Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Mẫu Dự thảo đề án ngoại ngữ tin học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.69 KB, 41 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH …………
------------------------------

ĐỀ ÁN

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮTRONG CÁC
CƠ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN
2016-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

.................... - NĂM 2017

1


Các chữ viết tắt
CEFR:
GDĐT:
GDTX:
GVG:
GVTA:
HS:
KK:
KNLNN:
NNQG:
NN1:
NN2:
SGK:
TBM:
TH:
THCS:


THPT:
TP:

Khung năng lực ngoại ngữ Châu Âu
Giáo dục và Đào tạo
Giáo dục thường xuyên
Giáo viên giỏi
Giáo viên Tiếng Anh
Học sinh
Khuyến khích
Khung năng lực Ngoại ngữ
Ngoại ngữ Quốc gia
Ngoại ngữ 1
Ngoại ngữ 2
Sách giáo khoa
Trung bình môn
Tiểu học
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Thành phố

2


UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH (TÊN TỉNH)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

(Tên tỉnh), ngày

DỰ THẢO
……………….

tháng năm 2017

ĐỀ ÁN

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC NGOẠI NGỮ TRONG CÁC
CƠ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN 2016-2020, ĐỊNH HƯỚNG
ĐẾN NĂM 2025

Phần thứ nhất
SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. SỰ CẨN THIẾT

(Tên tỉnh) có 27 huyện, thị xã, thành phố, diện tích tự nhiên 11.131,94
km2, dân số 3.412.566 người; có 7 dân tộc anh em sinh sống, đó là: Kinh,
Mường, Thái, H’mông, Dao, Thổ, Hoa. Dân số trong độ tuổi lao động có khoảng
2,16 triệu người, chiếm tỷ lệ 63,2 % dân số toàn tỉnh. Nguồn lao động của (Tên
tỉnh) tương đối trẻ, có trình độ văn hoá khá cao. Lực lượng lao động đã qua đào
tạo chiếm 27%, trong đó lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm
5,4%. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều cơ chế, chính sách
để phát triển giáo dục đào tạo, đặc biệt quan tâm đến phát triển ngoại ngữ. Công
tác dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn
tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng: ngoại ngữ (tiếng Anh) đã và đang
được triển khai giảng dạy từ lớp 3 đến lớp 12; đội ngũ giáo viên ngoại ngữ đạt
trình độ chuẩn và trên chuẩn cao; cơ sở vật chất trường, lớp học, thiết bị giáo dục
được tăng cường;

Tuy nhiên, công tác dạy và học ngoại ngữ đại trà trong các cơ sở giáo
dục đào tạo tại .................... còn nhiều khó khăn, hạn chế trước yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Chất lượng dạy học ngoại ngữ các cấp học, bậc
học còn thấp, không đồng đều giữa các vùng miền; trình độ ngoại ngữ của
học sinh còn hạn chế, nhiều em chưa đủ năng lực để sử dụng ngoại ngữ làm
công cụ giao tiếp một cách tự tin; sau khi tốt nghiệp phổ thông, hiệu quả sử
dụng ngoại ngữ của học sinh còn thấp trong các môi trường làm việc có yếu
tố nước ngoài hoặc theo học các chương trình đào tạo bằng tiếng nước
ngoài; một bộ phận giáo viên chưa quan tâm đến đổi mới phương pháp
giảng dạy; cơ sở vật chất, phương tiện, đồ dùng dạy học dành cho môn
ngoại ngữ thiếu thốn, nghèo nàn, không đồng bộ, phòng học còn thiếu, lớp
học ngoại ngữ còn quá đông.
Đối với ngành giáo dục và đào tạo ...................., nhằm mục đích góp phần
giảm thiểu những khó khăn, thách thức nêu trên, cần thiết phải có những biện
pháp cụ thể để nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo
dục và đào tạo, trong đó yếu tố đóng vai trò quan trọng là nâng cao năng lực của
3


đội ngũ giáo viên, triển khai chương trình học ngoại ngữ mới bắt buộc ở các cấp
học và tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học
ngoại ngữ.
Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Đề án “ Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân
giai đoạn 2008-2020” đã xác định mục tiêu chung là “ đổi mới toàn diện việc
dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương
trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học nhằm đến năm 2020 đạt được
một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực ngoại ngữ của nguồn nhân lực, biến
ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, càng khẳng định sự cần thiết phải xây dựng

Đề án: “Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục giai
đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh.
II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, nhiệm kỳ 2015-2020.
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh .................... lần thứ XVIII nhiệm kỳ
2015-2020.
- Luật Giáo dục năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Giáo
dục (Nghị định 75/CP, Điều lệ trường học, Quy chế về tổ chức và hoạt động của
các cơ sở giáo dục- đào tạo...).
- Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt Đề án “ Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục
quốc dân giai đoạn 2008-2020”.
- Quyết định số 66/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng 12 năm 2008 của Bộ
trưởng Bộ GDĐT về việc quy định Chương trình giáo dục thường xuyên về tiếng
Anh thực hành.
- Kế hoạch số 855/KH-BGDĐT ngày 03/12/2010 của Bộ GD&ĐT về việc
tham gia thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân
giai đoạn 2008-2020 của chương trình phát triển giáo dục trung học;
- Quyết định số 3321/QĐ-BGDĐT ngày 12 tháng 8 năm 2010 của Bộ
trưởng Bộ GDĐT về việc ban hành Chương trình thí điểm tiếng Anh tiểu học.
- Quyết định số 01/QĐ-BGDĐT ngày 3 tháng 1 năm 2012 của Bộ trưởng
Bộ GDĐT về việc phê duyệt Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Anh
thí điểm cấp THCS.
- Quyết định số 5209/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Bộ
trưởng Bộ GDĐT về việc phê duyệt Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng
Anh thí điểm cấp THPT.

4



- Quyết định số 3456/QĐ-BGDĐT ngày 5 tháng 9 năm 2012 của Bộ
trưởng Bộ GDĐT về việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng
Anh thí điểm cấp THCS.
- Quyết định số 3702/QĐ-BGDĐT ngày 10 tháng 9 năm 2013 của Bộ
trưởng Bộ GDĐT về việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng
Anh thí điểm cấp THPT.
- Quyết định số 1773/QĐ-UBND ngày 6/6/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh
về xây dựng Kế hoạch dạy và học tiếng Anh cấp Tiểu học giai đoạn 2011-2020.
- Quyết định số 3456/QĐ- UBND ngày 20/10/2011 của Chủ tịch UBND
tỉnh .................... về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển sự nghiệp Giáo dục
tỉnh .................... đến năm 2020.
- Quyết định số 986/QĐ-UBND ngày 24/3/2015 của Chủ tịch UBND
tỉnh .................... về việc thực hiện Nghị Quyết số 44/2014/NQ-CP
ngày 06/9/2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động
thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa XI.

