Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Nghiên cứu ước lượng số lượng đơn vị vận động trên người bình thường và bệnh nhân bệnh thần kinh cơ (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (608.59 KB, 31 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-ooOoo-

NGUYỄN LÊ TRUNG HIẾU

NGHIÊN CỨU ƢỚC LƢỢNG
SỐ LƢỢNG ĐƠN VỊ VẬN ĐỘNG
TRÊN NGƢỜI BÌNH THƢỜNG
VÀ BỆNH NHÂN BỆNH THẦN KINH CƠ

Chuyên ngành: Thần kinh
Mã số: 62722047

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2017


Công trình đƣợc hoàn thành tại:
Đại Học Y Dƣợc Thành Phố Hồ Chí Minh

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN HỮU CÔNG

Phản biện 1: GS.TS NGUYỄN VĂN CHƢƠNG
Bệnh viện 103 Học Viện Quân Y, Hà Nội
Phản biện 2: GS. TS Hoàng Khánh


Trƣờng Đại học Y Dƣợc Huế
Phản biện 3: TS. Nguyễn Anh Tài
Bệnh viện Chợ Rẫy

Luận án sẽ đƣợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trƣờng họp
tại: Đại Học Y Dƣợc Thành Phố Hồ Chí Minh
Vào hồi ..... giờ ..... ngày ..... tháng ..... năm ..........

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thƣ viện Quốc gia Việt Nam
- Thƣ viện khoa học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh
- Thƣ viện Đại học Y Dƣợc TP. Hồ Chí Minh


GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1. Đặt vấn đề:
Đơn vị vận động là cấu trúc cơ bản trong hệ thống thần
kinh cơ. Việc khảo sát số lƣợng đơn vị vận động giúp chẩn
đoán sớm và tiên lƣợng các bệnh thần kinh cơ, đặc biệt là bệnh
neuron vận động. Cho đến nay, chỉ có MUNE (motor unit
number estimation) là kỹ thuật giúp ƣớc lƣợng gần đúng nhất
số lƣợng đơn vị vận động, nhƣng kỹ thuật này chƣa đƣợc ứng
dụng tại Việt Nam. Chính vì thế, chúng tôi thực hiện nghiên
cứu “Nghiên cứu ước lượng số lượng đơn vị vận động trên
người bình thường và bệnh nhân bệnh thần kinh cơ” với các
mục tiêu nhƣ sau:
-

-


Xác định giá trị trung bình và giới hạn dƣới của MUNE trên ô
mô cái và cơ duỗi các ngón chân ngắn hai bên bằng hai kỹ thuật
MUNE kích thích tăng dần và MUNE kích thích nhiều điểm ở
ngƣời Việt Nam trƣởng thành khỏe mạnh.
Xác định giá trị trung bình MUNE trên ô mô cái và cơ duỗi các
ngón chân ngắn bằng hai kỹ thuật nhƣ mục tiêu 1 ở ngƣời có
bệnh thần kinh cơ, và nhận định về sự giảm MUNE trong các
bệnh này.

2. Tính cấp thiết của đề tài:
Năm 1971, Mac Comas giới thiệu MUNE. Sau đó, nhiều
tác giả trên thế giới đã thực hiện và cải tiến kỹ thuật này để ƣớc
lƣợng gần đúng nhất số lƣợng đơn vị vận động trên ngƣời bệnh
thƣờng và trên bệnh nhân có bệnh thần kinh cơ. Các tác giả đều
nhận định MUNE có giá trị khác nhau trên các nhóm cơ và có
giá trị trong việc chẩn đoán sớm các bệnh lí có hiện thƣợng mất
số lƣợng đơn vị vận động cũng nhƣ thoe dõi diễn tiến của các
nhóm bệnh này. Hiện nay, kỹ thuật này chƣa đƣợc áp dụng
thƣờng qui tại Việt Nam. Do đó, nghiên cứu này là cần thiết
cho phát triển của chuyên ngành chẩn đoán điện và thần kinh
Việt Nam hiện nay.
3. Những đóng góp mới của luận án


Đây là một nghiên cứu đầu tiên chi tiết và đầy đủ về
phƣơng pháp ƣớc lƣợng số lƣợng đơn vị vận động (MUNE).
Nghiên cứu này đã xác định đƣợc giá trị trung bình và giới hạn
dƣới của MUNE trên ô mô cái thuộc chi phối thần kinh giữa và
cơ duỗi ngắn các ngón thuộc thần kinh mác sâu ngƣời bình
thƣờng tại Việt Nam, làm cơ sở cho việc khảo sát trên ngƣời có

bệnh thần kinh cơ. Nghiên cứu cũng đã khảo sát trên nhóm
ngƣời có bệnh thần kinh cơ, cho thấy giá trị trung bình của
MUNE thấp trong bệnh neuron vận động, bệnh rễ thắt lƣng
cùng, bệnh đa dây thần kinh và cho thấy MUNE có độ nhạy và
độ đặc hiệu cao trong giai đoạn sớm của các bệnh này.
4. Bố cục của luận án
Luận án gồm 129 trang, Mở đầu 3 trang, Tổng quan tài liệu
40 trang, Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu 15 trang, Kết
quả 36 trang, Bàn luận 33 trang, Kết luận và Kiến nghị 2 trang.
Có 24 bảng, 15 biểu đồ, 11 hình, 131 tài liệu tham khảo.
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Đơn vị vận động
Đơn vị vận động (motor unit – MU) là cấu trúc cơ bản
trong hệ thống thần kinh cơ, bao gồm một neuron vận động, sợi
trục vận động của nó và đơn vị cơ mà neuron vận động đó chi
phối. Đơn vị cơ chính là tập hợp tất các những sợi cơ đƣợc
phân bố bởi một neuron vận động. Có mối liên hệ rất chặt chẽ
giữa các thành phần của MU với nhau và đa số các bệnh thần
kinh cơ có tổn thƣơng ở một hay nhiều thành phần trong các
thành phần của đơn vị vận động.
1.2 Phƣơng pháp ƣớc lƣợng số lƣợng đơn vị vận động
(MUNE)
MUNE đƣợc xem là một phƣơng pháp chẩn đoán điện có
thể ƣớc lƣợng một cách tốt nhất số lƣợng đơn vị vận động phân
bố cho một cơ hoặc một nhóm cơ. Nhiều tài liệu đã trình bày về
kỹ thuật khảo sát và khả năng ứng dụng của MUNE, trong đó
nhiều nhất là của tác giả McComas, Brown, Bromberg,
Baumann, Henderson, Doherty, Daube, Shefner, Gooch…



1.2.1 Nguyên lí của MUNE
Điện thế đơn vị vận động đơn lẻ trung bình tính đƣợc nhờ
khảo sát các SMUP (single motor unit potential). Điện thế đáp
ứng co cơ toàn phần CMAP (compound muscle action
potential) chính là tổng hợp các đáp ứng điện thế co cơ đơn lẻ
của tất cả các MU chịu kích thích. Tỉ lệ giữa biên độ (hoặc điện
tích vùng) của CMAP/SMUP trung bình chính là giá trị
MUNE.
1.2.2 Các kỹ thuật MUNE
Theo hội bệnh thần kinh cơ và chẩn đoán điện Hoa Kỳ AANEM (American Association of Neuromuscular &
Electrodiagnostic Medicine) trong một khảo sát của nhóm tác
giả Gooch C.L và cộng sự năm 2014, các kỹ thuật MUNE đƣợc
ứng dụng nhiều nhất là:
-

