Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tính tiên phong đi trước đối thủ trong các hoạt động kinh doanh của doanh nhân việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.86 KB, 11 trang )

Bài tập cá nhân môn : Quản trị Marketing

Đề bài :
Phân tích những đặc điểm của doanh nhân Việt Nam ?
- Mức độ dám chấp nhận rủi ro trong kinh doanh/risk taking
- Tính đổi mới, sáng tạo/innovativeness ( về sản phẩm, kênh phân phối,
hoạt động khuyếch trương … )
- Tính tiên phong, đi trước đối thủ trong các hoạt động kinh
doanh/proactiveness
Đánh giá thực trạng mức độ và vai trò từng khía cạnh trên (thang điểm
1-5, 1: rất thấp; 3: trung bình; 5: rất cao); so sánh mức độ theo tuổi tác, giới
tính, khu vực kinh tế (tư nhân, nhà nước, nước ngồi, liên doanh…), qui mơ
doanh nghiệp, lĩnh vực, ngành nghề hoạt động … nêu ví dụ minh họa.
Hãy sử dụng cả số liệu thứ cấp có sẵn ( phải trích dẫn tài liệu tham khảo)
và số liệu sơ cấp ( qua quan sát, phỏng vấn, điều tra ) để minh họa cho bài viết.

Bài Làm :
Nói đến doanh nhân, chúng ta thường nói đến vai trị hạt nhân trong tăng
trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, đáp ứng nhu cầu xã hội … bên cạnh đó,


những hoạt động của doanh nhân cũng góp phần tác động khơng nhỏ đến đời
sống, văn hóa, xã hội. Ngày nay, trong thời đại hội nhập kinh tế với thế giới và
khu vực, vai trò của người doanh nhân đối với xã hội ngày càng quan trọng hơn.
Trong phạm vi bài viết này, tôi xin đề cập đến ba đặc điểm chủ yếu của doanh
nhân Việt Nam, đó là mức độ dám chấp nhận rủi ro, tính đổi mới sáng tạo và
tính tiên phong.
Khi nói về doanh nhân, chúng ta thường nghĩ tới những Chủ tịch Hội
đồng quản trị hoặc Tổng Giám đốc các doanh nghiệp lớn, những người thành
đạt trong kinh doanh đã được các phương tiện truyền thông nhiều lần nhắc tới,
hoặc chúng ta được biết qua các câu chuyện của bạn bè, đồng nghiệp. Cá nhân


tôi đã biết rất nhiều các vị Lãnh đạo của các doanh nghiệp lớn, nhỏ, trong số họ
có rất nhiều người nổi tiếng, như : ông Phạm Hùng, Tổng giám đốc Lilama; bà
Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc REE;
ơng Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty thép Việt Nhật ...
Tuy nhiên, bên cạnh những người nổi tiếng, biết bao nhiêu Doanh nhân của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đóng góp rất nhiều sức lực, trí tuệ để tạo ra của cải
và vật chất cho xã hội mà có lẽ chưa bao giờ được báo chí nhắc tới.
Để nêu được những đặc điểm của Doanh nhân Việt nam, chúng ta cùng
xem xét một số số liệu đã được Tổng cục Thống kê thực hiện hàng năm, được
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam(VCCI ) điều tra, báo cáo.
Trong cuốn sách “ Doanh nghiệp Việt nam năm 2007 ” của VCCI, Nhà
Xuất bản Chính trị Quốc gia, tháng 6 năm 2008, đã thống kê số lượng doanh
nghiệp dân doanh đăng ký kinh doanh trong các năm từ 2000 đến 2007 (nguồn
từ Trung tâm thông tin, Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc Bộ Kế
hoặch và Đầu tư). Số liệu doanh nghiệp qua các năm là : năm 2000: 60.172
doanh nghiệp; năm 2001: 19.800 doanh nghiệp; năm 2002: 21.535 doanh
nghiệp; năm 2003: 27.771 doanh nghiệp; năm 2004: 37.237 doanh nghiệp; năm
2005: 39.959 doanh nghiệp; năm 2006 : 46.663 doanh nghiệp; năm 2007 :
53.878 doanh nghiệp.
Tổng cộng : 307.008 doanh nghiệp ( không bao gồm khu vực Hợp tác xã
và doanh nghiệp có vố đầu tư nước ngồi ). Trong tổng số 307.008 doanh
nghiệp đăng ký, có 7.008 doanh nghiệp Nhà nước; 94.481 doanh nghiệp tư
nhân; 152.660 Công ty trách nhiệm hữu hạn; 9.880 Công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên; 47.978 Công ty cổ phần; 30 Công ty hợp doanh. Trong số