5


Phần thứ hai
THỰC TRẠNG DẠY HỌC NGOẠI NGỮ TRONG CÁC CƠ SỞ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ....................
GIAI ĐOẠN 2010 ĐẾN NAY
I. Thực trạng dạy học ngoại ngữ đối với giáo dục phổ thông
1. Quy mô, mạng lưới trường lớp
Quy mô giáo dục phát triển mạnh, toàn tỉnh có 1465 trường phổ thông,
trong đó có 708 trường Tiểu học; 12 trường Tiểu học và THCS; 637 trường
THCS; 6 trường THCS & THPT; 93 trường THPT công lập; 1 trường THCS

ngoài công lập; 8 trường THPT ngoài công lập.
Toàn tỉnh có 17.895 lớp với 563.029 học sinh, trong đó cấp Tiểu học có
10.124 lớp với 275.897 học sinh; cấp THCS có 5.532 lớp với 192.030 học sinh;
cấp THPT có 2.239 lớp với 95.102 học sinh. Hiện nay, ngoại ngữ được dạy chủ
yếu là tiếng Anh, chỉ có trường THPT Chuyên Lam Sơn có 03 lớp học Tiếng
Nga (94 học sinh), 03 lớp học Tiếng Pháp (104 học sinh) với tổng số 198 học
sinh (chiếm 0,2% số học sinh THPT). (Phụ lục 1)
2. Chương trình dạy học
2.1. Chương trình dạy học bằng tiếng Anh
Cấp Tiểu học đang học theo chương trình tiếng Anh tự chọn (2 tiết/tuần)
theo quy định của Bộ GD&ĐT. Năm học 2010-2011, tỉnh .................... mới bắt
đầu dạy thí điểm Tiếng Anh cấp Tiểu học theo chương trình mới từ lớp 3 ở các
huyện: Đông Sơn, Hà Trung, Hậu Lộc, Quảng Xương, TP. .................... với số
lượng 22 lớp theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT. Năm học 2016-2017, trên 22 đơn vị
huyện, thị xã, thành phố đã triển khai chương trình tiếng Anh 10 năm cấp Tiểu
học theo Đề án NNQG 2020.
Đối với chương trình dạy học tiếng Anh cấp THCS và THPT: Từ năm học
2013-2014 trên địa bàn tỉnh chỉ còn 2 chương trình: Chương trình dạy học tiếng
Anh 7 năm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chương trình dạy học tiếng Anh 10 năm theo
Quyết định số 01/QĐ-BGDĐT ngày 03/1/2012 và Quyết định số 5902/QĐBGDĐT ngày 23/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Năm học 2016-2017, trên 21 đơn vị huyện, thị xã, thành phố đã triển khai
chương trình tiếng Anh 10 năm cấp THCS theo Đề án NNQG 2020 đến. Riêng
đối với cấp THPT chỉ mới triển khai dạy học chương trình Tiếng Anh 10 năm
đối với 8 trường THPT trên địa bàn tỉnh.
2.1. Chương trình dạy học bằng tiếng Nga, tiếng Pháp
6


Trên địa bàn tỉnh chỉ có trường THPT Chuyên Lam Sơn dạy chương trình

tiếng Nga và tiếng Pháp với 6 lớp (198 học sinh).
3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ngoại ngữ
Kinh phí nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị tiếp tục được quan tâm. Số
trường phổ thông có điều kiện cơ sở vật chất tốt phục vụ dạy và học ngoại ngữ
ngày một tăng, đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học ngoại ngữ.
Tài liệu sách giáo khoa môn ngoại ngữ được trang bị đầy đủ. 100% các
trường phổ thông được trang bị máy tính, có kết nối Internet. Giáo viên, học sinh
có điều kiện sử dụng Internet trong dạy học. Nguồn học liệu ngày một đa dạng,
phong phú, giáo viên, học sinh tích cực hơn trong quá trình dạy học.
4. Đội ngũ giáo viên ngoại ngữ
Tương ứng với các chương trình dạy ngoại ngữ hiện nay, giáo viên dạy
ngoại ngữ ngành giáo dục .................... chủ yếu là giáo viên tiếng Anh được bố
trí ở 3 cấp học như sau:
Cấp THCS có 1038 giáo viên Tiếng Anh tốt nghiệp Đại học và Cao đẳng,
trong số đó có 348 giáo viên hệ chính quy (tương đương 33,52%); cấp THPT có
556 giáo viên Tiếng Anh tốt nghiệp Đại học, trong đó có 447 giáo viên hệ chính
quy (tương đương 80,39 %). Cấp THCS có 90 GVG cấp tỉnh (tương đương 8,21
%); cấp THPT có 50 GVG cấp tỉnh (tương đương 8,27%).
Cấp Tiểu học có 128 giáo viên Tiếng Anh hợp đồng trên tổng số 764 giáo
viên Tiếng Anh (16,75 %). Một số huyện có số lượng giáo viên tiếng Anh hợp
đồng tương đối cao là: huyện Bá Thước (29 GVTA); TP .................... (26
GVTA); huyện Thạch Thành (23 GVTA); huyện Như Xuân (18 GVTA).
Kết quả đánh giá trình độ năng lực sử dụng ngoại ngữ của đội ngũ giáo
viên tiếng Anh tỉnh .................... (khảo sát ngày 4,5 tháng 12 năm 2012) với đầy
đủ các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết theo Khung tham chiếu Châu Âu 6 bậc
(từ A1, A2, B1, B2, C1, C2 như sau:
Giáo Giáo
Cấp
Giáo
Giáo

Giáo
Giáo
Giáo
Giáo
viên
học
viên
viên
viên
viên
viên
viên
viên
đạt
dự
đạt
đạt
đạt
đạt
đạt
không
trình
khảo
trình
trình
trình
trình
trình
đạt trình
độ

A2
sát
độ C2 độ C1 độ B2 độ B1
độ A1 độ A1
646

0

0

53

291

119

134

49

THCS

1131

0

1

44


589

245

153

100

THPT

511

0

2

104

340

41

16

8

TH

Sau khảo sát phân loại trình độ sử dụng năng lực ngoại ngữ, đội ngũ giáo
viên tiếng Anh đã liên tục được tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực

7


ngoại ngữ và phương pháp giảng dạy. Đến nay, đội ngũ giáo viên dạy ngoại ngữ
của tỉnh về cơ bản đáp ứng được yêu cầu theo chuẩn mới quy định của Bộ Giáo
dục và Đào tạo về Khung NLNN, trong đó cấp Tiểu học đạt 89,62%; cấp THCS
đạt 70,9%; cấp THPT đạt 34,45% (Phụ lục 2).
5. Chất lượng dạy học ngoại ngữ
Chất lượng giáo dục mũi nhọn: năm học 2016-2017, trong kỳ thi học sinh
giỏi quốc gia môn tiếng Anh, có 1 học sinh đạt giải Ba, 5 học sinh đạt giải
khuyến khích; trong 3 năm học liên tục (2013-2014, 2014-2015, 2015-2016) đã
có 3 học sinh đạt giải Nhất, 3 học sinh đạt giải Nhì, 2 học sinh đạt giải Ba cuộc
thi Tài năng tiếng Anh cấp toàn quốc dành cho học sinh phổ thông. Số lượng học
sinh đạt giải Nhất kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn tiếng Anh năm học 20162017 cấp THCS đạt 12,5 %; cấp THPT đạt 6,49%;
Chất lượng giáo dục đại trà: Cấp Tiểu học có 167767 học sinh xếp loại
Hoàn thành, đạt 99,5 %; cấp THCS có 4022 học sinh xếp loại Giỏi, đạt 2,27 %
( toàn tỉnh đạt 10,96%); cấp THPT có 2682 học sinh xếp loại Giỏi, đạt 2,82 %
(toàn tỉnh đạt 7,71%).
Kết quả học tập môn tiếng Anh 5 năm vừa qua cho thấy tỷ lệ học sinh có
điểm TBM môn tiếng Anh từ trung bình trở lên có chiều hướng tăng cao. Tuy
nhiên, tỉ lệ học sinh yếu tăng dần từ cấp Tiểu học lên THCS lên THPT, ở cấp
THPT, tỉ lệ học sinh yếu khoảng 30% (Phụ lục 3).
Kết quả thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh 5 năm gần đây cho thấy, tỷ lệ
học sinh có điểm thi môn tiếng Anh từ trung bình trở lên (điểm 5,0) trong kỳ thi
tốt nghiệp THPT năm học 2011 - 2012 đạt trên 50% và có chiều hướng tăng lên
vào các năm học 2012 - 2013 và 2013 - 2014 nhưng trong 2 năm học gần đây lại
giảm xuống một cách đáng kể, thậm chí chỉ bằng một nửa so với năm 2011 2012 (Phụ lục 3).
II. Thực trạng dạy học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục thường
xuyên (GDTX)
1. Quy mô dạy và học ngoại ngữ

