Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi lồng ngực trong chẩn đoán và điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (FULL TEXT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 166 trang )

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 3
1.1. Dịch tễ học ung thƣ phổi .................................................................... 3
1.2. Đặc điểm bệnh lý ung thƣ phổi .......................................................... 4
1.2.1. Đặc điểm lâm sàng .......................................................................... 4
1.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng ................................................................... 7
1.3. Điều trị ung thƣ phổi ........................................................................ 18
1.3.1. Phẫu thuật ...................................................................................... 18
1.3.2. Hóa trị............................................................................................ 20
1.3.3. Xạ trị.............................................................................................. 21
1.3.4. Điều trị đích................................................................................... 22
1.4. Ứng dụng phẫu thuật nội soi lồng ngực trong chẩn đoán và điều
trị ung thƣ phổi ................................................................................... 23
1.4.1. Lịch sử phát triển phẫu thuật nội soi lồng ngực............................ 23
1.4.2. Một số vấn đề về định nghĩa, phân loại và kỹ thuật ..................... 25
1.4.3. Ứng dụng phẫu thuật nội soi lồng ngực trong chẩn đoán ............. 29
1.4.4. Ứng dụng phẫu thuật nội soi lồng ngực trong điều trị ung thư
phổi không tế bào nhỏ ................................................................... 31
1.4.5. Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi lồng ngực chẩn đoán và
điều trị ung thư phổi tại Việt Nam .................................................. 38


CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 40
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ....................................................................... 40


2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh ................................................................... 40
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ........................................................................ 40
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................. 40
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu....................................................................... 40
2.2.2. Phương tiện, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu ............................ 40
2.2.3. Quy trình thực hiện nghiên cứu .................................................... 42
2.2.4. Các tham số, biến số đáp ứng mục tiêu nghiên cứu...................... 56
2.3. Xử lý số liệu ....................................................................................... 61
2.4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ................................................... 62
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 64
3.1. Đặc điểm bệnh lý ung thư phổi không tế bào nhỏ được điều trị
bằng phẫu thuật nội soi lồng ngực................................................... 64
3.1.1. Đặc điểm lâm sàng ........................................................................ 64
3.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng ................................................................. 67
3.2. Kết quả ứng dụng phẫu thuật nội soi lồng ngực điều trị ung thƣ
phổi không tế bào nhỏ....................................................................... 78
3.2.1. Đặc điểm phẫu thuật...................................................................... 78
3.2.2. Kết quả sớm .................................................................................. 80
3.2.3. Kết quả trung hạn .......................................................................... 90
CHƢƠNG 4: ÀN LUẬN ............................................................................ 97
4.1. Về đặc điểm bệnh lý ung thƣ phổi không tế bào nhỏ đƣợc điều
trị bằng phẫu thuật nội soi lồng ngực ............................................. 97
4.1.1. Đặc điểm chung............................................................................. 97
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng ........................................................................ 98
4.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng ............................................................... 101
4.2. Về kết quả ứng dụng phẫu thuật nội soi lồng ngực điều trị ung


thƣ phổi không tế bào nhỏ.............................................................. 110
4.2.1. Về kỹ thuật .................................................................................. 110

4.2.2. Về kết quả sớm ............................................................................ 113
4.2.3. Về kết quả trung hạn phẫu thuật nội soi điều trị ung thư phổi
không tề bào nhỏ ......................................................................... 126
KẾT LUẬN .................................................................................................. 135
KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 137
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN
CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................................. 138
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Phần viết đầy đủ

Phần viết tắt
ACCP

American College of Chest Physicians
(Hội các bác sĩ hô hấp Hoa kỳ)

BTS

British Thoracic Society
(Hiệp hội lồng ngực Anh)

CLVT

Cắt lớp vi tính

ĐM


Động mạch

SPQ

Nội soi phế quản

PQ

Phế quản

PTNS

Phẫu thuật nội soi

XTN

Xuyên thành ngực

TBN

Tế bào nhỏ

TM

Tĩnh mạch

KMP

Khoang màng phổi


MRI

Magnetic Resonace Imaging
(Cộng hưởng từ)

VAS

Visual Analogue Scale

VATS

Video - assited thoracic surgery
(Phẫu thuật lồng ngực có hỗ trợ video)


DANH MỤC ẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

3.1.

Phân bố bệnh theo tuổi và giới.............................................................. 64

3.2.

Tiền sử, bệnh lý kết hợp và thói quen hút thuốc................................... 65


3.3.

Tình trạng toàn thân theo thang điểm Karnofsky ................................. 66

3.4.

Triệu chứng lâm sàng ............................................................................ 66

3.5.

Vị trí u phổi ........................................................................................... 67

3.6.

Đặc điểm u và hạch trên phim chụp cắt lớp vi tính .............................. 68

3.7.

Hình ảnh nội soi phế quản .................................................................... 69

3.8.

Kết quả chẩn đoán bằng sinh thiết xuyên thành phế quản.................... 69

3.9.

Liên quan kích thước u phổi và hiệu quả chẩn đoán ............................ 70

3.10. Kết quả chẩn đoán bằng sinh thiết xuyên thành ngực hướng dẫn cắt

lớp vi tính .............................................................................................. 70
3.11. Liên quan giữa kích thước u và hiệu quả chẩn đoán ............................ 71
3.12. Phương pháp sinh thiết chẩn đoán đã thực hiện trước phẫu thuật nội
soi lồng ngực chẩn đoán........................................................................ 71
3.13. Phương pháp xác định vị trí u ............................................................... 72
3.14. Liên quan đặc điểm tổn thương đại thể và kỹ thuật sinh thiết .............. 73
3.15. Đối chiếu kết quả mô bệnh trước và sau phẫu thuật ............................. 75
3.16. Liên quan giữa phương pháp sinh thiết chẩn đoán và kết quả chẩn
đoán típ mô bệnh trước so với sau phẫu thuật ...................................... 75
3.17. Kết quả đo chức năng hô hấp ................................................................ 76
3.18. Kết quả điện tim .................................................................................... 76
3.19. Các xét nghiệm tầm soát di căn xa trước phẫu thuật ............................ 77
3.20. Giai đoạn TNM trước phẫu thuật .......................................................... 77
3.21. Vị trí vét được hạch trong phẫu thuật ................................................... 78
3.22. Vị trí vét được hạch trung thất theo thùy phổi bên phải ....................... 79