đó chỉ có 182.888 doanh nghiệp đăng ký đang hoạt động. Qua các số liệu trên,
số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tăng rất nhanh, nhất là Doanh
nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn và Công ty cổ phần.
Phần đánh giá năng lực doanh nghiệp, nhóm phân tích lựa chọn sáu ngành

tiêu biểu từ 32 ngành kinh tế từ phân ngành VSIC tiêu chuẩn của Tổng cục
thống kê, gồm : Sản xuất thực phẩm, đồ uống và thuốc lá; Dệt may; Xây dựng;
Du lịch; Dịch vụ Ngân hàng, hoạt động của các quỹ và chứng khoán; Bảo
hiểm ...
Kết quả phân tích chỉ ra rằng các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành dịch
vụ có kết quả kinh doanh thành cơng hơn. Tính hiệu quả kinh doanh của các
doanh nghiệp lớn ngành dịch vụ cao hơn các ngành sản xuất rất nhiều. Một
trong những lý do chính là tính cạnh tranh thấp hơn và độ rủi ro không cao như
kinh doanh trong các ngành sản xuất. Xét về chỉ tiêu lợi nhuận, các doanh
nghiệp có quy mơ nhỏ (trừ dịch vụ ngân hàng) tình hình kinh doanh nhiều thua
lỗ ...
Về tình hình hoạt động nghiên cứu triển khai(R&D)và đổi mới công nghệ
: kết quả tỉ lệ các doanh ngiệp thực hiện các hoạt động R&D trong toàn ngành
đoạn 2000 - 2004 là rất nhỏ và chủ yếu thực hiện ở doanh nghiệp có quy mơ
lớn. Ngân sách Nhà nước cho R&D có xu hướng tăng lên nhưng chủ yếu ở
ngành sản xuất.
Về tiếp cận thị trường : ( xét trên ba khía cạnh chính là tình hình kết nối
internet, số doanh nghiệp có website, tình hình giao dịch thương mại điện tử):
xu hướng ngày càng tăng , đặc biệt ở các doanh nghiệp nhỏ năng động hơn các
doanh nghiệp lớn.
Trong tài liệu “ Hội thảo quản lý, phát triển và nâng cao năng lực vườn
ươm doanh nghiệp ” VCCI , ngày 07-1-2009, Công ty tư vấn, truyền thông và
xúc tiến thương mại Tin Cậy đã khảo sát khoảng 100 doanh nghiệp chủ yếu tại
thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nhằm tìm hiểu thực trạng và nhu
cầu của các công ty mới thành lập và công ty đặt tại vườn ươm doanh nghiệp đã
tiến hành phỏng vấn các đối tượng hầu hết là các chủ doanh nghiệp, Chủ tịch
HĐQT, Giám đốc, phó giám đốc (chiếm 89%), số liệu như sau :
- Tuổi chủ doanh nghiệp : 82% ở độ tuổi dưới 40; 15,7% ở độ tuổi trung
niên 40-50; trên 55 tuổi chỉ chiếm 1,4%.



- Giới tính chủ doanh nghiệp : 73% là nam; 23% là nữ.
- Trình độ học vấn : 87,2 % tốt nghiệp đại học; 8 % là thạc sỹ, tiến sỹ.
- Hình thức pháp lý của doanh nghiệp : 52,7% là công ty TNHH; 44% là
công ty cổ phần; các hình thức khác trên 3%
- Năm thành lập: 85% doanh nghiệp được điều tra mới khởi sự trong
khoảng 2 năm trở lại đây.
- Quy mô doanh nghiêp : phần đông số doanh nghiệp mới khởi sự đều có
quy mơ siêu nhỏ và nhỏ; quy mô vừa chỉ chiếm 11%; DN lớn là 1%.
Tuy nhiên, khi xem xét quy mô theo vốn đăng ký thì số đơng lại là doanh
nghiệp vừa, điều này cho thấy vốn doanh nghiệp là do tự kê khai nên một số
doanh nghiệp khuếch trương thế trong khi thực lực rất nhỏ.
- Ngành nghề kinh doanh : phần lớn trong ngành dịch vụ, nhiều doanh
nghiệp cả dịch vụ và sản xuất.
- Các khó khăn của doanh nghiệp chủ yếu là vốn và nhân lực.
- Về tình hình hoạt động của doanh nghiệp mới hoạt động : Xem xét mối
liên hệ giữa tình hình kinh doanh với độ tuổi của doanh nghiệp, cho thấy số
lượng các doanh nghiệp trẻ có doanh thu cao nhất nhưng các doanh nghiệp ở độ
tuổi trung niên lại có sự kinh doanh hiệu quả hơn. Điều này có lễ bởi nhóm
trung niên có sự chín chắn và cẩn trọng hơn trong kinh doanh ...
- Mức độ đáp ứng nhu cầu khách hàng : thống kê các câu trả lời cho thấy
hầu hết các doanh nghiệp mới khởi sự đã chú trọng đến việc thoả mãn nhu cầu
của khách hàng
- Công tác quản lý, quản trị chiến lược của công ty : phần đông doanh
nghiệp được điều tra đánh giá việc xác định tầm nhìn, chiến lược kinh doanh
của doanh nghiệp và cơng tác tuyên truyền, tiếp thị là tương đối tốt. Riêng đối
với cơng tác quản lý tài chính, phần đơng doanh nghiệp cho rằng ở mức trung
bình.
- Xác định tầm nhìn, chiến lược kinh doanh; Slogan/triết lý kinh doanh:
Khoảng 53% doanh nghiệp mới khởi sự đã xác định cho mình tầm nhìn/ chiến