Quy mô học ngoại ngữ trong các cơ sở GDTX ngày càng phát triển và mở
rộng, cả về số lượng học viên cũng như các trung tâm/cơ sở dạy và học ngoại
ngữ không chính quy. Hiện nay các cơ sở GDTX rất đa dạng, tuy nhiên có thể
phân thành 2 loại hình như sau:
- Các cơ sở GDTX công lập: Hiện nay trên địa bàn tỉnh .................... có 27
trung tâm GDTX cấp huyện, thị xã, thành phố. Số học viên học bổ túc văn hóa
THCS và bổ túc văn hóa THPT ngày càng tăng. Ngoại ngữ là môn khuyến khích
cho học viên ở các lớp bổ túc THCS hoặc bổ túc THPT. Do đó, nhiều trung tâm

8


GDTX còn mở các lớp học ngoại ngữ buổi tối cho những người có nhu cầu.
Tổng số học viên học tiếng Anh tại các trung tâm là: 2780 học viên
- Các cơ sở/ trung tâm ngoại ngữ: Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có 37
Trung tâm ngoại ngữ, Ngoại ngữ - Tin học đang hoạt động. Hiện nay, tại các
trung tâm này có 475 lớp học ngoại ngữ, trong đó: lớp tiếng Anh có 461 lớp; lớp
tiếng Nhật có 10 lớp; lớp tiếng Hàn có 4 lớp. Tổng số học viên là 7736 học viên,
trong đó có 7436 học viên học tiếng Anh; 150 học viên học tiếng Nhật; 150 học
viên học tiếng Hàn.
2. Chương trình dạy học
- Chương trình sách giáo khoa: Trong các trung tâm GDTX, ngoại ngữ
được dạy với tư cách là môn học khuyến khích ở các lớp bổ túc THCS với tổng
số tiết cho cả 4 lớp (từ lớp 6 đến lớp 9) là 352 tiết (THCS chính quy là 385 tiết).
Đối với bổ túc THPT, tiếng Anh cũng được coi là môn học khuyến khích. Hiện
nay, các trung tâm trên địa bàn tỉnh tùy theo điều kiện đều lựa chọn dạy học
tiếng Anh theo một trong các chương trình sau:
- Chương trình tiếng Anh bổ túc THPT cũ với tổng số tiết cho cả 3 lớp là:
256 tiết tương đương chương trình học tiếng Anh THPT cũ (297 tiết).
- Chương trình tiếng Anh hệ 7 năm

- Chương trình tiếng Anh A, B, C do Bộ GD&ĐT ban hành.
Sau khi học xong chương trình ngoại ngữ của các trung tâm, học viên có
thể đạt trình độ tương đương với tiếng Anh của học sinh THPT, tức là có khả
năng nghe, nói về những vấn đề sinh hoạt, học tập hằng ngày, viết được thư trao
đổi với bạn bè và có khả năng đọc hiểu các tài liệu đơn giản.
Đối với các cơ sở, trung tâm ngoại ngữ: giáo trình, tài liệu bao gồm các
loại tài liệu, giáo trình tự biên soạn phù hợp với yêu cầu của người học.
3. Đội ngũ giáo viên
Đội ngũ giáo viên dạy ngoại ngữ trong các cơ sở GDTX vừa thiếu về số
lượng, vừa yếu về chất lượng. Hiện nay tại các trung tâm GDTX có 26 giáo viên
tiếng Anh. Đội ngũ giáo viên ngoại ngữ chủ yếu là hợp đồng, nhìn chung có
nhiều hạn chế. Các Trung tâm GDTX tỉnh, huyện thường không có biên chế giáo
viên dạy ngoại ngữ vì đây là môn học khuyến khích.
Tại các cơ sở, trung tâm ngoại ngữ: có 166 giáo viên trục tiếp giảng dạy,
trong đó có 12 giáo viên nước ngoài (9 giáo viên tiếng Anh, 3 giáo viên tiếng
Nhật). Đội ngũ giáo viên đều tốt nghiệp cao đẳng trở lên trong đó chủ yếu là tốt
nghiệp Đại học sư phạm ngoại ngữ.
4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ngoại ngữ

9


Các trung tâm GDTX hầu như chưa được đầu tư về kinh phí, về biên chế,
về cơ sở, trang thiết bị dạy và học ngoại ngữ. Nhiều trung tâm không có cả
những trang thiết bị tối thiểu như: máy cassette, hệ thống tranh, ảnh dạy ngoại
ngữ theo danh mục thiết bị, đồ dùng dạy học do Bộ GD&ĐT quy định.
5. Chất lượng dạy học ngoại ngữ
Chất lượng dạy học trong GDTX còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu.
Dạy và học ngoại ngữ trong các trung tâm GDTX chưa được coi trọng, chưa
được đầu tư về kinh phí, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên... Nhiều học viên bổ

túc THCS, bổ túc THPT không được học ngoại ngữ vì không phải môn học bắt
buộc. Điều này hạn chế khả năng hòa nhập của các em vào THPT chính quy
hoặc học lên đại học. Một số học sinh không được học ngoại ngữ ở THCS rất
khó có điều kiện học tiếp theo chương trình tiếng Anh ở bậc THPT chính quy.
Chất lượng dạy học ngoại ngữ ở các cơ sở GDTX còn thấp so với yêu cầu,
quy định của Bộ GD&ĐT về chứng chỉ A, B, C, chưa đáp ứng được yêu cầu của
người học, của xã hội. Nhiều người học đi học lại mà không hiệu quả, nhiều
người có chứng chỉ ngoại ngữ A, B, C nhưng năng lực lại không tương xứng.
III. Thực trạng dạy học ngoại ngữ trong các trường Cao đẳng, trung
cấp chuyên nghiệp và dạy nghề
1. Quy mô dạy và học ngoại ngữ
Toàn tỉnh có 16 trường Cao đẳng và trung cấp, tổng số lớp học ngoại ngữ
năm học 2016 - 2017 là 236 lớp với 5.607 HSSV.
Môn học tiếng Anh là môn học chung bắt buộc đối với hệ Trung cấp và 120
tiết cho hệ Cao đẳng. Tuy nhiên, hầu hết HSSV chỉ chú tâm học để đủ điểm, không
đầu tư nhiều thời gian để rèn luyện các kỹ năng (Nghe, Nói, Đọc, Viết) nên chất
lượng chưa đạt yêu cầu đề ra.
2. Chương trình dạy học
Chương trình khung về ngoại ngữ do Bộ GDĐT quy định là 60 - 120 tiết,
tùy theo hệ tuyển và thời gian đào tạo. Trên cơ sở chương trình khung, các
trường tự xây dựng sách giáo khoa cho từng ngành nghề đào tạo phù hợp với
từng điều kiện cụ thể của các trường. Tuy nhiên, trong thực tế, chương trình
ngoại ngữ hiện tại chỉ đáp ứng các mục đích sau:
- Trang bị kiến thức ngữ pháp cơ bản
- Cung cấp kiến thức cơ bản phục vụ giao tiếp hàng ngày.
- Đọc tài liệu chuyên môn đơn giản
- Đáp ứng yêu cầu về thi tuyển công chức.
3. Đội ngũ giáo viên
10



