Tản mạn về ngày phụ nữ Việt Nam
Vai trò của Phụ Nữ ngày nay , trong bất cứ xã hội nào , cũng rất quan trọng!
Ngày xưa , cũng vậy thôi!
Người Việt nói riêng , người Đông Nam Á cổ đại nói chung , đã dành những gì to lớn nhất , quan trọng nhất trong tự
nhiên và trong xã hội cho phụ nữ :
Về nhận thức : Xa xưa , trong xã hội công xã nguyên thủy , rõ ràng con chỉ biết mẹ mà thôi , còn cha thì không nhất
thiết phải nhớ tới! Mẹ, với bản năng sinh tồn , cắt rốn tạo ra một phiên bản của mình , là núm ruột không thể tách rời
dù con đã lớn khôn !Giữa Mẹ và Con đã hình thành tình cảm vô thức , không nói ra nhưng Mẹ luôn đi tìm con , che
chở cho con và ngược lại , Con luôn đi tìm Mẹ , từ trong vô thức sâu thẩm trong tâm hồn , hơi ấm của Mẹ luôn có
sức hút mãnh liệt , vô hình nhưng rất mãnh liệt , cho dù đó là con trai đi nữa!Sức hút ấy có từ đâu?
Từ lúc được thụ thai , hài nhi đã có sợi dây liên kết từ Mẹ thật thiêng liêng và huyền diệu ...
Mẹ từ từ cảm nhận được một sinh linh đang lớn dần , cựa quậy đáng yêu và tràn đầy hạnh phúc , cảm xúc khó tả
mà đàn Ông không bao giờ có được...
Trí não trẻ thơ cũng ngập tràn cảm xúc của Mẹ , sự dịu dàng , hiền diệu , vuốt ve ngập tràng trong trí não sơ khai .
Cứ thế , theo thời gian , Con trẻ chào đời , tuy là hai cá thể : Mẹ -Con , độc lập từ đây , nhưng tình cảm vô thức
thiêng liêng luôn đi hết cả cuộc đời...
Mẹ : số ít , Phụ Nữ : số nhiều đã là Nhân tố chính tạo ra tình cảm thiêng liêng ấy cho nhân loại mà cho đến ngày nay
, rồi mai sau đi nữa cũng không có máy móc tối tân nào có thể thay thế được!
Và , nếu điều đó có xảy ra thì thế gian đã tận thế mất cả rồi!
Cho nên , Phụ Nữ , mãi mãi vẫn là trung tâm của vũ trụ!
Về tự nhiên : Cái nhà , cái bếp , cái nồi , cái sông ( sông cái -sông lớn nhất ) , đường cái ...Nam chỉ có đực rựa
( công cụ đốn củi ) mà thôi!Bởi vì trong vô thức Mẹ là khởi nguồn của tất cả!
Về xã hội : Vai trò của Phụ Nữ rất lớn trong xã hội nguyên thủy : Quyết định mọi việc trong làng , con gái mang họ
mẹ ( Mẫu hệ ) , chia gia tài cho con gái út...( Người Ê Đê , Jo-rai , K'Ho ...ở Tây Nguyên)
Nhưng ngày nay , đa số các dân tộc trên thế giới đã bước sang chế độ Phụ hệ ( nhấn mạnh vai trò của đàn Ông
trong mọi mặt của đời sống xã hội), còn một vài thiểu số vẫn duy trì chế độ Mẫu hệ như 5.000 năm trước ?Vì sao
vậy ?
Trở lại thời công xã nguyên thủy , người Mẹ sáng tạo ra nghề Trồng trọt và chăn nuôi , khi mà người Cha đi săn bắt
hái lượm không còn hiệu quả nữa vì tài nguyên thiên nhiên đã cạn dần ...
