Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Nghiên cứu đánh giá thực trạng và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả lưu trữ và khai thác số liệu từ cơ sở dữ liệu địa chất - khai thác của liên doanh Vietsovpetro

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 127 trang )

Header Page 1 of 126.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------------------------------LÊ THU THÙY

Lê Thu Thùy

QUẢN TRỊ KINH DOANH

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
KHU KINH TẾ VÂN ĐỒN - QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

2011-2013
Hà Nội - 2013

Footer Page 1 of 126.


Header Page 2 of 126.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------------------------------Lê Thu Thùy

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
KHU KINH TẾ VÂN ĐỒN - QUẢNG NINH

Chuyên ngành :



Quản trị kinh doanh

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
TS NGUYỄN VĂN LONG

Hà Nội - 2013

Footer Page 2 of 126.


Header Page 3 of 126.

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành luận văn của mình, tác giả đã nhận được
nhiều sự giúp đỡ, hướng dẫn, động viên của các cá nhân và tập thể.
Tác giả xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới khoa Kinh tế và quản lý,
Viện đào tạo sau đại học- Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã giúp đỡ trong
thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo, cùng toàn thể cán bộ công nhân viên
chức của Huyện ủy, Uỷ ban nhân dân huyện và Khu Kinh tế Vân Đồn đã tạo
điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài của mình.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn: Tiến sĩ
Nguyễn Văn Long đã hướng dẫn và giúp đỡ em trong thời gian qua để em
hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn !
Vân Đồn, ngày 25 tháng 8 năm 2013
HỌC VIÊN


Lê Thu Thùy

Footer Page 3 of 126.


Header Page 4 of 126.

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh“Xây dựng
chiến lược phát triển khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh” là công trình
nghiên cứu của riêng tôi, Lê Thu Thùy. Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội
đồng Khoa Kinh tế và Quản lý - Viện đào tạo sau đại học, Trường Đại học
Bách khoa Hà Nội.

HỌC VIÊN

Lê Thu Thùy

Footer Page 4 of 126.


Header Page 5 of 126.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BO

Built Operation
(Xây dựng -Vận hành)


BOT

Built Operation Transfer
(Xây dựng -Vận hành -Chuyển giao)

BT

Built Transfer
(Xây dựng - Chuyển giao)

EFE

External factors environment matrix
(Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài)

FDI

Foreign Direct Investment Investment
(Vốn đầu tư trực tiếp)

GDP

Gross Domestic Product
(Tổng sản phẩm quốc nội)

IFE

Internal factors environment matrix
(Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong)


KKT

Khu kinh tế

ODA

Official Development Assistant
(Viện trợ phát triển chính thức)

OECD

Organization for Economic Cooperation and Development
(Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế)

PPP

Public Private Partnerships
(Đối tác công tư)

VCCI

Footer Page 5 of 126.

Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam


Header Page 6 of 126.

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 1.1: Ma trận SWOT………………………………………...

10

Bảng 1.2: Ma trận QSPM…………………………………………

11

Bảng 1.3: Tổng hợp một số phương án dự báo thường dùng trên
thế giới………………………………………………………………

16

Bảng 2.1: Các hồ trên địa bàn huyện Vân Đồn……………………

32

Bảng 2.2: So sánh chủ lực phát triển của các Khu kinh tế khác tại
Việt Nam…………………………………………………………..

40

Bảng 2.3: Dân số, mật độ dân số phân theo xã….……………......
Bảng 2.4: Dân số KKT Vân Đồn qua một số năm..........................

40

Bảng 2.5: Hiện trạng lao động tại Vân Đồn năm 2011....................


42

Bảng 2.6: Hiện trạng số lượng khách du lịch tại Vân Đồn...............

42

Bảng 3.1: Mô hình SWOT…………................................................

45

Bảng 3.2: Bảng so sánh lợi ích cộng hưởng………………………

62
105

Footer Page 6 of 126.


Header Page 7 of 126.

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Trang
Sơ đồ 1:

Mô hình PEST….. …………………………………….

18

Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các năm.......................


46

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu kinh tế năm 2012……………………...............

47

Biểu đồ 2.3: Số lượng khách du lịch đến Vân Đồn qua các năm……

48

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Vân Đồn trong tỉnh Quảng Ninh……..................................

34

Hình 2.2: Khu kinh tế Vân Đồn……………......................................

35

Hình 2.3: Một số hình ảnh Bác Hồ về thăm Vân Đồn…....................

36

Hình 2.4: Tuyến đường hàng hải quốc tế……....................................

37

Hình 2.5: Những đặc khu kinh tế tại Việt Nam..................................


