Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

CẨM NANG HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁCH TIẾP CẬN QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN CẤP CƠ SỞ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 27 trang )

Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD)

CẨM NANG
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁCH TIẾP CẬN QUẢN
LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN CẤP CƠ SỞ


Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD)

CẨM NANG
Hướng dẫn sử dụng cách tiếp cận quản lý
tổng hợp vùng ven biển cấp cơ sở

Hà Nội 2011


Danh mục chữ viết tắt
BQL

Ban quản lý

DLST

Du lịch sinh thái

DTSQ

Dự trữ sinh quyển

ĐQL
ICZM


IMA
KBTTN
KBV
KBVHST

Đồng quản lý
Intergrated Coastal Zone Management
Liên minh Sinh vật biển Quốc tế
Khu bảo tồn thiên nhiên
Khu bảo vệ
Khu bảo vệ hệ sinh thái

KHQL

Kế hoạch quản lý

KTXH

Kinh tế xã hội

LMMA

Khu bảo vệ do địa phương quản lý

LGG

Lồng ghéo vấn đề giới

MCD


Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng

MPA

Marine Protected Area

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

QLTHVB

Quản lý tổng hợp vùng bờ

UNESCO

ổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc

UBND
VNICZM
VQG

Ủy ban nhân dân
Dự án Việt Nam – Hà Lan về quản lý tổng hợp vùng bờ
Vườn quốc gia


MỤC LỤC
Danh mục chữ viết tắt


2

Lời nói đầu

4

Mục đích tài liệu

4

Hướng dẫn sử dụng tài liệu

4

Phần 1. KHÁI NIỆM CHUNG

5

Phần 2. QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN CẤP CƠ SỞ THÔNG
QUA CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA MCD

7

2.1. Ứng dụng cách tiếp cận QLTHVB trong thúc đẩy quản lý liên tỉnh ở
Khu dự trữ sinh quyển đất ngập nước ven biển liên tỉnh châu thổ Sông Hồng
2.1.1. Giới thiệu
2.1.2. Thông tin chung về dự án
2.1.3. Hoạt động và kết quả chính
2.1.4. Đánh giá


7
7
7
8
9

2.2. Khu bảo vệ Hệ sinh thái biển Rạn Trào - Mô hình quản lý tổng hợp
vùng ven biển cấp cơ sở ở Vịnh Vân Phong, Khánh Hòa.
2.2.1. Giới thiệu
2.2.2. Thông tin chung về dự án
2.2.3. Hoạt động và kết quả chính
2.2.4. Đánh giá

12
12
12
12
14

Phần 3. HƯỚNG DẪN VÀ TRAO ĐỔI VỀ MỘT SỐ CÔNG CỤ QLTHVB CẤP CƠ SỞ

17

3.1. Khu bảo vệ biển do địa phương quản lý (LMMA)
Khái niệm
Mục đích
Nguyên tắc cơ bản
Các bước xây dựng và vận hành LMMA
Mô hình LMMA thực tế tại Việt Nam


17
17
17
18
18
19

3.2. Đồng quản lý nghề cá
Khái niệm
Mục đích
Nguyên tắc cơ bản của ĐQL
Các bước để xây dựng mô hình ĐQL tại Việt Nam
Đồng quản lý nghề cá tại xã Giao Xuân trong bối cảnh quản lý tổng hợp vùng bờ

19
19
20
20
20
20

3.3. Lồng ghép giới trong quản lý tài nguyên vùng bờ
Khái niệm
Nguyên tắc
Lồng ghép giới trong bối cảnh quản lý tổng hợp vùng bờ

22
22
22
22


KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

23
24


Lời nói đầu
Việt Nam với trên 3.260 Km bờ biển có lợi thế rất lớn cho sự phát triển, song cũng đối mặt
với không ít thách thức trong việc quản lý tài nguyên, môi trường vùng ven biển. Hiện nay,
tiếp cận quản lý tổng hợp vùng bờ (QLTHVB) được nhiều quốc gia quan tâm áp dụng, mang
lại hiệu quả cao trong việc quản lý, sử dụng tài nguyên và giải quyết các vấn đề môi trường
nảy sinh ở vùng ven biển.
Tại Việt Nam, QLTHVB đã bắt đầu được áp dụng vào những năm đầu của thế kỷ 21 trong
các dự án như: Dự án VNICZM về QLTHVB Việt Nam, thí điểm tại các tỉnh Nam Định, Thừa
Thiên Huế, và Bà Rịa – Vũng Tàu (2000-2005) và Dự án điểm trình diễn quốc gia về quản lý
tổng hợp vùng bờ tại thành phố Đà Nẵng (2000-2006). Tuy nhiên việc áp dụng cách tiếp cận
quản lý này vẫn còn mới mẻ đối với Việt Nam và phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ về kỹ thuật
và tài chính từ các nhà tài trợ quốc tế. Do vậy, việc áp dụng QLTHVB với sự tự vận động của
các địa phương còn nhiều vấn đề phải quan tâm.
Với kinh nghiệm trong hoạt động QLTHVB và được sự hỗ trợ của chuyên gia tư vấn, MCD
xây dựng cuốn cẩm nang “Hướng dẫn sử dụng cách tiếp cận quản lý tổng hợp vùng
ven biển cấp địa phương” hướng tới mục tiêu đưa cách tiếp cận QLTHVB đến gần hơn
với các cấp quản lý tại các địa phương ven biển Việt Nam, góp phần hỗ trợ việc triển khai có
hiệu quả Quyết định 158 của Chính phủ nói riêng và phục vụ quản lý tài nguyên môi trường
ven biển Việt Nam nói chung.

Mục đích tài liệu



Giới thiệu khái niệm và cách áp dụng phương pháp tiếp cận QLTHVB tại Việt Nam



Chia sẻ một số kinh nghiệm và kết quả áp dụng QLTHVB trong thực tiễn cấp cơ sở
thông qua các mô hình và hoạt động của MCD



Hướng dẫn cách tổ chức thực hiện và áp dụng QLTHVB ở cấp cơ sở (trong đó có
các công cụ chính như: khu bảo vệ biển do địa phương quản lý (LMMA), đồng quản
lý nghề cá (ĐQL) và lồng ghép vấn đề giới (LGG)

Hướng dẫn sử dụng tài liệu
Đối tượng sử dụng:
-

Đối tượng sử dụng chính là cán bộ các cơ quan quản lý,cấp địa phương (tỉnh,
huyện, xã).

-

Đối tượng tham khảo là các cán bộ quản lý cấp trung ương, nghiên cứu viên, giảng
viên và sinh viên đại học, cán bộ các tổ chức phi chính phủ liên quan và cộng đồng.

Nội dung tài liệu: Tài liệu này cung cấp các thông tin mang tính tham khảo, hướng dẫn thực
hiện cách tiếp cận QLTHVB cấp cơ sở. Đó là những nguyên tắc và nội dung cơ bản về triển
khai thực hiện QLTHVB. Ngoài ra, tài liệu đưa ra các bài học kinh nghiệm có được từ các
hoạt động, mô hình mà MCD đã triển khai tại các khu vực khác nhau.


4

Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng
(MCD)


Phần 1. KHÁI NIỆM CHUNG
Việt Nam là một quốc gia ven biển, có đường bờ biển kéo dài trên 3260km từ Bắc tới Nam
(chưa kể bờ biển ở các đảo). Gần một nửa số tỉnh, thành của Việt Nam tiếp giáp với biển
(28 tỉnh thành ven biển) và (ước tính 20 triệu người) sinh sống tại khu vực này . Mặc dù có
nguồn tài nguyên biển và ven biển rất phong phú và tiềm năng phát triển kinh tế biển rất lớn,
Việt nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng như: suy giảm nguồn
lợi thủy sản, suy thoái tài nguyên, sinh cảnh ven biển, suy giảm chất lượng nước ven bờ.
Bên cạnh đó, thiên tai, bão, lụt, nước biển dâng và biến đổi khí hậu, đã và đang diễn ra ngày
càng gay gắt tại các khu vực ven biển gây thiệt hại nhiều về tài sản và đời sống của người
dân. Khu vực ven biển có tỷ lệ nghèo tương đối cao, đặc biệt ở vùng ven biển miền Trung
và vùng đồng bằng sông Cửu Long nơi có mật độ dân cư tập trung đông đúc. Việc giải quyết
các đồng bộ các vấn đề phức tạp nêu trên đòi hỏi một mô hình quản lý hiệu quả, đặc biệt
cần có sự tham gia và phối hợp giữa các ngành, các cấp, cộng đồng địa phương và các tổ
chức liên quan khác trong xã hội.
Quản lý tổng hợp vùng bờ là cách tiếp cận (phương thức) quản lý tài nguyên nhằm đảm
bảo sử dụng và phát triển bền vững các tài nguyên đó thông qua các giải pháp phù hợp
giải quyết những mâu thuẫn hoặc cạnh tranh. QLTHVB hài hòa các lợi ích sử dụng tài
nguyên và lồng ghép các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường trong quá trình ra quyết định
và thực hiện ở cấp cơ sở (cấp tỉnh và huyện). QLTHVB đặc biệt nhấn mạnh quá trình lập kế
hoạch có sự tham gia của các cấp chính quyền và các bên liên quan tại địa phương.
QLTHVB không thay thế cơ cấu ra quyết định và lâp kế hoạch hiện có (ví dụ quy trình lập kế
hoạch phát triển KTXH), mà hỗ trợ tăng cường thể chế hiện hành tại địa phương thông qua
việc đẩy mạnh sự hợp tác giữa các cấp, ngành và các bên liên quan.

