Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Các giải pháp nhằm ứng dụng hiệu quả hệ thống quản lý bảo dưỡng bằng máy tính CMMS vào thực tế hoạt động Nhà máy đạm Cà Mau.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 79 trang )

Header Page 1 of 145.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

-----------------

NGUYỄN QUANG TÙNG

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ỨNG DỤNG HIỆU QUẢ HỆ THỐNG
QUẢN LÝ BẢO DƯỠNG BẰNG MÁY TÍNH CMMS VÀO
THỰC TẾ HOẠT ĐỘNG NHÀ MÁY ĐẠM CÀ MAU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
P.GS-TS.TRẦN VĂN BÌNH

Hà Nội – Năm 2013
Footer Page 1 of 145.


Header Page 2 of Luận
145. văn Cao học QTKD

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Bản luận văn tốt nghiệp với đề tài “ Các giải pháp
ứng dụng hiệu quả hệ thống quản lý bảo dưỡng bằng máy tính CMMS vào thực tế
hoạt động của Nhà máy Đạm Cà Mau” này là công trình nghiên cứu thực sự của



cá nhân tác giả; được tích hợp giữa quá trình công tác tại Nhà máy Đạm Cà
Mau và quá trình học tập tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội; được thực
hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức kinh điển, nghiên cứu khảo
sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của Phó giáo sư - Tiến
sĩ Trần Văn Bình, Giảng viên Viện Kinh tế và Quản lý, Trường Đại học Bách
Khoa Hà Nội.
Các số liệu và những kết quả trong luận văn là trung thực, các đánh
giá, kiến nghị đưa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm, chưa từng được
công bố dưới bất cứ hình thức nào.
Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên./.
Tác giả

Nguyễn Quang Tùng

Học viên: Nguyễn Quang Tùng, Khóa 2010-2012
Footer Page 2 of 145.


Header Page 3 of Luận
145. văn Cao học QTKD

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN

LỜI CẢM ƠN
Bản luận văn thạc sĩ này được thực hiện trong khoảng thời gian từ
tháng 10 năm 2011 đến tháng 3 năm 2013 tại Viện Kinh tế và Quản lý, trường
Đại học Bách khoa Hà Nội.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo PGS.TS Trần Văn Bình đã
hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình cả về mặt kiến thức chuyên ngành

cũng như kiến thức thực tế trong thời gian qua, để tôi có thể hoàn thành tốt
luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành gửi lời cám ơn tới các anh, chị trong Ban giám
đốc Công ty TNHH MTV Phân bón dầu khí Cà Mau, Nhà máy Đạm Phú Mỹ,
Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nhà máy Điện Cà Mau, Công ty đường ống khí
Nam Côn Sơn đã tạo điều kiện cho tôi sử dụng các dữ liệu, thông tin phục vụ
đề tài.
Cám ơn tất cả các bạn đồng nghiệp tại Công ty TNHH MTV Phân bón dầu
khí Cà Mau đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn đặc biệt tới những người thân trong
gia đình, bạn bè và đồng nghiệp - với sự quan tâm, động viên và ủng hộ nhiệt
tình của họ đối với tôi trong suốt thời gian qua.
Cà Mau, ngày 25 tháng 03 năm 2013
Học viên cao học

Nguyễn Quang Tùng

Học viên: Nguyễn Quang Tùng, Khóa 2010-2012
Footer Page 3 of 145.


Header Page 4 of Luận
145. văn Cao học QTKD

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
CBCNV

Cán bộ công nhân viên


PVN

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam PetroVietnam

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một
thành viên

PBDK

Phân Bón Dầu Khí

CMMS

Maintenance
Hệ thống quản lý bảo dưỡng Computerized
bằng máy tính
Management Systems

PM

Bảo trì phòng ngừa trực tiếp Preventive Maintenance

PdM

Bảo trì phòng ngừa gián tiếp Predictive Maintenance

RCM


Bảo trì dựa trên độ tin cậy

RBI

Kiểm tra dựa trên mức độ rủi Risk Based-Inspection
ro.

CBM

Bảo trì tình trạng.

RCA

Phân tích nguyên nhân gốc rễ Root Cause Analysis

FMEA

Phân tích dạng hư hỏng

ERP

Hoạch định tài nguyên doanh Enterprise Resource Planning
nghiệp

Reliability Centered
Maintenance

Condition Based Maintenance


Failure Mode and Effects
Analysis

Học viên: Nguyễn Quang Tùng, Khóa 2010-2012
Footer Page 4 of 145.


Header Page 5 of Luận
145. văn Cao học QTKD

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1: Các giai đoạn của ngành công nghiệp bảo trì thế giới. ..................................4
Hình 2. Quá trình quản lý bảo trì ...................................................................................15
Hình 3. Các module chức năng của hệ thống CMMS................................................22
Hình 4: Lưu đồ hoạt động hệ thống CMMS................................................................27
Hình 5: Mô hình chiến chiến lược bảo dưỡng Nhà máy Đạm Cà Mau56
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH MTV PBDK Cà Mau..............................45

Học viên: Nguyễn Quang Tùng, Khóa 2010-2012
Footer Page 5 of 145.


Header Page 6 of Luận
145. văn Cao học QTKD

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1 : So sánh giữa quản lý thủ công và quản lý áp dụng CMMS.......................20
Bảng 2: Bảng tổng hợp các kết quả khảo sát công tác quản lý bảo trì tại một số nhà
máy hóa chất, dầu khí......................................................................................................43
Bảng 3: Các kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV
PBDK Cà Mau năm 2012:.............................................................................................49

Học viên: Nguyễn Quang Tùng, Khóa 2010-2012
Footer Page 6 of 145.