39

Hình 3:

69

Footer Page 7 of 126.

Các khu nghỉ dưỡng phức hợp trong khu vực.....................


Header Page 8 of 126.

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU…………………………………………………………

1

CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÂY
DỰNG CHIẾN LƯỢC………………………………………….

6


1.1. Khái niệm chiến lược và vai trò của chiến lược kinh doanh

6

1.1.1. Khái niệm chiến lược-quản trị chiến lược và hoạch định
chiến lược ………………………………………………………..

6

1.1.2. Vai trò chiến lược kinh doanh………………………….

7

1.2. Quy trình xây dựng chiến lược…………………………….

7

1.3. Các cơ sở để xây dựng chiến lược của một vùng…………..

14

1.3.1.Phương pháp dự báo…………………………………….

15

1.3.1.1.Khái niệm…………………………………………...

15


1.3.1.2.Đặc điểm của dự báo………………………………..

15

1.3.1.3.Các phương pháp dự báo……………………………

15

1.3.2.Phân tích PEST trong kinh doanh………………………

17

1.3.2.1.Chính trị……………………………………………..

18

1.3.2.2.Kinh tế………………………………………………

18

1.3.2.3.Văn hóa xã hội………………………………………

19

Footer Page 8 of 126.


Header Page 9 of 126.

1.3.2.4.Môi trường công nghệ………………………………


19

1.3.3.Phương pháp chuyên gia………………………………...

19

1.3.3.1.Khái niệm……………………………………………

20

1.3.3.2.Các bước xây dựng phương pháp Delphi……………

20

1.3.4.Kinh nghiệm của một số vùng trên thế giới và trong
nước………………………………………………………………

21

1.3.4.1.Mô hình trên thế giới………………………………...

21

1.3.4.2.Mô hình trong nước………………………………….

24

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1………………………………………….


27

CHƯƠNG 2 - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ XÃ HỘI VÀ ĐẶC ĐIỂM, TIỀM NĂNG CỦA
HUYỆN VÂN ĐỒN, TỈNH QUẢNG NINH…………………
2.1. Tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Vân Đồn, tỉnh
Quảng Ninh………………………………………………………

Footer Page 9 of 126.

29
29

2.1.1.Điều kiện tự nhiên………………………………………

29

2.1.1.1.Vị trị địa lý………………………………………….

29

2.1.1.2.Địa hình……………………………………………..

29

2.1.1.3.Khí hậu……………………………………………...

30

2.1.1.4.Thủy văn…………………………………………….


31

2.1.1.5.Hải văn………………………………………………

32

2.1.1.6.Địa chất thủy văn……………………………………

32

2.1.1.7.Tài nguyên khoáng sản……………………………...

32

2.1.1.8.Đánh giá điều kiện tự nhiên…………………………

33

2.1.2.Tiềm năng, cơ hội nổi trội và lợi thế cạnh tranh………..

33

2.1.3.Tình hình phát triển kinh tế xã hội……………………...

40

2.1.3.1.Dân số……………………………………………….

40


2.1.3.2.Lao động…………………………………………….

42


Header Page 10 of 126.

2.1.3.3.GDP…………………………………………………

43

2.1.3.4.Thương mại và dịch vụ……………………………...

43

2.1.3.5.Đầu tư xây dựng…………………………………….

44

2.1.3.6.Giáo dục……………………………………………..

44

2.1.3.7.Y tế………………………………………………….

44

2.1.3.8.Du lịch………………………………………………


45

2.2. Kết quả đạt được trên các lĩnh vực…………………………

46

2.2.1.Về kinh tế……………………………………………….

46

2.2.2.Về xây dựng hạ tầng kinh tế, xã hội……………………

49

2.2.3.Công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và giải
phóng mặt bằng…………………………………………………..

51

2.2.4.Về phát triển văn hóa-xã hội……………………………

51

2.2.5.Về quốc phòng-an ninh…………………………………

52

2.2.6.Đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là tiếp tục đẩy
mạnh cải cách thủ tục hành chính; tinh giản tổ chức bộ máy, con
người, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; xây dựng

chính quyền điện tử và thành lập trung tâm dịch vụ hành chính
công của huyện…………………………………………………...

53

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2…………………………………………

55

CHƯƠNG 3 – XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
KHU KINH TẾ VÂN ĐỒN CHO GIAI ĐOẠN 2015-2020,
TẦM NHÌN 2030………………………………………………..

56

3.1. Cơ sở để lập chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Vân
Đồn……………………………………………………………….

56

3.1.1.Phân tích PEST………………………………………….

