Tải bản đầy đủ (.ppt) (22 trang)

Bài Giảng Thủng Ổ Loét Dạ Dày - Tá Tràng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.71 KB, 22 trang )

THỦNG Ổ LOÉT
DẠ DÀY - TÁ TRÀNG


NỘI DUNG
1. Đại cương.
2. Triệu chứng.
3. Chẩn đoán.
4. Biến chứng.
5. Xử trí.


MỤC TIÊU
1. Chẩn đoán được thủng ổ loét dạ dày - tá tràng.
2. Biết được các biến chứng của thủng ổ loét dạ
dày - tá tràng để muộn.
3. Biết cách xử trí BN thủng ổ loét dạ dày - tá tràng
trước khi chuyển tuyến trên.


1. ĐẠI CƯƠNG

Vị trí của dạ dày - tá tràng trong cơ thể



Hình ảnh ổ loét dạ dày và ổ loét tá tràng qua nội soi



 Thủng ổ loét DD-TT là một biến chứng của bệnh


loét DD-TT, là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp.
Chẩn đoán thường dễ vì trong đa số trường hợp
các triệu chứng khá điển hình, rõ rệt.
Điều trị đơn giản và đưa lại kết quả tốt nếu được
phát hiện sớm và xử trí kịp thời.
 Thủng ổ loét DD-TT hay gặp ở nam giới tuổi từ 20-40,
thường xảy ra vào mùa rét hoặc khi thời tiết chuyển từ nóng
sang lạnh hay ngược lại.
 Thủng ổ loét DD-TT có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày
nhưng đa số BN bị thủng sau bữa ăn.
 Giải phẫu bệnh: thường chỉ có một lỗ thủng ổ loét, rất ít khi
thủng 2 hay nhiều lỗ. Vị trí ổ loét thường ở mặt trước tá tràng
hay dạ dày, gặp nhiều ở tá tràng hơn dạ dày.


2. TRIỆU CHỨNG
2.1. Triệu chứng cơ năng
♦ Đau bụng đột ngột, dữ dội
vùng thượng vị, được gọi là
“đau như bị dao đâm”. Người
bệnh không thể thẳng người
mà phải gập người về phía
trước khi đi hoặc ép hai chân
vào bụng khi nằm.
♦ Có thể nôn ra dịch nâu đen
(dịch vị) hoặc buồn nôn.
♦ Bí trung, đại tiện.


2.2. Triệu chứng toàn thân

♦ Lúc mới thủng BN có thể bị sốc thoáng qua do đau,
nếu không sốc cũng có bộ mặt nhăn nhó, nhợt nhạt, lo
âu, hốt hoảng, toát mồ hôi, mạch và HA có thể thay đổi
nhưng không sốt.
♦ BN đến muộn: dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân rõ rệt
(thân nhiệt cao, mặt hốc hác), bụng trướng.


2.3. Triệu chứng thực thể
♦ Nhìn: bụng ít di động hoặc
không di động theo nhịp thở,
thở nông kiểu ngực, các thớ
cơ nổi rõ (nhất là ở người
khỏe). Nếu BN đến muộn
thấy bụng trướng căng.


♦ Sờ: thành bụng co
cứng liên tục, sờ rõ các
thớ cơ nổi căng dưới
da, cảm giác như sờ
vào vật cứng (bụng
cứng như gỗ).
Co cứng thành bụng
là triệu chứng bao giờ
cũng có (mức độ khác
nhau) và có giá trị bậc
nhất để chẩn đoán.



♦ Gõ: mất vùng đục trước
gan; có thể gõ đục vùng thấp
hai bên mạn sườn và hố chậu.
♦ Thăm trực tràng: túi cùng
Douglas phồng và đau.
♦ Siêu âm: có hình ảnh hơi
tự do và dịch trong ổ bụng.
♦ XQ: chiếu/chụp bụng không
chuẩn bị, đứng: có thể thấy
hình ảnh liềm hơi dưới cơ
hoành bên phải hay cả 2 bên.


3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Chẩn đoán xác định
♦ BN nam, thanh niên/trung tuổi, có tiền sử loét DD-TT.
♦ Đau đột ngột, dữ dội như dao đâm vùng thượng vị.
♦ Bụng co cứng toàn bộ, như gỗ.
♦ X quang bụng không chuẩn bị, tư thế đứng có hình ảnh
liềm hơi dưới cơ hoành.


