Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

TÀI LIỆU CHUYÊN đề tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH GIỚI THIỆU PHÉP DÙNG BINH của CHỦ TỊCH hồ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.28 KB, 13 trang )

GIỚI THIỆU TÁC PHẨM “PHÉP DÙNG BINH” CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
MỤC LỤC

Trang
LỜI NĨI ĐẦU

2

1. HỒN CẢNH RA ĐỜI CỦA TÁC PHẨM

3

2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TÁC PHẨM

3

Chương I

Kế hoạch

3

Chương II

Phép chiến tranh

4

Chương III

Đánh bằng mưu



5

Chương IV

Quân hình

6

Chương V

Thế của binh

6

Chương VI

Chỗ mạnh và chỗ yếu

7

Chương VII

Quân tranh

7

Chương VIII Chín sự biến

8


Chương IX

Phép hành qn

8

Chương X

Địa hình

9

Chương XI

Chín thứ đất

9

Chương XII

Phép đánh bằng lửa

Chương XIII Dùng trinh thám

10
10

3. Ý NGHĨA CỦA TÁC PHẨM


11

KẾT LUẬN

12

TÀI LIỆU THAM KHẢO

13


2
LỜI NĨI ĐẦU

Ơng Tơn Tử có tổ tiên là người nước Trần, năm 672 trước công nguyên
(TCN) chạy sang Tề đổi thành Điền Hồn, do có cơng được phong thái ấp ở
Lạc An. Đến đời Tề Cảnh Công, ông nội là Điền Thư được ban họ Tôn. Năm
532 TCN, Tôn Tử đến nước Ngô, năm 512 TCN viết xong bộ “Binh Pháp”
nổi tiếng. Bộ Binh pháp Tôn Tử đã được nhiều nước trên thế giới dịch, nghiên
cứu vận dụng trong hoạt động quân sự và được nhiều nhà khoa học quân sự
thế giới đánh giá cao. Binh pháp Tôn Tử đã được các nhà quân sự Việt Nam
từ xưa đến nay nghiên cứu vận dụng, góp phần phát triển nền nghệ thuật quân
sự Việt Nam trong các thời đại.
Tác phẩm “Phép dùng binh của ông Tôn Tử” được Chủ tịch Hồ Chí
Minh biên dịch xong năm 1943. Đây là một tác phẩm mang tính dịch thuật,
như Hồ Chí Minh đã viết: “Nếu dịch theo từng câu, từng chữ thì khó hiểu
lắm. Cho nên đây chỉ dịch theo ý nghĩa”1. Tác phẩm được Bộ Tuyên truyền
của Việt Minh xuất bản vào tháng 2 năm 1945. Hiện nay, tác phẩm được in
trong Hồ Chí Minh tồn tập, tập 3, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
năm 1995, từ trang 511 đến trang 546. Tác phẩm gồm 13 chương.

1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA TÁC PHẨM

Chiến tranh thế giới lần thứ 2 nổ ra (1939-1945), đây là cuộc chiến
tranh lớn nhất trong lịch sử nhân loại từ trước tới nay, do Đức, Ý (Italia) và
quân phiệt Nhật phát động, nhằm xâm lược các nước và phân chia lại thế giới.
Cuộc chiến tranh diễn ra ở hầu hết các Châu lục và Đại dương, liên quan tới
72 nước, với 1,7 tỉ người. Hơn 110 triệu quân tham chiến, làm chết gần 55
triệu người, 20 triệu người bị tàn phế, thiệt hại về vật chất lên tới 316 tỉ đô la.
Đây là một cuộc chiến tranh tổng hợp, bao gồm cả chiến tranh thơng thường
lẫn chiến tranh bằng vũ khí hạt nhân. Nó đã đặt ra cho nền khoa học và nghệ
thuật quân sự các nước, trong có Việt Nam trước những yêu cầu mới.
Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân được
thành lập. Đồng chí Võ Nguyên Giáp được lãnh tụ Hồ Chí Minh giao nhiệm
vụ tổ chức và chỉ huy. Ngay sau khi mới thành lập, ngày 25 tháng 12, đội đã
1

Hồ Chí Minh Tồn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 3, tr.511.