56

3.1.1.1.Đánh giá những yếu tố tác động…………………….

56

3.1.1.2.Cơ sở thực tiễn……………………………………....


58

Footer Page 10 of 126.


Header Page 11 of 126.

3.1.2.Phân tích SWOT………………………………………..

61

3.1.3.Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới
trong việc phát triển khu kinh tế………………………………….

66

3.1.3.1.Định hướng phát triển dựa trên các tiền đề…………

66

3.1.3.2.Kinh nghiệm của khu kinh tế tự do Phố ĐôngThượng Hải-Trung Quốc…………………………………………

70

3.1.3.3.Kinh nghiệm Hàn Quốc……………………………..

70

3.1.4.Đánh giá theo phương pháp chuyên gia………………...


72

3.1.5.Một số phương án……………………………………….

74

3.2. Xây dựng phát triển kinh tế-xã hội Vân Đồn………………

81

3.2.1.Xây dựng phương án chiến lược………………………..

81

3.2.2.Mục tiêu…………………………………………………

82

3.2.3.Tầm quan trọng về an ninh quốc gia……………………

82

3.2.4.Phát triển bền vững……………………………………..

83

3.3.Các nhiệm vụ và giải pháp chiến lược……………………...

83


3.3.1.Nhiệm vụ và giải pháp cải cách hành chính và xúc tiến
đầu tư……………………………………………………………..

83

3.3.2.Nhiệm vụ và giải pháp đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng..

84

3.3.3.Nhiệm vụ và giải pháp phát triển nguồn lực……………

86

3.3.4.Nhiệm vụ và giải pháp về phát triển bền vững…………

87

3.3.5.Nhiệm vụ và giải pháp phát trên khoa học và ứng dụng
công nghệ; bảo vệ môi trường……………………………………

89

3.3.6.Nhiệm vụ và giải pháp xây dựng, phát triển văn hóa và
đảm bảo an sinh xã hội, rút ngắn chênh lệch giàu nghèo………...

91

3.3.7.Nhiệm vụ và giải pháp đảm bảo quốc phòng, an ninh;
nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại…………………………..


92

3.3.8.Nhiệm vụ và giải pháp huy động nguồn lực đầu tư……..

94

Footer Page 11 of 126.


Header Page 12 of 126.

3.4.Dự báo kết quả của chiến lược……………………………..

96

3.4.1.Phát triển không gian các khu chức năng……………….

96

3.4.1.1.Sân bay quốc tế……………………………………...

99

3.4.1.2.Trung tâm tài chính và khu vực thương mại trung
tâm………………………………………………………………..

99

3.4.1.3.Cảng biển du lịch chính……………………………..


99

3.4.1.4.Cảng cá phức hợp…………………………………...

100

3.4.1.5.Khu nghỉ dưỡng bến cảng phức hợp………………..

100

3.4.1.6.Khu dân cư lân cận………………………………….

100

3.4.1.7.Khu công nghiệp sạch………………………………

101

3.4.1.8.Khu chính phủ/cơ quan……………………………..

101

3.4.2.Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội……………………………...

103

3.4.2.1.Phương án một (không có cơ chế đặc thù)………….

103


3.4.2.2.Phương án hai (có cơ chế đặc thù)………………….

104

3.4.3.Đánh giá thành công - Những lợi ích cộng hưởng của
Vân Đồn………………………………………………………….

104

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3………………………………………….

107

KẾT LUẬN……………………………………………………...

109

TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………

111

PHỤ LỤC

Footer Page 12 of 126.


Header Page 13 of 126.