Header Page 7 of Luận
145. văn Cao học QTKD

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH VẼ
DANH MỤC BẢNG BIỂU

LỜI NÓI ĐẦU: ..............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT BẢO DƯỠNG VÀ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ BẢO DƯỠNG. ...................................................................................3
1. Lịch sử bảo trì: ...........................................................................................................3
1.1. Thế hệ thứ nhất: Bắt đầu từ giai đoạn đầu cách mạng công nghiệp đến đầu
chiến tranh thế giới thứ II. ......................................................................................4

1.2. Thế hệ thứ hai: Những thay đổi trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ II. ...5
1.3. Thế hệ thứ ba: Từ những năm 1990, công nghiệp thế giới đã có những thay
đổi lớn. ....................................................................................................................5
2. Vai trò của bảo trì. .....................................................................................................7
1.4. Phòng ngừa để tránh cho máy móc bị hỏng. ..................................................7
1.5. Cực đại hóa năng suất thông qua: ..................................................................7
1.7. Tạo ra môi trường làm việc an toàn hơn. ......................................................7
3. Những thách thức đối với các nhà quản lý bảo trì. ...........................................8
4. Các phương pháp bảo trì thông dụng hiện nay: ...............................................8
4.1. Bảo trì không kế hoạch ...................................................................................8
4.2. Bảo trì có kế hoạch: ........................................................................................9
4.2.1. Bảo trì phòng ngừa trực tiếp (Preventive Maintenance): ............... 9
4.2.2. Bảo trì phòng ngừa gián tiếp (Predictive Maintenance) ................ 10
5. Mô hình quản lý bảo trì ở các nhà máy công nghiệp hóa chất. ....................12
5.1. Mô hình phân tán: ..........................................................................................12
5.2. Mô hình tập trung khối bảo dưỡng trong nhà máy. ......................................12
5.3. Mô hình sử dụng dịch vụ bảo trì bên ngoài. .................................................13
Học viên: Nguyễn Quang Tùng, Khóa 2010-2012
Footer Page 7 of 145.


Header Page 8 of Luận
145. văn Cao học QTKD

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN

5.4. Mô hình hỗn hợp. ...........................................................................................14
6. Hệ thống quản lý bảo trì:.........................................................................................15
6.1. Giới thiệu hệ thống quản lý bảo trì thông dụng. ...........................................15
6.1.1. Hoạch định mục tiêu: ................................................................... 16

6.1.2. Kiểm kê các thiết bị hiện có ......................................................... 16
6.1.3. Thu thập thông tin đặc điểm thiết bị ............................................. 16
6.1.4. Lập hệ thống hồ sơ từng loại thiết bị ............................................ 16
6.1.5. Lập phiếu cho hạng mục cần bảo trì ............................................. 16
6.1.6. Lập kế hoạch bảo trì, sửa chữa ..................................................... 17
6.1.7. Lập mẫu biểu tổ chức bảo trì và sửa chữa .................................... 17
6.1.8. Xác định đối tượng thực hiện bảo trì ............................................ 17
6.1.9. Tổ chức xưởng bảo trì .................................................................. 18
6.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bảo trì....................................19
6.3. Hệ thống quản lý bảo dưỡng bằng máy tính (Computerized Maintenance
Management System - CMMS) ...........................................................................21
6.3.1. Cấu trúc hệ thống:: ....................................................................... 22
6.3.2. Phương thức hoạt động: ............................................................... 26
TÓM TẮT CHƯƠNG I .............................................................................................29
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG
TÁC BẢO DƯỠNG TẠI CÁC NHÀ MÁY HÓA CHẤT DẦU KHÍ
TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY: ........................................... 30
1. Công tác quản lý bảo dưỡng tại các nhà máy hóa chất dầu khí. ..................30
1.1. Nhà máy Đạm Phú Mỹ ..................................................................................30
1.1.1. Giới thiệu về Nhà máy: ................................................................. 30
1.1.2. Mô hình tổ chức bảo dưỡng: ........................................................ 30
1.1.3. Quá trình xây dựng hệ thống CMMS: .......................................... 31
1.1.4. Quá trình áp dụng hệ thống CMMS: ............................................ 32
1.1.5. Những điểm ghi nhận đối với việc xây dựng và sử dụng hệ thống
CMMS tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ: ....................................................... 33
Học viên: Nguyễn Quang Tùng, Khóa 2010-2012
Footer Page 8 of 145.


Header Page 9 of Luận

145. văn Cao học QTKD

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN

1.1.6. Những vấn đề còn tồn tại: ............................................................ 33
1.2. Nhà máy lọc dầu Dung Quất. ........................................................................34
1.2.1. Giới thiệu về Nhà máy: ................................................................ 34
1.2.2. Mô hình tổ chứa bảo dưỡng: ......................................................... 35
1.2.3. Quá trình xây dựng và áp dụng hệ thống CMMS: ......................... 36
1.2.4. Những điểm ghi nhận: ................................................................. 37
1.3. Nhà máy Điện Cà Mau. ..................................................................................37
1.3.1. Giới thiệu: .................................................................................... 37
1.3.3. Công tác triển khai áp dụng CMMS tại Nhà máy điện Cà mau: .... 38
1.3.4. Những điểm ghi nhận.................................................................... 38
1.3.5. Những tồn tại: .............................................................................. 39
1.4. Nhà máy đường ống khí Nam Côn Sơn: ......................................................39
1.4.1. Giới thiệu nhà máy: ..................................................................... 39
1.4.2. Mô hình quản lý bảo trì: ............................................................... 40
1.4.3. Công tác triển khai xây dựng và áp dụng hệ thống CMMS: ......... 40
1.4.4. Những điểm ghi nhận: ................................................................. 40
1.4.5. Những điểm tồn tại. ..................................................................... 41
2. Phân tích và đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh cũng như công tác
quản lý bảo dưỡng của Công ty TNHH Một Thành Viên Phân Bón Dầu Khí
Cà Mau.............................................................................................................................44
2.1. Quá trình hình thành và phát triển: ................................................................44
2.1.1. Sơ đồ bộ máy quản lý: ................................................................................45
2.1.2. Tổng quan kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty trong năm
2012: ....................................................................................................................48
2.2. Giới thiệu công nghệ sản xuất: ......................................................................50
2.3. Vai trò, vị trí công tác bảo trì: ........................................................................50

2.4..Thực trạng công tác bảo trì tại Nhà máy Đạm Cà mau: ....................................51
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .............................................................................................53

Học viên: Nguyễn Quang Tùng, Khóa 2010-2012
Footer Page 9 of 145.