Kỹ thuật MUNE kích thích tăng dần – IST (incremental
stimulation technique)
Kỹ thuật MUNE kích thích nhiều điểm - MPS (Multiple
points stimulation)
Kỹ thuật MUNE thống kê - Statistical MUNE
Kỹ thuật MUNE trung bình hóa các gai co cơ – STA (Spike
triggered averaging)

1.3. Nghiên cứu MUNE trên ngƣời bình thƣờng
1.3.1 Giá trị trung bình của MUNE
1.3.1.1 Giá trị trung bình MUNE trên ô mô cái.
-

Tổng kết của Wang F.C, Delwaide P.J (1995):
Tác giả

Năm MUNE
Kỹ thuật
1972
253
±
34
IST
kinh điển
Brown
1974 340 ± 87
IST kinh điển
Sica
1990 170 ± 62
IST kinh điển
Stein và Yang
MPS
Doherty
và 1993 288 ± 95

Brown
-

Nghiên cứu của Yerdelen D, Koç F, Sarica Y (2006): Khảo sát
110 ngƣời tình nguyện khỏe mạnh, bao gồm 58 nam và 52 nữ.
Giá trị trung bình MUNE ở nam là 163 ± 53.3 và nữ là 158 ±
47.8. Không có sự khác biệt về MUNE giữa các nhóm tuổi ở nam


(p = 0,38) hay nữ (p= 0,57). Không có sự khác biệt giữa nam và
nữ.

- Nghiên cứu của Fu Y, và cộng sự (2012), ứng dụng MPS, khảo
sát 35 ngƣời bình thƣờng. MUNE trên cơ dạng ngắn ngón cái
(thần kinh giữa) ở tay trái là 226,97 ± 30,59; tay phải là 228,31 ±
25,35. MUNE trên cơ dạng ngắn ngón út (thần kinh trụ) ở tay trái
là 237,43 ± 30,78; tay phải là 240,20 ± 37,73. Khác biệt về bên
không có ý nghĩa thống kê ở cả hai dây thần kinh.
1.3.1.2 Giá trị trung bình MUNE trên cơ duỗi các ngón chân ngắn
(EDB – extensor digitorum brevis)
- Công bố của Shefner J.M, Gooch C.L (2003): hai tác giả ghi
“Mc Comas (1971) đã ứng dụng IST, khảo sát cơ EDB trên 41
ngƣời có độ tuổi từ 4 –58 tuổi, ghi nhận MUNE = 199 ± 60”.

1.3.1.3 Giá trị trung bình MUNE ở cả hai vị trí khảo sát.
-

Tổng kết của McComas A.J

Tác giả
Ballantyne, Hansen
Mc Comas

Cơ mô cái

EDB
Kỹ thuật
197 ± 49 (39)
IST
342 ± 89
210 ± 65
IST

(106)
(151)
288 ± 95 (17)
MPS

Doherty, Brown
- Tổng kết của Nguyễn Hữu Công(2013).

Tác giả

Cơ mô cái

EDB

Kỹ thuật

Stashuk, cộng sự
219 ± 77
MPS
McComas, cộng sự 342 ± 89
IST
McComas, cộng sự
210 ± 65
IST
- Tổng kết của Gooch C.L, Doherty T.M và cộng sự (2014): Giá trị
trung bình của MUNE theo kỹ thuật IST và MPS trên ô mô cái
lần lƣợt là: 187 ± 58 và 276 ± 35; tƣơng tự trên cơ EDB lần lƣợt
là: 206 ± 61 và 290 ± 171.

1.3.2 Giới hạn dưới của MUNE

-

Theo McComas A.J, (1993), với IST, giới hạn dƣới của MUNE
trên ô mô cái là 106 và cơ EDB là 76.
Theo Adrian R.M, McComas A.J (2003), với IST, giới hạn dƣới
của MUNE trên các nhóm cơ ô mô cái là 220 và cơ EDB là 120.


1.3.3 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam: Cho đến nay, chƣa
có báo cáo nào về MUNE.
1.4. Nghiên cứu MUNE trên ngƣời có bệnh thần kinh cơ
1.4.1 Bệnh neuron vận động
Bệnh xơ cứng cột bên teo cơ (ALS):
MUNE đƣợc khảo sát nhiều nhất là trong bệnh ALS. Hầu nhƣ tất
cả các nghiên cứu đều kết luận MUNE có vai trò quan trọng
trong việc chẩn đoán và tiên lƣợng bệnh ALS. Giá trị MUNE
giảm dần ở những bệnh nhân ALS và bất thƣờng về MUNE có
trƣớc bất thƣờng CMAP trên EMG thƣờng qui. MUNE cũng
đƣợc ứng dụng nhƣ một thông số đánh giá hiệu quả của thuốc
trong các thử nghiệm điều trị ALS.
- Nghiên cứu của Wang F.C (2002): Ứng dụng AMPS (adapted
multiple points stimulation) để tính MUNE trên 12 bệnh nhân
ALS trƣớc điều trị Riluzole (T0) và thời điểm 4(T4), 8(T8) và
12(T12) tháng sau điều trị. Student’s t-test bắt cặp cho thấy sự
giảm đáng kể MUNE trên ô mô cái và kích thƣớc CMAP mỗi 4
tháng, tỷ lệ mất MU mỗi 4 tháng là trên 20% ở 6 bệnh nhân và
dƣới 20% ở 6 bệnh nhân còn lại. So sánh hai nhóm này bằng
Mann-Whitney U-testing cho thấy thay đổi MUNE và kích thƣớc
CMAP có ý nghĩa thống kê ở thời điểm 4, 8 and 12. MUNE ở
thời điểm T0 là 38.5 ± 25.5, T4 là 29.8 ± 23.8, T8 là 23.8 ± 21.1

và T12 là 15.3 ± 18.4, giảm dần.
- Nghiên cứu của Aggarwal A (2009): Khảo sát mất đơn vị vận
động ở những bệnh nhân ALS gia đình chƣa triệu chứng. Tác giả
khảo sát 19 ngƣời có đột biến SOD1 chƣa có triệu chứng, ghi
nhận 14/19 ngƣời không có thay đổi đáng kể về MUNE. Tuy
nhiên, 5/19 trƣờng hợp có giảm MUNE đáng kể trƣớc khi có tình
trạng yếu cơ khoảng 4 - 10 tháng.
- Nghiên cứu của Shefner J.M, và cộng sự (2011): Ứng dụng
AMPS, tăng 3 lần ở mỗi điểm. Khảo sát 5 ngƣời khỏe mạnh và
71 ngƣời bệnh ALS, theo dõi trong 500 ngày. MUNE trên nhóm
ngƣời khỏe mạnh là 225 ± 87, trên nhóm ALS là 41,9 ± 39.
Bệnh teo cơ tủy sống (SMA)
- Nghiên cứu của Swopoda K, Bromberg M.B (2003): Ứng dụng
MPS, khảo sát 9 bệnh nhân SMA I, 12 bệnh nhân SMA II, 8
bệnh nhân SMA III và 1 bệnh nhi 9 tháng tuổi có khả năng là
-