Nghiên cứu và kinh nghiệm quốc tế cho thấy, thiếu phương pháp quản lý và quy hoạch tổng
hợp sẽ dẫn đến sự suy thoái môi trường ven biển và suy giảm năng lực phát triển kinh tế
dài hạn. Với mục tiêu hỗ trợ phát triển bền vững, QLTHVB đã được giới thiệu và áp dụng tại
Việt Nam từ thập niên 90 và đến năm 2000, dự án ICZM Việt Nam-Hà Lan, thí điểm tại các
tỉnh Nam Định, Đà nẵng và Bà Rịa Vũng Tàu và Dự án điểm trình diễn quốc gia về QLTHVB
tại thành phố Đà Nẵng đã được xây dựng và triển khai. Năm 2007, Chương trình QLTH dải
ven biển vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Trung Bộ đến năm 2010 và định hướng đến năm
2020 đã được chính phủ phê duyệt.
Bản chất của QLTHVB là thúc đẩy sự thay đổi cách ứng xử của con người và hệ thống quản
lý để đạt được mục tiêu mong muốn một cách hài hòa trong khai thác, sử dụng và quản
lý TN&MT vùng bờ. Các nguyên tắc và điều kiện then chốt cho việc áp dụng QLTHVB bao
gồm:
-

Vai trò và sự cam kết của chính quyền

-

Sự tham gia của các bên liên quan

-

Sự điều phối quản lý giữa các cấp và các ngành liên quan

CẨM NANG
Hướng dẫn sử dụng cách tiếp cận quản lý tổng hợp vùng ven biển cấp cơ sở

5



-

Môi trường hỗ trợ (thể chế, pháp luật, chính sách và tài chính v.v.)

-

Nhận thức và năng lực phù hợp để triển khai áp dụng QLTHVB

QLTHVB có thể áp dụng ở tất cả các cấp hành chính khác nhau (trung ương, tỉnh, huyện và
xã), tuy nhiên ở mỗi cấp, chức năng, trách nhiệm và hình thái triển khai sẽ có nhứng điểm
khác nhau.


Cấp trung ương: Cung cấp định hướng, chính sách, pháp luật, thể chế, chiến lược và
khung hành động cho QLTHVB và điều phối hoạt động cấp quốc gia.



Cấp tỉnh: xây dựng và triển khai chiến lược QLTHVB và kế hoạch hành động cấp
tỉnh, điều phối, tổ chức các hoạt động tăng cường năng lực và hoàn thiện thể chế cấp
tỉnh.



Cấp tỉnh, huyện, xã: triển khai QLTHVB tại cấp cơ sở trên thực tế thông qua các hoạt
động, chương trình, các giải pháp lựa chọn; đặc biệt lưu ý sự tham gia của cộng đồng
trong quá trình xác định vấn đề, tìm kiếm giải pháp và ra quyết định, cũng như tham
gia theo dõi và thực hiện các kế hoạch/quy hoạch.

Trong khuôn khổ của tài liệu hướng dẫn này, cách tiếp cận và ứng dụng thực tiễn triển khai

QLTHVB cấp cơ sở (tỉnh, huyện và xã) sẽ được đề cập thông qua việc phân tích và chia sẻ
kinh nghiệm có được từ các hoạt động của MCD lôi cuốn sự tham gia của các bên liên quan
tại khu vực ven biển Đồng bằng Sông Hồng và ven biển miền Trung.

6

Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng
(MCD)


Phần 2. QUẢN LÝ TỔNG HỢP VÙNG VEN BIỂN CẤP CƠ SỞ
THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA MCD
2.1. Ứng dụng cách tiếp cận QLTHVB trong thúc đẩy quản lý liên tỉnh ở Khu dự trữ
sinh quyển đất ngập nước ven biển liên tỉnh châu thổ Sông Hồng.
2.1.1. Giới thiệu
Được UNESCO công nhận từ ngày 02 tháng 12 năm 2004, Khu dự trữ sinh quyển
(DTSQ) đất ngập nước ven biển liên tỉnh châu thổ sông Hồng (gọi tắt là Khu dự trữ sinh
quyển châu thổ sông Hồng) có diện tích khoảng 105.557 ha với dân số khoảng 128.075
người thuộc 5 huyện Thái Thụy, Tiền Hải (Tỉnh Thái Bình); Giao Thủy, Nghĩa Hưng (Tỉnh
Nam Định) và Kim Sơn (Tỉnh Ninh Bình). Khu dự trữ sinh quyển liên tỉnh này bao gồm
cả Vườn quốc gia Xuân Thuỷ (trong đó có Khu Ramsar Xuân Thuỷ) và Khu bảo tồn thiên
nhiên Tiền Hải.
Khu DTSQ châu thổ sông Hồng được phân chia thành 03 vùng chức năng chính:
Vùng lõi (14.167 ha) có mục tiêu quản lý
là bảo tồn đa dạng sinh học, hạn chế các hoạt
động của con người
Vùng đệm (36.849 ha) là vùng tiếp giáp
với vùng lõi, có thể tiến hành các hoạt động
kinh tế, nghiên cứu, giáo dục và giải trí, nhưng
không ảnh hưởng đến mục đích bảo tồn trong

vùng lõi
Vùng chuyển tiếp (54.541 ha) Vùng
chuyển tiếp còn được gọi là vùng phát triển
bền vững, nơi cần sự cộng tác của các nhà
khoa học, nhà quản lý và người dân địa
phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi và đẩy
mạnh các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch,
dịch vụ đi đôi với tuyên truyền giáo dục nâng
cao nhận thức cộng đồng.

2.1.2. Thông tin chung về dự án
Mặc dù được UNESCO công nhận danh hiệu Khu DTSQ thế giới từ năm 2004, song do
tính đặc thù liên tỉnh, nên việc chia sẻ, phân định trách nhiệm trong quản lý Khu DTSQ
châu thổ sông Hồng chưa được thống nhất và rõ ràng đối với 03 tỉnh liên quan cũng
như chưa lồng ghép được vào hệ thống quản lý Nhà nước của từng tỉnh. Do đó, một
nhu cầu cấp thiết được đặt ra là cần phải hài hòa hai hệ thống quản lý trên cơ sở đánh
giá những thiếu sót, chồng chéo và đưa ra những đề xuất ưu tiên cụ thể, cho phép kết
hợp hữu hiệu hoạt động quản lý nhà nước của các tỉnh và các ban ngành chức năng
của từng tỉnh cho một Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ

CẨM NANG
Hướng dẫn sử dụng cách tiếp cận quản lý tổng hợp vùng ven biển cấp cơ sở

7


cộng đồng nghèo ven biển Việt Nam tạo dựng sinh kế bền vững và bảo vệ môi trường”
do Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD) triển khai trong 04
năm (2008 - 2011), Khu DTSQ châu thổ sông Hồng đã được xác định là vùng dự án
trọng điểm và được hỗ trợ tích cực nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và bảo

vệ tài nguyên ven biển thông qua việc thúc đẩy sự điều phối quản lý liên tỉnh với những
kế hoạch hành động cụ thể.

2.1.3. Hoạt động và kết quả chính
Xuất phát từ sự khởi xướng của MCD và
Ủy ban Con người và Sinh quyển tại Việt
Nam (MAB) cùng với sự hỗ trợ tích cực
của nhiều bên, năm 2008 sau hai cuộc
họp trù bị được tổ chức ở Hà Nội và Nam
Định, buổi lễ đón nhận danh hiệu Khu
DTSQSH đã chính thức được UBND ba
tỉnh Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình
tổ chức, thể hiện sự cam kết của chính
quyền địa phương trong việc giữ gìn và
phát triển Khu DTSQSH. Theo đó, cơ cấu
tổ chức quản lý liên tỉnh Khu DTSQSH
Lễ đón nhận bằng công nhận danh hiệu
cũng đã được thành lập gồm Ban quản lý
Khu DTSQ s Hồng
liên tỉnh (đại diện UBND của ba tỉnh), Ban
thư ký (Sở Tài nguyên và Môi trường của ba tỉnh, ban quản lý VQG Xuân Thủy và BQL
Khu Bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải) và Ban cố vấn (MCD và MAB). Trong không khí lễ hội
chào mừng sự kiện đón nhận danh hiệu Khu DTSQ thế giới, hai cuộc thi tìm hiểu nguồn
lợi biển cũng được tổ chức tại xã Giao Xuân và Nam Phú kết hợp với các hoạt động
văn nghệ, chiếu phim và trưng bày các ấn phẩm truyền thông, giáo dục môi trường, thu
hút sự tham gia của hàng trăm người dân và cán bộ địa phương. Đây cũng chính là cơ
hội đầu tiên những thông tin liên quan đến Khu DTSQSH được giới thiệu và phổ biến
đến các cán bộ và người dân ở cấp xã.
Sau khi được thành lập, các sáng kiến
tăng cường phối hợp quản lý và các hoạt