Header Page 10 ofLuận
145.văn Cao học QTKD

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ỨNG DỤNG HIỆU QUẢ HỆ
THỐNG QUẢN LÝ BẢO DƯỠNG CMMS VÀO THỰC TẾ HOẠT ĐỘNG
CỦA NHÀ MÁY ĐẠM CÀ MAU GIAI ĐOẠN 2013-2015..............................54
1. Giải pháp 1: Xây dựng chiến lược bảo dưỡng gắn liền với định
hướng công tác sản xuất của Cty cũng như định hướng công tác
bảo dưỡng của Tập đoàn. ........................................................... 54
1.1. Căn cứ lựa chọn chiến lược: ...................................................54
2. Giải pháp 2: Thành lập Tổ CMMS trong giai đoạn xây dựng cũng như
khi đi vào áp dụng, phân định quyền hạn cùng cơ chế hoạt động ............ . 58
2.1. Căn cứ. .................................................................................58
2.2. Mục tiêu: .....................................................................................................58
2.3. Các giải pháp cụ thể: .............................................................58
3. Giải pháp 3: Phân chia các bước thực hiện làm nhiều giai đoạn ............61
3.1. Căn cứ: .................................................................................61
3.2. Các giải pháp và mục tiêu cụ thể: ........................................................61
3.2.1. Giai đoạn 1: Giai đoạn chạy thử nghiệm. ............................. 61
3.2.2. Giai đoạn 2: Giai đoạn chạy mở rộng. ..................................... 62
3.2.3. Giai đoạn 3: Kết nối module mua sắm. ............................... 63

3.2.4. Giai đoạn 4: Kết nối các hệ thống quản lý tiên tiến RBI, ERP. 64
KẾT LUẬN .................................................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................68
PHỤ LỤC .............................................................................................. 69

Học viên: Nguyễn Quang Tùng, Khóa 2010-2012
Footer Page 10 of 145.


Header Page 11 ofLuận
145.văn Cao học QTKD

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN

LỜI NÓI ĐẦU:
1.

Sự cần thiết của đề tài
Hoạt động của doanh nghiệp trong kinh tế thị trường là đầu tư, sử dụng các

nguồn lực tranh giành với các đối thủ phần nhu cầu của thị trường. Mục đích hoạt
động của doanh nghiệp trong kinh tế thị trường là đạt được hiệu quả cao nhất có thể
một cách lâu bền. Đối với các doanh nghiệp trong ngành hóa chất dầu khí, các hoạt
động liên quan đến công tác bảo dưỡng đóng vai trò quan trọng đến tính hiệu quả
cũng như tính bền vững của doanh nghiệp. Trong quá trình xây dựng chiến lược sản
xuất kinh doanh, nội dung bảo trì các trang thiết bị của những doanh nghiệp này
cũng là một trong những nội dung trọng tâm.
Công tác tổ chức quản lý bảo dưỡng trong các nhà máy hóa chất và ứng dụng
các công cụ quản lý hiện đại để tăng hiệu quả quá trình này là chủ đề khá thường
xuyên được đưa ra thảo luận trong các hội thảo ngành hóa chất những năm gần đây

đã chứng tỏ vai trò quan trọng của hệ thống quản lý bảo dưỡng trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặc dù vai trò quan trọng của công tác quản lý
bảo dưỡng đã được chứng minh nhưng việc áp dụng các công cụ quản lý hiện đại
vào công tác quản lý bảo dưỡng này vẫn là một bài toán không đơn giản đối với
những người làm công tác bảo trì tại đơn vị.
Tìm hiểu công tác ứng dụng hệ thống quản lý bảo dưỡng tiên tiến hiện đang
được sử dụng tại một số doanh nghiệp hóa chất dầu khí và đưa ra các giải pháp
nhằm triển khai áp dụng hiệu quả hệ thống này là những nội dung đề tài hướng đến.
Đây đồng thời cũng là nhiệm vụ mà đôi ngũ những người làm công tác bảo dưỡng
tại Nhà máy Đạm Cà Mau đang tìm cách thực hiện.

2.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung vào nghiên cứu và khảo sát kinh nghiệm của các

đơn vị trong ngành dầu khí đã triển khai áp dụng các phương pháp quản lý
bảo dưỡng tiên tiến vào thực tiễn hoạt động. Do thời gian nghiên cứu có hạn
nên phạm vi nghiên cứu tập trung vào các nhà máy điển hình: NM lọc dầu
Dung Quất, NM đạm Phú Mỹ, NM khí Nam Côn Sơn, NM điện Cà Mau.
Học viên: Nguyễn Quang Tùng, Khóa 2010-2012
Footer Page 11 of 145.

1


Header Page 12 ofLuận
145.văn Cao học QTKD

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN


Luận văn cũng tìm hiểu chiến lược bảo dưỡng của Tập đoàn dầu khí,
định hướng sản xuất của Công ty phân bón dầu khí Cà Mau – đơn vị quản lý
nhà máy đạm Cà Mau, phân tích tổ chức quản lý bảo dưỡng của nhà máy đạm
Cà Mau hiện nay.

3.

Phương pháp nghiên cứu
Phân tích tổng hợp: nghiên cứu các lý thuyết về quản lý bảo dưỡng và

phương pháp tiếp cận của các nhà máy hóa chất dầu khí đối với vấn đề này.
Khảo sát thực tế: Lập phiếu hỏi và gửi các phiếu đến các đơn vị trong phạm vi
nghiên cứu để thu thập thông tin, dữ liệu. Kết quả khảo sát sẽ được thống kê,
đánh giá nhằm tìm ra phương án tối ưu áp dụng hiệu quả vào việc xây dựng
và sử dụng hệ thống

4.

Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo nội dung chính

của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết bảo dưỡng và công tác quản lý bảo dưỡng.
Chương 2: Phân tích thực trạng công tác bảo dưỡng và quản lý công tác bảo
dưỡng tại các nhà máy hóa chất dầu khí trong những năm gần đây.
Chương 3: Một số giải pháp ứng dụng hiệu quả hệ thống quản lý bảo dưỡng
CMMS vào thực tế hoạt động của Nhà máy Đạm Cà mau trong giai đoạn 20132015.

Học viên: Nguyễn Quang Tùng, Khóa 2010-2012

Footer Page 12 of 145.

2


Header Page 13 ofLuận
145.văn Cao học QTKD

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT BẢO DƯỠNG VÀ
CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO DƯỠNG.
1.

