Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Luận văn Chính trị ĐỘC QUYỀN: Phong Trào Cánh Tả Ở Mỹ La Tinh Đầu Thế Kỷ XXI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (611.33 KB, 105 trang )

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chủ nghĩa xã hội

CNXH

Cộng sản quốc tế

CSQT

Diễn đàn xã hội thế giới

WSF

Đáng Cách mạng dân chủ Panama

PRD

Đảng Công lý

PJ

Đảng Dân tộc Peru

PNP

Đảng Giải phóng Dominica

PLD

Đảng Lao động xã hội Brasil


P-SOL

Đảng Phongtrào nền Cộng hoà thứ năm Venezuela

MVR

Đảng Phongtrào cánh tả thống nhất Cộng hoà Dominica

MIU

Đảng xã hội chủ nghĩa thống nhất Venezuela

PSUV

Đô la mỹ

USD

Hiệp định thương mại song phương

FTA

Khu vực thương mại tự do toàn cầu châu Mỹ

AFTA

Liên minh đất nước

AP


Mặt trận Giải phóng Dân tộc Farabundo Marti

FMLN

Mặt trận rộng rãi

FA

Mặt trận Giải phóng dân tộc Sandino

FSLN

Ngân hàng thế giới

WB

Phong trào hướng tới chủ nghĩa xã hội

MAS

Phong trào công nhân

PTCN

Quỹ tiền tệ quốc tế

IMF

Tổ chức thương mại thế giới


WTO

Thương mại tự do Bắc Mỹ

NAFTA

Tư bản chủ nghĩa

TBCN

Ủy ban kinh tế Mỹ La tinh

CEPAL

Xã hội chủ nghĩa

XHCN


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. …1
Chương 1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH PHONG TRÀO CÁNH TẢ MỸ LA TINH….8
1.1 Khái niệm phong trào cánh tả…………………………………………………….8
1.2 Cơ sở hình thành phong trào cánh tả Mỹ La tinh .............................................. ...11
Chương 2. THỰC TRẠNG PHONG TRÀO CÁNH TẢ MỸ LA TINH TRONG
NHỮNG NĂM QUA………………………………………………………………...29
2.1 Tình hình phát triển phong trào cánh tả ở một số nước Mỳ La tinh tiêu
biểu .............................................................................................................................. 29
2.2 Đặc trưng phong trào cánh tả ở Mỹ La tinh...................................................... ..61
2.3 Mô hình chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI .............................................................. .65

Chương 3. ĐÁNH GIÁ PHONG TRÀO CÁNH TẢ Ở MỸ LA TINH……….....75
3.1 Những thuận lợi và khó khăn của phong trào cánh tả Mỹ La tinh trong
tình hình hiện nay ...........................................................................................................
3.2 Sự tác động của phong trào cánh tả ở Mỹ La tinh đến sự nghiệp cách
mạng XHCN trên toàn thế giới .................................................................................. 80
3.3 Quan hệ của Đảng Cộng sản Việt Nam với phong trào cánh tả Mỹ La tinh .... 82
KET LUẠN .............................................................................................................. 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 97


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ cuối những năm 90 của thế kỷ XX, lực lượng của các Đảng cánh tả Mỹ La
tinh đã liên tiếp giành thắng lợi trong các cuộc bầu cử và lên nắm quyền ở một loạt các
nước trong khu vực như: Venezuela, Argentina, Bolivia, Ecuador, Panama, Costa Rica,
Nicaragua... đặc biệt là Venezuela, Bolivia, Ecuador và Nicaragua đã quyết định chọn
con đường xây dựng “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” mở ra bước ngoặt cho cuộc cách
mạng ở các nước Mỹ La tinh. Hiện nay đã có nhiều chính quyền các nước Mỹ La tinh
nằm trong tay các chính đảng cánh tả, lực lượng cánh tả giữ vai trò chủ đạo trong đời
sống chính trị xã hội các nước này. Vì vậy sự phát triển mạnh mẽ của Phong trào cánh
tả Mỹ La tinh góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng cánh tả, dân
chủ và tiến bộ trên thế giới trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ,
tiến bộ và chủ nghĩa xã hội (CNXH).
Dưới sự lãnh đạo của lực lượng Đảng cánh tả, đời sống kinh tế, chính trị, xã hội
các nước Mỹ La tinh đã có những thay đổi rõ rệt, các nhà lãnh đạo cánh tả Mỹ La tinh
đã triển khai nhiều cải cách chính trị, kinh tế, xã hội nhằm xóa bỏ nghèo đói, bất công
và xây dựng một xã hội dân chủ, tiến bộ, coi trọng quyền con người. Nhiều chính phủ
cánh tả ở Mỹ La tinh đã nhận ra những khiếm khuyết, sai lầm của mô hình kinh tế "chủ

nghĩa tự do mới". Các chính sách do chính phủ cánh tả triển khai đã phát huy hiệu quả
và thu được nhiều thành tựu đáng khích lệ, làm thay đổi nhiều mặt trong đời sống xã
hội đất nước, đưa kinh tế thoát ra khỏi khủng hoảng, trì trệ và đang trên đà phục hồi
tăng trưởng, góp phần không ngừng cải thiện đời sống nhân dân, tỷ lệ người nghèo đói,
thất nghiệp giảm đi nhiều. Hàng triệu người nghèo được hưởng trợ cấp xã hội, mua
lương thực thực phẩm giá rẻ, vay vốn ưu đãi sản xuất, kinh doanh; được cấp đất mới để
canh tác; khám, chữa bệnh và học tập miễn phí; tỷ lệ trẻ sơ sinh chết giảm và tuổi thọ
người dân tăng lên rõ rệt.


2

Tuy nhiên, một thực tế hiện nay là các Đảng cánh tả ở các nước Mỹ La tinh mặc
dù có định hướng con đường đi lên CNXH song một mô hình nhà nước XHCN vẫn
chưa được định hình một cách rõ ràng, con đường đi lên CNXH thực chất vẫn còn rất
nhiều khó khăn, chưa được kiểm nghiệm trong thực tiễn, lãnh đạo các Đảng cộng sản
còn non yếu, thiếu kinh nghiệm; sự chống phá của các thế lực phản động trong và ngoài
nước ... Đe đánh giá tình hình khách quan về phong trào cánh tả và hiện tượng CNXH
thế kỷ XXI đòi hỏi chúng ta cần có sự đầu tư nghiên cứu sâu sắc, thấu đáo đế đánh giá
khách quan làn sóng của phong trào cánh tả đang trỗi dậy mạnh mẽ ở các nước Mỹ La
tinh và bản chất của nó.
Từ những lý do trên nên tác giả muốn nghiên cứu vấn đề này trên cơ sở phân
tích một cách sâu sắc, xác thực hoạt động của lực lượng cánh tả ở Mỹ La tinh với mong
muốn chỉ ra được nguyên nhân, tiến trình, xu hướng vận động; những triển vọng và vai
trò của nó trong bối cảnh thế giới hiện nay. Chính vì vậy tác giả đã quyết định chọn đề
tài “Phong trào cánh tả ở Mỹ La tinh đầu thế kỷ XXI” làm luận văn thạc sĩ Chính trị
học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan
* Tình hình nghiên cứu trong nước: Đề tài nghiên cứu về vấn đề chính trị Mỹ
La tinh luôn có sự quan tâm thu hút lớn đối với các học giả, các nhà khoa học, các nhà

nghiên cứu lý luận chính trị... Vì vậy đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu khoa
học về chính trị Mỹ La tinh như:
-