Bảng

Tên bảng

Trang

3.23. Vị trí vét được hạch trung thất theo thùy phổi bên trái ......................... 79
3.24. Thời gian, máu mất, chảy máu nặng và truyền máu trong mổ ............. 80
3.25. Liên quan kết quả trong mổ và dầy dính khoang màng phổi................ 81
3.26. Liên quan kết quả trong mổ và tình trạng rãnh liên thùy...................... 81
3.27. Liên quan kết quả trong mổ và thùy phổi cắt ....................................... 82
3.28. Liên quan kết quả trong mổ và đặc điểm kết hợp sinh thiết mẫu chẩn
đoán mô bệnh và điều trị trong phẫu thuật nội soi lồng ngực .............. 82

3.29. Lượng dịch dẫn lưu khoang màng phổi sau phẫu thuật ........................ 83
3.30. Thời gian dẫn lưu khoang màng phổi ................................................... 83
3.31. Thời gian giảm đau bằng gây tê ngoài màng cứng và điểm đau ngày
thứ 5 sau phẫu thuật .............................................................................. 84
3.32. Biến chứng sau phẫu thuật .................................................................... 85
3.33. Mối liên quan biến chứng dò khí kéo dài và một số yếu tố .................. 86
3.34. Thời gian chăm sóc tích cực và nằm viện sau phẫu thuật .................... 86
3.35. Di căn hạch trung thất theo vị trí khối u ............................................... 88
3.36. So sánh giai đoạn TNM trước và sau phẫu thuật .................................. 89
3.37. Liên quan giữa tổn thương đại thể, giải phẫu bệnh với di căn xa......... 91
3.38. Thời gian sống thêm toàn bộ................................................................. 92
3.39. Sống thêm toàn bộ theo giai đoạn TNM sau phẫu thuật....................... 93
3.40. Sống thêm toàn bộ theo tình trạng di căn hạch ..................................... 94
3.41. Sống thêm toàn bộ theo nhóm tuổi ....................................................... 95
3.42. Sống thêm không bệnh theo giai đoạn TNM sau phẫu thuật................ 96
4.1.

Típ mô bệnh học ở nhóm ung thư phổi được phẫu thuật điều trị theo
một số tác giả ...................................................................................... 109

4.2.

Số lượng troca và chiều dài đường mở ngực theo một số tác giả....... 112


Bảng
4.3.

Tên bảng


Trang

Tỷ lệ chuyển mổ mở trong phẫu thuật nội soi cắt thùy phổi điều trị ung
thư phổi không tế bào nhỏ theo một số tác giả ...................................... 115

4.4.

Thời gian phẫu thuật theo thùy phổi được cắt trong phẫu thuật nội
soi điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ theo một số tác giả .......... 117

4.5.

Thời gian nằm viện sau phẫu thuật cắt thùy theo một số tác giả ........ 123

4.6.

Sống thêm toàn bộ ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai
đoạn I được điều trị bằng phẫu thuật nội soi cắt thùy phổi theo một số
tác giả ................................................................................................... 132


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

3.1.


Phân bố bệnh theo giới tính .................................................................. 65

3.2.

Kỹ thuật lấy mẫu mô làm xét nghiệm mô bệnh tức thì trong phẫu
thuật nội soi lồng ngực chẩn đoán ........................................................ 72

3.3.

Phương pháp chẩn đoán xác định mô bệnh học trước phẫu thuật nội
soi điều trị.............................................................................................. 74

3.4.

Típ mô bệnh học ................................................................................... 74

3.5.

Thùy phổi cắt trong phẫu thuật ............................................................. 78

3.6.

Khả năng thực hiện phẫu thuật nội soi cắt thùy điều trị ung thư phổi
không tế bào nhỏ ................................................................................... 80

3.7.

Đánh giá mức đau ngày 5 sau mổ ......................................................... 84

3.8.


Phân độ biến chứng ............................................................................... 85

3.9.

Kết quả xác định di căn hạch sau phẫu thuật ........................................ 87

3.10. Giai đoạn TNM sau phẫu thuật ............................................................. 88
3.11. Đánh giá kết quả phẫu thuật.................................................................. 89
3.12. Tình trạng bệnh nhân tại thời điểm kết thúc theo dõi ........................... 90
3.13. Cơ quan phát hiện di căn xa .................................................................. 90
3.14. Ước tính thời gian sống thêm toàn bộ................................................... 92
3.15. Sống thêm toàn bộ theo giai đoạn TNM sau phẫu thuật....................... 93
3.16. Sống thêm toàn bộ theo tình trạng di căn hạch ..................................... 94
3.17. Sống thêm toàn bộ theo nhóm tuổi ....................................................... 95
3.18. Sống thêm không bệnh theo giai đoạn TNM sau phẫu thuật................ 96


DANH MỤC HÌNH
Hình
1.1.
1.2.
1.3.
1.4.
1.5.
1.6.
1.7.
1.8.
1.9.
1.10.

1.11.
1.12.
1.13.
1.14.
1.15.
2.1.
2.2.
2.3.
2.4.
2.5.
2.6.
2.7.
2.8.
2.9.
2.10.
2.11.
2.12.
4.1.

Tên hình

Trang

Khối u có bờ không đều và dấu hiệu “đuôi màng phổi” trên phim cắt lớp
vi tính ................................................................................................................... 9
Hạch rốn phổi và u phổi trái trên phim cắt lớp vi tính............................ 9
Hình ảnh PET/CT ngực và PET toàn thân ............................................ 10
Nội soi siêu âm sinh thiết hạch ............................................................. 12
Sơ đồ hạch của Hiệp hội nghiên cứu Ung thư phổi quốc tế ................. 17
Các loại hình phẫu thuật ....................................................................... 19