động phối hợp liên tỉnh Khu DTSQSH đã
được triển khai với sự hỗ trợ đắc lực của
Ban cố vấn và Ban thư ký, như tiếp tục các
hoạt động tuyên truyền về Khu DTSQSH;
tập huấn quản lý bền vững Khu DTSQSH.
Năm 2009, một đánh giá nhanh hiện trạng
quản lý vùng lõi Khu DTSQSH đã được
MCD phối hợp với các thành viên trong
Ban thư ký thực hiện với sự hỗ trợ cung
cấp thông tin của người dân và cán bộ
Thi tìm hiểu nguồn lợi biển tại xã Giao
các xã trong vùng lõi Khu DTSQSH. Bên
Xuân, Nam Định
cạnh đó, hiện trạng sử dụng tài nguyên
của người dân hai xã Giao Xuân và Nam Phú trong vùng lõi Khu DTSQSH cũng đã
được đánh giá và tổng hợp thành hai báo cáo. Những tài liệu này được sử dụng để

8

Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng
(MCD)


trao đổi, chia sẻ với chính quyền cũng như khối doanh nghiệp ở địa phương về những
khó khăn, thách thức trong phát triển sinh kế mà người dân đang gặp phải, đồng thời
đề xuất những biện pháp giải quyết khả thi.
Giữa năm 2010 để thu thập các thông tin đầu vào cần thiết cho kế hoạch hoạt động dài
hạn của Ban quản lý Khu DTSQSH, một đợt điều tra khảo sát nhận thức và nhu cầu
quản lý Khu DTSQSH đã được triển khai đồng bộ ở cả 03 tỉnh trong Khu DTSQ SH
với sự điều phối và phối hợp rất hiệu quả của các cơ quan/đơn vị thành viên trong Ban

thư ký liên tỉnh Khu DTSQSH. Dựa trên những kết quả đạt được từ đợt khảo sát này
và những nghiên cứu, đánh giá trước đó, Kế hoạch quản lý Khu DTSQSH giai đoạn
2010 – 2015 và tầm nhìn 2020 đang được tổ công tác gồm các thành viên trong Ban
thư ký và Ban cố vấn xây dựng. Theo dự kiến, bản kế hoạch quản lý (KHQL) này sẽ
được hoàn thiện và trình Ban quản lý liên tỉnh xét duyệt vào đầu năm 2011.
Song song với các hoạt động liên quan đến công tác vận hành quản lý Khu DTSQSH,
MCD còn hỗ trợ xây dựng và phát triển các
mô hình sinh kế bền vững dựa vào cộng
đồng. Theo đó cộng đồng địa phương
được tổ chức thành các tổ/nhóm theo từng
loại hinh sinh kế cụ thể, như nhòm nòng
cốt thủy sản tham gia vào các hoạt động
quản lý nghề cá bền vững; nhóm du lịch
sinh thái cộng đồng thì thực hiện những
hoạt động vận hành du lịch sinh thái (cung
cấp dịch vụ nhà nghỉ, ăn uống, tham quan
cho khách du lịch); câu lạc bộ sinh kế thân
thiện môi trường thì thử nghiệm và triển
Họp nhóm nòng cốt thủy sản bền vững xã
khai các loại hình sinh kế khác như cải tạo
Giao Xuân, Nam Định
vườn tạp, nuôi giun quế, ủ phân vi sinh…

2.1.4. Đánh giá


Về mặt tổ chức
Bộ máy quản lý liên tỉnh Khu DTSQ SH đã được hình thành với Ban quản lý, Ban thư ký
và Ban cố vấn, đồng thời vai trò, trách nhiệm các cơ quan liên quan tham gia trong bộ
máy quản lý cũng được phân định và thực thi. Theo đó:

Trưởng ban và Phó trưởng ban quản lý do ba Phó chủ tịch của ba tỉnh đảm nhận, chịu
trách nhiệm chỉ đạo và điều phối các hoạt động quản lý Khu DTSQ SH.
Ban thư ký bao gồm hai Ban quản lý Khu bảo vệ trong vùng lõi Khu DTSQ SH (VQG
Xuân Thủy và KBTTN Tiền Hải) và ba cơ quan đầu mối phối hợp ở cấp tỉnh là Sở Tài
nguyên Môi trường của ba tỉnh. Ban thư ký có trách nhiệm hỗ trợ cấp lãnh đạo của
Ban quản lý trong việc điều phối, tổ chức thực hiện các hoạt động liên quan đến Khu
DTSQ SH. Tại mỗi tỉnh, với vai trò là đầu mối cấp tỉnh, các Sở Tài nguyên Môi trường
ba tỉnh vừa có trách nhiệm tham gia lập kế hoạch hoạt động chung của Khu DTSQ,
vừa chịu trách nhiệm điều phối, huy động sự tham gia của các cơ quan, ban ngành
trong tỉnh trong việc tổ chức và triển khai các kế hoạch. Bên cạnh việc cùng phối
hợp triển khai các hoạt động trong vùng lõi Khu DTSQ SH với BQL KBTTN Tiền Hải

CẨM NANG
Hướng dẫn sử dụng cách tiếp cận quản lý tổng hợp vùng ven biển cấp cơ sở

9


thì BQL VQG Xuân Thủy còn giữ vị trí Trưởng ban Ban thư ký, có trách nhiệm cung
cấp thông tin và đề xuất kế hoạch điều phối hoạt động với các cơ quan đầu mối cấp
tỉnh.
Ban cố vấn hiện nay tạm thời gồm có 05 tổ chức là UBQG UNESCO Việt Nam, UBQG
Con người và Sinh quyển (MAB Việt Nam), Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát
triển Cộng đồng (MCD), Trung tâm Nghiên cứu và Giáo dục Môi trường, Viện Môi
trường và Phát triển Bền vững và một số nhà khoa học khác; có trách nhiệm hỗ trợ,
tư vấn chuyên môn cho cấp lãnh đạo Ban quản lý cũng như phối hợp với Ban thư ký
triển khai các hoạt động của Khu DTSQ. Đồng thời Ban cố vấn còn tham gia tìm kiếm
và kết nối các nguồn tài trợ trong và ngoài nước để hỗ trợ cho hoạt động của Khu
DTSQ SH.



Về mặt kỹ thuật
Để đảm bảo việc áp dụng khoa học định hướng quản lý cho Khu DTSQ SH, bên cạnh
việc kế thừa các nghiên cứu, đánh giá về khu vực đã được nhiều cơ quan, tổ chức thực
hiện trước đây, một số sản phẩm kỹ thuật phục vụ cho công tác quản lý Khu DTSQ SH
đã được xây dựng, đảm bảo tính cập nhật thông tin và sát thực hơn với yêu cầu quản lý
một Khu DTSQ thế giới liên tỉnh. Cụ thể, đó là những sản phẩm sau:
Báo cáo đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vùng lõi
Khu DTSQ châu thổ sông Hồng (2009).
Báo cáo hiện trạng sử dụng nguồn lợi vùng bờ phục vụ sinh kế của người dân xã
Giao Xuân và xã Nam Phú (2009).
Báo cáo khảo sát Nhận thức và nhu cầu các bên liên quan về quản lý và phát triển
Khu DTSQ châu thổ sông Hồng (2010).
Dự thảo Kế hoạch quản lý Khu DTSQ Sông Hồng giai đoạn 2010 – 2015 và tầm nhìn
2020.



Huy động nguồn lực
Kể từ khi đi vào hoạt động đến nay, Khu DTSQ SH chưa có một nguồn ngân sách riêng
để hỗ trợ triển khai các hoạt động quản lý. Tuy nhiên với sự linh hoạt, lồng ghép các nội
dung công việc của địa phương, của ngành, các nguồn lực đã được các cơ quan liên
quan khai thác hiệu quả để triển khai các kế hoạch công việc của Khu DTSQ SH. Bên
cạnh đó, Ban quản lý Khu DTSQ SH còn huy động được sự hỗ trợ, đầu tư của một số tổ
chức bên ngoài thông qua các dự án nghiên cứu và phát triển như Dự án “Xây dựng cơ
chế hợp tác để quản lý xung đột và tạo sự đồng thuận trong Khu DTSQ đất ngập nước
ven biển liên tỉnh châu thổ sông Hồng” do Văn phòng UNESCO Jakarta (Indonesia) tài
trợ; Dự án “Tăng cường năng lực cho Ban quản lý Khu DTSQ châu thổ sông Hồng” do
Văn phòng UNESCO Hà Nội tài trợ; Dự án “Hỗ trợ cộng đồng nghèo ven biển Việt Nam
tạo dựng sinh kế bền vững và bảo vệ môi trường” do Liên minh Châu Âu tài trợ, với sự

hỗ trợ triển khai của Trung tâm MCD…

10

Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng
(MCD)