Đội ngũ giáo viên dạy ngoại ngữ trong các trường Cao đẳng, trung cấp
chuyên nghiệp và dạy nghề chủ yếu là giáo viên tiếng Anh. Các giáo viên đều có
trình độ sư phạm hoặc được bồi dưỡng sư phạm. Đa số giáo viên ngoại ngữ là
cán bộ trong biên chế hoặc là đội ngũ cơ hữu của trường (Phụ lục 6).
4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ngoại ngữ
Trang thiết bị dạy ngoại ngữ ở các trường Cao đẳng, trung cấp chuyên
nghiệp và dạy nghề còn hạn chế và không đồng đều. Một số trường đã có phòng
dạy ngoại ngữ nhưng cũng có trường chưa có cả thiết bị nghe nhìn
5. Chất lượng dạy học ngoại ngữ
Nhìn chung, chất lượng dạy và học ngoại ngữ ở các trường Cao đẳng và
trung cấp chưa cao; chương trình sách giáo khoa chưa đáp ứng được nhu cầu học
ngoại ngữ của từng đối tượng học cụ thể; đội ngũ giáo viên ngoại ngữ không
đồng đều về trình độ; kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ còn hạn chế, chưa đáp
ứng được yêu cầu giảng dạy ngoại ngữ chuyên ngành, ít có cơ hội được bồi
dưỡng nâng cao trình độ.
IV. Thực trạng dạy học ngoại ngữ trong các trường Đại học
1. Quy mô dạy và học ngoại ngữ
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 3 trường Đại học, 1 phân hiệu Đại học Y.
Tổng số sinh viên học ngoại ngữ là: 16.673 trong đó có 11.673 sinh viên hệ
chính quy; 392 sinh viên chuyên ngữ.
2. Chương trình dạy học
Các trường Đại học thực hiện việc dạy và học ngoại ngữ theo hai chương
trình khác nhau: đào tạo không chuyên và đào tạo chuyên về ngoại ngữ. Các
trường không chuyên tiến hành việc dạy và học ngoại ngữ nhằm tiếp tục nâng
cao những kiến thức và kỹ năng ngoại ngữ mà người học đã được học ở nhà
trường phổ thông theo hướng chuyên ngành (các trường thực hiện chương trình
ngoại ngữ không chuyên với thời lượng 20 đơn vị học trình dành cho phần kiến
thức chung và 5-6 đơn vị học trình dành cho ngoại ngữ chuyên ngành). Chỉ riêng
có Đại học Hồng Đức là có tổ chức các khóa đào tạo giáo viên ngoại ngữ cấp

CĐ, ĐH.
Hiện chưa có giáo trình ngoại ngữ không chuyên chung cho các trường.
Hầu hết các trường đều tự biên soạn chương trình và giáo trình cho phù hợp với
điều kiện cụ thể của từng trường
3. Đội ngũ giáo viên
Đội ngũ giáo viên dạy ngoại ngữ trong các trường Đại học là: 128 giáo
viên trong đó có 2 giáo viên tiếng Pháp; 2 giáo viên tiếng Trung Quốc. Các giáo
viên đều có trình độ sư phạm hoặc được bồi dưỡng sư phạm. Đa số giáo viên
11


ngoại ngữ là cán bộ trong biên chế hoặc là đội ngũ cơ hữu của trường (Phụ lục
6).
4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ngoại ngữ
Trang thiết bị dạy ngoại ngữ ở các trường Đại học được quan tâm đầu tư ,
hệ thống các phòng học khang trang, đáp ứng được nhu cầu người học.
Thư viện trang bị giáo trình, tài liệu tham khảo các trường đảm bảo, đầu tư
mua sắm mới giáo trình, tài liệu phục vụ giảng dạy với 5.250 đầu sách (132.313
cuốn tiếng Việt, 3.777 cuốn ngoại văn), 48.155 số báo tiếng Việt, 4.900 số báo
ngoại văn, 162 đĩa CD cơ sở dữ liệu trong và ngoài nước.
5. Chất lượng dạy học ngoại ngữ
Chất lượng dạy và học ngoại ngữ ở các trường Đại học đã và đang được
quan tâm, đáp ứng nhu cầu của xã hội, người học; các cơ sở đào tạo đã thực hiện
việc đổi mới dạy học ngoại ngữ trong chương trình giảng dạy với nội dung,
chương trình đào tạo phù hợp với các trình độ, ngành nghề dào tạo, góp phần
tích cực trong việc nâng cao trình độ ngoại ngữ cho HSSV.
Đối với trường Đại học Hồng Đức: Tính đến năm 2015, nhà trường đã đào
tạo được hơn 8.000 sinh viên đạt trình độ tiếng Anh chuẩn đầu ra theo định
hướng TOEIC. Năm 2016, theo quy định mới của Bộ GD & ĐT, trường đã
chuyển đổi sang dạy học tiếng Anh theo khung NLNNVN và đã đào tạo được

khoảng 1500 sinh viên theo định hướng khung NLNNVN, đạt trình độ đầu ra các
học phần Tiếng Anh 1 và tiếng Anh 2. Trường cũng đã đào tạo và cấp chứng
nhận đạt trình độ tiếng Anh B1 cho gần 1000 học viên thạc sỹ các chuyên ngành
do nhà trường tổ chức đào tạo. Hiện nay, nhà trường đang tổ chức đào tạo tiếng
Anh theo các học phần trong chương trình đào tạo cho gần 4000 sinh viên và học
viên đang theo học ở tất cả các bậc học tại trường.
Nhà trường cũng đã triển khai tổ chức các lớp tiếng Anh tăng cường cho
sinh viên đại học Hồng Đức theo chuẩn đầu ra của nhà trường; TOEIC (20112015); Khung NLNNVN (2015-2016), gồm 5 lớp cho SV khoa Tiểu học và
Mầm non; triển khai các khóa tiếng Anh theo chuẩn Khung tham chiếu chung
Châu Âu (YLE, KET, PET, FCE, TOEIC, IELTS) cho các cơ sở ban ngành của
tỉnh và các đối tượng người học khác nhau.
V. Những hạn chế, yếu kém
1. Về chất lượng dạy học, hiệu quả sử dụng ngoại ngữ
- Chất lượng dạy học ngoại ngữ thấp, có sự chênh lệch giữa các vùng
miền trên toàn tỉnh. Số lượng học sinh xếp loại giỏi môn tiếng Anh bậc Tiểu học,
bậc trung học đạt tỷ lệ thấp (Phụ lục 3); điểm tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn
tiếng Anh còn thấp; số học sinh đạt giải cao môn tiếng Anh trong các kỳ thi học
sinh giỏi cấp tỉnh tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng, trung tâm; khu vực
12


miền núi hầu như không đạt nhiều giải, hoặc nếu có chủ yếu là giải khuyến
khích.
- Trình độ ngoại ngữ của người học sau khi tốt nghiệp nhìn chung còn
hạn chế, nhiều em chưa đủ năng lực để sử dụng ngoại ngữ như một công cụ
giao tiếp một cách tự tin.
- Hiệu quả sử dụng ngoại ngữ của người học còn thấp, chưa có khả
năng sử dụng ngoại ngữ để tham khảo, nghiên cứu tài liệu nước ngoài hoặc
theo học các chương trình đào tạo bằng tiếng nước ngoài. Trong môi trường
làm việc, đặc biệt trước yêu cầu hội nhập thì ngoại ngữ là điểm yếu kém của

lực lượng lao động.
2. Về nhận thức, thái độ của người dạy và người học
- Hầu hết người dạy, người học nhìn nhận ngoại ngữ là một môn kiến
thức, chứ không phải môn học ngôn ngữ cần quá trình thực hành, tập luyện để
đạt được kỹ năng sử dụng ngôn ngữ.
- Việc dạy và học ngoại ngữ vẫn chỉ tập trung cho việc thi đỗ môn học mà
ít quan tâm đến việc sử dụng ngoại ngữ như một công cụ giao tiếp, làm việc.
3. Về phương pháp dạy học ngoại ngữ
- Giáo viên vẫn là trung tâm của quá trình giảng dạy, điều đó có nghĩa là
người học vẫn là đối tượng thụ động tiếp thu tri thức, làm theo yêu cầu của giáo
viên, ít có sự sáng tạo trong sử dụng kiến thức được học.
- Trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên ngoại ngữ không đồng
đều, khả năng nghe, nói, giao tiếp, sử dụng ngoại ngữ của giáo viên còn rất
nhiều hạn chế, thiếu kinh nghiệm dạy học sát đối tượng học sinh; số giáo viên
cốt cán, giáo viên giỏi còn ít nên việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học
đạt hiệu quả thấp. Một bộ phận giáo viên Tiếng Anh được đào tạo ở loại hình
không chính quy (tại chức, văn bằng 2, vừa học vừa làm vv...).
4. Về điều kiện dạy học ngoại ngữ
- Chương trình sách giáo khoa còn nhiều bất cập: chưa có chương trình
SGK chung đối với các trường Đại học, Cao đẳng; chương trình SGK phổ
thông 7 năm thiếu tính liên thông về thực hành các kỹ năng, chưa cập nhật,
không đa dạng về chủ đề để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của người học.
- Thời lượng dành cho môn ngoại ngữ còn ít, sĩ số học sinh trên lớp
đông, không phù hợp với việc tổ chức các hoạt động lôi cuốn và hiệu quả
trong giờ học.
- Trang thiết bị phục vụ cho việc học ngoại ngữ còn thiếu thốn, đặc biệt
là máy chiếu, video, phòng luyện âm/thực hành tiếng.

