Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Cái Tôi của Nguyễn Khuyến qua sự lựa chọn xuất xứ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.58 KB, 33 trang )

MỞ ĐẦU
Trên tao đàn văn học Việt Nam ở chặng đường chuyển tiếp hai thời kì từ
trung đại sang cận đại, khoảng cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Tam Nguyên
Yên Đổ Nguyễn Khuyến được biết đến như là bậc Thi bá, là một nhà thơ lớn
giàu lòng yêu nước; đồng thời còn là bậc đại nho, một đại quan triều vua Tự
Đức cuối mùa quân chủ Nho giáo Việt Nam. Ông cũng là một trong những đại
diện lớn nhất và cuối cùng của Văn học Trung đại Việt Nam chứng kiến bước
thăng trầm bi thương vào loại bậc nhất của lịch sử dân tộc, tận mắt trông thấy sự
thất bại của triều đình nhà Nguyễn và các phong trào yêu nước trước một kẻ thù
hoàn toàn xa lạ.Sống trong một thời đại khủng hoảng toàn diện, đặc biệt là sự
khủng hoảng về hệ tư tưởng văn hoá, những biến loạn trong lòng dân tộc,
Nguyễn Khuyến hẳn nhiên mang nặng nhiều suy tư, trăn trở, những đau đớn,day
dứt nội tâm giữa một bên là sứ mệnh phò vua, làm quan thời nhiễu nhương với
một bên là ủng hộ - tham gia phong trào khởi nghĩa hay xu nịnh chạy theo gót
giặc? Để rồi, cuối cùng, ông chọn con đường dũng thoái, cáo bệnh từ quan về
quê như rất nhiều nhà nho đương thời bấy giờ.
Tìm hiểu về Nguyễn Khuyến, ông Nghè được vua Tự Đức ban cờ biển
“Tam Nguyên”, “ấn tứ vinh quy”, chúng ta trước hết trọng ông ở phẩm chất cao
quí của một nhà thơ tha thiết yêu nước, thương dân, giữ gìn khí tiết mà cam chịu
sống nghèo, là nhà thơ của dân tình,của làng cảnh vùng chiêm trũng châu thổ
Bắc Bộ, một nhân cách thi sĩ bản lĩnh với sự kết hợp tuyệt vời, kì lạ giữa văn
chương bác học với chất dân gian bình dị, nôm na, mách qué. Nhưng có một
điều chúng tôi nhận thấy khi thực hiện công trình này,các bài viết, các chuyên
luận,các giáo trình về tác gia Nguyễn Khuyến đã hầu như đề cập ở các mức độ
khác nhau nhiều vấn đề xoay quanh cuộc đời và tác phẩm của ông như: “Nguyễn
Khuyến trong bối cảnh văn hoá xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX”
của cố GS.Trần Quốc Vượng in trong “Thi hào Nguyễn Khuyến - đời và thơ”;
“Nguyễn Khuyến với thời gian” của Nguyễn Đình Chú (in trên Tạp chí văn học,
số 4/1985), “Con người trong sáng tác Nguyễn Khuyến” của GS.Trần Đình Sử
(in trong “Những thế giới nghệ thuật thơ”, NXB. Giáo dục, H.1995), “Đề tài