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Việt Nam nằm ở vị trí chiến lược sát cạnh Trung Quốc, một trong những
quốc gia đông dân nhất thế giới và đang trải nghiệm một sự mở rộng kinh tế
rộng lớn, chắc chắn sẽ vươn lên ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua các nền
kinh tế phát triển mạnh của phương Tây trong tương lai. Sự bùng nổ kinh tế
của Trung Quốc tạo động lực phát triển cho các nền kinh tế Châu Á Thái
Bình Dương nói chung và Việt Nam nói riêng, một quốc gia mà với một lực
lượng dân số có truyền thống kiên cường và cần cù, có thể sẽ được lợi ích
nhiều hơn những quốc gia khác trong khu vực có những bất ổn về chính trị
hoặc tôn giáo… từ những cơ hội mà sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc
mang lại.
Huyện Vân Đồn là một huyện có địa hình đồi núi nằm ở vùng Đông Bắc
của Việt Nam và vùng Đông Nam của Tỉnh Quảng Ninh tại điểm giao nhau
giữa Hạ Long, Hải Hà – Móng Cái. Phía Bắc và Đông Bắc giáp với huyện
Tiên Yên và huyện Đầm Hà, phía Đông giáp với huyện Cô Tô và Vịnh Bái
Tử Long, phía Tây giáp với thành phố Cẩm Phả, còn phía Nam là vùng biển
vịnh Bắc Bộ.
Nằm trong khu vực cực bắc của Việt Nam và chỉ cách Cửa khẩu Quốc
tế Móng Cái tại biên giới tây nam của Trung Quốc khoảng 120km, Vân Đồn
là một huyện có vị trí gần với Trung Quốc nhất và nhờ đó cũng có tiềm
năng hưởng lợi ích nhiều nhất từ sự phát triển kinh tế của Trung Quốc trong
những lĩnh vực du lịch, thương mại và đầu tư. Đường bờ biển giàu giá trị kinh
tế, cảnh quan trải rộng của Việt Nam kéo dài từ Vịnh Thái Lan ở phía Nam
đến tận Trung Quốc ở phía Bắc tạo thành một mối liên kết hàng hải quan
trọng giữa Trung Quốc và các nền kinh tế đang phát triển của vùng Đông

Footer Page 13 of 126.

1



Header Page 14 of 126.

Nam Á là Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia và Singapore.
Trong bối cảnh vùng, Vân Đồn có nhiều ưu đãi từ hành lang phát
triển công nghiệp Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long. Có một số khu công nghiệp
trong khu vực thành phố Hải Phòng, cũng là nơi hội tụ một cảng chính của
khu vực. Khu Công nghiệp Cái Lân gần thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng
Ninh cũng mang sự phát triển công nghiệp đến gần Vân Đồn hơn. Trong
huyện tiếp giáp Cẩm Phả, than chất lượng cao cũng được khai thác để xuất
khẩu. Cũng có một số nhà máy nhiệt điện đốt than đang được xây dựng tại
thành phố Cẩm Phả để đáp ứng nhu cầu năng lượng quốc gia.
Những hành lang này cũng sẽ được hỗ trợ bởi hệ thống đường cao tốc
vùng, sẽ góp phần giảm đáng kể thời gian đi lại từ Hà Nội và củng cố thêm
các tuyến nối liền giao thương với Trung Quốc.
Trong khi sân bay quốc tế của miền bắc Việt Nam đặt tại Hà Nội, các
sân bay vùng theo quy hoạch sẽ đặt tại Hải Phòng và Vân Đồn. Sân bay Vân
Đồn nên được phát triển thành sân bay vùng chính tại vùng Đông Bắc và
cũng xác lập vị thế của mình là Đầu mối chuyên chở hàng hóa giá rẻ cho khu
vực, thu hút được các hãng hàng không giá rẻ phổ biến với khách du lịch.
Trong bối cảnh quốc tế, Khu kinh tế Vân Đồn có vị thế là: Điểm đến Du lịch
hàng hải Quốc tế; Trung tâm tài chính nước ngoài quốc tế và Khu vực tự do về
thuế.
Trong Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, tỉnh Quảng Ninh được
Bộ Chính trị xác định là một địa bàn động lực của vùng kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ, cửa ngõ quan trọng trong hợp tác quốc tế. Đến năm 2015, Quảng
Ninh sẽ cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.
Vì vậy, tỉnh Quảng Ninh đã và đang tập trung mọi nguồn lực đầu tư, xây dựng
nhiều dự án, công trình mang tính chiến lược nhằm khai thác các tiểm năng
biển, hải đảo sẵn có. Huyện Vân Đồn là một trong những địa bàn có nhiều lợi


Footer Page 14 of 126.

2


Header Page 15 of 126.

thế để thực hiện chiến lược này, được tỉnh Quảng Ninh ưu tiên huy động các
nguồn lực, kêu gọi đầu tư để sớm xây dựng nơi đây trở thành khu kinh tế biển
đạt đẳng cấp quốc tế trong tương lai gần. Xuất phát từ mục tiêu đó, tôi đã
chọn đề tài “Xây dựng chiến lược phát triển khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh
Quảng Ninh”.
2. Mục tiêu
Nghiên cứu và hệ thống hóa những lý luận cơ bản về chiến lược, làm cơ
sở xây dựng chiến lược phát triển cho khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
Nghiên cứu đánh giá thực trạng của khu kinh tế Vân Đồn, từ đó phân
tích, xây dựng và lựa chọn các phương án chiến lược phù hợp cho sự phát
triển của khu kinh tế Vân Đồn.
Xây dựng các chiến lược phát triển với mục tiêu:
- Thiết lập và phát triển khu vực trở thành điểm đến du lịch sinh thái
biển đảo chất lượng cao và khu vui chơi giải trí cao cấp.
- Xây dựng một sân bay quốc tế hiện đại phục vụ sự phát triển của Tỉnh
Quảng Ninh và của Miền Bắc Việt Nam.
- Thiết lập một cảng biển hiện đại phục vụ chủ yếu cho du lịch và dịch
vụ.
- Phát triển Vân Đồn trở thành trung tâm ngân hàng và tài chính quốc tế.
- Phát triển ngành công nghiệp cá với ngành nuôi trồng thủy sản là chủ
lực.
- Thiết lập cảnh biển vườn đẹp và hiện đại và khu vực đô thị.
- Thiết lập định hướng lâu dài nhắm tới sự bền vững.