lược hoạt động nhưng cịn ở dưới dạng mơ tả dài dòng, chưa chau chuốt về mặt
ý tứ, nhiều bản cịn mơ hồ; 47% khơng có. Đối với Slogan/ triết lý kinh doanh


cũng có khoảng 51% DN được điều tra đã có nhưng cũng như tầm nhìn/ chiến
lược; 49% khơng có Slogan/ triết lý kinh doanh.
- Công tác tiếp thị : thống kê cho thấy đa số đã lập kế hoạch tiếp thị
nhưng phần đơng chưa có tài liệu. Hình thức tiếp thị được doanh nghiệp nhỏ ưa
chuộng là qua website, mail, tel, fã, gửi trực tiếp(32,7%); quảng cáo trên báo,
bản tin, giới thiệu, bán hàng trực tiếp(16,3%); tờ rơi, catalogue (14,3%) ...
- Tình hình quản lý chất lượng : phần đơng các doanh nghiệp đều không
áp dụng tiêu chuẩn. Khi hỏi, phần đông các doanh nghiệp cho rằng công tác
quản lý chất lượng của đơn vị mình là khá tốt đến rất tốt.
- Quản lý tài chính : phần đơng các doanh nghiệp cho rằng tình hình quản
lý tài chính ở mức trung bình.
- Các vấn đề chủ quan và khách quan khác ảnh hưởng tới doanh nghiệp :
63% doanh nghiệp trả lời cho rằng các khó khăn chủ quan đối với doanh nghiệp
chủ yếu là năng lực quản lý, lãnh đạo, tầm nhìn chiến lược của chủ doanh
nghiệp cịn yếu; năng lực chun mơn của cán bộ, nhân viên cịn yếu; thiếu
nguồn lực về tài chính. Các khó khăn khách quan chủ yếu là ảnh hưởng của kinh
tế thế giới, bất ổn trong nước, khó vay vốn ngân hàng…
Để cải tiến hoạt động, sắp tới doanh nghiệp làm gì ? thì có 3 giải pháp
được doanh nghiệp trả lời nhiều nhất gồm :
+ Một là, cải tiến công tác cán bộ, nhân sự;
+ Hai là, cải tiến công tác tiếp thị, PR;
+ Ba là, xác định rõ tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp.
* Qua các số liệu thứ cấp trên và qua quan sát, có thể đưa ra những
đặc điểm của Doanh nhân Việt nam như sau :
- Phần đông doanh nghiệp mới được thành lập, trong khoảng 5-7 năm gần
đây, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các Doanh nhân phần đông là

các nhà doanh nghiệp trẻ, có trình độ học vấn cao.
- Phần lớn trong số các doanh nhân đều biết đương đầu với các khó khăn,
có nỗ lực và sự cống hiến. Tuy nhiên năng lực quản trị doanh nghiệp và quản lý
tài chính còn nhiều yếu kém.
I/ Mức độ dám chấp nhận rủi ro trong kinh doanh/risk taking :