Ấn phẩm "Mỹ La tinh một vùng năng động" năm 1998 do Trung tâm nghiên

cứu Bắc Mỹ - Viện Khoa học xã hội Việt Nam nghiên cứu.
-

về triển vọng của chủ nghĩa xã hội trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, tác giả

Nguyễn An Ninh (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội 2007. Tác giả đã đưa ra
quan niệm về triển vọng của CNXH, các nhân tố tác động và có những đánh giá riêng
về xu hướng đi lên CNXH ở từng khu vực, những thách thức và vấn đề đặt ra với các
khu vực, trong đó có Mỹ Latinh. Đáng chú ý là những nhận định về thế giới thứ ba và


3

vai trò của nó, đặc thù chính trị - xã hội cùng những nét riêng quy định sắc thái CNXH
ở khu vực này.
-

Cuốn “Sự phối hợp hoạt động của các đảng cộng sản và cánh tả trên thế giới

hiện nay” tác giả Nguyễn Hoàng Giáp chủ biên, Nhà xuất bản Lý luận Chính trị năm
2006. Các tác giả đã đi sâu nội dung các hoạt động quốc tế và một số hình thức phối
hợp hoạt động chủ yếu của các đảng cộng sản và đảng cánh tả trên thế giới từ thập niên
90 của thế kỷ XX đến nay. Đồng thời các tác giả cũng dự báo về sự phối hợp hoạt động
và tập hợp lực lượng phong trào cộng sản quốc tế trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI.

-

Cuốn “Tình hình mới ở Mỹ La tinh và triển vọng quan hệ với Việt Nam trong

5 - 1 0 năm tới” tác giả Lê Thanh Tùng chủ biên. Đây là đề tài nghiên cứu khoa học
cấp Bộ do vụ Châu Mỹ - Bộ Ngoại Giao Việt Nam thực hiện năm 2007. Tập thể tác giả
đã đưa ra một cách nhìn tổng quát về phong trào cánh tả ở Mỹ La tinh và đi sâu phân
tích những nhân tố tác động tới đời sống chính trị của khu vực và đưa ra những dự báo
khoa học về xu hướng phát triển của phong trào cánh tả trong 5-10 năm tới.
-

Đề tài khoa học “Phong trào cánh tả Mỹ La tỉnh, Thực trạng và triển vọng”,

tác giả Nguyễn Thế Lực chủ trì. Đề tài đã nêu được những thực trạng tình hình chính
trị Mỹ La tinh và kiến nghị với Đáng và Nhà nước trong quan hệ với các nước Mỹ La
tinh và triển vọng của nó.
Bên cạnh đó còn có các nghiên cứu về kinh tế, xã hội Mỹ La tinh như: Tình hình
kinh tế Mỹ La tinh đầu thế kỷ XX, Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 3 - 2006 của Nguyễn
Xuân Trung (Viện nghiên cứu châu Mỹ); Tác động của cải tô kinh tế ở châu Mỹ La
tinh, Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 11 - 2007; Trào lưu cánh tả ở Mỹ La tỉnh và công
cuộc xây dựng CNXH thế kỷ XXI ở Venezuela, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 9 - 2007
của tác giả Nguyễn Mạnh Hùng...
Ngoài ra còn rất nhiều bài viết về làn sóng cánh tả được đăng tải trên các tạp chí
khoa học của nước ta, tiêu biểu như các bài: “Vài nét về các Đảng cánh tả ở Mỹ La tỉnh
” của tác giả Duy Xuyên; “Phong trào cánh tả ở Mỹ La tỉnh: Thách thức và triển vọng”


4

của tác giả Nguyễn Văn Lan; “Mỹ La tỉnh có còn là sân sau của Mỹ” của tác giả Nguyễn

Tiến Nghĩa; Cánh tả Mỹ La tinh - những thách thức cần vượt qua, đăng trên Tạp chí
Cộng sản ngày 08-11-2012 của tác giả Nguyễn Nhâm...
*

Tình hình nghiên cứu ngoài nước:

Tác phẩm: “Làn sóng thứ tư” về chu kỳ phát triển chính trị - xã hội mới của Mỹ
La tinh, cách nhìn từ phía tả, của PTS Maidanic - Viện Kinh tế thế giới, Viện Hàn lâm
khoa học Nga. Công trình đã mô tả những chuyển biến của phong trào cánh tả Mỹ La
tinh bằng những chứng minh về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội.
Tác phẩm “Kỉnh nghiệm của một số nước Mỹ La tinh trong xử lý mâu thuẫn xã
hội”, do tác giả Trương Thiết Ánh nghiên cứu.
Tạp chí Những vấn đề quốc tế đương đại (Trung Quốc, số 4 - 2007).
Bất bình đăng xã hội và chính sách xã hội ở khu vực Mỹ La tỉnh, Tạp chí Châu
Mỹ ngày nay, số 11 - 2002 của tác giả Iu.Viologunova;
Thế giới thứ ba trong thiên niên kỷ thứ ba, A.Elianop, Thông tin lý luận số
9/2000 là một nghiên cứu về sự trỗi dậy và tự chọn đường phát triển của thế giới thứ
ba, đặc biệt là “số phận của Mỹ Latinh” trong những thập niên gần đây dưới ảnh hưởng
của chủ nghĩa tự do mới.


5

Tài liệu nghiên cứu của Viện Khoa học xã hội Trung Quốc đã công bố như:
"Nghiên cứu chủ nghĩa tự do mới", tháng 10/2003, đã được dịch ra tiếng Việt và đăng
trên Tạp chí"Những vấn đề chính trị - xã hội" của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh dưới dạng tổng thuật trong các số 38 và 39 (10/2006). "Chặng đường thành công
của Brasil" của tác giả Pablo Fonseca Pdos. Santos được dịch và trích đăng trên Tạp
chí Nghiên cứu Châu Mỹ...
Tuy đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này nhưng mồi một công

trình khoa học lại có những khai thác dựa trên những quan điểm, khía cạnh khác nhau,
đưa ra những ý tưởng, quan điểm riêng của mình trong tác phẩm. Vì vậy mà tác giả đã
quyết định chọn đề tài này đế tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ về phong trào cánh tả ở
Mỹ La tinh hiện nay, đánh giá chủ quan và khách quan những quan điểm, nhìn nhận
thực tế về phong trào cánh tả ở Mỹ La tinh là nhu thế nào.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: Làm rõ cơ sở hình thành, thực trạng, từ đó
làm rõ hiện tượng về phong trào cánh tả ở Mỹ La tinh đầu thế kỷ XXL
Đe có thể đạt được mục tiêu ấy tác giả đã xác định cần phải thực hiện các nhiên
vụ chủ yếu dưới đây:
Một là, làm rõ cơ sở hình thành, phát triển của phong trào cánh tả ở Mỹ La tinh.
Hai là, phân tích thực trạng phong trào cánh tả ở Mỹ La tinh đầu thế kỷ XXL
Ba là, đánh giá kết quả của phong trào cánh tả ở Mỹ La tinh trong tình hình hiện
nay và tác động của nó đến phong trào cách mạng thế giới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: phong trào cánh tả ở Mỹ La tinh đầu thế kỷ XXL
Phạm vi nghiên cứu: một số nước tiêu biểu khu vực Mỹ La tinh
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
*