Các phương pháp phẫu thuật lồng ngực ............................................... 26
Đường vào trong phẫu thuật nội soi hỗ trợ ........................................... 28
Sử dụng Weitlaner ................................................................................ 29
Sử dụng Alexis Wound ......................................................................... 29
Sờ ngón tay qua lỗ troca xác định vị trí u ............................................. 30
Sử dụng cụ phẫu thuật xác định vị trí u ................................................ 30
Phương tiện xử lý mạch máu trong phẫu thuật nội soi cắt thùy phổi ... 33
Phương tiện cắt rãnh liên thùy trong phẫu thuật nội soi cắt thùy phổi ........34
Di căn vết mổ tháng 03 sau phẫu thuật ................................................. 36
Dụng cụ sử dụng trong phẫu thuật nội soi lồng ngực ........................... 41
Dụng cụ khâu cắt nội soi ....................................................................... 42
Tư thế bệnh nhân................................................................................... 44
Vị trí kíp phẫu thuật và màn hình nội soi ............................................. 45
Thực hiện kỹ thuật qua đường mở ngực hỗ trợ .................................... 45
Các dấu hiệu chỉ điểm vị trí u phổi ....................................................... 47
Cắt thùy trên phổi phải .......................................................................... 48
Cắt thùy dưới phổi phải......................................................................... 49
Vị trí vét hạch trung thất số 2, 4, 5 và 6 ................................................ 51
Vét hạch số 7 và số 9 ............................................................................ 51
Kết thúc phẫu thuật ............................................................................... 52
Thước đo mức đau theo thang điểm VAS ............................................ 60
Các kiểu vôi hóa trong u ..................................................................... 103


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư phổi nguyên phát là bệnh lý ác tính phổ biến nhất. Tỷ lệ mắc
bệnh và tử vong luôn chiếm vị trí đầu và có xu hướng tăng trong những thập
kỷ qua [105]. Số liệu thống kê của Tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế năm
2012, ung thư phổi đứng ở vị trí dẫn đầu cả về tỷ lệ mắc và chết tính chung ở

cả hai giới (số ca mới mắc là 1,8 triệu, chiếm 13,0% tổng số ca ung thư; số ca
chết là 1,6 triệu, chiếm 19,4 % tổng số chết do ung thư). Khu vực phía đông
Châu Á, trong đó có Việt Nam được ghi nhận là khu vực có tỷ lệ mắc và chết
do ung thư phổi ở nhóm cao nhất Thế giới [136]. Ghi nhận về tình trạng mắc
bệnh ung thư phổi tại Việt Nam trong những năm gần đây ở một số tỉnh thành
đều cho thấy: Ung thư phổi chiếm vị trí dẫn đầu ở Nam giới và thứ 2 hoặc 3 ở
Nữ giới trong các bệnh lý ung thư [8], [26], [30].
Mô bệnh học là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán ung thư phổi. Nhiều
kỹ thuật hiện đại đã được đưa vào ứng dụng trên thế giới cũng như Việt Nam
trong những thập kỷ qua, trong đó sinh thiết qua nội soi phế quản và sinh thiết
xuyên thành ngực được ứng dụng phổ biến. Với u phổi ngoại vi, hiệu quả
chẩn đoán đạt từ 11% đến 76%, khi sinh thiết qua nội soi phế quản [2], [105];
68% - 95% khi sinh thiết dưới hướng dẫn chụp cắt lớp vi tính [2], [25], [105].
Mặc dù vậy, chẩn đoán mô bệnh ung thư phổi vẫn còn nhiều hạn chế, khó
khăn. Nghiên cứu cho thấy, có tới 7,2% đến 22,6% được chẩn đoán mô bệnh
học bằng phẫu thuật [11], [138].
Phẫu thuật mở ngực là phương pháp được áp dụng phổ biến và hiệu
quả trong chẩn đoán và điều trị ung thư phổi. Tuy vậy, còn có những hạn chế
nhất định như: tai biến, biến chứng tỷ lệ cao, thời gian nằm viện dài, bệnh
nhân đau nhiều sau mổ … [24], [114].
Trong những năm gần đây, phẫu thuật nội soi lồng ngực - một phương
thức tiếp cận mới trong phẫu thuật lồng ngực đã và đang dần khẳng định ưu


2
thế trong chẩn đoán và điều trị các Bệnh lý phổi, màng phổi nói chung, ung
thư phổi nói riêng. Hàng loạt công trình nghiên cứu của các chuyên gia hàng
đầu về phẫu thuật nội soi lồng ngực trên thế giới được công bố, cho thấy sự
an toàn, tính khả thi, và những ưu điểm như: giảm biến chứng, rút ngắn thời
gian nằm viện, giảm đau sau mổ … của phương pháp phẫu thuật này [42],

[79], [95], [104], [114].
Tại Việt Nam, phẫu thuật nội soi lồng ngực được đưa vào áp dụng từ
năm 1996 [12]. Nhiều bệnh lý phổi, màng phổi được chẩn đoán và điều trị
bằng phẫu thuật nội soi hiệu quả. Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch là Bệnh viện
chuyên khoa về các bệnh lý phổi, màng phổi ở khu vực phía Nam. Tại đây
phẫu thuật nội soi lồng ngực được ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị ung
thư phổi từ năm 2007. Tuy vậy, việc đánh giá kết quả ứng dụng phương pháp
này trong chẩn đoán và điều trị ung thư phổi còn ít được đề cập.
Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành “Nghiên cứu ứng dụng
phẫu thuật nội soi lồng ngực trong chẩn đoán và điều trị ung thư phổi không
tế bào nhỏ tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch” nhằm hai mục tiêu:
1. Nhận xét một số đặc điểm bệnh lý của ung thư phổi không tế bào
nhỏ được điều trị bằng phẫu thuật nội soi lồng ngực tại Bệnh viện Phạm
Ngọc Thạch
2. Đánh giá kết quả sớm và trung hạn phẫu thuật nội soi lồng ngực
điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch.


