10 Mẹo học từ vựng
| Bài này được '.vietanh_11b3.' cho '.5.' điểm
Hãy học những từ có liên quan đến nhau. Nếu đang học từ miêu tả miền quê, thí dụ như
valley (thung lũng), stream (dòng suối), meadow (đồng cỏ) thì đừng lẫn với các từ miêu tả
các thứ ở thành phố (ví dụ như fire hydrant – vòi nước chữa cháy), hoặc những từ miêu tả
tính cách. Những từ liên quan với nhau thường cùng xuất hiện và sẽ dễ hơn khi nhớ chúng
chung với nhau.
Học từ vựng trong những lĩnh vực mà bạn yêu thích. Nếu quan tâm về nghệ thuật hoặc
bóng đá, hãy đọc về những đề tài này. Có lẽ trong tiếng mẹ đẻ bạn biết rất nhiều từ miêu tả
một bức tranh, một trận đá bóng nhưng bạn lại không biết trong tiếng Anh chúng gọi là gì
– hãy tìm thử xem! Hãy nhớ rằng những gì bạn thích là những điều bạn muốn nói về và là
một phần của con người bạn - nếu không biết cách diễn đạt chúng, việc này có thể làm bạn
lo lắng đấy.
Hãy có một cuốn từ điển hình ảnh. Nó sẽ giúp bạn nhớ từ mới dễ dàng hơn thông qua việc
nhìn tranh của chúng.
Sử dụng video. Lần tới khi xem một bộ phim bạn hãy ghi lại bằng tiếng mẹ đẻ 5 hoặc 10
đồ vật bạn nhìn thấy nhưng lại không biết từ tiếng Anh của chúng là gì. Tra những từ này
trong từ điển, rồi xem lại bộ phim, luyện tập cách sử dụng chúng. Một lần nữa chúng ta lại
thấy rằng nhớ một cái gì đó thật dễ dàng nếu ta nhìn thấy hình ảnh của nó.
Thu một cuốn băng từ vựng. Trong khi bạn đi bộ, lái xe đi làm hay đợi xe bus bạn hãy
nghe cuốn băng đó. Đầu tiên nói từ đó bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, dừng lại sau đó nói từ đó
bằng tiếng Anh. Khoảng dừng này sẽ cho bạn thời gian để trả lời trước khi xem câu trả lời
chính xác.
Mua một cuốn từ điển các từ xếp theo nghĩa. Đó là tập hợp các từ đồng nghĩa và trái nghĩa.
Cố gắng sử dụng nhiều từ khác nhau. Dĩ nhiên đôi lúc bạn sẽ dùng một từ không phù hợp,
nhưng điều này không ngăn trở bạn sử dụng cuốn sách hữu ích này cho việc xây dựng một
vốn từ vựng phong phú.
Luyện tập từ mới khi viết luận. Nếu bạn có bài tập viết về nhà hãy lấy ra các từ mới mà
mình đã học sau đó cố gắng sử dụng chúng vào bài viết của mình. Nếu không sử dụng các
từ mới học lúc nói hoặc viết bạn sẽ nhanh chóng quên chúng đấy.
Luyện tập từ mới khi làm bài tập ngữ pháp. Đừng lãng phí những cơ hội quý báu sử dụng
vốn từ bạn vừa học.
Luyện tập từ mới khi nói. Liệt kê khoảng 5 từ mới mà bạn định sử dụng trong lớp. Cố gắng
dùng chúng trong các cuộc thảo luận. Tin tôi đi, bạn sẽ tìm ra cách để lái câu chuyện theo
cách mà bạn có thể sử dụng ít nhất một vài trong số những từ này.
Hãy đọc nhiều. Đọc nhiều không những có thể cải thiện kĩ năng đọc mà bạn còn có thể xây
cho mình một vốn từ vựng phong phú. Trong bài đọc thường có nhiều từ liên quan đến
nhau và bạn có thể dùng những từ đã học để đoán nghĩa của những từ mới.
Nếu biết cách “chế biến” thì bạn sẽ có một “món” từ vựng ngon lành và bổ dưỡng đó.