Người đàn Ông , đành sống phụ thuộc vào vợ , là cái bóng của vợ , và thế là mọi quyền hành đều nằm trong tay
người Phụ Nữ . Cái gì quí , quan trọng đều là Cái ...là thuộc về Phụ Nữ cả !Đàn Ông các dân tộc thiểu số ở Tây
Nguyên không hài lòng chứ ?Vâng , họ cũng đã cố gắng khẳng định sức mạnh của mình , ra khỏi nhà , đi gây chiến
các bộ tộc khác ở xung quanh , nhằm đem về cho vợ con nô lệ , tài sản quí giá ...để lên làm Tù trưởng , để đổi ngôi !
Để khẳng định phong độ của mình ?!Để lập nên chế độ Phụ hệ như bao đàn Ông khác của thế giới đã từng làm!
Không may mắn thay !Họ ở Tây Nguyên , được bao bọc bởi , phía Bắc là Đại Việt , phía Đông là Chăm Pa , phía
Tây và Nam là Phù Nam , Chân Lạp hùng mạnh thì làm sao họ đánh nổi ...thôi thì về với nhà sàn xưa , sống dựa vào
vợ và chấp nhận chế độ Mẫu hệ cho đến ngày nay!
Trở lại các dân tộc khác , là đa số , đang theo chế độ Phụ hệ thì sao ?Vì sao Họ đã vượt qua chế độ Mẫu hệ !Ngày
nay , Họ chỉ kỷ niệm vài ngày trong năm để tỏ lòng biết ơn Phụ Nữ !Còn Phụ nữ phải đấu tranh dài dài về sự bất
bình đẵng !Vì sao họ đã đổi ngôi trong lịch sử ?
Vì , Họ đã thành công trong các cuộc chiến tranh , chiếm được nhiều nô lệ , mở mang bờ cõi ...Xây dựng được xã
hội dựa vào sức mạnh và sự trừng phạt...
Đến lúc này , vai trò đàn Ông cực kỳ lớn !
Nhưng giống như sợi dây đàn , căng cứng bao nhiêu thì nguy cơ đứt gãy càng nhiều bấy nhiêu...
Ngày 20/10 , 8/3 ... là Ngày đàn Ông nên nhớ về điều đó!
Mong rằng , Phụ Nữ hãy rộng vòng tay , đón nhận niềm hạnh phúc trong ngày vui này và từ trong vô thức , phụ nữ
hãy đón nhận đàn Ông như đón nhận một sinh linh bé bỏng của mình!
Lịch sử ngày Quốc tế Phụ Nữ 8-3
Cập nhật: 06/03/2007
Lịch sử ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3 bắt đầu từ phong trào đấu tranh đòi quyền sống của nữ công nhân Mỹ.
Cuối thế kỷ 19, chủ nghĩa tư bản phát triển tột bậc, nhất là ở nước Mỹ. Nền kỹ nghệ phát triển, thu hút nhiều phụ nữ
và trẻ em vào làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp. Bọn chủ tư bản lợi dụng sức lực của phụ nữ, trẻ em, trả lương
rẻ mạt làm cho đời sống của phụ nữ và trẻ em cực khổ, điêu đứng. Căm phẫn trước sự áp bức tàn bạo đó, ngày
8/3/1899, tại hai thành phố Chicago và New-York (của nước Mỹ) đã nổ ra cuộc đấu tranh mạnh mẽ của nữ công
nhân ngành dệt may, đòi tăng lương, giảm giờ làm. Mặc dù bị thẳng tay đàn áp, bắt bớ, đuổi ra khỏi nhà máy nhưng
chị em vẫn đoàn kết, bền bỉ đấu tranh, buộc bọn chủ tư sản phải nhượng bộ. Thắng lợi đó đã cổ vũ tinh thần đấu
tranh của phụ nữ lao động Mỹ. Ðến tháng 2 năm 1909 lần đầu tiên phụ nữ khắp nơi trên nước Mỹ đã tổ chức "Ngày
phụ nữ " mít tinh, biểu tình rầm rộ đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ. Tại New-York đã có 3000 chị dự cuộc họp phản
đối chính phủ công nhận quyền bầu cử của phụ nữ.
