MỤC LỤC
Trang
.................................................................................................................................
KÝ HIỆU VIẾT TẮT
ATS (Amphetamine type stimulants): Các chất kích thích dạng Amphetamine
CMT: Chất ma túy
DSM-IV (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, 4th Edition)
Hướng dẩn chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần lần thứ 4.
ICD-10 International Classification 10th of Disease (Phân loại bệnh quốc tế lần
thứ 10)
LPTL: Liệu pháp tâm lý
METH: Metamphetamine
MDMA: Methylenedioxymethamphetamine
NMT: Nghiện ma túy
1
2
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tình hình nghiện ma túy lan tràn hiện nay là vấn đề bức xúc của nhiều
quốc gia trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, tác hại của ma túy là
vô cùng nghiêm trọng ma tuý làm huỷ hoại sức khoẻ, làm mất khả năng lao
động, học tập, làm cho thần kinh người nghiện bị tổn hại. Dùng ma tuý quá liều
có thể dẫn đến cái chết.Tiêm chích ma tuý dùng chung bơm kim tiêm không tiệt
trùng dẫn đến lây nhiễm viêm gan vi rut B, C, đặc biệt là HIV, người nghiên ma
túy lâu ngày sẽ thoái hoá nhân cách, rối loạn hành vi, lối sống buông thả, dễ vi
phạm pháp luật. Ma tuý còn gây tác hại lâu dài cho con cái, nòi giống. Sử dụng
ma túy làm tiêu hao tiền bạc của bản thân và gia đình để thoả mãn cơn nghiện
của mình, hoặc để có tiền sử dụng ma tuý, nhiều người đã trộm cắp, hành nghề
mại dâm, hoặc thậm chí giết người, cướp của, gây mất trật tự an toàn xã hội, gia
tăng các tệ nạn xã hội: Lừa đảo, trộm cắp, giết người, mại dâm, băng nhóm...
Trong những năm gần đây ngoài việc sử dụng ma túy truyền thống như:
Thuốc phiện, Heroin, Cần sa…thì tình trạng sử dụng các chất kích thích dạng
Amphetamine ngày càng nhiều lên( Methamphetamine, Ecstasy…). Theo
Kaplan và Sadocks có 9% bệnh nhân nhập viện vì lạm dụng chất là sử dụng các
chất kích thích dạng Amphetamine.
Tại Việt Nam, trong vòng mười năm trở lại đây, thị trường chất kích thích
dạng amphetamine (ATS) tăng nhanh. ATS đã trở thành loại ma túy được sử
dụng bất hợp pháp nhiều thứ hai sau thuốc phiện. Từ trường hợp “đập đá” – sử
dụng methamphetamine dạng đá đầu tiên được phát hiện vào năm 2008, Đến
năm 2010, hầu hết các chỉ số trong những báo cáo chi tiết đều cho thấy, việc sử
dụng “hàng đá” đã vượt xa lượng sử dụng ma túy tổng hợp methamphetamine
dạng viên nén. Loại ma túy chứa nhiều chất kích thần này được sử dụng phổ biến
3
nhất ở các nhóm “dân chơi” thành thị. Tuy nhiên, ở một số vùng nông thôn cũng
đã bắt đầu có dấu hiệu của “hàng đá”.
Cụ thể hơn, những người sử dụng heroine hiện chiếm tỷ lệ lớn nhất:
84,7%; tiếp theo lần lượt là ma túy tổng hợp (6,5%), thuốc phiện (6,4%), cần sa
(1,6%), ma túy dược phẩm (0,3%) và cuối cùng là các loại ma túy khác (0,5%).
Bệnh viện tâm thần thành phố Đà Nẵng trong những năm gần đây cũng
thu nhận điều trị nhiều bệnh nhận sử dụng chất kích thích dạng Amphetamine
với tần suất ngày càng tăng như năm 2012 số bệnh nhân nhập viện là: 04 bệnh
nhưng năm 2013 số bệnh nhân nhập viện là: 20 bệnh nhân với biểu hiện lâm
sàng rất đa dạng và phong phú. Để đánh giá rõ hơn những vấn đề này chúng tôi
tiến hành nghiên cứu Đặc điểm lâm sàng rối loạn tâm thần của bệnh nhân sử
dụng chất kích thích dạng Amphetamine nhập viện trong 2 năm 2014- 2015
nhằm mục tiêu:
- Mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn tâm thần của bệnh nhân sử dụng
chất kích thích dạng Amphetamine.
- Đánh giá các yếu tố liên quan của bệnh nhân sử dụng chất kích thích
dạng Amphetamin.
4
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. KHÁI NIỆM CÁC CHẤT KÍCH THÍCH DẠNG AMPHETAMINE
(ATS), DỊCH TỄ VÀ LỊCH SỬ ATS
1.1.1. Khái niệm và dịch tể ATS
Chất ma túy (CMT) là những chất gây nghiện, nếu sử dụng lặp lại nhiều
lần sẽ dẫn đến tình trạng lệ thuộc vào chất đó do tác động của chất đó tác động
vào hệ thống thần kinh trung ương [15].
Có nhiều cách phân loại CMT, phân loại theo nguồn gốc CMT bao gồm
các chất như:
- Chất tự nhiên ( nhựa quả thuốc phiện, lá coca, cây cần sa)
- Chất bán tổng hợp (Heroin)
- Chất tổng hợp (Amphetamin, Methamphetamin, LSD…).
Phân theo sự hợp pháp hay không hợp pháp bao gồm:
- Các CMT hợp pháp ( thuốc ngủ, thuốc bình thần, thuốc dạng thuốc
phiện, thuốc cường thần, các chế phẩm như rượu, dung môi hữu cơ, thuốc lá)
- Các CMT bất hợp pháp ( thuốc phiện, Heroin, cần sa, Amphetamin,
Methamphetamin…) Các thành phần độc hại trong meth dẫn đến sâu răng
nghiêm trọng được gọi là "miệng meth." Răng trở thành màu đen, xỉn, và mục
nát, thường xuyên đến mức họ phải nhổ liên tục. Răng và nướu răng bị phá hủy
từ bên trong, và các chân răng mục nát đi.