thiên nhiên và quan điểm thẩm mỹ” của Đặng Thị Hảo cũng trong “Thi hào
Nguyễn Khuyến – đời và thơ”,vv..vv.
Chính vì thế,nhận thức sâu sắc về mục đích tiến hành công trình này,
chúng tôi không có tham vọng tiếp tục đi sâu tìm tòi những vấn đề các thế hệ
trước đã nói quá rõ ràng; mà ở đây, đứng trên phương diện công chúng tiếp nhận
hôm nay với quan điểm lịch sử nhất quán,chúng tôi thử mạnh dạn tìm hiểu một
vấn đề khác bên cạnh những nội dung đã nghiên cứu như trên, đó là “Cái Tôi
của Nguyễn Khuyến qua sự lựa chọn xuất xử” để mong muốn có thêm sự đánh
giá nhiều chiều và thấu đáo hơn đối với sự nghiệp của một tác gia văn học lớn -
một nhà thơ đặc sắc và tâm thế của một bậc đại nho trước mọi biến động dữ dội
của thời đại, đồng thời có được cái nhìn so sánh đối với sự lựa chọn xuất xử của
cái Tôi trữ tình Nguyễn Khuyễn bên cạnh các nhà nho trước và cùng thời.
Xu hướng văn chương ngày hôm nay đang dần chuyển mình tìm về bản
ngã, quay trở về nội tại, tìm đường mở rộng chân trời và quan trọng hơn hết là
phát hiện bản thân mình. Đứng từ góc độ này để đánh giá và soi chiếu con người
- cái Tôi trong văn chương cổ, chúng tôi thực sự mong muốn sẽ ghi nhận trước
hết cho mình cái nhìn cởi mở, thấu đáo hơn về cốt cách con người, đặc biệt là
nhà Nho yêu nước, và sau đó, sẽ mang lại một số kiến giải về quan niệm, về
cách hành xử của họ trong thời đại ấy, thông qua chân dung cái Tôi của Tam
Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến.
Công trình này được cấu trúc gồm 3 phần, tập hợp chủ yếu các bài viết
của các cá nhân:
Phần 1: Quan niệm chung về cái Tôi trong văn học.
Phần 2: Vấn đề xuất xử trong văn học nhà nho và sự lựa chọn của Nguyễn
Khuyến nhìn từ bối cảnh lịch sử - thơì đại.
Phần 3: Cái Tôi của Nguyễn Khuyến trong sự lựa chọn xuất xử thông qua
một số sáng tác của ông.
Phần cuối cùng là Kết luận.
Tiếp cận cái Tôi - một vấn đề khá phức tạp trong văn học nói chung và
đặc biệt là văn học trung đại nói riêng ở một tác gia lớn như Nguyễn Khuyến


trong sự lựa chọn xuất xử của ông giữa thời cuộc lịch sử đầy biến động dữ dội,
chúng tôi coi những gì đã viết là nỗ lực thể nghiệm bước đầu của các cá nhân.
Do vậy, trong quá trình thực hiện, hẳn sẽ không tránh khỏi những sai sót và
nhầm lẫn nhất định; vì thế, chúng tôi chân thành mong muốn nhận được những ý
kiến đóng góp phản hồi để tiếp tục hoàn thiện đề tài.


PHẦN MỘT:
QUAN NIỆM CHUNG VỀ CÁI TÔI TRONG VĂN HỌC
Tô Thị Hiền
Kể từ khi văn học viết ra đời,sáng tác văn học đã trở thành hoạt động sáng
tạo của cá nhân.Mỗi sản phẩm thơ ca đều là đứa con tinh thần của một chủ thể
xác đinh.Nó là nơi tác giả dồn tụ tình yêu,những suy tư trăn trở,những nỗi thất
vọng,những niềm hi vọng…Tìm hiểu tác phẩm chính là tìm hiểu cái Tôi tác giả
được khách thể hoá.Theo công thức sáng tạo,cái Tôi là đối tượng phản ánh của
hành động sáng tác.Nó là sự thể hiện hình tượng tác giả trong tác phẩm,là sự
diễn tả,giãi bày thế giới tư tưởng,tình cảm riêng tư thầm kín của tác giả.Nhìn từ
góc độ phản ánh luận,Nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn cho rằng: “Cái Tôi là đối
tượng phản ánh suy ngẫm của bản thân nhà thơ,là kết quả của sự tự ý thức,tự
đánh giá ,tự miêu tả của nhà thơ” (Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn
văn hoá,NXB.Giáo dục,H.2007) và trong quan hệ với tác giả,cái Tôi trở thành
đối tượng thuộc phạm trù khách quan.
Nghiên cứu văn học,cần đặt ra vấn đề cái Tôi.Nó dường như trở thành vấn
đề không thể bỏ qua khi nghiên cứu một trào lưu,một thời đại văn học bởi trong
việc thể hiện cái Tôi của nhà thơ có thể quan sát thấy nguyên tắc phản ảnh thực
tại nói chung.Nhiều nhà nghiên cứu văn học cho rằng có những thời kì văn học
không xuất hiện cái Tôi.Chỉ đến trào lưu văn học lãng mạn thế kỉ XX,cái Tôi cá
nhân mới thực sự trỗi dậy trở thành đối tượng phản ánh gần như là duy nhất của
văn học.Song nhìn một cách chi tiết vấn đề cái Tôi cá nhân,cái Tôi tác giả trong

