Tải bản đầy đủ (.ppt) (21 trang)

Chuyên Đề Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học – Bàn Tay Nặn Bột

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (867.93 KB, 21 trang )

“Bµn tay nÆn bét”

NGƯỜI TRIỂN KHAI : Trần Văn Hưng


NỘ
I DUNG TẬ
P HUẤ
N
Phần thứ nhất: Giới thiệu chung về phương pháp”Bàn tay
nặn bột”
1 Thế nào là “Bàn tay nặn bột” ?
2 Đặc điểm của PPBTNB
*Một số đặc điểm quan trọng để phân biệt Bàn tay nặn bột
với các phương pháp dạy học khác :
3 Một số lưu ý khi dạy PP : Bàn tay nặn bột.
4 Những ưu điểm của phương pháp: Bàn tay nặn bột.
Phần thứ hai: Tiến trình dạy học theo phương pháp “Bàn
tay nặn bột”
1 Giới thiệu tổng thể 5 bước của tiến trình.
2
Giới thiệu chi tiết từng bước có lấy ví dụ minh họa làm
rõ.


Phần thứ nhất :
Giới thiệu chung về phương pháp
“Bàn tay nặn bột”.
1.1 Phương pháp “Bàn tay nặn bột” là gì ?
Bàn tay nặn bột
(Tiếng Pháp “La main à pâte”; Tiếng Anh : Hand on)


Phương pháp “Bàn tay nặn bột” là phương pháp dạy
học tích cực dựa trên thí nghiệm nghiên cứu, áp dụng
cho dạy các môn Khoa học tự nhiên.
“Bàn tay nặn bột” chú trọng đến việc hình thành kiến
thức cho học sinh bằng các thí nghiệm tìm tòi nghiên
cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề
được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí
nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra…


1.2 Đặc điểm cơ bản của phương pháp
Bàn tay nặn bột ?
- Đặc điểm cơ bản của phương pháp Bàn tay nặn bột là
phương pháp giảng dạy dựa trên sự tìm tòi - nghiên cứu.
Cũng như các phương pháp dạy học tích cực khác, học
sinh đóng vai trò trung tâm trong quá trình dạy – học, tích
cực, chủ động lĩnh hội kiến thức. Giáo viên là người
hướng dẫn, cố vấn, giúp đỡ học sinh trong quá trình lĩnh
hội kiến thức thông qua các hoạt động. Phương pháp này
ngoài việc giúp học sinh lĩnh hội kiến thức còn rèn luyện
các kĩ năng và phát triển ngôn ngữ( nói và viết) cho học
sinh.


* Một số đặc điểm quan trọng để phân biệt Bàn
tay nặn bột với các phương pháp dạy học khác :
-Phương pháp Bàn tay nặn bột chú trọng quan
niệm ban đầu của học sinh trước khi tiếp cận kiến
thức mới.
- Sự tiếp thu kiến thức của học sinh thông qua việc

giáo viên giúp học sinh tự đi lại chính con đường
mà các nhà khoa học đã tìm ra chân lí(kiến thức):
đặt giả thuyết ( quan niệm ban đầu), đặt câu hỏi khoa
học, đề xuất phương án nghiên cứu và làm thí
nghiệm để kiểm chứng giả thuyết, đưa ra kết luận.


1.3 Một số lưu ý khi dạy pp : Bàn tay nặn bột.
- Người học phải tự nhiên như quá trình tìm ra chân lý
hoạt động tự nhiên.Với PPBTNB thì kể cả việc hs đọc
sách trước, học thêm trước, biết trước kiến thức thì
khi đề xuất ra các thí nghiệm để chứng minh,hs sẽ
lúng túng khi hỏi lại : Vì sao em biết điều đó? Làm sao
em chứng minh được kết luận của em là đúng ? Và
nếu dạy trước thì tiết học sẽ không tốt cho lắm.
-Sử dụng phương pháp bàn tay nặn bột không được
nhận xét quan điểm của ai đúng, ai sai. ( Đây là một
điều mà chúng ta đặc biệt chú ý khi sử dụng
phương pháp này và thông qua thí nghiệm thì chính
hs sẽ tự đánh giá mình đúng hay sai.(Tức là hoàn
toàn hs tự mình rút ra điều đó).


- Chúng ta là những người gv thì không được nhận
xét là ý kiến nào là đúng, ý kiến nào là sai và thông
qua thí nghiệm thì chính hs sẽ tự đánh giá mình
đúng hay sai.(Tức là hoàn toàn hs tự mình rút ra điều
đó).
- PPBTNB chủ yếu dạy ở các môn Khoa học, môn
Tự nhiên, môn Công nghệ ở các chủ đề gắn với đời

sống của hs. PPBTNB rất phù hợp môn Tự nhiên &
xã hội, môn khoa học bởi vì nó liên quan đến quan
sát, liên quan đến thí nghiệm nhiều do đó mà nó rất
phù hợp với bộ môn nói trên.
- Trong chương trình hiện nay thì có những bài áp
dụng được cả quy trình của PPBTNB, nhưng có
những bài chỉ áp dụng một phần.


1.4 Ưu điểm của phương pháp: Bàn tay nặn bột.
- Trong dạy học theo phương pháp BTNB, học
sinh là người chủ động học tập, tự xây dựng kiến
thưc thông qua khám phá, thử nghiệm, thảo luận,
hợp tác với bạn với sự định hướng giúp đỡ của giáo
viên.Qua đó, học sinh nắm được kiến thức, phát
triển năng lực nhận thức và tư duy sáng tạo; phát
triển năng lực quan sát, thực hành; kĩ năng làm việc
hợp tác theo nhóm; … Góp phần phát triển năng
lực của học sinh.
- BTNB còn chú ý nhiều tới rèn kĩ năng diễn đạt
thông qua ngôn ngữ nói và viết để hs phát triển khả
năng diễn đạt, ngôn ngữ khoa học.