-

-

-

SMA I. MUNE giảm rất nhanh tới ngƣỡng giới hạn dƣới trong
giai đoạn sớm, đặc biệt là đối với SMA I và SMA II,
Nghiên cứu của Lehky T.J,và cộng sự (2009): Ứng dụng AMPS
và kỹ thuật MUNE thống kê, khảo sát bệnh teo cơ hành não - tủy
sống. Giá trị MUNE theo hai phƣơng pháp lần lƣợt là 60 ± 21 và
47 ± 23. Kích thƣớc SMUP cũng tăng so với ngƣỡng bình

thƣờng.
Nghiên cứu của Suzuki K, và cộng sự (2010): Ứng dụng MUNE
khảo sát 52 bệnh nhân teo cơ hành não-tủy sống ở hai thời điểm
T0 (lần đầu) và T12 (sau 12 tháng). MUNE giảm đáng kể so với
ban đầu và có liên quan bởi sức cơ bàn tay và thời gian bệnh.
Nghiên cứu của Gawel M, và cộng sự (2015): Ứng dụng MPS,
khảo sát SMUP, CMAP và MUNE trên cơ dạng ngắn ngón cái
(thần kinh giữa) ở 14 trẻ bệnh SMA. Có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê về giá trị MUNE, biên độ CMAP, biên độ SMUP giữa
bệnh nhân SMA so với nhóm chứng (p < 0,001).

1.4.2 Bệnh thần kinh ngoại biên
MUNE đƣợc dùng để đánh giá mức độ mất sợi trục và hiện
tƣợng tái phân bố thần kinh trong một số bệnh thần kinh ngoại
biên.
Bệnh thần kinh do đái tháo đường: Ở bệnh nhân đái tháo
đƣờng không triệu chứng hoặc dấu hiệu của bệnh nhân kinh
ngoại biên, giá trị của MUNE giảm xấp xỉ 50% trên cơ EDB và
cơ ngón mô cái so với nhóm chứng. Với bệnh nhân có triệu
chứng cảm giác, mức giảm trầm trọng hơn và một số bệnh nhân
chỉ còn 1 - 2 MU trên cơ EDB.
Bệnh thần kinh do urê huyết: Các nghiên cứu sử dụng IST trên
những bệnh nhân cần lọc thận nhân tạo cho thấy rằng 2/3 có giá
trị MUNE trên cơ EDB trong giới hạn bình thƣờng.
Bệnh thần kinh di truyền Charcot Marie Tooth: Nghiên cứu của
Lewis R.A, và cộng sự (2003): Ứng dụng kỹ thuật STA trên 54
bệnh nhân bệnh Charcot–Marie–Tooth (CMT) bao gồm 29
bệnh nhân CMT-1A, 13 bệnh nhân CMT-X, và 12 bệnh nhân
CMT-2. Khảo sát cơ gian cốt 1 mu tay hoặc cơ dạng ngón út
(thần kinh trụ) và cơ nhị đầu cánh tay hoặc cơ cánh tay (thần

kinh cơ bì). Giá trị MUNE cơ dạng ngón út liên quan mạnh với


tình trạng yếu cơ trên lâm sàng. Cả hai giá trị MUNE trên cơ
dạng ngón út và cơ nhị đầu cánh tay bất thƣờng nhiều hơn biên
độ CMAP. Điều này gợi ý rằng MUNE có thể phát hiện sớm
tình trạng mất đơn vị vận động trong bệnh CMT và có thể ứng
dụng MUNE trong việc nghiên cứu lâu dài bệnh CMT.
Bệnh thần kinh giữa tại cổ tay
Nghiên cứu của Koç F, Yerdelen D, và cộng sự (2006): Ứng
dụng MUNE khảo sát 50 ngƣời bệnh CTS và 30 ngƣời bình
thƣờng. Các tác giả ghi nhận khác biệt về MUNE giữa hai nhóm
là có ý nghĩa thống kê.
- Nghiên cứu của Sohn M.K, và cộng sự (2011): Ứng dụng MUNE
trên thần kinh giữa, khảo sát 78 cổ tay của 45 bệnh nhân CTS
nặng và 42 cổ tay của 21 ngƣời tình nguyện khỏe mạnh. MUNE
của ngƣời có bệnh CTS nặng giảm so với nhóm chứng. Vùng
dƣới đƣờng cong ROC của MUNE là 0.944.
Bệnh rễ thắt lưng cùng: Nghiên cứu của Tilki H.E, (2014): Khảo sát
26 bệnh nhân có bệnh rễ thắt lƣng cùng và 30 ngƣời bình thƣờng cho
thấy độ nhạy và độ đặc hiệu của MUNE lần lƣợt là 100% and 84.1%,
cao hơn so với đáp ứng giao cảm da, biên độ CMAP thần kinh mác
sâu.
-

1.4.3 Bệnh cơ
Bệnh học của bệnh cơ thƣờng thì không ảnh hƣởng lên sợi
trục vận động, do đó, không thay đổi về giá trị của MUNE.
Nghiên cứu trên bệnh nhân bị loạn dƣỡng cơ Duchenne, loạn
dƣỡng cơ vòng đai gốc chi cũng nhƣ các bệnh cơ do viêm, do

chuyển hóa khác cho thấy số lƣợng MU trong giới hạn bình
thƣờng. Kỹ thuật MUNE kích thích tăng dần đã đƣợc ứng dụng
trong nghiên cứu bệnh loạn dƣỡng cơ Duchenne. Sự giảm
MUNE ở những ngƣời bệnh cơ gợi ý tình trạng tổn thƣơng thần
kinh kèm theo.
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1 Đối tƣợng nghiên cứu
2.1.1 Dân số mục tiêu
-

Ngƣời Việt Nam trƣởng thành, tình nguyện, khỏe mạnh.
Bệnh nhân có bệnh thần kinh cơ.


2.1.2 Dân số mẫu:
-

-

-

Nhóm ngƣời tình nguyện khỏe mạnh: là các sinh viên ngƣời thân,
bạn bè, những ngƣời khỏe mạnh đến bệnh viện ĐHYD để kiểm
tra sức khỏe tổng quát.
Nhóm bệnh nhân có bệnh thần kinh cơ: là những bệnh nhân có
chỉ định khảo sát bệnh thần kinh cơ bằng EMG tại phòng đo
EMG của bệnh viện ĐHYD.
2.1.3 Tiêu chuẩn chọn:


2.1.3.1 Nhóm người tình nguyện khỏe mạnh
-

Ngƣời Việt Nam trƣởng thành, tuổi từ 18 trở lên
Không có tiền sử hoặc đang mắc bất kỳ bệnh nào
Không có tiền sử gia đình về bệnh thần kinh di truyền.
Đồng ý tham gia nghiên cứu

2.1.3.2 Nhóm người có bệnh thần kinh cơ
-

-

Các bệnh nhân có bệnh cảnh lâm sàng của một trong các bệnh
sau: bệnh xơ cứng cột bên teo cơ (ALS – amyotrophic lateral
sclerosis), bệnh teo cơ tủy sống (SMA – spinal muscular
atrophy), bệnh rễ thắt lƣng cùng, bệnh đa dây thần kinh, hội
chứng ống cổ tay (CTS carpal tunnel syndrome) mức độ trung
bình và bệnh cơ.
Có kết quả khảo sát EMG thƣờng qui phù hợp chẩn đoán lâm
sàng và thỏa tiêu chuẩn chẩn đoán về điện sinh lí của từng bệnh.
Đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.1.4 Tiêu chuẩn loại trừ
2.1.4.1 Nhóm người tình nguyện khỏe mạnh
-