văn học cần phải hiểu đúng đắn hơn.Trước khi văn học viết ra đời,văn học dân
gian là hình thức duy nhất.Nó là sản phẩm của cộng đồng ghi lại những kinh
nghiệm sản xuất và đời sống của nhân dân.Tác giả dân gian là loại hình tác gia
rộng lớn,và tác phẩm dân gian là tác phẩm mang đặc trưng chung phổ quát,loại
trừ dấu ấn cá nhân.Tuy nhiên ,văn học viết ra đời đã tạo một thế giới đối cực với
văn học dân gian.Thế kỉ X mở đầu cho sự phát triển rực rỡ của các thể loại,là
điều kiện cho những cá nhân chứng tỏ tài năng sáng tạo.Lê Đình Khiên đã viết:

“Thi pháp của văn học viết là thi pháp của những văn bản đựơc sáng tác ra bởi
cá nhân nhà văn .Văn bản này là kết quả của hoạt động sáng tạo bằng kĩ thuật
của tác giả-cá thể bằng cách thực hiện những nguyên tắc lựa chọn và điển hình
hoá nghệ thuật các hiện tượng đời sống.”Khi văn học viết được sáng tạo bởi các
cá nhân thì khi đó,dù ít ,dù nhiều cái Tôi cá nhân cũng đã xuất hiện.Cái Tôi là
biểu hiện của ý thức con người về cá nhân,do đó không có vấn đề là “có cái Tôi”
hay “không có cái Tôi” mà chính là ở chỗ,sự tự ý thức đó được biểu hiện ở mức
độ nào và mức độ đó tuỳ thuộc vào từng thời đại.Thời đại qui định con
ngừơi,con người sống theo thời đại.Khi thời đại đó là thời đại của những cái
Ta ,của cộng đồng thì văn học phải xây dựng mẫu hình con người lý tưởng
mang dáng dấp cộng đồng,con người xã hội. Điều đó không có nghĩa con người
cá nhân bị tiêu diệt,nó vẫn tồn tại ở một mức độ cần thiết phải có.
Từ khi văn học viết ra đời ,con người luôn là chủ thế sáng tạo đồng thời
cũng là đối tượng nhận thức phản ánh của văn chương.Vậy thì với văn học cổ-
trung đại,chúng mang thuộc tính hữu ngã hay vô ngã?Dường như đặc điểm
“sùng cổ”, “phi ngã” đã trở thành đặc điểm riêng của văn học trung đại.Mỗi tác
gia văn học trung đại đều là những nhà tư tưởng,nhà chính trị lớn.Lý tưởng của
họ là lý tưởng về một xã hội tốt đẹp,về một mẫu hình nhà nước dưới thời vua
Nghiêu-Thuấn.Nhưng ở họ vẫn tồn tại hai con ngừơi:con người xã hội-con
người cá nhân.Với tư cách con người chức năng,thơ văn của họ hướng tới đề tài
cao cả,sản xuất ra lối thơ giáo huấn,quan phương.Khi đó,thơ văn của họ đại diện
cho tiếng nói cộng đồng. Đó là tiếng nói yêu nước,căm thù giặc trong thơ Phạm

Ngũ Lão,Trần Quang Khải hay những nỗi niềm đau khổ của những mất mát lớn
lao trong văn tế của Nguyễn Đình Chiểu.Còn khi đối diện với nỗi lòng mình, đối
diện với nỗi đau thân phận và hoàn cảnh cụ thể muôn vẻ đời thường thì khi
ấy,yếu tố con người cá nhân dễ được bộc lộ.Trong những trạng huống bức
xúc ,những cảnh ngộ dễ khơi gợi lòng trắc ẩn trong tâm hồn người nghệ sĩ …sẽ
là lúc bột khởi những rung động nghệ thuật đích thực từ đó khởi động những suy
cảm cá nhân.Do đó,cái hữu ngã và cái vô ngã ,cái Tôi và cái Ta luôn cùng tồn
tại.