Trả lời: 10 Mẹo học từ vựng
Long dài, short ngắn, tall cao
Here đây, there đó, which nào, where đâu
Sentence có nghĩa là câu
Lesson bài học, rainbow cầu vồng
Husband là đức ông chồng
Daddy cha bố, please don't xin đừng
Darling tiếng gọi em cưng
Merry vui thích, cái sừng là horn
Rách rồi xài đỡ chữ torn
To sing là hát, a song một bài
Nói sai sự thật to lie
Go đi, come đến, một vài là some
Spam cho mấy pồ cái này học cho dễ. đáng lẽ ra còn nhiều lắm mà dài quá spam ko dc nên
spam 1 phần. Ai thích thì add nick yahoo của tôi tôi cho nè :
Học từ vựng như thế nào cho dễ thuộc và nhớ lâu?
Muốn giỏi tiếng Anh, điều kiện đầu tiên và bắt buộc là bạn phải giàu từ vựng.
Từ vựng được xem như là những viên gạch. Còn các cấu trúc về ngữ pháp thì được xem như hồ và các vật
liệu khác để xây một ngôi nhà.
Vậy, nếu ta muốn xây nhà mà thiếu gạch, thì việc xây cất không thể hoàn thành được.
Như vậy để có một ngôi nhà khang trang vững chắc. Ta hãy trang bị một số gạch khả dĩ để thợ nề không
phải lúng túng khi xây cất.
Cũng như gạch là nhu cầu cần thiết trong việc xây nhà. Bạn muốn giỏi tiếng Anh là phải giỏi từ vựng.
A. Làm sao để bạn giỏi từ vựng?
Muốn giỏi từ vựng, phải biết cách tổ chức để học từ vựng.
o Từ vựng được chia làm 2 loại:
Đó là từ nội dung và từ chức năng.
a/ Từ nội dung:
Là những từ chỉ
+ Đồ vật
+ Sự vật
+ Hành động
+ Tính chất, trạng thái hay còn gọi là: động từ, danh từ, tính từ.
Ví dụ: house, car, cat, dog, beautiful, ugly, sad, poor, cheap...
b/ Từ chức năng:
Là loại từ có nhiệm vụ liên kết các từ "nội dung" để trở thành câu có nghĩa.
Ví dụ:
+ Trợ từ: have, be, do, may, can...
+ Trạng từ: Giới từ: by, from, at, in, into ...
+ Liên từ: That, which, if, because
+ Nghi vấn từ : Who, What, when, how
+ Đại từ: I, you, he, she...
+ Phiếm từ : Là loại từ không chỉ định về hay một sự vật gì cụ thể.
Ví dụ: Any body, nobody, each, both, some...
o Muốn học từ vựng cho mau thuộc và dễ nhớ, bạn phải học từ nội dung riêng. Còn từ chức
năng bạn học theo mẫu câu.
B. Phương pháp học từ:
Bất kỳ là loại từ nào, bạn cũng cần học theo phương pháp sau đây:
- Dùng bảng và phấn viết
- Giấy và bút chì
- Đọc to, đúng âm ngữ.
I. Học từ nội dung:
Viết khoảng 10 từ hay nhiều hơn nữa tùy theo khả năng tiếp thu của bạn vào một mảnh giấy.
- Bạn gộp mỗi gộp là 5 từ, và bạn bắt đầu học từng từ một.
- Bạn lưu ý giọng đọc, dấu nhấn và âm cho đúng. Đọc lớn giọng sau khi đọc xong một từ, bạn viết ngay từ
ấy lên bảng. Rồi tiếp tục đọc từ khác.
Nhớ là đọc và viết phải kết hợp với nhau. Cứ thế bạn đọc và viết một lúc 5 từ (Một gộp từ). Sau đó cứ đọc đi
đọc lại 5 hay 10 lần như vậy, cho đến lúc bạn thấy mình đã thuộc kỹ 5 từ ấy mới chuyển sang 5 từ khác.
Lưu ý: Sau mỗi lần đọc và viết xong (một gộp từ) gồm 5 từ, bạn nhớ xoá bảng ngay.