- Củng cố an ninh và bình ổn trong khu vực.
- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Miền đông bắc Việt Nam nói
chung cũng như tỉnh Quảng Ninh nói riêng.
3. Phương pháp nghiên cứu

Footer Page 15 of 126.

3


Header Page 16 of 126.

- Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu thứ cấp: Luận văn đã thu thập
các nguồn tài liệu từ văn kiện, giáo trình, tạp chí, báo cáo... trong nước và
quốc tế về phát triển khu kinh tế để làm tài liệu nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích PEST
- Phương pháp phân tích mô hình SWOT
- Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia
-Phương pháp dự báo
-Phương pháp phân tích và tổng hợp
4. Kết cấu của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ
lục, phần nội dung bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng chiến lược
Chương 2: Phân tích tình hình phát triển kinh tế xã hội và đặc điểm, tiềm
năng của huyện Vân Đồn
Chương 3: Xây dựng chiến lược phát triển khu kinh tế Vân Đồn cho giai
đoạn 2015-2020, tầm nhìn 2030

Footer Page 16 of 126.


4


Header Page 17 of 126.

NỘI DUNG

Footer Page 17 of 126.

5


Header Page 18 of 126.

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC
1.1. Khái niệm chiến lược và vai trò của chiến lược kinh doanh
1.1.1. Khái niệm chiến lược-quán trị chiến lược và hoạch định chiến lược
Thiếu vắng một chiến lược, một tổ chức giống như một con thuyền
không có bánh lái.
Chiến lược là những phương tiện đạt tới những mục tiêu dài hạn. Chiến
lược kinh doanh có thể gồm có sự phát triển về địa lý, đa dạng hóa hoạt động,
sở hữu hóa, phát triển sản phẩm, thâm nhập thị trường, cắt giảm chi tiêu,
thanh toán và liên doanh. Chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp là một
chương trình hành động tổng quát hướng tới việc thực hiện những mục tiêu
của doanh nghiệp. Chiến lược không nhằm vạch ra một cách cụ thể làm thế
nào để có thể đạt được những mục tiêu vì đó là nhiệm vụ của vô số các
chương trình hỗ trợ, các chiến lược chức năng khác.
Quản trị chiến lược có thể được định nghĩa như là một nghệ thuật và

khoa học thiết lập, thực hiện và đánh giá các quyết định liên quan nhiều chức
năng cho phép một tổ chức đạt được những mục tiêu đề ra. Theo Garry
D.Smith, Danny R.Arnold và Body R.Bizzell, quản trị chiến lược là quá trình
nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục
tiêu của tổ chức, đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định
nhằm đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hiện tại cũng như tương lai
nhằm tăng thế lực cho doanh nghiệp.
Hoạch định chiến lược là một giai đoạn của quá trình quản trị chiến
lược, là các hoạt động nhằm đưa ra mục tiêu và các chiến lược để thực hiện
mục tiêu đã định. Hay nói cách khác, đây là giai đoạn xây dựng và phân tích

Footer Page 18 of 126.

6


Header Page 19 of 126.

chiến lược - là quá trình phân tích hiện trạng, dự báo tương lai, lựa chọn và
xây dựng những chiến lược phù hợp.
1.1.2. Vai trò chiến lược kinh doanh
Thứ nhất, chiến lược kinh doanh giúp các doanh nghiệp thấy rõ những cơ
hội và đe dọa trong kinh doanh, từ đó đưa ra những chính sách phát triển phù
hợp nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Thứ hai, chiến lược kinh doanh giúp các nhà quản trị dự báo được một số
bất trắc, rủi ro sẽ xảy ra trong hiện tại cũng như trong tương lai, từ đó dựa trên
tiềm lực của doanh nghiệp mình để chủ động đối phó với những tình huống
bất trắc này.
Thứ ba, chiến lược kinh doanh phối hợp các bộ phận trong doanh nghiệp
một cách tốt nhất; giúp các thành viên phát huy được tính năng động, sáng tạo

