Tải bản đầy đủ (.ppt) (15 trang)

Chuyên đề Đổi mới phương pháp dạy học Toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 15 trang )


Phòng Giáo dục huyện Long Điền
Năm học 2013 - 2014
TRAO ĐỔI
VỀ VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
BỘ MÔN TOÁN TRONG TRƯỜNG THCS
Thực hiện: Hội đồng bộ môn Toán

- Hiện nay việc ứng dụng công nghệ vào các lĩnh vực trong đời
sống không còn xa lạ nữa và ngành giáo dục đã từng bước tiếp cận
với công nghệ hiện đại.
- Tại huyện nhà, những năm qua GV chúng ta đã ứng dụng CNTT
thiết kế bài giảng đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tích cực
học sinh. Nhờ khả năng thể hiện trực quan sinh động phù hợp từng
nội dung, học sinh hứng thú trong học tập, tiết học đạt hiệu quả
cao.
- Việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy thể hiện rõ nét nhất qua
“Bài giảng điện tử”, chủ yếu chúng ta sử dụng Powerpoint để
thiết kế và trình chiếu bằng máy chiếu Projector, đôi khi có sử
dụng thêm máy chiếu đa năng.
I. TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CNTT
ĐỔI MỚI PPDH CỦA CHÚNG TA:

- Nói chung những tiết học như trên phần lớn được thiết kế khá
công phu và tổ chức dạy học đạt hiệu quả cao thấy rõ
- Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, việc thực hiện giờ dạy điện tử còn gặp những khó khăn nhất định,
thường là những khó khăn về phía cơ sở vật chất như phòng lớp, phương tiện máy móc v.v
- Không ít GV biết sử dụng thêm phần mềm Bản đồ tư duy, Violet, Cabri,
Sketchpad v.v Để thiết kế cá hoạt động dạy học có hiệu quả.


- Vì vậy đặt ra yêu cầu cao với chúng ta là phải có sẵn khả năng và lòng
nhiệt tình để tranh thủ nhiều hơn cơ hội sử dụng máy, có kỹ năng sử
dụng các phần mềm dạy học, thiết kế nhanh nhưng có chất lượng bài
dạy ứng dụng phương tiện CNTT dạy học phát huy tích cực HS.
- Buổi chuyên đề hôm nay xem như là một buổi hội nghị, chúng ta có thể thảo luận về những biện
pháp khắc phục khó khăn, phát huy những thuận lợi về tài nguyên, tư liệu, học tập trao đổi về kỹ
năng vi tính phần mềm dạy học v.v…và hơn nữa là học tập về “Phương pháp dạy học tích cực” để
tích cực góp phần đổi mới phương pháp dạy học Toán trong tình hình hiện nay.

II. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN:
1. Một số vấn về thực hiện bài giảng điện tử trên lớp:
- Bài giảng điện tử đóng vai trò định hướng cho tất cả các
hoạt động trên lớp: vừa là bảng ghi, vừa là mô phỏng (sử dụng cả
các phần mềm khác) những khái niệm trừu tượng … đồng thời kết
hợp những phương tiện truyền thống như bảng, phấn, mô hình trực
quan, thuyết trình giảng giải, phương pháp phát hiện và giải quyết
vấn đề để tạo điều kiện cho học sinh được suy nghĩ nhiều hơn, trình
bày ý kiến của mình nhiều hơn.
- Khi thực hiện bài giảng điện tử, việc quy định các hoạt
động học tập của học sinh là hoàn toàn cần thiết, cần phải biến
thành kỹ năng học tập của học sinh.

II. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN:
2. Về cách thực hiện bài giảng điện tử trên lớp:
VD: - Ghi chép.
- Làm việc theo nhóm lớn.
- Làm việc theo nhóm đôi.
- Trình bày trước lớp.
- Sử dụng SGK.
- Việc tạo hiệu ứng cho trang chiếu sẽ làm tăng sự hấp dẫn

của người xem. Tuy nhiên trong một tiết dạy 45’ nếu tạo nhiều hiệu
ứng sẽ làm mất thời gian, học sinh không tập trung vào nội dung
chính của bài mà chỉ nên tạo một vài hiệu phù hợp với nội dung bài
dạy.
- Việc chọn màu sắc cho trang chiếu rất quan trọng, nếu màu
sắc loè loẹt sẽ gây khó chịu cho người xem
- Khi thực hiện một bài giảng điện tử đã bớt đi một công
đoạn giáo viên phải ghi bài trên bảng, còn bảng thì dành cho học
sinh thực hành hoặc giáo viên diễn giải.

II. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN:
3. Qua việc dự giờ “Bài giảng điện tử” thực tế cho thấy còn
nhiều học sinh không biết ghi chép bài, hoặc không ghi kịp bài. Vậy
làm thế nào để học sinh biết cách ghi chép bài hoặc ghi kịp bài.
- Khi thiết kế bài giảng điện tử thường thiết kế một hoặc hai
Slides để trình bày nội dung cho học sinh ghi, các Slides ghi bảng
thường thiết kế với màu nền, màu chữ khác với các Slides khác còn
bảng là nơi để giáo viên minh hoạ, mở rộng thêm những điều không có
trong sách giáo khoa hoặc giải thích những thắc mắc của học sinh, là
nơi để học sinh trình bày bài tập của mình.
- Thực hiện cách trên có ưu điểm là nội dung cho học sinh ghi
bài rất chính xác (do có sự chuẩn bị và kiểm tra trên máy vi tính trước
khi giảng dạy) đồng thời tiết kiệm được thời gian, dùng để luyện tập
củng cố trong cùng một đơn vị thời gian, giáo viên làm được nhiều
việc hơn.

II. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN:
- Qua quan sát một số giờ dạy, một số học sinh không ghi
chép bài kịp nên giáo viên cần phải lưu ý: Thời gian giáo viên ghi
bảng bao nhiêu thì giáo viên sẽ dành bấy nhiêu thời gian cho học

sinh ghi bài, khi đó giáo viên sẽ dành một ít thời gian để kiểm tra
việc ghi bài của học sinh hoặc có thời gian giáo viên chuẩn bị về
để chuyển tiếp sang phần sau.
- Học bằng bài giảng điện tử sẽ tăng cường rèn luyện cho
học sinh các kỹ năng nghe, nhìn, viết.
3. Qua việc dự giờ “Bài giảng điện tử” thực tế cho thấy
còn nhiều học sinh không biết ghi chép bài, hoặc không ghi
kịp bài. Vậy làm thế nào để học sinh biết cách ghi chép bài
hoặc ghi kịp bài.

II. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN:
- Trong thực tế việc giảng dạy theo phương pháp truyền
thống chúng ta thấy rằng đối với những học sinh ghi chép bài chậm
các em chỉ mải mê ghi bài trong khi giáo viên đã giảng sang phần
khác nên không tiếp thu được những kiến thức đó.
- Thực tế cho thấy đối với “Bài giảng điện tử” khi học sinh
đã hiểu bài mặc dù không ghi bài kịp các em có thể bỏ trống để
chép lại sau nhưng vẫn tiếp thu được kiến thức mới.
- Cần lưu ý: Khi giảng dạy “Bài giảng điện tử” Cần tránh
những thao tác trùng lặp. Trên màn chiếu đã thể hiện bài giảng,
sau đó giáo viên ghi lại bài giảng trên bảng đen phần nội dung
ghi bài.
3. Qua việc dự giờ “Bài giảng điện tử” thực tế cho thấy
còn nhiều học sinh không biết ghi chép bài, hoặc không ghi
kịp bài. Vậy làm thế nào để học sinh biết cách ghi chép bài
hoặc ghi kịp bài.

II. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN:
4. Một vấn đề đặt ra là khi giảng dạy bằng phương pháp
truyền thống thì nội dung ghi bài còn đọng trên bảng.

- Đối với “Bài giảng điện tử” hoàn toàn làm được như vậy
bằng cách thiết kế sao cho một phần của Slides thể hiện những kiến
thức cơ bản của tiết học (đó chính là phần tóm tắt, ghi nhớ ở cấu
trúc bài giảng).

II. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN:
5. Quy trình thiết kế bài giảng điện tử được thể hiện qua
các bước sau.
Bước 1: Giáo viên chuẩn bị trước kịch bản, tư liệu, chọn giải
pháp cho sử dụng công nghệ.
Bước 2: Thiết kế bài giảng điện tử theo nội dung kịch bản.
Bước 3: Xem xét điều chỉnh, trước khi nên lớp.
Bước 4: Thể hiện giờ dạy.

II. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN:
6. Trong buổi hội nghị chuyên đề hôm nay tổ chúng tôi thực
hiện một bài giảng điện tử:
Toán 9 tiết 8: “Biến đổi đơn giản biểu thức chức căn thức
bậc hai” do cô Đậu Thị Hoàng Anh, GV Toán trường Phạm Hữu
Chí thực hiện.
Mục tiêu của bài dạy.
+ Kiến thức:
HS biết được cơ sở của việc đưa thừa số ra ngoài dấu căn
và đưa thừa số vào trong dấu căn.
HS nắm được các kỹ năng đưa thừa số ra ngoài hay vào
trong dấu căn.
+ Kỹ năng
HS biết vận dụng các phép biến đổi trên để so sánh 2 số và
làm được một số BT về rút gọn biểu thức.
+ Tư tưởng: Rèn luyện tính cẩn thận trong cách biến đổi và trình

bày lời giải bài toán.

III. KẾT LUẬN:
- Công nghệ thông tin là một phương tiện hỗ trợ rất đắc lực
cho công tác giảng dạy làm cho bài học sinh động và hấp dẫn hơn,
nhưng không phải bài nào cũng áp dụng CNTT vào bài giảng để đạt
hiệu quả cao nhất. Vấn đề còn phụ thuộc vào cách thức truyền đạt
của giáo viên, sự tương tác giữa giáo viên và học sinh, phải phối hợp
đồng bộ các phương pháp trong một tiết dạy học phù hợp với đặc
trưng của từng bộ môn. Kết quả tiết học là học sinh hiểu bài và biết
vận dụng kiến thức đã học.
- Nhờ tính trực quan sinh động khi thiết kế bài giảng điện
tử, đã đem lại hiệu quả cao trong dạy toán như hướng dẫn học
sinh vẽ hình, đo đạc, thực hiện các bài toán trắc nghiệm do đó tiết
kiệm được thời gian, học sinh quan sát dễ dàng và hứng thú trong
học tập.

III. KẾT LUẬN:
- Ngoài Pwerpoint, các thầy cô nên nghiên cứu thêm những
phần mềm soạn bài giảng điện tử e-Learning khác như Adobe
Presenter, Lecture Maker,… để phát huy hiệu quả ứng dụng CNTT
đổi mới phương pháp dạy học .
- Trên đây là một số kinh nghiệm thực tiễn về ứng dụng
CNTT vào dạy học, rất mong sự góp ý của các quí thầy cô để hội
nghị chuyên đề của chúng ta đạt kết quả tốt đẹp.
- Cuối cùng tôi thay mặt cho tổ bộ môn Toán, cô Hoàng
Oanh và nhà trường Phạm Hữu Chí xin chúc quí thầy cô sức khoẻ
tôt và nhiều niềm vui trong công tác.

Xin trân trọng cảm ơn

Trân trọng cảm ơn và kính chào

×