3
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Dịch tễ học ung thƣ phổi
- Trên thế giới
Ung thư phổi nguyên phát (gọi tắt là ung thư phổi - UTP) đã và đang
trở thành một vấn đề sức khỏe có phạm vi toàn cầu. Theo số liệu của Tổ chức
Y tế Thế giới được công bố vào tháng 12 năm 2013, ước tính trên thế giới có
khoảng 14,1 triệu ca mới được phát hiện, 8,2 triệu trường hợp tử vong vì căn
bệnh Ung thư trong năm 2012. Trong đó UTP đứng ở vị trí dẫn đầu, với 1,8
triệu ca mới mắc (chiếm 13%) được phát hiện; là nguyên nhân gây tử vong do
Ung thư phổ biến nhất, với 1,6 triệu ca tử vong (chiếm 19,4% trong tổng số ca

chết do căn bệnh Ung thư). Số liệu cũng cho thấy: Tỷ lệ mắc và tử vong do
UTP cao hơn rõ rệt khi so sánh giữa các nước khu vực phát triển và khu vực
kém phát triển [136].
Tại Châu Âu, tỷ lệ tử vong do UTP ở nữ giới có xu hướng tăng, tử
11,3/100.000 lên 12,7/100.000 trong giai đoạn từ 1970 đến 2009 (tăng trung
bình 2,3% mỗi năm). Năm 2015, ước tính tỷ lệ tử vong là 14/100.000 [37].
Tại Mỹ, năm 2014, số bệnh nhân UTP mới mắc là 224.210 ca, số tử
vong là 159.260 ca [122]. Khu vực Đông - Nam Châu Á, số ca mới mắc là
162 nghìn, số ca bệnh tử vong là 146 nghìn [136].
- Ở Việt Nam
Kết quả ghi nhận UTP ở một số tỉnh cho thấy:
Hà Nội: giai đoạn 2001 - 2005, UTP chiếm tỷ lệ cao nhất trong các
bệnh ác tính (15,4%), đứng đầu ở Nam giới và thứ 3 ở Nữ giới (sau ung thư
vú và dạ dày) [26].
Thành phố Hồ Chí Minh: giai đoạn 2003 - 2004 có 5500 ca ung thư
được chẩn đoán, trong đó UTP chiếm tỷ lệ cao nhất ở Nam giới (27,8%), ở
Nữ giới UTP đứng thứ 3, sau ung thư vú và cổ tử cung [8]


4
Hải Phòng: giai đoạn 2006 - 2008, UTP đứng đầu ở Nam, và đứng
hàng thứ 2 (xếp sau ung thư vú) ở Nữ giới [30].
Như vậy, UTP vẫn là một vấn đề có tính chất phổ biến và mang tính
thời sự của Y học. Nghiên cứu về chẩn đoán và điều trị vẫn còn nguyên tính
cấp thiết trong tương lai.
1.2. Đặc điểm bệnh lý ung thƣ phổi
1.2.1. Đặc điểm lâm sàng
- Đặc điểm lâm sàng chung
UTP thường gặp ở người trên 40 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh ở nam cao hơn nữ
[2]. Bệnh cảnh lâm sàng đa dạng với nhiều dấu hiệu, triệu chứng và hội chứng

là điểm chung trong các báo cáo về UTP. Theo Shields T. W. và cs (2009),
khoảng 93% bệnh nhân UTP được chẩn đoán khi có các triệu chứng lâm sàng,
khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn muộn (tỷ lệ bệnh nhân ở giai đoạn III
hoặc IV có thể lên tới 98%) [118]. Các triệu chứng lâm sàng là hậu quả gây
nên bởi tình trạng xâm lấn tại chỗ, di căn xa và cơ chế cận ung thư.
+ Các triệu chứng tại chỗ
Những triệu chứng liên quan đến phế quản như ho, ho ra máu, khó thở
hay tình trạng viêm phổi do tắc nghẽn sau u … Ho là triệu chứng thường gặp,
nguyên nhân là do các thụ cảm thể ho bị kích thích bởi tình trạng phù nề,
xung huyết ở niêm mạc phế quản hay sự đè ép cơ học của u vào khí, phế
quản. Khó thở trong UTP được lý giải bởi nhiều cơ chế khác nhau như: Tình
trạng tắc nghẽn phế quản gây xẹp phổi ở khu vực ngoại vi, sự đè ép gây tắc
nghẽn các nhánh mạch hay toàn bộ động mạch phổi tạo nên vùng phổi mất
chức năng thứ phát do giảm tưới máu làm mất tương xứng giữa thông khí và
tưới máu… [2]. Theo Blum M. G. (2009), bệnh nhân UTP có triệu chứng ho
chiếm 24% đến 68%, ho ra máu 5% đến 41% có, khó thở 17% đến 59%
[118].


5
Những triệu chứng không liên quan đến phổi, phế quản như đau ngực,
hội chứng Pancoast ... Theo Tobias J. (2010), đau ngực là triệu chứng thường
gặp, chiếm trên 50% ở bệnh nhân UTP [128]. Đau do căn nguyên màng phổi
là do màng phổi thành bị kích thích bởi tình trạng viêm phổi do tắc nghẽn hay
do u xâm lấn trực tiếp. U xâm lấn xương sườn hay các sợi thần kinh cảm giác
(thần kinh liên sườn hay đám rối cánh tay) cũng gây đau ngực. Khi khối u
vùng đỉnh phổi xâm lấn vào đám rối cánh tay và hạch sao gây ra hội chứng
Pancoast (bao gồm hội chứng Horner’s cùng bên) [118].
Khi u phát triển, lan rộng trong lồng ngực, biểu hiện các triệu chứng
lâm sàng như: tràn dịch KMP, màng ngoài tim, hội chứng tĩnh mạch chủ trên

… Màu sắc dịch KMP ở bệnh nhân UTP thường có màu hồng hay đỏ máu
[11], [21]. Hội chứng tĩnh mạch chủ trên biểu hiện bằng các triệu chứng lâm
sàng như phù vai, mặt, nặng đầu, tĩnh mạch cổ nổi … Nguyên nhân là do u
hay hạch cổ đè ép, xâm lấn và sau đó là sự hình thành huyết khối gây tắc tĩnh
mạch chủ trên. Hội chứng này thường gặp trong UTP tế bào nhỏ, nếu là UTP
không TBN thì khả năng phẫu thuật cũng rất khó khăn [2], [118]. Đây là
những triệu chứng có giá trị chẩn đoán giai đoạn bệnh. Tuy vậy, khi đã có
những triệu chứng này, UTP đã ở giai đoạn muộn.
+ Các triệu chứng di căn xa
Các cơ quan ngoài lồng ngực UTP thường di căn đến như: não, xương,
tuyến thượng thận và gan.
UTP có thể di căn đến tất cả các xương hay xâm lấn vào tủy xương (tỷ
lệ 5% đến 30% trong UTP TBN). Triệu chứng lâm sàng thường là đau nhức ở
xương hay đôi khi là gãy xương bệnh lý [118], [128].
Khoảng 10% bệnh nhân UTP có di căn tới hệ thống thần kinh trung
ương tại thời điểm chẩn đoán. Di căn xa tới hệ thống thần kinh, biểu hiện các
triệu chứng lâm sàng đa dạng.Triệu chứng lâm sàng di căn não gồm các dấu
hiệu tăng áp lực nội sọ như: đau đầu, nôn, nhìn mờ, nhìn đôi … [2], [11].