Những cuộc đấu tranh đầu tiên đó của nữ công nhân Mỹ đã có tiếng vang lớn, là nguồn cổ vũ mạnh mẽ cho phong
trào đấu tranh của phụ nữ lao động trên toàn thế giới. Trong phong trào đấu tranh lúc bấy giờ, đã xuất hiện 2 nữ
chiến sĩ cách mạng lỗi lạc là bà Cơ-la-re-Zet-Kin (người Ðức) và bà Rô-da-luya-Xăm-Bua (người Ba Lan). Hai bà đã
phối hợp với bà Cơ-rúp-xcai-a (vợ của Lê-nin) vận động thành lập Ban Thư ký quốc tế phụ nữ để lãnh đạo phong
trào.
Trước sự lớn mạnh về số lượng và chất lượng của phong trào phụ nữ trên thế giới. Ngày 26 và 27 tháng 8 năm
1910, đại hội lần thứ 2 của những người phụ nữ thế giới đã được triệu tập ở Cô-pen-ha-gơ (thủ đô Ðan Mạch), về
dự có 100 nữ đại biểu của 17 nước, đã quyết định lấy ngày 8/3 làm ngày quốc tế phụ nữ với mục đích đấu tranh đòi
các quyền lợi của phụ nữ và trẻ em.
Ngày làm việc 8 giờ. Công việc ngang nhau, tiền lương ngang nhau. Bảo vệ bà mẹ và trẻ em.
Từ đó đến nay, ngày 8/3 trở thành ngày hội của phụ nữ thế giới, đoàn kết đấu tranh để tự giải phóng, thực hiện
quyền nam nữ bình đẳng và cũng từ đó, phụ nữ tiến bộ khắp năm Châu tổ chức ngày 8/3 với những nội dung và
hình thức phong phú.
Nội dung ngày quốc tế phụ nữ 8/3 không chỉ dừng lại ở quyền bình đẳng mà được mở rộng thêm khái niệm mới
"phát triển", "Giới". Vấn đề phụ nữ đã được đông đảo các quốc gia trên thế giới nhìn nhận và đánh giá một các đầy
đủ trên những khía cạnh khác nhau thông qua một loạt các hội nghị thế giới. Từ thập niên 70 đến nay, đã có 4 hội
nghị thế giới về phụ nữ:
Hội nghị lần thứ nhất tổ chức tại Mêhicô năm 1975, mở đầu thập kỷ phụ nữ.
Hội nghị lần thứ hai tổ chức tại Côpenhagơ (Ðan Mạch) năm 1980.
Hội nghị lần thứ ba tổ chức tại Nairôbi (Kenya) năm 1985. Tại hội nghị này "Chiến lược nhìn về phía trước vì sự tiến
bộ của phụ nữ" đã được thông qua.
Hội nghị lần thứ tư tổ chức tại Bắc Kinh (Trung Quốc) năm 1995.
Các hội nghị thế giới về phụ nữ do Liên hiệp quốc đứng ra tổ chức là những sự kiện Quốc tế to lớn đối với đời sống
chính trị của toàn thế giới đặc biệt đối với phụ nữ. Vì lẽ đó, vấn đề giải phóng phụ nữ, vì sự tiến bộ của phụ nữ là một
vấn đề toàn cầu.
Mục đích của Hội nghị Bắc Kinh là nhằm kiểm lại việc thực hiện "Chiến lược nhìn về phía trước vì sự tiến bộ của phụ
nữ" đã được đề ra tại hội nghị Narôbi và công ước liên hiệp quốc "Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ"
(Công ước CEDAW) đồng thời thông qua "Cương lĩnh hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ toàn cầu đến năm 2000".
"Tuyên bố Bắc Kinh" và "Cương lĩnh hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ toàn cầu đến năm 2000" là hai văn kiện
quan trọng nhất của hội nghị Bắc Kinh. Hai văn kiện này một mặt phác họa những trở ngại trên con đường phấn đấu
cho sự bình đẳng của nữ giới bên cạnh nam giới; Mặt khác khẳng định những cam kết và sự quyết tâm của các
chính phủ, các tổ chức quốc tế bằng mọi biện pháp nhằm tới mục tiêu Bình đẳng-Phát triển-Hòa bình vì sự tiến bộ
của phụ nữ.