Lịch sử bảo trì:
Bảo trì đã xuất hiện kể từ khi con người biết sử dụng các loại công cụ, dụng

cụ, đặc biệt từ khi các chi tiết quay như bánh xe được phát minh. Nhưng chỉ hơn
nửa thế kỷ qua, từ những năm 1960, bảo trì mới được coi trọng đúng mức khi có sự
gia tăng nhanh chóng về số lượng và chủng loại của các tài sản cố định như máy
móc, thiết bị, nhà xưởng trong sản xuất công nghiệp.
Ở bất kỳ nơi nào trên thế giới người ta đã tính trung bình rằng khoảng từ 4
đến 40 lần chi phí mua sắm sản phẩm và thiết bị để dùng để duy trì chúng vận hành
đạt yêu cầu bằng các hoạt động bảo trì phòng ngừa và phục hồi trong suốt tuổi đời
của chúng. Theo tạp chí Control Magazine (October, 2009) các nhà sản xuất trên
toàn thế giới chi 249 tỉ USD cho bảo trì mỗi năm và con số này vẫn không ngừng
gia tăng.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hóa và các ứng
dụng tiến bộ của khoa học vào công tác bảo trì, ngành công nghiệp bảo trì trên thế
giới đã có những thay đổi rõ nét. Căn cứ trên sự thay đổi về bản chất của các hoạt

động bảo trì, có thể chia lịch sử của ngành công nghiệp bảo trì ra ba giai đoạn như
sau:

Học viên: Nguyễn Quang Tùng, Khóa 2010-2012
Footer Page 13 of 145.

3


Header Page 14 ofLuận
145.văn Cao học QTKD

1930

1950

1970

1980

2000

2010

Thế hệ thứ 2:

Trungbình

Thiệt hại do hư hỏng


1990

Thế hệ thứ 3:
-Giám sát tình trạng.
-Bảo dưỡng ngăn
ngừa, dự đoán.
-Phân tích tình
trạng.
-Nghiên cứu rủi ro.

Cao

1920

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN

Thế hệ thứ
nhất:

- Bảo dưỡng định
kỳ.
-Lập kế hoạch và
điều hành công
việc

Thấp

Sửa chữa khi
có hư hỏng


Gia tăng hiệu quả và hiệu suất
Hình1: Các giai đoạn của ngành công nghiệp bảo trì thế giới.
Bảo trì đã trải qua ba thế hệ sau:
1.1.

Thế hệ thứ nhất: Bắt đầu từ giai đoạn đầu cách mạng công nghiệp đến

đầu chiến tranh thế giới thứ II.
Trong giai đoạn này công nghiệp bắt đầu phát triển.Việc chế tạo và sản xuất
được thực hiện bằng các máy móc còn đơn giản, thời gian ngừng máy ít ảnh hưởng
Học viên: Nguyễn Quang Tùng, Khóa 2010-2012
Footer Page 14 of 145.

4


Header Page 15 ofLuận
145.văn Cao học QTKD

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN

đến sản xuất, do đó công việc bảo trì cũng rất đơn giản. Bảo trì không ảnh hưởng
lớn về chất lượng và năng suất.Vì vậy ý thức ngăn ngừa các thiết bị hư hỏng chưa
được phổ biến trong đội ngũ quản lý. Do đó không cần thiết phải có các phương
pháp bảo trì hợp lý cho các máy móc. Bảo trì lúc bấy giờ chỉ đơn giản là là sửa chữa
các máy móc và thiết bị khi có hư hỏng xảy ra.
1.2.

Thế hệ thứ hai: Những thay đổi trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ II.
Những áp lực trong thời gian chiến tranh đã làm tăng nhu cầu của các loại


hàng hóa trong khi nguồn nhân lực cung cấp cho công nghiệp lại sút giảm đáng kể.
Do đó cơ khí hóa đã được phát triển mạnh để bù đắp lại nguồn nhân lực bị thiếu
hụt. Vào những năm 1960, máy móc các loại đã được đưa vào sản xuất nhiều hơn
và phức tạp hơn. Công nghiệp bắt đầu phụ thuộc vào chúng.
Do sự phụ thuộc ngày càng tăng, thời gian ngừng máy đã được ngày càng được
quan tâm nhiều hơn. Một câu hỏi được nêu ra là "con người kiểm soát máy móc hay
con người bị phụ thuộc vào máy móc". Nếu công tác bảo trì được thực hiện tốt
trong nhà máy thì con người sẽ kiểm soát được máy móc, ngược lại máy móc hư
hỏng sẽ gây khó khăn cho con người.
Vì vậy đã có ý kiến cho rằng những hư hỏng của thiết bị có thể và nên được
phòng ngừa, để tránh làm mất thời gian khi có những hư hỏng hay tình huống khẩn
cấp xảy ra. Từ đó đã bắt đầu xuất hiện khái niệm bảo trì phòng ngừa mà mục tiêu
chủ yếu là giữ chothiết bị luôn hoạt động ở trạng thái ổn định chứ không phải sửa
chữa khi có hư hỏng. Trong những năm 1970 giải pháp này chủ yếu là đại tu lại
thiết bị vào những khoảng thời gian nhất định.
Chi phí bảo trì cũng đã bắt đầu gia tăng đáng kể so với chi vận hành khác.
Điều nàydẫn đến việc phát triển những hệ thống kiểm soát và lập kế hoạch bảo trì.
Cuối cùng tổng vốn đầu tư cho tài sản cố định đã gia tăng đáng kể nên người ta bắt
đầu tìm kiếm những giải pháp để có thể tăng tối đa tuổi thọ của các tài sản này.
1.3.

Thế hệ thứ ba: Từ những năm 1990, công nghiệp thế giới đã có những

thay đổi lớn.
Những thay đổi này đòi hỏi và mong đợi ở bảo trì ngày càng nhiều hơn.Thời
gian ngừng máy luôn luôn ảnh hưởng đến năng lưc sản xuất của thiết bị do làm
Học viên: Nguyễn Quang Tùng, Khóa 2010-2012
Footer Page 15 of 145.


