Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề trắc nghiệm Tiến hóa (Tiến hóa hóa học và Tiến hóa cổ điển)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.3 KB, 2 trang )

Bài kiểm tra sinh học (20 phút)
1. Trong tiến hoá tiền sinh học, nhụng mầm sống đầu tiên xuất hiện ở:
a. Trong ao hồ nước ngọt.
b. Trong nước đại dương nguyên thuỷ.
c. Khí quyển nguyên thuỷ.
d. Trong lòng đất.
2. Trong quá trình phát sinh sự sống, bước quan trọng để nhận dạng sống sản sinh ra những dạng giống
chủng, di truyền đặc điểm cho thế hệ sau là sự:
a. Xuất hiện cơ chế tự sao chép.
b. Hình thành các đại phân từ.
c. Hình thành lớp màng.
d. Xuất hiện các enzim.
3. Theo Lamac, sự hỉnh thành đặc điểm thích nghi của sinh vật là do:
a. Sự tác động của các nhân tố: đột biến; giao phối và chọn lọc tự nhiên.
b. Ngoại cảnh thay đổi nên sinh vật phát sinh đột biến.
c. Ngoại cảnh thay đổi chậm nên sinh vật có khả năng biến đổi kịp thời để thích nghi, do đó không có
dạng nào bị đào thải.
d. Quá trình tích luỹ bien dị có lợi, đào thải biến dị có hại dưới tác động của chọn lọc tự nhiên.
4. Quá trình tiến hoá dẫn tới hình thành các hợp chất hữu cơ đâu tiên Quả đất không có sự tham gia của
những nguốn năng lượng.
a. Tia tử ngoại, hoạt động núi lửa.
b. Phóng điện trong khí quyển, tia tử ngoại.
c. Hoạt động núi lửa, bức xạ mặt trời.
d. Tia tử ngoại và năng lượng sinh học.
5.Theo quan niệm hiện đại, cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là:
a. Saccarit và phôtpholipit.
b. Axit nuclêic và lipit.
c. Prôtêin và lipit.
d. Prôtêin và axit Axit nuclêic
6. Theo quan niệm của Lamac, có thể giải thích sự hình thành đặc điểm cổ dài ở hươu cao cổ là do:
a. Sự chọn lọc các đột biến cổ dài.


b. Hươu thường xuyên vươn dài cổ để ăn các lá trên cao.
c. Sự xuất hiện các đột biến cổ dài.
d. Sự tích lũy các biến dị cổ dài bởi chọn lọc tự nhiên.
7. Phát biểu nào sau đây Không phải là quan niệm của Đacuyn?
a. Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp, sinh vật có khả năng thích ứng kịp thời.
b. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.
c. Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên
theo con đường phân li tình trạng.
d. Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc chung.
8. Đacuyn là người đầu tiên đưa ra khái niệm:
a. Biến dị cá thể.
b. Đột biến trung bình.
c. Biến dị tổ hợp.
d. Đột biến.
9. Thành công lớn nhất của Đacuyn trong học thuyết tiến hoá là đã khẳng định:
a. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố chính quy định chiều hướng tiến hoá cùa sinh giới.
b. Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hoá lâu dài của sinh vật.
c. Biến dị là nhân tố chính trong sự hình thành đặc điểm thích nghi của sinh vật.
d. Loài mới được hình thành theo con đường phân li tính trạng.
10. Khi đề cập đến vai trò của biến dị trong chọn giống và tiến hoá, Đacuyn cho rằng:
a. Biến dị là nhân tố chính trong sự hình thành đặc điểm thích nghi của sinh vật.
b. Chỉ có những biến dị không xác định mới là nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên.
c. Chỉ có những biến dị xác định mới là nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên.
d. Biến dị cá thể là nguyên liệu chính của chọn lọc tự nhiên.
11. Theo quan điểm của Lamac, tiến hoá là quá trình:
a. Phát triền có kế thừa của lịch sử, theo hướng ngày càng hoàn thiện.
b. Tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải biến dị có hại dưới ảnh huởng gián tiếp của môi trường.
c. Tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải biến dị có hại dưới ảnh huởng trực tiếp của môi trường.
d. Củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính không liên quan đến chọn lọc tự nhiên.
12. Qua chọn lọc tự nhiên, hệ tương tác nào sau đây có thể phát triển thành các cơ chế sinh vật có khả

năng tự nhân đôi, tự đổi mới?
a. Prôtêin - lipit.
b. Prôtêin - saccarit.
c. Prôtêin - gluxit.
d. Prôtêin - axit nuclêic.
13. Chiều hướng tiến hoá cơ bản nhất của sinh giới là:
a. Tổ chức và cấu trúc cơ thể ngày càng cao và phức tạp.
b. Thích nghi ngày càng hợp lí với môi trường sóng cùa chúng.
c. Ngày càng trở nên đa dạnh và phong phú hơn.
d. Số lượng cá hể ngày càng tăng.
14. Thí nghiệm của S.Milô năm 1953, phỏng theo điều kiện khí quyển nguyên thuỷ của trái đất để chứng
minh quá trình hình thành các chất hữu cơ bằng con đường hoá học, đã thu được:
a. Hiđrat cacbon và lipit.
b. Các phân tử prôtêin.
c. Một số loại axit amin.
d. Hợp chất hữu cơ đa phân tử.
15. Bước tiến quan trọng nhất trong giai đoạn tiến hoá tiền sinh học là:
a. Hình thành lớp màng.
b. Xuất hiện cơ chế tự sao chép.
c. Xuất hiện các enzim.
d. Tạo thành các giọt côaxecva.

×