Văn học chân chính thời nào cũng có cái Tôi và ở thời nào nó cũng là một
hoạt động sáng tạo.Bản thân hoạt động sáng tạo đã là chống công thức và chống
phi ngã.Nó có thể loại bỏ hoàn toàn cái phi ngã nếu hoạt động đó không bị chi
phối bởi yếu tố qui phạm và hệ thống giá trị thời đại.Nhà nghiên
cứu,GS.Nguyễn Đăng Mạnh viết rằng: “Sức sáng tạo của dân tộc kết tinh ở
những cây bút lớn ở thời nào cũng có cách khẳng định tư tưởng,cá tính và tài
nghệ độc đáo của mình.Tuy vậy ,chống lại mà vẫn bị ràng buộc,vẫn bị hạn chế,
điều ấy cũng tất yếu khi tính ước lệ phi ngã đã trở thành hệ thống” .Các nhà
nghiên cứu văn học cổ trung đại thường thống nhất nhận định về các chuẩn
mực ,khuôn thước qui phạm,tính chất quan phương phong bế của tư duy và
những quan niệm thô cứng về văn học dưới thời phong kiến qua các định đề
“văn dĩ tải đạo”, “thi dĩ ngôn chí”, “thuật nhi bất tác” ưu tiên cho việc ca tụng xã
tắc sơn hà,răn dạy đạo lý “quân thần phụ tử”, “trung hiếu tiết nghĩa” cho đến các
thao tác nghệ thuật cũng chỉ quẩn quanh lối văn thơ cử tử,tập cổ, ước lệ ,tượng
trưng với những “phong,hoa tuyết,nguyệt”, “tùng,cúc,trúc,mai”.Song những
điều đó chưa phải là tất cả.Lấy cái chung làm nền cho cái riêng nổi bật,các nhà
nghiên cứu thường đặt các tác gia tác phẩm trong thế đối lập với toàn bộ những
chuẩn mực mang tính hạn chế chung của lịch sử thời đại văn học để phát hiện
cái đẹp,cái riêng,cái độc đáo, để tìm cái Tôi cá nhân ẩn nấp trong đó. Đặc biệt
với những tác gia lớn như Nguyễn Trãi,Nguyễn Du,Hồ Xuân Hương,Nguyễn
Khuyễn…thao tác đối lập đó dễ được bỏ qua bởi các nhà nghiên cứu cho rằng,tự

thân các tác giả đó có khả năng vượt qua mọi ngăn cách thời đại.Họ làm nên đặc
trưng của thời đại chứ thời đại không chi phối họ.Chỉ cần nhắc đến Nguyễn
Trãi,Xuân Diệu cho rằng: “Hồn thơ Nguyễn Trãi là một hiện tượng đặc biệt do
bản tính của Nguyễn Trãi và đồng thời do tình thế ,hoàn cảnh của Nguyễn
Trãi .Nguyễn Trãi là một con người tài hoa,từng trải cuộc đời với không ít thăng
trầm.Vì thế thơ văn ông vừa đa dạng ,vừa có khí phách ,vừa có hào hùng,vừa có
suy tư,vừa có trách oán,vừa có đau buồn,vừa có phong thái nhàn tản của một con
người ung dung tự tại.Nhắc đến Hồ Xuân Hương ,người ta nhớ tới một cái Tôi
tràn đầy sức sống,lạc quan và hết sức tinh nghịch không lẫn với cái Tôi ngông

nghênh ,kiêu bạc có tính chất hư vô chủ nghĩa của Phạm Thái hay cái Tôi trầm
ngâm lắng sâu trong suy tư của Nguyễn Du vơí cái Tôi bay bổng ngang tàng của
Cao Bá Quát.
Mỗi một nền văn học,một thời kì văn học đều chịu sự ảnh hưởng của một
nền triết học,thần học mỗi thời.Văn hoá Việt Nam chịu ảnh hưởng rất sâu đậm
của văn hoá Trung Quốc.Do đó các hoạt động sáng tạo văn học Việt Nam đặc
biệt là văn học trung đại chịu ảnh hưởng sâu đậm của tư tưởng Tam giáo. Đặc
điểm chung dễ nhận thấy của sự ảnh hưởng này trong văn học trung đại là quan
niệm về con người “vô ngã”.Các triết lý của Nho-Phật-Đạo đều chủ trương lý
tưởng phá ngã,vô ngã,vô kỉ nhưng không hề là một sự diệt ngã tuyệt đối.Trái lại
tất cả đều dựa vào phẩm chất cá nhân để giải phóng cho cái “ngã” nội tại khát
khao tự do được bước sang thế giới khác,không gò bó tạm bợ.Văn học chịu ảnh
hưởng của các triết lý này nhưng không đồng nhất với chúng.Trên cái nền
đó,văn học thể hiện cái Tôi cá nhân theo nhiều chiều hướng,nhiều phương thức.
Lẽ đương nhiên,trong văn học trung đại đã xuất hiện vai trò của chủ thể
sáng tạo ở mức độ đậm nhạt khác nhau.Vấn đề là ở chỗ,sự thể hiện cái Tôi theo
phương thức nào?Với các tác giả đó đâu là phi ngã, đâu là phần sáng tạo riêng?
Và cái gì là cơ sở để phân biệt một Trần Quang Khải với Nguyễn Trãi,một Lê
Quí Đôn với Lê Hữu Trác,Nguyễn Du với Cao Bá Quát,Nguyễn Khuyến với
Nguyễn Công Trứ? “Văn như kì nhân” (Văn như người viết ra văn) được xem

