Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Bài giảng Thương mại điện tử Chương 1 ThS. Thiều Quang Trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 56 trang )

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
GV Th.S. Thiều Quang Trung
Bộ môn Khoa học cơ bản
Trường Cao đẳng kinh tế đối ngoại


Nội dung
1
2
3
4
5
6

• Giới thiệu đề cương môn học

• Một số khái niệm
• Đặc điểm của TMĐT
• Các hình thức TMĐT
• Lợi ích và hạn chế của TMĐT
• Một vài số liệu điều tra về TMĐT tại VN

GV Thiều Quang Trung

2


Giới thiệu đề cương môn học
• Tên học phần: Thương mại điện tử
• Số tín chỉ: 2; số tiết: 30 tiết lý thuyết


• Học phần bắt buộc đối với các chuyên ngành: Quản
trị doanh nghiệp, Quản trị kinh doanh xăng dầu,
Quản trị kinh doanh nhà hàng khách sạn, Marketing
thương mại, Tin học quản lý.
• Học phần tự chọn đối với các chuyên ngành: Kế
toán doanh nghiệp, Tài chính doanh nghiệp, Tiếng
Anh thương mại, Kinh doanh xuất nhập khẩu.
GV Thiều Quang Trung

3


Giới thiệu đề cương môn học
• Tóm tắt nội dung học phần:
– Học phần nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về thương
mại điện tử như các khái niệm, đặc điểm, các hình thức,
lợi ích và hạn chế của TMĐT;
– Các mô hình kinh doanh và hình thức thanh toán trực
tuyến;
– Cơ sở pháp lý của TMĐT;
– Xây dựng giải pháp TMĐT cho doanh nghiệp;
– Tối ưu website TMĐT với SEO;
– Bảo mật an ninh trong TMĐT.
GV Thiều Quang Trung

4


Giới thiệu đề cương môn học
• Tài liệu: slide bài giảng do giảng viên biên soạn

• Link: />• Tài liệu tham khảo:
– Efraim Turban, Electronic Commerce 2008 A Managerial
Perspective, Pearson Education, 2008
– Efraim Turban, Electronic Commerce A Managerial and
Social Networks Perspective, Springer, 2015
– Website Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin
của Bộ Công Thương: www.vecita.gov.vn
– Website Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam:
www.vecom.vn
GV Thiều Quang Trung

5


Giới thiệu đề cương môn học
Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:
• Điểm trung bình bộ phận: trọng số 40%
– 02 bài kiểm tra hệ số 2:
• 01 bài kiểm tra lý thuyết
• 01 bài thuyết trình nhóm

• Điểm thi kết thúc học phần: trọng số 60%
– Hình thức thi: lý thuyết

GV Thiều Quang Trung

6


Giới thiệu đề cương môn học

Nội dung học
Chương 1: Giới thiệu đề cương môn học và Tổng quan về
TMĐT
Chương 2: Các mô hình kinh doanh và hình thức thanh
toán trực tuyến
Chương 3: Cơ sở pháp lý của TMĐT
Chương 4: Quy trình thiết kế website TMĐT

Chương 5: Tối ưu website TMĐT với SEO
Chương 6: Bảo mật an ninh trong TMĐT
GV Thiều Quang Trung

7


Một số khái niệm
• Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO),
“Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất,
quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm
được mua bán và thanh toán trên mạng
Internet, nhưng được giao nhận có thể hữu
hình hoặc giao nhận qua Internet dưới dạng
số hoá”

GV Thiều Quang Trung

8


Một số khái niệm

• Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ
chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình
Dương (APEC), "Thương mại điện tử liên
quan đến các giao dịch thương mại trao đổi
hàng hóa và dịch vụ giữa các nhóm (cá nhân)
mang tính điện tử chủ yếu thông qua các hệ
thống có nền tảng dựa trên Internet."

GV Thiều Quang Trung

9


Một số khái niệm
• Luật mẫu về Thương mại điện tử của Ủy ban
liên hiệp quốc về luật thương mại quốc tế
(UNCITRAL Model Law on Electronic
Commerce, 1996) định nghĩa: Thương mại
điện tử là việc trao đổi thông tin thương mại
thông qua các phương tiện điện tử, không
cần phải in ra giấy bất cứ công đoạn nào của
toàn bộ quá trình giao dịch
GV Thiều Quang Trung

10


Một số khái niệm
• “Thông tin” được hiểu là bất cứ thứ gì có thể
truyền tải bằng kỹ thuật điện tử, bao gồm cả

thư từ, các file văn bản, các cơ sở dữ liệu, các
bảng tính, các bảng thiết kế, hình đồ hoạ,
quảng cáo, giỏ hàng, đơn hàng, hoá đơn,
bảng giá, hợp đồng, hình ảnh động, âm
thanh,...
• “Thương mại” được hiểu bao quát mọi vấn
đề nảy sinh từ mọi mối quan hệ mang tính
thương mại dù có hay không có hợp đồng.
GV Thiều Quang Trung