Văn phòng Liên Hiệp Quốc về Ma túy và Tội phạm ước tính sản xuất các chất
dạng amphetamine
(ATS) trên
toàn
thế giới,
trong đó bao
gồm
methamphetamine, gần 500 tấn một năm, với 24,7 triệu người nghiện.
Chính phủ Hoa Kỳ báo cáo trong năm 2008 có khoảng 13 triệu người trên 12
tuổi đã sử dụng ATS và 529.000 trong số này là người dùng thườngxuyên.
5
Trong năm 2007, 4,5% người ở trường trung học Mỹ và 4,1% số học sinh lớp
mười báo cáo sử dụng ATS
ít nhất một lần trong cuộc đời củahọ.
Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ nhập viện điều trị thuốc do lạm dụng ATS tăng gấp ba lần từ
3% năm 1996 lên 9% trong năm 2006. Một số tiểu bang có tỷ lệ cao hơn rất
nhiều, chẳng hạn như Hawaii, nơi 48,2% của những người tìm kiếm sự giúp đỡ
tình trạng lạm dụng ma túy hoặc rượu trong năm 2007 là người sử dụng ATS.
ATS là một loại thuốc bị lạm dụng rộng rãi tại Cộng hòa Séc. Ở đó, nó được gọi
là Pervitin và được sản xuất trong phòng thí nghiệm nhỏ ẩn và một số giới hạn
của những người lớn hơn. Tiêu thụ chủ yếu trong nước nhưng Pervitin được còn
xuất khẩu sang các phần khác của châu Âu và Canada. Cộng hòa Séc, Thụy
Điển, Phần Lan, Slovakia và Latvia báo cáo ATS chiếm từ 20% đến 60% những
người tìm kiếm điều trị lạm dụng ma túy.
Ở Đông Nam Á, hình thức phổ biến nhất của ATS với dạng viên thuốc nhỏ có
tên Yaba ở Thái Lan và Shabu ở Philippines.
1.1.2.
Lịch
sử
các
chất
kích
thích
dạng amphetamnine – ATS (Amphetamin type stimulants)
Amphetamine lần đầu tiên được tổng hợp ở Đức vào năm 1887. Chất kích
thích nguồn gốc từ thực vật ephedra (ma huang) có chứa các alkaloid là
ephedrine và pseudoephridrine đã được sử dụng trong y học cổ truyền Trung
Quốc hơn 5000 năm để điều trị bệnh hen suyễn và cảm lạnh thông thường.Cho
đến những năm 1920 sau khi thu hẹp nguồn ephedrine, amphetamine được sử
dụng trên lâm sàng để điều trị hen phế quản. Dextroamphetamine và
methamphetamine nhanh chóng được tổng hợp ngay sau đó. Năm 1932, thuốc
thông mũi dạng xịt có chứa amphetamine đã bị lạm dụng và xuất hiện rộng rãi
trên thị trường. Cục Quản lý thuốc và thực phẩm của Mỹ (FDA) đã cấm
amphetamine dạng hít vào năm 1959. Các chất thuộc dạng amphetamine đã được
sử dụng trong Thế chiến II và điều trị nhiều bệnh lý lâm sàng bao gồm cả chống
6
sốc, trị quá liều thuốc an thần, viêm não, béo phì và hạ huyết áp tư thế. Hơn 10
tỷ viên thuốc chứa amphetamine đã được sản xuất hợp pháp vào năm 1970
nhưng phần lớn bị lạm dụng một cách bất hợp pháp.Sau khi thông qua Đạo luật
kiểm soát chất ma túy vào năm 1970 ở Mỹ, tỷ lệ lạm dụng amphetamine giảm
xuống . Tuy nhiên, chiến dịch điều chế các chất dạng amphetamines lại bùng nổ
vào những năm 1980, nổi bật là:
3,4-methylenedioxymethamphetamine
(MDMA)
và
3,4methylenedioxyethamphetamine. Tình trạng lạm dụng METH hồi sinh và
METH được sản xuất theo công thức có độ tinh khiết cao được gọi là 'đá’. Năm
1990, sử dụng MDMA và methamphetamine tăng mạnh ở châu Âu, Bắc Mỹ và
Úc. Tiếp theo là điều chế ngày càng nhiều các sản phẩm ATS với tính chất hóa
học tương tự nhau, trong đó có 1-benzylpiperazine (BZP).Metamphetamine được
tạo ra do methyl hóa Amphetamine: Nghĩa là một nhóm methyl chức năng (CH3) được gắn vào phân tử amphetamine để tạo thành methamphetamine
(methyl + amphetamine). Khi vào cơ thể, methamphetamine phân hủy thành
amphetamine. Sự khác biệt chính giữa methamphetamine và amphetamine là ở
quá trình điều chế và tiềm năng kích thích thần kinh trung ương. METH có tác
dụng dược lý mạnh hơn, kéo dài hơn và độc hại hơn so với amphetamine phần
lớn do nhóm N-methyl (gọi tắt là "meth") trong công thức hóa học của
methamphetamine làm giảm sự phân cực tế bào, cho phép dễ tan trong lipid hơn,
dễ xuyên qua hàng rào máu não. Methamphetamine tan được trong nước, có thể
sử dụng đường hút, hít - đặc biệt là ở dạng tinh thể có thể dùng đường tiêm, và
hấp thụ vào cơ thể nhanh hơn so với amphetamine không methyl hóa, và cũng do
vậy mà cho tác dụng mạnh hơn. Hơn nữa, methamphetamine ổn định hơn
amphetamine vì khả năng chống suy thoái enzyme monoamine oxidase tốt hơn
(tức là các chất phá vỡ amphetamine và methamphetamine sẽ khó khăn hơn
trong việc phá vỡ methamphetamine) vì vậy methamphetamine hoạt động lâu
7
hơn. METH cũng gián tiếp ức chế tái hấp thu các chất dẫn truyền thần kinh, làm
cho chất dẫn truyền thần kinh tồn tại lâu hơn tại khe synap (Scott và CS, 2007).