Phương pháp luận: Dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê Nin

về những nguyên lý, phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy


6

vật lịch sử để xem xét vấn đề một cách khách quan; những nhận định, đánh giá của
Đảng Cộng sản Việt Nam về quan hệ quốc tế nói chung và về phong trào cánh tả Mỹ
La tinh hiện nay và tác động của nó đối với phong trào cộng sản (PTCS) và công nhân

quốc tế (CNQT) nói riêng.
*

Phương pháp nghiên cứu chung: phương pháp phân tích, tổng hợp, logic -

lịch sử, pháp nghiên cứu tài liệu, thu thập tài liệu, phân tích, sắp xếp, tóm tắt tài liệu...
đế nghiên cứu vấn đề một cách sâu sắc và hệ thống.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về cơ sở lý luận cũng như thực tiễn về
tình hình phát triển của phong trào cánh tả ở Mỹ La tinh.
Luận văn đã đánh giá những tác động và ý nghĩa của phong trào cánh tả ở Mỹ
La tinh đối với phong trào công nhân ở Mỹ La tinh, phong trào công nhân thế giới và
con đường đi lên CNXH thế kỷ XXI ở các nước Mỹ La tinh.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
-

về mặt lý luận: Qua những kết quả tích cực của phong trào cánh tả ở Mỹ La

tinh, chúng ta có cách nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan về tình hình phát
triển và tác động tích cực của nó đối với phong trào cách mạng thế giới những năm đầu
thế kỷ XXI và thực tế con đường đi lên CNXH ở các nước Mỹ La tinh.
-

về mặt thực tiễn: Những kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm

tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy về lịch sử thế giới


7


hiện đại, lịch sử PTCS và công nhân quốc tế, đồng thời còn là tài liệu quý báu phục vụ
cho cán bộ làm công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn
gồm có 3 chương, 8 tiết.


8

Chương 1
Cơ SỞ HÌNH THÀNH PHONG TRÀO CÁNH TẢ MỸ LA TINH
1.1 Khái niệm phong trào cánh tả
1.1.1 Khái niệm cánh tả
Khái niệm cánh tả, cánh hữu người ta hiểu không chỉ đơn thuần là bên trái hay
bên phải của một con người mà còn hàm ý về quan điểm tư tưởng chính trị của một
tầng lớp, một giai cấp nào đó trong xã hội. Vì vậy thường thì tả khuynh hay cánh tả,
phái tả dùng để chỉ những người trong guồng máy chính trị nhưng có tư tưởng tiến bộ,
đổi mới, dân chủ, tiếp thu quan điểm tiến bộ trong xã hội, phù hợp với hiện tại lịch sử.
Ngược lại, từ hữu khuynh hay cánh hữu, phái hữu dùng để chỉ người có tư tưởng bảo
thủ, lạc hậu, trì trệ.
về nguồn gốc của từ này, các nhà sử học cho rằng nó ra đời từ cuộc cách mạng
Pháp năm 1789. Trong nghị viện chế định Hiến pháp Pháp lúc đó bao gồm 3 đẳng cấp:
đẳng cấp thứ nhất là các giáo sĩ, đẳng cấp thứ hai là những nghị viện quý tộc, đắng cấp
thứ ba là những nghị viện công nhân, nông dân, tư sản bình thường thành thị. Vào tháng
9 năm 1789, trong một cuộc hợp của nghị viện đã nổ ra một cuộc tranh đấu gay gắt giữa
đẳng cấp thứ nhất, thứ hai (ngồi bên phải nghị viện) với đang cấp thứ ba (ngồi bên trái
của nghị viện). Từ hiện tượng vô tình này, đã ra đời cặp từ nói trên để chỉ khái niệm
chính trị của những nhóm người theo tư tưởng cấp tiến hay bảo thủ.
Hữu khuynh: Có đường lối thoả hiệp với giai cấp tư sản trong phong trào công
nhân, chủ trương cải lương, hạ thấp và thủ tiêu đấu tranh, đối lập với chủ nghĩa Mác Lê Nin.

Tả khuynh: Có xu hướng, chủ trương hành động quá mạnh không thích hợp với trình
độ quần chúng. Một loại khuynh hướng tư tưởng sai lầm về


9

đường lối, chủ trương hoạt động cách mạng do không đánh giá đúng thực tế và tình
hình quần chúng.
Cánh hữu (phái hữu): chỉ những Nghị sĩ Quốc hội ở các nước tư bản chủ nghĩa
(TBCN), ngồi ở phía phải Chủ tịch Quốc hội, có quan điểm bảo thủ, bảo vệ nền chính
trị hoặc trật tự xã hội hiện hành.
Cánh tả (phái tả): chỉ những Nghị sĩ Quốc hội ở các nước TBCN, ngồi ở phía
trái Chủ tịch Quốc hội, thường có quan điểm tiến bộ, cách mạng, bao gồm những người
cộng sản, xã hội, dân chủ cấp tiến... với mục tiêu bảo vệ quyền lợi người lao động,
hướng tới công bằng và phát triển xã hội.
Từ đó thuật ngữ cánh tả, cánh hữu được sử dụng một cách phổ biến, trên quan
điểm của các nhà chính trị học thì nó biểu hiện cho hai khuynh hướng chính trị đối lập
nhau của hai phái tả - hữu.
1.1.2. Khái niệm Phong trào cánh tả Mỹ La tinh
Phong trào cánh tả Mỹ La tinh là chỉ khuynh hướng đấu tranh cách mạng của
những người cộng sản, tư sản tiến bộ và lực lượng cách mạng tiến bộ khác trong liên
minh cầm quyền cùng với các tầng lớp nhân dân lao động ở Mỹ La tinh đứng lên đấu
tranh chống chủ nghĩa tư bản cầm quyền và sự áp đặt của các nước tư bản phương Tây
mà trước hết là Mỹ, chống toàn cầu hóa do phương Tây chủ đạo, yêu cầu thiết lập trật
tự quốc tế mới bình đẳng hơn, tốt đẹp hơn. Ngoài ra các phong trào cánh tả còn hướng
vào giải quyết các vấn đề xã hội cấp bách, cơ bản trong nhiệm vụ chống đói nghèo, vì
phúc lợi và an sinh xã hội, hướng đến nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân
dân lao động nên rất được sự ủng hộ đông đảo của nhiều tầng lớp, giai cấp trong xã hội.
Do đó có thế hiếu phong trào cánh tả Mỹ La tinh gồm các lực lượng: các đảng theo phái
tả và các phong trào xã hội phái tả cùng các lực lượng chính trị tiến bộ chống lại bất

bình đẳng hiện tại, mong muốn thay đổi trật tự xã hội mới.
Tuy nhiên về phái tả hiện nay ở Mỹ La tinh vẫn còn ở nhiều dạng thức khác