6
Di căn UTP đến tuyến thượng thận thường không có triệu chứng.
thường biểu hiện khi có trên 90% nhu mô thượng thận bị thay thế bởi khối u.
Di căn UTP tới gan thường chỉ biểu hiện lâm sàng ở giai đoạn muộn, với các
triệu chứng như: đau bụng, chán ăn, vàng da, cổ chướng, gan to … [118].
+ Các hội chứng cận ung thư [118]
Các hội chứng nội tiết: hội chứng tiết ADH không phù hợp tổ chức, hội
chứng Cushing, vú to ở nam giới, tăng calcitonin huyết, hạ đường huyết ...
Các hội chứng thần kinh: viêm dây thần kinh, giả tắc ruột non, hội
chứng nhược cơ Lambert - Eaton, viêm não tủy, bệnh tủy hoại tử ...

Bệnh xương: bệnh xương khớp phì đại, to đầu chi …
Các hội chứng thận: viêm cầu thận, hội chứng thận hư …
Các hội chứng mạch, collagen: viêm da cơ, viêm đa cơ, viêm mạch,
lupus ban đỏ hệ thống.
Huyết học: thiếu máu, tăng bạch cầu ái toan, huyết khối, ban xuất huyết
giảm tiểu cầu, huyết khối tĩnh mạch, đông máu rải rác trong lòng mạch.
- Đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân UTP không TBN được điều trị bằng phẫu
thuật nội soi
UTP không TBN được phẫu thuật nội soi (PTNS) điều trị thường ở giai
đoạn sớm từ I đến II II [76], [124], [139]. Do vậy bệnh cảnh lâm sàng ở những
bệnh nhân này kém phong phú, chủ yếu là những triệu chứng tại chỗ.
Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Bình (2015) cho biết các triệu chứng
lâm sàng chủ yếu ở bệnh nhân UTP không TBN được PTNS cắt thùy phổi
gồm: đau ngực (tỷ lệ 45,7%), ho khan (23,9%), ho ra máu (9,8%), sụt cân
(3,3%), sốt 1,1% và không triệu chứng lâm sàng 13,1% [1]. Điều đó cho thấy,
khi có các dấu hiệu biểu hiện tình trạng xâm lấn, lan rộng của UTP trên lâm
sàng, áp dụng PTNS điều trị cho người bệnh là bất khả thi.


7
1.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng
1.2.2.1. Các xét nghiệm hình ảnh chẩn đoán ung thư phổi
Hiện nay, các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh được áp dụng phổ biến
trong chẩn đoán UTP gồm:
- Xquang phổi là xét nghiệm được thực hiện thường quy trong chẩn đoán
UTP. Ngưỡng kích thước u có thể phát hiện trên phim Xquang khoảng từ
0,8cm đến 1cm. Chụp Xquang phổi thẳng có thể phát hiện tổn thương ở bệnh
nhân UTP với tỷ lệ 70% đến 80%, chụp tư thế nghiêng có thể phát hiện thêm
2% (thường là các tổn thương ở phân thùy 10, bị che khuất bởi bóng tim).
Xquang kỹ thuật số là kỹ thuật kết hợp xử lý vi tính để làm rõ nét hơn về hình

ảnh, giúp cải thiện việc phát hiện các u ở các vị trí mà tia xạ bị chắn (như
trung thất hay cơ hoành) [11]. Vị trí, đặc điểm tổn thương trên phim Xquang
có giá trị chẩn đoán UTP:
Vị trí khối u trong UTP thường ở bên phải nhiều hơn bên trái, thùy trên
nhiều hơn thùy dưới, thùy giữa [2], [4], [27].
Kích thước có tương quan với tính chất ác tính của khối u. Theo Ost D.
và cs (2008), với khối u kích thước nhỏ hơn 2cm, tỷ lệ UTP từ 22% đến 66%,
u lớn hơn 3cm, tỷ lệ UTP 80% đến 99% [105]. Jemi’nez M. F. cho biết có
mối tương quan chặt giữa kích thước u trên 2cm với nguy cơ UTP (p =
0,0019; OR = 2,19; 95% CI) [74]. So sánh kích thước u trên phim giữa các
lần chụp có giá trị chẩn đoán: nếu kích thước u không đổi giữa hai lần chụp
có thời gian từ trên 2 năm, có thể khẳng định đó là u lành tính và không cần
theo dõi thêm. Khối u mới phát hiện trong vòng hai tháng hay tăng gấp đôi
kích thước trong 1 tháng, khả năng ác tính rất cao [105].
Đặc điểm bờ khối u rất có giá trị đề phân biệt khối u lành hay ác tính.
Trong UTP, bờ khối u thường nham nhở, có múi, tua gai … Theo Nguyễn
Việt Cồ và cs (2011), UTP có khối u bờ có múi tỷ lệ 88,0%, bờ có tua 69,9%,
khe nứt 49,6%, hình ảnh “mặt trời mọc” 1,6% [2].