3

hạ được đồn Phai Khắt thuộc tổng Kim Mã, châu Nguyên Bình, Cao Bằng
(trận chiến đấu chỉ diễn ra 10 phút, ta bắt được 14 tên, thu 17 khẩu súng).
Ngày 26 tháng 12 tiếp tục hạ đồn Nà Ngần thuộc xã Cẩm Lý, châu Nguyên
Bình, Cao Bằng (ta diệt 5 tên, bắt 17 tên, thu 17 khẩu súng).
Đó là những chiến thắng đầu tiên của Quân đội ta. Mặc dù vậy, do mới
được thành lập và đứng trước tình hình mới, đòi hỏi Quân đội ta cần được vũ
trang về lý luận nghệ thuật quân sự, về chiến thuật, cách đánh, trên cơ sở lý
luận quân sự Mác – Lênin, kết hợp tiếp thu giá trị kinh nghiệm truyền thống
đánh giặc của dân tộc với tiếp thu tinh hoa tư tưởng quân sự trên thế giới,

trong đó có tư tưởng quân sự Trung Quốc. Trước yêu cầu đó, từ 1941 đến
năm 1944, Hồ Chí Minh đã viết nhiều tác phẩm nhằm chuẩn bị về lý luận cho
việc tổ chức và xây dựng lực lượng vũ trang như các tác phẩm: Kinh nghiệm
du kích Tàu, Kinh nghiệm du kích Pháp, Kinh nghiệm du kích Nga, Phép
dùng binh của ơng Tơn Tử...
2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TÁC PHẨM

Chương 1, Kế hoạch (từ trang 514 – trang 515)
Trong chương này nói về kế hoạch và vai trò của kế hoạch.
Kế hoạch là những vấn đề cần đặt ra trong khi tổ chức và xây dựng
quân đội, bảo đảm cho quân đội đó đánh thắng.
- Những yếu tố để xây dựng kế hoạch. Binh Pháp chỉ rõ:
“Binh là việc lớn của nước. Phải xét cho rõ chỗ sống chết, đạo mất còn,
phải kinh qua 5 việc, cân nhắc kế hoạch của ta:
Một là đạo, nghĩa là tất cả dân đồng tình với ta, có thể cùng sống chết
mà khơng sợ nguy hiểm.
Hai là giời, tức là ngày đêm, sáng tối, rét ấm, gió lạnh, nắng mưa.
Ba là đất, nghĩa là gần xa, rộng hẹp, hiểm bằng, sinh tử.
Bốn là tướng, tướng phải có mưu trí, phải được người ta tin cậy, phải
tốt với dân và lính, phải gan góc, phải có thái độ nghiêm trang và kỷ luật tề
chỉnh. Tướng phải đủ: trí, tín, nhân, dũng, nghiêm.
Năm là pháp, nghĩa là cách tổ chức quân đội, quân phí, quân nhu…
Và ba điều:
1- Vàng bạc ai đầy đủ hơn.


4

2- Sinh sản ai nhiều hơn.
3- Ngoại giao ai thuận lợi hơn, thì thắng”.

Như vậy kế hoạch phải tính tốn đầy đủ các yếu tố chính trị trong nước,
điều kiện địa hình, tướng sĩ, cách đánh của ta, bảo đảm về hậu cần, tình hình
ngoại giao..
- Về vai trị của kế hoạch: “Chưa đánh mà đã có kế hoạch đầy đủ thì
thắng. Kế hoạch khơng đầy đủ thì khơng thắng. Huống gì khơng có kế hoạch
thì sao khỏi thất bại cho nên xem đó đủ biết ai thắng, ai bại”.
- Để có kế hoạch đúng, Hồ Chí Minh chỉ rõ thêm: “Cán bộ là tướng của
đoàn thể. Cán bộ làm đúng kế hoạch của đồn thể, có mưu trí, được quần
chúng tin yêu, kiên quyết, gan góc, giữ đúng kỷ luật, biết làm cho dân chúng
cùng đoàn thể sống chết mà không sợ nguy hiểm, như thế mới là tướng giỏi
của đồn thể. Như thế thì cách mạng nhất định thành công”.
Chương 2, Phép chiến tranh (từ trang 516 – trang 517)
Chương này chủ trương nói về đánh mau, giải quyết mau. Đánh lâu dài
thì hao quân, tốn của. Chủ trương lấy lương thực và khí giới của địch cho
quân ta ăn và dùng. Chủ trương ưu đãi để lợi dụng những người địch mà ta
bắt được. Công tác hậu cần và quản lý hậu cần luôn được các nhà quân sự từ
xưa tới nay quan tâm. Điều đó có ý nghĩa rất lớn trong phát huy sức mạnh của
quân đội.
“Dùng binh chóng là khơn, chưa bao giờ có dùng binh lâu mà khéo,
cũng chưa bao giờ có dùng binh lâu mà nước nhà có lợi”. “Người tướng giỏi
cốt lấy lương thực của địch mà dùng, 1 tạ gạo của địch bằng 20 tạ gạo của ta”.
Đối với người làm tướng (cán bộ chỉ huy), có năm lời dặn của ông Tôn Tử:
1-