Hạn chế và nguyên nhân
Tính pháp lý: Cho đến nay Việt Nam đã có 8 Khu dự trữ sinh quyển thế giới được
UNESCO công nhận nhưng vẫn chưa có các hướng dẫn, quy định chính thức bằng văn
bản pháp luật của Chính phủ về việc quản lý và phát triển những danh hiệu quốc tế này.
Việc tổ chức, sắp xếp bộ máy quản lý tại các Khu DTSQ thế giới tại Việt Nam hiện nay
hoàn toàn do các địa phương tự lựa chọn, phụ thuộc vào nguồn lực có sẵn của từng nơi.
Đối với Khu DTSQ SH, mặc dù bộ máy quản lý đã được hình thành và đi vào hoạt động,
nhưng chính thức thì chưa có bất kỳ sự thỏa thuận, thống nhất nào bằng văn bản pháp
luật của UBND 3 tỉnh về việc đồng quản lý Khu DTSQ SH. Chỉ riêng có UBND tỉnh Nam
Định là đã có công văn chính thức cử 1 Phó chủ tịch UBND tỉnh tham gia Ban quản lý
Khu DTSQ SH (Công văn 135/UBND-VP3 ngày 03 tháng 09 năm 2008) theo đề xuất của
Ủy ban UNESCO Việt Nam (Công văn 297/BTK/UNESCO ngày 26 tháng 08 năm 2008).
Hơn nữa tại mỗi tỉnh, cũng chưa có bất kỳ văn bản chỉ đạo nào của UBND tỉnh quyết định
về việc chỉ đạo các cơ quan liên quan tham gia bộ máy quản lý Khu DTSQ SH. Do vậy,
hầu hết những hoạt động liên quan đến Khu DTSQ SH có sự tham gia đầy đủ của cả 03
tỉnh, cũng như những ban ngành liên quan, đều dựa vào sự chủ động, tự giác của các
địa phương. Chính vì vậy, cơ chế điều phối liên tỉnh, liên ngành còn chưa đạt được hiệu
quả như mong muốn và chưa đảm bảo tính bền vững lâu dài.
Tài chính bền vững: Mặc dù Ban quản lý Khu DTSQ SH đã rất linh hoạt trong việc huy
động mọi nguồn lực cả bên trong lẫn bên ngoài để triển khai các hoạt động, song những

nguồn lực này rõ ràng còn nhiều hạn chế vì phụ thuộc rất lớn vào khả năng sử dụng linh
hoạt kinh phí hoạt động của ngành, của các cơ quan liên quan, cũng như cơ chế quản lý
tài chính của từng địa phương. Hơn nữa, các dự án chỉ tồn tại trong một giai đoạn nhất
định. Do vậy, vấn đề tài chính bền vững đang là một nhu cầu rất bức xúc, được các bên
liên quan đặc biệt quan tâm tìm kiếm các giải pháp phù hợp.

CẨM NANG
Hướng dẫn sử dụng cách tiếp cận quản lý tổng hợp vùng ven biển cấp cơ sở

11


Nhận thức các liên quan: Được công nhận từ năm 2004, nhưng phải đến năm 2008 sự
kiện đón nhận danh hiệu Khu dự trữ sinh quyển liên tỉnh đất ngập nước châu thổ sông
Hồng mới được 3 tỉnh liên quan tổ chức. Sự chậm trễ này chủ yếu là do hạn chế về
thông tin và sự hiểu biết về danh hiệu Khu DTSQ thế giới. Mặc dù từ năm 2008 đã có
nhiều hoạt động nhằm quảng bá rộng rãi những giá trị, lợi ích của danh hiệu tại các địa
phương liên quan; tuy nhiên, những kết quả khảo sát năm 2010 cho thấy sự hiểu biết về
Khu DTSQ SH của các cán bộ, người dân 3 tỉnh còn rất hạn chế. Điều này ảnh hưởng
rất nhiều đến mối quan tâm cũng như sự tham gia của các bên liên quan trong quản lý
Khu DTSQ SH.


Bài học kinh nghiệm
Sự cam kết của cấp lãnh đạo tỉnh: Với đặc trưng nổi bật là yếu tố liên tỉnh, công tác quản
lý Khu DTSQ SH đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa phương thức quản lý theo
ngành với quản lý theo lãnh thổ, mà nhân tố quyết định để đạt được hiệu quả cho sự kết
hợp này chính là sự ủng hộ, tạo điều kiện của cấp lãnh đạo tỉnh. Thực tế cho thấy, mặc
dù cơ sở pháp lý để phân định vai trò, trách nhiệm các bên liên quan trong quản lý Khu
DTSQ SH chưa rõ ràng, song sự chỉ đạo, cam kết của cấp lãnh đạo tỉnh là điều kiện tiên

quyết để tạo cơ sở và môi trường thuận lợi cho các cơ quan ban ngành trong tỉnh tham
gia tổ chức triển khai hoạt động, cũng như cho các tổ chức bên ngoài đóng góp hỗ trợ
chuyên môn, tài chính.
Hạt nhân địa phương: Để có thể triển khai hiệu quả cách tiếp cận quản lý tổng hợp trong
quản lý tài nguyên thiên nhiên, luôn cần những nhân tố địa phương có năng lực để thúc
đẩy và chủ động triển khai những sáng kiến, hành động cụ thể. Tỉnh Nam Định là địa
phương đã có nhiều kinh nghiệm trong việc áp dụng quản lý tổng hợp vùng ven biển với
việc tham gia triển khai Dự án “Quản lý Tổng hợp dải ven bờ Việt Nam- Hà Lan (VNICZM)”, 2001 - 2006. Những thành quả có được từ Dự án này đã tạo lợi thế về chuyên môn
cũng như nhân lực để các bên thống nhất đề xuất Nam Định giữ vai trò chính trong Ban
quản lý Khu DTSQ SH và là hạt nhân địa phương trong công tác đồng quản lý Khu DTSQ
SH. Đây chính là yếu tố rất quan trọng, đảm bảo triển khai hiệu quả các hoạt động quản
lý Khu DTSQ SH trong thời gian qua.

2.2. Khu bảo vệ Hệ sinh thái biển Rạn Trào - Mô hình quản lý tổng hợp vùng ven biển
cấp cơ sở ở Vịnh Vân Phong, Khánh Hòa.
2.2.1. Giới thiệu
Rạn Trào là một rạn san hô gần bờ thuộc vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hoà. Rạn có diện tích
khoảng 28 ha và nằm cách bờ biển (điểm gần bờ nhất) khoảng 1 km. Mặc dù chiếm một diện
tích tương đối nhỏ so với vịnh Vân Phong, song Rạn Trào lại có hệ động thực vật phong phú,
đa dạng và độ phủ san hô khá cao với chất lượng san hô tương đối tốt so với các rạn khác
trong toàn bộ Vịnh. Số loài thủy sinh phát hiện ở khu vực rạn chiếm trên 50% tổng số loài ở
vịnh Vân Phong; cụ thể: san hô chiếm 64%, cá rạn - 69%, cỏ biển - 75%. Các nghiên cứu cho
thấy, đa dạng sinh học tại đây khá cao với khoảng 145 loài thực vật phù du, 115 loài động vật
phù du, 190 loài động vật đáy mềm, 5 loài cây ngập mặn, 6 loài cỏ biển, đặc biệt là 82 loài
san hô và 69 loài cá cùng với 25 loài động vật không xương sống trú ngụ và kiếm ăn trong
khu vực rạn san hô. Những kết quả khảo sát, điều tra năm 2000 cho thấy, có tới hơn 70% hộ
gia đình trong xã Vạn Hưng tham gia đánh bắt hải sản ven bờ; nguồn tài nguyên sinh vật biển

12


Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng
(MCD)


hiện nay đã giảm đi 10% so với những năm 1980. Việc khai thác quá mức và khai thác bằng
các phương pháp hủy diệt (xung điện, thuốc nổ, lưới rê) đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến
môi trường biển, làm giảm số lượng cũng như chất lượng và thậm chí mất giá trị thương mại
của nhiều loài hải sản. Những hoạt động khai thác không hợp pháp đó đồng thời cũng gây
tác hại nghiêm trọng cho các rạn san hô. Độ phủ của rạn san hô cứng với chất lượng tốt chỉ
còn khoảng 10%, thấp hơn so với mức trung bình vốn đã đáng báo động của toàn quốc.
2.2.2. Thông tin chung về dự án
Trước tình hình suy thoái môi
trường và suy giảm nguồn
lợi, từ năm 2001, Trung tâm
Bảo tồn Sinh vật biển và Phát
triển Cộng đồng (MCD), mà
tiền thân là chi nhánh tại Việt
Nam của Liên minh Sinh vật
biển Quốc tế (IMA), đã hỗ trợ
cộng đồng địa phương xã Vạn
Hưng xây dựng và triển khai
dự án thí điểm “Xây dựng Khu
bảo tồn biển Rạn Trào” (Công
văn 2479/UB ngày 07/11/2001
của UBND tỉnh Khánh Hòa)
do địa phương quản lý nhằm
Sơ đồ khu bảo vệ biển Rạn Trào
quản lý và bảo tồn tốt hệ sinh
thái rạn san hô ven bờ, qua
đó phục hồi lại nguồn lợi thủy sản, tạo điều kiện cải thiện đời sống của người dân. Sau khi dự

án này kết thúc vào năm 2004, chính quyền và người dân địa phương vẫn tiếp tục duy trì và
giữ vững những thành quả của dự án bằng chính nguồn lực của địa phương; tuy nhiên vẫn
còn gặp nhiều khó khăn. Trên cơ sở đề xuất của địa phương, tổ chức MCD đã tìm kiếm và
kết nối với một số dự án khác để hỗ trợ địa phương tiếp tục thực hiện mục tiêu quản lý bảo
vệ nguồn lợi thủy sản và rạn san hô.
Khu bảo vệ Rạn Trào nằm trong khu vực biển thuộc xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh
Khánh Hòa. Tổng diện tích được khoanh vùng bảo vệ là 89 ha, trong đó vùng lõi bảo vệ
nghiêm ngặt có diện tích 54 ha. Khu bảo vệ (KBV) được quản lý bởi chính người dân địa
phương với sự ủng hộ của các cấp chính quyền, các cơ quan khoa học. Trực tiếp bảo vệ
KBV là các thành viên cộng đồng, do chính cộng đồng bầu chọn.
2.2.3. Hoạt động và kết quả chính
Quá trình hình thành và phát triển KBV Rạn Trào có thể được chia thành 03 giai đoạn
chính như sau:
Giai đoạn chuẩn bị (2000-2001)
Mục tiêu của giai đoạn này là xác định nhu cầu, xây dựng dự án và cơ chế triển khai.
Trước khi chính thức triển khai dự án, Ban Quản lý và Tổ thực hiện Dự án đã được thành
lập gồm các thành viên là cán bộ và người dân của huyện và xã tại địa phương. Sau này,