11


Một số khái niệm

GV Thiều Quang Trung

12


Một số khái niệm
• Hoạt động thương mại điện tử:
– Là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy
trình của hoạt động thương mại bằng phương
tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng
viễn thông di động hoặc các mạng mở khác

GV Thiều Quang Trung

13



Một số khái niệm
• Website thương mại điện tử:
– Là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục
vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt
động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ
trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao
kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và
dịch vụ sau bán hàng.
– www.lazada.vn
– www.sendo.vn
GV Thiều Quang Trung

14


Một số khái niệm
• Sàn giao dịch thương mại điện tử:
– Là website thương mại điện tử cho phép các
thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ
sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc
toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ
trên đó
– www.adayroi.com
– www.hotdeal.vn
– shopee.vn
GV Thiều Quang Trung

15



Một số khái niệm
• Website khuyến mại trực tuyến:
– Là website thương mại điện tử do thương nhân,
tổ chức thiết lập để thực hiện khuyến mại cho
hàng hóa, dịch vụ của thương nhân, tổ chức, cá
nhân khác theo các điều khoản của hợp đồng
dịch vụ khuyến mại
– www.khuyenmaihcmc.vn
– www.khuyenmaioffers.com
– onlinefriday.vn

GV Thiều Quang Trung

16


Một số khái niệm
• Website đấu giá trực tuyến:
– Là website thương mại điện tử cung cấp giải
pháp cho phép thương nhân, tổ chức, cá nhân
không phải chủ sở hữu website có thể tổ chức
đấu giá cho hàng hóa của mình trên đó.
– sohot.vn
– chodaugia.com.vn

GV Thiều Quang Trung

17



Đặc điểm của TMĐT
 Việc trao đổi thông tin thương mại không cần phải
in ra giấy trong bất kỳ công đoạn nào của toàn bộ
quá trình giao dịch;
 Các bên tiến hành giao dịch trong TMĐT không cần
thiết phải gặp gỡ nhau trực tiếp;
 TMĐT được thực hiện trong một thị trường không
có biên giới;
 Hoạt động TMĐT được thực hiện trên cơ sở các
nguồn thông tin dưới dạng số hoá của các mạng
điện tử.
GV Thiều Quang Trung

18


Các thành phần tham gia TMĐT









Thế giới kinh doanh thực tế
Cửa hàng ảo/Thị trường điện tử

Nhà phân phối
Xí nghiệp/Công ty
Cơ quan hành chính
Cơ quan tài chính
Chính phủ
Mạng Internet
GV Thiều Quang Trung

19


Các thành phần tham gia TMĐT

GV Thiều Quang Trung

20


Các hình thức phân loại TMĐT
• Nếu phân loại TMĐT theo các nhóm đối tượng
tham gia chính, gồm: Người tiêu dùng, Doanh
nghiệp, và Nhà nước, thì có các loại TMĐT sau:

GV Thiều Quang Trung

21


Các hình thức phân loại TMĐT







Doanh nghiệp với Doanh nghiệp (B2B)
Doanh nghiệp với Khách hàng (B2C)
Doanh nghiệp với Nhân viên (B2E)
Khách hàng với Khách hàng (C2C)
Chính phủ điện tử (e-Government), gồm:
 G2B
 G2C
 G2G
GV Thiều Quang Trung

22


B2B (Business to Business)
• B2B mô tả các giao dịch thương mại giữa các
doanh nghiệp, chẳng hạn như giữa các nhà
sản xuất với người bán buôn, hoặc giữa một
người bán sĩ với người bán lẻ (Đối lập với
hình thức doanh nghiệp với người tiêu dùng
B2C, và doanh nghiệp với chính phủ B2G).
• B2B chiếm 80% đến 90% tỷ trọng doanh số
trong toàn bộ giao dịch TMĐT
GV Thiều Quang Trung

23



B2B (Business to Business)
• Khối lượng tổng thể của giao dịch B2B lớn
hơn nhiều so với khối lượng giao dịch B2C.
• Lý do: trong một chuỗi cung ứng thông
thường sẽ có nhiều giao dịch B2B liên quan
đến các thành phần nguyên liệu tạo ra thành
phẩm, và chỉ có một giao dịch B2C là thành
phẩm được bán cho người tiêu dùng.

GV Thiều Quang Trung

24


B2B (Business to Business)
• Ví dụ: một nhà sản xuất ô tô thực hiện một
số giao dịch B2B chẳng hạn như mua lốp xe,
kính chắn gió, và ống cao su cho xe của mình.
Giao dịch cuối cùng, một chiếc xe thành
phẩm bán cho người tiêu dùng, là một giao
dịch đơn lẻ B2C.

GV Thiều Quang Trung

25



×