Quản lý đông người cũng phải rành mạch như quản lý ít người.

2-

Lúc thời bình cũng phải cận thận như lúc có địch.


3-

Lúc ra trận thì khơng nghĩ đến sự sống của mình.

4-

Đánh thắng trận rồi cũng phải cận thận như khi mới ra trận.

5-

Mệnh lệnh thì phải rõ ràng mà lại vắn tắt”.

Chương 3, Đánh bằng mưu (từ trang 518 – trang 519)
Chương này chủ trương đánh bằng mưu, không dùng đến binh. Để
đánh bằng mưu phải có tướng giỏi.


5

- Về vai trò của đánh bằng mưu:
Binh pháp chỉ rõ: “Đánh hơn trăm trận không phải là giỏi nhất. Giỏi
nhất là không phải đánh mà quân thù phải thua. Cho nên dùng binh giỏi nhất
là đánh bằng mưu. Thứ hai đánh bằng ngoại giao. Thứ ba mới đánh bằng
binh. Vây thành mà đánh là kém nhất”.
- Về phương pháp: “Lúc đánh thành, sức ta gấp mười lần thì vây nó,
gấp năm thì đánh nó, gấp hai thì chia hai mặt đánh nó. Lúc đánh nơi khác, sức
ngang nhau thì đánh, ta kém địch thì giữ, ta kém quá thì tránh nó”.
- Về vai trị của người tướng:
“Tướng là kẻ giúp nước. Tướng giỏi đủ cả trí, tín, nhân, dũng, nghiêm.
(Sau này Bác nói là “liêm”) thì nước mạnh. Tướng xồng thì nước hèn”.

u cầu đối với người tướng, “Năm điều mà biết sự thắng lợi:
1- Tướng có thể đánh và không thể đánh.
2- Tướng biết cách dùng chủ lực và bộ phận của bộ đội.
3- Trên dưới một lòng.
4- Ta luôn chuẩn bị để chờ dịp địch không chuẩn bị.
5- Tướng giỏi mà chúa cho tướng lộng quyền.
Cho nên: biết sức ta, biết sức địch thì trăm trận đều thắng. Biết sức ta,
mà khơng biết sức địch thì 1 thắng, 1 bại. Khơng biết ta, khơng biết địch thì
trận nào cũng thua”.
Chương 4, Quân hình (từ trang 520 – trang 521)
Binh pháp viết: “Hình trong là lý luận. Hình ngoài là thực hành”. Lý
luận tức là những nguyên tắc trong dùng binh. Hành tức là tổ chức, chỉ huy
trận chiến đấu. Về những nguyên tắc trong dùng binh, Binh pháp chỉ rõ:
- Thứ nhất, phải chắc thắng mới đánh.
“Sức chưa đủ thì giữ. Sức có thừa thì đánh. Giữ khéo thì như giấu kín
dưới 10 lớp đất. Đánh giỏi thì như hành động trên 9 tầng giời (trời). Cho nên
giữ thì chắc, mà đánh thì thắng.
Cho nên, quân đội thắng lợi là vì họ chắc thắng rồi họ mới ra đánh.
Quân đội thất bại thì ra đánh rồi mới cầu thắng”.
- Thứ hai, phải nắm vững địa hình, địch, ta, phải có kế hoạch tác chiến
phù hợp. “Binh pháp có:


6

Một là đo: xét hiểm bằng, gần xa
Hai là lưỡng: rộng hẹp, dài vắn.
Ba là đếm: nhiều hay ít.
Bốn là cân: sức ta, sức địch.
Năm là thắng: do 4 điều trên mà đặt kế hoạch để tranh lấy thắng.