5


Header Page 16 ofLuận
145.văn Cao học QTKD

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN

giảm sản lượng, tăng chi phí vận hành và gây trở ngại cho dịch vụ khách hàng. Vào
những năm 1960 và 1970 điều này đã là một mối quan tâm chủ yếu trong một số
ngành công nghiệp lớn như chế tạo máy, khai thác mỏ và giao thông vận tải. Các xu
hướng mới xuất phát từ các nhu cầu sau:
Công nghiệp chế tạo thế giới có xu hướng thực hiện các hệ thống sản xuất
đúng lúc (just -in -time), trong đó lượng tồn kho nguyên vật liệu, bán thành phẩm
giảm rất nhiều nên chỉ những hư hỏng nhỏ của một thiết bị nàođó cũng đủ làm
ngừng toàn bộ một nhà máy.
Trong những năm gần đây sự phát triển của cơ khí hóa và tự động hóa đã
làm cho độ tin cậy và khả năng sẵn sàng trở thành những yếu tố quan trọng hàng
đầu trong các ngành công nghiệp và dịch vụ như y tế, xử lý dữ liệu, viễn thông, tin
học và xây dựng. Vào tháng 6/2012 chỉ một ngày dừng máy đã làm cho Tổng công
ty phân bón và hóa chất dầu khí PVFCCo thiệt hại khoảng 1 triệu USD.
Tự động hóa nhiều hơn cũng có nghĩa rằng những hư hỏng ngày càng ảnh hưởng
lớn hơn đến các tiêu chuẩn chất lượng và dịch vụ. Ví dụ các máy móc hư hỏng có
thể ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống điều hòa nhiệt độ trong các tòa nhà và sự đúng
giờ của hệ thống giao thông vận tải và chúng gây trở ngại cho khả năng đạt dung sai
cho phép trongchế tạo máy.
Những hư hỏng ngày càng gây các hậu quả về an toàn và môi trường nghiêm
trọng trong khi nhưng tiêu chuẩn ở các lĩnh vực này đang ngày càng tăng nhanh
chóng. Tại nhiều nước trên thế giới, đã có những công ty, nhà máy đóng cửa vì
không đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn và môi trường. Điển hình là những tai nạn

và rò rỉ ở một số nhà máy điện nguyên tử đã làm nhiều người lo ngại. Một số nước
như Thụy Điển, Đức đã có kế hoạch đóng cửa toàn bộ những nhà máy điện nguyên
tử trên lãnh thổ của mình trongnhững năm tới.
Sự phụ thuộc của con người vào tài sản cố định, máy móc, thiết bị ngày càng
tang thì đồng thời chi phí vận hành và sở hữu chúng cũng tăng. Để thu hồi tối đa
vốn đầu tưcho các thiết bị, chúng phải được duy trì hoạt động với hiệu suất cao và
có tuổi thọ càng lâu càng tốt.
Cuối cùng chính chi phí bảo trì cũng đang tăng lên, tính theo giá tuyệt đối và
Học viên: Nguyễn Quang Tùng, Khóa 2010-2012
Footer Page 16 of 145.

6


Header Page 17 ofLuận
145.văn Cao học QTKD

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN

tính như là một thành phần của tổng chi phí. Trong một số ngành công nghiệp, chi
phí bảo trì cao thứ nhì hoặc thậm chí cao nhất trong các chi phí vận hành. Kết quả là
trong vòng 20 năm gần đây, chi phí bảo trì từ chỗ ít được quan tâm đến chỗ đã vượt
lên đứng đầu trong các chi phí mà người ta ưu tiên kiểm soát.
Hiện nay các con số thống kê cho thấy rằng: hơn 90% các chi phí bảo đảm
chất lượng, khả năng bảo trì và độ tin cậy trong công nghiệp được dùng để phục hồi
lại những sai sót khuyết tật do thiết kế sản phẩm sau khi chúng đã xảy ra, trong khi
chỉ gần 10% được chi để làm đúng sản phẩm ngay từ đầu. Những nỗ lực của bảo trì
trong tương lai là phải đảo ngược con số này.

2.


Vai trò của bảo trì.
Bảo trì đóng một vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động sản xuất, có thể

so sánh như một đội cứu hỏa. Đám cháy một khi đã xảy ra phải được dập tắt càng
tốt để tránh những thiệt hại lớn. Tuy nhiên, dập tắt lửa không phải là nhiệm vụ
chính của đội cứu hỏa mà công việc chính của họ là phòng ngừa không cho đám
chảy xảy ra. Do đó vai trò chính của bảo trì là:
1.4.

Phòng ngừa để tránh cho máy móc bị hỏng.

1.5.

Cực đại hóa năng suất thông qua:
Đảm bảo hoạt động đúng yêu cầu và liên tục tương ứng với tuổi thọ của máy

lâu hơn.
Đảm bảo chỉ số khả năng sẵn sàng của máy cao nhất và thời gian ngừng máy
để bảo trì nhỏ nhất.
Cải tiến liên tục quá trình sản xuất.
1.6.

Tối ưu hóa hiệu suất của máy:
Máy móc vận hành có hiệu quả và ổn định hơn.
Chi phí vận hành ít hơn.
Sản phẩm đạt chất lượng hơn.

1.7.


Tạo ra môi trường làm việc an toàn hơn.
Hiện nay, vai trò của bảo trì ngày càng trở nên quan trọng. Ở những nước

đang phát triển như Việt Nam, có nhiều thiết bị nhập ngoại trong các dây chuyền
công nghệ mới. Vấn đề phụ tùng là yếu tố cần quan tâm, bởi vì khó tìm được phụ
Học viên: Nguyễn Quang Tùng, Khóa 2010-2012
Footer Page 17 of 145.

7


Header Page 18 ofLuận
145.văn Cao học QTKD

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN

tùng thay thế cho thiết bị, nếu có tìm thấy thì giá cũng rất cao và phải trả bằng ngoại
tệ đồng thời sản xuất cũng bị gián đoạn thời gian dài ảnh hưởng đến doanh thu và
lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu công tác bảo trì tốt, hậu quả của những hỏng hóc
đã được đề phòng thì những vấn đề này phần nào đã được giải quyết.

3.

Những thách thức đối với các nhà quản lý bảo trì.

