Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

sáng kiến kinh nghiệm 2016 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.59 KB, 7 trang )

Sở Giáo Dục Đào tạo TP.HCM
Trường THPT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài : Thực trạng và phương pháp nâng cao hiệu quả công tác
Đoàn
A- ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Trong những năm trở lại đây, chất lượng hoạt động của trường THPT Nguyễn
hiền, nhất là Chi Đoàn còn chưa cao; nội dung, hình thức sinh hoạt và hoạt động
Đoàn còn thiếu hấp dẫn, ít sáng tạo, chưa theo kịp sự chuyển động của tình hình thanh
niên cũng như yêu cầu tập hợp thanh niên trong giai đoạn hiện nay, vai trò Đoàn viên
chưa được phát huy, một bộ phận đoàn viên còn thụ động, ý thức xây dựng tổ chức
chưa cao.
Xuất phát từ những thực trạng , cũng như mục tiêu nêu trên, để hoạt động
Đoàn trong trường THPT Nguyễn Hiền đạt kết quả cao và thực chất thì chúng ta còn
nhiều việc phải làm... Trong khuôn khổ Sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) này tôi bám
sát vào việc thay đổi phương thức một cách khoa học phù hợp tình hình mới, yêu cầu
mới, cũng như phù hợp tâm sinh lý học sinh hiện nay, Tôi tập trung nghiên cứu và
chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác Đoàn”
II - NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
I. Cơ sở lý luận của vấn đề
1. Những vấn đề cơ bản về Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (TNCS
HCM) – Vai trò Đoàn TNCS HCM trong trường học THPT về việc nâng cao
giáo dục toàn diện học sinh.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam
do Đảng Cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn
luyện. Đoàn bao gồm thanh niên tiên tiến, phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng là




độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là thành viên hệ thống chính trị, hoạt động trong
khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật của nước CHXHCN Việt Nam. Đoàn phối hợp với
cơ quan nhà nước, các đoàn thể và tổ chức xã hội, các tập thể lao động và gia đình
chăm lo giáo dục, đào tạo và bảo vệ thanh thiếu nhi; tổ chức cho Đoàn viên, thanh
niên tích cực quản lý nhà nước và xã hội.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong nhà trường (Đoàn trường) phát huy vai trò,
trách nhiệm nhằm xây dựng thế hệ học sinh, sinh viên phát triển toàn diện, có đạo
đức tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và kỹ năng nghề nghiệp, giàu lòng yêu nước, có lối
sống đẹp, có lý tưởng cách mạng và bản lĩnh văn hoá con người Việt Nam.
Chi đoàn là tổ chức tế bào của Đoàn, là hạt nhân nòng cốt đoàn kết, tập hợp
thanh thiếu nhi. Trong trường học Chi Đoàn học sinh thành lập từ đầu năm học theo
đơn vị lớp đứng đầu là bí thư chi đoàn. Chi đoàn giáo viên là chi đoàn trung tâm làm
nồng cốt hổ trợ Đoàn trường, định hướng cho mọi hoạt động chi đoàn học sinh.
Nhiệm vụ của Đoàn viên: Luôn luôn phấn đấu vì lý tưởng của Đảng và Bác Hồ.
Tích cực học tập, lao động rèn luyện, tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc; Gương mẫu chấp hành và vận động thanh niên, thực hiện đường lối của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
2. Xác định chức năng, nhiệm vụ của Bí thư Đoàn trường trong trường THPT.
Không thể phủ nhận vai trò của Bí thư Đoàn trường trong trường THPT trong
trường học. Bởi vì, Bí thư là người chỉ huy trực tiếp và cao nhất của Đoàn Trường,
là cán bộ quản lý có trách nhiệm giáo dục và tổ chức giáo dục thanh thiếu niên
trong trường thông qua các hoạt động đoàn. Do đó, Bí thư Đoàn trường phải xác
định chức năng nhiệm vụ của mình:
- Quản lý, chỉ đạo toàn diện tất cả chi Đoàn trong nhà trường.
- Lập kế hoạch chương trình hành động cả năm học về công tác thanh niên.
- Tham mưu cấp uỷ Đảng, chính quyền trong nhà trường.