Sức tiến cơng của một người tướng giỏi, thì như tháo nước xuống một
cái thác cao mấy nghìn thước”.
- Thứ ba, người tướng phải có đạo đức. “Người tướng giỏi thì ln luôn
giữ đạo đức và luôn luôn chuẩn bị. Cho nên họ có thể định được thắng, bại ”.
Hồ Chí Minh chỉ rõ thêm: “Đạo đức, là đồng cam, cộng khổ, tài chính cơng
khai, huấn luyện khơn khéo, kỷ luật nghiêm minh. Thưởng phạt cơng bình.
Chuẩn bị là: bao giờ binh bị cũng chuẩn bị đầy đủ luôn”.
Chương 5, Thế của binh (từ trang 522 – trang 523)
Chương này nói vai trò của các lực lượng trong chiến đấu và yêu cầu
đối với người tướng phải biết phát huy sức mạnh của các lực lượng đó để tạo
thế mạnh của ta.
Binh pháp viết: Chiến đấu chỉ có 2 phía, Kỳ binh là bộ đội phụ thuộc,
Chính binh là bộ đội chủ lực. Phải khéo dùng 2 phía đó, để phát triển tài năng
của qn ta.
“Thế binh chỉ có chính (là trực tiếp) và kỳ binh (là gián tiếp). Khéo
biến hóa thì vơ cùng. Kỳ sinh chính, chính lại sinh kỳ, như tuần hồn khơng
có chỗ hở, ai mà làm cho nó cùng được”.
“Thế: tướng giỏi thì biết chọn người mà giữ thế.
Được thế tốt, thì đánh với địch như xoay với gỗ đá. Gỗ với đá khi n thì
nó tĩnh, khi nguy thì nó động. Vng thì nằm, trịn thì nó lăn. Cho nên lúc đánh
địch, thì thế như đá trịn xuống dốc núi cao mấy nghìn thước. Đó là binh thế”.
Chương 6, Chỗ mạnh và chỗ yếu (từ trang 524 – trang 525)
Chương này nói về việc dùng binh phải tránh chỗ mạnh mà đánh vào
chỗ hiểm yếu của địch.


7

“Lúc chiến đấu quí đứng vào địa vị chủ động đánh vào chỗ yếu và
tránh chỗ mạnh của địch, thì thắng. Ta đón nơi địch chắc đi qua. Ta đi qua nơi

địch không để ý. Ta đi ngàn dặm mà khơng mệt, là vì đi nơi khơng có người.
Cho nên đánh mà chắc lấy được, vì ta đánh chỗ địch khơng giữ. Giữ
mà giữ được bền, là vì ta giữ nơi địch không đánh.
Ta biết rõ chỗ ta đánh và ngày ta đánh, thì dù xa nghìn dặm, ta cũng có
thể đánh thắng. Khơng biết chỗ đánh, khơng biết ngày đánh, thì tả khơng cứu
được hữu, hữu khơng cứu được tả, sau không cứu được trước, trước không
cứu được sau. Huống gì xa mươi dặm, gần thì vài dặm, cứu làm sao được”.
Chương 7, Quân tranh (từ trang 527– trang 528)
Phép quân tranh tức là tranh lấy, giành lấy những “lợi” về mình, đẩy đối
phương vào thế bị động, khó khăn. “Lợi là: tướng giỏi phải lựa dịp mà làm”.
- Chủ động tích trữ lương thực, thực phẩm (hậu cần).
“Khơng có vận tải thì chết, khơng có lương thực thì chết, khơng có
trích trữ thì chết”.
- Chủ động làm sụt ý chí của địch. Đó là:
Phép trị khí. Người khéo dùng binh thì tránh khí sắc sảo của địch, mà
đánh vào khí mệt nhọc và khí buồn rầu của nó.
Phép trị tâm. Ta giữ trật tự để chờ địch rối loạn. Ta trấn tĩnh để chờ
địch xôn xao.
Phép trị lực. Ta ở gần chờ địch xa tới. Ta khỏe để chờ địch mệt nhọc.
Ta ăn no, chờ địch đói khát.
Phép trị biến. Chớ xem khinh ngọn cờ chỉnh tề của địch. Chớ xơng mặt
trận đường hồng của địch.
Địch giả đị thoái, ta chớ đuổi theo. Địch đương sức hăng, ta chớ vội
đánh. Địch kéo quân về nước nó, ta chớ đón lại. Khi vây địch, ta nên để hở 1
phía. Khi địch cùng đường, ta chớ đuổi riết nó. Đó là phép quân tranh.
Chương 8, Chín sự biến (từ trang 529– trang 530)
Chương này nói về những điều biến hóa trong dùng binh.
1- Chớ đóng dinh ở nơi dơ bẩn, khó đi lại.
2- Chớ đánh trận trong nước trung lập.
3- Chớ dừng lại nơi tuyệt địa (khó nước, khó lương thực, khó giao thơng).