Lực lượng doanh nhân Việt Nam đã thực sự trở thành một phần cấu thành
quan trọng của nền kinh tế đang hội nhập, họ góp phần làm nên sự chuyển đổi
và tăng trưởng của nền kinh tế. Vai trò quan trọng này được lý giải bởi những
thiên chất mà những nhà kinh doanh mới có. Theo tơi, 3 thiên chất của nhà kinh
doanh tại Việt nam đó là :
- Thứ nhất, họ là những người thấy được cơ hội làm giàu;
- Thứ hai, nhà kinh doanh có thể kết hợp được các nguồn lực để làm ra
sản phẩm cần thiết cho thị trường;
- Thứ ba, một thiên chất cực kỳ quan trọng mà chúng ta đang bàn tới, đó
là, nhà kinh doanh dám chấp nhận rủi ro.
Khả năng chấp nhận rủi ro là một bản tính quan trọng của nhà kinh
doanh. Trên thương trường, rủi ro gắn với lợi nhuận. Rủi ro càng cao thì lợi
nhuận cũng sẽ càng cao. Tại sao khơng ít người Việt chúng ta chỉ thích gửi tiền
tiết kiệm vào ngân hàng hoặc mua vàng cất vào trong tủ hơn là tổ chức kinh
doanh hoặc đầu tư? Đơn giản là vì phần lớn chúng ta khơng phải là các nhà kinh
doanh. Phần lớn chúng ta không dám chấp nhận rủi ro. Tuy nhiên, cũng phải
thấy rằng lực lượng doanh nhân của nước ta chỉ mới bắt đầu hình thành trở lại
trong thời kỳ đổi mới.
Chính vì vậy, số doanh nhân thành công rất nhiều, nhưng số doanh nhân
thất bại cũng khơng phải là ít. Và những hiện tượng như sự giàu có đến nhanh
đến mức sự sang trọng chưa theo kịp; sự chấp nhận rủi ro xảy ra nhiều khi do
hạn chế về tri thức hơn là do sự nhạy cảm trong kinh doanh... là những điều có
thật.

Tuy nhiên, như đối với một lực lượng xã hội đang được hình thành chưa
lâu, những điều nói trên là khó lịng tránh khỏi. Cái chính là đội ngũ doanh nhân
Việt Nam đang vượt lên và lớn mạnh hàng ngày. Họ là phần cấu thành không
thể thiếu của một nền kinh tế năng động và hiệu quả.
II/ Tính đổi mới, sáng tạo/innovativeness ( về sản phẩm, kênh phân
phối, hoạt động khuyếch trương … )
Bản tính của người Việt nam nói chung, Doanh nhân Việt nam nói riêng
đều thích đổi mới, cần cù và sáng tạo. Chúng ta thấy rằng trước tiến trình hội
nhập kinh tế thế giới, nhiều nhà Lãnh đạo Nhà nước và các nhà quản lý đều lo
ngại khi hội nhập nhiều hàng hố nước ngồi sẽ tràn vào, các doanh nghiệp Việt


nam sễ gặp khó khăn. Nhưng thực tế, các doanh nhân-doanh nghiệp Việt nam đã
rất nhanh nhạy với thị trường trong nước, nắm bắt được thời cơ về môi trường
pháp lý kinh doanh, hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp nước ngoài, tranh thủ
các nguồn vốn, tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến, phương pháp quản lý mới
và đã vận dụng hết sức sáng tạo phú hợp với điều kiện của Việt nam, doanh
nghiệp mình.
- Về sản phẩm : tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội cả về số lượng, chủng
loại, chất lượng ngay càng cải thiện, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng. Tuy
nhiên, so với sản phẩm của nước ngồi thì chúng ta kém hơn cả về mấu mã, sự
đa dạng, chất lượng sử dụng. Điều này cũng đễ giải thích vì nhu cầu của đại đa
số người tiêu dùng chưa cao, các doanh nghiệp đầu tư cho PR rất ít hoặc khơng
có như số liệu đã nêu ở trên, vốn cho sản xuất, đầu tư khoa học cơng nghệ cịn
thiếu, quản lý chất lượng chưa đúng với yêu cầu … có lẽ điều mấu chốt phần
lớn các doanh nhân chưa coi trọng đúng mức giá trị sản phẩm truyền thống của
mình, khơng tìm mọi cách để sản phẩm tốt hơn mà luôn muốn kinh doanh nhiều
lĩnh vực, đơi khi theo phong trào, trong khi đó chưa đủ mạnh về nguồn lực là
vốn, nhân lực, quản lý…
- Kênh phân phối : đang được các nhà doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn.