Sau khi bạn đã thuộc kỹ các từ vựng trong buổi học, bạn nên ôn lại một lần cuối bằng cách đọc và viết hết
các từ vựng lên bảng. Bằng cách này, sẽ giúp bạn khắc sâu hơn trước khi chấm dứt buổi học, bạn hãy gấp
mảnh giấy có ghi các từ vựng vào túi. Bạn sẽ phải dùng đến nó vào những lúc bạn cần ôn đi nhẩm lại các từ
vựng đã học qua. Như vậy dù đi đâu hay làm việc gì, bạn cũng có thể mở mảnh giấy ra xem khi bạn ôn bài.
Tại sao không chỉ đọc mà lại phải viết mỗi khi học ngoại ngữ?
Bằng cách viết, dễ giúp bạn khắc sâu từ ngữ hơn. Cũng vậy, khi ta kết hợp đọc và viết trong môn học ngoại
ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng, chỉ nhằm mục đích giúp chúng ta nói và viết chính xác. Nhất là để giúp
chúng ta có kỹ năng viết đúng chính tả Anh ngữ.
Nếu bạn chỉ có đọc mà không viết , chắc chắn bạn sẽ khó thuộc bài kỹ được. Hoặc ngược lại bạn chỉ viết mà
không đọc thì giọng đọc của bạn sẽ không chuẩn xác.
Như vậy ngoại ngữ, dù là ngoại ngữ nào cũng không cho phép ta đọc thầm. Ngoại ngữ khác hẳn với tiếng mẹ
đẻ. Với tiếng mẹ đẻ, bạn có thể đọc thầm. Cùng học bằng trí trong im lặng, bạn càng dễ tiếp thu mau.
Nhưng trong môn tiếng Anh bạn không thể áp dụng phương pháp đọc thầm, nếu như bạn muốn mau tiến bộ
về môn ngoại ngữ này.
II. Học từ chức năng theo mẫu câu:
Không còn cách nào hay hơn là bạn cần phải học thuộc các mẫu câu đối thoại trong sách mỗi ngày.
Ví dụ:
- Who are they? (Họ là ai?)
- Where are you from? (Bạn từ đâu tới?)
- Why do you smike? (Vì sao bạn cười?)
Học thuộc từ là một chuyện không mấy khó. Nhưng điều quan trọng là làm sao để nhớ từ vựng được lâu,
thật là một điều không đơn giản. Cũng vì chỗ này một số học viên dễ chán nản.
Làm sao để nhớ từ vựng lâu hơn:
Phải biết kết hợp các nhóm từ, để từ lưu lại trong óc ta.
Kết hợp danh từ, động từ, tính từ. Trong cùng một sự kiện. Chỉ cần ta nhớ một từ là ta sẽ nhớ
một chuỗi từ.
1. Kết hợp theo bộ phận của một sự vật hay sự kiện, hiện tượng nào đó.
Ví dụ: Khi viết ra từ: nose (cái mũi)
Ta phải liên hệ ngay tới các bộ phận trên mặt ta để nhớ ra một loạt từ ở phần đầu đó là : hair (tóc), Fore
head (mặt trước của đầu), eye (mắt), ear (tai), nose (mũi), mouth (miệng), throat (cổ họng), face (cái mặt).
o Kết hợp bộ phận của một hiện tượng:
Ví dụ:
rain (mưa) là bạn phải nghĩ ngay đến (gió) wind .
Cũng vậy, khi nghĩ về mặt trời (sun) là bạn nghĩ đến mặt trăng (moon) và sao (star).
2. Kết hợp từ trái nghĩa.
Vi dụ:
Black
(đen)
Hot
(nóng)
White
(trắng)
Cold
(lạnh)
Nhiều người học ngoại ngữ, nhưng không nắm được mục đích, phương pháp học. Nên một số học viên đâm
ra nản chí, bỏ cuộc.
Chúng ta thường vấp phải cách học ôm đồm, chỉ biết cắm cúi đi tìm đủ loại sách tiếng Anh, rồi cắm cúi tra
cứu từ điển để dịch sang tiếng Việt. Sau thời gian chẳng thấy tiến bộ mấy, đến lúc gặp người nước ngoài thì
ấp a ấp úng. Không sao giao thiệp được và thế là đâm ra nản chí.
Các bạn đừng quên rằng mục tiêu quan trọng nhất để học tiếng Anh mau tiến bộ là: Nghe - nói - đọc và
viết
Phải học theo trình tự như thế thì trong quá trình học tiếng Anh bạn mới hiểu nhanh và nhớ lâu được.