Amphetamine Công thức: C9H15N
Methamphetamine Công thức:
C10H15N
Hình 3: Công thức hóa học của amphetamine và methamphetamine
Ngoài ra, so với amphetamine, METH kích thích mạnh hệ thống thần kinh
trung ương, trong khi kích thích rất kém đối với hệ thần kinh và tim mạch ngoại
vi. Một sự khác biệt nữa là amphetamine gián tiếp kích thích hệ thần kinh trung
ương bằng cách kích hoạt phát hành các catecholamine, đồng thời ức chế tái hấp
thu và tăng lưu trữ catecholamine tại màng synap trước. Ngược lại, METH trực
tiếp kích thích các thụ thể catecholamine ở màng sau synap.
Cả amphetamine và methamphetamine đều có hai đồng phân, levorotary
và dextrorotatory. Amphetamine là levoamphetamine (l-amphetamine) thực sự
và đó cũng là dextroamphetamine (d-amphetamine). L-amphetamine rất yếu, nó
có tác động rất ít lên hệ thần kinh trung ương (CNS) và khả năng gây nghiện
yếu. Tuy nhiên dextroamphetamine lại mạnh hơn amphetamine gấp nhiều lần .
Thực tế khi người ta thường nói về ảnh hưởng "tốc độ" (speed) của amphetamine
chủ yếu là về dextroamphetamine. Sự khác biệt giữa levo (trái) và dexto (bên
phải) được minh họa giống như 2 bàn tay của một người, tuy là 2 chất tương tự,
nhưng sức mạnh lại khác nhau. Tuy nhiên, l- methamphetamine không hề có tính
8
chất kích thích tâm thần, hoặc gây nghiện. Trong thực tế levomethamphetamine
được bán tại các quầy trong ống thuốc Vicks Vapor. Nhà sản xuất thay đổi chút
ít tên biệt dươc levmetamfetamine để tránh sự kỳ thị. Dextroamphetamine gây
nghiện mạnh, khi nói về ảnh hưởng của METH trên thị trường nói chung, thực ra
là những ảnh hưởng của dextroamphetamine.
Nhiệt độ nóng chảy: 281-285 độ C, độ hòa tan trong nước: 50100mg/ml(16độ C)
Các chất dạng ATS
+ Amphetamine là chất bán tổng hợp, được coi là chất giống giao cảm,
gây kích thích, gây hưng thần, có thể dung để chữa bệnh… Các chế phẩm của
Amphetamine chính hiện có phổ biến là:
-
Dextroamphetamine( Dextrine)
-
Metamphetamine
-
Methylphenidate(Ritalin)
+ Chất dạng amphetamine là những chaatstoongr hợp có cấu trúc hóa học
gần giống với amphetamine.
- MDMA (“ecstasy”, “adam”) là chất dạng ATS gấy cảm giác say đắm.
- N- ethyl 3,4 methylen dioxy amamphetamin (NDEA, “Eva”),
-
5- Methoxy 3,4 methylen dioxy amphetamin (MMDA),
-
5- Dimethoxy 4 methyl amphetamine (DOM),
1.2. CÁC CHẤT KÍCH THÍCH DẠNG AMPHETAMINE(ATS)
1.2.1. Dược động học
ATS cổ điển thường được hít ngửi, uống... còn được tiêm và có tác dụng
tức thì. Thời gian bán hủy còn tùy thuộc vào các dạng thuốc, liều lượng, đường
dùng và cách dùng (10mg ATS uống có thời gian bán hủy 8-10h). Thuốc chủ
yếu bài tiết qua thận, một số ít qua nước bọt và mồ hôi. ATS tan trong mỡ, hấp
thu nhanh qua ống tiêu hóa vào máu rồi phân bố khắp cơ thể, qua hàng rào máu
não và có tác dụng một giờ sau khi uống. Thuốc được tích lũy trong mô mỡ, tập
9
trung nhiều ở não, qua màng nhau thai dễ dàng và bài tiết qua sữa với tỷ lệ nhiều
hơn huyết tương [30][31].
1.2.2. Dược lực học
Các hiệu quả cường hóa, độc hại của thuốc ATS đóng vai trò quan trọng
trong việc hình thành lệ thuộc vào ATS và các rối loạn liên quan đến ATS. Nếu
không nói là y hệt với các tác động gây ra bởi cocain. Cả hai loại ma túy có thể
gây ra cảm giác hoạt bát, trạng thái phê.
Sự giảm sút hoạt động được cải thiện, có thể chán ăn và ngủ kém. Các
kiểu độc tính là giống nhau mặc dù không giống hệt nhau. ATS và cocain có thể
gây hoang tưởng, ảo giác và rối loạn tâm thần rõ ràng rất khó có thể phân biệt
với tâm thần phân liệt thể paranoid. Cả hai đều có thể gây ra nhiễm độc tim
mạch. Tuy nhiên, ATS và cocain khác nhau rõ ràng ở cơ chế tác động đến tế
bào, thời gian tác động và đường chuyển hóa. ATS làm tăng tính nói nhiều, tự
tin và tính hòa đồng. Niềm tin của một số người vào khả năng tăng cường chức
năng tình dục của vẫn chỉ là có tính giai thoại nhưng dường như thuyết phục cả
những người quan sát được đào tạo tốt. Những người sử dụng ATS, cả quan hệ
tình dục đồng giới và khác giới đều cho biết tần suất hoạt động tình dục với
nhiều bạn tình hơn là những người sử dụng heroin [30][31].