-

Có tổn thƣơng dây thần kinh giữa và mác sâu hai bên vì bất kỳ lí

do gì (vết thƣơng, dị tật, bất thƣờng cầu nối Martin-Guber).
Có bất kỳ triệu chứng nào về vận động và cảm giác tại hai bàn
tay và hai bàn chân cho đến thời điểm khảo sát.
Có bất kỳ thông số nào về dẫn truyền vận động (thời gian tiềm,
biên độ CMAP, tốc độ dẫn truyền thần kinh vận động và sóng F)
của thần kinh giữa và thần kinh mác sâu hai bên biểu hiện quá
bất thƣờng trên EMG trong quá trình khảo sát.
Không khảo sát đƣợc đầy đủ các thông số cần cho nghiên cứu.
2.1.4.2 Nhóm người có bệnh thần kinh cơ
Có kết quả biên độ CMAP của thần kinh giữa và/hoặc thần kinh
mác sâu thấp dƣới ngƣỡng bình thƣờng theo hội bệnh thần kinh


-

cơ và chẩn đoán điện Mỹ (AANEM – American association of
neuromuscular & elactrodiagostic medicine), cụ thể:
 Biên độ CMAP của thần kinh giữa ≤ 4mV
 Biên độ CMAP của thần kinh mác sâu ≤ 2mV
Giải thích: những bệnh nhân có biên độ CMAP giảm dƣới
ngƣỡng bình thƣờng thì đƣơng nhiên có kết quả MUNE thấp,
đồng nghĩa bệnh nhân đã ở giai đoạn trễ của bệnh. Mục tiêu của
nghiên cứu này là tìm sự thay đổi của MUNE trong giai đoạn
sớm của bệnh thần kinh cơ.
Có tổn thƣơng dây thần kinh giữa và mác sâu hai bên do vết
thƣơng, dị tật, bất thƣờng cầu nối Martin-Guber.
Không khảo sát đƣợc đầy đủ các thông số cần cho nghiên cứu.

2.1.5 Cỡ mẫu:
2.1.5.1 Nhóm người tình nguyện khỏe mạnh:

Đây là nghiên cứu đƣợc thiết kế để tìm kiếm giá trị trung
bình của một thông số nên cách tính cỡ mẫu cho một chỉ số
trung bình là: n = C/(/)2. Chọn công bố về MUNE của nhóm
tác giả Gooch, Doherty, Bromberg, Stashuk, Daube và cộng sự
để làm cơ sở tính cỡ mẫu vì đây là những tác giả có nhiều công
trình nghiên cứu về MUNE và đây cũng là công bố mới nhất
của AANEM, đăng trên tạp chí Muscle & Nerve 50, năm 2014,
trong đó:
-

-

MUNE theo IST trên ô mô cái (dây thần kinh giữa) là 187 ± 58.
MUNE theo IST trên cơ duỗi các ngón chân ngắn (dây thần kinh
mác sâu) là 206 ± 61.
Chấp nhận sai số loại I là  = 0,1 và loại II là  = 0,2 ta có hằng
số C = 6,15. Cỡ mẫu tính cho từng dây thần kinh là:
Ô mô cái (dây thần kinh giữa): MUNE tham khảo là 187 ± 58, n
= C/(/)2 = 6,15/(18,7/58)2 = 59,1
Cơ duỗi các ngón chân ngắn (dây thần kinh mác sâu): MUNE
tham khảo là 206 ± 61, n = C/(/)2 = 6,15/(20,6/61)2 = 53,9

Nhƣ vậy, đối với nhóm ngƣời tình nguyện khỏe mạnh, cỡ mẫu
ít nhất là:
-

59 ngƣời để khảo sát MUNE trên ô mô cái
54 ngƣời để khảo sát MUNE trên cơ duỗi các ngón chân ngắn.
Cỡ mẫu cần cho cả nhóm này là 59 + 54 = 113 ngƣời.



-

Nghiên cứu này chỉ thu thập số liệu một lần nên không dự trù
thêm phần 10% mất mẫu.

2.1.5.2 Nhóm người có bệnh thần kinh cơ: dự kiến cỡ mẫu
tƣơng đƣơng nhóm ngƣời tình nguyện khỏe mạnh là 113 ngƣời.
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu: tiền cứu mô tả có phân tích và
so sánh hai nhóm.
2.2.2 Các biến trong nghiên cứu
2.2.2.1. Các biến dân số học:
-

-

Tuổi: gồm có số tuổi và nhóm tuổi (18 - 29, 30 - 39, 40 - 49, 50 –
59 và từ 60 tuổi trở lên), tính theo năm sinh trên chứng minh
nhân dân của ngƣời tham gia nghiên cứu.
Giới: hai giá trị, 1 là nam và 0 là nữ, ghi theo chứng minh nhân
dân của ngƣời tham gia nghiên cứu.
Bên khảo sát: hai giá trị là bên phải và bên trái, là bên của ngƣời
tham gia nghiên cứu.

2.2.2.2. Các biến định lượng về MUNE:
-

-


-

Biên độ CMAP (mV): biến định lƣợng, giá trị biên độ CMAP thu
đƣợc theo khảo sát vận động thƣờng qui, tính từ đƣờng đẳng điện
đến đỉnh sóng âm.
Biên độ SMUP (µV): biến định lƣợng, giá trị biên độ điện thế
đơn vị vận động đơn lẻ thu đƣợc theo từng kỹ thuật MUNE, cũng
đƣợc tính từ đƣờng đẳng điện đến đỉnh sóng âm. Các giá trị biên
độ SMUP < 10µV bị loại bỏ.
Biên độ mSMUP (µV): biến định lƣợng, giá trị biên độ trung
bình từ các SMUP ghi đƣợc trên từng dây thần kinh.
MUNE: biến định lƣợng, tính theo công thức MUNE = Biên độ
CMAP/Biên độ mSMUP của từng cơ ở từng ngƣời tham gia.

2.2.2.3. Các biến về bệnh thần kinh cơ:
-

-

Bệnh ALS: có 2 giá trị: 0 là không có bệnh, 1 là có bệnh ALS
(xác định ALS, có khả năng ALS) theo tiêu chuẩn El Escorial,
không kể có thể ALS và nghi ngờ ALS.
Bệnh SMA: có 2 giá trị: 0 là không có bệnh, 1 là có bệnh. Có
bệnh là có bệnh cảnh lâm sàng và những thay đổi trên EMG
thƣờng qui phù hợp bệnh neuron vận động dƣới theo tiêu chuẩn
Barbara.

Bảng 2.1 Tiêu chuẩn El Escorial



Chẩn đoán
Xác
định
ALS
Có khả năng
ALS
Có khả năng
trên lâm
sàng, đƣợc
cận lâm sàng
hỗ trợ ALS
Có thể ALS

Tiêu chuẩn
Có dấu hiệu của UMN và LMN ở 3 vùng
cơ thể
Có dấu hiệu của UMN và LMN ở ít nhất
2 vùng cơ thể
Có dấu hiệu của UMN và hoặc không có
dấu hiệu của LMN ở 1 vùng cơ thể và có
dấu hiệu của LMN trên EMG ở ít nhất 2
vùng cơ thể và có kết quả hình ảnh học
thần kinh và các cận lâm sàng khác loại
trừ các căn nguyên khác.
Có dấu hiệu của UMN và LMN ở 1 vùng
cơ thể hoặc có dấu hiệu của UMN ở ít
nhất 2 vùng cơ thể
Dấu hiệu của LMN đơn thuần.