8
+ Khối u có vôi hóa bên trong thường là dấu hiệu chỉ điểm một khối u
lành tính. Vôi hóa rất hiếm gặp trong UTP, nếu có thì luôn là vôi hóa lệch tâm
[2], [105].
- Chụp CLVT lồng ngực là xét nghiệm được ứng dụng phổ biến hiện nay
trong chẩn đoán UTP. Chụp CLVT có thể xác định chính xác vị trí, đặc điểm
và hình ảnh ba chiều của tổn thương. Các hình ảnh khối u trong UTP như: bờ
không rõ, có múi hay tua gai, có dấu hiệu đuôi màng phổi hay khe nứt. Khi có
can - xi hóa trong u, thường là dấu hiệu chỉ điểm một khối u lành tính. Chụp
CLVT với độ phân giải cao (độ dày lớp cắt khoảng 1mm) đánh giá chính xác

hơn ranh giới và liên quan của u với các cấu trúc xung quanh (mạch máu,
màng phổi …), có thể phát hiện can - xi hóa tại u mà mắt thường không thể
quan sát được, thông qua đo tỷ trọng (u lành có tỷ trọng trên 185 đơn vị
Hounsfield). Kỹ thuật chụp có tiêm thuốc cản quang giúp phân phân biệt các
vùng tổn thương với các mức độ ngấm thuốc khác nhau [11], [105].
Chụp CLVT có hiệu quả cao trong chẩn đoán UTP. Nghiên cứu của Lê
Tiến Dũng (2000) cho biết: độ nhạy đạt 93%, độ đặc hiệu 87% và độ chính
xác 92% [4].
Chẩn đoán giai đoạn UTP bằng CLVT đạt độ chính xác 68% trong
chẩn đoán giai đoạn theo T [117], độ nhạy từ 60% đến 65% và độ đặc hiệu từ
60% đến 70% theo N [32].
Đường kính ngang lớn nhất của hạch bình thường có thể lên tới 14mm,
nhưng rất hiếm khi lớn hơn 10mm. Do vậy, 10mm được lấy làm điểm cắt giới
hạn về kích thước của hạch bình thường. Tuy nhiên, Prenzel K. L. và cs
(2003) cho biết, tỷ lệ di căn có thể tới 44% ở những hạch có đường kính dưới
1cm và 77% hạch kích thước trên 1cm không có di căn [117].
Di căn vào khoang màng phổi, gan hay tuyến thượng thận có thể phát
hiện trên phim CLVT lồng ngực.


9

U BỜ KHÔNG ĐỀU

HẠCH RỐN PHỔI

Hình 1.1. Khối u có bờ không đều và dấu

Hình 1.2. Hạch rốn phổi trái


hiệu “đuôi màng phổi”

trên phim cắt lớp vi tính

*Nguồn: theo Ost D. và cs (2008) [105]

*Nguồn: theo Shields T. W. [118]

- Chụp cắt lớp tán xạ positron (Positron Emission Tomography - PET): Là kỹ
thuật chẩn đoán hình ảnh dựa trên đặc tính tăng hấp thu và chuyển hóa
glucose của tế bào khối u. Đánh dấu glucose bằng gắn với chất đồng vị phóng
xạ là 18 - fluorine, sau đó chất này được tiêm vào cơ thể người bệnh. Đánh
giá hoạt động hấp thu và chuyển hóa tại u giúp đánh giá khả năng ác tính,
đồng thời PET có thể đánh giá hạch khu vực và phát hiện di căn xa [135].
Độ nhạy và đặc hiệu trong chẩn đoán UTP của phương pháp này là
94,3% và 83,3%. Tuy vậy hiệu quả chẩn đoán của phương pháp hạn chế với
các tổn thương kích thước nhỏ dưới 1cm, tỷ lệ âm tính giả cao với UTP tiểu
phế quản phế nang, các u carcinoid hay UTP típ biểu mô tuyến nhầy, có thể
dương tính giả với các tổn thương viêm giả u (u nấm, lao …) [105].
Chẩn đoán giai đoạn UTP: Kết hợp PET và CLVT (PET/CT) giúp tăng độ
chính xác trong chẩn đoán giai đoạn theo T (tỷ lệ 82%), cao hơn rõ rệt khi so
sánh với PET (55%) hay CLVT (68%). Giá trị tiên đoán âm và độ đặc hiệu trong
chẩn đoán di căn hạch của PET/CT rất cao (91% và 83%). Tầm soát di căn xa
trên những bệnh nhân UTP không TBN chưa có triệu chứng sàng gợi ý bằng
PET/CT, tỷ lệ phát hiện di căn xa lên tới 28% [117].


10

Hình 1.3. Hình ảnh PET/CT ngực và PET toàn thân

*Nguồn: theo Hochhegger B. và cs [68]

- Chụp cộng hưởng từ hạt nhân (Magnetic Resonance Imaging - MRI): Là kỹ
thuật chẩn đoán ít được chỉ định hơn so với CLVT trong bệnh lý UTP.
Phát hiện các nốt phổi bằng MRI đạt 82,5%, kém hơn so với CLVT
(97%, p < 0,05). Tuy vậy, MRI có ưu thế hơn CLVT trong phân biệt một khối
u với vùng phổi đông đặc hay xơ hóa sau xạ trị [32], [69].
Trong chẩn đoán giai đoạn UTP, MRI đóng vai trò quan trọng trong
đánh giá tình trạng xâm lấn của u vào mạch máu, màng tim hay trung thất. Độ
nhạy và đặc hiệu của MRI trong chẩn đoán di căn hạch là 90,1% và 92,2%.
MRI toàn thân có độ nhạy cao trong chẩn đoán di căn xa đến não và gan. Khi
kết hợp tiêm thuốc cản quang, MRI có thể phân biệt những nốt di căn ở tuyến
thượng thận với kích thước dưới 1cm hay chẩn đoán phân biệt u tuyến thượng
thận với nốt di căn UTP (độ nhạy 100%, đặc hiệu 81%) [69].
- Siêu âm: được chỉ định trong thăm dò và hướng dẫn chọc hút các hạch nghi
ngờ có di căn ở vùng cổ, màng phổi, tràn dịch khoang màng phổi, các tổn
thương ở gan …
- Xạ hình xương: được chỉ định trong tầm soát di căn UTP tới xương khi lâm
sàng hay sinh hóa có những dấu hiệu nghi ngờ [88].