Thực hiện cam kết đó, ngày 4 tháng 10 năm 1997, chính phủ nước ta đã có quyết định số 822/TTG về việc phê duyệt
kế hoạch hành động Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ, ban hành 11 mục tiêu vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm
2000 nhằm cam kết trước thế giới Hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam thực hiện mục tiêu "Hành động vì
bình đẳng, phát triển và hòa bình" của hội nghị Bắc Kinh.
Ở nước ta, ngày 8/3 còn là ngày kỷ niệm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, 2 vị nữ anh hùng dân tộc đầu tiên đã
đánh đuổi giặc ngoại xâm phương Bắc, giành lại chủ quyền dân tộc.
Niềm tự hào và ý chí vươn lên của phụ nữ Việt Nam một phần cũng có cội nguồn từ truyền thống dân tộc độc đáo
đó./.
Trung tâm Thông tin (st)
Sự ra đời của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
Cập nhật: 26/11/2004
Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, trong đó, phụ nữ Việt Nam giữ một vai trò
trọng yếu
Phụ nữ Việt Nam vốn sinh ra trong một đất nước với nền văn minh nông nghiệp, dựa trên nền tảng nghề trồng lúa
nước và thủ công nghiệp nên phụ nữ Việt Nam đã trở thành lực lượng lao động chính. Bên cạnh đó, nước ta luôn
luôn bị kẻ thù xâm lược, đời sống nghèo khổ. Từ thực tế đó mà người phụ nữ Việt Nam có bản sắc phong cách
riêng: họ là những chiến sĩ chống ngoại xâm kiên cường dũng cảm; là người lao động cần cù, sáng tạo, thông minh;
là người giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển bản sắc và tinh hoa văn hoá dân tộc; là những
người mẹ dịu hiền, đảm đang, trung hậu đã sản sinh ra những thế hệ anh hùng của dân tộc anh hùng.
Dưới chế độ phong kiến và đế quốc, phụ nữ là lớp người bị áp bức, bóc lột, chịu nhiều bất công nhất nên luôn có yêu
cầu được giải phóng và sẵn sàng đi theo cách mạng. Ngay từ những ngày đầu chống Pháp, phụ nữ đã tham gia
đông đảo vào phong trào Cần Vương, Đông Kinh Nghĩa Thục, Đông Du, còn có nhiều phụ nữ nổi tiếng tham gia vào
các tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam như: Hoàng Thị Ái, Thái Thị Bôi, Tôn Thị Quế, Nguyễn Thị Minh
Khai...
Từ năm 1927 những tổ chức quần chúng bắt đầu hình thành và thu hút đông đảo tầng lớp phụ nữ như: Công Hội Đỏ,
Nông Hội Đỏ, các nhóm tương tế, tổ học nghề và các tổ chức có tính chất riêng của giới nữ như:
- Năm 1927 nhóm các chị Nguyễn Thị Lưu, Nguyễn Thị Minh Lãng, Nguyễn Thị Thủy là ba chị em ở làng Phật Tích
(Bắc Ninh) tham gia Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, các chị tuyên truyền, xây dựng tổ học nghề đăng ten và
học chữ.
- Nhóm chị Thái Thị Bôi có các chị Lê Trung Lương, Nguyễn Thị Hồng, Huỳnh Thuyên tham gia sinh hoạt ở trường
nữ học Đồng Khánh.
- Năm 1928, nhóm chị Nguyễn Thị Minh Khai cùng Nguyễn Thị Phúc, Nguyễn Thị An tham gia sinh hoạt hội đỏ của
Tân Việt. Nhóm này liên hệ với chị Xân, chị Thiu, chị Nhuận, chị Liên thành lập tờ Phụ nữ Giải phóng ở Vinh.