để đạt được mục tiêu chung.
1.2. Quy trình xây dựng chiến lược
* Bước 1: Nghiên cứu môi trường
Các yếu tố môi trường có một tác động to lớn vì chúng ảnh hưởng đến
toàn bộ các bước tiếp theo của quá trình quản trị chiến lược. Chiến lược đưa
ra phải được hoạch định trên cơ sở các điều kiện môi trường của doanh
nghiệp. Môi trường của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố, các lực lượng, các
thể chế tồn tại bên ngoài doanh nghiệp mà các nhà quản trị khó hoặc không
kiểm soát được nhưng chúng lại ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp. Môi trường của doanh nghiệp bao gồm: Môi trường vĩ mô
và môi trường vi mô.
- Nghiên cứu môi trường vĩ mô: Là quá trình nghiên cứu các yếu tố như:
Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, dân tộc, luật pháp, địa lý, kỹ thuật, công
nghệ và các chính sách của nhà nước…

Footer Page 19 of 126.

7


Header Page 20 of 126.

- Nghiên cứu môi trường vi mô: Là quá trình nghiên cứu các yếu tố như:
Đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng, nhà cung cấp, sản phẩm thay thế, các
đơn vị sắp sáp nhập hay rút khỏi ngành.
Phân tích môi trường vĩ mô và vi mô cho thấy những cơ hội và các mối
đe dọa mà các doanh nghiệp sẽ phải gặp phải để từ đó xây dựng các chiến
lược nhằm tận dụng các cơ hội và né tránh hoặc làm giảm đi các ảnh hưởng
của các mối đe dọa.
Sau khi phân tích từng yếu tố riêng biệt của môi trường vĩ mô, nhiệm vụ

của các nhà quản trị chiến lược là đưa ra một kết luận chung về các yếu tố chủ
yếu đem lại cơ hội và bất trắc của môi trường, theo Fred R.David thì cần xây
dựng:
Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE):
Ma trận này cho phép tóm tắt và đánh giá môi trường bên ngoài của
doanh nghiệp. Đây là ma trận thành phần không thể thiếu trong xây dựng
chiến lược.
Bất kể số cơ hội chủ yếu và mối đe dọa được bao gồm trong ma trận
đánh giá các yếu tố bên ngoài, tổng số điểm quan trọng cao nhất mà tổ chức
có thể có là 4 và thấp nhất là 1. Tổng số điểm quan trọng trung bình là 2,5.
Tổng số điểm quan trọng là 4 cho thấy rằng tổ chức đang phản ứng rất tốt đối
với các cơ hội và mối đe dọa hiện tại trong môi trường của họ. Nói cách khác,
các chiến lược của công ty tận dụng có hiệu quả các cơ hội hiện có và tối
thiểu hóa các ảnh hưởng tiêu cực có thể có của các mối đe dọa bên ngoài.
Tổng số điểm là 1 cho thấy rằng những chiến lược mà công ty đề ra không tận
dụng được các cơ hội hoặc tránh được các mối đe dọa từ bên ngoài.
Một phần quan trọng trong bước 1 là xây dựng Ma trận hình ảnh cạnh
tranh.

Footer Page 20 of 126.

8


Header Page 21 of 126.

Trong tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp thì ảnh hưởng của
cạnh tranh thường được xem là quan trọng nhất. Ma trận hình ảnh cạnh tranh
là sự mở rộng của ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài trong trường hợp các
mức độ quan trọng, phân loại và tổng điểm quan trọng có cùng ý nghĩa.