8

4- Chỗ bị vây thì phải dùng mưu tránh thốt.
5- Chỗ tử địa thì phải liều đánh.
6- Đường khơng nên đi, thì chớ đi đường đó.
7- Qn đội địch có khi khơng nên đánh, thì chớ đánh.
8- Thành có khi khơng nên vây. Đất có khi khơng nên tranh.
9- Mệnh lệnh của chúa có khi khơng nên theo.
Tướng mà biết chín điều biến hóa đó, tức là biết dùng binh.
5 điều nguy hiểm của người làm tướng:
1- Liều thì hay chết.
2- Nhát thì hay bị địch bắt.
3- Tính nóng thì hay bị địch lừa.
4- Q liêm, thì có khi bị địch làm nhục.
5- Quá yêu dân, có khi bị phiền.
Chương 9, Phép hành quân (từ trang 531– trang 534)
Chương này nói về những yêu cầu trong hành quân qua các loại địa
hình khác nhau. Chỉ ra 6 thứ đất (trang 532) và 32 cách xét động tĩnh của địch
(trang 532 - 533).
Phép hành quân miền nước; phép hành quân miền núi; phép hành quân
vùng đầm; phép hành quân đất bằng. Khéo dùng 4 địa lợi đó thì thắng.
- Qn đội ưa chỗ cao, mà ghét chỗ thấp. Quí chỗ sáng mà ghét chỗ tối.
- Chỉ ra 6 thứ đất: dốc đứng, lòng chảo, ngục giời, lưới giời, bẩy giời,
hang giời. Những thứ như thế thì nên tránh.
Chương 10, Địa hình (từ trang 535– trang 537)
Chương này chỉ ra tính chất của các loại địa hình và vai trị của nó
trong chiến đấu.
Binh pháp chỉ ra địa hình có 6 thứ:

Một là thơng. Ta có thể qua, địch có thể lại. Gặp chỗ như thế, ta trước
chiếm chỗ cao, mở đường lương thực, để mà đánh thì thắng.
Hai là quải. Đi qua dễ, trở lại khó. Gặp chỗ như thế, nếu địch khơng
chuẩn bị, thì ta đánh, nếu địch có chuẩn bị, thì chớ đánh.
Ba là chi. Ta ra khơng lợi, địch ra cũng không lợi. Gặp chỗ như thế dù
địch mồi ta, ta cũng chớ đánh.