13



- Kiểm tra, đánh giá dạy học ngoại ngữ chủ yếu tập trung vào kiến
thức ngữ pháp và từ vựng.
VI. Nguyên nhân của những kết quả đạt được và của những hạn chế,
yếu kém
1. Nguyên nhân của những kết quả đã đạt được
1.1. Trong những năm qua, nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước về việc dạy và học ngoại ngữ đã được ban hành. Trong đó nhiều chính sách
đã tác động tích cực đến quá trình dạy và học ngoại ngữ như: Chỉ thị 14/CT-TTg
ngày 11/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới chương trình và sách giáo
khoa phổ thông với yêu cầu xây dựng đề án dạy và học ngoại ngữ trong trường
phổ thông; Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục
quốc dân giai đoạn 2008-2020”.
1.2. Chủ trương mở cửa hội nhập và quan hệ hợp tác quốc tế ngày càng
sâu rộng và chặt chẽ với các nước có ngôn ngữ phù hợp với ngoại ngữ được dạy
và học trong các nhà trường phổ thông đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng
cường dạy và học ngoại ngữ với yêu cầu và chất lượng, hiệu quả ngày càng cao.
1.3. Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh;
của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự phối kết hợp của các ngành,
các đoàn thể, trong đó có vai trò nòng cốt của Hội Khuyến học các cấp đối với
ngành giáo dục đào tạo nói chung và môn tiếng Anh nói riêng.
1.4. Công tác quản lý, chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục từ tỉnh đến
trường học đã có tiến bộ hơn. Đặc biệt là lòng yêu nghề, ý thức trách nhiệm, sự
cố gắng nỗ lực của đội ngũ nhà giáo đã đóng góp, cống hiến quan trọng nhất cho
việc dạy và học ngoại ngữ.
1.5. Việc học tập và phát huy kinh nghiệm dạy và học ngoại ngữ của các
đơn vị, cá nhân đã phát triển rộng trên địa bàn toàn tỉnh. Vị trí, vai trò và tầm
quan trọng của ngoại ngữ trong công cuộc đổi mới và phát triển được nâng cao.
2. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém

2.1. Nguyên nhân khách quan
2.1.1. Sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng miền còn có sự chênh
lệch đáng kể, một số khu vực đặc biệt là khu vực miền núi xa điều kiện kinh tế
khó khăn dẫn đến sự quan tâm về học tập nói chung, học ngoại ngữ nói riêng còn
hạn chế.
2.1.2. Nhu cầu nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ ngày càng cao,
trong khi đó khả năng đáp ứng của ngân sách Nhà nước và ngân sách của tỉnh
còn hạn chế. Kinh phí chi thường xuyên cho các đơn vị, trường học còn ít, khó
khăn trong việc tổ chức hoạt động chuyên môn, đặc biệt là các hoạt động phục
vụ dạy học ngoại ngữ.
14


2.1.3. Đội ngũ giáo viên ngoại ngữ vừa thừa, vừa thiếu cục bộ ở hầu hết
các cấp học, đặc biệt là ở những địa phương khó khăn, xa xôi, hẻo lánh. M ột
số huyện có hiện tượng giáo viên ngoại ngữ phải dạy liên trường.
2.1.4. Trình độ chuyên môn và năng lực ngôn ngữ của đội ngũ giáo viên
tiếng Anh chưa đồng đều. Một bộ phận đội ngũ giáo viên dạy ngoại ngữ của
tỉnh chưa đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ GDĐT, còn yếu kém về năng lực
chuyên môn, lạc hậu về phương pháp giảng dạy.
2.1.5. Hình thức kiểm tra đánh giá về ngoại ngữ còn chưa tương thích
với quá trình dạy học, chủ yếu là trắc nghiệm 2 kĩ năng (dạy 4 kĩ năng, thi 2
kĩ năng) nên có sự đối phó trong dạy học, dạy học chủ yếu về điểm số. Ở cấp
THPT, việc đánh giá ở kì thi THPT quốc gia chủ yếu kiểm tra kiến thức
ngôn ngữ (ngữ pháp, từ vựng, ngữ âm), nên giáo viên cấp THPT phải tập
trung giảng dạy kiến thức ngôn ngữ theo yêu cầu của kì thi.
2.1.6. Việc tổ chức dạy học theo hình thức phân ban dẫn tới tình trạng
học lệch, học tủ của học sinh, học sinh chỉ chọn và tập trung học những môn
học theo khối để thi Đại học, nhiều em học sinh không quan tâm nhiều hoặc
không có động cơ đối với việc học tập môn ngoại ngữ. Trong kì thi tốt

nghiệp THPT quốc gia, các cấp quản lý, giáo viên và học sinh chưa quan tâm
nhiều đến việc chọn ngoại ngữ làm môn thi tốt nghiệp THPT.
2.1.7. Môi trường học tập và điều kiện xã hội nói chung chưa hỗ trợ
việc học tập ngoại ngữ, chưa tạo động lực cho học sinh trong học tập và
nâng cao trình độ ngoại ngữ.
2.2. Nguyên nhân chủ quan
2.2.1. Cấp uỷ, chính quyền ở nhiều nơi vẫn chưa đặt đúng tầm, đúng mức
vị trí vai trò của việc dạy và học ngoại ngữ, chưa phát huy được sức mạnh tổng
hợp của cả hệ thống chính trị để thực hiện nhiệm vụ giáo dục.
2.2.2. Do chính sách, quy chế về dạy và học ngoại ngữ chưa đầy đủ,
chưa nhất quán và chưa cập nhật nên công tác quản lí, chỉ đạo việc dạy và
học ngoại ngữ ở các đơn vị huyện, thị xã, thành phố, trường học còn chung
chung, thiếu cụ thể, thiếu khâu đột phá. Một số chế độ chính sách cho giáo
viên nói chung và giáo viên ngoại ngữ nói riêng còn bất cập nên chưa động viên
khuyến khích giáo viên yên tâm công tác.
2.2.3. Nhận thức của một bộ phận lớn nhân dân, phụ huynh học sinh còn
hạn chế, còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại chưa tạo ra được phong trào thi đua học
tập ngoại ngữ sôi nổi cho người học.
2.2.4. Một bộ phận giáo viên ngoại ngữ chưa nêu cao tinh thần trách
nhiệm, tận tâm, tận tuỵ với nghề, chưa thực hiện tốt việc nâng cao năng lực tiếng
Anh, đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin, đa dạng hóa
tài liệu giảng dạy từ các nguồn như: sách báo, tranh ảnh, phim, Internet vv…..
15


2.2.5. Môi trường tiếng ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dạy và học
ngoại ngữ. Ở các trường phổ thông, tình trạng giáo viên ngoại ngữ sử dụng ngôn
ngữ tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt) để giảng dạy vẫn còn phổ biến.
2.2.6. Tinh thần, thái độ học tập ngoại ngữ một cách thụ động cũng là một
nguyên nhân chính dẫn tới kết quả học tập môn ngoại ngữ chưa đạt yêu cầu bởi

vì đa số người học cho rằng ngoại ngữ (tiếng Anh) là ngôn ngữ nước ngoài, việc
học tập ngoại ngữ chỉ mang tính chất tạm thời không phải là ngôn ngữ cần thiết
để sử dụng cho công việc hoặc giao tiếp hàng ngày.

