Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại nghệ an tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (528.45 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ MẠNH CƯỜNG

VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG PHÁT TRIỂN
KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH TẠI NGHỆ AN

Chuyên ngành : Xã hội học
Mã số

: 60 31 03 01

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI - 2017


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS VŨ MẠNH LỢI

Phản biện 1: GS.TS Hoàng Bá Thịnh
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Đức Chiện

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
họp tại: Học viện Khoa học xã hội
Vào hồi 14 giờ 00 ngày 14 tháng 04 năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Khoa học xã hội




MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phụ nữ nông thôn là một cộng đồng người phong phú, đa
dạng gồm những dân tộc, tôn giáo, lứa tuổi, trình độ học vấn khác
nhau và sinh sống ở những vùng nông thôn khác nhau. Theo thống
kê, lao động nữ nông thôn chiếm 60,0% lực lượng lao động và họ,
hiện đang sản xuất ra hơn 60% sản phẩm nông nghiệp. Phụ nữ nông
thôn Việt Nam là một trong hai chủ thể kinh tế quan trọng nhất mang
lại thu nhập cho các hộ gia đình. Do vậy, phát huy vai trò chủ thể của
phụ nữ là một vấn đề cấp bách và mang tính thực tiễn cao để huy
động tối đa các nguồn lực về con người cho phát triển kinh tế xã hội
ở nông thôn.
Các nghiên cứu và tổng kết thực tiễn cho thấy, phụ nữ nông
thôn nói chung và lao động nữ nông thôn nói riêng đang có vai trò và
vị trí đặc biệt trong đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn. Sự tham
gia xã hội của phụ nữ trong xã hội đã có nhiều tiến bộ, thể hiện năng
lực, phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam.
Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, cần tiếp tục có các chính
sách hướng đến nâng cao nhận thức của cộng đồng, các cơ quan
hoạch định chính sách trong nhìn nhận, đánh giá đầy đủ những đóng
góp của phụ nữ ở nông thôn trong phát triển kinh tế và tham gia xã
hội. Bên cạnh đó là các giải pháp nhằm thu hẹp bất bình đẳng giới
trong tiếp cận nguồn lực, tiến bộ khoa học, công nghệ, thị trường lao
động ở nông thôn; giải pháp về phát huy vốn xã hội cho phụ nữ
thông, pháp về tuyên truyền, nâng cao năng lực cho phụ nữ trong
phát huy vai trò phát triển kinh tế và tham gia xã hội.

1



Vì vậy, tác giả chọn nghiên cứu “Vai trò của phụ nữ trong
phát triển kinh tế hộ gia đình tại Nghệ An” nhằm vào việc trả lời các
câu hỏi nghiên cứu về mặt thực tiễn, từ đó đề xuất một vài giải pháp
để nâng caao vai trò vị thế của phụ nữ nông thôn hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
a) Nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu vai trò của phụ nữ nông thôn trong sản xuất, các
nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng về việc tham gia của phụ nữ trong
hoạt động sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn nói
chung và các vùng miền nói riêng. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng đã
chỉ ra những thuận lợi, khó khăn của phụ nữ nông thôn trong việc
thực hiện vai trò sản xuất, đặc biệt là những khó khăn trong tiếp cận
các nguồn lực.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra vai trò quan trọng của phụ nữ
nông thôn trong sản xuất và công việc nội trợ. Phụ nữ đã thực hiện
nhiều hoạt động sản xuất và đã đóng góp đáng kể đến thu nhập gia
đình. Họ không chỉ tham gia vào công việc sản xuất mà còn cả làm
các công việc nội trợ. Vì vậy, vai trò nhân đôi của họ rất nặng nhọc
(Đỗ Thị Bình và Lê Ngọc Lân, 1996).
Một số nghiên cứu đã tập trung đánh giá vai trò của phụ nữ
trong thực hiện các công việc nhà nông, cũng như những đóng góp
của họ trong kinh tế - xã hội ở địa phương. (Nguyễn Thị Lân, 2006;
Đỗ Thị Bình, Lê Ngọc Lân 1996; Đỗ Thị Bình 1999, Lưu Song Hà
và cộng sự, 2013; Nguyễn Sinh, 2004).
Các tác giả cũng đánh giá rằng, các ngành nghề kinh tế phi
nông ở nông thôn tạo ra các cơ hội tăng thu nhập cho phụ nữ hơn là
các ngành nông nghiệp (Lê Thi, 1998; Nguyễn Thị Bích Thủy, Đào