Các doanh nghiệp sử dụng chủ yếu qua kênh phân phối truyền thống: như bán
buôn, đại lý, bán hàng trực tiếp, bán lẻ. Chưa có bước đột phá về kênh bán hàng
qua mạng, giao tận nhà; có lẽ chưa thay đổi được thói quen mua hàng của người
tiêu dùng.
- Về hoạt động khuyếch trương : đã có nhiều thay đổi so với trước đây,
các doanh nghiệp đã thấy được hiệu quả của việc khuếch trương, đã dành ngân
qũy nhiều hơn cho hoạt động này. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đã khuyếch
trương chưa đúng với thực tế doanh nghiệp, làm giảm lịng tin với khách hàng.
III/ Tính tiên phong, đi trước đối thủ trong các hoạt động kinh
doanh/proactiveness
Theo quan sát thì một số doanh nghiệp nhà nước có quy mơ lớn đặc thù,
doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng, viễn thơng … có tính tiên
phong, đi trước đối thủ cạnh tranh; khơng có nhiều doanh nghiệp nhỏ thể hiện
tính tiên phong trong kinh doanh. Có lẽ doanh nghiệp lớn có nhiều điều kiện về


vốn, ngân quỹ cho nghiên cứu phát triển, đầu tư khoa học công nghệ, môi
trường kinh doanh, áp dụng được các phương pháp quản trị, quản lý tiên tiến.
Khi nói về sứ mệnh doanh nhân, chúng ta thường nhấn mạnh đến vai trò
hạt nhân trong tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, đáp ứng nhu cầu xã hội
… về mặt bề nổi thì đúng là như vậy. Nhìn nhận ở góc độ sâu hơn, phần lớn
trong mỗi hoạt động của doanh nhân là tính tiên phong, mở đường cho những y
tưởng mới, nhận thức mới và ở mức độ nào đó, tác động tích cực đến tầm nhìn
trong tổ chức đời sống xã hội.
Nhìn rộng ra thế giới, cách đây trên 10 năm Google ra đời không những
đã cung cấp một công cụ tra cứu hữu hiệu, mà quan trọng hơn, sự thành công
của Google trong lúc những doanh nghiệp khổng lồ như Microsoft, Oracle,
Linux… đang làm mưa làm gió ở các châu lục cịn tạo ra đột phá trong suy nghĩ
của mọi người rằng, công nghệ thông tin cho phép những khu vực, cơ cấu thuộc
“vùng trũng” của thế giới thêm nhiều cơ hội phát triển hơn, nhanh chóng thốt

khỏi những cái bóng khổng lồ đi trước.
Ở Việt Nam, bên cạnh những tác động tích cực đến đời sống kinh tế - xã
hội, hoạt động của doanh nhân là chất xúc tác gợi mở ra cách nhìn mới về tổ
chức, quản lý, tạo ra những xung lực mới trong tiếp nhận những thành quả của
thế giới. Sự xuất hiện đông đảo của đội ngũ doanh nhân trong những năm đổi
mới tạo ra áp lực trong quản lý, từ đó, dẫn đến hàng loạt thay đổi trong thủ tục
hành chính thuộc các lĩnh vực đầu tư, xây dựng, hải quan, kinh doanh ngoại tệ,
cơng chứng… Về mặt nào đó, những thay đổi trên tạo ra mối quan hệ mới, cách
xử mới giữa quản lý nhà nước và công dân.
* Doanh nhân tiên phong về văn hóa và tri thức :
Ở bình diện tiêu dùng, doanh nhân là khách hàng tiên phong, làm tăng
dung lượng của hàng loạt thị trường như ngân hàng, Internet… và cũng qua đó,
làm thay đổi phương thức giao tiếp, giao dịch thương mại của các pháp nhân,
thể nhân Việt Nam với phần còn lại của thế giới.
Cùng với động lực mở rộng thị trường, doanh nhân có nhu cầu sử dụng
những biểu tượng văn hóa dân tộc. Họ là sứ giả đưa tinh hoa văn hóa Việt Nam
ra thế giới, như những bơng sen trên thân máy bay Vietnam Airlines, cây tre
trên logo của công ty lữ hàng Bambootourist, tà áo dài của nhà thiết kế thời


trang Sỹ Chung, Minh Hạnh, Ngân An… xuất hiện ở nhiều Châu lục, khiến Việt
Nam gần gũi hơn trong con mắt bạn bè thế giới.
Hoạt động của thương nhân còn mở rộng ra thị trường nhân lực, buộc các
trường đại học, viện nghiên cứu phải đổi mới phương pháp giáo dục, nghiên cứu
khoa học theo hướng coi trọng thực hành hơn. Sở dĩ doanh nhân giữ vai trò tiên
phong trong sáng tạo, đổi mới nhận thức, cách nhìn như vậy là do họ là đối
tượng sử dụng tài nguyên (đất, mặt nước, rừng, dải tần số, nhân lực…) nhiều
nhất; họ cũng là đối tượng sử dụng công nghệ nhiều nhất. Cũng vì thế, hơn ai
hết, họ sẽ tiếp tục đi đầu trong hành trình giao thoa, hội nhập giữa các nền văn
minh trên trái đất.