1.2.3. Chuyển hóa
ATS được chuyển hóa chủ yếu ở gan, nhưng phần lớn thuốc được dùng qua
đường uống thì được đào thải nguyên chất qua nước tiểu.
Thời gian bán hủy của ATS được rút ngắn đáng kể khi nước tiểu có tính axít.
Thời gian bán hủy của ATS sau các liều điều trị từ 7đến19 giờ cũng có thể
dài
hơn tùy từng loại ATS. Vì thế, sau liều độc, việc giải quyết các triệu chứng có
thể mất thời gian dài hơn ( có thể đến vài ngày) với ATS so với cocain, phụ
thuộc vào độ pH của nước tiểu[30][31].
1.2.4. Cách sử dụng
10
Những đường sử dụng phổ biến của ma túy ATS có thể là uống, tiêm, hấp thu
qua mũi, niêm mạc miệng hoặc đốt, hít khói và hấp thu qua phế nang.
Như với nicotin, các chất dạng thuốc phiện, cocain dạng tự do và phecyclidin.
ATS được hấp thu ngay lập tức và có tác động nhanh chóng. Không giống như
cocain , ATS có thể bị bay hơi mà không bị phá hủy cấu trúc phân tử nhiều, vì
thể không cần phải chuẩn bị ở dạng tự do để hút, hít [30][31].
Như là với các chất dạng thuốc phiện, các hiệu lực nhanh sau dùng ATS đường
tĩnh mạch hoặc hít đã tạo ra cảm giác sảng khoái mãnh liệt, được gọi là phê.
Thời gian phê ATS chưa được nghiên cứu trong các phòng thí nghiệm nhưng nó
được cho là ngắn hơn thời gian kích thích cảm xúc. Dù hiệu lực khởi đầu nhanh
sau khi hút ATS nhưng một số người dùng, đặc biệt là nhóm thanh niên ở Anh
và Úc vẫn chuyển sang tiêm tĩnh mạch. Những người tiêm ATS cũng giống như
những người tiêm các ma túy khác như heroin cũng dùng chung các dụng cụ
[30][31].
1.2.5. Dung nạp
Dung nạp và tăng nhạy phần lớn những người dùng ATS khi đi điều trị cho biết
nhu cầu ngày càng tăng lên để đạt được hiệu quả hưng phấn như trước. Họ đã có
hiện tượng dung nạp. Sự dung nạp ATS cũng gây ra các ảnh hưởng về tim mạch.
Ở những thử nghiệm trên động vật, việc sử dụng ATS hoặc ATS kéo dài (cũng
như là cocain) cũng tạo ra một kiểu mức độ nhạy cảm, trong đó phản ứng với
một liều nhất định thực sự được tăng lên. Một giả thuyết cho là sự tăng nhạy
hiệu quả của thuốc là do nhiều khơi gợi khác nhau trong hệ thần kinh trung
ương. Trong các nghiên cứu cổ điển về thần kinh, các kích thích điện lên hệ chi,
lúc dầu đạt hiệu quả thấp sau khi được nhắc lại nhiều lần. Sau những ngày của
ngưỡng hiệu lực giam, thì sự lên cơn được kéo dài. Động vật cũng cho thấy hiệu
quả tương tự với các kích thích hệ thần kinh trung ương. Vì thế việc nhắc lại liều
ATS cuối cùng đã tạo ra sự lên cơn hoặc các hành vi rập khuôn mà không thấy
11
được khi dùng liều đầu tiên. Tăng nhạy cảm có thể kéo dài. Tình trạng hoang
tưởng và rối loạn nhiễm độc tâm thần mà những người sử dụng ATS kéo dài
thường bị được cho là hiện tượng tăng nhạy. Những người đã từng bị rối loạn
tâm thần do ATS có thể bị như vậy nhanh hơn sau các phơi nhiễm [30][31].
1.2.6. Cơ chế tác dụng
ATS tác động lên não bằng cách làm tăng nồng độ các catecholamine
(epinephrine, norepinephrine, dopamine) và serotonin. Sự gia tăng này thông
qua ba cơ chế: (1) giải phóng chất dẫn truyền thần kinh, (2) ngăn chặn tái hấp
thu và (3) làm chậm sự chuyển hóa. Không chỉ ngăn chặn tái hấp thu dopamine,
mà còn làm đảo ngược các hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh dopamine
(DAT), bơm chất dẫn truyền thần kinh ra khỏi sợi trục tế bào thần kinh mạnh
hơn là tái hấp thu dopamine và dự trữ tại các túi tiếp hợp, làm ngừng hoạt động
của dopamine tại các điểm tiếp nhận. Hiệu ứng cấp tính của ATS là một tình
trạng quá dư thừa catecholamine và serotonin, dẫn đến cảm giác kích thích và
sảng khoái cao độ, làm tăng sự tỉnh táo, tăng tập trung chú ý , tăng động lực,
tăng khí sắc, tăng năng lượng và giảm sự thèm ăn. Tác dụng tức thời của ATS là
tăng khả năng nhận thức [29]. Các rối loạn tâm thần tức thời có thể bao gồm lo
lắng, bồn chồn và mất ngủ. Chỉ trong vài ngày tiếp xúc với ATS, thay đổi sinh
hóa não do sử dụng mãn tính bắt đầu xuất hiện (ví dụ, giảm chất dẫn truyền thần
kinh dopamine và gia tăng các dấu hiệu tiêu hủy hệ dopaminergic ở đầu cuối sợi
trục) [30].
Sử dụng ATS mãn tính là một cách tạo ra một trạng thái cạn kiệt nhanh chóng
catecholamine và serotonin, gây mệt mỏi, trầm cảm, hôn mê và mất khoái cảm
(anhedonia). Sử dụng ATS mãn tính làm phá vỡ trầm trọng tính toàn vẹn của hệ
thống thần kinh trung ương, tế bào thần kinh và hệ thống dẫn truyền thần kinh.
