Đi tìm một phong cách lãnh đạo phù hợp trong
hoạt động kinh doanh ở Việt Nam hiện nay
Nguồn: doanhnhan360.com
Ngày nay, trong hoạt động kinh doanh không còn đất cho sự tồn tại của một
ông giám đốc chỉ biết ngồi chờ đợi khách hàng tới mua bán mà không cần tính
đến nhu cầu, nguyện vọng của họ. Và cũng không còn những ông giám đốc chỉ
biết ngồi ra lệnh và chờ đợi cấp dưới tuân thủ. Bối cảnh mới của sự phát triển
đất nước, nền kinh tế thị trường đã đặt ra những yêu cầu mới đối với các doanh
nghiệp muốn thành công trong kinh doanh.
Nhà lãnh đạo cần phải có tư duy mới trong công tác lãnh đạo, quản lý
Bên cạnh việc thay đổi về kỹ thuật, công nghệ, đào tạo cần phải có những tư duy
mới trong công tác lãnh đạo - quản lý. Điều đó có nghĩa là người lãnh đạo - quản
lý phải là người hoàn toàn khác với những ông chủ tư bản trước kia điều khiển xí
nghiệp bằng roi vọt, ra những quyết định từ chiếc ghế phô tơi, hay những vị giám
đốc không dám nghĩ, dám làm chỉ thụ động làm theo những quy định cứng nhắc
của cơ chế cũ dưới thời bao cấp.
Những nhà lãnh đạo - quản lý giỏi hiện nay phải là người có những cái nhìn thực
tế hơn về giá trị của họ đối với tổ chức mà họ quản lý. Họ phải có một phong cách
quản lý mới, hợp lý. Phong cách lãnh đạo hợp lý là phong cách mà ở đó người
lãnh đạo vừa đáp ùng được các nhu cầu khác nhau của người lao động, vừa phát
huy được sức mạnh cá nhân và tập thể người lao động trong hoạt động sản xuất,
kinh doanh. Có thể khẳng định rằng, phong cách lãnh đạo sẽ là một yếu tố quan
trọng trong những yếu tố làm nên sự thành công trong làm ăn của một doanh
nghiệp.
Phong cách lãnh đạo là gì?
Từ góc độ lý luận cũng như thực tiễn tâm lý học, vấn đề quản lý, trong đó nổi bật
là phong cách lãnh đạo, đã được bàn nhiều trong các công trình khoa học. Khái
niệm phong cách lãnh đạo thường được hiểu theo các góc độ sau:
Được coi là một nhân tố quan trọng của người quản lý, lãnh đạo, nó gắn liền với
kiểu người lãnh đạo và nghệ thuật lãnh đạo, quản lý con người.
Phong cách lãnh đạo không chỉ thể hiện về mặt khoa học và tổ chức lãnh đạo,
quản lý mà còn thể hiện tài năng, chí hướng, nghệ thuật điều khiển, tác động người
khác của người lãnh đạo.
Phong cách lãnh đạo là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo.
Phong cách lãnh đạo là hệ thống các đấu hiệu đặc trưng của hoạt và động quản lý
của nhà lãnh đạo, được quy định bởi các đặc điểm nhân cách của họ.
Phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân và sự kiện, và được
biểu hiện bằng công thức: Phong cách lãnh đạo = Cá tính x Môi trường.
Nhìn chung, những định nghĩa trên đã đề cập và phản ánh khá rõ nhiều mặt, nhiều
đặc trưng khác nhau của phong cách lãnh đạo. Tuy nhiên, phần lớn các định nghĩa
chỉ nhấn mạnh đến mặt chủ quan, mặt cá tính của chủ thể lãnh đạo chứ chưa đề
cập, xem xét phong cách lãnh đạo như một kiểu hoạt động. Kiểu hoạt động đó
được diễn ra như thế nào còn phụ thuộc vào yếu tố môi trường xã hội, trong đó có
sự ảnh hưởng của hệ tư tưởng, của nền văn hoá... Như vậy, chúng ta có thể đính
nghĩa như sau: Phong cách lãnh đạo là kiểu hoạt động đặc thù của người lãnh đạo
được hình thành trên cơ sở kết hợp chặt chẽ và tác động qua lại biện chứng giữa
yếu tố tâm lý chủ quan của người lãnh đạo và yêu tố môi trường xã hội trong hệ
thống quản lý.