- Phối hợp cùng các tổ chức Đoàn thể khác trong và ngoài nhà trường.
- Đặc biệt Bí thư Đoàn trường phải thật sự cầu nối giữa nhà trường, gia đình,
xã hội với các em. Là người cố vấn hoạt động tự quản cho học sinh, là người
phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục. Vậy, làm
thế nào để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình, đặc biệt là để xây
dựng Đoàn trường vững mạnh xuất sắc.
II. Thực trạng của vấn đề
Mặc dù năm qua Đoàn trường THPT Nguyễn Hiền đạt được những kết quả
bước đầu rất đáng ghi nhận, song nhìn chung Đoàn trường đang gặp những khó khăn
nhất định, chưa đáp ứng kịp với sự đầu tư của nhà trường, với nhu cầu phát triển của
xã hội. Những khó khăn và hạn chế tập trung vào những yếu tố sau đây:
- Công tác rèn luyện Đoàn viên thanh niên chưa đều, một số đoàn viên còn chậm
tiến, vẫn còn Đoàn viên quy phạm nội quy.
- Công tác kiểm tra xử lý kỷ luật đoàn viên trong toàn trường chưa tốt.
- Hình thức sinh hoạt chưa phong phú, thiếu sáng tạo chưa phù hợp lứa tuổi các em.
- Một số phong trào đã triển khai nhưng hoàn thành chưa tốt, hoạt động chưa thường
xuyên như: chương trình phát thanh, CLB học tập, các hoạt động ngoài giơ lên lớp,
học hướng nghiệp….
- Trong công tác tuyên truyền, còn đơn điệu dè dặt chưa thuyết phục được ĐVTN.
Những khó khăn của Đoàn cơ sở hiện nay có thể khái quát ở 03 điểm: khó chọn,
khó làm và khó giữ. Chính điều đó đã tác động không nhỏ đến công tác Đoàn và
phong trào TTN hiện nay.
III. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH.
1. Tìm hiểu đặc điểm tình hình của Đoàn Trường THPT Nguyễn Hiền.
Việc làm đầu tiên là đi sâu tìm hiểu, nắm chắc tình hình đặc điểm cụ thể của các
chi đoàn mình quản lý. Để hiểu rõ quan điểm giáo dục của nhà trường, mục tiêu và
giá trị cốt lõi tôi đã trực tiếp gặp cấp uỷ Đảng, BGH nhà trường, Hội phụ huynh để



trao đổi kỹ tình hình, đặc điểm. mặt yếu, mặt mạnh, những thuận lợi cũng như khó
khăn của Đoàn trường trong năm học này.
Thuận lợi:
- Ban thường vụ Đoàn Trường nhiệt tình bản lĩnh có trách nhiệm trong công tác.
- Đa số Đoàn viên – Thanh niên là những học sinh ngoan hiền, nhiệt tình sôi nổi.
- Chi đoàn giáo viên tại trường THPT Nguyễn Hiền đã có truyền thống là chi đoàn
trung tâm định hướng mọi hoạt động các chi đoàn học sinh và là lực lượng nồng cốt
hổ trợ công tác phong trào cấp Quận.
- Ban thường vụ thành Đoàn hổ trợ và chỉ đạo kịp thời cho Đoàn Trường.
- Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn tạo điều kiện hoạt động cho Chi Đoàn và
Đoàn trường hoàn thành nhiệm vụ.
Khó khăn:
- Bí thư, Phó Bí Thư Đoàn Trường đều là người mới nên chưa có kinh nghiệm trong
công tác. Và là công tác kiêm nhiệm nên ở mặt nào đó kỹ năng Đoàn còn hạn chế,
chưa xác định đúng chức năng nhiệm vụ của từng vị trí cụ thể.
- BCH Đoàn trường phần lớn là học sinh nên trong quá trình hoạt động đôi khi còn
nhiều dè dặt, thiếu kinh nghiệm, tinh thần tự phê bình và phê bình chưa cao.
1.2 – Tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của học sinh về công tác Đoàn trong nhà
trường.
Nếu làm công tác thanh niên mà điều hành cứng nhắc, theo kiểu ra văn bản, chỉ
đạo từ xa thì tất yếu phong trào Đoàn không thể phát triển đúng thực chất dù có đầu tư
tốt đến đâu. Công tác thanh niên theo kịp sự phát triển với sự năng động của thanh
niên, phải đổi mới từ chính người làm công tác thanh niên. Phải biết tôn trọng và phát
huy vai trò chủ động của học sinh, và nên làm nhiệm vụ định hướng để học trò thấy
được tôn trọng và luôn có ý thức vươn lên. Cho nên công việc tìm hiểu tâm tư nguyện
vọng của các em rất quan trọng.