Cạn kiệt serotonin, dopamine kéo dài đến bốn năm trong nghiên cứu ở loài linh
trưởng [3], và giảm vận chuyển dopamine tại nhân đuôi trong nghiên cứu ở
12
người (thấp hơn 20%), tại nhân accumbens (29,6%), và tại vỏ não trước trán
(thấp hơn 33%) [31] góp phần làm mất khoái cảm (anhedonia), giảm động cơ
hoạt động và suy giảm nhận thức [32]. Sự giảm chất dẫn truyền thần kinh
dopamine liên quan trực tiếp đến sử dụng ATS kéo dài [33]. Tổn thương tế bào
thần kinh chủ yếu do phá hủy dopamine ở đầu cuối sợi trục chứ không phải là
phá hủy tế bào [3]. Cơ chế của sự mất dopamine dường như do sự tái phân phối
dopamine của ATS từ môi trường nghèo synap vào môi trường oxy hóa tế bào
chất của tế bào, tiếp tục sản sinh các gốc tự do và chất chuyển hóa phản ứng
khác làm thiệt hại protein và màng tế bào [3].
ATS làm thay đổi sinh hóa và cấu trúc não gây suy giảm chức năng nhận thức.
Suy giảm nhận thức bao gồm suy giảm trí nhớ lời nói và trí nhớ hình ảnh, chức
năng vận động, sự chú ý và chức năng điều hành đòi hỏi trừu tượng, thiết lập sự
di chuyển và ức chế. Suy giảm nhận thức có xu hướng xấu đi ở giai đoạn đầu
kiêng cữ với meth (5-14 ngày). Những thiếu sót trong sự chú ý chọn lọc đã được
chứng minh là có cải thiện ở 2 tháng kiêng cữ, và việc cải thiện trí nhớ, lời nói
cần 3-14 tháng kiêng cữ. Sử dụng MA kéo dài tạo nên nguy cơ trầm cảm, mất
khoái cảm, lo âu, hoang tưởng, ảo thanh và ảo thị.
ATS thường sử dụng theo hình thức nuốt hoặc hít. ATS dạng tinh thể trông
giống như thủy tinh thường được gọi là "đá” và sử dụng theo cách hút. Khi hút
hoặc tiêm, đá nhanh chóng tác dụng lên não và có nguy cơ gây nghiện cao.
Ngày càng có nhiều bằng chứng hút ATS dạng tinh thể có tác hại tâm lý và tiềm
năng gây nghiện cao hơn các hình thức khác của ATS. Ngoài ra, ATS đôi khi
được pha trộn với các loại ma túy khác và bán với tên gọi "thuốc lắc" (3,4)
(methylenedioxymethamphetamine - MDMA), một loại ma túy với tính chất gây
ảo giác thường được sử dụng tại các câu lạc bộ và các tụ điểm vui chơi giải trí.
Độ tinh khiết của ATS thay đổi đáng kể: từ 3% đến 79%. ATS thường bị pha tạp
các loại chất khác bao gồm caffeine, glucose và các loại đường khác, và đôi khi
13
có cả ephedrine hoặc ketamine. Phân tích mẫu METH tại Việt nam có chứa
khoảng 5 đến 20% methamphetamine và một số lượng không xác định caffeine
và thường chứa các chất khác như ketamine. ATS dạng tinh thể ở Việt Nam
thường chứa 45 đến 72% METH. ATS cũng được trá hình trong viên MDMA
(ecstasy, thuốc lắc). Cả METH và MDMA đều phổ biến trong nhóm dân số đặc
biệt (mại dâm nam, nam tình dục đồng giới, người nghiện heroin).
1.2.7. Khái niệm về loạn thần
Loạn thần là một trong những vấn đề phức tạp còn nhiều tranh cãi trongtâm thần
học hiện nay. Tâm thần phân liệt là bệnh loạn thần điển hình [28]; tuy nhiên, các
triệu chứng loạn thần còn xảy ra trong nhiều hội chứng khác. Loạn thần được xế
p vào nhóm các rối loạn được đặc trưng bằng sự diễn giải sai và hiểu saivề bản c
hất thực tại. Loạn thần được phản ánh qua một số triệu chứng, đặc biệt các rối lo
ạn về tri giác, các rối loạn niềm tin và giải thích về hoang tưởng và các kiểu rối l
oạn tác phong [31]
Trên thế giới [26], nhu cầu điều trị chưa đáp ứng là vấn đề lớn hiện nay [24].Điề
u này đặc biệt đúng với thực trạng các rối loạn tâm thần do ATS tại viện nghiên
cứu lâm sang về các rối loạn tâm thần liên quan đến ATS từ đó đề xuất phát đồ
điều trị chuẩn là mối quan tâm kịp thời và cấp bách của các bác sĩ lâm sàng, các
nhà nghiên cứu và quản lý.
1.2.8. Lạm dụng và nghiện ATS
Lạm dụng ATS ngày càng phổ biến và gây tỉ lệ nhập viện tăng nhanh.Tại viện sứ
c khỏe tâm thần Bạch Mai, năm 2010 chỉ có 26/2847 số lượt người bệnh n
hập viện điều trị loạn thần do sử dụng ATS, chiến 0,9%: năm 2011 tỉ lệ này là
2,4%.Số người bệnh loạn thần do ATS phải nhập viện tăng tới 2,3 lần (59/26). T
ại bệnh viện tâm thần Hà Nội tỉ lệ này là 10,3 lần. Tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện
và lạm dụng ATS theo tiêu chuẩn chung của ICD-10 hoặc DSM IV.
14
Song với ATS, người nghiện không có sự lệ thuộc nghiêm trọng về mặt cơ thể
nên có thể vài ngày hay vài tuần ngưng sử dụng mà không cần thuốc.