Kiểu phong cách lãnh đạo phương Tây
Trong những công trình của các tác giả phương Tây, thường nêu lên hai kiểu quản
lý (phong cách lãnh đạo) cơ bản. Đó là kiểu quản lý dân chủ và kiếu quản lý mệnh
lệnh.
Kiểu quản lý dân chủ được đặc trưng bằng việc người quản lý biết phân chia
quyền lực quản lý của mình, tranh thủ ý kiến cấp dưới, đưa họ tham gia vào việc
khởi thảo các quyết định. Kiểu quản lý này còn tạo ra những điều kiện thuận lợi để
cho những người cấp dưới được phát huy sáng kiến, tham gia vào việc lập kế
hoạch và thực hiện kế hoạch, đồng thời tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực trong
quá trình quản lý.
Kiểu quản lý mệnh lệnh độc đoán được đặc trưng bằng việc tập trung mọi quyền
lực vào tay một mình người quản lý, người lãnh đạo - quản lý bằng ý chí của
mình, trấn áp ý chí và sáng kiến của mọi thành viên trong tập thể.
K. Lêvin, nhà tâm lý học người Mỹ, là người đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ
thống các phong cách quản lý. Theo ông, ngoài 2 phong cách quản lý trên còn có
một kiểu thứ 3. Đó là kiểu quản lý hình thức (hay phong cách quản lý tự do). Theo
kiểu này, người quản lý chỉ vạch ra kế hoạch chung, ít tham gia trực tiếp chỉ đạo,
thường giao khoán cho cấp dưới và làm các việc khác ở văn phòng. Chỉ làm việc
trực tiếp với người bị quản lý hay tập thể trong những trường hợp đặc biệt.
Sau này, bằng những kết quả nghiên cứu về các phong cách lãnh đạo trong các tập
thể, các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng: ở mỗi phong cách lãnh đạo (dân chủ, độc
đoán, tự do) đều có những điểm mạnh, điểm yếu. Tuy nhiên, phong cách lãnh đạo
dân chủ sẽ đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn.
Nói điều này không đồng nghĩa với việc phủ nhận hiệu quả của phong cách lãnh
đạo độc đoán và phong cách lãnh đạo tự do. Điều quan trọng nhất đối với nhà
quản lý đó là phải biết vận dụng một cách linh hoạt phong cách lãnh đạo của mình
trong các tình huống quản lý cụ thể. Điều này đã được khẳng định qua các công
trình nghiên cứu. Người ta thấy rằng, kiểu quản lý mệnh lệnh độc đoán sẽ đạt hiệu
quả khi nhà quản lý cần đề ra những yêu cầu cứng rắn, những tình huống cần phải
giải quyết ngay trong một thời gian ngắn. Sẽ là không tưởng nếu vị chỉ huy trong
một trận đánh khí ra quyết đính tấn công hay rút lui lại phải họp toàn thể quân lính
để hỏi ý kiến. Hay người quản lý một tập thể các nhà khoa học có thể sử dụng
phong cách lãnh đạo tự do để khuyến khích các nhà khoa học đó được tự do trong
việc triển khai các công trình nghiên cứu, thí nghiệm...
Kế thừa các tư tưởng nghiên cứu về phong cách lãnh đạo - quản lý, Rensis Likert,
một nhà tâm lý học người Mỹ đã nghiên cứu các kiểu mẫu và phong cách lãnh đạo
của các nhà lãnh đạo quản lý trong 3 thập kỷ (1930 - 1960). Likert đã đưa ra ý
tưởng và những cách tiếp cận mới đối với việc hiểu biết các hành vi lãnh đạo.