11
1.2.2.2. Các kỹ thuật chẩn đoán xâm nhập
- Nội soi phế quản
Nội soi phế quản (SPQ) là thủ thuật thăm khám bên trong hệ thống hô
hấp. Gustav Kllian (Đức) là người đầu tiên thực hiện SPQ ống cứng trên
người vào năm 1897 để lấy dị vật (mảnh xương) trong phế quản gốc phải.
Shigeto Ikeda (Nhật) là người phát minh ra ống SPQ sợi thủy tinh quang học
mềm, sản phẩm được giới thiệu lần đầu tiên vào tháng 8 năm 1966, mở ra một
kỷ nguyên mới trong lĩnh vực SPQ. Hiện nay, SPQ ống cứng chủ yếu được

chỉ định trong điều trị, trong khi SPQ ống mềm được sử dụng phổ biến trong
lấy bệnh phẩm chẩn đoán bệnh lý cơ quan hô hấp. Các kỹ thuật lấy bệnh
phẩm qua SPQ gồm:
+ Sinh thiết niêm mạc phế quản: Là kỹ thuật sinh thiết các tổn thương
nhìn thấy trực tiếp khi SPQ. Hiệu quả chẩn đoán UTP với ống soi cứng đạt từ
50% đến 74%, ống soi mềm 71% đến 74,2% [2].
+ Chải phế quản: Là kỹ thuật dùng que chải trên bề mặt tổn thương để
lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm tế bào học. Hiệu quả chẩn đoán UTP từ 20%
đến 78% [19].
+ Rửa phế quản - phế nang: Là phương pháp lấy bệnh phẩm trong lòng
phế quản bằng cách bơm dung dịch huyết thanh mặn đẳng trương vào phế
quản nghi ngờ có tổn thương, sau đó hút dịch ra (dịch chứa các thành phần
như tế bào, vi khuẩn …). Là kỹ thuật an toàn, hiệu quả trong chẩn đoán u phổi
trung tâm (tỷ lệ chẩn đoán đạt 70%) [19].
+ Sinh thiết hút xuyên thành khí phế quản: Là kỹ thuật lấy bệnh phẩm
bằng cách luồn kim qua ống SPQ mềm, đâm kim sinh thiết hút qua niêm mạc
và thành khí - phế quản vào tổn thương nằm ngoài đường thở dưới kiểm soát
của nội soi. Có thể thực hiện kỹ thuật dưới hướng dẫn của huỳnh quang tăng
sáng hoặc không (thực hiện “mù”, khi đó việc xác định vị trí tổn thương dựa
theo hình ảnh Xquang phổi chuẩn hoặc chụp CLVT). Hiệu quả chẩn đoán đạt
35,6% đến 90% [2], [19].


12
Áp dụng kỹ thuật này chẩn đoán di căn hạch trong UTP, hiệu quả lấy
mẫu hạch dưới carina của kỹ thuật từ 80,0% đến 90,0%, độ nhạy 78,0% (từ
14% đến 100%), âm tính giả 28,0% (từ 0 đến 66%), dương tính giả 1,0% (từ 0
đến 11%) và độ đặc hiệu 99,0% (từ 96% đến 100%) [48].
+ Sinh thiết xuyên thành phế quản dưới hướng dẫn của siêu âm qua
SPQ: Sử dụng ống SPQ mềm gắn đầu dò siêu âm ở đầu để xác định vị trí,

hướng dẫn chọc kim sinh thiết hút các khối u, hạch lim - phô cạnh các đường
thở lớn. Detterbeck F. C. (2007) thống kê kết quả của 8 nghiên cứu, tác giả
thấy: nhìn chung kỹ thuật có độ nhạy khoảng 90% (79% đến 95%), âm tính
giả 24% (1% đến 37%) [48]. Chẩn đoán di căn hạch trung thất đạt độ nhạy
91% [19].

Hình 1.4. Nội soi siêu âm sinh thiết hạch
*Nguồn: theo Stahel R. A. và cs [122]

Tuy vậy, nhìn chung SPQ là kỹ thuật có hiệu quả hạn chế trong chẩn
đoán u phổi ngoại vi: Nghiên cứu tổng kết của Minai O. A. và cs (2000) cho
thấy, u phổi ngoại vi được chẩn đoán bằng sinh thiết xuyên thành phế quản
chiếm tỷ lệ 24% đến 30% [96]. Khi kết hợp sinh thiết, chải và rửa phế quản,
hiệu quả chẩn đoán đạt 36% đến 68% [105].


13

- Các kỹ thuật sinh thiết xuyên thành ngực
Layden H. là người đầu tiên thực hiện kỹ thuật sinh thiết phổi hút bằng
kim nhỏ xuyên thành ngực (XTN) để chẩn đoán viêm phổi năm 1883.
Mentrier. P sử dụng phương pháp này để chẩn đoán UTP vào năm 1886. Các
kỹ thuật sinh thiết XTN gồm:
+ Sinh thiết phổi hút bằng kim nhỏ: Là kỹ thuật chẩn đoán tế bào học,
sinh thiết “mù” sau khi xác định vị trí tổn thương dựa trên phim chụp Xquang
lồng ngực chuẩn. Hiệu quả chẩn đoán từ 52% đến 97% [19].
+ Sinh thiết phổi hút XTN dưới hướng dẫn CLVT: Là kỹ thuật sinh
thiết mà vị trí sinh thiết được hướng dẫn và xác định bởi chụp CLVT. Hiệu
quả chẩn đoán tế bào học khá cao, với độ nhạy 91,8%, độ đặc hiệu 93,4%, độ
chính xác 92,3% [105].

+ Sinh thiết phổi cắt: Là kỹ thuật sinh thiết có ưu điểm lấy được mẫu
bệnh phẩm có kích thước lớn, hiệu quả chẩn đoán cao (độ nhạy 92,7%, độ đặc
hiệu 100,0%) nhưng tỷ lệ tai biến (21,9%), biến chứng (tràn khí KMP 14,8%,
ho ra máu 7,8%) cao hơn sinh thiết phổi hút bằng kim nhỏ [11].
Nhìn chung, sinh thiết XTN có hiệu quả cao và được áp dụng phổ biến
trong chẩn đoán u phổi ngoại vi. Độ nhạy trong chẩn đoán các tổn thương ác
tính từ 83,3% đến 95% [11], [25], [105].
- Sinh thiết hút dưới hướng dẫn của siêu âm qua soi thực quản
Là kỹ thuật sinh thiết các hạch trung thất xuyên thành thực quản dưới
hướng dẫn của siêu âm qua soi thực quản. Với kỹ thuật này, có thể thực hiện
sinh thiết thuận lợi các nhóm hạch như cửa sổ phế chủ, dưới carina, cạnh thực
quản hay dây chằng phổi dưới, nhưng khó khăn với các hạch cạnh khí quản
trên và dưới. Giá trị chẩn đoán di căn hạch khá cao, với độ nhạy đạt 84,0%,
âm tính giả 19%, dương tính giả 0,4% và độ đặc hiệu 99,5% [48].