Nghiện ATS có thể gây giảm sút nhanh chóng khả năng đối phó với stress và nh
u cầu cuộc sống.
Người nghiện ATS luôn đòi hỏi tăng liều cao hơn để đạt được cảm giác “phê” tr
ước đó. Các triệu chứng nhiễm độc ATS hầu như thoái triển sau 24 giờ và thoái
triển hoàn toàn sau 48h. [23].
Lạm dụng ATS: Sử dụng ATS gây ảnh hưởng rõ rệt đến các chức năng xã
hội,nghề nghiệp hoặc các bệnh cơ thể,nhưng không đủ tiêu chuẩn cho chẩn đoán
nghiện ATS.
Tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện theo ICD-10 [33]
Có 3 hoặc nhiều hơn tiêu chí sau đây:
(a) Thèm muốn mãnh liệt hoặc cảm giác bắt buộc phải sử dụng ATS;
(b) Khó khăn trong việc kiểm soát các hành vi sử dụng ATS như khởi
đầu, chấm dứt hoặc mức độ sử dụng;
(c) Hội chứng cai thực thể;
(d) Có bằng chứng về sự dung nạp;
(e) Càng ngày càng trở nên thờ ơ với các thú vui hoặc sở thích khác;
(f) Tiếp tục sử dụng ATS mặc dù biết rõ về các hậu quả có hại.
1.3. MỘT SỐ BIỂU HIỆN LÂM SÀNG CỦA LOẠN THẦN VÀ ĐIỀU
TRỊ BỆNH NHÂN SỬ DỤNG ATS
1.3.1. Biểu hiện lâm sàng của loạn thần do sử dụng ATS
Với việc sử dụng ATS kéo dài hoặc liều cao , khả năng hoạt động người nghiện
giảm, họ bị tách biệt hẳn với thế giới thực tại.Rối loạn tâm thần do sử dụng các
chất kích thích dạng Amphetamine xảy ra từ việc sử dụng các chất này kéo dài
hoặc quá liều. Rối loạn tâm thần do sử dụng ATS gồm hoang tưởng và ảo giác
và làm cho người bệnh rơi vào trạng thái loạn thần.
15
ATS là một chất kích thích hệ thống thần kinh trung ương mà ở liều thấp khiến
người sử dụng meth trải nghiệm cảm giác tăng năng lượng và sự tỉnh táo.
Ở liều cao ATS có thể mang lại rối loạn tâm thần mà người sử dụng trở nên bị
hoang tưởng và ảo giác, thường dẫn đến bạo lực. Sử dụng ATS kéo dài hoặc
nghiện ATS có thể dẫn tới kết quả tương tự.
Ảnh hưởng ít nguy hiểm hơn của rối loạn tâm thần ATS là trạng thái lú lẫn và
mất phương hướng. Người sử dụng meth có thể có hành động lặp lại, chẳng hạn
như rửa tay nhiều lần hoặc ngày nào cũng bố trí và sắp xếp lại các vật dụng. Họ
cũng có thể gặp ảo giác xúc giác tức là cảm giác côn trùng bò trên da, hoặc cảm
thấy một cái gì đó di chuyển dưới da của họ.
Nhưng rối loạn tâm thần do ATS cũng có thể mang lại hành vi cực kỳ bạo lực
và mang tính phá hoại. Người sử dụng ATS có thể có ảo giác thị giác đáng sợ,
chẳng hạn như nhìn thấy động vật hoang dã hoặc những người mang vũ khí đến
tấn công họ. Nghiện ATS thường bị hoang tưởng và tin rằng luôn có kẻ thù bao
quanh họ. Họ thường nghe tiếng nói, thường là chỉ huy hành vi bạo lực hoặc
hung hăng, và họ có thể phản ứng với ảo giác của họ với thái độ tấn công dữ dội.
ATS gây rối loạn tâm thần thường có thể kéo dài trong nhiều ngày sau khi đã
ngưng sử dụng ATS. Một số trường hợp kéo dài trong nhiều tuần hoặc thậm chí
nhiều năm.
Những triệu chứng này có thể được hỗ trợ. Người bệnh có thể phục hồi từ nghiện
và rối loạn tâm thần. Điều quan trọng là phải tìm cách điều trị ngay lập tức trước
khi người bệnh gây thêm thiệt hại, trước khi não của người sử dụng bị tổn
thương thêm và trước khi hậu quả bạo lực do meth gây chấn thương nghiêm
trọng hoặc tử vong.
1.3.2. Rối loạn cảm xúc
Theo DSM-IV, khởi đầu của rối loạn cảm xúc do amphetamine có thể xảy
ra trong quá trình nhiễm độc hoặc cai. Nói chung, nhiễm độc đi kèm với tính
16
chất cảm xúc thất thường hoặc lẫn lộn cảm xúc, trong khi và/hoặc sau cai thường
gây ra trầm cảm. Các triệu chứng cảm xúc lẩn lộn hoặc hưng phấn nhẹ thường
thấy trong dùng amphetamine hiếm khi (nếu có) kéo dài trong suốt thời gian
dùng thuốc nhưng các triệu chứng hưng phấn nhẹ, trầm cảm kéo dài sau cai là
hiếm khi kéo dài sau cai. Trong những tình huống này thì thầy thuốc nên xem xét
đến chẩn đoán rối loạn cảm xúc do amphetamine. Tuy nhiên, thường thì khó
phân biệt rối loạn cảm xúc do amphetamine với rối loạn cảm xúc nguyên phát
đặc biệt ở những bệnh nhân có tiền sử trầm cảm trước khi dùng amphetamine.
Việc dược tính của amphetamine có thể tạo ra thay đổi có thể làm trầm trọng hơn
những rối loại trầm cảm nguyên phát.