2


Ngọc Nga, Annalise Moser và April Phạm, 2009), (Lê Thi, 1998;
Nguyễn Thị Bích Thủy, Đào Ngọc Nga, Annalise Moser và April
Phạm, 2009).
Phụ nữ cũng gặp phải những khó khăn, trở ngại trong công
việc sản xuất kinh doanh cụ thể cũng như trong sự phát triển các
ngành nghề ở khu vực nông thôn (Lê Thị Nhâm Tuyết, 2006).
Bên cạnh các nghiên cứu đề cập đến cơ hội tiếp cận các
nguồn lực của phụ nữ nông thôn, một số nghiên cứu khác quan tâm
đến cơ hội việc làm, chế độ đãi ngộ và mức lương, khả năng được
đào tạo về kỹ thuật và văn hóa đối với phụ nữ nông thôn (Nguyễn
Thị Bích Thủy, Đào Ngọc Nga, Annalise Moser và April Phạm,
2009); Đoàn Thị Bình Minh, 1997: Phạm Đỗ Nhật Thắng, 1997).
Sự khác biệt về giới trong giáo dục đã làm cho nam nông
dân thu nhận được kiến thức tốt hơn so với nữ nông dân về phòng trừ
sâu bệnh hại (Chi và CTV, 1999). Điều này sẽ ảnh hưởng đến năng
suất và hiệu quả sản xuất nông nghiệp của phụ nữ nông thôn.
Có thể nói rằng, trong một thời gian dài, các nhà nghiên
cứu rất quan tâm đến vai trò của phụ nữ trong sản xuất ở nông thôn
cả trong sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp với những nhóm
phụ nữ khác nhau và các vùng miền khác nhau. Chính vì vậy, luận
văn khi đi sâu vào nghiên cứu “Vai trò của phụ nữ trong phát triển
kinh tế hộ gia đình tại Nghệ An” sẽ cố gắng đề cập đến một vài khía
cạnh mới trong trong một chủ đề mà đã có rất nhiều những nghiên
cứu đã tiến hành, đây cũng được xem như một phát hiện và đóng góp
mới của đề tài.
b) Nghiên cứu ngoài nước


3


Vai trò của nữ giới trong lĩnh vực nông nghiệp và thị trường lao
động ở nông thôn
Theo số liệu điều tra trong 30 năm (1980-2010) của
FAOSTAT, trong lĩnh vực nông nghiệp nữ giới chiếm 43% lực
lượng lao động ở các nước đang phát triển, và dao động từ 20% ở
các quốc gia châu Mỹ đến gần 50% ở khu vực Đông và Đông Nam Á
và Châu Phi.
Đối với thị trường lao động ở nông thôn, ở hầu hết các
nước đang phát triển, số lượng nữ giới được tuyển dụng tương đương
thậm chí nhiều hơn nam giới, ngoại trừ ở các nước Mỹ Latin.
Sự chênh lệch về giới trong sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với nữ
giới, tuy nhiên khả năng tiếp cận các nguồn lực và dịch vụ sản xuất
của nữ giới như đất đai, chăn nuôi, nguồn nhân lực, dịch vụ khuyến
nông, dịch vụ tài chính và các công nghệ tiên tiến bị hạn chế hơn so
với nam giới.
Các lợi ích và giải pháp nâng cao vai trò của nữ giới trong
sản xuất nông nghiệp ở nông thôn
Nâng cao vai trò của nữ giới bằng cách phát huy bình đẳng
giới, thu hẹp sự chênh lệch về giới trong các lĩnh vực nông nghiệp ở
nông thôn. Thu hẹp sự chênh lệch về giới mang lại các lợi ích khác
nhau về sản xuất và các lợi ích về kinh tế, xã hội. Về sản xuất, nhiều
nghiên cứu đã giả thiết rằng nữ giới làm việc hiệu quả tương đương
như nam giới. Kết quả cho thấy năng suất mà nam giới tạo ra lớn hơn
20-30% so với nữ giới, đó là do sự khác biệt các yếu tố đầu vào. Thu
hẹp sự chênh lệch giới bằng cách giả sử năng suất mà nữ giới tạo ra
bằng với nam giới sẽ dẫn đến sự gia tăng sản lượng đầu ra nông