- Năm 1930, trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, ở Nghệ An, Hà Tĩnh có 12.946 chị tham gia phụ nữ giải phóng,
cùng nhân dân đấu tranh thành lập chính quyền Xô Viết ở trên 300 xã. Ngày 1/5/1930, đồng chí Nguyễn Thị Thập đã
tham gia lãnh đạo cuộc đấu tranh của hơn 4.000 nông dân ở hai huyện Châu Thành, Mỹ Tho, trong đó có hàng ngàn
phụ nữ tham gia.
- Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã ghi: “Nam nữ bình
quyền”. Đảng sớm nhận rõ, phụ nữ là lực lượng quan trọng của cách mạng và đề ra nhiệm vụ: Đảng phải giải phóng
phụ nữ, gắn liền giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp với giải phóng phụ nữ. Đảng đặt ra: Phụ nữ phải tham gia
các đoàn thể cách mạng (công hội, nông hội) và thành lập tổ chức riêng cho phụ nữ để lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ
tham gia cách mạng.
Chính vì vậy mà ngày 20/10/1930, Hội Liên hiệp Phụ nữ chính thức được thành lập. Sự kiện lịch sử này thể hiện sâu
sắc quan điểm của Đảng đối với vai trò của phụ nữ trong cách mạng, đối với tổ chức phụ nữ, đối với sự nghiệp giải
phóng phụ nữ.
Trung tâm Thông tin (st)
Những kỷ lục phụ nữ Việt Nam
Cập nhật: 09/10/2008
Những kỷ lục phụ nữ Việt Nam
Nữ vương đầu tiên trong lịch sử
Danh hiệu này dành cho 2 chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị. Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng lãnh đạo nhân dân khởi
nghĩa, đánh đuổi Thái Thú Tô Định, lật nhào ách đô hộ của nhà Đông Hán và xưng vương, nắm quyền được 3 năm.
Nữ hoàng duy nhất và trẻ nhất trong lịch sử
Lý Chiêu Hoàng (còn gọi là Phật Kim hay Chiêu Thánh) trở thành nữ hoàng duy nhất và trẻ nhất trong lịch sử Việt
Nam. Tháng 11 năm 1224, bà được vua cha Lý Huệ Tông truyền ngôi, lúc này bà mới lên 6 tuổi. Bà lên cầm quyền
với niên hiệu Thiên Chương hữu đạo, đến tháng 1 năm 1226 thì nhường lại ngôi cho chồng là Trần Cảnh, lập ra nhà
Trần.
Nữ chiến sĩ cộng sản Việt Nam đầu tiên
Nguyễn Thị Minh Khai là nữ chiến sĩ tiền bối của phong trào cộng sản Việt Nam. Chị sinh năm 1910 tại Vinh (Nghệ
An), năm 1927 gia nhập Tân Việt cách mạng Đảng. Năm 1929 thoát ly gia đình đi hoạt động cách mạng ở Trung
Quố. Năm 1935 vào học trường Đại học Phương Đông tại Liên Xô cũ, cùng với Lê Hồng Phong là đại biểu chính
thức của Đảng Cộng sản Đông Dương tham dự Đại hội VII Quốc tế cộng sản. Năm 1937 về nước hoạt động, bị giặc
Pháp bắt năm 1940 và bị kết án tử hình tháng 5/1941.
Nữ anh hùng đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam
Nguyễn Thị Chiên sinh năm 1930. Trong kháng chiến chống Pháp, bà đã xây dựng và chỉ huy đội nữ du kích Tán
Thuật (Thái Bình). Hoạt động hiệu quả, táo baọ dũng cảm, nổi tiếng với chiến tích “tay không bắt giặc”, bà được tặng
thưởng nhiều Huân chương, Huy chương chiến công và năm 1952 được phong là nữ Anh hùng đầu tiên của quân
đội nhân dân Việt Nam.