16


Phần thứ ba
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
GIAI ĐOẠN 2016-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ một cách đồng bộ và hệ thống
trong các cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh; triển khai chương trình dạy
và học ngoại ngữ mới ở các cấp học; phấn đấu đến năm 2025, giáo viên ngoại
ngữ đạt được một bước tiến rõ rệt về năng lực chuyên môn, thành thạo cả 4 kỹ
năng nghe, nói, đọc viết theo Khung năng lực ngoại ngữ châu Âu (CEFR) và
Khung năng lực 6 bậc của Việt Nam; đa số học sinh tốt nghiệp THPT có đủ năng
lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp trong học tập, làm việc
trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hoá.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Giáo dục phổ thông:
Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ theo chương
trình 7 năm hiện hành (từ lớp 6 đến hết lớp 12); triển khai thực hiện chương trình
giáo dục 10 năm bắt đầu từ lớp 3 môn ngoại ngữ bắt buộc theo lộ trình dự kiến:
- Cấp Tiểu học: tiếp tục triển khai chương trình tiếng Anh mới 10 năm và
mở rộng dần quy mô để đạt 80% số học sinh Tiểu học học theo chương trình mới
từ năm học 2020-2021.
- Cấp THCS: triển khai dạy chương trình mới từ lớp 6 với khoảng 70 % số
học sinh THCS được học theo chương trình mới vào năm 2020-2021.

- Cấp THPT: triển khai dạy chương trình tiếng Anh mới 10 năm cho học
sinh THPT đến năm học 2020-2021 khoảng 20% số học sinh THPT học theo
chương trình mới.
Tiếp tục triển khai dạy và học các ngoại ngữ khác ngoài tiếng Anh; tổ
chức dạy ngoại ngữ 2 ở những trường có điều kiện về cơ sở vật chất, về giáo
viên; giảng dạy một số môn khoa học bằng tiếng Anh ở trường THPT chuyên
Lam Sơn và một số trường điển hình của Đề án dạy học ngoại ngữ theo lộ trình
quy định của Đề án NNQG 2020.
2.2. Giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục thường xuyên và dạy nghề:
- Triển khai chương trình đào tạo tăng cường môn ngoại ngữ đối với giáo
dục nghề nghiệp cho khoảng 10% số lượng học sinh trường dạy nghề, trung cấp
chuyên nghiệp vào năm 2017-2018 và đạt 50% vào năm học 2020-2021.
- Đổi mới việc dạy và học ngoại ngữ trong chương trình giáo dục thường
xuyên với nội dung, chương trình đào tạo phù hợp với các cấp học, trình độ đào
17


tạo, góp phần tích cực vào công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ ngoại ngữ cho
nguồn nhân lực, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện đa dạng hóa
các hình thức học tập, đáp ứng nhu cầu người học.
2.3. Giáo dục Đại học:
Triển khai chương trình đào tạo tăng cường môn ngoại ngữ đối với giáo
dục đại học cho khoảng 10-20% số lượng sinh viên đại học từ năm 2017-2018;
đạt khoảng 50% vào năm học 2019-2020 và đạt 100% vào năm 2025.
2.4. Đào tạo, bồi dưỡng tiếng Anh cho đội ngũ giảng viên, giáo viên, cán
bộ, công chức, viên chức:
- Nâng cao trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ giảng viên, giáo viên tiếng
Anh. Phấn đấu vào năm 2020 có 100% giáo viên ngoại ngữ các cấp học phổ
thông đạt chuẩn về năng lực ngôn ngữ theo quy định; ít nhất 80% giáo viên được
bồi dưỡng phương pháp giảng dạy; trên 50% trường phổ thông được trang bị

phòng dạy học ngoại ngữ, trang thiết bị dạy học ngoại ngữ và học liệu ngoại ngữ
tối thiểu.
- Đối với cán bộ, công chức, viên chức (có chuyên môn đào tạo không
phải là ngoại ngữ): Phấn đấu có tỉ lệ cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ
sở giáo dục có trình độ tiếng Anh từ B1 trở lên đạt 10% vào năm 2020.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền, tạo bước
phát triển mạnh mẽ đối với công tác dạy và học ngoại ngữ đến năm 2025
Các cấp uỷ Đảng, chính quyền quán triệt sâu sắc các quan điểm, chính
sách của Đảng về công tác dạy và học ngoại ngữ, trên cơ sở đó có chủ trương
phù hợp để lãnh đạo, chỉ đạo công tác dạy và học ngoại ngữ ở cơ sở, làm thay
đổi nhận thức của các cấp, các ngành đối với công tác dạy học ngoại ngữ. Đặc
biệt phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị để nâng cao chất lượng dạy và
học ngoại ngữ; triển khai thực hiện Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong
hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”, tạo ra phong trào thi đua học
tập ngoại ngữ, phát triển mạnh mẽ về chất lượng dạy và học ngoại ngữ trên địa
bàn tỉnh.
2. Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác dạy
và học ngoại ngữ
Tăng cường tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức toàn xã hội về tầm
quan trọng của ngoại ngữ trong thời kỳ hội nhập, giúp cho người dạy, người học
hiểu rõ các yêu cầu, mục tiêu mới của việc dạy học ngoại ngữ và thay đổi các
nhận thức, hành vi chưa đúng (trong quản lý, giảng dạy, học tập) đối với việc
dạy và học ngoại ngữ (dạy học chạy theo điểm số, đối phó thi cử, dạy chay, học
lệch,…).
18


Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống và

nâng cao nhận thức, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ Nhà giáo, trên cơ sở đó
phát huy tính chủ động, tinh thần trách nhiệm, ý thức công dân trong việc thực
hiện nhiệm vụ được giao, phát triển mạnh mẽ công tác dạy học ngoại ngữ.
3. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động dạy và học ngoại ngữ
trong các cơ sở giáo dục
3.1. Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ các cấp học, bậc học
- Tiếp tục triển khai chương trình tiếng Anh 7 năm bắt đầu từ lớp 6 và 10
năm bắt đầu từ lớp 3.
- Khảo sát, đánh giá chất lượng ngoại ngữ đối với học sinh vào lớp đầu
cấp, tổ chức có hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh khá giỏi, phụ đạo học sinh
yếu kém để tăng tỷ lệ học sinh giỏi, giảm tỷ lệ học sinh yếu kém; duy trì và tăng
tỷ lệ học sinh học ngoại ngữ.
- Khuyến khích các trường học có nhu cầu và điều kiện thực hiện các
chương trình song ngữ, xây dựng các chương trình dạy và học ngoại ngữ với
thời lượng nhiều hơn và với trình độ năng lực ngoại ngữ cao hơn so với Chương
trình tiếng Anh 10 năm ở các cấp học.
- Khảo sát đánh giá dạy và học ngoại ngữ (đầu ra) theo quy định và hướng
dẫn của Bộ GDĐT dựa theo Khung trình độ năng lực ngoại ngữ (KNLNN) 6
bậc: tốt nghiệp Tiểu học đạt trình độ bậc 1 theo KNLNN; tốt nghiệp THCS đạt
trình độ bậc 2 theo KNLNN; tốt nghiệp THPT đạt trình độ bậc 3 theo KNLNN.
3.2. Tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ việc sử dụng ngoại ngữ, nâng cao
động cơ học tập ngoại ngữ
- Xây dựng và duy trì môi trường tự học, tự nâng cao trình độ ngoại ngữ
như hệ thống thư viện, mạng Internet...
- Tăng cường bồi dưỡng phương pháp, thói quen, khả năng tự học ngoại
ngữ cho học sinh, phát huy năng lực, sở trường của học sinh.
- Khuyến khích mở rộng thực hành giao tiếp bằng ngoại ngữ: Các cấp
quản lý giáo dục, giáo viên, phụ huynh cần khuyến khích và tạo ra nhiều cơ hội
cho học sinh thực hành giao tiếp bằng ngoại ngữ trong giờ học cũng như bên
ngoài lớp học. Tạo các cơ hội cho học sinh được giao tiếp với các giáo viên bản

ngữ.
- Tổ chức các cuộc giao lưu, thi Olympic tiếng Anh, thi hát, nói, nghe, viết
tiếng Anh, mở các câu lạc bộ tiếng Anh trong các nhà trường.
4. Xây dựng, tăng cường đội ngũ giáo viên ngoại ngữ
4.1. Triển khai Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiếng Anh
dạy ở các cấp Tiểu học, THCS và THPT đạt chuẩn về KNLNN 6 bậc theo quy
định của Đề án NNQG 2020.