10

nhau, tác giá Nguyễn Thế Lực (Viện quan hệ Quốc tế) chủ nhiệm: “Theo phái tả truyền
thống, nhìn nhận phe cực đoan của phái tả, tức là tổ chức vũ trang chống lại chính phủ,
tồn tại ở một số nước đều thuộc phái tả Mỹ La tinh vì đối với nhân dân của nước đó,
những tổ chức này là tổ chức hợp pháp trong cuộc chiến tranh công khai ở nước đó. Đối
với họ, đấu tranh vũ trang là một trong những con đường có thể thực hiện sự biến đổi
chính trị. Có học giả chỉ ra, mặc dầu điểm nổi bật của những tổ chức vũ trang chống
chính phủ (thậm chí hình thức đấu tranh cực đoan như khủng bố), nhưng trong chủ
trương chính trị, họ mong muốn biến đổi hiện thực, tranh thủ cải thiện cảnh ngộ của
nhân dân tầng lớp giữa và dưới và tiến bộ xã hội, nhìn từ góc độ chính trị học và học
thuật, từ mặt phân loại chính trị, tư tưởng những tổ chức vũ trang chống chính phủ thuộc
“cánh tả”’ [20,13].
Theo quan niệm này thì phái tả Mỹ La tinh gồm các chính đáng, các tổ chức phi
chính phủ, các phong trào quần chúng, các tổ chức chính trị quân sự vẫn kiên trì con
đường đấu tranh vũ trang và giới trí thức, tôn giáo chính khách... với chủ trương xây
dựng một xã hội công bằng hơn.
Quan niệm thứ hai cho rằng phái tả Mỹ La tinh gồm các đảng phái tả (có chính
đảng của giai cấp công nhân, thành lập Đảng cộng sản, đảng xã hội...) các tổ chức quần
chúng phái tả (gồm công đoàn, hội nông dân, hội phụ nữ....) và tầng lớp tri trức tiểu tư
sản.
Quan niệm thứ ba thì phân loại phái tả Mỹ La tinh gồm bốn loại lớn: các chính
đảng phái tả; các chính phủ phái tả (Cuba, Venezuela, Ecuador...); các phong trào phái
tả và các lực lượng phái tả độc lập.
Dựa theo các quan niệm về phong trào cánh tả như vậy thì có thế thấy rằng
phong trào cánh tả ở Mỹ La tinh hiện nay đang dần chuyển hướng từ đấu tranh bạo lực,

vũ trang, bất hợp pháp sang hướng đấu tranh mục tiêu dân sinh, dân chủ, công khai qua
con đường bầu cử giành chính quyền, tập hợp lực lượng quần chúng gồm nhiều tầng


11

lớp, thành phần các đảng xã hội, các tổ chức quần chúng phái tả (gồm công đoàn, hội
nông dân, hội phụ nữ....) và tầng lớp tri trúc tiểu tư sản... đấu tranh giành chính quyền,
thành lập chính phủ của mình, hướng tới mục tiêu xây dựng xã hội dân chủ, công bằng
hơn.
1.2 Cơ sở hình thành phong trào cánh tả Mỹ La tinh
1.2.1 về địa lý và lịch sử
*

về địa lý: Mỹ La tinh bao gồm 33 quốc gia độc lập và 14 vùng lãnh thổ, với

tổng diện tích trên 20,5 triệu km2 và dân số trên 500 triệu người được tính từ Mexico
đến hết Nam Mỹ [20,1]. Phía Tây Bắc giáp với Hoa Kỳ, phía đông Bắc giáp với biển
Ca-ri-bê, phía Tây Nam là biển Thái Bình Dương và phía Đông Nam là biển Đại Tây
Dương.
Mỹ La tinh nằm ở vị trí địa lý rất thuận lợi cho việc phát triển về giao thông vận
tải đường biển và hàng không, nằm ở giữa Đại Tây Dương ở phía Đông và Thái Bình
Dương ở phía Tây, liền kề với các nước tư bản phát triển như Hoa Kỳ và Canada. Từ
các yếu tố giao lưu quốc tế thuận lợi trên là cơ sở hình thành và phát triển của nhiều
luồng tư tưởng chính trị, tạo điều kiện cho quá trình tiếp thu và cải biến những giá trị
phổ biến của thế giới đế các nước Mỹ La tinh tiếp nhận và tìm ra con đường phát triển
riêng cho quốc gia mình.
*

về lịch sử:


Châu Mỹ được Crixtốp Côlômbô (1451 - 1506) phát hiện vào năm 1492. Ông
là nhà hàng hải I-ta-li-a, xuất thân trong gia đình công nhân dệt ở Giê-nô-va, một hải
cảng sầm uất phía Bắc I-ta-li-a. Là người có những suy nghĩ táo bạo và lãng mạn, ông
luôn mơ ước vượt trùng dương tới những miền đất xa lạ và đã nhiều lần vượt biển theo
các đoàn tàu buôn. Cuộc hành trình của ông là một sự kiện nổi bật nhất của lịch sử phát
kiến địa lí.


12

Ngày 03/8/1492 Crixtốp Côlômbô dẫn đầu một đoàn 3 chiếc tàu Ca-ra- ven cùng
90 thủy thủ rời Tây Ban Nha đi vào Đại Tây Dương. Sau hai tháng, Côlômbô mới vào
được vùng biển Ca-ri-bê và đến Cuba, nhưng lúc này ông lại tưởng đây là Àn Độ và
ông gọi người địa phương ở đây là người In-di-a (Ân Độ). Cùng thời gian này, nhà hàng
hải A-me-ri-go đã bốn lần thám hiểm vùng đất này vào các năm 1497, 1499, 1501, 1503
và ông đã đi đến kết luận rằng đây là châu lục mới - tức châu Mỹ ngày nay.
Sau khi châu Mỹ được phát hiện, các nước châu Âu bắt đầu tiến hành di dân
sang khu vực này để tìm kiếm thị trường và tiến hành xâm lược, bóc lột tài nguyên và
sức lao động, tiên phong cho các nước châu Âu chính là những người Bồ Đào Nha, Tây
Ban Nha. Ngay sau đó Tây Ban Nha đã tiến hành xâm lược hầu hết các nước khu vực
Trung Mỹ, Nam Mỹ. Bồ Đào Nha xâm chiếm được nước rộng lớn nhất Nam Mỹ là
Brasil. Từ đây Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha từng bước thiết lập chế độ thuộc địa, bóc
lột nhân công và vơ vét tài nguyên của các nước Mỹ La tinh. Từ đó làm cho mâu thuẫn
giai cấp, dân tộc ở khu vực này trở nên hết sức gay gắt, phong trào đấu tranh đòi dân
sinh, dân chủ, đấu tranh giải phóng dân tộc giành độc lập liên tục nổ ra. Tại đây những
người da đen và người Anh Điêng ở các nước Mỹ La tinh đã liên tục đấu tranh chống
lại chính quyền thực dân nhưng đều bị đàn áp dã man. Năm 1803 nhân dân Hai-I-ti nổi
dậy, lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, thành lập nước cộng hòa độc lập
đầu tiên ở khu vực Mỹ La tinh và trở thành điểm tựa tinh thần dũng cảm cho cuộc đấu

tranh của nhân dân các nước Mỹ La tinh.
Từ năm 1816 đến 1826 cao trào cách mạng ở các nước Mỹ La tinh no ra hết sức
mạnh mẽ, bắt đầu từ thắng lợi của Argentina, Venezuela, Bolivia, Ecuador, năm 1818
cộng hòa Chile được giải phóng, 1822 Brasil giành độc lập... đánh dấu bước phát triển
mạnh mẽ phong trào cách mạng của Mỹ La tinh, đặc biệt phong trào giải phóng dân tộc
ở Mỹ La tinh được gắn liền với tên tuổi của người anh hùng Simon Bolivar.
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai 1945, Mỹ đã vươn lên trở thành cường quốc