như là định luận. “Văn như kì nhân” dùng để xem xét cá tính sáng tạo và diện
mạo độc đáo trong sáng tác của nhà văn.Nó đánh dấu sự ý thức về con người tác
giả trong văn phẩm trên phương diện phong cách và thi pháp.Cao Bá Quát
khẳng định “phẩm chất của người là phẩm chất của thơ.Phẩm chất của người
cao thì phẩm chất của thơ cao.Xem người thì có thể biết thơ”.Không phải chỉ ở
thơ cá tính sáng tạo mới được bộc lộ nhưng dường như thơ là địa hạt thuận lợi
cho sự bộc lộ cái Tôi như GS.Hà Minh Đức nói “Sự thống nhất giữa cuộc đời
nhà thơ và cái Tôi trữ tình trong sáng tác là một hiện tượng khá phổ biến với
thơ.”

Nói tóm lại, ở công trình này,chúng tôi xin được đề cập đến Cái Tôi trữ
tình của Nguyễn Khuyến qua dòng tâm sự của nhà thơ khi đứng trước sự lựa
chọn giữa xuất hay xử,hành hay tàng, ở hay về trong thời đại lịch sử quá nhiều
biến động , đề từ đó,có thêm cái nhìn đúng đắn về thái độ hành xử của cụ Yên
Đổ trong thế đối sánh với các nhà nho trước và cùng thời với ông .

PHẦN HAI:
VẤN ĐỀ XUẤT XỬ TRONG VĂN HỌC NHÀ NHO VÀ SỰ LỰA CHỌN
CỦA NGUYỄN KHUYẾN NHÌN TỪ BỐI CẢNH LỊCH SỬ - THỜI ĐẠI
VẤN ĐỀ XUẤT XỬ TRONG VĂN HỌC NHÀ NHO
Nguyễn Thị Kiều Hương
Sự lựa chọn xuất xử là vấn đề nảy sinh trong quá trình các nhà nho “Hiện
thực hoá” những lý tưởng về mặt chính trị xã hội của hệ tư tưởng Nho giáo.Với
những học thuyết này,họ luôn được giáo dục đề cao tinh thần “tự nhiệm” lấy “tu
thân” làm gốc để cảm hoá lòng người (Tu kỉ trị nhân).Tuy nhiên, khi bắt tay vào
thực tế,trước sự phức tạp của thời đại cũng như chốn bổng lộc quan trường đầy
cám dỗ “làm thế nào để trọn đạo Vua-tôi?”, “sống làm sao để giữ được chữ Tâm
cho thanh sạch?” …đó là vấn đề bao thế hệ Nho gia suy tư trăn trở.Và sự lựa
chọn Xuất hay Xử, Hành hay Tàng, ở hay Về trở thành dòng tâm sự đầy giằng
xé của văn học nhà Nho. Chính vì vậy, để hiểu được rõ nét sự trăn trở suy tư của