Trong DSM-IV, khởi đầu của rối loạn lo sợ do amphetamine có thể xảy ra
trong nhiễm độc hoặc sau cai. Amphetamine, giống như cocain, có thể gây ra các
triệu chứng giống như thấy được trong rối loạn ám ảnh cưỡng bức với các hành
vi nhắc lại, rập khuôn. Tuy nhiên, những triệu chứng này không kéo dài sau giai
đoạn ngộ độc và hiếm khi được chẩn đoán phân biệt. các thuốc dạng
amphetamine cũng có thể gây ra các cơn hoảng sợ ở những cá nhân chưa có tiền
sử hoảng sợ. Khi những triệu chứng này kéo dài sau thời gian dùng thuốc và đòi
hỏi chú ý thì chẩn đoán phân biệt cần phải được xem xét.
1.3.3. Bệnh đồng hành
Bệnh đồng hành được ghi lại lần đầu vào những năm 1950. Sự có mặt của
những rối loạn tâm thần khác tăng mạnh cùng với sự lệ thuộc vào thuốc nói
chung và những người lệ thuộc vào thuốc có xu hướng đạt tiêu chuẩn chẩn đoán
các rối loạn tâm thần khác.
Những bệnh nhân tâm thần phân liệt thường dùng amphetamine hoặc
cocain trong đó có cả lệ thuộc vàò các hội chứng nhiễm độc. Nó dẫn đến gợi ý là
những bệnh nhân tâm thần phân liệt dùng chất kích thích để làm giảm các triệu
chứng âm tính hoặc các tác dụng phụ của thuốc chống loạn thần.
17
1.3.4. Kích động:
Amphetamine cuối cùng đã tạo ra sự lên cơn kích động hoặc các hành vi
rập khuôn mà không thấy được khi dùng liều đầu tiên. Tăng nhạy cảm có thể kéo
dài.
Tình trạng hoang tưởng và rối loạn nhiễm độc tâm thần mà những người
sử dụng amphetamine kéo dài thường bị được cho là hiện tượng có tăng nhạy.
Những người đã từng bị rối loạn tâm thần do amphetamine có thể bị như vậy
nhanh hơn sau các phơi nhiễm.
1.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ LOẠN THẦN CỦA BỆNH
NHÂN SỬ DỤNG ATS
1.4.1. Điều trị bằng hóa dược
+ Các loại thuốc an thần kinh, thuốc chống trầm cảm, bình thần và chỉnh
khí sắc.
+ Bù nước, điện giải và các loại vitamin.
1.4.2. Điều trị bằng liệu pháp tâm lý
Trong phức bộ điều trị NMT, liệu pháp tâm lý (LPTL) đóng vai trò vô
cùng quan trọng và là một liệu pháp không thể thiếu.
+ Mục đích của LPTL trong điều trị NMT
Theo G.Waillant (1983) mục đích của LPTL trong điều trị là
- Xây dựng mối quan hệ tốt giữa thầy thuốc và người nghiện
- Thiết lập chương trình điều trị tích cực và kiểm tra chặt chẽ
- Xây dựng nhóm điều trị, trong đó mọi thành viên phải tự nguyện và giúp
đỡ nhau trong quá trình điều trị cai nghiện, cũng như chống tái nghiện.
- Lôi cuốn gia đình vào quá trình điều trị [1].
+ Liệu pháp giải thích hợp lý
Mục đích của liệu pháp này, theo H.Entin là: thuyết phục bênh nhân để họ
hiểu đây là một bệnh lý, vì vậy chính bản thân họ là người đang mang một chứng
18
bệnh, khả năng duy nhất để chữa khỏi là chính bản thân họ phải từ bỏ hoàn toàn
việc sử dụng chất gây nghiện[1].
+ Liệu pháp thư giãn luyện tập
Thông qua cơ chế tự ám thị và cơ chế phản hồi giữa trương lực cơ và cảm
xúc, đồng thời thông qua các phương pháp luyện tập (các tư thế Yoga và kiểu
thở khí công) nhằm giúp người nghiện tạo ra một tâm lý thoải mái và giúp họ
dần dần tự kiểm tra, điều khiển được ý nghĩ, hơi thở, hoạt động của họ. về lâu
dài giúp bệnh nhân rèn luyện khả năng tự kiềm chế, mà ở họ hoặc không có,
hoặc khả năng này rất yếu [1].
+ Liệu pháp hành vi- nhận thức
Thông qua mối liên quan giữa nhận thức và hành vi ứng xử, ý tưởng tự
phát đó là cách phát hiện và cách loại trừ. Các hành vi tập nhiễm và cách khử
tập nhiễm, các kỹ thuật củng cố dương tính và âm tính.
Liệu pháp hành vi-nhận thức giúp cho người nghiện học xác định và điều
chỉnh hành vi có vấn đề bằng một loạt các kỹ năng khác nhau, có thể sử dụng để
ngăn chặn tình trạng nghiện ma túy, học được các vấn đề tích cực, tiêu cực nếu
sử dụng lại ma túy. Tự bản thân mình kiểm định mức độ thèm sử dụng chất ma
túy và các tình huống nguy cơ cao, có các chiến lược để đối phó cũng như tự
kiểm soát chính mình [1].
+ Liệu pháp gia đình
Liệu pháp gia đình nhằm loại trừ hoặc làm giảm những căng thẳng cảm
xúc và thiết lập lại trạng thái cân bằng bị phá vỡ bên trong gia đình. Đó là nhằm
thay đổi và thiết lập lại mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đó.
Liệu pháp gia đình tìm kiếm sự tác động lên mối tương tác giữa người
bệnh với môi trường sống của gia đình. Điều đó không có nghĩa là tìm kiếm sai
lầm hay lỗi của một ai mà chỉ nhằm thay đổi trong phương thức mối quan hệ
giữa các thành viên trong gia đình. Vấn đề này cho thấy không chỉ người bệnh
19
cần thay đổi về mối quan hệ mà bản thân các thành viên trong gia đình cũng phải
nhìn nhận lại và thay đổi hành vi, mối quan hệ của mình với người bệnh [1].