Nghi ngờ

ALS
UMN: upper motor neuron, LMN: Lower motor neuron
-

-

-

-

Bệnh rễ thắt lƣng cùng: có 2 giá trị: 0 là không có bệnh, 1 là có
bệnh. Có bệnh là có cảnh lâm sàng theo rễ, thay đổi trên EMG
thƣờng qui phù hợp bệnh rễ theo Barbara và kết quả cộng hƣởng
từ cột sống thắt lƣng có bằng chứng chèn ép rễ L5 và/hoặc rễ S1.
Bệnh đa dây thần kinh: có 2 giá trị: 0 là không có bệnh, 1 là có
bệnh. Có bệnh là có bệnh cảnh lâm sàng kinh điển và thay đổi
trên EMG thƣờng qui phù hợp với bệnh đa dây thần kinh theo
Barbara.
Bệnh hội chứng ống cổ tay mức độ trung bình: có 2 giá trị: 0 là
không có bệnh, 1 là có bệnh. Có bệnh cảnh lâm sàng và thay đổi
trên EMG thƣờng qui phù hợp với hội chứng ống cổ tay mức độ
trung bình theo AANEM. Tiêu chuẩn hội chứng ống cổ tay mức
độ trung bình theo AANEM là thời gian tiềm vận động và cảm
giác kéo dài, biên độ đáp ứng vận động, cảm giác và điện cơ kim
còn trong giới hạn bình thƣờng.
Bệnh cơ: có 2 giá trị: 0 là không có bệnh, 1 là có bệnh. Có bệnh
là có bệnh cảnh lâm sàng, men cơ và thay đổi trên EMG thƣờng
qui tại thời điểm khảo sát phù hợp với bệnh cơ. EMG phù hợp



bệnh cơ theo Barbara là điện cơ kim ghi nhận hình ảnh nhỏ hẹp
đa pha trên các cơ chi trên lẫn chi dƣới.

2.2.3 Các kỹ thuật MUNE trong nghiên cứu:
Kỹ thuật MUNE kích thích tăng dần (IST)
-

-

-

-

Bƣớc 1: Đặt điện cực ghi bề trên ô mô cái (thần kinh giữa), cơ
duỗi các ngón chân ngắn (thần kinh mác sâu) theo cách ghi bụng
gân của điện cơ cơ bản. Đặt điện cực kích thích đặt cố định tại cổ
tay (thần kinh giữa), cổ chân (thần kinh mác sâu). Đặt điện cực
đất giữa điện cực ghi và điện cực kích thích.
Bƣớc 2: Chọn độ nhạy biên độ trên màn hình 50 - 100
µV/khoảng để quan sát sóng đáp ứng co cơ biên độ thấp. Kích
thích dây thần kinh với cƣờng độ thấp (từ 3 - 10mA) để kích hoạt
sợi trục đầu tiên theo nguyên lí tất cả hoặc không và ghi điện thế
đơn vị vận động đơn lẻ (SMUP) đầu tiên.
Bƣớc 3: Tăng dần một cách từ từ cƣờng độ kích thích để có một
chồng 8 - 10 lớp điện thế sóng đáp ứng co cơ riêng biệt. Đo đạt
biên độ, tính giá trị từng SMUP và giá trị mSMUP.
Bƣớc 4: Kích thích trên tối đa để ghi và tính biên độ CMAP.
Bƣớc 5: Tính giá trị trung bình của MUNE theo công thức biên
độ CMAP chia biên độ mSMUP.


Kỹ thuật MUNE kích thích nhiều điểm (MPS)
-

-

Thực hiện bƣớc 1 và 2 tƣơng tự IST
Bƣớc 3: Dời điện cực kích thích sang một vị trí mới lân cận vị trí
vừa kích thích, lặp lại bƣớc 2 để có đơn vị vận động đơn lẻ
(SMUP) thứ hai. Tiếp tục làm tƣơng tự cho đến khi thu đƣợc 10
SMUP ở 10 vị trí khác nhau. Đo đạt biên độ, tính giá trị từng
SMUP và giá trị mSMUP.
Bƣớc 4 và 5 cũng tƣơng tự IST.

2.2.4 Các bước tiến hành nghiên cứu:
2.2.5.1 Nhóm người tình nguyện khỏe mạnh:
-

-

Bƣớc 1: Giải thích và đồng ý tham gia nghiên cứu
Bƣớc 2: Khảo sát dẫn truyền vận động thƣờng qui dây thần kinh
giữa hoặc thần kinh mác sâu theo kỹ thuật ghi CMAP. Ghi nhận
CMAP, nếu có biểu hiện quá bất thƣờng, loại khỏi nghiên cứu.
Bƣớc 3: Khảo sát MUNE theo IST ở tay (thần kinh giữa) hoặc ở
chân (thần kinh mác sâu) bên phải, sau đó khảo sát sang bên trái
theo kỹ thuật ghi MUNE. Thu thập số liệu từ 8 – 10 SMUP từng


-


-

-

-

bên, ghi vào bảng thu thập số liệu, sau đó sang bƣớc 4 (bắt buột).
Nếu ngƣời tham gia không muốn tiếp tục, loại khỏi nghiên cứu.
Bƣớc 4: Khảo sát MUNE theo MPS ở tay (thần kinh giữa) hoặc ở
chân (thần kinh mác sâu) bên phải, sau đó khảo sát sang bên trái.
Thu thập số liệu từ 10 SMUP từng bên.
Bƣớc 5: Khảo sát tiếp MUNE bằng cả hai kỹ thuật này ở hai chân
(đối với những ngƣời đã hoàn tất phần khảo sát hai tay) và ngƣợc
lại (hai tay đối với những ngƣời đã hoàn tất phần khảo sát hai
chân). Nếu ngƣời tham gia muốn dừng lại, kết thúc thu thập số
liệu với 1 dây thần kinh ở tay hoặc chân.
Bƣớc 6: Hoàn tất thu thập số liệu sau khi nhập tất cả các thông số
khảo sát và tính ra MUNE trên từng dây thần kinh đƣợc khảo sát
ở từng ngƣời tham gia.
Sơ đồ nghiên cứu nhƣ sau:

2.2.5.2 Nhóm người có bệnh thần kinh cơ:
-

-

-

-


Bƣớc 1: Chọn ngẫu nhiên bệnh nhân đƣợc chỉ định khảo sát
EMG từ các bác sĩ phòng khám thần kinh Bệnh viện ĐHYD thỏa
tiêu chuẩn chọn và giải thích tham gia nghiên cứu.
Bƣớc 2: Khám lâm sàng và khảo sát EMG thƣờng qui phù hợp
chỉ định của bác sĩ phòng khám theo hƣớng dẫn đo EMG của
Preston và Babarra, nếu không thỏa tiêu chuẩn thì loại khỏi
nghiên cứu.
Bƣớc 3: Khảo sát MUNE bằng hai kỹ thuật ở bàn tay bên phải
(thần kinh giữa) và bàn chân bên phải (thần kinh mác sâu) đối
với các bệnh xơ cột bên teo cơ, bệnh teo cơ tủy sống và bệnh đa
dây thần kinh, bệnh cơ. Chỉ khảo sát thần kinh giữa bên phải đối
với hội chứng ống cổ tay và chỉ khảo sát thần kinh mác sâu bên
phải đối với bệnh rễ lƣng.
Bƣớc 4: Hoàn tất thu thập số liệu sau khi nhập tất cả các thông số
khảo sát và tính ra MUNE trên từng cơ đƣợc khảo sát ở từng
ngƣời tham gia.