Tổng số điểm được đánh giá của đối thủ cạnh tranh được đem so sánh
với doanh nghiệp mẫu. Các yếu tố sẽ được liệt kê trong ma trận này bao gồm:
thị phần, khả năng cạnh tranh, vị trí tài chính, chất lượng sản phẩm, lòng trung
thành của khách hàng.
Các mức phân loại cho thấy cách thức mà theo đó các chiến lược của
doanh nghiệp ứng phó với mỗi nhân tố của đối thủ cạnh tranh: Mức độ quan
trọng với 4 là tốt nhất; 3 là trên mức trung bình; 2 là mức trung bình và 1 là
kém.
* Bước 2: Phân tích nội bộ
Là quá trình phân tích những hoạt động bên trong doanh nghiệp mà các
nhà quản trị biết được và chủ động kiểm soát được, thông qua phân tích cho
thấy những điểm mạnh, điểm yếu trong kinh doanh của doanh nghiệp để xây
dựng chiến lược nhằm phát huy các điểm mạnh và khắc phục các điểm yếu.
Việc phân tích môi trường đòi hỏi phải thu thập, xử lý những thông tin
về: hoạt động sản xuất, hoạt động quản trị, hoạt động tài chính, nhân sự,
nghiên cứu phát triển, tiếp thị và hệ thống thông tin của doanh nghiệp.
Bước cuối cùng trong việc thực hiện phân tích nội bộ là xây dựng Ma
trận đánh giá các yếu tố nội bộ (IFE):
Nó là công cụ dùng để tóm tắt và đánh giá những điểm mạnh và điểm
yếu của các bộ phận kinh doanh chức năng và nó cung cấp cơ sở để xác định
và đánh giá mối quan hệ giữa các bộ phận này.
Số điểm quan trọng mà ma trận này được phân loại từ thấp nhất là 1 cho
đến cao nhất là 4 và số điểm trung bình là 2,5. Số điểm quan trọng tổng cộng

Footer Page 21 of 126.

9


Header Page 22 of 126.


thấp hơn 2,5 cho thấy doanh nghiệp yếu về nội bộ và số điểm cao hơn 2,5 cho
thấy doanh nghiệp mạnh về nội bộ.
* Bước 3: Xác định mục tiêu của doanh nghiệp
Mục tiêu của doanh nghiệp xác định những kết quả mà doanh nghiệp
muốn đạt được sau một số năm nhất định.
Mục tiêu phải đảm bảo tính khoa học, tính thống nhất và liên tục, phải
đảm bảo tính tiên tiến, tính hiện thực, tính linh hoạt. Mục tiêu cần xác định rõ
thời gian thực hiện và cần xác định bằng các chỉ tiêu định lượng.
Mục tiêu được phân loại theo thời gian gồm: mục tiêu ngăn hạn và mục
tiêu dài hạn.
Mục tiêu được phân loại theo tính chất gồm: mục tiêu tăng trưởng nhanh,
mục tiêu tăng trưởng ổn định và mục tiêu tăng trưởng suy giảm.
* Bước 4: Xây dựng chiến lược
Quy trình hình thành một chiến lược tổng quát gồm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn nhập vào: Là quá trình thiết lập các ma trận EFE, ma trận
IFE, ma trận hình ảnh cạnh tranh. Nếu một yếu tố nào đó xuất hiện hai lần
trên ma trận, đó là trường hợp một yếu tố bên trong vừa là điểm mạnh vừa là
điểm yếu và trường hợp một yếu tố bên ngoài vừa là cơ hội vừa là đe dọa.
- Giai đoạn kết hợp: Kết hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài của
doanh nghiệp để hình thành nên ma trận SWOT: Điểm mạnh (Strengths) Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities)- Đe dọa (Threats)
Bảng 1.1: Ma trận SWOT
SWOT
S: Những điểm mạnh

O: Những cơ hội

T: Những đe dọa

Liệt kê những cơ hội


Liệt kê những nguy cơ

Các chiến lược SO

Các chiến lược ST

Liệt kê những điểm Sử dụng các điểm mạnh Sử
mạnh

Footer Page 22 of 126.

để tận dụng các cơ hội

10

dụng

các

điểm

mạnh để hạn chế ảnh


Header Page 23 of 126.

hưởng của các mối đe
dọa
W: Những điểm yếu


Các chiến lược WO

Các chiến lược WT

Liệt kê những điểm Hạn chế những điểm Hạn chế những điểm
yếu

yếu để tận dụng cơ hội

yếu



tránh

khỏi

những mối đe dọa
Sự kết hợp các yếu tố quan trọng bên trong và bên ngoài là nhiệm vụ khó
khăn nhất của việc phát triển ma trận SWOT, nó đòi hỏi phải có sự phán đoán
tốt, và sẽ không có một kết hợp tốt nhất. Thông thường các doanh nghiệp sẽ
theo đuổi các chiến lược WO, WT hay ST để doanh nghiệp có thể ở vào vị trí
áp dụng được chiến lược SO.
- Giai đoạn quyết định: Sau khi phân tích ma trận SWOT để đưa ra các
chiến lược khả thi, ma trận hoạch định chiến lược có thể định hướng QSPM
(Quantitative Strategic Planning Matrix) sẽ được sử dụng.
Ma trận QSPM có dạng sau:
Bảng 1.2: Ma trận QSPM
Các


yếu

tố

chính

Các chiến lược có thể thay thế
Phân

Chiến lược 1

loại

SA

TAS

Các yếu tố bên
trong
Các yếu tố bên
ngoài
Cộng tổng số
điểm hấp dẫn

Footer Page 23 of 126.