họ, ở bài viết này,chúng tôi muốn chỉ ra nguồn gốc,tính chất ,biểu hiện của vấn
đề sự lựa chọn Xuất -xử của Nho giáo trong văn học nói chung.
Chúng ta trước hết có thể khẳng định Nho giáo là nguồn gốc sâu xa đặt ra
vấn đề Xuất - xử. Hay nói cách khác, sự lựa chọn Hành hay Tàng, ở hay Về là
một sự chọn lựa ứng xử của các nhà Nho khi áp dụng tư tưởng của Nho giáo vào
thực tiến.Chính vì vậy, ta cần nắm vững những điều cốt lõi về lịch sử cũng như
nội dung tư tưởng của hệ ý thức này.
Thứ nhất, Nho giáo là một học thuyết đạo đức-chính trị mang tính chất
tôn giáo, được sáng lập bởi nhà tư tưởng Trung Hoa cổ đại Khổng Tử (551-479
TCN). Sau khi ra đời, Nho giáo đã nhanh chóng phát triển thành hệ tư tưởng
chính thống và Nho học được xem là loại hình giáo dục phổ biến của Trung
Hoa,kéo dài suốt thời trung đại (Thế kỉ II TCN đến Cách mạng Tân Hợi
1911.1913). Nhưng chưa dừng lại ở đó, học thuyết này còn gây ảnh hưởng sâu
đậm khắp khu vực Đông á,trong đó có Việt Nam.
Ở nước ta,Nho giáo được truyền bá rất sớm,từ thời Bắc thuộc( khoảng
năm 111TCN hoặc sớm hơn) nhưng phải đến giai đoạn từ thời Trần sang thời Lê

nó mới trở thành ý thức hệ chính thống.Vai trò độc tôn của Nho giáo ở Việt
Nam kéo dài gần năm thế kỉ (Thế kỉ XV-Thế kỉ XIX) gây ảnh hưởng sâu sắc và
toàn diện tới mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội nước ta. Đặc biệt hơn,nó đã tạo
ra một đội ngũ trí thức Nho học uyên bác. Đây chính là những chủ thể thẩm mỹ
trực tiếp cấu thành nên loại hình văn học nhà Nho-một bộ phận quan trọng trong
nền Văn học trung đại Việt Nam.
Từ sự sơ khảo về lịch sử như trên đã chỉ rõ lịch sử hình thành và phát
triển của Nho giáo nói chung và ở nước ta nói riêng. ở phần sau này, chúng tôi
sẽ tập trung trình bày làm nổi bật nội dung tư tưởng cốt lõi học thuyết đạo đức-
chính trị này.Bởi đây chính là cơ sở giúp ta lí giải nguồn gốc nảy sinh vấn đề
Xuất-xử trong Nho gia.
Nội dung cơ bản của Nho giáo được thể hiện tập trung trong ba học
thuyết: Thuyết “Đạo đức”,Thuyết “Lễ trị” và Thuyết “Chính danh”.Trong đó,lí

tưởng của học thuyết là chủ trương thiết lập lại trật tự xã hội một cách ổn định
thông qua việc tu luyện đạo đức nhằm hoàn thiện nhân cách bản thân và cảm
hoá lòng người (Tu kỉ trị nhân). Chính bởi vậy các môn sinh luôn phải lấy tu
thân làm gốc, lấy chữ “Nhân”, chữ “Nghĩa” làm đức mục cao nhất của quá trình
tu thân.
Việc hiện thực hoá lí tưởng kiến tạo xã hội trên được Nho giáo giao phó
tập trung ở một số lớp người, được xem là tinh hoa của thời đại. Đó là những
nhà nho,các bậc thánh nhân quân tử,lớp người được xem là đã đạt được tính
mẫu mực điển hình của con đường tu thân dưỡng đức. Bởi vậy, trong nhân cách
của họ,thường trực một tinh thần “tự nhiệm”, “nhập thế” trước hiện thực đời
sống.
“Vũ trụ giai ngô phận sự” (Nguyễn Công Trứ).Và để thể hiện tinh thần
hữu trách-phẩm chất đặc trưng của nhà Nho,họ sẽ bứơc vào con đường “lập thân
,cứu thế” mà Nho giáo cho là “chính đạo”, đó là con đường học-thi đỗ và ra làm
quan.Nho giáo quan niệm rằng nhà Nho bước vào chốn quan trường là để giúp
vua giáo hoá dân chúng,ban ân huệ cho dân bằng chính đạo đức nhân cách của
mình (con đường “Đức trị”, phò vua trị quốc, trị quốc cứu đời, trị đời để cứu