Nữ sĩ quan tình báo giỏi nhất
Danh hiệu trên được dành cho đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang Đinh Thị Vân, người tổ chức và điều hành mạng
lưới tình báo tại Sài Gòn trong kháng chiến chống Mỹ. Năm 1954 bà được Bộ quốc phòng đặc phái vào miền Nam
hoạt động. Thông minh, nhanh nhẹn, kiên trung, xây dựng được mạng lưới tình báo vững chắc, bà đã cung cấp kịp
thời cho TW Đảng nhiều tin tức về các cuộc càn quét của Mỹ - nguỵ vào đầu não kháng chiến của ta ở miền Đông
Nam bộ. Hệ thống tình báo của bà phục vụ đắc lực cho các kế hoạch tấn công của quân đội ta từ Tết Mậu Thân
1968 đến khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng năm 1975.
Nữ Anh hùng lực lượng vũ trang trẻ nhất
Chị Võ Thị Sáu (1933-1952) xứng đáng với danh hiệu này. Ngay từ năm 15 tuổi, chị đã hăng hái tham gia cách
mạng, lập nhiều chiến công vang dội. Tháng 5.1950, bị giặc Pháp bắt, tra tấn dã man nhưng chị vẫn giữ vững khí tiết
của người chiến sĩ cách mạng. Năm 1952, giặc đày chị ra Côn Đảo và hành quyết. Năm 1993, Nhà nước cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã trân trọng truy tặng chị Huân chương chiến công hạng Nhất và danh hiệu Anh hùng lực
lượng vũ trang.
Nguyễn Thị Minh Khai (1910 - 1941)
Cập nhật: 27/10/2004
Trong những năm đầu thế kỷ XX, trong khi hàng triệu phụ nữ Việt Nam đang an phận với nghĩa vụ làm mẹ, làm vợ
thì mới 17 tuổi, Nguyễn Thị Minh Khai đã tham gia các hoạt động cứu nước và giải phóng dân tộc. Người phụ nữ ấy
đã bị địch tử hình ngày 28/8/1941 khi mới 31 tuổi, nhưng cuộc đời và sự nghiệp của chị mãi sống với lịch sử dân tộc
Việt Nam. Nguyễn Thị Minh Khai, với lòng yêu nước sâu sắc và đức hy sinh cao cả, đã trở thành kỳ tích nuôi dưỡng
lòng yêu nước, ý chí phấn đấu vì cuộc sống tốt đẹp, tự do và hạnh phúc cho lớp lớp thế hệ người dân Việt Nam.
Hoàng Ngân (1921 - 1949)
Cập nhật: 27/10/2004
Hoàng Ngân, tên thật là Phạm Thị Vân (tức Sáu), sinh năm 1921 ở miền Bắc Việt Nam. 15 tuổi chị đã hoạt động
trong tổ chức "Phụ nữ giải phóng" và gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương năm 17 tuổi. Khi bị địch bắt và giam giữ
vì tham gia hoạt động cách mạng, chị tổ chức đấu tranh bảo vệ các quyền của tù nhân, giúp họ giữ vững ý chí đoàn
kết trong đấu tranh. Chị đã sáng lập tờ báo "Tiếng gọi phụ nữ", tiền thân của báo "Phụ nữ Việt Nam" hiện nay. Chị là
Bí thư của tổ chức "Phụ nữ cứu quốc đoàn", chính là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ngày nay.
Hoàng Ngân là một con người nhân ái, bao dung và được mọi người kính trọng, quý mến. Chị đã trở thành niềm tự
hào của phụ nữ Việt Nam.
Võ Thị Sáu (1935 - 1952)
Cập nhật: 27/10/2004
Võ Thị Sáu quê ở xã Phước Lợi, huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Năm 1950, khi tròn 15 tuổi chị đã bị giặc
bắt vì tham gia hoạt dộng cách mạng và bị tù đày qua các nhà tù Chí Hoà, Bà Rịa và Côn Đảo. Chị đã bị kết án tử
hình vì tội ném lựu đạn giết chết một tên sĩ quan và bị thương 20 tên lính của địch. Đối mặt với cái chết trước
những họng súng sẵn sàng nhả đạn, chị đã không hề nao núng hô vang những lời cuối cùng "Hồ Chủ tịch muôn
năm" át cả tiếng súng kẻ thù. Mộ của Võ Thị Sáu hiện còn ở nghĩa trang liệt sĩ Hàng Dương, Côn Đảo. Ngày
2/9/1994, chị đã được Nhà nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân.