-

Sơ đồ nghiên cứu nhƣ sau:

2.2.5 Phương pháp thu thập số liệu và thống kê.
2.2.6.1: Thu thập số liệu
-

-

Các biến tuổi, giới thu thập bằng cách hỏi trực tiếp theo bảng thu
thập số liệu.

Các thông số chẩn đoán điện đƣợc đo đạc và tính toán trên phần
mềm khảo sát điện thần kinh cơ cài sẵn trong máy EMG của
hãng Medtronic (Medtrnic A/S Tonshakken 16-18 DK-2740
Skovlunde Denmark) tại phòng điện cơ trong điều kiện nhiệt độ
phòng đảm bảo tử 22 – 26 độ C.
Các số liệu đƣợc nhập liệu bằng phần mềm Excel.

2.2.6.2 Xử lí thống kê:
-

-

-

-

Các biến số định lƣợng đƣợc trình bày dƣới dạng trung bình  độ
lệch chuẩn.
So sánh trung bình của một biến định lƣợng ở các nhóm khác
nhau bằng phép kiểm Student t-test, có ý nghĩa khác biệt khi p <
0.05.
Nếu các biến này không thỏa điều kiện sử dụng phép kiểm
Student t-test, so sánh trung bình bằng phép kiểm phi tham số
Kruskal Wallis.
Giới hạn trên, giới hạn dƣới của một thông số trên ngƣời tình
nguyện khỏe mạnh đƣợc lấy là khoảng 95% của giá trị của biến
đó trong mẫu nếu biến đó có phân phối bình thƣờng. Giới hạn
dƣới là bách phân vị thứ 2,5; còn giới hạn trên là bách phân vị
thứ 97,5 của giá trị của biến trong bộ số liệu.
Nếu thông số đó có phân phối không bình thƣờng chúng tôi

chuyển biến số sang phân phối bình thƣờng hoặc gần bình
thƣờng và tiếp tục thực hiện các bƣớc trên.


-

-

Điểm cắt, độ nhạy và độ đặc hiệu của chỉ số MUNE đƣợc tính
bằng cách sử dụng hồi quy logistic, vẽ đƣờng cong ROC và từ đó
xác định điểm cắt bằng cách chọn điểm cắt sao cho tổng độ nhạy
+ độ đặc hiệu là lớn nhất. Từ điểm cắt này sẽ có độ nhạy và độ
đặc hiệu.
Thống kê này đƣợc thực hiện trên phần mềm Stata 12.0

Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 MUNE trên ngƣời bình thƣờng
3.1.1 Đặc điểm của dân số nhóm người bình thường:
Có 137 ngƣời tham gia, trong đó, có 55 ngƣời (40,2%) chỉ
tham gia khảo sát hai bàn tay (ô mô cái và thần kinh giữa), 48
ngƣời (35%) chỉ tham gia khảo sát hai bàn chân (cơ duỗi các
ngón chân ngắn và thần kinh mác sâu) và 34 ngƣời (24,8%)
tham gia khảo sát cả hai khu vực này. Nói cách khác, có 55 +
34 = 89 ngƣời tham gia nghiên cứu đã khảo sát đƣợc MUNE ô
mô cái hai bên và 48 + 34 = 82 ngƣời đƣợc khảo sát MUNE cơ
duỗi các ngón chân ngắn hai bên.
3.1.2 MUNE trên ô mô cái/thần kinh giữa:
Giá trị MUNE nhỏ nhất, lớn nhất, trung bình theo từng bên và
từng kỹ thuật trên ô mô cái đƣợc trình bày trong bảng 3.4.
Bảng 3.4: Đặc điểm giá trị MUNE ô mô cái/thần kinh giữa

trên người bình thường
Nhỏ
Lớn
Giá trị MUNE
Trung bình
nhất
nhất
291,3 ±
Nam (n=42)
186,7 394,9
52,6
Bên
282,9 ±
Nữ (n=47)
183,4 416,4
phải
60,5
Cả 2 giới
286,9 ±
183,4 416,4
(n=89)
56,7
IST
278,9 ±
Nam (n=42)
177,0 429,7
63,1
Bên
261,1 ±
trái

Nữ (n=47)
159,1 379,8
58,2
Cả 2 giới
159,1 429,7
269,5 ±


(n=89)

60,9
278,2 ±
Cả 2 bên (n=89)
159,1 429,7
58,8
293,4 ±
Nam (n=42)
177,3 394,9
59,8
Bên
288,3 ±
Nữ (n=47)
151,2 405,1
phải
66,3
Cả 2 giới
290,7 ±
151,2 405,1
(n=89)
63,0

284,6 ±
MPS
Nam (n=42)
178,7 535,7
72,1
Bên
265,6 ±
Nữ (n=47)
166,0 349,1
trái
58,2
Cả 2 giới
274,6 ±
166,0 535,7
(n=89)
65,5
282,7 ±
Cả 2 bên (n=89)
151,2 535,7
64,3
Với IST, giá trị MUNE trung bình theo IST bên phải là: 286,9 ±
56,7, bên trái là: 269,5 ± 60,9. Sử dụng phép kiểm Student ttest với phƣơng sai bằng nhau để so sánh giá trị trung bình
MUNE theo giới tính ở từng bên, p = 0,489 ở bên phải và p =
0,169 ở bên trái, không có ý nghĩa thống kê. Thực hiện phép
kiểm phi tham số Kruskal Wallis để so sánh sự khác biệt về giá
trị trung bình MUNE giữa các nhóm tuổi, ghi nhận p = 0,733 ở
bên phải và p = 0,777 ở bên trái, cũng không có ý nghĩa thống
kê.
Với MPS, giá trị MUNE trung bình theo IST bên phải là: 290,7
± 63,0, bên trái là: 274,6 ± 65,5. Thực hiện các phép kiểm để so

sánh tƣơng tự. Giá trị p khi so sánh theo giới qua phép kiểm
Student t-test lần lƣợt là 0,708 ở bên phải và 0,178 ở bên trái,
không có ý nghĩa thống kê. Giá trị p khi so sánh giữa các nhóm
tuổi bằng phép kiểm phi tham số Kruskal Wallis lần lƣợt là bên
phải là 0,473 và bên trái là 0,368, không có ý nghĩa thống kê.


Giới hạn dưới: Phân phối giá trị MUNE theo Shapiro-Wilk test là
phân phối bình thƣờng ở hai tay đối với IST và ở tay phải đối với
MPS. Từ đó, xác định giới hạn dƣới và giới hạn trên bằng lấy giá trị
MUNE ở bách phân vị 2,5 và 97,5. Riêng giá trị MUNE theo MPS ở
tay trái có xu hƣớng lệch phải nên tôi đã tìm các giới hạn dƣới và
giới hạn trên thông qua biến logMUNE. Giới hạn dƣới là chính giới
hạn dƣới, trình bày trong bảng 3.5.