dân). Chính vì thế con đường trước tiên, con đường chính thống nhất mà nhà
Nho muốn lựa chọn bao giờ cũng là con đường “nhập thế”.
Tuy nhiên, có một nghịch lý nảy sinh là giữa lý tưởng hành đạo của nhà
Nho với thực tế lại bị mâu thuẫn với nhau rất sâu sắc. Nho giáo quan niệm trọng
“Đạo” khinh vật chất và chủ trương coi con đường làm quan là con đường hành
đạo chân chính nhất. Thế nhưng quan trường chính là nơi trực tiếp liên quan
đến đời sống chính trị, thời đại, lại là nơi có nhiều thủ đoạn trục lợi cầu danh,
phức tạp nhất, khó nắm bắt nhất.Do vậy,mặc dù tu thân lập tề theo con đường
“Chính đạo” nhưng các nhà nho vẫn luôn trăn trở giữ mình, giữ được chí khí của
bậc quân tử “Phú quý bất năng dâm,bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”
(Giàu sang không cám dỗ được lòng mình, nghèo khó không làm mình nao
núng,cường quyền không làm mình khuất phục). Nhưng chưa dừng ở đó, việc

nhà nho có thực hiện được lí tưởng của mình hay không lại phụ thuộc vào phẩm
chất của các ông vua: có được vua minh tin dùng thì họ mới có thể đem sở học
của mình ra phò vua giúp nước được.Hơn nữa,thời thế luôn luôn thay đổi, lại
thêm buổi loạn lạc phân li…càng đẩy các nhà nho vào bi kịch “Tài cao phận
thấp chí khí uất”. Nhưng dù rơi vào hoàn cảnh nào, nhân cách của nhà nho cũng
buộc họ phải hành xử sao cho trọn đạo.Chính vì vậy mà họ thường xuyên phải
đặt ra vấn đề Xuất -Xử. Tâm lý họ luôn mong muốn “nhập thế”, “hành đạo”
nhưng thời cuộc thay đổi, để bảo vệ phẩm giá của mình,họ sẵn sàng chọn con
đường ẩn dật “Lánh đục về trong”.
Lựa chọn con đường ẩn dật đồng nghĩa với việc các nhà nho bước ra
ngoài chốn quan trường chính sự để về với cuộc sống “an bần lạc đạo” hưởng
thú thanh nhàn nơi cảnh quê yên tĩnh. Nhưng trong thực tế,họ chỉ nhàn “thân”
mà không nhàn “tâm”;họ trốn vào thiên nhiên cảnh vật đấy mà lòng vẫn đau đáu
sự đời:
“Bui có một lòng trung với hiếu
Mài chăng khuyết ,nhuộm chăng đen”
(Thuật hứng 24-Nguyễn Trãi)

Chính sự day dứt này đã trở thành nguồn xúc cảm để các nhà nho tự bạch
lòng mình,làm nên một bộ phận đặc sắc trong văn học-Văn chương nhà Nho ẩn
dật. Độc giả hẳn không thể quên dòng tâm sự trong thơ Nguyễn Trãi,Nguyễn
Công Trứ,Cao Bá Quát,Nguyễn Đình Chiểu,Nguyễn Khuyến…Họ cũng chọn
lựa con đường “Lánh đục về trong” để bảo toàn phẩm giá trước những đổi thay
của thời cuộc. Tuy nhiên, sự lựa chọn Xuất-Xử của họ lại đựơc thể hiện theo
những phương thức xúc cảm riêng. Đây chính là cơ sở để chúng tôi đi đến việc
tìm tìm hiểu “Cái Tôi của nhà thơ Nguyễn Khuyến trong sự lựa chọn Xuất-xử”.
Tóm lại, những việc trình bày như trên cho ta thấy rằng Nho giáo là một
học thuyết chính trị-đạo đức giàu tính thực tiễn và có ý nghĩa tích cực. Trong đó
nó chủ trương hứơng tới việc tạo dựng một xã hội thái bình thịnh trị. Đồng thời
đề cao tinh thần hữu trách tự nhiệm của nhà nho trước hiện thực cũng như coi