Nguyễn Thị Thập (1908 - 1996)
Cập nhật: 27/10/2004
Tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Tốt. Bà sinh ra tại tỉnh Tiền Giang và bắt đầu tham gia cách mạng năm 1929. Từ năm
1950 đến năm 1980, bà đã từng là Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, đại biểu Quốc hội từ khoá I đến khoá
VI (1946 - 1980) và Phó Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội từ năm 1956 đến 1980, là Uỷ viên đoàn Chủ tịch
UBTƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1980.
Bà Nguyễn Thị Thập đã hiến dâng cho Tổ quốc chồng và 2 người con trai. Bà đã có công rèn đúc nên đội ngũ cán
bộ nữ đầu tiên để bổ sung vào các cương vị lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Bà được Nhà nước Việt Nam tặng
thưởng Huân chương Sao Vàng và danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Nguyễn Thị Định (1920 - 1992)
Cập nhật: 27/10/2004
Nguyễn Thị Định sinh ra trong một gia đình nông dân giàu truyền thống yêu
nước. Từ năm 1936 bà đã tham gia hoạt động cách mạng và năm 1974 bà
được phong quân hàm Thiếu tướng và được bổ nhiệm làm Phó Tổng tư lệnh
Quân giải phóng miền Nam Việt Nam.
Năm 1980, bà được bầu là Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Bà là đại biểu Quốc hội khoá VI, VII, VIII và
giữ cương vị Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước từ năm 1987 đến năm 1992.
Sau năm 1976, Nguyễn Thị Định từ một nữ tướng chỉ huy kiên cường và mưu lược đã trở thành nhà quản lí và
nhà lãnh đạo trung thực và liêm khiết, đặc biệt chăm lo đến những người dân nghèo kổ, những người bị oan ức.
Bà đã được Nhà nước Việt Nam và nước ngoài tặng thưởng nhiều huân chương, danh hiệu cao quý. Ngày
2/9/1995, Nguyễn Thị Định được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân.
Sự tích về 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc
Cập nhật: 27/10/2004
Ngã ba Đồng Lộc nằm trên con đường mòn Hồ Chí Minh xuyên qua dãy núi Trường Sơn ở tỉnh Hà Tĩnh. Hồi 17h
ngày 24/7/1968, tiểu đội 4 thanh niên xung phong được lệnh ra Ngã ba Đồng Lộc san lấp hố bom và sửa chữa
đường để cho xe vượt qua đoạn đường độc đạo này. Tiểu đội 4 gồm 10 cô gái trẻ, tuổi từ 17 đến 22. Bỗng một
tốp máy bay phản lực bất thình lình quay lại sau một vài giây và ào ạt trút bom. Sau trận oanh tạc, chỉ còn một hố
bom sâu hoắm. Không nghe thấy một tiếng người. Cả 10 cô gái đã hy sinh cuộc sống của mình cho dân tộc.
Ngày 7/6/1972, các chị đã được Nhà nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng các lực lượng vũ trang nhân
dân.
Gương phụ nữ tiêu biểu
Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Thị Chiên
Cập nhật: 16/07/2007
Chị Nguyễn Thị Chiên sinh năm 1930 ở huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
Trong phong trào du kích ở vùng tạm chiến, vào những ngày đầu của cuộc kháng chiến Pháp (1946-1948), chị
vừa đảm đương nhiệm vụ bí thư phụ nữ vừa là chỉ huy một trung đội du kích ở xã.