13

số một về kinh tế và bắt đầu tiến hành bành trướng xâm lược các nước Mỹ La tinh để
biến đây thành sân sau của mình, Mỹ đã nhanh chóng gạt các nước Tây Ban Nha, Bồ
Đào Nha, Anh, Pháp, Đức ra khỏi khu vực này đế độc chiếm Mỹ La tinh, dựng lên các
chính phủ bù nhìn thân Mỹ, tiến hành xâm lược và bóc lột các nước Mỹ La tinh.
Từ đây các phong trào đấu tranh của nhân dân Mỹ La tinh lại bước sang một
giai đoạn mới, chống lại chủ nghĩa đế quốc Mỹ và đi đầu cho cuộc cách mạng giải
phóng dân tộc của khu vực Mỹ La tinh là cuộc cách mạng của nhân dân Cuba giành
thắng lợi năm 1959, một nước nhỏ bé nằm ngay sân sau của Mỹ, đây chính là bước
ngoặt quan trọng của phong trào cách mạng các nước Mỹ La tinh.
Đến cuối thế kỷ XX, chế độ quân sự độc tài bị lật đổ ở hầu hết các nước Mỹ La
tinh, bước đầu thiết lập nền cộng hòa mới và bước vào xây dựng phát triển kinh tế - xã
hội. Như vậy có thể nói lịch sử Mỹ La tinh là một quá trình đấu tranh trường kỳ chống
lại sự nô dịch của các đế quốc châu Âu và Mỹ. Quá trình lịch sử đó là một điểm nhấn
quan trọng tạo nên đặc điểm và xu hướng phát triển của chính trị Mỹ La tinh sau này.
1.2.2 về kinh tế * về tình
hình thế giới:
Sau cuộc khủng hoảng năng lượng 1973 làm cho tình hình tài chính, tiền tệ thế
giới rơi vào tình trạng suy thoái, nhiều nền kinh tế lớn của thế giới bị khủng hoảng, đặt
ra yêu cầu cấp thiết cho cuộc tái thiết cơ cấu kinh tế chính trị, xã hội trước sự phát triển

vượt bậc của cách mạng khoa học - kỹ thuật và sự giao lưu, hợp tác quốc tế ngày càng
phát triển mạnh mẽ theo xu thế quốc tế hoá cao... lúc này các nước tư bản phát triển như
Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu... thì đang tìm cách thay đổi cơ cấu kinh tế, dùng sản phẩm kỹ
thuật công nghệ cao, tiết kiệm nguyên liệu, từng bước thích nghi và thoát ra khỏi cuộc
khủng hoảng kinh tế.
Đối với các nước Liên Xô và Đông Âu lúc này, công cuộc xây dựng CNXH
đang bước vào giai đoạn thoái trào. Đặc biệt là sự sụp đổ của hệ thống các nước XHCN


14

ở Liên Xô và Đông Âu từ năm 1991 làm cho các nước XHCN mất đi một điểm tựa
vững chắc về kinh tế lẫn chính trị; phong trào cộng sản và công nhân quốc tế gặp nhiều
khó khăn thách thức.
*

về tình hình kinh tế các nước Mỹ La tinh

Do chịu ảnh hưởng bóc lột nặng nề của chính sách thực dân của các nước châu
Âu và Mỹ nên nền kinh tế của các nước Mỹ La tinh bị trì trệ một thời gian dài vào
những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, Mỹ La tinh trải qua giai đoạn cực kỳ khó
khăn cả về kinh tế lẫn chính trị với nhiều nguy cơ có thế xảy ra. Đặc biệt cuộc khủng
hoảng năng lượng những năm 1973 - 1980 tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế, chính
trị các nước Mỹ La tinh làm cho khủng hoảng kéo dài triền miên với những con số nợ
nước ngoài khổng lồ và các nước Mỹ La tinh không có khả năng trả nợ.
Tính từ năm 1975 đến 1982, khoản nợ của Mỹ La tinh với các ngân hàng thương
mại tăng lên theo mức lãi suất 20,4%/năm, số tiền tăng mức 75 tỷ USD vào năm 1975
lên mức 315 tỷ USD vào năm 1983, tương đương 50% GDP các nước của khu vực này.
Cùng lúc đó, Mỹ và EU tăng lãi suất ngân hàng, càng khiến khoản nợ của Mỹ La tinh
thêm chồng chất.

Vào tháng 8-1982, Bộ trưởng Tài chính Mexico Jesus Silva-Herzog tuyên bố,
Mexico không còn khả năng trả khoản nợ nước ngoài 85 tỷ USD và yêu cầu đàm phán
lại thời hạn trả nợ với các chủ nợ. Hậu quả, hầu hết các ngân hàng thương mại đã giảm
sụp đổ hoặc ngừng han các khoản cho vay


15

mới với cả khu vực Mỹ La tinh. Hàng tỷ USD trước đó được hứa hẹn cho vay đều đình
hoãn. Những khoản vay mới lúc này đều kèm theo nhiều điều kiện ngặt nghèo và các
con nợ buộc phải chấp thuận sự can thiệp của IMF. Trong thời kỳ này, các quan chức
IMF liên tục có các chuyến đi con thoi từ nước này sang nước khác ở Mỹ La tinh để
đưa ra các chương trình “thắt lưng buộc bụng” tạo cơ hội đế các nước khủng hoảng có
thế trả nợ.
Chính vì vậy, tỷ lệ tăng trưởng và mức sống của các nước trong khu vực sụt
giảm đáng kể, dần đến sự phản đối gay gắt IMF và các chính sách của tổ chức này.
Chính điều này đã dẫn đến nhiều thay đổi về chính trị. Bộ trưởng Tài chính Mexico
Herzog phải ra đi khi ông bị cáo buộc quá “vâng lời IMF” mà không tính đến sự bất
ổn trong nước. Sau đó đến lượt chính phủ của Tổng thống Peru Alan Garcia phải từ
chức. Chính phủ mới sau đó bác bỏ “công thức” do IMF đưa ra và tự cho phép minh
khất nợ với IMF. Năm 1983, khoản nợ nước ngoài của Brazil lên mức 111 tỷ USD và
nước này buộc phải nhờ cậy đến IMF sau khi các ngân hàng thương mại từ Tây Âu và
Mỹ đều từ chối không cho Brazil vay tiếp. Tính đến những năm đầu thế kỷ XXI tổng
khoản nợ của các nước khu vực Mỹ La tinh đã lên tới khoảng 800 tỷ USD, chỉ tính giai
đoạn 1992 - 1999 các nước Mỹ La tinh phải trả nợ tới 913 tỷ USD để trả lãi các dịch
vụ [40].
Số nợ nước ngoài của các nước Mỹ La tinh có thể được thể hiện qua biểu tổng
hợp sau:

NỢ NƯỚC NGOÀI MỘT SỐ NƯỚC MỸ LA TINH GIAI ĐOẠN 1990 - 2001


(Đơn vị tính: Triệu đô la Mỹ)
1990
1993

1994

1995

1996

1997

1998

2000

2001

Argentina

62.233

72.209

86.656

98.547

109.756


124.696

140.489

146.200

142.300

Brasil

123.439

145.726

148.295

159.256

179.935

199.998

241.664

236.157

Chile

18.576


19.665

21.768

22.979

26.701

31.691

36.849

Colombia

17.848

18.908

21.855

22.026
24.928

226.820
37.000

29.513

32.036


35.696

35.851

38.170


16

Mexico

101.900

130.524

139.818

165.600

157.200

149.000

161.300

149.300

146.100


Venezuela

36.615

40.836

41.179

38.484

34.222

31.212

29.526

31.545

30.000

Tống

443.049

527.303

562.830

616.919


638.519

663.090

745.360

739.930

725.805

----- -- 7 - ( ---- - 7 ----- - -- ------ - 7 --- -- --- ----- ---- -------

r

------------ --------- 7 - ----

Qua số liệu thông kê cho thây tính từ năm 1990 đến năm 2000 số nợ

nước ngoài của các nước Mỳ La tinh liên tục tăng nhanh, các nước lớn như Brasil,
Argentina, Mexico đều nợ nước ngoài với con số kỷ lục, nhất là năm 1998 Brasil nợ
nước ngoài lên tới 241 tỷ đô la Mỹ, Mexico nợ tới 149 tỷ đô la Mỹ, Argentina nợ 142
tỷ đô la Mỹ... nợ nước ngoài của các nước khu vực này chỉ bắt đầu có dấu hiệu chững
lại từ năm 2001. Với mức nợ kỷ lục như vậy, Mỹ La tinh trở thành khu vực nghèo đói
của thế giới. Theo báo cáo tổng hợp của Liên Hợp Quốc năm 1980 số người nghèo ở
Mỹ La tinh chiếm tỷ lệ 39% và đến năm 2002 đã tăng lên tới 45%, số người nghèo với
mức kỷ lục 272 triệu người, 55 triệu người bị suy dinh dưõng và Mỹ La tinh được coi
là khu vực có sự phân phối thu nhập thấp nhất thế giới, tài chính quốc gia nằm trong
tay số ít giai cấp tư sản những người da trắng.
Sự khủng hoảng kéo dài làm cho thu nhập GDP của các nước Mỹ La tinh không
thể tăng trưởng mà còn bị âm kéo dài liên tục được thể hiện rõ nét trong báo cáo của

Liên Hợp Quốc và ủy ban kinh tế Mỹ La tinh (CEPAL)
như sau [20,25]:
TĂNG TRƯỞNG GDP VÀ GDP BÌNH QUÂN ĐẰU NGƯỜI CỦA MỸ LA TINH (đơn
vị tính: %)
Nước
Argentina

Thời kỳ 1960-1980

Thời kỳ 1981-2002

GDP

GDP/người

GDP

GDP/người

4,2

0,8
2,0

-0,6
-0,3
0,1
3,2
0,9


Bolivia

4,7

2,6
2,3

Brasil

7,2

4,6

Chile

3,5

1,6

1,8
4,7

Colombia

5,3

2,6

2,9



17

Costa Rica

6,2

3,1

3,7

0,9

Ecuador

8,4

5,4

-0,2

Mexico

3,7

Peru

6,8
4,6


2,1
2,5

Dominica

7,3

1,8
4,7

1,8
4,9

-0,2
3,0

Uruguay

1,5

0,8

Venezuela

2,2
5,1

Trung bình khu vực

5,5


1,6
3,0

1,0
2,4

0,1
-1,3

0,6

0,5

Cuộc sống nghèo nàn cùng cực của người lao động cùng với những chính sách
bất công của nhà cầm quyền tư sản đã gây tâm lý bất bình, phản đối gay gắt chế độ
cầm quyền và mong muốn có hướng đi mới cho tương lai của mình đế xây dựng xã hội
mới.
Hậu quả của sự áp đặt mô hình chủ nghĩa tự do mới đã làm gia tăng sự lệ thuộc
của các nước Mỹ La tinh vào tư bản nước ngoài đặc biệt là tư bản Mỹ, các nước Mỹ
La tinh áp dụng mô hình kinh tế chủ nghĩa tự do mới với các đặc trưng cơ bản như:
giảm tới mức tối thiểu sự can thiệp của Nhà nước và tư nhân hóa tới mức tối đa nền
kinh tế; tự do hóa thương mại và đầu tư; cắt giảm phúc lợi xã hội... mặt khác nền kinh
tế Mỹ La tinh chịu phụ thuộc quá lớn vào các tập đoàn kinh tế, tài chính nước ngoài,
các tập đoàn và tổ chức quốc tế này đã dùng sức mạnh của mình can thiệp vào nền kinh
tế các nước; làm cho mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc, phúc lợi xã hội ngày càng
đi xuống. Chính những mâu thuẫn xã hội này càng làm cho tư tưởng CNXH và trào
lưu cánh tả bắt đầu phát triển mạnh ở Mỹ La tinh và có ảnh hưởng sâu rộng đến trong
đời sống chính trị các nước Mỹ La tinh.
1.2.3 về chính trị

* Tình hình chính trị các nước Mỹ La tỉnh
Sự đói nghèo về kinh tế và những mâu thuẫn xã hội làm cho tình hình chính trị
các nước Mỹ La tinh hết sức căng thẳng, nhiều chính phủ được Mỹ


18

bảo trợ, mặc dù phần nào đem lại sự ổn định cho nhân dân và có sự phát triển kinh tế
nhưng họ lại không thể giải quyết được tình trạng tham nhũng đang diễn ra trầm trọng
và sự thất bại của các chính phủ này trong việc hoạch định đường lối phát triển đất
nước, làm cho người dân càng ngày càng cảm thấy thất vọng với chính quyền. Bên
cạnh đó chính phủ thân hữu còn tiến hành nhiều hoạt động chống cộng tàn bạo, phân
biệt đối xử và đàn áp những người thiên tả cùng với đó là sự can thiệp của Mỹ vào các
nước Mỹ La tinh thông qua chính quyền thân Mỹ và các tổ chức quốc tế làm cho tâm
lý bất mãn chế độ và tâm lý chống Mỹ ngày càng gia tăng. Nhân dân không còn kiên
nhẫn để chờ đợi các tổng thống hoàn thành nhiệm vụ như họ đã hứa trước khi họ trở
thành tổng thống và hậu quả là trước phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân,
các chính phủ hoặc phải từ chức hoặc phải tiến hành cải cách và chuyển dần sang
hướng cánh tả. Sự kiệt quệ của kinh tế đã dẫn đến sự sụp đổ của nhiều chính đáng
truyền thống đã từng nắm quyền lực chính trị trong thời gian dài như ở Peru, Argentina,
Venezuela, Bolivia...
Mặt khác, những hậu quả nặng nề do sự áp đặt mô hình chủ nghĩa tự do mới đã
làm gia tăng lệ thuộc của các nước Mỹ La tinh vào tư bản nước ngoài, nhất là tư bản
Mỹ, lợi ích quốc gia và nền độc lập dân tộc ở nhiều nước bị xâm phạm. Do đó, ở Mỹ
La tinh đồng thời với sự thức tỉnh ý thức tự chủ, tự tôn dân tộc của các giai tầng trong
xã hội đã đẩy phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ngày
càng phát triển mạnh mẽ, các phong trào cánh tả đứng lên đấu tranh vì mục tiêu dân
sinh dân chủ và tiến bộ xã hội ngày càng rầm rộ, điển hình như ở Peru và Ecuador,
phong trào thu thập chữ ký yêu cầu chính phủ triệu tập các đại hội nhân dân đế thực
hiện tham vấn đại chúng về các hiệp định song phương làm cho những người đứng đầu