14
- Nội soi lồng ngực
Là kỹ thuật thăm dò KMP nội khoa, giúp quan sát trực tiếp KMP,
màng phổi, u phổi ngoại vi và sinh thiết tổn thương. Được chỉ định khi có tràn
dịch KMP chưa chẩn đoán được nguyên nhân, đánh giá giai đoạn UTP … Các
hình ảnh thường gặp trong UTP như: u sùi, u kiểu núm vú, hình vết nến …
Hiệu quả chẩn đoán bằng soi lồng ngực từ 70% đến 90% [19].
- Nội soi trung thất
Là kỹ thuật được chỉ định trong chẩn đoán những tổn thương trung thất
và cạnh rốn phổi [19]. Thực hiện kỹ thuật không có hỗ trợ video, khả năng
quan sát, tiếp cận và sinh thiết hạn chế. Các vị trí hạch trung thất có thể sinh
thiết gồm: hạch cạnh khí quản (trên và dưới), cổ thấp, trước mạch máu, sau
khí quản và trước carina. Dưới sự hỗ trợ của video khả năng sinh thiết được
cải thiện, có thể sinh thiết các hạch sau dưới carina, cạnh thực quản và dây

chằng phổi dưới.
Hiệu quả chẩn đoán di căn hạch trung thất cuả kỹ thuật khá cao, với độ
nhạy 80,0% đến 90,0%, âm tính giả 7,0% đến 10,0%, dương tính giả 0% và độ
đặc hiệu 100,0% [48].
- PTNS lồng ngực
Là phương pháp được thực hiện dưới gây mê toàn thân.
Trong sinh thiết mẫu chẩn đoán mô bệnh, PTNS có hiệu quả có thể
tương đương với mở ngực [114].
PTNS chẩn đoán giai đoạn UTP theo N có độ nhạy từ 37% đến
100,0%, âm tính giả 15,0%, độ đặc hiệu 100,0% và dương tính giả 0,0%.
Đánh giá chính xác tình trạng di căn màng phổi và KMP (tỷ lệ phát hiện lần
lượt là 4,0% và 6,0% ở những bệnh nhân được chẩn đoán không có di căn
trước phẫu thuật [21], [48].


15

- Sinh thiết phổi mở
Là kỹ thuật cho phép quan sát, đánh giá trực tiếp nhu mô phổi, KMP,
rốn phổi… và cắt mảnh phổi ở vị trí tổn thương để chẩn đoán mô bệnh. Do
vậy, hiệu quả chẩn đoán của phương pháp này rất cao (có thể đạt 100%) và có
thể đưa ra phương pháp xử lý tổn thương phù hợp [27], [57], [114]. Nhược
điểm của phương pháp này là gây đau nhiều sau mổ, biến chứng phẫu thuật tỷ
lệ cao (2,2%) [27], [114].
Kỹ thuật được chỉ định khi các phương pháp sinh thiết không mang lại
kết quả chẩn đoán hoặc khi thật cần thiết cho điều trị. Các nghiên cứu cho
thấy, bệnh nhân được chẩn đoán mô bệnh học bằng mổ mở còn khá cao: theo
Đoàn Thị Phương Lan (2014), tỷ lệ là 7,2% [11]; Báo cáo của Xu X. và cs
(2010), tỷ lệ lên tới 22,6% [138]. Bệnh nhân được mở ngực chẩn đoán giai
đoạn (mở ngực thăm dò) tỷ lệ từ 12% đến 44,2% [27], [111].

Như vậy, mặc dù đã có nhiều kỹ thuật chẩn đoán hiện đại, ít xâm nhập,
hiệu quả được đưa vào ứng dụng trong chẩn đoán mô bệnh học các tổn
thương ở phổi nói chung và u phổi nói riêng. Tuy vậy, chẩn đoán UTP vẫn
còn những khó khăn, mở ngực vẫn được sử dụng như là một giải pháp cuối
cùng trong trong chẩn đoán mô bệnh và giai đoạn.
1.2.2.3. Phân loại mô bệnh
Phân loại mô học UTP được Marchesani đề xuất lần đầu tiên gồm 4
nhóm cơ bản năm 1924 [82]. Đến nay, tổ chức Y tế Thế giới đã nhiều lần
công bố các bảng phân loại vào các năm 1967, 1981, 1999, lần gần đây nhất
vào năm 2004. Dưới đây là phân loại mô bệnh học các khối u phổi và màng
phổi của Tổ chức Y tế thế giới năm 2004.
Phân loại mô bệnh học ung thƣ phổi nguyên phát năm 2004 [60]
- Ung thư biểu mô tế bào vảy
Các biến thể: nhú; tế bào sáng; tế bào nhỏ; dạng đáy
- Ung thư biểu mô tế bào nhỏ


16
- Ung thư biểu mô tuyến
Các biến thể: nang tuyến, nhú, tiểu phế quản phế nang (nhầy, không
nhầy, hỗn hợp, không định loại), nang tuyến nhầy, tế bào sáng, tế bào nhẫn…
- Ung thư biểu mô tế bào lớn
Các biến thể: biểu mô thần kinh tế bào lớn, biểu mô tế bào đáy, biểu
mô dạng lim - pho, tế bào sáng, tế bào lớn dạng cơ vân
- Ung thư biểu mô tuyến vảy
- Ung thư biểu mô với các thành phần đa hình, saccôm và dạng saccôm
- U cacxinoid (điển hình và không điển hình)
- Ung thư biểu mô típ tuyến nước bọt
- Các tổn thương tiền xâm lấn
1.2.2.4. Giai đoạn ung thư phổi

- Giai đoạn lâm sàng là cơ sở để lựa chọn phương pháp và tiên lượng kết quả
điều trị. Mountain C. F. là người đầu tiên đề xuất hệ thống phân loại giai đoạn
TNM ở bệnh nhân UTP vào năm 1973. Phân loại lần thứ 7 được cập nhật, bổ
sung bởi Hiệp hội nghiên cứu ung thư Quốc tế năm 2009 đang được áp dụng
phổ biến hiện nay [60]. Hệ thống phân loại TNM dựa trên 3 yếu tố:
T (primary tumor): Khối u nguyên phát
N (regional nodes): Hạch khu vực
M (metastasis): Di căn xa


×