- Qua việc tích cực tham gia các hoạt động,
qua các bước của phương pháp BTNB, học
sinh hình thành các tác phong và thói quen
làm việc khoa học, thói quen độc lập suy nghĩ,
sáng tạo trong hành động, có lợi cho việc học
tập và nghiên cứu sau này.HS cũng dần được

hình thành, bồi dưỡng óc tò mò, ham muốn
khám phá, lòng yêu thích và say mê khoa học.


Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát và câu hỏi nêu
vấn đề
Bước 2 : Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của học sinh.

Tiến
trình
PP
BT
NB

Bước 3 : Đề xuất câu hỏi(dự đoán/ giả
thuyết) và phương án tìm tòi. ( Đây là bước
hoàn toàn mới ).
Bước 4 : Tiến hành thực nghiệm tìm tòi.

Bước 5 : Kết luận kiến thức.


Dùng phương pháp Bàn tay nặn bột để
Nghiên cứu hiện tượng
LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHIẾC CỐC ĐÚNG TRÊN TỜ GIẤY GIỮA HAI CÁI CỐC

(Dành cho giáo viên)
Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát và câu hỏi nêu
vấn đề .
Gv đưa ra một số cái cốc và giấy?

? Làm thế nào để chiếc cốc đúng trên tờ giấy giữa hai cái
cốc.


Bước 2 : Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của
học sinh.( Người nghiên cứu)
Bước này là bước thường là chúng ta không để ý.
- Ở bước này hs (GV) phải bộc lộ được quan điểm ban đầu
của mình.
-VD : Làm bộc lộ quan điểm ban đầu của hs thì gv giao
nhiệm vụ : Ta làm như thế nào? Có cần dụng cụ khác hỗ
trợ không? Hãy nghĩ và có thể viết, vẽ ra giấy hoặc nói…


Bước 3 : Đề xuất câu hỏi(dự đoán/ giả thuyết)
và phương án tìm tòi. ( Đây là bước hoàn toàn
mới ).
Đây là bước tự hs đề xuất ý kiến chứ không phải là
giáo viên.
- Đây là bước khác với các PP mà hiện nay chúng
ta thường dùng.
- Hs phải đề xuất câu hỏi ví dụ như : Có nhiều
nhóm khác nhau trong lớp :
Gọi lần lượt từng nhóm trình bày


- Để ý thấy rằng các câu hỏi câu ghi vấn là điểm khác
biệt của những biểu tượng ban đầu. Hs phải đặt câu
hỏi nghi vấn. Đây là vấn đề hoàn toàn hs tự làm chứ
cô giáo không có hướng dẫn ở đây. Và khi đặt ra câu

hỏi đó thì hs đề xuất phương án thực hiện. Khi đặt ra
câu hỏi rồi, khi đề ra hình vẽ rồi thì bây giờ hs phải đề
ra cách thực hiện để kiểm chứng xem giả thuyết của
mình có đúng không. Nhóm 1,2,3 đưa ra giả thuyết
như vậy, bây giờ : Phải đề xuất phương án kiểm tra
thực hành thí nghiệm xem những phương án nào là
phương án đúng.


Bước 4 : Tiến hành thực nghiệm tìm tòi :
- Trong các phương án đưa ra thì chúng ta thấy là
phương án … là tối ưu nhất.


Tóm lại : Giáo viên đưa ra hình ảnh chính
xác nhất để cho học sinh so sánh với ý kiến
của mình. Sau đó hs tự điểu chỉnh các
thuật ngữ khoa học cần ghi chú thích trong
hình vẽ mà các em đã làm chưa đúng. (Tức
là giáo viên đưa ra một kiến thức chuẩn để
học sinh tự điều chỉnh )


Bước 5 : Kết luận kiến thức.
- Sau khi học sinh đã tự đưa ra kiến thức, giáo
viên đưa ra kiến thức chuẩn thì bước 5 là bước
kết luận và hợp thức hóa kiến thức.


Một số lưu ý khi soạn bài, vận dụng các bước của

phương pháp BTNB:
1.Đối với môn khoa học thì hiện nay chúng ta đang dạy
theo chủ đề.
Có 3 chủ đề cơ bản : Sức khỏe và con người, Thực vật,
động vật, …Đặc điểm của môn khoa học, TN&XH là
thiết kế theo chủ đề do đó vấn đề là chúng ta dạy như
thế nào trong một chủ đề đó. Và đối với môn khoa học
và môn TN&XH này thì tinh thần là giáo viên hoàn toàn
có quyền tự chủ trên cơ sở sách giáo khoa, trên cơ sở
chương trình quy định và sách giáo khoa chỉ là một
kênh tham khảo. Giáo viên có quyền thiết kế lại trật tự
của sách giáo khoa đó theo một chủ đề để phục vụ cho
việc dạy học theo PPBTNB.


2. Trên đây là 5 bước của tiến trình dạy học
theo PPBTNB. Trong một tiết học không nhất
thiết phải thực hiện đầy đủ theo 5 bước (mà
trong 1 tiết học có thể thực hiện theo 1 bước
hoặc 2 bước hoặc 3 bước tùy theo từng bài )





×