Kỹ thuật càng phát triển, máy móc và thiết bị sẽ càng đa dạng và phức tạp hơn.
Những thách thức chủ yếu đối với những nhà quản lý bảo trì hiện đại bao gồm:
Lựa chọn chiến lược bảo trì thích hợp nhất.
Phân biệt các loại quá trình hư hỏng.
Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người chủ thiết bị, người sử dụng thiết

bị và của toàn xã hội.
Thực hiện công tác bảo trì có kết quả nhất.
Hoạt động công tác bảo trì với sự hỗ trợ và hợp tác tích cực của các bên liên
quan.

4.

Các phương pháp bảo trì thông dụng hiện nay:
Đối với ngành công nghiệp hiện đại ngày nay, để đảm bảo hiệu quả tối đa

cho sản xuất, vấn đề bảo trì máy trở nên ngày càng cấp thiết. Phương pháp hiện đại
trong bảo trì máy không chỉ đảm bảo cho các cơ sở sản xuất có được phương tiện
làm việc tối ưu, mà còn là nhân tố chính để làm giảm giá thành sản xuất.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay ở Việt Nam, nhu cầu tăng năng suất, giảm giá
thành sản xuất trở thành một mục tiêu thường trực trong các xí nghiệp, nhà máy.
Sơ lược giới thiệu một số phương pháp bảo trì thông thường được áp dụng hiện nay:
4.1.

Bảo trì không kế hoạch
Phương pháp bảo trì này được xem như là vận hành cho đến khi hư hỏng.

Hầu như không có kế hoạch hay hoạt động bảo trì nào đáng kể trong khi thiết bị
đang hoạt động cho đến khi hư hỏng. Khi có một hư hỏng nào đó xảy ra thì thiết bị
đó sẽ được sửa chữa hoặc thay thế.
Đặc điểm:
- Sử dụng máy cho tới khi hỏng, chỉ có bảo dưỡng đơn giản như tra, thay dầu, mỡ
Học viên: Nguyễn Quang Tùng, Khóa 2010-2012
Footer Page 18 of 145.

8



Header Page 19 ofLuận
145.văn Cao học QTKD

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN

và sửa chữa, tân tạo lại máy sau khi hỏng.
- Thường áp dụng trong những cơ sở sản xuất nhỏ, sản xuất gián đoạn không liên
tục.
- Về lâu dài, đây là phương pháp bảo trì tốn kém nhất.
Ưu điểm:
- Tận dụng tối đa thời gian sử dụng máy.
- Giảm đầu tư ban đầu, không thành lập xưởng bảo trì.
Nhược điểm:
- Thụ động, lịch trình sản xuất không được đảm bảo.
- Chi phí sửa chữa cao về nhân lực và phụ tùng thay thế.
- Có thể dẫn tới hư hỏng toàn bộ và phải thay thế máy mới.
4.2.

Bảo trì có kế hoạch:
Phương pháp bảo trì này chú trọng vào công tác lập kế hoạch, chủ động thực

hiện các hoạt động bảo trì cho thiết bị. Có hai hình thức bảo trì có kế hoạch là bảo
trì phòng ngừa trực tiếp và bảo trì phòng ngừa gián tiếp:
4.2.1.Bảo trì phòng ngừa trực tiếp (Preventive Maintenance):
Bảo trì phòng ngừa trực tiếp được thực hiện nhằm ngăn ngừa hư hỏng xảy ra
bằng cách tác động và cải thiện một cách trực tiếp trạng thái vật lý của máy móc và
thiết bị như độ rung, nhiệt độ, độ ăn mòn.
Đặc điểm:

- Dựa theo thông số kỹ thuật của nhà chế tạo thiết bị và tình trạng sử dụng. Thay thế
bắt buộc các chi tiết máy theo lịch trình cố định.
- Đây là phương pháp bảo trì tiêu chuẩn, thường áp dụng trong các xí nghiệp có
xưởng bảo trì.
- Sử dụng phần mềm vi tính quản trị bảo trì: Computerized Maintenance
Management Systems (CMMS).
Ưu điểm:
- Chủ động về lịch trình sản xuất.
- Độ an toàn máy tương đối cao.
Học viên: Nguyễn Quang Tùng, Khóa 2010-2012
Footer Page 19 of 145.

9


Header Page 20 ofLuận
145.văn Cao học QTKD

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN

Nhược điểm:
- Tốn kém: phụ tùng còn tốt vẫn phải thay thế.
- Giảm thời gian sử dụng máy.
- Có thể có tình trạng máy hỏng trước thời hạn bảo trì nếu điều kiện làm việc khắc
nghiệt hơn điều kiện làm việc thiết kế.
4.2.2. Bảo trì phòng ngừa gián tiếp (Predictive Maintenance)
Bảo trì phòng ngừa gián tiếp được thực hiện để tìm ra các hư hỏng ngay trong giai
đoạn ban đầu trước khi các hư hỏng có thể xảy ra.
Trong giải pháp này, các công việc bảo trì không tác động đến trạng thái vật
lý của thiết bị mà thay vào đó là các kỹ thuật giám sát tình trạng như giám sát tình

trạng khách quan và giám sát tình trạng chủ quan được áp dụng để tìm ra hoặc dự
đoán các hư hỏng của máy móc, thiết bị nên còn được gọi là bảo trì trên cơ sở tình
trạng (CBM-Condition Based Maintenance) hay bảo trì dự đoán (Predictive
Maintenance)
Bảo trì trên cơ sở tình trạng máy đã khắc phục các nhược điểm của bảo trì
phòng ngừa trực tiếp và bảo trì định kỳ bằng cách giám sát liên tục tình trạng máy
để xác định chính xác tình trạng và điều kiện hoạt động của thiết bị ở mọi thời
điểm, người ta sử dụng những kỹ thuật giám sát tình trạng.
Đặc điểm:
- Kiểm soát thường trực hoặc định kỳ để xác định tình trạng máy. Chỉ lên kế hoạch
dừng máy để xử lý dung sai (ví dụ độ lệch tâm hay mất cân bằng), hoặc thay thế
vàsửa chữa sau khi chuẩn đoán chính xác tình trạng máy trước khi máy hỏng.
- Sử dụng các công cụ giám sát tình trạng thiết bị: đo độ rung động, theo dõi nhiệt
độ, áp suất, tình trạng dầu bôi trơn, ăn mòn, thay đổi tổ chức kim loại,…
- Sử dụng phần mềm quản trị bảo trì CMMS.
- Liên kết với các công ty độc lập chuyên trách về theo dõi và phân tích tình trạng
máy.
Ưu điểm:
- Đảm bảo an toàn máy, đặc biệt hiệu quả đối với các thiết bị quan trọng.
- Chủ động và đảm bảo lịch trình sản xuất.
Học viên: Nguyễn Quang Tùng, Khóa 2010-2012
Footer Page 20 of 145.