11

Cơ sở số


Chiến lược 2
SA

TAS

điểm
hấp dẫn


Header Page 24 of 126.

Với AS là số điểm hấp dẫn và TAS là tổng số điểm hấp dẫn. Phân loại
cho các yếu tố cùng mức phân loại trong ma trận EFE và IFE. Số điểm hấp
dẫn (SA) sẽ từ 1 (không hấp dẫn) đến 4 (rất hấp dẫn). Tính tổng số điểm hấp
dẫn (TAS) bằng cách nhân số điểm phân loại với số điểm hấp dẫn.
Các chiến lược được xây dựng trên cơ sở phân tích và đánh giá môi
trường kinh doanh, trước tiên dựa trên các yếu tố thành công chủ yếu bên
trong và bên ngoài, từ đó xác định các chiến lược để đạt được mục tiêu đã đề
ra, các chiến lược được lựa chọn đòi hỏi sự phán đoán tốt bằng trực giác.
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là trong điều kiện kinh tế thị
trường, căn cứ vào điều kiện khách quan và chủ quan, vào nguồn lực mà
doanh nghiệp có thể có để định ra mưu lược, còn đường, biện pháp nhằm đảm
bảo sự tồn tại và phát triển ổn định lâu dài theo mực tiêu phát triển mà doanh
nghiệp đã đặt ra.
Ta có thể thấy, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp có 4 yếu tố:
Một là: Tình hình hiện nay của doanh nghiệp vì muốn xác định chiến
lược kinh doanh mà phải đi sâu tìm hiểu thực trạng của doanh nghiệp.
Hai là: Mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp, tức là mục tiêu phát triển
mà doanh nghiệp có thể đạt được trong những năm sắp tới.

Ba là: Doanh nghiệp sẽ kinh doanh sản phẩm gì? ở thị trường nào?
Bốn là: Những biện pháp mà doanh nghiệp sẽ áp dụng để đạt được mục
tiêu chiến lược đã đề ra như sách lược quản lý, sách lược sản xuất, sách lược
nguồn nhân lực, sách lược tài chính.
Đặc trưng của chiến lược kinh doanh:
* Tính toàn cục:
Chiến lược kinh doanh là sơ đồ tổng thể về sự phát triển của doanh
nghiệp, nó quyết định quan hệ của doanh nghiệp với môi trường khách quan.
Tính toàn cục của chiến lược kinh doanh thể hiện trên 3 mặt:

Footer Page 24 of 126.

12


Header Page 25 of 126.

Chiến lược kinh doanh phải phù hợp với xu thế phát triển toàn cục của
doanh nghiệp.
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp phải phù hợp với xu thế phát
triển của đất nước và các mặt kinh tế, kỹ thuật, xã hội trong một thời kỳ nhất
định.
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp phải phù hợp với trào lưu hội
nhập kinh tế của thế giới. Tính toàn cục của chiến lược kinh doanh đòi hỏi
phải xem xét tất cả các bộ phận của doanh nghiệp, phải phân tích tình hình
của toàn doanh nghiệp, hoàn cảnh toàn quốc và hoàn cảnh quốc tế. Nếu không
có quan điểm toàn cục thì không thể có chiến lược kinh doanh tốt.
* Tính nhìn xa
Trước kia nhiều doanh nghiệp vì không có quy hoạch chiến lược, gặp
việc gì thì làm việc ấy, chạy theo phong trào nên làm việc vất vả mà không

hiệu quả. Một trong những nguyên nhân của tình hình đó là do không nắm
được xu thế phát triển của doanh nghiệp. Do đó muốn xây dựng được chiến
lược kinh doanh tốt thì phải làm công tác dự báo xu thế phát triển về kinh tế,
kỹ thuật của xã hội. Một chiến lược kinh doanh thành công thường là một
chiến lược dựa trên cơ sở dự báo đúng.
* Tính cạnh tranh
Nếu không có cạnh tranh thì không cần thiết xây dựng và thực hiện chiến
lược kinh doanh. Do đó, tính cạnh tranh là đặc trưng bản chất nhất của chiến
lược kinh doanh. Trong thời đại hiện nay không có doanh nghiệp nào là
không có hoạt động trong môi trường cạnh tranh. Vì vậy chiến lược kinh
doanh phải nghiên cứu làm thế nào để doanh nghiệp có được ưu thế cạnh
tranh hơn đối thủ và do đó mà dành được thắng lợi trong cạnh tranh.
* Tính rủi ro

Footer Page 25 of 126.

13


×