* Phỏng vấn minh hoạ : để minh hoạ thêm về đặc điểm doanh nhân Việt
nam, tôi đã phỏng vấn qua điện thoại một doanh nhân là người bạn cùng học
phổ thơng với tơi đó là ông Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Cơng
ty Cổ phần thép Việt Nhật có trụ sở tại quận Hồng Bàng, thành phố Hải phòng.
Đây là doanh nghiệp có quy mơ vừa, được đăng ký kinh doanh rất nhiều ngành
nhưng hiện nay chỉ tập trung vào kinh doanh thép xây dựng.
Hỏi : Ơng có nghĩ rằng doanh nhân Việt nam thường dám chấp nhận rủi
ro không ?
Trả lời : Có chứ, tuy nhiên chỉ có những doanh nhân đã qua nhiều giai
đoạn khó khăn trong cuộc sống, và cũng phải trẻ khoẻ một chút. Tôi cũng phải
chấp nhận nhiều rủi ro mới có được thành cơng như hơm nay, nhưng phải có
may mắn chứ khơng phá sản rồi.
Hỏi : Sản phẩm của Cơng ty ơng có gì đặc biệt so với doanh nghiệp thép
khác không ?
Trả lời : khơng đặc biệt lắm đâu vì nó theo tiêu chuẩn sản xuất. Tuy
nhiên, chúng tơi ln có điểm mới hơn một số doanh nghiệp khác là đón đầu các
cơng trình lớn, yêu cầu chủng loại đặc biệt hơn thông thường để sản xuất cho họ
thấy, kiểm tra. Tất nhiên giá phải cạnh tranh và công ty phải cải tiến thêm một
chút về cơng nghệ sản xuất.
Hỏi : Ơng thường dùng kênh phân phối nào, có thường xun thay đổi
hay khơng?
Trả lời : chủ yếu là bán hàng trực tiếp, tiếp đến là qua đại lý. Bán hàng
qua đại lý nhiều khi không nhận hết được ý kiến phản hồi của khách hàng để


điều chỉnh phù hợp. Đôi khi phải thay đổi đại lý do họ có một số biểu hiện chưa
hài lịng lắm, không tăng được doanh số bán hàng.
Hỏi : Tại sao cơng ty khơng thấy quảng cáo trên truyền hình ? Ơng có
cắt giảm chi phí Marketing trong thời gian tới không ?
Trả lời : Không thể quảng cáo mãi được vì đắt q, mặt khác có nhiều

cách khác hiệu quả như giới thiệu qua catalogue, nhãn hiệu, biển quảng cáo, báo
chuyên ngành, tiếp xúc bạn hàng và quan trọng là tiếp thị qua chất lượng sản
phẩm, dịch vụ. Tôi chưa có ý định cắt giảm chi phí này vì chính điều này sẽ
giúp doanh nghiệp tơi vượt qua được giai đoạn khó khăn hiện nay, tuy nhiên rất
nhiều doanh nghiệp khác sẽ giảm.

* Nhận xét trên về đặc điểm doanh nhân Việt nam qua các số liệu thứ cấp
có được, qua quan sát và phỏng vấn có thể chưa thật chuẩn vì số liệu thứ cấp
chưa phải điều tra về tất cả các doanh nghiệp, tuy nhiên nó cũng phần nào
phản ánh một số đặc điểm về doanh nhân Việt nam. Hiện nay tình hình kinh tế
giảm sút, có thể nhiều doanh nghiệp sẽ cắt giảm ngân quỹ cho marketing,
nhưng các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực công nghiệp cho rằng không
được cắt giảm khoản ngân sách này, khơng những thế cịn phải cải thiện theo
chiều hướng tận dụng tối đa những cơ hội manh nha cùng với sự tấn công của
cuộc khủng hoảng.


Tài liệu tham khảo:
- Giáo trình Quản trị Marketing .
- MBA trong tầm tay chủ đề Marketing.
- Thông tin trên các trang Web.



×