Theo Likeđ có 4 kiểu phong cách lãnh đạo - quản lý:
Thứ nhất, phong cách quản lý "quyết đoán - áp chế”. Ở phong cách này các nhà
quản lý chuyên quyền cao độ ít có lòng tin với cấp dưới, thúc đẩy người ta bằng đe
doạ và thưởng phạt bằng những phần thưởng hiếm hoi, tiến hành thông tin từ trên
xuống và giới hạn ở việc ra quyết định ở cấp cao nhất.
Thứ hai, phong cách lãnh đạo quyết đoán - nhân từ, các nhà quản lý loại này có
lòng tin của cấp trên và tin vào cấp dưới. Thúc đẩy người cấp dưới bằng khen
thưởng và bằng một ít đe doạ, trừng phạt, cho phép có ít nhiều thông tin lên trên,
tiếp thu một số tư tưởng phía dưới và cho phép phần nào sự giao quyền ra quyết
định nhưng kiểm tra chặt chẽ về mặt chính sách.
Thứ ba, phong cách quản lý tham vấn: Các nhà quản lý có sự tin tưởng và hy vọng
lớn nhưng không hoàn toàn vào cấp dưới, dùng các phần thưởng để thúc đẩy, các
luồng thông tin từ trên xuống hoặc từ dưới lên trong quá trình điều hành và hoạch
định các chính sách chiến lược của Công ty. Các nhà quản lý có phong cách lãnh
đạo tham vấn thường xuyên tham khảo những ý kiến khác nhau từ phía cấp dưới.
Thứ tư, phong cách quản lý "tham gia - theo 'nhóm". Các nhà quản lý có phong
cách này là người có lòng tin và sự hy vọng hoàn toàn vào cấp dưới ở mọi vấn đề,
luôn thu nhận các tư tưởng, ý kiến của cấp dưới và sử dụng chúng một cách xây
dựng. Các nhà quản lý loại này thường sử dụng các phần thưởng về mặt kinh tế để
khuyến khích cấp dưới khi đạt được các mục tiêu mà họ đề ra. Quá trình thông tin
quản lý được thực hiện thông suốt theo cả 3 chiều: lên trên, xuống dưới và với
những người cùng cấp. Họ thường xuyên khuyến khích cấp dưới trong việc đề ra
những quyết định trong những tình huống khó khăn khi không có mặt của họ. Mặt
khác, các nhà quản lý có phong cách này thường coi họ và cấp dưới như là một
nhóm.
Trong 4 kiểu phong cách nói trên, qua những kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng,
các nhà quản lý áp dụng phong cách quản lý theo kiều "tham gia theo nhóm" vào
các hoạt động quản lý của mình đã thu được thành công lớn nhất với tư cách là
một người lãnh đạo.
Một tác giả khác, F.E. Fiedler (nhà tâm lý học Mỹ), có một cách tiếp cận khác khi
nghiên cứu về phong cách lãnh đạo. Theo F.E. Fiedler, khì việc trở thành các nhà
lãnh đạo không chỉ vì các thuộc tính nhân cách của họ mà còn là vì các yếu tố tình
huống khác và sự tác động tương hỗ giữa những người lãnh đạo và tình huống.
Theo quan điểm của mình, ông đưa ra hai phong cách lãnh đạo chính. Phong cách
lãnh đạo thứ nhất chủ yếu hướng vào nhiệm vụ, người lãnh đạo sẽ thoả mãn khi
nhìn thấy nhiệm vụ được thực hiện. Phong cách còn lại chủ yếu hướng vào việc
đạt được những mối quan hệ tết giữa các cá nhân nhằm thu được một địa vị cá
nhân nổi bật.
Việc điểm qua một số nghiên cứu của các nhà tâm lý học phương Tây về phong
cách lãnh đạo cho thấy, không có một phong cách lãnh đạo tuyệt đối nào có hiệu
quả hoặc bất cứ một tình huống quản lý cụ thể nào. Một phong cách lãnh đạo tốt
nhất chỉ có được khi nhà quản lý biết vận dụng một cách mềm dẻo (theo A.L.