CẨM NANG
Hướng dẫn sử dụng cách tiếp cận quản lý tổng hợp vùng ven biển cấp cơ sở

13


các hoạt động dự án đều được thực hiện thông qua sự điều phối của Ban Quản lý và trực
tiếp tham gia Tổ thực hiện.
Trên cơ sở những ý tưởng đề xuất của cộng đồng và chính quyền địa phương cũng như
những góp ý của các cơ quan chức năng có liên quan, UBND huyện Vạn Ninh đã cùng
với MCD (khi đó là IMA Việt Nam) phối hợp hoàn thành bản đề xuất dự án có tên gọi là
“Khu bảo tồn biển Rạn Trào do địa phương quản lý” và đệ trình lên UBND tỉnh Khánh

Hòa xét duyệt. Kết quả là dự án đã được phê duyệt thực hiện trong thời gian từ 2001 đến
2004 theo quyết định chính thức của UBND tỉnh Khánh Hòa (Công văn số 2497/UB ngày
07/11/2001 của UBND tỉnh Khánh Hoà). Dự án được thực hiện trên nguyên tắc cộng
đồng là chủ dự án với sự hỗ trợ tối đa của IMA Việt Nam và chính quyền địa phương.
Giai đoạn xây dựng (2002-2005)
Mục tiêu của giai đoạn này là thiết lập
thể chế quản lý và tăng cường sự tham
gia các bên liên quan.
Sự kiện ra mắt KBV biển Rạn Trào được
coi như ngày hội của cộng đồng người
dân xã Vạn Hưng. Các nhóm cộng đồng
chuyên trách được thành lập để triển
khai các nội dung công việc liên quan
như nhóm hạt nhân, nhóm tuyên truyền,
nhóm xây dựng Quy chế Rạn Trào.
Thành viên các nhóm này là các ngư
dân và cả các cán bộ địa phương được
Diễu hành cổ động lễ ra mắt khu bảo vệ biển
lựa chọn và tập huấn, đào tạo các kỹ
Rạn Trào
năng, kiến thức phù hợp. Quy chế Rạn
Trào được xây dựng dựa trên những đề xuất của chính quyền, cộng đồng địa phương và
kết quả tham vấn các cơ quan chức năng, đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp
luật. Một số nội dung quan trọng khác của giai đoạn này được thực hiện gồm có:
o Xây dựng kế hoạch phân vùng chức năng khu vực Rạn Trào
o Xây dựng Hồ sơ pháp lý
o Xây dựng Kế hoạch quản lý 02 năm (2009 – 2010)
Xuyên suốt giai đoạn này, MCD dần dần
chuyển giao vai trò “khởi xướng, điều
phối” cho các đơn vị/đối tác địa phương

để giữ vai trò thúc đẩy, hợp tác. Tháng
02/2004 Khu bảo vệ biển Rạn Trào
đã được chính thức bàn giao cho Ban
quản lý KBV Rạn Trào và công tác quản
lý hoàn toàn dựa vào nội lực của địa
phương. Mặc dù sau đó việc triển khai
các hoạt động trở nên ít thường xuyên
hơn, song sự cam kết của cộng đồng và
chính quyền địa phương đã giúp duy trì
Khu bảo vệ Rạn Trào. Sự thích ứng của

14

Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng
(MCD)

Học sinh tìm hiểu về Khu bảo vệ rạn Trào


địa phương với bối cảnh mới được thể hiện qua hành động cụ thể của chính quyền huyện
và BQL Rạn Trào trong việc điều phối cộng đồng địa phương và các nhóm nòng cốt cộng
đồng. Một phần ngân sách hoạt động hàng năm của UBND huyện (khoảng 30 triệu đồng)
đã được huy động để hỗ trợ chi phí xăng dầu và tu sửa thuyền tuần tra cho Nhóm hạt nhân
thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Rạn Trào. Sau này UBND xã cũng đã tham gia đóng góp thêm
một phần kinh phí hỗ trợ cho một thành viên bổ sung của Nhóm hạt nhân.
Giai đoạn quản lý thích ứng (2006 đến nay)
Mục tiêu của giai đoạn này là lồng ghép hoạt động quản lý Rạn Trào vào kế hoạch hoạt
động của chính quyền địa phương.
Tháng 10/2009 một buổi lễ công bố Kế hoạch quản lý KBVHST biển Rạn Trào đã được
tổ chức nhằm thông báo chính thức quyết định phê duyệt KHQL KBVHST biển Rạn Trào

(Quyết định 2357/QĐ-UBND) của UBND huyện Vạn Ninh và tìm kiếm sự chia sẻ, hỗ trợ và
cam kết của các bên liên quan cấp huyện, cấp tỉnh về việc triển khai KHQL trên thực tế.
Trong giai đoạn này, các hoạt động hỗ trợ phát triển sinh kế vẫn tiếp tục được triển khai.
Bên cạnh những sinh kế liên quan đến thủy sản (tập trung vào những đối tượng nuôi
thân thiện môi trường), thì những sinh kế khác ngoài thủy sản cũng được quan tâm như
nuôi dế, nuôi dông. Những thành viên trong Nhóm hạt nhân là những đối tượng được ưu
tiên tham gia các hoạt động sinh kế này.
Đây được xem như là biện pháp tạo lợi
nhuận cho cộng đồng, bù đắp lại nỗ lực
mà họ bỏ ra để bảo vệ Rạn Trào.
Những kết quả và bài học kinh nghiệm
trong quá trình vận hành quản lý Khu
bảo vệ Rạn Trào còn được chia sẻ rộng
rãi tới các cộng đồng ven biển khác ở
Quảng Nam, Ninh Thuận, Bình Định...
Các chuyến tham quan học tập, giao lưu
được tổ chức là những bước khởi đầu
để tạo nên một mạng lưới các cộng đồng
tích cực trong quản lý tài nguyên biển ở
Việt Nam.

Giao lưu các khu bảo vệ biển Khánh Hòa –
Ninh Thuận

2.2.4. Đánh giá:


Về tổ chức
Ban quản lý KBV Rạn Trào, Ban quản lý Trung tâm giáo dục môi trường cộng đồng, các
nhóm cộng đồng chuyên trách (bảo vệ; tuyên truyền; du lịch sinh thái cộng đồng) đã

được thành lập và hoạt động trong suốt chín năm qua, được củng cố, kiện toàn trong
một số thời kỳ. Cơ chế điều phối, hợp tác với các cơ quan hữu quan từ cấp tỉnh đến cấp
huyện, xã cũng như với các địa phương khác được xây dựng và triển khai, là nền tảng
căn bản để vận hành và duy trì Khu bảo vệ Rạn Trào cho đến nay.



Về nghiên cứu
Kể từ khi được thành lập và vận hành cho đến nay, Khu bảo vệ Hệ sinh thái biển Rạn
Trào đã trở thành một địa điểm được nhiều nhà nghiên cứu, sinh viên (cả đại học và cao

CẨM NANG
Hướng dẫn sử dụng cách tiếp cận quản lý tổng hợp vùng ven biển cấp cơ sở

15


học), các cơ quan, tổ chức quan tâm. Đã có khoảng 14 nghiên cứu được triển khai ở đây,
trong đó có 05 nghiên cứu cấp thạc sỹ và 01 nghiên cứu cấp tiến sỹ. Từ những kết quả
nghiên cứu và đánh giá này, cơ sở dữ liệu cho KBV Rạn Trào cũng đã được xây dựng
(như danh lục các loài thủy sinh, hồ sơ cộng đồng…), qua đó đóng góp tích cực vào công
tác quản lý tài nguyên ven bờ của huyện Vạn Ninh.

Hình 1. Hành động được người dân thực thi khi phát hiện có xâm phạm KBV Rạn Trào



Về tăng cường năng lực
Đã có khoảng 35 lớp tập huấn, đào tạo được tổ chức với sự tham gia của khoảng 796
lượt người, gồm các cán bộ và người dân địa phương về các kiến thức, kỹ năng liên

quan đến công tác quản lý bảo vệ nguồn lợi, thực thi quy chế, phát triển sinh kế và kinh
doanh. Bên cạnh đó, các cán bộ và người dân tham gia trong công tác quản lý KBV Rạn
Trào còn được tạo cơ hội để được giao lưu, học hỏi với các địa phương khác thông qua
các chuyến tham quan thực tế, tham gia trình bày tại các hội thảo từ cấp, vùng, quốc gia
đến cấp quốc tế.