19


Tổ chức triển khai các lớp bồi dưỡng giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ,
bồi dưỡng đạt chuẩn chính quy cho những giáo viên tốt nghiệp loại hình tại chức
và các lớp bồi dưỡng khác theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT. Có chính sách khuyến
khích giáo viên ngoại ngữ tự học, tự bồi dưỡng đạt chuẩn KNLNN theo quy
định.
Tăng cường đầu tư để nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo của Trung
tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, Khoa Ngoại ngữ của trường Đại học Hồng Đức
và các trường Đại học khác đóng trên địa bàn tỉnh để trở thành những đầu mối
đào tạo, liên kết đào tạo; thực hiện việc kiểm tra, liên kết để kiểm tra, đánh giá
trình độ, năng lực ngoại ngữ của giảng viên, giáo viên và học sinh, sinh viên của
tỉnh.
4.2. Đảm bảo đội ngũ giáo viên tiếng Anh đủ về số lượng, có trình độ cao,
hợp lý về cơ cấu và đa dạng về nguồn tuyển dụng. Tạo cơ chế chính sách để các
trường được bổ sung đủ số giáo viên ngoại ngữ phù hợp với lộ trình triển khai
của Đề án. Cụ thể là:
- Đối với cấp Tiểu học: Đảm bảo có đủ số lượng giáo viên cho năm học
2016-2017, sau đó hàng năm bổ sung thêm bình quân 148 giáo viên cho đến năm
2025.
- Đối với cấp THCS: Đảm bảo có đủ số lượng giáo viên cho năm học

2016-2017, sau đó hàng năm bổ sung thêm bình quân 72 giáo viên cho đến năm
2025.
- Đối với cấp THPT: Đảm bảo có đủ số lượng giáo viên cho năm học
2016-2017, sau đó hàng năm bổ sung thêm bình quân 29 giáo viên cho đến năm
2025.
- Tiếp tục có kế hoạch bồi dưỡng nâng chuẩn cho giáo viên ngoại ngữ; bồi
dưỡng lại (lần 2) cho giáo viên ngoại ngữ các cấp học phổ thông đã được bồi
dưỡng nhưng chưa đạt chuẩn theo quy định để phấn đấu có 100% giáo viên
ngoại ngữ các cấp học phổ thông đạt chuẩn theo quy định của Đề án NNQG
2020 trong lộ trình đến năm 2020.
- Thực hiện nghiêm túc công tác đánh giá, xếp loại giáo viên ngoại ngữ.
Việc đánh giá xếp loại giáo viên theo chuẩn của các cấp, bậc học và phải gắn với
việc đánh giá kết quả học tập của người học, đặc biệt đối với các lớp có học sinh
chuẩn bị tốt nghiệp.
4.3. Khuyến khích và tạo cơ chế cho các trường THPT, đặc biệt là trường
THPT Chuyên Lam Sơn có chương trình ngoại ngữ tăng cường hoặc song ngữ
mời giáo viên bản ngữ hoặc các giáo viên dạy ngoại ngữ do các tổ chức tình
nguyện của các nước nói tiếng Anh. Ưu tiên cử giáo viên trẻ thuộc các bộ môn
Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học đi học ngoại ngữ để đạt trình độ tối
thiểu B1. Xây dựng lộ trình chọn cử giáo viên trung học ở các bộ môn này đi học
20


tiếng Anh chuyên ngành để dạy các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin bằng tiếng
Anh.
5. Thực hiện đổi mới hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá
kết quả dạy học ngoại ngữ
Xây dựng các dữ liệu ngân hàng câu hỏi, phục vụ cho việc kiểm tra, đánh
giá trình độ ngoại ngữ của người học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin
trong đào tạo môn ngoại ngữ; nâng cao hiệu quả công tác khảo thí và kiểm định

chất lượng đào tạo các môn ngoại ngữ.
6. Nâng cao công tác quản lý dạy và học ngoại ngữ
Nâng cao năng lực tổ chức quản lý dạy học ngoại ngữ cho cán bộ quản lý
cấp Sở, Phòng GD&ĐT và trường học. Đảm bảo mỗi phòng GD&ĐT có chuyên
viên phụ trách môn tiếng Anh.
Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán, cộng tác viên môn ngoại ngữ để hỗ
trợ Sở, Phòng GD&ĐT và các trường phổ thông để chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra
hoạt động chuyên môn ở cơ sở và tư vấn, hỗ trợ giáo viên về chuyên môn.
Tăng cường tổ chức các hoạt động chuyên môn tại trường, cụm trường,
Phòng và Sở GD&ĐT; tổ chức tốt Hội thi giáo viên giỏi môn ngoại ngữ ở các
cấp.
Xây dựng các nguồn học liệu mở trên website của Sở, Phòng GD&ĐT,
trường học kết nối như đề kiểm tra, thi, tài liệu tham khảo chuyên môn, tài liệu
bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, kém...
7. Trang bị cơ sở vật chất và thiết bị thiết yếu cho việc dạy và học ngoại
ngữ
Bổ sung, mua sắm trang thiết bị dạy và học ngoại ngữ theo danh mục
trang thiết bị phù hợp với tùng cấp học và trình độ đào tạo đúng quy định của Bộ
GD&ĐT, đảm bảo đến năm 2025 50% số trường có phòng học tiếng nước ngoài,
25% số trường THCS và THPT có phòng nghe nhìn.
Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và kỹ thuật viên nhằm sử dụng có hiệu quả
các thiết bị dạy và học ngoại ngữ, khai thác đúng mục đích các nguồn thông tin,
tư liệu nước ngoài, đặc biệt là Internet, phục vụ cho việc dạy và học ngoại ngữ.
8. Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dạy và học ngoại ngữ
Tăng cường hợp tác quốc tế trong dạy và học ngoại ngữ: tạo cơ chế thuận
lợi khuyến khích các trường thực hiện các chương trình hợp tác, kết nghĩa, trao
đổi giáo viên, học sinh với với các tổ chức, trường học của các quốc gia bản ngữ.
Đẩy mạnh việc tìm kiếm các chương trình, nguồn học bổng về ngoại ngữ và du
học nước ngoài, tạo động cơ học tập ngoại ngữ cho học sinh và giáo viên. Mời
giáo viên tình nguyện người nước ngoài có trình độ sư phạm làm giáo viên giảng

dạy cho học sinh và cán bộ, giáo viên của nhà trường.