9

Bốn là ải (ta giữ trước thì đánh).
Năm là hiểm (ta tới trước thì đánh).
Sáu là xa. Địch với ta cách nhau xa, đánh thì khơng lợi.
Hồ Chí Minh cịn dẫn lời ơng Ngơ Tử: Trong nước khơng hịa thuận,
thì khơng thể phái qn đội. Trong qn đội khơng hịa thuận thì khơng thể ra
trận. Trong trận khơng hịa thuận thì khơng thể thắng lợi.
Địa hình có thể giúp ích cho binh, cho nên trách nhiệm của tướng là:
1- Xem xét địa hình hiểm hay bằng, gần hay xa, để cân nhắc sức địch
mà làm cho ta thắng.
2- Mến binh ta như con trẻ, cho nên có thể cùng họ xơng pha nguy
hiểm. Thương binh lính ta như con u, cho nên khiến họ cùng tử sinh.
3- Biết binh ta có đánh, nhưng khơng biết địch có thể đánh hay khơng,
thế thì chỉ biết thắng một nửa; biết địch có thể đánh nhưng khơng biết ta có
thể đánh hay khơng, thế thì chỉ biết thắng một nửa. Biết có thể đánh được
địch nhưng khơng rõ địa hình có thể đánh hay không, thế cũng chỉ biết thắng
một nửa.
4- Cho nên biết dùng binh, thì động mà khơng rối, tĩnh mà khơng cùng.
Cho nên nói rằng: biết ta biết người, thắng chắc phần mười. Biết giời
(trời) biết đất, thắng lợi nắm chắc.
Chương 11, Chín thứ đất (từ trang 538– trang 541)

Chương này đề cập đến điều kiện diễn ra chiến tranh và phép sử dụng
binh lực ở các loại điều kiện đó.
Trong phép dùng binh có 9 thứ đất (điều kiện địa bàn diễn ra chiến
tranh – trận địa):
Tán địa: các chư hầu trong nước đánh nhau. Tán địa thì chớ đánh.
Khinh địa: quân ta vào đất người nhưng chưa vào sâu. Thì chớ dừng lại.
Tranh địa: ta lấy được chỗ đó thì ta lợi, địch lấy được chỗ đó thì địch
lợi. Thì chớ đánh, phải bao vây phía sau.
Giao địa: ta có thể đi qua địch có thể ở lại. Thì chớ tuyệt, ta phải giữ
cẩn thận.
Cù địa: đất trung lập giáp giới nhiều nước. Thì ngoại giao phải cho khéo.


10

Trọng địa: vào sâu đất người, xung quanh nhiều thành thị làng mạc. Thì
mau tranh lấy lương thực.
Kỷ địa: chỗ nhiều rừng núi đầm ao hiểm trở. Gặp kỷ địa thì kéo đi mau.
Vi địa: đường vào thì hẹp, đi quanh mới đến. Địch ít người cũng có thể
đánh ta đơng người. Thì phải dùng mưu. Chắn giữ những nẻo đường ra vào.
Tử địa: chỗ nếu đánh mau thì sống, khơng đánh mau thì chết, thì phải
kiên quyết đánh.
Chương 12, Phép đánh bằng lửa (từ trang 542– trang 543)
Chương này nói về vai trị của hỏa cơng (dùng lửa trong chiến đấu).
Có 5 cách đánh bằng lửa: đốt người, đốt nơi địch để đồ đạc, đốt vận tải
của địch, đốt kho tàng của địch, đốt doanh trại của địch.
Về phương pháp có “5 thứ hỏa cơng”:
1- Lửa cháy phía trong thì ngồi phải tiếp ứng mau.
2- Lửa cháy mà qn địch vẫn lặng lẽ, thì ta phải chờ, chớ đánh vội.
3- Lửa cháy rất mạnh, ta xét có thể đánh, khơng thể đánh thì chớ đánh.

4- Nếu có thể đốt dinh trại phía ngồi của địch thì đốt, khơng cần chờ
có nội ứng.
5- Lửa cháy trên gió, ta chớ tiến đánh dưới gió.
Chương 13, Dùng trinh thám (từ trang 544– trang 546)
Chương này đề cập vai trò cực kỳ quan trọng của trinh thám, tức là nắm
địch, “cho nên chúa hiền, tướng giỏi, đánh thì thắng lợi, thành cơng hơn người
là vì biết trước”, muốn biết trước thì phải đi do thám rõ tình hình của địch.
Có 5 cách dùng trinh thám:
1- Hương thám: dùng người làm trinh thám.
2- Nội gián: lợi dụng trinh thám của địch.
3- Tử gián: ta giả làm lộ kế hoạch, khiến cho thấu tai địch.
4- Sinh gián: là những người trinh thám thường của ta.
Trong quân đội, không ai thân bằng trinh thám, không ai được thưởng
nhiều bằng trinh thám, khơng việc gì bí mật bằng trinh thám. Cho nên chúa
hiền, tướng giỏi biết dùng người khôn khéo nhất đi làm trinh thám, mà thành
công to. Đó là việc cốt yếu cho việc dùng binh, quân đội nhờ đó mà hành động.