3.2. Chẩn đoán phân biệt
♦ Viêm tụy cấp: đau bụng lăn lộn, không thể nằm yên,
nôn nhiều, bụng trướng là chính, dấu co cứng thành bụng
không rõ ràng, XQ không có hình ảnh liềm hơi dưới cơ hoành.
♦ Apxe/ung thư gan vỡ: có bệnh sử sốt, nhiễm trùng, đau
vùng gan sau đó lan ra toàn bụng. Siêu âm bụng giúp ích
nhiều cho chẩn đoán.
♦ Viêm phúc mạc ruột thừa: đau âm ỉ hố chậu phải tăng dần,

sau lan ra toàn bụng. Các triệu chứng nhiễm trùng rõ ràng.
♦ Thủng nơi khác của ống tiêu hóa (thủng ruột non do thương
hàn, thủng túi thừa Meckel): không có tiền sử bệnh lý DD-TT.
♦ Tắc ruột: đau bụng từng cơn, nôn nhiều, dấu rắn bò, quai
ruột nổi, SÂ thấy tăng âm ruột, XQ có hình ảnh mức hơi - dịch.


4. BIẾN CHỨNG
Nếu không được điều trị, sau 6-24 giờ dịch vị
bị nhiễm khuẩn có thể gây các biến chứng:
♦ Viêm phúc mạc toàn bộ.
♦ Apxe dưới cơ hoành.


5. XỬ TRÍ
BN thủng ổ loét DD-TT cần được mổ ngay để khâu
lỗ thủng hoặc cắt dạ dày.
Tại tuyến y tế cơ sở cần thực hiện những việc sau:
♦ Đặt ngay ống thông dạ dày, hút cách quãng 10-15
phút một lần.
♦ Dùng kháng sinh chống nhiễm trùng.
♦ Truyền dịch điện giải: Ringer lactat, Natriclorua.
♦ Chuyển BN đến cơ sở điều trị ngoại khoa.


TỔNG KẾT BÀI HỌC
1. Đại cương.
2. Triệu chứng: cơ năng, toàn thân, thực thể.
3. Chẩn đoán xác định: 4 tiêu chuẩn.
4. Biến chứng: 2 biến chứng.

5. Xử trí tại tuyến y tế cơ sở: 4 bước.


LƯỢNG GIÁ CUỐI BÀI
Câu 1: Nêu các dấu hiệu thực thể (lâm sàng) thủng
ổ loét dạ dày - tá tràng?
Trả lời:
♦ Nhìn: bụng
.....................................................
ít di động hoặc không di động theo nhịp thở, các
thớ cơ nổi rõ, bụng trướng căng nếu BN đến muộn.
♦ Sờ: thành
.....................................................
bụng co cứng, sờ rõ các thớ cơ nổi căng, cảm
giác như sờ vào vật cứng (bụng cứng như gỗ).
♦ Gõ: mất
.....................................................
vùng đục trước gan; đục vùng thấp hai bên mạn
sườn và hố chậu (±).
Thăm trực tràng: túi cùng Douglas phồng và đau.
♦ .....................................................


Câu 2: Các dấu hiệu chẩn đoán xác định thủng ổ loét
dạ dày - tá tràng?
Trả lời:
♦ BN
………………………………………
nam, thanh niên đến trung tuổi, có tiền sử
loét dạ dày - tá tràng.

♦ Đau
………………………………………
đột ngột, dữ dội như dao đâm vùng
thượng vị.
♦ Bụng
………………………………………
co cứng toàn bộ, như sờ gỗ.
X quang bụng không chuẩn bị, tư thế đứng
♦ ………………………………………
có hình liềm hơi dưới cơ hoành.


CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI
Câu 1: Nêu các triệu chứng và tiêu chuẩn chẩn đoán xác
định thủng ổ loét dạ dày - tá tràng?
Câu 2: Thủng ổ loét dạ dày - tá tràng cần chẩn đoán phân
biệt với các bệnh gì? Phương pháp xử trí tại tuyến
y tế cơ sở?


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2013), Bệnh học ngoại khoa (dùng cho đào
tạo y sỹ trung cấp), NXB Giáo dục Việt Nam, tr. 41-43.
2. Bộ môn Ngoại, Trường Đại học Y Hà Nội (2010), Bài
giảng Bệnh học ngoại khoa, tập I (dùng cho sinh viên
đại học y năm thứ 4), NXB Y học, tr. 22-27.

CHUẨN BỊ BÀI SAU
Tắc ruột




×