Năm 1950, chị giật mìn diệt một tiểu đội địch đi tuần tra trên đường 39, đó là tiếng mìn đầu tiên cảnh cáo quân địch
và thức tỉnh phong trào đấu tranh vũ trang của nhân dân. Một hômchị dẫn đồng chí bí thư kiêm Chủ tịch xã đi khai hội
, gặp địch, chị đã hô to lên để đồng chí chạy thoát. Chị bị bắt, suốt ba tháng trời, bị địch tra tấn dã man chị chết đi
sống lại nhiều lần, nhưng kẻ địch cũng không khai thác được gì, cuối cùng phải thả chị.
Trở về quê, chi bộ bố trí cho chị nghỉ ngơi, điều dưỡng cho sức khoẻ nhanh chóng bình phục. Nhưng nghỉ được mấy
hôm, chị lại xin nhận nhiệm vụ. Chị lập lại đội nữ du kích. Ngoài việc luyện tập canh gác, quấy rối và đánh địch, chị
còn lãnh đạo chị em khai hoang, cấy lúa, chăn nuôi gà để lấy tiền mua sắm vũ khí.
Năm 1951, mặc dù tay không, chị đã dùng mưu khôn khéo bắt một tên trong tiểu đội địch ngay giữa chợ, thu được 7
khẩu súng, sau đó chị lại dùng mưu bắt tên sĩ quan chỉ huy Pháp trong một trận càn quét của chúng ở xã.
Chị lại dẫn đầu một tổ bộc phá, mở được ba hàng rào và chiếm được một lô cốt.
Năm 1952, tại Đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất, chị được Hồ Chủ Tịch tặng một khẩu súng
ngắn. Ghi nhận công lao đóng góp của chị, Đảng, Nhà nước đã tặng thưởng cho chị Huân chương Quân công hạng
ba, Huân chương Kháng chiến hạng nhất. Vinh dự, tự hào, ngày 6/5/1952, chị được tuyên dương Anh hùng lực
lượng vũ trang.
Thế hệ trẻ phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ
Cập nhật: 28/09/2007
Là một trong những đại biểu trẻ tuổi nhất tham dự Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ X, Dương Thị Thu
Phương – sinh viên năm thứ nhất, Đại học Y Hà Nội luôn ý thức được rằng, hội nhập quốc tế sẽ tạo ra nhiều cơ hội
và không ít thách thức, đặc biệt là với những người trẻ tuổi. Do vậy, thế hệ trẻ phải tích cực chủ động, không ngừng
nâng cao trình độ, kiến thức về mọi mặt
Sinh ra trong một gia đình buôn bán nhỏ, bố mẹ bận bịu quanh năm suốt tháng, ít có điều kiện chăm sóc con cái nên
ngay từ nhỏ, Thu Phương đã rèn luyện được tính tự lập, tự giác trong học tập và trong cuộc sống.
Thông minh, chăm chỉ và nhất là có một phương pháp học tập rất khoa học, suốt 12 năm học phổ thông, chưa bao
giờ em để tuột danh hiệu học sinh giỏi. Đặc biệt, với môn Sinh học, Thu Phương đã đạt được những thành tích rất
đáng nể: Giải Nhì Quốc gia năm 2006, giải Nhất Quốc gia năm 2007 và Huy chương Đồng kỳ thi Olympic Sinh học
Quốc tế năm 2007. Cũng trong năm nay, em là một trong những gương mặt tiêu biểu thuộc khối THPT chuyên của
Đại học Quốc gia Hà Nội và được tuyển thẳng vào trường Đại học Y Hà Nội.
Thu Phương chia sẻ : muốn có kết quả cao trong học tập, ngoài việc xây dựng thời khoá biểu phân bổ thời gian hợp
lý cho từng môn học ; rèn luyện ý thức, phương pháp học tập tự giác, khoa học, em còn cố gắng tạo cho mình một kỹ
năng nghe giảng, nắm vững lý thuyết, tích cực tham gia xây dựng bài và làm bài tập ở nhà đầy đủ, kết hợp tìm đọc
nhiều tài liệu bổ sung kiến thức cho từng môn học. Sau mỗi bài học, em luôn đặt ra các câu hỏi : « tạisao », « như