Hạn chế và nguyên nhân
Mặc dù đạt được những kết quả nhất định, nhưng mô hình KBV HST biển Rạn Trào vẫn
gặp phải những khó khăn và có những hạn chế nhất định, đặc biệt khi nó được coi là mô
hình trình diễn đầu tiên ở Việt Nam về QLTHVVB cấp cơ sở. Đó là:
Tính pháp lý của Khu bảo vệ Rạn Trào: do trong chu trình đầu tiên quá tập trung vào việc
thành lập Khu bảo vệ và tổ chức cộng đồng, nên mặc dù Khu bảo vệ Rạn Trào được
ra mắt từ năm 2002 nhưng chưa có tính pháp lý, chưa được sự công nhận chính thức
của chính quyền cấp tỉnh. Chính điều này đã hạn chế tính hiệu quả trong việc điều phối
với các cơ quan hữu quan địa phương thực thi quy chế bảo vệ Rạn Trào dựa vào cộng
đồng. Đến chu trình thứ hai, tính pháp lý của Khu bảo vệ đã được xác lập với sự công
nhận của UBND tỉnh Khánh Hòa và quyết định thành lập chính thức Khu bảo vệ Hệ sinh
thái biển Rạn Trào của UBND huyện Vạn Ninh. Tuy vậy, thách thức nảy sinh lúc đó là sự
công nhận ở cấp quốc gia, khi mà mối quan tâm của các chính sách chỉ dành cho các
Khu bảo vệ quy mô lớn.
Tính kế thừa: trong quá trình vận hành Khu bảo vệ Rạn Trào đã có sự thay đổi vị trí lãnh

16

Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng
(MCD)



đạo đứng đầu ở cấp huyện, cấp xã. Mặc dù về cơ bản thành phần và lực lượng nhân sự
trong cơ cấu quản lý, tổ chức vẫn được duy trì, sự thay đổi này đã dẫn đến việc kế thừa
không đầy đủ những sáng kiến của toàn bộ quá trình và đã gây ảnh hưởng nhất định đến
thành quả của dự án.
Hệ thống cơ sở dữ liệu: mặc dù đã có khá nhiều hoạt động điều tra, đánh giá và nghiên
cứu trong khu vực, song những dữ liệu, thông tin thu thập được chưa được lưu giữ một
cách có hệ thống. Nguyên nhân là trong cơ cấu quản lý Khu bảo vệ chưa có bộ phận
chuyên trách đảm nhiệm việc thu thập và lưu giữ thông tin, bên cạnh đó các hoạt động
quản lý chỉ chú trọng vào việc triển khai trên thực địa mà chưa quan tâm đến các thông
tin, số liệu khoa học.
Tổ chức điều phối giữa các cơ quan chức năng: với vai trò lãnh đạo trong Ban quản lý
KBV Rạn Trào, UBND huyện Vạn Ninh là đơn vị chủ trì điều phối chính. Tuy nhiên, do
nhận thức và năng lực về QLTHVVB của các cơ quan và các bên liên quan từ cấp tỉnh
đến huyện, xã còn chưa đầy đủ, nên công tác điều phối gặp nhiều khó khăn dẫn đến sự
hạn chế trong khả năng tiếp cận đến các nguồn hỗ trợ từ cấp tỉnh và trong việc lồng ghép
các hoạt động quản lý KBV vào hoạt động quản lý chung của địa phương.


Một số bài học kinh nghiệm
Các hạt nhân địa phương: Đây là một trong những yếu tố then chốt để triển khai QLTHVVB. Thông qua mô hình KBV Rạn Trào, các hạt nhân địa phương đã được lựa chọn
và tạo thành mạng lưới hạt nhân địa phương. Đó chính là các cán bộ các cấp và người
dân, có quan tâm đặc biệt trong việc giải quyết các vấn đề của vùng ven biển. Ở cấp tỉnh,
sự ủng hộ của lãnh đạo Sở NN&PTNT và Sở TN&MT là vô cùng quan trọng để thuyết
phục các ban ngành chức năng khác cũng như chính quyền cấp tỉnh có những hỗ trợ về
nguồn lực và chỉ đạo kịp thời cấp cơ sở. Ở cấp huyện, cấp xã những cán bộ, người dân
có năng lực đều đã được huy động tham gia vào cơ cấu quản lý của KBV HST biển Rạn
Trào như Ban quản lý, các nhóm nòng cốt cộng đồng, và chính họ đã góp phần quyết
định sự thành công của mô hình quản lý này. Tuy nhiên điều quan trọng là cần phải duy
trì và tiếp tục phát triển các hạt nhân địa phương, giữ vững các thành quả đạt được và
vươn tới những thành công mới.

Huy động đa dạng nguồn lực: Việc triển khai mô hình KBV Rạn Trào đã cho thấy nhiều
nguồn lực có thể được huy động để hỗ trợ cho quá trình triển khai QLTHVVB. Bên cạnh
những nguồn tài chính chính thống từ Ngân sách Nhà nước thì các nguồn khác từ bên
ngoài cũng được coi trọng, như nguồn tài trợ nước ngoài thông qua các dự án hay nguồn
từ các Viện nghiên cứu thông qua các đề tài nghiên cứu. Về nhân lực, các lực lượng tình
nguyện viên trong và ngoài nước, các doanh nghiệp địa phương và cả các cá nhân đều
được huy động.
Sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan khác: Với đặc trưng của vùng ven
biển là sử dụng đa mục tiêu, thì sự tham gia và đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan,
trong đó có cộng đồng là thực sự cần thiết cho sự điều phối hiệu quả. Điều này được thể
hiện rõ trong thành phần Ban quản lý KBV HST biển Rạn Trào, với sự có mặt của đầy
đủ lãnh đạo chính quyền cấp huyện, cấp xã; các lực lượng chức năng như Biên phòng,
quản lý nghề cá, đại diện cộng đồng địa phương và đặc biệt là có vai trò cố vấn của Sở
TN&MT, Sở NN&PTNT, BQL Khu kinh tế Vân Phong. Chính vì vậy, mọi hoạt động diễn ra
đều được các bên liên quan hiểu rõ, tham gia và ủng hộ.

CẨM NANG
Hướng dẫn sử dụng cách tiếp cận quản lý tổng hợp vùng ven biển cấp cơ sở

17


Tính tự chủ: Trong công tác quản lý tài nguyên vùng ven biển ở cấp cơ sở, sự tự chủ,
tự lực của chính quyền địa phương là nhân tố then chốt đảm bảo việc triển khai hiệu quả
các dự án, cũng như duy trì và phát huy những thành quả do các dự án đó mang lại.
Khu bảo vệ HST biển Rạn Trào đã chính thức kết thúc dự án thử nghiệm xây dựng mô
hình từ năm 2004; tuy nhiên, để chứng minh sự cam kết, tự chủ của địa phương, UBND
huyện Vạn Ninh đã huy động và bố trí một khoản kinh phí khoảng 30 triệu đồng/năm từ
ngân sách địa phương để tiếp tục hỗ trợ cho các hoạt động quản lý của KBV Rạn Trào.
Mặc dù vậy, các hoạt động diễn ra có phần kém sôi nổi so với trước và MCD đã tiếp tục

tìm kiếm và kết nối các dự án khác, hỗ trợ địa phương triển khai tiếp các hoạt động nhằm
củng cố và hoàn thiện mô hình đã xây dựng.

Phần 3. HƯỚNG DẪN VÀ TRAO ĐỔI VỀ MỘT SỐ CÔNG CỤ
QLTHVB CẤP CƠ SỞ
Như đã mô tả trong phần giới thiệu, QLTHVB có thể bao gồm các cách thức khác nhau và
áp dụng tại các khu vực khác nhau. QLTHVB cấp cơ sở có thể sử dụng một số công cụ đạt
được hiệu quả và muc tiêu, trong khuôn khổ của tài liệu này MCD sẽ giới thiệu các công cụ
mang tính thực tiễn và áp dụng cấp cơ sở/địa phương tại các địa bàn dự án bao gồm: Khu
bảo vệ biển do địa phương quản lý (LMMA), đồng quản lý nguồn lợi thủy sản quy mô nhỏ,
lồng ghép giới trong quản lý tài nguyên vùng bờ

3.1. Khu bảo vệ biển do địa phương quản lý (LMMA)
Khái niệm:
Khu bảo vệ biển do địa phương quản lý (LMMA – viết tắt từ tiếng Anh: Locally-Managed
Marine Area) là những vùng biển gần bờ nơi mà cộng đồng địa phương và những người
sử dụng nguồn tài nguyên tại đây đóng vai trò chủ chốt trong việc quản lý.
Mục đích:
LMMA được xây dựng nhằm mục đích quản lý hiệu quả các nguồn tài nguyên biển và đạt
được các mục tiêu phát triển bền vững của địa phương.
LMMA khác biệt với Khu bảo tồn biển cấp quốc gia (MPA) ở những điểm cơ bản sau:
Điểm khác nhau

18

LMMA

MPA

1. Mục tiêu


Nhiều mục tiêu, trong đó mục tiêu
chính tập trung vào đảm bảo phát
Mục tiêu chính là bảo tồn, đảm
triển bền vững, kiểm soát khai
bảo duy trì diễn thế tự nhiên của
thác các loài thủy sinh vật và tạo
các khu vực được thiết lập MPA
khu vực an toàn về môi trường
sống cho chúng.