10


Header Page 21 ofLuận
145.văn Cao học QTKD

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN


- Khai thác tối đa công suất và thời gian sử dụng máy.
- Tiết kiệm chi phí: chỉ sửa chữa hay thay phụ tùng tùy theo tình trạng, giảm chi phí
nhân công và vật tư.
- Đây là phương pháp tối ưu, thường được áp dụng trong các nhà máy đòi hỏi tính
an toàn máy cao và hoạt động liên tục 24/24h như hoá chất, phân bón, điện lực, xi
măng v.v…
Nhược điểm:
-Đầu tư cao về thiết bị và kiểm soát an toàn, phân tích, và xử lý độ rung động như
chỉnh lệch tâm, cân bằng động.
- Đòi hỏi có đội ngũ cán bộ bảo trì có trình độ cao, hoặc phải sử dụng công ty
chuyên trách bên ngoài.
Nhận xét:
Tại các nước công nghiệp phát triển, với sự cạnh tranh khốc liệt và hạch toán
kinh tế chặt chẽ, thì việc sử dụng với hiệu quả tối đa trang thiết bị cũng như nhân
lực là vấn đề thực tiễn và luôn được cải tiến để đạt tới mục tiêu: tăng năng suất,
giảm giá thành.
Giảm chi phí bảo trì là một trong những biện pháp để đạt tới mục tiêu này.
Theo một thống kê sơ bộ, những nhà máy áp dụng phương pháp bảo trì theo tình
trạng máy giảm được trung bình 25% chi phí bảo trì.
Phương pháp này đã hình thành và được đưa vào áp dụng từ những năm
1990, nhưng trước đây, ít được áp dụng trong ngành công nghiệp dân dụng, bởi vì
sự phức tạp khó khăn trong việc chuẩn đoán chính xác tình trạng máy.
Cho đến những năm gần đây, nhờ sự tiến bộ vượt bậc trong các lĩnh vực điện
tử, vi tính và đo lường, sự hỗ trợ mạnh mẽ của các công cụ theo dõi tình trạng máy,
các phần mềm hỗ trợ lập kế hoạch đồng thời với sự đòi hỏi tăng năng suất, việc áp
dụng phương pháp bảo trì theo tình trạng máy ngày càng phổ biến và đang từng
bước thay thế phương pháp bảo trì định kỳ thông thường trong các nhà máy.
Học viên: Nguyễn Quang Tùng, Khóa 2010-2012
Footer Page 21 of 145.


11


Header Page 22 ofLuận
145.văn Cao học QTKD

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN

5.

Mô hình quản lý bảo trì ở các nhà máy công nghiệp hóa chất.

5.1.

Mô hình phân tán:
Mô hình này thường được sử dụng trong các Nhà máy hóa chất trước đây

trong đó một số nhân lực và phương tiện phục vụ công tác bảo trì phân về các đơn
vị sản xuất trong nhà máy. Ngoài ra, hình thành đơn vị bảo dưỡng cấp Xưởng bảo
dưỡng thực hiện các công tác bảo trì lớn cũng như gia công chi tiết máy. Mô hình
này ra đời từ những năm đầu quá trình công nghiệp hóa. Các đặc điểm của mô hình
này:


Ưu điểm:

-

Chủ động trong công tác gia công, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị.


-

Khả năng đáp ứng nhanh.

-

Nguồn nhân lực ổn định, gắn bó có trách nhiệm cao.



Nhược điểm:

-

Tổ chức cồng kềnh.

-

Chi phí cao cho nhân lực bảo trì.

-

Chi phí cao cho nhà xưởng, vật tư dự phòng.

-

Không chuyên môn sâu cho lực lượng bảo dưỡng.

5.2.


Mô hình tập trung khối bảo dưỡng trong nhà máy.

Hiện tại mô hình quản lý này chủ yếu là bao gồm hai bộ phận là bô phận vận hành
và bộ phận bảo dưỡng. Trong đó bộ phận bảo dưỡng chia ra làm ba nhánh chính:


Xưởng bảo dưỡng, sửa chữa cơ khí: trực tiếp thực hiện các công việc bảo trì

đối với các hạng mục trang thiết bị cơ khí trong nhà máy.


Xưởng bảo dưỡng, sửa chữa điện và thiết bị điều khiển – đo lường: trực tiếp

thực hiện các công việc bảo trì đối với các hạng mục trang thiết bị điện và điều
khiển.


Phòng kỹ thuật đầu mối: phòng kỹ thuật nhà máy có trách nhiệm quản lý

chung về các vấn đề liên n vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Cụ thể
trong báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh tại bảng sau:
Học viên: Nguyễn Quang Tùng, Khóa 2010-2012
Footer Page 58 of 145.

48


Header Page 59 ofLuận
145.văn Cao học QTKD


Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN

Bảng 3: Các kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV
Nội dung

Năm 2012

Sản xuất (1.000 tấn/năm)
-Urê

553

-Sản phẩm mới (Phân hữu cơ, vi sinh, NPK..)

150

Kinh doanh (1.000 tấn/năm)
-Urê

550

-Sản phẩm mới (Phân hữu cơ, vi sinh, NPK..)

150
11.430

Tổng doanh thu (tỷ đồng)
Lợi nhuận sau thuế/VĐL (%)


15%

Tổng số CBCNNV (người)

780

Kênh phân phối:

Đại lý: 30
Cửa hàng: 200

PBDK Cà Mau năm 2012:
(Nguồn: Trích Báo cáo tài chính năm 2012 của Công ty TNHHMTV PBDK Cà
Mau)
2.2.

Mục tiêu sản xuất giai đoạn 2013-2015:



Vận hành an toàn, ổn định và hiệu quả Nhà máy đạm Cà Mau



Chủ động lập kế hoạch quản lý và tổ chức thực hiện bảo dưỡng - sửa chữa

nhà máy.