Bảng 3.5: Giá trị trung bình và giới hạn của MUNE trên ô
mô cái/thần kinh giữa
Giới hạn
Trung
Giới hạn
Giá trị MUNE
dƣới
bình
trên
Bên
190,1
286,9
375,5
IST phải
Bên trái

170,0
269,5
383,2
Bên
183,0
290,7
396,6
MPS phải
Bên trái
178,8
274,6
397,9
3.1.3 MUNE trên cơ duỗi các ngón chân ngắn/thần kinh mác
sâu ở hai bàn chân:
Giá trị MUNE nhỏ nhất, lớn nhất, trung bình theo từng bên và
từng kỹ thuật trên ô mô cái đƣợc trình bày trong bảng 3.9.
Với IST, giá trị MUNE trung bình theo IST bên phải là: 146,5 ±
39,5, bên trái là: 145,0 ± 38,5. So sánh giá trị trung bình
MUNE theo giới tính ở từng bên bằng phép kiểm Student t-test
ghi nhận p = 0,111 ở bên phải và p = 0,726 ở bên trái, không có
ý nghĩa thống kê. Thực hiện phép kiểm phi tham số Kruskal
Wallis để so sánh MUNE giữa các nhóm tuổi, kết quả p = 0,027
bên phải và bên trái p = 0,001, có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.9: Đặc điểm giá trị MUNE cơ duỗi các ngón chân
ngắn/thần kinh mác sâu trên người tình nguyện khoẻ mạnh
Nhỏ
Lớn
Giá trị MUNE
nhất
nhất Trung bình

Bên
153,6 ±
IST
96,0 279,8
phải Nam (n=40)
38,7


139,7 ±
Nữ (n=42)
39,6
Cả 2 giới
146,5 ±
87,7 300,7
(n=82)
39,5
146,5 ±
94,0 250,6
Nam (n=40)
35,0
Bên
143,5 ±
74,8 297,1
trái Nữ (n=42)
42,0
Cả 2 giới
145,0 ±
74,8 297,1
(n=82)
38,5

145,7 ±
74,8 300,7
Cả 2 bên (n=82)
39,0
152,8 ±
97,3 274,6
Nam (n=40)
38,1
Bên
139,6 ±
90,3 288,0
phải Nữ (n=42)
36,7
Cả 2 giới
146,1 ±
90,3 288,0
(n=82)
37,8
MP
145,6 ±
91,6 246,2
S
Nam (n=40)
34,6
Bên
142,4 ±
75,0 293,2
trái Nữ (n=42)
38,6
Cả 2 giới

144,0 ±
75,0 293,2
(n=82)
36,5
145,0cơ±
Bảng 3.10:
trung bình và 75,0
giới hạn
của MUNE
Cả 2Giá
bêntrị
(n=82)
293,2
37,2
duỗi các ngón chân ngắn/thần kinh mác sâu
Với MPS, giá trị MUNE trung bình theo IST bên phải là: 146,1
± 37,8; bên trái là: 144,0 ± 36,5. So sánh giá trị trung bình
MUNE theo giới là p = 0,115 ở bên phải và p = 0,690 ở bên
trái, không có ý nghĩa thống kê. Giá trị p khi so sánh giữa các
nhóm tuổi lần lƣợt là 0,031 ở bên phải và 0,002 ở bên trái, có ý
nghĩa thống kê.
87,7

300,7


Giá trị MUNE
Bên
phải
Bên trái

Bên
MPS phải
Bên trái
IST

Giới hạn dƣới

Trung
bình

Giới hạn
trên

96,0

146,5

250,3

94,0

145,0

232,4

97,3

146,1

226,2


91,6

144,0

211,1

Giới hạn dưới: Biểu đồ phân bố giá trị MUNE và theo ShapiroWilk test cho thấy tất cả giá trị MUNE cơ duỗi các ngón chân
ngắn/thần kinh mác sâu hai bên theo từng kỹ thuật bị lệch phải
Chúng tôi cũng chuyển biến MUNE đƣợc chuyển sang định
dạng natural log cách làm nhƣ đã trình bày đối với biến
mSMUP của thần kinh giữa và xác định giới hạn dƣới (bảng
3.10)
3.1.4 Tổng kết MUNE trên nhóm người khỏe mạnh:
Từ các kết quả phân tích riêng cho từng cơ và từng kỹ thuật,
nghiên cứu đạt đƣợc hoàn thành mục tiêu thứ nhất.
Bảng 3.11 Tổng kết giá trị trung bình và giới hạn của MUNE

Cơ/Thần kinh

Cơ ô mô
cái/thần
kinh giữa


EDB/thầ
n kinh
mác sâu

IST


MPS
290,7 ±
63,0

Trung bình
Bên
phải Giới hạn
dƣới

286,9 ± 56,7
190

183

Trung bình

269,5 ± 60,9

274,6 ±
65,5

170

178

146,5 ± 39,5

146,1 ±
37,8


96

97

145,0 ± 38,5

144,0 ±

Bên
trái

Giới hạn
dƣới

Trung bình
Bên
phải Giới hạn
dƣới
Bên Trung bình


trái

36,5
Giới hạn
dƣới

-


94

91

Giới hạn dƣới có sự khác biệt bên phải và bên trái theo từng kỹ
thuật.
Giá trị MUNE cơ EDB/thần kinh mác sâu thấp hơn so với
MUNE ô mô cái/thần kinh giữa.
Giới hạn dƣới thấp nhất của MUNE ở ô mô cái là 170, cơ EDB là
91. Các giá trị này có giá trị tham chiếu khi so sánh với nhóm
bệnh nhân bệnh thần kinh cơ

3.2 MUNE trên ngƣời có bệnh thần kinh cơ
3.2.1 Đặc điểm dân số của nhóm người bệnh thần kinh cơ:
Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát giá trị MUNE và các
thông số liên quan bằng cả hai kỹ thuật MUNE kích thích tăng
dần và kỹ thuật MUNE kích thích nhiều điểm ở tay và chân bên
phải trên 113 ngƣời có bệnh thần kinh cơ. Có 6 loại bệnh đƣợc
khảo sát, trong đó,
-

-

33 ngƣời (29,2%) có bệnh neuron vận động (bao gồm 17 ngƣời
có bệnh ALS (15%), 16 ngƣời có bệnh SMA (14,2%)),
73 ngƣời (64,6%) có bệnh thần kinh ngoại biên (bao gồm 22
ngƣời có bệnh rễ thắt lƣng cùng (19,5%), 19 ngƣời có bệnh đa
dây thần kinh (16,8%), 32 ngƣời có bệnh hội chứng ống cổ tay
(28,3%)).
7 ngƣời (6,2%) có bệnh cơ.