11

Ngoài ra phải dùng phép phản gián. Phản gián là lấy thông tin từ những
tên trinh thám của địch, muốn vậy phải lấy lợi mà dỗ nó.
Hồ Chí Minh nhấn mạnh thêm: “Ngày nay các nước có 2 hạng trinh
thám: một là trinh thám chiến lược… hai là trinh thám chiến thuật”.
Cho nên kết luận vắn tắt 13 chương của ông Tôn Tử là:
Muốn thành công thì phải biết trước mọi việc.
Muốn biết trước mọi việc thì phải dùng trinh thám.
3. Ý NGHĨA CỦA TÁC PHẨM

Đây là một tác phẩm dịch thuật mà nội dung của nó khơng chỉ có ý

nghĩa vận dụng trong hoạt động quân sự mà vận dụng trong hoạt động chính
trị cũng hết sức sâu sắc, khơng những có ý nghĩa trong tổ chức, chỉ huy chiến
đấu mà cịn có ý nghĩa rất lớn trong giáo dục, đào tạo, huấn luyện cán bộ. Hồ
Chí Minh viết: “Nguyên tắc của ông Tôn Tử chẳng những dùng về quân sự
đúng, mà dùng về chính trị cũng rất hay”1.
Tác phẩm “Phép dùng binh của ông Tôn Tử” đã trang bị cho chúng ta
những tri thức, hiểu biết về tác phẩm “Binh pháp Tôn Tử”; về nghệ thuật
quân sự; về qui luật tổng quát của chiến tranh và những kinh nghiệm của
chiến tranh thời Xuân Thu – Chiến Quốc. Nhiều nội dung có giá trị cả trong
chiến lược cũng như trong chiến thuật cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị
hiện thực và khoa học...
Tác phẩm còn ý nghĩa sâu sắc trong việc giáo dục rèn luyện người cán
bộ Quân đội ta hiện nay về ý chí, về lập trường tư tưởng chính trị; về bản lĩnh,
về năng lực của người cán bộ chỉ huy; về phẩm chất đạo đức, lối sống.
KẾT LUẬN

Tác phẩm “Phép dùng binh của ông Tôn Tử”, mặc dù là một tác phẩm
dịch thuật, song đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh dịch một cách ngắn gọn, với
những câu từ dễ hiểu, sát với hoàn cảnh, điều kiện Việt Nam mà vẫn giữ
nguyên nội dung của Binh pháp. Cùng với tác phẩm “Chiến thuật du kích”, tác
phẩm “Phép dùng binh của ông Tôn Tử” của Hồ Chí Minh đã trở thành những
tác phẩm gối đầu giường của cán bộ, chiến sĩ chúng ta trong những ngày đầu
Quân đội ta mới thành lập. Trải qua hai cuộc kháng chiến của dân tộc, tác
1

Hồ Chí Minh Tồn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 3, tr.513.


12


phẩm đã góp phần giúp cho các nhà khoa học quân sự Việt Nam nghiên cứu,
phát triển nền khoa học, nghệ thuật quân sự Việt Nam lên tầm cao mới. Đồng
thời, nó làm cho Quân đội ta có cơ sở khoa học và kinh nghiệm để đương đầu
với những loại hình chiến tranh từ chiến tranh thơng thường, cũng như chiến
tranh bằng các loại vũ khí cơng nghệ hiện đại của kẻ thù, góp phần làm nên
những chiến cơng hiển hách của dân tộc ta trong thế kỷ XX.


13

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, X.
2. Danh nhân Hồ Chí Minh hành trình và sự nghiệp, Nxb Văn học, Hà Nội.
3. Tổng cục Chính trị (2000), Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 2002
4. Tổng cục Chính trị (2002), Giáo trình tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, Nxb
Quân đội nhân dân, Hà Nội.
5. Tổng cục Chính trị (2005), Diễn biến hịa bình và chống diễn biến hịa
bình, Nxb Qn đội nhân dân, Hà Nội.
6. Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, (2002), Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh,
Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.



×