trọng phẩm cách của họ trước cuộc đời. Đây chính là nguyên nhân làm nảy sinh
mối trăn trở mà nhà nho luôn băn khoăn,day dứt,suy tư: đó là vấn đề về sự lựa
chọn xuất-xử.Trước mỗi bậc chính nhân luôn có hai con đường:gặp thời ra sức
làm quan phò vua giúp nước;bất phùng thời sẵn sàng từ chức về an trù tại quê
hương.Chính vì vậy mà việc bỏ Hành về Tàng vẫn được xem là con đường
“dũng thoái”.Nó vừa thể hiện thái độ phản ánh của nhà nho trước thực tại vừa
góp phần giữ gìn tâm hồn trong sạch của bản thân.
SỰ LỰA CHỌN XUẤT-XỬ CỦA NGUYỄN KHUYẾN NHÌN TỪ BỐI
CẢNH LỊCH SỬ VÀ THỜI ĐẠI
Nguyễn Thị Thu Duyên.
Theo những tài liệu về Nguyễn Khuyến được biết ông sinh năm ất Mùi
1835 ở quê mẹ, làng Hoàng Xá, huyện ý Yên, tỉnh Nam Định nhưng lớn lên chủ
yếu ở quê cha là làng Yên Đổ,huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.Tên lúc đầu là
Thắng, về sau mới đổi là Khuyến để chỉ rõ quyết tâm học tập của mình.
Nguyễn Khuyến được sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, từ bé đã
nổi tiếng học giỏi. Tuy nhiên, Nguyễn Khuyến đã phải vất vả mấy lần thi hỏng
sau đó mới lần lượt đỗ Hội nguyên, rồi Đình nguyên, được vua Tự Đức ban cờ
biển và viết cho ông hai chữ “Tam nguyên”. Sau khi thi đỗ, Nguyễn Khuyến ra

làm quan, ông đựơc giữ chức vụ khá nhàn nhã,không phải lo lắng những vấn đề
gay go của đất nước.Thế nhưng chỉ sau mười một năm ra làm quan dưới triều
Nguyễn, đến năm 1883, Nguyễn Khuyến đã xin từ quan về ở ẩn (với danh nghĩa
về hưu non do bị đau mắt) không màng chính sự khi ông mới 49 tuổi. Tại sao
lại có sự “nghỉ hưu non” này?
Như trên đã nói, ngay từ thuở thiếu thời, Nguyễn Khuyến đã nổi tiếng học
giỏi khắp vùng; gia đình ông lại là dòng dõi Nho gia.Vì thế mà tương lai của
ông được vạch ra theo thứ tự: học-thi đỗ-làm quan. Và sau nhiều năm dùi mài
kinh sử,cận kề đèn sách,Nguyễn Khuyến đã đậu được đến Tam Nguyên. Tuy
nhiên, đường quan trường của ông không có gì nổi trội,hiển hách là mấy.Có
lẽ,vì trong khoảng mười hai năm làm quan thì có đến sáu năm (một nửa đời làm

quan của ông) là làm ở sử quán, một công việc rất nhàn nhã,không phải lo lắng
cho quốc sự nhiều.Năm 1858, thực dân Pháp chính thức đem quân sang xâm
lược nước ta , chúng chiếm lấy Bắc Bộ rồi chiếm luôn cả kinh thành, vua Tự
Đức chết khiến cho cả triều đình hỗn loạn như rắn mất đầu. Các quan lại hoang
mang lo lắng,tình hình vô cùng rối ren.Bản thân Nguyễn Khuyến là một nhà nho
theo đạo Thánh hiền, lấy chữ Trung làm trọng,vì thế mà ông quan niệm phải
trung với vua,thờ vua giúp nước.Hơn nữa,qua ba lần thi Hương,thi Hội,thi Đình
ông đều đạt giải nguyên,lại được vua tự tay khen thưởng, “cái ơn huệ” đối với
ông có nghĩa là trách nhiệm (Theo “Nguyễn Khuyến-một phong cách lớn”,
Nguyễn Lộc). Có lẽ do vậy mà sau khi thi đậu, mặc dù lúc đó nước ta đã bị thực
dân Pháp xâm lược, tình hình hết sức rối ren, nhưng Nguyễn Khuyến vẫn quyết
định ra làm quan,vì ông nghĩ rằng đó là con đường duy nhất để một nhà nho có
thể thực hiện được lý tưởng “trí quân trạch dân” của mình:
“Mười mấy năm qua ấn với thao
Thân này mong được đức vua yêu”
Tuy nhiên khi giặc Pháp nổ súng và xâm lược,Nguyễn Khuyến đã không
có dũng khí lấy cái chết để đền nợ nước như Trần Bích San,hay Phan Thanh
Giản, ông cũng không đủ tự tin và can đảm để theo tướng tài chiêu mộ binh sĩ
chờ thời cơ khởi nghĩa như tổng đốc Sơn Tây Nguyễn Đình Nhuận hay nho sĩ

×