3.2.2 Giá trị trung bình của MUNE:
Bảng 3.13 trình bày lại giá trị trung bình, giới hạn trên và giới
hạn dƣới của MUNE trên ngƣời bình thƣờng để so sánh với
ngƣời bệnh.
Bảng 3.13: Giá trị MUNE trung bình
IST
MPS
Đối tƣợng nghiên cứu
Ô mô
Ô mô
EDB
EDB
cái
cái
286,9
146,5
290,7
146,1
Ngƣời khoẻ (n=137)
375
250
396
226
- Giới hạn trên
- Giới hạn dƣới
190
96
183
97



Bệnh ALS (n=17)
Bệnh SMA (n=16)
Bệnh rễ lƣng (n=22)
Bệnh đa đây TK
(n=19)
Bệnh CTS (n=32)
Bệnh cơ (n=7)
-

-

-

-

122,9
168,5
-

33,3
46,4
53,0

123,6
157,8
-

33,2

41,4
52,7

178,9

57,8

177,5

55,8

289,9
362,3

136,6

291,4
353,6

142,2

Tất cả 6 loại bệnh đƣợc khảo sát đều có giá trị MUNE trung bình
thấp hơn giới hạn trên.
Giá trị MUNE trung bình của nhóm bệnh ALS, SMA, bệnh rễ
thắt lƣng cùng và bệnh đa dây thần kinh đều thấp hơn giới hạn
dưới. Khác biệt này có ý nghĩa thống kê (phép kiểm phi tham số
Mann Whitney cho p < 0,001)
Giá trị MUNE trung bình ở ô mô cái của nhóm bệnh hội chứng
ống cổ tay bằng giá trị trung bình của nhóm ngƣời tình nguyện
khỏe mạnh.

Giá trị MUNE trung bình ở cơ duỗi các ngón chân ngắn của
nhóm bệnh cơ cũng bằng giá trị trung bình của nhóm ngƣời tình
nguyện khỏe mạnh.
Giá trị MUNE trung bình thấp nhất trong bệnh ALS, thứ tự tiếp
theo là các bệnh SMA, bệnh rễ lƣng và bệnh đa dây thần kinh.
Sự giảm MUNE ở bàn tay (ô mô cái/thần kinh giữa) giống ở bàn
chân (cơ duỗi các ngón chân ngắn/thần kinh mác sâu).
Sự giảm MUNE theo IST giống MPS trên cả bốn nhóm bệnh
ALS, SMA, bệnh rễ thắt lƣng cùng và bệnh đa dây thần kinh.

3.2.3 Điểm cắt, độ nhạy và độ đặc hiệu của MUNE trong
chẩn đoán bệnh thần kinh cơ.
Bảng 3.15: Điểm cắt, độ nhạy và độ đặc hiệu của MUNE ô mô
cái/thần kinh giữa

IST
Loại bệnh

Điểm
cắt

Độ
nhạy

Bệnh ALS
Bệnh SMA
Bệnh rễ

202,1
202,1

-

88%
75%
-

MPS
Độ
đặc
hiệu
96%
96%
-

Điểm
cắt

Độ
nhạy

204,3
189,3
-

94%
75%
-

Độ
đặc

hiệu
91%
96%
-


thắt lƣng
Bệnh đa
đây

186,7

68%

99%

229,9

84%

81%

Bảng 3.16: Điểm cắt, độ nhạy và độ đặc hiệu của MUNE cơ
EDB/thần kinh mác sâu

IST
Điể
m
cắt


Bệnh ALS
Bệnh SMA

Loại bệnh

MPS

Độ
nhạy

Độ
đặc
hiệu

Điểm
cắt

Độ
nhạy

96

100%

98%

89,5 90,3

100
%


87,7

94%

90,3

94%

100
%
100
%

Độ
đặc
hiệu
100
%
100
%

Bệnh rễ
87,7 95%
97,3
95% 98%
thắt lƣng
Bệnh đa
103,
86%

95%
97,3
86% 98%
đây
1
Điểm cắt, độ nhạy và độ đặc hiệu của MUNE trong chẩn
đoán các bệnh ALS, SMA, bệnh rễ thắt lƣng cùng và bệnh đa
dây thần kinh theo từng vị trí và từng kỹ thuật đƣợc trình bày
trong bảng 3.15 và 3.16. Điểm cắt của từng bệnh theo từng kỹ
thuật chính là giới hạn dƣới. Nhìn chung, MUNE ở cơ
EDB/thần kinh mác sâu, bằng kỹ thuật nào cũng có độ nhạy và
độ đặc hiệu cao hơn MUNE ở ô mô cái/thần kinh giữa trong
việc phát hiện bệnh thần kinh cơ, đặc biệt là bệnh neuron vận
động, và nhất là ALS.
Chƣơng 4: BÀN LUẬN

4.1 MUNE trên ngƣời khỏe mạnh
4.1.1 MUNE ô mô cái/thần kinh giữa
Giá trị MUNE theo IST rất khác nhau giữa các nghiên cứu.
Có lẽ vì đây là kỹ thuật đầu tiên, kinh điển và còn một số khó
khăn trong việc xác định các SMUP. Giá trị này là 278,2 ±


58,8; tƣơng tự một số báo cáo trên thế giới nhƣ của tác giả
Brown (1972), Wang và Delwaide (1995), và Shefner (2001).
Giá trị MUNE trung bình theo MPS trong nghiên cứu của
chúng tôi là 282,7 ± 64,3 tƣơng tự với công bố của các tác giả
Doherty và Brown (1995), McComas (1995), Shefner (2001).
Giá trị này cũng tƣơng đồng với khuyến cáo đƣợc đƣa ra bởi
Gooch (2014) – thành viên của hội bệnh thần kinh cơ và chẩn

đoán điện Hoa Kỳ là 276 ± 35. Sự tƣơng đồng này dẫn đến sự
tƣơng đồng về giới hạn dƣới của MUNE giữa nghiên cứu này
và Gooch.
4.1.2 MUNE cơ EDB/thần kinh mác sâu
Giá trị MUNE theo IST là 145,7 ± 39; tƣơng tự công bố của
tác giả Sica và McComas (2003) trong một nghiên cứu với cỡ
mẫu là 86 ngƣời. Kết quả này thấp hơn so với công bố của tác
giả McComas (1971), Campbell (1973), McComas (1995) và
khuyến cáo của Gooch (2014). Tuy nhiên, chính tác giả
McComas là ngƣời sáng lập ra phƣơng pháp MUNE kích thích
tăng dần cũng có những công bố về giá trị MUNE trên thần
kinh mác sâu khác nhau trong các nghiên cứu khác nhau.
Giá trị MUNE trung bình theo MPS trong nghiên cứu của
chúng tôi là 145,0 ± 37,2, thấp hơn so với với công bố của các
tác giả Ballantyne và Hanse và khuyến cáo đƣợc đƣa ra bởi
Gooch (2014). Chúng tôi tìm đƣợc ít tài liệu khảo sát MUNE
cơ duỗi các ngón chân ngắn trên ngƣời bình thƣờng nên không
có số liệu để so sánh. Mặc dù giá trị trung bình của chúng tôi
thấp hơn công bố của Gooch (2014) nhƣng độ lệch chuẩn trong
nghiên cứu của chúng tôi là 37, thấp hơn so với công bố của
Gooch là 171. Do đó, nếu chọn cùng cách tính ngƣỡng dƣới
(ngƣỡng bệnh lí) theo cách lấy giá trị trung bình trừ hai lần độ
lệch chuẩn thì giá trị ngƣỡng dƣới của chúng tôi là 108, không
khác biệt nhiều khi so với tác giả Gooch là 119.
4.1.3 Giới hạn dưới của MUNE
Chỉ có giới hạn dƣới cho IST đƣợc công bố. Tác giả McComas
(1993) đƣa ra giới hạn dƣới là 106 đối với ô mô cái/thần kinh



×