2. Quy mô

Thường có quy mô nhỏ, thuộc
vào địa phận của một xã, dưới sự Quy mô lớn, cấp quốc gia, dưới
quản lý của cấp địa phương (tỉnh sự quản lý của cấp trung ương
hoặc huyện)

Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng
(MCD)


3. Quy hoạch

LMMA thường không có quy
hoạch hệ thống

Có quy hoạch hệ thống:
(1) Quy hoạch tổng thể bảo tồn
đa dạng sinh học do Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt,
(2) Quy hoạch cấp tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương, do
Hội đồng nhân dân cùng cấp phê
duyệt
(3) Quy hoạch của Bộ, cơ quan
ngang bộ do Bộ, cơ quan ngang
bộ phê duyệt

4. Thành lập

LMMA là do cấp địa phương, có
thể cấp tỉnh hoặc huyện quyết
định lựa chọn và không phải qua
các thủ tục về đầu tư, lập dự án

MPA được xem như là một dự án
đầu tư và phải qua cả một quá
trình, thủ tục đầu tư

Theo hướng từ dưới lên, có sự
5. Phương thức tự nguyện tham gia quản lý của
quản lý
cộng đồng, các tổ chức kinh tế,
xã hội.

Theo hướng từ trên xuống, ít có
sự tham gia của cộng đồng và các
tổ chức xã hội khác.


Nguyên tắc cơ bản:
Cộng đồng và chính quyền địa phương làm chủ trong việc ra quyết định và tổ chức các
hoạt động trong khu bảo vệ.
Các bước xây dựng và vận hành LMMA:
Hiện tại, chưa có một quy định pháp lý cấp
quốc gia nào về việc thành lập, cũng như quản
lý LMMA. Các bước xây dựng và vận hành
LMMA dưới đây được tổng hợp lại từ kinh
nghiệm thực tế của MCD và các chuyên gia :
Bước 1. Đánh giá
-

Xác định địa điểm xây dựng LMMA

-

Làm quen và Đánh giá nhu cầu cộng đồng

-

Phân tích và tham vấn các bên liên quan

-

Khảo sát tình hình kinh tế xã hội và nguồn lợi khu vực dự kiến

-

Chuẩn bị nguồn nhân lực, đặc biệt là nhóm nòng cốt cộng đồng và lập kế hoạch cho
giai đoạn tới


Bước 2. Tổ chức
-

Hoàn thiện tính pháp lý LMMA: xây dựng Hồ sơ kỹ thuật và trình cấp có thẩm quyền
phê duyệt (thường là cấp tỉnh hoặc cấp huyện).

-

Truyền thông rộng rãi về sự ra đời của LMMA với đông đảo cộng đồng

-

Xây dựng kế hoạch quản lý của LMMA, lồng ghép với kế hoạch hoạt động của địa
phương

CẨM NANG
Hướng dẫn sử dụng cách tiếp cận quản lý tổng hợp vùng ven biển cấp cơ sở

19


Bước 3. Vận hành
Triển khai các hoạt động trong kế hoạch quản lý LMMA, thường bao gồm các nhóm
hoạt động chính:
+ Tuyên truyền bảo vệ môi trường
+ Hỗ trợ các sinh kế thân thiên môi trường
+ Tuần tra, giám sát nguồn lợi
+ Kết nối mạng lưới
Bước 4. Thích ứng

-

Lập kế hoạch và triển khai việc đánh giá hoạt động của LMMA thường xuyên

-

Điều chỉnh kế hoạch quản lý phù hợp với thực tế nếu cần thiết

Trong tất cả các bước này, nhất thiết đều phải có sự tham gia của địa phương ở các mức
độ khác nhau: từ biết/nghe, nói, thảo luận, làm, giám sát đến ra quyết định.
Mô hình LMMA thực tế tại Việt Nam:
Hiện tại, ở Việt Nam có một số khu vực có thể xem như LMMA, được hình thành theo các
dự án và do nhu cầu của địa phương, người dân và chính quyền địa phương đã thiết lập
theo cách “tự phát”, trong đó, phải kể đến 05 khu do dự án hợp phần tăng cường năng
lực quản lý khai thác thủy sản (SCAFI), Bộ NN-PTNT hỗ trợ, bao gồm:
-

Khu vực cửa sông ven biển thuộc
xã Quỳnh Lập, Quỳnh Lưu, Nghệ
An. Mục tiêu: bảo vệ nguồn lợi hải
sản (chủ yếu tôm biển) và cải thiện
sinh kế cho ngư dân. Bảo vệ bãi đẻ
và giảm áp lực khai thác.

-

Bãi triều ven biển, thuộc xã Thạnh
Phong, Thạnh Phú, Bến Tre. Mục
tiêu, phát triển bền vững nguồn
lợi thủy sản, chủ yếu nghêu thông

qua hoạt động bảo vệ và kiểm soát
khai thác.

-

Hệ sinh thái rạn san hô, thuộc xã Nhơn Hải,Tp. Quy NHơn, Bình Định. Mục tiêu,
Phát triển bền vững, thông qua các hoạt động bảo vệ nguồn lợi và kiểm soát khai
thác hải sản.

-

Hệ đầm phá thuộc xã Quảng Lợi, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế. Mục đích phát triển
bền vững thông qua các hoạt động bảo vệ nguồn lợi và kiểm soát khai thác thủy sản

-

Hệ sinh thái vùng triều thuộc xã Đại Bình, Đầm Hà Quảng Ninh. Mục tiêu, bảo vệ và
phát triển nguồn lợi thủy sản ở Chương Cả.

MCD cũng đã hỗ trợ xây dựng và vận hành một khu LMMA tại Khánh Hòa từ 10 năm nay,
đó là Khu bảo vệ hệ sinh thái biển Rạn Trào, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh. Tham khảo
thông tin chi tiết về mô hình LMMA này trong phần 2.2 ở trên.
Ngoài các khu vực trên, một số khu vực khác cũng đã và đang được thiết lập, như: Phù

20

Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng
(MCD)



Long, Cát Bà, Hải Phòng (Bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn); Thái Thụy, Thái Bình (Bảo
vệ đất ngập nước); Vùng Hạ lưu sông Thu Bồn, Quảng Nam(Phát triển thủy sản bền
vững); Đầm Trà Ô,Phù Mỹ, phường Ghềnh Ráng, Bình Định (Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
và môi trường sống của các loài thủy sinh); Gò Công Đông, Tiền Giang (Phát triển bền
vững, thông qua hoạt động bảo vệ và kiểm soát khai thác nghêu); Khu vực ven bờ biển
xã Thới Thuận, Bình Đại, vùng nuôi ốc gạo xã Vĩnh Bình, Chợ Lách và cửa sông Hàm
Luông, Bến Tre (Bảo vệ và kiểm soát khai thác nguồn lợi hải sản vùng biển ven bờ…)

3.2. Đồng quản lý nghề cá
Khái niệm:
Đồng quản lý (co-managethiểu các mâu thuẫn /xung đột giữa các nhóm sử dụng tài
nguyên, tăng cường sự tham gia của các bên trong quá trình ra quyết định.
Mục đích:
Mục đích mà ĐQL nghề cá hướng tới là sinh kế bền vững và giảm thiểu các mâu thuẫn /
xung đột giữa các nhóm sử dụng tài nguyên, tăng cường sự tham gia của các bên trong
quá trình ra quyết định.

Hình 3. Đồng quản lý liên kết hệ thống quản lý từ trung ương đến địa phương
(Nguồn: R.S. Ronmeroy và R. Rivera-Guieb, 2008. Sổ tay thực hành Đồng quản lý nghề cá)

Nguyên tắc cơ bản của ĐQL:
-

Đồng quản lý là một quá trình bao gồm nhiều hoạt động như khảo sát, hoàn thiện kế
hoạch, thực thi chính sách, điều chỉnh và đáp ứng các thay đổi theo thời gian.

-

Sự tham gia của các bên liên quan trong các công việc đảm bảo sự thành công của
quá trình ĐQL. Tuy nhiên, cần xác định rõ các bên liên quan nào nên tham gia và mức

độ sự tham gia của mỗi bên.

-

ĐQL không phải là phương thức duy nhất giải quyết mọi vấn đề trong quản lý nghề
cá, mà nên xem đó là một trong các phương thức thay thế, phù hợp cho mỗi vùng với
các điều kiện nhất định.

Các bước để xây dựng mô hình ĐQL tại Việt Nam:
Bước 1: Bước khởi động (tiền thực hiện)
-

Khảo sát hiện trạng quản lý và nguồn lợi

-

Tìm kiếm sự đồng thuận

CẨM NANG
Hướng dẫn sử dụng cách tiếp cận quản lý tổng hợp vùng ven biển cấp cơ sở

21


Bước 2: Triển khai
o Hòa nhập và xây dựng hồ sơ cộng đồng
o Nâng cao nhận thức, năng lực người dân
o Tổ chức cộng đồng
o Lập kế hoạch ĐQL
o Thực hiện kế hoạch đồng quản lý

Bước 3: Hậu triển khai
-

Chuyển giao, đánh giá và nhân rộng

Đồng quản lý nghề cá tại xã Giao Xuân trong bối cảnh quản lý tổng hợp vùng bờ
Xã Giao Xuân là một xã trong 5 xã vùng đệm thuộc Vườn quốc gia Xuân Thủy, là một phần
quan trọng của vùng lõi Khu Dự trữ Sinh Quyển sông Hồng. Giao Xuân có đặc trưng là hệ
sinh thái bãi bồi cửa sông, là nơi có điều kiện thích hợp cho nghề nuôi ngao phát triển.
Từ năm 2007, sau quá trình khảo sát, đánh giá sinh kết bền vững định hướng tiếp cận QLTHVB, mô hình ĐQL nghề cá tại xã Giao Xuân đã được xây dựng và thực hiện với mục tiêu góp
phần bảo vệ các hệ sinh thái ven biển, quản lý khai thác và sử dụng bền vững, lâu dài nguồn
lợi thủy sản ven bờ tại đây. Mô hình ĐQL được xây dựng với các hoạt động chính sau:
-

Khảo sát hiện trạng quản lý và nguồn lợi thông qua các công cụ PRA như: lược sử
thôn bản, sơ đồ nguồn lợi, sơ đồ phân tích vai trò các bên liên quan (VENN)…, các
thông tin được ghi nhận trong hồ sơ cộng đồng, báo cáo đánh giá hiện trạng thủy
sản... Kết quả phân tích, đánh giá hiện trạng cho thấy việc thực hiện mô hình ĐQL
nuôi ngao bền vững là cần thiết và khả thi.