Svenciskif và A.G. Kôvaliốp - 2 nhà tâm lý học Liên Xô) có nghĩa người quản lý
phải biết vận dụng các ưu thế của từng kiểu phong cách quản lý tuỳ theo đặc trưng
của hoàn cảnh, biết sửa đổi lề lối của mình theo sự phát triển của tập thể, và mục
đích quản lý hướng vào con người, vào các mối quan hệ người - người và mang
tính nhân bản.
Kiểu phong cách lãnh đạo Phương Đông
Bên cạnh những phong cách lãnh đạo đã và đang được áp dụng ở các nước
phương Tây, thì trong công trình nghíên cứu của GS. Hiroshi Mannari đã lựa ra
một kiểu phong cách quản lý phù hợp với nền văn hoá phương Đông, mà đặc
trưng của phong cách này là phong cách quản lý của các nhà quản trị kinh doanh
Nhật Bản đang áp dụng.
Phong cách quản lý của những nhà lãnh đạo các công ty ở Nhật Bản chịu ảnh
hưởng sâu sắc của triết học Khổng giáo và các yếu tố thuộc truyền thống dân tộc.
Do vậy, đặc điểm nổi bật nhất của nó khác với phong cách quản lý của các nhà
lãnh đạo phương Tây là việc xây dựng và duy trì những mối quan hệ tết đẹp, hài
hoà giữa những người dưới quyền và phát huy tinh thần đoàn kết thân ái với nhau.
Chức năng hàng đầu của người quản lý doanh nghiệp là phải tạo điều kiện và giúp
đỡ các nhóm, ca kíp, các tổ, đội sản xuất hoàn thành tết nhiệm vụ của mình, thể
hiện ở năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc, bằng cách loại trừ các xung
đột, phát huy ý thức đoàn kết, thống nhất.
Trong xã hội Nhật Bản truyền thống, vai trò và vị trí của nhóm được đặc biệt coi
trọng. Tiếp tục truyền thống ấy, người đứng đầu mỗi nhóm phải tạo đựng cho
được một bầu không khí thuận lợi để đạt được mục tiêu mà cả nhóm đã xác định.
Như vậy, người lãnh đạo nhóm phải làm sao giữ được sự "cân bằng", tạo ra cảm
giác trong những người dưới quyền rằng, giữa họ không có sự khác biệt nhau là
mấy.
Người lãnh đạo, người quản lý chỉ thực sự được đánh giá là có tài năng, có bản
lĩnh khì người đó thiết lập và duy trì được quan hệ tốt đẹp giữa người này với
người khác trong nhóm, giữa nhóm này và nhóm khác trong doanh nghiệp.
Phong cách quản lý Nhật Bản được thừa nhận là độc đáo ở chỗ: Người lãnh đạo
luôn ý thức rằng, họ phải thiết lập các quan hệ không chính thức với những người
dưới quyền bằng thái độ ứng xử chân tình, gần gũi, chan hoà, sự thiện cảm và
đồng cảm ở người dưới quyền. Đối với các nhà quản lý Nhật Bản, quan hệ gần
gũi, thân mật với người dưới quyền không phải là mục đích tự thân mà là một
nhiệm vụ để qua đó tạo được bầu không khí cởi mở, chân tình, tin cậy lẫn nhau
trong tập thể. Hơn thế nữa, nó là động lực khuyến khích mọi người đóng góp trí
tuệ, tài năng, sức lực vào công việc chung.
Phong cách quản lý Nhật Bản còn độc đáo ở cách thức khen thưởng và kỷ luật.
Khen thưởng không chỉ dành cho những ai có sáng kiến, đạt năng suất lao động
cao, mà cả những người làm việc chăm chỉ, cần mẫn, dù năng lực của họ như thế
nào. Khen thưởng phải có tác dụng khích lệ những người dưới quyền dám làm
những gì họ cho là đúng và hợp lý, không ngồi chờ thụ động chỉ thị cấp trên. Nếu
có điều gì không tốt xảy ra thì ban quản trị cũng không mất công truy tìm, điều tra
người phạm lỗi (điều này khác hẳn so với phương pháp quản lý theo phương Tây).