chính phủ ở các nước theo chủ nghĩa tự do mới phải từ chức như Argentina, Ecuador,
Bolivia, Peru. Sự bất mãn của nhân dân cũng như sự sụp đổ của một số chính phủ các
nước Mỹ La tinh khiến cho một số lãnh đạo các nước này bắt đầu chuyển hướng phát
triển mới cho đất nước theo xu thế của cánh tả như tổng thống Bolivia Evo Morales đã


19

khẳng định: “Chính sự bất công, bất bình đẳng và đói nghèo của nhân dân đã buộc
chúng tôi phải tìm đến những điều kiện sống tốt hơn. Người da đỏ chiếm phần lớn
trong dân số Bolivia đã bị cô lập, bị đàn áp về chính trị và bị thờ ơ về văn hóa. Sự giàu
có của đất nước chúng tôi, tài nguyên thiên nhiên của chúng tôi thì bị cướp đoạt”. Có
thể nói, ở khắp khu vực Mỹ La tinh, tình trạng bất ổn về chính trị đã diễn ra khá phổ
biến và có phần quyết liệt, đòi hỏi phải có sự thay thế trong bộ máy lãnh đạo ở các
quốc gia này. Cũng với tình trạng lộn xộn về chính trị, tình trạng tham nhũng cũng diễn
ra tồi tệ hơn bao giờ hết. Các biện pháp chống tham nhũng chưa được thực hiện triệt
để đã không giải quyết được vấn nạn này. Như vậy, ở Mỹ La tinh đang tồn tại một cuộc
khủng hoảng trong hệ thống chính trị song song với cuộc khủng hoảng kinh tế.
*

Những thành tựu bước đầu của nhà nước XHCN Cuba

Sau nhiều năm đấu tranh chống lại chế độ tay sai của Mỹ, ngày 01/01/1959
Cuba chính thức giành được độc lập và bắt tay vào công cuộc xây dựng CNXH. Dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Chủ tịch Phidel Castro, nhân dân Cuba đã đoàn kết
nhất trí xây dựng đất nước và đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đặc biệt giai đoạn
2000 - 2006 tăng trưởng bình quân GDP đạt 6,3%, đời sống văn hóa xã hội có nhiều
chuyển biến tích cực tăng trưởng dân số thấp 0,33% (2005), lao động thất nghiệp chỉ
còn 2,5% (2004), tỷ lệ dân số biết chữ đạt 97% (2003), tuổi thọ bình quân đạt 77,23
tuối năm 2003, 100% trẻ em đến trường và giáo dục hoàn toàn miễn phí, 91% dân số

được sử dụng nước sạch... Như vậy những thành tựu kinh tế bước đầu của Cuba đã
khẳng định tính ưu việt của chế độ XHCN, phát triển kinh tế gắn liền với tiến bộ và
công bằng xã hội. Những thành tựu của đất nước Cuba giành được đã tạo nguồn cổ vũ,
động viên lãnh đạo nhân dân các nước Mỹ La tinh đối mới theo con đường cánh tả,
củng cố vào niềm tin lý tưởng chủ nghĩa cộng sản, đóng góp tích cực vào phát triển lý
luận và thực tiễn của CNXH thế kỷ XXL
*

Phong trào hòa bình, dân chủ và tiến bộ ở các nước trên thế giới

Từ cuối những năm 90 của thế kỷ XX, phong trào công nhân và cộng sản quốc


20

tế có nhiều biến chuyển, đã bắt đầu có những bước phục hồi quan trọng, lực lượng
cánh tả trên thế giới ngày càng phát triển và nhận thức rõ hơn bộ mặt của chính quyền
tư sản. Ở châu Âu sự ra đời của các đảng cánh tả, nhất là từ những năm đầu thế kỷ XXI
phong trào cánh tả đã nổi lên rất mạnh mẽ. Tháng 5/2004 Đảng cánh tả châu Âu ra đời
đã đoàn kết, tập hợp đông đảo lực lượng dân chủ tiến bộ trong xã hội ở 17 quốc gia
châu Âu như: Đức, Pháp, Bỉ, Áo, Thụy Sĩ, Hi Lạp... Cuối tháng 10/2005, Đại hội lần
thứ nhất Đảng cánh tả châu Âu (PGE) đã được tổ chức tại thủ đô A-ten (Hi Lạp) thông
qua tuyên bố có nhiều tiến bộ như: trong thời gian tới các lực lượng cánh tả châu Âu
cần tập hợp lực lượng trong một mặt trận thống nhất, đấu tranh cho lý tưởng và trật tự
mới ở châu Âu. Đánh dấu một bước tiến mới của lực lượng cánh tả trên thế giới là
nguồn cố vũ quan trọng cho sự hình thành và phát triển của phong trào cánh tả ở Mỹ
La tinh những năm đầu thế kỷ XXL
1.2.4 về tình hình đời sống, xã hội
Những hậu quả nặng nề của sự áp đặt chủ nghĩa tự do mới cùng với sự bất ổn
về chính trị và khủng hoảng về kinh tế đã dẫn đến tình trạng phân hoá xã hội sâu sắc

trong các nước Mỹ La tinh: bất bình đẳng, nghèo đói, thất nghiệp, tham nhũng...gia
tăng nhanh chóng, gây ra sự bùng phát xã hội nghiêm trọng ở Mỹ La tinh. Theo thống
kê của Liên Hợp Quốc thì châu Mỹ La tinh có khoảng 96 triệu người có thu nhập dưới
1USD/ ngày. Riêng khu vực Mỹ La tinh có 500 triệu dân thì 224 triệu người nghèo
đói, 90 triệu người sống dưới mức nghèo khổ, 50 triệu người mù chữ, những người đói
nghèo cùng cực chiếm tới 20% dân số các nước Mỹ La tinh nhưng chỉ chiếm 4% tổng
thu nhập xã hội, trong khi 4% người giàu có nhất lại chiếm tới 50% tổng thu nhập xã
hội của khu vực, điển hình như Brasil có 10% người giàu chiếm tới 53,2% tổng sản
phẩm quốc dân; ở Mexico có 20% người giàu chiếm tới 57,5% tài sản toàn xã hội
(1994) [35]... đây là những con số hết sức báo động. Trước sự khủng hoảng về mặt xã
hội, tại các nước này đã nổi lên sự bất bình của một bộ phận dân chúng (đặc biệt là ở
nhân dân lao động, nông dân, thổ dân da đỏ) với giai cấp cầm quyền đã dẫn đến sự ra