-

Nâng cao nhận thức và năng lực cộng đồng: Nâng cao nhận thức, năng lực cộng
đồng là nhằm tạo điều kiện thay đổi thái độ, hành vi của họ trong việc tham gia hoạt
động quản lý. Các hoạt động đã được triển khai thực hiện bao gồm: tập huấn kỹ năng
lãnh đạo cộng đồng, kỹ năng thu thập thông tin, kỹ năng tuyên truyền và tập huấn kỹ
thuật nuôi…

-


Tổ chức cộng đồng, thành lập ban ĐQL và kế hoạch hoạt động: Tổ hạt nhân gồm 04
thành viên đã được thành lập và có quy chế hoạt động dưới dạng tổ hợp tác NTTS
theo quyết định của UBND xã. Ban ĐQL gồm các thành viên chính quyền huyện, xã
và cộng đồng được thành lập, tạo ra cơ chế kết nối thông tin giữa các cấp.

-

Triển khai thực hiện kế hoạch ĐQL được lồng ghép chặt chẽ với hoạt động truyền
thông vận động sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan. Tại Giao Xuân, một
quy ước cộng đồng đã được xây dưng và được tuyên truyền thực hiện rất tốt trong
đông đảo cộng đồng nghề cá thông qua các chiến dịch truyền thông và hoạt động
cộng đồng.

Những vấn đề cần lưu ý khi áp dụng thực tiễn
ĐQL là một quá trình đòi hỏi nhiều thời gian và hoạt động, phụ thuộc nhiều vào điều kiện
về kinh tế xã hội, nhận thức cộng đồng, chính quyền, phong tục và năng lực cán bộ tổ
chức cộng đồng,… Vì vậy, để đạt được hiệu quả cao trong quán lý và huy động sự đồng
thuận, hợp tác, tham gia của các bên, cần quan tâm đến một số yếu tố sau:
-

22

Sự hỗ trợ kỹ thuật, tập huấn nâng cao nhận thức và tổ chức cộng đồng ngay từ đầu.

Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng
(MCD)


-


Sự hợp tác chặt chẽ với các hội, cơ quan bảo vệ nguồn lợi và đặc biệt là chính quyền
địa phương.

-

Sự đồng thuận và phối hợp có trách nhiệm của chính quyền cấp xã, huyện và tổ chức
cộng đồng.

-

Tạo cơ hội, khuyến khích và động viên để người dân tham gia trong tổ chức ĐQL.

-

Nâng cao vai trò của các đoàn thể, lồng ghép giới và tăng cường vai trò của phụ nữ
trong hoạt động quản lý nghề cá.

-

Đặt ĐQL trong bối cảnh QLTHVB là phương thức thay thế, phù hợp với điều kiện, đặc
điểm mỗi vùng và nhóm cộng đồng.

3.3. Lồng ghép giới trong quản lý tài nguyên vùng bờ
Khái niệm:
Giới là khái niệm về mặt xã hội, là phạm
trù chỉ quan niệm, vai trò và mối quan hệ
xã hội giữa nam giới và phụ nữ. Các đặc
điểm giới do quá trình giáo dục, học tập
tạo ra. Xã hội tạo ra và gán cho trẻ em
gái và trẻ em trai, cho phụ nữ và nam giới

các đặc điểm giới khác nhau. Bởi vậy,
các đặc điểm giới rất đa dạng và có thể
thay đổi được.
Giới tính: Là sự khác biệt về mặt sinh học
giữa nam giới và phụ nữ. Giới tính là những
đặc điểm đồng nhất mà khi chúng ta sinh
ra đã có và không thể thay đổi được.
Nguyên tắc:
-

Bình đẳng giới: Nam giới và phụ nữ đều có vị trí bình đẳng trong xã hội và cơ hội phát
triển công bằng cho cả phụ nữ và nam giới.

-

Công bằng giới: Xem xét các nhu cầu, cơ hội và lợi ích khác nhau cho cả nam giới và
phụ nữ nhằm giải quyết mất cân bằng giới.

Lồng ghép giới trong bối cảnh quản lý tổng hợp vùng bờ:
Tại khu vực ven biển, phụ nữ chiếm khoảng hơn 50 % dân số và tham gia các hoạt động
sản xuất, NTTS, chế biến thực phẩm và các dịch vụ (du lịch) và buôn bán nhỏ. Phụ nữ
và nam giới là các đối tượng sử dụng nguồn tài nguyên ven biển cho các hoạt động sinh
kế (khai thác cá và NTTS, các hoạt động du lịch tại các khu vực gần bờ, vùng bãi triều,
đầm phá ...) và các hoạt động quản lý tài nguyên vùng bờ. Họ là đối tượng tác động và
chịu sự tác động từ các thay đổi môi trường và nguồn lợi ven bờ trong mối quan hệ với
các hệ sinh thái biển và ven biển.
Lồng ghép giới trong QLTHVB nhằm mục tiêu thúc đẩy các cơ hội công bằng cho cả nam
giới và phụ nữ với tư cách là những người tham gia quyết định và thụ hưởng các lợi ích
mà vùng bờ mang lại. Những vấn đề mà phụ nữ quan tâm cũng như kinh nghiệm của họ
phải được xem xét song song với các vấn đề và kinh nghiệm của nam giới trong các hoạt

động quản lý tài nguyên vùng bờ, phát triển sinh kế và nâng cao năng lực.

CẨM NANG
Hướng dẫn sử dụng cách tiếp cận quản lý tổng hợp vùng ven biển cấp cơ sở

23


Lồng ghép giới trong QLTHVB hỗ trợ không chỉ nhằm đạt mục tiêu bảo tồn các nguồn lợi,
mà còn góp phần nâng cao năng lực, tăng cường sự tham gia trong quá trình ra quyết
định và đạt được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tại các khu vực ven biển.
Làm thế nào để lồng ghép giới trong quản lý tài nguyên vùng bờ?
-

Đánh giá, phân tích vai trò và mối quan hệ của nam giới và phụ nữ trong việc phát
triển cộng đồng và bảo vệ nguồn lợi ven bờ

-

Đánh giá khả năng tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực (tài chính, kỹ thuật, nguồn lợi
tự nhiên...) của các nhóm phụ nữ và nam giới

-

Đánh giá sự tham gia của phụ nữ và nam giới trong việc ra quyết định ở cấp hộ gia
đình và cộng đồng

Các sáng kiến lồng ghép giới trong quản lý tài nguyên vùng bờ?
1. Hỗ trợ tập huấn nâng cao nhận thức giới cho các nhóm cộng đồng và cán bộ địa
phương, hiểu được các khái niệm và tuyên truyền nhận thức vai trò giới tronng các

hoạt động cộng đồng.
2. Hỗ trợ các sáng kiến của phụ nữ trong các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng
và tuyên truyền bảo vệ nguồn lợi tại khu bảo vệ hệ sinh thái Rạn Trào, Khánh Hòa
(các chiến dịch cộng đồng làm sạch biển, tổ chức cuộc thi tìm hiểu quy chế Rạn Trào,
tham quan học tập và thuyết minh mô hình KBVST Rạn Trào).
3. Xây dựng kỹ năng lãnh đạo của
phụ nữ trong hoạt động phát triển
sinh kế bền vững thông qua mô
hình phát triển DLST tại VQG Xuân
Thủy, Nam Định, KBT Tiền Hải (Khu
Dự trữ sinh quyển sông Hồng)
4. Tăng cường sự tham gia của phụ
nữ trong quản lý tài nguyên, nâng
cao năng lực phát triển NTTS bền
vững tại các vùng ven biển và đa
dạng hóa sinh kế hộ gia đình.

Chị em làm Du lịch sinh thái tại xã Giao Xuân,
Nam Định

Những vấn đề cần lưu ý khi áp dụng thực tiễn

24



Cần thiết xem xét các yếu tố văn hóa và xã hội liên quan đến quan hệ giới trong gia
đình và cộng đồng tại địa phương.




Khi thiết kế các hoạt động dự án, năng cao năng lực cho các nhóm cộng đồng (phụ
nữ và nam giới) nên xem xét và đánh giá nhu cầu và trình độ học vấn của phụ nữ
(thông thường thấp hơn nam giới).



Khuyến khích sự tham gia của phụ nữ trong các hoạt động phát triến sinh kế, nhưng
không làm gia tăng “gánh nặng” công việc cho phụ nữ.



Lồng ghép giới trong quản lý tài nguyên vùng bờ cần tạo cơ hội trao quyền và tăng
cường vai trò và vị thế của phụ nữ trong cộng đồng và xã hội.

Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD)
(MCD)


×