+ Liệu pháp nâng đỡ
Liệu pháp này nhằm khuyến khích tự tin, lòng tự trọng của người bệnh,
nâng cao nhận thức về hiện thực, như các điểm mạnh và yếu của chính người
bệnh và những ưu, nhược của phương pháp điều trị.
Kiểm soát chặt chẽ những hoàn cảnh nhằm ngăn chặn sự tái bệnh, mục
đích phòng hoặc làm chậm lại quá trình tiến triển. Tạo sự nâng đỡ giúp làm tối
ưu hóa nhũng ứng xử tránh phụ thuộc vào người điều trị bệnh [1].
+ Các nhóm tự lực (self-help)
20
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯƠNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Số lượng đối tượng
Chọn ngẫu nhiên tất cả bệnh nhân được nhập viện trong 2 năm 2014-2015 được
chẩn đoán sử dụng ATS
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại khoa Pháp y- Nghiện chất bệnh viện tâm
thần Đà nẵng.
2.1.3. Tiêu chuẩn chọn đối tượng
2.1.3.1. Được chẩn đoán theo tiêu chuẩn ICD-10
+ Chọn tất cả bệnh nhân có đủ tiêu chuẩn sử dụng ATS theo tiêu chuẩn ICD-10
+ Xét nghiệm nước tiểu tìm các chất dạng amphetamine.
+ Không có tiền sử mắc các rối loạn tâm thần khác
+ Không có các bệnh cơ thể nặng(suy gan, suy thận)
+ Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu
2.1.3.2. Tiêu chuẩn khác
+ Tất cả bệnh nhân từ độ tuổi 18-60 tuổi
+ Có khả năng đọc viết
+ Được đánh giá sau 5 ngày sau khi được nhập viện.
2.1.4. Tiêu chuẩn loại trừ
+ Có biểu hiện loạn thần nặng nề
+ Các bệnh cơ thể nặng.
+ Rối loạn nhận thức
+ Chậm phát triển trí tuệ
+ Bênh nhân khiếm thính.
21
+ Bệnh nhân và người nhà không hợp tác trong quá trình nghiên cứu.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thời gian nghiên cứu
Trong 2 năm 2014 và 2015
Trong năm 2014 chúng tôi chọn tất cả bệnh nhân nhập viện theo tiêu
chuẩn trên nhập viện tại bệnh viện tâm thần thành phố Đà nẵng để đánh giá đăc
điểm lâm sàng của rối loạn loạn thần.
Trong năm 2015 chúng tôi tiếp tục đánh giá số bệnh nhân còn lại và hoàn
thành đề tài nghiên cứu vào cuối năm 2015.
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn tâm thần của
những bệnh nhân sử dụng ATS.
Tiến hành phân tích, so sánh đặc điểm lâm sàng rối loạn loạn thần của bệnh
nhân.
Đánh giá các yếu tố liên quan.
2.2.3. Công cụ chẩn đoán và đánh giá các triệu chứng lâm sàng
+ Dựa vào bệnh án của bệnh nhân tại khoa phòng.
+ Lập phiếu đánh giá tình trạng bệnh nhân hiện tại.( Phụ lục 1)
+ Đánh giá đặc điểm rối loạn loạn thần.
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS
16.0.
Tiến hành phân tích thống kê mô tả, tính tần suất các biểu hiện, tính giá trị
P để xác định ý nghĩa thống kê của sự khác biệt.
Đánh giá mối tương quan của các yếu tố trong nghiên cứu
22
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ
3.1. Đặc điểm chung
3.1.1. Giới tính
Nhận xét: Trong nghiên cứu này ta nhận thấy tỉ lệ bệnh nhân nữ chiếm tỉ lệ rât
nhỏ trong 64 bệnh nhân nghiện ATS có 6 bệnh nhân nữ chiếm 9,4% và bệnh
nhân Nam chiếm tỉ lệ cao hơn rất nhiều 90,4%.
3.1.2. Tuổi bệnh nhân
Bảng 3.1
Tuổi
Giá trị trung bình
Tuổi nhỏ nhất
Tuổi lớn nhất
Độ lệch chuẩn
n
26,00
17
45
6,15
Nhận xét: Ta thấy tuổi nhỏ nhất là 20, tuổi lớn nhất là 45, độ lệch chuẩn là
6,15 và tuổi trung bình của bệnh nhân là 26,00 tuổi.
23
3.1.3. Tình trạng hôn nhân
Nhận xét: Trong này ta nhận thấy tỉ lệ người chưa kết hôn chiếm 62,50%,
người kết hôn chiếm tỉ lệ 21,90%, trong khi đó tỉ lệ người bị ly hôn cao chiếm
tới 15,60%, tỉ lệ ly hôn này cao hơn 4 lần đối với cộng đồng bình thường.
3.1.4. Nghề nghiệp
Nhận xét: Trong bảng trên ta nhận thấy bệnh nhân sử dụng chất ATS bị
thất nghiệp chiếm tỉ lệ cao 51,60%,
24
3.1.5. Trình độ học vấn
Bảng 3.3
Học vấn
Cấp I
Cấp II
Cấp III
Cao đẳng, Đại học
Tổng
Số bn
%
3
4,76%
24
37,75%
34
53,15%
3
4,76%
64
100%
Nhận xét: Trong bảng này ta nhận thấy trình độ học vấn của bệnh nhân ở
trình độ cấp II chiếm 37,75%, cấp III chiếm 53,15% còn lại bệnh nhân ở hai
khối cấp I, trình độ cao đẳng, đại học chiếm tỉ lệ rất thấp chỉ 4,76%.
3.1.6. Nơi cư trú
Nhận xét: Trên hình trên ta thấy tỉ lệ người sử dụng ATS sống ở thành phố
chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn 81,20% so với 18,80% bn sống ở nông thôn.
25