21

đời của các phong trào xã hội nhằm mục tiêu đòi lại ruộng đất và cải thiện điều kiện
sống, chống chủ nghĩa tự do mới. Tính trong khoảng từ năm 1994 - 2005, ở Mỹ La
tinh đã diễn ra khoảng 2400 cuộc nổi dậy lớn nhỏ nhằm chống lại chủ nghĩa tự do mới
với nhiều hình thức đấu tranh khác nhau như bãi công, biểu tình, khởi nghĩa vũ trang...
Bên cạnh đó, các vấn đề về tệ nạn xã hội ngày càng nghiêm trọng và diễn ra
nhiều hon, tình hình hoạt động của các nhóm tội phạm diễn ra tràn lan, các nhóm lực
lượng vũ trang chống phá nhà nước, chính quyền ngày càng manh động, có thế dùng
bất cứ thủ đoạn gì; hoạt động của các tổ chức buôn bán vũ khí bất hợp pháp, hoạt động
xuyên quốc gia, in và lưu hành tiền giả... làm cho tình trạng bạo lực ngày càng gia tăng.
Mỗi năm các hành động bạo lực này gây thiệt hại cho các nước Mỹ La tinh khoảng
168 tỷ USD, tương đương 14,2% GDP. Hoạt động bạo lực này đã gây nguy hiểm cho
sự ổn định chính trị, xã hội, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và tác động sâu
sắc đến sự thay đổi chính trị của đất nước.
Nạn tham nhũng tại các quốc gia Mỹ La tinh rất đáng báo động, diễn ra một

cách tràn lan trong mọi cấp, mọi ngành trong bộ máy quyền lực nhà nước. Lợi dụng
chính sách chủ nghĩa tự do mới, tư nhân hóa kinh tế, lãnh đạo các quốc gia Mỹ La tinh
đã dùng những thế lực ngầm để hợp pháp các nguồn tài chính kếch sù bỏ túi cá nhân.
Điển hình nhất là tổng thống của Venezuela ông Carlos Andres Perez là tổng thống
đầu tiên của Mỹ La tinh ra tòa và bị tống giam với tội danh chiếm dụng quỹ an ninh
quốc gia với số tiền 17 triệu đô la Mỹ; hàng năm nền kinh tế các nước Mỹ La tinh chịu
thất thoát tới 21 tỉ đô la vì tình trạng tham nhũng. Đây là một trong những yếu tố gây
nên sự mất ổn định trong xã hội các nước Mỹ La tinh kéo dài những năm cuối của thế
kỷ XX.
Sự tác động của các nhân tố kinh tế - chính trị - văn hoá- xã hội như trên chính
là những điều kiện, cơ sở khách quan cho sự hình thành của các phong trào cánh tả và
thúc đẩy xu thế này trở thành trào lưu cánh tả hiện nay ở Mỹ La tinh.
1.2.5 Những chính sách của Mỹ


22

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ trở thành cường quốc đứng đầu thế giới về
kinh tế, khoa học, quân sự. Đe tăng cường vị thế chính trị của mình trên trường quốc
tế cũng như ảnh hưởng của mình đối với các vấn đề chính trị của khu vực, Mỹ đã tìm
cách ngăn chặn của các nước châu Âu với khu vực này và nhanh chóng mở rộng ảnh
hưởng đối với các nước Mỹ La tinh, khống chế về chính trị, kiểm soát về kinh tế, biến
khu vực này trở thành sân sau của Mỹ bằng việc áp dụng học thuyết chủ nghĩa tự do
mới.
Bằng mô hình này Mỹ từng bước giật dây các chính phủ thân Mỹ bằng các tập
đoàn kinh tế tài chính và các thiết chế tài chính thông qua các tổ chức như Quỹ tiền tệ
quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và
ngân hàng Liên Mỹ làm cho các nước Mỹ La tinh tiến hành các chính sách theo sự điều
khiến của Mỹ. Mỹ nhanh chóng áp dụng học thuyết chủ nghĩa tự do mới ở các nước
Mỹ La tinh ngay sau các cuộc đảo chính quân sự của PinôChê (1973 - 1989), của các

lực lượng quân phiệt
Argentina (1976 - 1984), ở Uruguay (1972 - 1985), Bolivia (1971 - 1984), ở Peru (1991
- 2001)... các chế độ độc tài được thiết lập, chủ nghĩa tự do mới từng bước được áp
dụng cho các nước Mỹ La tinh. Sau khi các chính phủ thân Mỹ được thành lập, nền
kinh tế các nước Mỹ La tinh cũng có sự tăng trưởng nhanh nhưng đời sống xã hội ngày
càng có nguy cơ xuống cấp trầm trọng, mâu thuẫn xã hội nổi lên gay gắt, các hoạt động
cho an sinh xã hội hầu như không có... mặt khác nền kinh tế các nước Mỹ La tinh ngày
càng phụ thuộc vào các tập đoàn kinh tế, tài chính của tư bản nước ngoài
Với tư tưởng “châu Mỹ là của người châu Mỹ” của tổng thống James Monroe
- vị tổng thống thứ năm của Liên bang Mỹ làm tư tưởng và công cụ để Mỹ tiến hành
áp đặt các hình thức ngoại giao và kinh tế, từng bước bành trướng các nước Mỹ La
tinh. Tiếp đó các đời tổng thống sau của Mỹ từng bước dùng các thủ đoạn và chính
sách khác nhau như “Cây gậy lớn ” (của tổng thống T.Ru-dơ-ven) đến chính sách
“Ngoại giao đô la ” (của tổng thống William Howard Taft), và sau này là chính sách


23

“Cây gậy và củ cà rốt”, “Chính sách ngăn chặn”, “Ngoại giao nhân quyền”... nhưng
lại chung một mục tiêu là áp đặt sự bá quyền của nước Mỹ.
Tuy nhiên do những hậu quả của mô hình chủ nghĩa tự do mới đế lại những hậu
quả hết sức nặng nề về mặt xã hội, các cuộc đấu tranh đòi dân sinh dân chủ, cải thiện
đời sống của công nhân lao động, nhiều nước Mỹ La tinh đã bắt đầu điều chỉnh lại các
chính sách cũng như mối quan hệ đối ngoại với Mỹ. Vì vậy tổng thống Mỹ Rudơven
phải từ bỏ chính sách “cây gậy lớn ” và thay đó bằng chính sách “láng giềng thân
thiện ” không can thiệp vào công việc nội bộ các nước Mỹ La tinh. Mặc dù vậy quan
hệ giữa Mỹ với các nước Mỹ La tinh vẫn hết sức căng thắng do Mỹ vẫn dùng sức mạnh
về kinh tế, áp lực về chính trị để điều khiến chính phủ các nước Mỹ La tinh.



×