Đầu năm, trong Đại hội chi đoàn, Đoàn trường cuộc họp giao ban tạo môi

trường cho các em được bày tỏ quan điểm đó nguyện vọng của mình.
Nói tóm lại, phong trào tuy cũ nhưng cần cách làm mới, đừng quá nặng hình
thức mà quan trọng chính là phải hiểu đối tượng mình hướng đến đang nghĩ gì, muốn
gì và cần gì. Điều này đòi hỏi bản lĩnh của người phụ trách, cần biết dũng cảm từ chối
điều mình cho rằng không thiết thực, chưa phù hợp chứ không nhất nhất chỉ làm theo
chỉ đạo.
2 – Xây dựng kế hoạch năm học theo từng tháng.
Nguyên nhân của việc không chú ý hoặc không thể xác định được kế hoạch là
do chúng ta thiếu mục tiêu hoặc những mục tiêu ấy là mơ hồ. Một kế hoạch được
chuẩn bị kĩ lưỡng và được cập nhật, chỉnh sửa thường xuyên sẽ giúp chúng ta có
những bước đi cụ thể và đánh giá được chất lượng của các công việc mình đề ra.
Cách viết bảng kế hoạch:
Để lập được một bản kế hoạch chi tiết, cụ thể và khoa học bao gồm các yếu tố sau:
- Xác định mục tiêu, yêu cầu công việc
- Xác định nội dung công việc
- Xác định kế hoạch thực hiện ở đâu? Khi nào? Và ai thực hiện?
- Xác định cách thức thực hiện ( phương pháp)
- Xác định phương pháp kiểm tra.
- Xác định nguồn lực : người thực hiện ; tài chính…
3 – Xây dựng kế hoạch và cách thức tiến hành chương trình trọng điểm.
Trong công tác thanh niên cần phải tạo điểm nhấn cho từng tháng tuỳ theo tình
hình cụ thể, có như thế tạo được sức hút thanh niên cũng như gây được tiếng vang
trong và ngoài nhà trường
Tất cả chương trình trọng điểm được lên kế hoạch cụ thể rõ ràng, và có sự đầu tư
đúng mức và phải mời truyền thông để tham dự và đưa tin kịp thời đưa tin đó không
những là nguồn động viên mà là công tác quảng cáo về Trường mình.


Sau đây, Tôi xin trình bày sơ lược khi xây dựng chương trình trọng điểm. Tôi xin
lấy ví dụ Tổ chức lễ phát động nuôi heo đất được tổ chức tháng 9.

Bước 1, Xác định lễ phát động nuôi heo đất được tổ chức là chương trình trọng
điểm vì chưa trường nào thực hiện.
Bước 2, Tham mưu và xin ý kiến cấp ủy và Ban giám hiệu. Sau đó, xây dựng kế
hoạch trình cấp uỷ và Ban giám hiệu.
Bước 3, Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân chủ chốt.
Bước 4, Phải lường trước thời gian là không 40 phút nên tính toán thời gian cho
chương trình “sạch”.
Bước 5, Thường xuyên bám sát động viên khích lệ các bộ phận tạo không khí vui
vẽ đoàn kết trong tập thể.
4 – Công tác thi đua – khen thưởng giữa các chi đoàn.
Thi đua – khen thưởng nhằm mục đích động viên, khích lệ các tập thể, cá nhân,
để tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các chi đoàn, đó là động lực để các
chi đoàn hoạt động và từ đó đẩy mạnh công tác thanh niên trong nhà trường. Và nắm
được tầm quan trọng đó, trong năm học qua chúng tôi xác định đây là một trong
nhiệm vụ trọng tâm. Ngay từ đầu năm chúng tôi nghiên cứu cách thức chấm điểm
theo từng đề mục, biểu điểm, và chương trình chấm điểm. Đây là khâu quan trọng vì
nếu như chúng ta đưa ra bản chấm khoa học, chuẩn, phù hợp, thì sẽ đỡ tốn công và
thời gian cho bộ phận chấm cũng như thống kê. Bảng chấm điểm đó tuỳ theo tình
hình mà mình thay đổi biểu điểm.
Tuy còn một số vấn đề cần hoàn chỉnh nhưng ưu điểm công tác thi đua năm
nay có tiến bộ vượt bật cụ thể như: tạo được không khí cạnh tranh các lớp, giúp
GVCN nắm bắt tình hình kịp thời để chấn chỉnh lớp chủ nhiệm, phát huy tính tự giác
tinh thần tự nguyện…
Năm học 2016 – 2017, Đoàn trường THPT Nguyễn Hiền đổi mới công tác thi
đua – khen thưởng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục trong toàn trường
trong đó nổi bật là: Phân theo từng khối, kết quả theo tuần, tiêu chí rõ ràng, tránh


chung chung, hình thức và từng bước đi vào thực chất. Tạo được môi trường cạnh
tranh giữa các chi đoàn, các cá nhân trong chi đoàn.

C- KẾT LUẬN
Qua SKKN này giúp cho chúng ta nhìn thấy được một số thực trạng đang tồn
tại và từ đó chúng ta tìm cách giải quyết cho phù hợp theo tình hình của từng trường.
Và một số biện pháp mà chúng tôi đã thực hiện tại trường đã đạt thành công nhất định
cụ thể: Trong năm này phong trào Đoàn tại trường đã có chuyển biến tích cực và được
đông đảo giáo viên, phụ huynh và học sinh ghi nhận;
Nói tóm lại, Làm công tác phong trào phải luôn tư duy đổi mới đừng quá nặng
hình thức mà quan trọng chính là tại cơ sở làm sao cho cuốn hút được thanh niên vào
Đoàn một cách thực chất.

ĐÁNH GIÁ NHẬN XẾT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

Người thực hiện đề tài

………………………………………………………
………………………………………………………
………………………………………………………
………………………………………………………
………………………………………………………

ĐÁNH GIÁ NHẬN XẾT CỦA BAN CHUYÊN MÔN TRƯỜNG
………………………………………………………
………………………………………………………
………………………………………………………
………………………………………………………
………………………………………………………




×