát lưu ổ mủ được tiến hành
khi ổ mủ có dấu hiệu “phập phều”, khi
rạch cần chú ý:
- Không nguy hiểm: không được
cắt vào cấu trúc quan trọng như gân, thần
kinh, mạch máu, ổ khớp.
- Không làm hư hoại thêm mô và
lượng máu nuôi. Nên gây mê hoặc tê
vùng hơn tê tại chỗ.
- Đường rạch đi trực tiếp và ngắn
nhất vào ổ nhiễm khuẩn. Chú ý thoát lưu
mủ theo chiều trọng lực
- Đường rạch đủ rộng nhưng không
vi phạm qua mô lành.
- Dẫn lưu và để hở đường rạch
- Áp dụng kỹ thuật vô khuẩn trong
khi rạch và thay băng.
5. Biến chứng
Chảy máu, tụ máu:
Nhiễm khuẩn vết thương


Sẹo xấu
+ Sẹo lồi
+ Sẹo phì đại:
+ Sẹo co rút
+ Sẹo ung thư hoá
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Nguyễn Hồng Ri (2007),
“Chăm sóc và xử trí vết thương”, Phẫu
Thuật Thực Hành, Nhà xuất bản y học,
TP.HCM, tr 88-99.
2.
David G. Burris (2004),
“Soft-Tissue Injuries”, Emergency War
Surgery, Walter Reed Army Medical
Center, Texas, pp. 22.1-22.15
3.
Thomas Lawrence (2006),
“Acute wound care”, ACS Surgery:
Principles and Practice, Web MD
4.
Mihály Boros (2006),
"Wound",
Surgical
Techniques,
Innovariant Ltd., Szeged, pp. 76-87.
5.
Jacqueline Rhoads (2008),
Wound Care, F. A. Davis Company,
Philadelphia, pp.488-510.




×