MỘT SỐ CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015
3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt
Nam.
3.1.1 Những yếu tố tác động tới sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Việt Nam, cơ hội và thách thức.
3.1.1.1 Tình hình quốc tế.
Kinh tế thế giới trong hai năm trở lại đây đang ở trong tình hình
khủng hoảng nặng nề. Tất cả các nước đang gặp phải rất nhiều khó
khăn trong việc thoát ra khỏi khủng hoảng. Viễn cảnh nền kinh tế thế
giới còn ảm đạm trong thời gian tới. Tuy nhiên, theo đánh giá chung
thì nền kinh tế thế giới sẽ dần được phục hồi và phát triển, sẽ mang lại
những cơ hội và thách thức mới.
Quá trình hội nhập toàn cầu và khu vực nhất là sau khi Việt Nam
đã gia nhập WTO dẫn đến việc xuất hiện nhanh chóng các cơ hội mở
rộng thị trường xuất khẩu cũng như các thách thức trong cạnh tranh
quốc tế đối với sự phát triển của công đồng doanh nghiệp Việt Nam
nói chung và các DNNVV nói riêng.
Các thành tựu khoa học và công nghệ thế giới không ngừng
được phát minh và đưa vào thực tế sản xuất tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp đẩy mạnh cải tiến công nghệ, nâng cao năng lực cạnh
tranh.
3.1.1.2 Tình hình trong nước.
1
Nước ta được thế giới đánh giá cao về sự ổn định cao về kinh tế -
xã hội; nền kinh tế thị trường bước đầu được hình thành và vận hành
có hiệu quả.
Chủ trương nhất quán của Đảng và Chính phủ trong việc xây
dựng nền kinh tế nhiều thành phần, tạo điều kiện cho các thành phần
kinh tế cùng được phát triển bình đẳng, cam kết tạo điều kiện mạnh
phát triển khu vực kinh tế tư nhân.
Năng lực và trình độ sản xuất của nhiều ngành kinh tế đã tăng lên
đáng kể; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; chất lượng
tăng trưởng trong nhiều ngành, lĩnh vực đã có những cải thiện; các
doanh nghiệp và toàn nền kinh tế đã bắt đầu thích nghi với hội nhập.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài liên tục tăng trong các năm qua, một
số tập đoàn xuyên quốc gia đã có mặt tại Việt Nam, đây là một trong
những yếu tố kích thích phát triển doanh nghiệp trong nước thông qua
tiếp quản kinh nghiệm quản lý, chuyển giao công nghệ,…
3.1.1.3 Những thách thức đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời
gian tới.
Tuy đã đạt được một số thành tựu trong việc phát triển kinh tế
xong thực tế xuất phát điểm của Việt Nam còn thấp, hệ thống kết cấu
hạ tâng (đường xá, thông tin liên lạc, điện nước..) còn thiếu và yếu;
mặt bằng sản xuất kinh doanh còn nhỏ bé lại xen lẫn các khu dân cư
dẫn đến khó cung cấp các tiện ích công cộng và cải thiện môi trường,
cải thiện điều kiện sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm.
2
Khung pháp lý hỗ trợ đối với các DNNVV đã có xong vẫn chưa
hoàn thiện, chưa được xây dựng một cách đẩy đủ. Các văn bản còn
nhiều mâu thuẫn nhau, có khi mâu thuẫn giữa luật và các văn bản
dưới luật.
Thị trường nội địa kém phát triển và chưa hoàn chỉnh, tuy nhu cầu
của dân cư là rất lớn, nhưng thu nhập hiện nay lại chưa cao nên các
doanh nghiệp có ít cơ hội để đầu tư phát triển.
Thiếu sân chơi bình đẳng cho các DNNVV phát triển, điều này thể
hiện ở điểm Nhà nước vẫn giành nhiều ưu đãi hơn đối với các DNNN,
gây tâm lý đối với các chủ doanh nghiệp.
Hội nhập quốc tế khiến các doanh nghiệp phải chịu nhiều cạnh
tranh hơn. Nhưng so sánh với các doanh nghiệp quốc tế thì DNNVV
của Việt Nam thua thiệt về mọi mặt, khiến cho họ khó lòng cạnh tranh
nếu như không có một cơ chế hỗ trợ kịp thời.
Cải cách hành chính nhà nước diễn ra chậm, thiếu kiên quyết, bộ
máy hành chính nặng nề hoạt động kém hiệu quả khiến các doanh
nghiệp gặp nhiêu khó khăn khi giải quyết các vấn đề liên quan.
3.1.2 Định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhà nước.
Theo Quyết định số 236/2006/QĐ-TTg ngày 23/10/2006 phê
duyệt kế hoạch phát triển DNNVV 5 năm 2006 – 2010, quan điểm của
Nhà nước ta về phát triển DNNVV như sau:
3
- Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều
thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là
bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành
mạnh.
- Nhà nước tạo môi trường về pháp luật và các cơ chế, chính
sách thuận lợi cho DNNVV thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển
bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh nhằm huy động mọi nguồn lực
trong nước kết hợp với nguồn lực từ bên ngoài cho đầu tư phát triển.
- Phát triển DNNVV theo phương châm tích cực, vững chắc, nâng
cao chất lượng, phát triển về số lượng, đạt hiệu quả kinh tế, góp phần
tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội.
Phát triển DNNVV gắn với các mục tiêu quốc gia, các mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện từng vùng, từng địa
phương, khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, làng nghề
truyền thống. Chú trọng phát triển DNNVV ở cá c vùng xâu, vùng xa,
vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, ưu tiên phát triển các
DNNVV do đồng bào dân tộc, phụ nữ, người tàn tật, … làm chủ doanh
nghiệp. Chú trọng phát triển DNNVV đầu tư sản xuất một số lĩnh vực
có khả năng cạnh tranh cao.
- Hoạt động hỗ trợ của Nhà nước chuyển dần từ hỗ trợ trực tiếp
xang hỗ trợ gián tiếp để nâng cao năng lực cho các DNNVV.
- Gắn hoạt động kinh doanh với bảo vệ môi trường, đảm bảo trật
tự, an toàn xã hội.
- Tăng cường nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền về vị
trí, vai trò của DNNVV trong phát triển kinh tế - xã hội.
4
3.1.3 Mục tiệu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Số doanh nghiệp thành lập mới khoảng 320.000 (hàng năm tăng
khoảng 20%).
- Tỷ lệ doanh nghiệp mới thành lập tại các tỉnh khó khăn là 15%
đến năm 2010.
- Tỷ lệ trực tiếp tham gia xuất khẩu đạt từ 3% - 6% trong tổng số
các DNNVV.
- Tạo thêm 2,7 triệu chỗ làm mới trong giai đoạn 2006 – 2010.
- Có thêm 165.000 lao động kỹ thuật làm việc tại các DNNVV.
3.2 Các nhóm giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
3.2.1 Tăng cường quản lý của nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và
vừa.
5