Tổ chức, liên kết nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới như: đa dạng hóa


sản phẩm Urê, NPK, phân vi sinh và các loại hóa chất dầu khí khác.


Nghiên cứu, áp dụng công nghệ kỹ thuật làm giảm thất thoát phân khi bón,

giảm thiểu tác hại đến môi trường, tiết kiệm năng lượng.
Một số chỉ tiêu cụ thể:


Cập nhật và duy trì hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng – an toàn – sức

Học viên: Nguyễn Quang Tùng, Khóa 2010-2012
Footer Page 59 of 145.

49


Header Page 60 ofLuận
145.văn Cao học QTKD

Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN

khỏe – môi trường trong năm 2013.


Xây dựng và từng bước áp dụng hệ thống quản lý CMMS trong năm 2013.




Áp dụng hệ thống quản lý sản xuất ERP từ năm 2014.



Quản lý điện tử từ năm 2015.

3.

Công nghệ sản xuất và vai trò công tác bảo dưỡng tại Nhà máy Đạm Cà

Mau:
2.2. Giới thiệu công nghệ sản xuất:
Công nghệ được sử dụng cho nhà máy là công nghệ tiên tiến được cung cấp bởi các
nhà cung cấp bản quyền công nghệ có uy tín trên thế giới. Theo đó, công nghệ xây
dựng nhà máy được lựa chọn:


Công nghệ sản xuất A-mô-ni-ác của Haldor Topsoe (Đan Mạch).



Công nghệ sản xuất urê của SAIPEM (Italia).



Công nghệ vê viên tạo hạt của Toyo Engineering Corp (Nhật Bản).

Hầu hết các thiết bị chính, quan trọng đều có nguồn gốc từ EU/G7. Các tiêu chuẩn
áp dụng cho nhà máy theo tiêu chuẩn quốc tế (ASME, API, JIS…) và các tiêu
chuẩn bắt buộc về môi trường và an toàn phòng cháy chữa cháy của Việt Nam.

2.3. Vai trò, vị trí công tác bảo trì:
Ngay từ khi thành lập, ban Lãnh đạo Công ty đã có chủ trương và đang triển
khai việc xây dựng đội ngũ CBCNV bảo dưỡng cũng như trang thiết bị cần thiết
nhằm chủ động trong công tác bảo trì cũng như ứng phó với các sự cố có thể xảy ra,
duy trì hoạt động nhà máy ổn định và hiệu quả xuất phát từ các nguyên nhân sau:


Nhà máy Đạm Cà Mau có vị trí địa lý cách xa các trung tâm công nghiệp

chính phía Nam như TP HCM, Biên Hòa, Bà Rịa Vũng Tàu,… Điều này sẽ tác
động đến công tác phối hợp cũng như huy động các nguồn lực bảo dưỡng bên
ngoài.


Nhà máy Đạm Cà Mau áp dụng công nghệ hiện đại tương ứng với hệ thống

trang thiết bị máy móc rất phức tạp với yêu cầu đáp ứng nhanh trong các hoạt động
bảo dưỡng, sửa chữa. Điều này đòi hỏi đội ngũ bảo dưỡng cho Nhà máy phải là
những người rất am hiểu và nắm chắc kỹ thuật bảo dưỡng cho từng chủng loại thiết
bị trong dây chuyền sản xuất như: thiết bị động, thiết bị tĩnh, thiết bị điện-điều
khiển,
Học viên: Nguyễn Quang Tùng, Khóa 2010-2012
Footer Page 60 of 145.

50


Header Page 61 ofLuận
145.văn Cao học QTKD


Viện Ktế và Qlý, ĐHBK HN

2.4. Thực trạng công tác bảo trì tại Nhà máy Đạm Cà mau:
Đội ngũ bảo dưỡng của Nhà máy đã được hình thành từ giai đoạn chuẩn
bị tiếp nhận bàn giao công trình. Sau khi tiếp nhận công tác bảo trì trang thiết
bị của nhà máy, đội ngũ bảo trì đã nhanh chóng bắt nhịp vào các công việc
sửa chữa, bảo dưỡng. Đến thời điểm hiện tại, sau khoảng 1 năm bàn giao,
công tác bảo dưỡng, sửa chữa đã có nhiều tiến bộ và cơ bản hoàn thành nhiệm
vụ bảo dưỡng, sửa chữa được giao.
Công tác quản lý bảo trì hiện tại của nhà máy đang áp dụng là mô hình
quản lý kiểu thủ công, chưa có sự kết nối giữa các bộ phận. Điều này cản trở
nhiều đến tính hiệu quả của công tác quản lý. Mặc dù nhà máy đã được trang
bị phần mềm quản lý bảo trì CMMS của hãng Invensys, tuy nhiên, công tác
xây dựng và khai thác phần mềm này vẫn chưa được áp dụng do nhiều nguyên
nhân. Mục tiêu của nhà máy sẽ triển khai áp dụng vào cuối năm 2013, khi các
điều kiện chuẩn bị đã sẵn sàng.
Tổ chức:
Nhà máy áp dụng mô hình tổ chức bảo trì tập trung – mô hình 2, trong
đó bao gồm các bộ phận:


Xưởng bảo dưỡng, sửa chữa cơ khí: trực tiếp thực hiện các công việc bảo trì

đối với các hạng mục trang thiết bị cơ khí trong nhà máy.


Xưởng bảo dưỡng, sửa chữa điện và thiết bị điều khiển – đo lường: trực tiếp

thực hiện các công việc bảo trì đối với các hạng mục trang thiết bị điện và điều
khiển.



Phòng kỹ thuật đầu mối. Phòng kỹ thuật nhà máy có trách nhiệm quản lý

chung về mọi vấn đề liên quan đến công tác kỹ thuật, chủ trì điều phối mọi công tác
về việc lên kế hoạch bảo dưỡng bao gồm kế hoạch bảo dưỡng định kỳ và đại tu
trong các đợt sửa chữa lớn ngừng nhà máy, lên kế hoạch mua sắm vật tư và thuê
dịch vụ kỹ thuật bên ngoài.
Những thuận lợi:


Có định hướng và các mục tiêu sản xuất cụ thể của Tập đoàn và Tổng công

ty.
Học viên: Nguyễn Quang Tùng, Khóa 2010-2012
Footer Page 61 of 145.

51


×