21


III. KẾ HOẠCH, KINH PHÍ THỰC HIỆN
3.1. Kế hoạch thực hiện Đề án Ngoại ngữ giai đoạn 2016-2020
- Tiếp tục triển khai bồi dưỡng nâng cao trình độ và năng lực ngoại ngữ
của giáo viên ngoại ngữ ở các cấp học, trình độ đào tạo;
- Triển khai chương trình sách giáo khoa mới 10 năm (Phụ lục 9);
- Triển khai chương trình dạy học ngoại ngữ tăng cường đối với các
trường dạy nghề, Trung cấp, Cao đẳng và Đại học.
- Tiếp tục hỗ trợ xây dựng các phòng dạy và học cho các trường học các
cấp.
3.2. Kinh phí thực hiện
Tổng kinh phí thực hiện: 79.002.930.000 đồng, gồm các chương trình:
- Bồi dưỡng giáo viên đạt chuẩn năng lực ngoại ngữ cấp TH, THCS và
THPT: 9.280.000.000 đồng
- Bồi dưỡng phương pháp giảng dạy cho giáo viên cấp TH, THCS, THPT:
15.760.000.000 đồng
- Đào tạo, bồi dưỡng trong nước giáo viên cốt cán cấp TH, THCS và
THPT: 2.099.650.000 đồng
- Đào tạo, bồi dưỡng ngoài nước giáo viên cốt cán cấp TH, THCS và
THPT: 4.259.980.000 đồng
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức cấp phòng GDĐT,
trường THPT: 3.810.000.000 đồng
- Bồi dưỡng giáo viên sử dụng đồ dùng, thiết bị: 1.580.750.000 đồng
- Tập huấn thực hiện giảng dạy chương trình mới, tổ chức chuyên đề, học
tập kinh nghiệm: 1.500.000.000 đồng
- Khảo sát, kiểm tra, đánh giá năng lực ngoại ngữ (đầu ra) của học sinh:

6.792.800.000 đồng
- Tổ chức các hoạt động chuyên môn trong các nhà trường cho học sinh
(xây dựng các trường điển hình về dạy học ngoại ngữ, hoạt động ngoại khóa,
sinh hoạt các câu lạc bộ ngoại ngữ...): 4.559.750.000 đồng
- Đầu tư phòng dạy học ngoại ngữ đại trà: 29.360.000.000 đồng
3.3. Kế hoạch thực hiện Đề án Ngoại ngữ giai đoạn 2021-2025
- Hoàn thành nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh các cấp
học.
- Triển khai chương trình sách giáo khoa mới 10 năm (Phụ lục 9 ).
- Triển khai chương trình dạy học ngoại ngữ tăng cường đối với các
trường dạy nghề, Trung cấp, Cao đẳng và Đại học.
- Tiếp tục hỗ trợ xây dựng các phòng dạy và học ngoại ngữ, các phòng
nghe nhìn và đa phương tiện cho các trường học các cấp.
22


3.4. Kinh phí thực hiện
Tổng kinh phí thực hiện: 80.692.930.000 đồng, gồm các chương trình:
- Bồi dưỡng giáo viên đạt chuẩn, nâng chuẩn năng lực ngoại ngữ cấp TH,
THCS và THPT: 9.280.000.000 đồng
- Bồi dưỡng cập nhật phương pháp giảng dạy cho giáo viên cấp TH,
THCS, THPT: 15.760.000.000 đồng
- Đào tạo, bồi dưỡng trong nước giáo viên cốt cán cấp TH, THCS và
THPT: 2.099.650.000 đồng
- Đào tạo, bồi dưỡng ngoài nước giáo viên cốt cán cấp TH, THCS và
THPT: 4.259.980.000 đồng
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức cấp phòng GDĐT,
trường THPT: 3.810.000.000 đồng
- Bồi dưỡng giáo viên sử dụng đồ dùng, thiết bị: 1.580.750.000 đồng
- Tập huấn thực hiện giảng dạy cập nhật chương trình mới, tổ chức chuyên

đề, học tập kinh nghiệm: 1.500.000.000 đồng
- Khảo sát, kiểm tra, đánh giá năng lực ngoại ngữ (đầu ra) của học sinh:
6.792.800.000 đồng
- Tổ chức các hoạt động chuyên môn trong các nhà trường cho học sinh
(xây dựng các trường điển hình về dạy học ngoại ngữ, hoạt động ngoại khóa,
sinh hoạt các câu lạc bộ ngoại ngữ...): 4.559.750.000 đồng
- Đầu tư phòng dạy học ngoại ngữ chức năng: 31.050.000.000 đồng

23


Phần thứ tư
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Giáo dục & Đào tạo
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành cấp tỉnh có liên quan, Uỷ ban Nhân
dân các huyện, thành phố cụ thể hoá nội dung Đề án Ngoại ngữ 2016-2020, định
hướng đến năm 2025 thành các kế hoạch hàng năm; tổ chức kiểm tra, giám sát,
đánh giá, sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện Đề án trong phạm vi toàn tỉnh
hàng năm và cả giai đoạn, định kỳ báo cáo Uỷ ban Nhân dân tỉnh, Ban Quản lý
Đề án NNQG 2020 cấp quốc gia và Bộ GD&ĐT.
Phối hợp với Sở Nội vụ hướng dẫn việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý
giáo viên ngoại ngữ trong các trường phổ thông theo quy định.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Lồng ghép các chương trình, đào tạo của Đề án Ngoại ngữ 2016-2020,
định hướng đến năm 2025 vào trong Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hằng
năm của tỉnh trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo; cân đối nguồn vốn ngân sách địa
phương đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị phục vụ Đề án.
3. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở GD&ĐT cân đối, phân bổ kinh
phí; phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát

việc quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Đề án NN 2016-2020, định hướng đến
năm 2025 theo các quy định hiện hành.
4. Sở Nội vụ
Phối hợp với Sở GD&ĐT hướng dẫn việc thực hiện công tác tuyển dụng,
sử dụng và quản lý giáo viên ngoại ngữ trong các trường phổ thông theo quy
định. Đồng thời tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Bộ Nội vụ phân bổ số
lượng giáo viên ngoại ngữ theo định mức do Trung ương quy định.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Sở GD&ĐT chỉ đạo các cơ quan thông tin, truyền thông tăng
cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức toàn xã hội về vai trò vị trí của
ngoại ngữ trong giai đoạn hiện nay đối với việc phát triển kinh tế-xã hội của
tỉnh; sự cần thiết, tầm quan trọng của việc đổi mới dạy học ngoại ngữ trong nhà
trường, đáp ứng yêu cầu mới.
6. Sở Lao động Thương binh và Xã hội
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở, ngành tăng cường công tác
chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Đề án NN trong lĩnh vực dạy nghề phù
hợp với lộ trình, kế hoạch triển khai chung.

24


7. Uỷ ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
Chỉ đạo các phòng GD&ĐT, các cơ quan chức năng ở địa phương xây
dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch triển khai Đề án NN 20162020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá, sơ
kết, tổng kết việc thực hiện Đề án NN tại địa phương, định kỳ báo cáo Uỷ ban
Nhân dân tỉnh và Sở GD&ĐT.
Phối hợp với Sở GD&ĐT và các sở, ngành liên quan cấp tỉnh để chỉ đạo
thống nhất, đồng bộ, phù hợp với yêu cầu, kế hoạch chung của tỉnh việc triển
khai thực hiện Đề án này trên địa bàn.
8. Các trường Đại học trên địa bản tỉnh

Phối hợp với Sở GDĐT cử cán bộ giảng viên tham gia tập huấn các lớp
cốt cán ở trong và ngoài nước khi có kế hoạch và yêu cầu.
Trường Đại học Hồng Đức đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo sinh
viên sư phạm môn ngoại ngữ, đảm bảo sau khi ra trường sinh viên đủ trình độ
năng lực giảng dạy môn ngoại ngữ theo chương trình mới của Bộ GDĐT;
9. Các cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh
Quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các hoạt động liên
quan đến công tác quản lý dạy học ngoại ngữ, bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ
trong cơ sở mình, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đề
án NN đặt ra. Tích cực, chủ động triển khai các nhiệm vụ trong Đề án NN theo
thẩm quyền được giao./.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH (TÊN TỉNH)

25


×