4


nghiệp cho các nước đang phát triển lên đến 2,5-4%. Hơn nữa, các
bằng chứng từ châu Phi, châu Á và Mỹ Latin cho thấy, gia đình được
hưởng lợi khi nữ giới có địa vị và quyền lực trong các hộ gia đình.
Có thể thấy, các nghiên cứu, báo cáo đánh giá ngoài nước
đã đề cập thực trạng vài trò của phụ nữ trong hoạt động sản xuất
nông nghiệp, vị thế của họ trong thị trường lao động cũng như khả
năng tiếp cận các nguồn lực cho phát triển kinh tế còn hạn chế cho
thấy những chênh lệch rõ nét về giới trong nông nghiệp.
Các kết quả nghiên cứu trên phạm vi toàn cầu sẽ giúp gợi ý
cho đề tài tập trung vào những vẫn đề mang tính cốt lõi, phổ quát mà
tất cả các quốc gia đang phát triển (đặc biệt là các quốc gia có điều
kiện tương tự Việt Nam) gặp phải trong chính sách phát huy vai trò
của phụ nữ ở nông thôn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.

Mục đích:
- Làm rõ thực trạng về vai trò của phụ nữ nông thôn trong sản

xuất kinh tế hộ gia đình;
- Đề xuất giải pháp phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất
kinh tế hộ gia đình.
3.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu


- Sử dụng các kỹ thuật nghiên cứu xã hội học bao gồm phương pháp
định tính và định lượng, kết hợp với việc phân tích tài liệu có sẵn
- Khai thác các khía cạnh về vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh
tế hộ gia đình trong bộ số liệu thuộc đề tài “Nghiên cứu phát huy vai
trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới” để có được các kết
quả nghiên cứu có tính mới.

5


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 . Đối tượng nghiên cứu
-

Phụ nữ trong độ tuổi lao động ở khu vực nông thôn

4.2 Phạm vi nghiên cứu
-

Nghiên cứu được triển khai tại xã Diễn Hồng huyện Diễn
Châu tỉnh Nghệ An

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1.

Phương pháp luận
Đây là một nghiên cứu thực hiện theo cách tiếp cận toàn diện

và hệ thông và tiếp cận liên ngành giữa kinh tế, xã hội và giới.
a) Tiếp cận toàn diện và hệ thống

b) Tiếp cận liên ngành khoa học xã hội
c) Tiếp cận giới
5.2.

Phương pháp nghiên cứu

a) Nghiên cứu tài liệu thứ cấp
b) Phương pháp phân tích thống kê
c) Nghiên cứu định tính
Phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm, nghiên cứu các biên bản
gỡ băng tại Nghệ An.
d) Nghiên cứu định lượng
Sử dụng bộ số liệu của Nghệ An với 101 bảng hỏi định lượng
được thu thập và xử lý thông tin.
e) Xử lý số liệu: số liệu định lượng được xử lý bằng phần mềm SPSS
5.3.

Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu

5.3.1.

Câu hỏi nghiên cứu
Các câu hỏi nghiên cứu bao gồm: (1) Phụ nữ nông thôn có

vai trò, đóng góp như thế nào trong hoạt động sản xuất, phát triển

6


kinh tế hiện nay? (2) Lực lượng lao động nào đang giữ vai trò chủ

đạo trong các hoạt động phát triển kinh tế hộ gia đình tại Nghệ An?
5.3.2.
-

Giả thiết nghiên cứu
Phụ nữ đang đóng vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế gia

đình trên mọi lĩnh vực
-

Phụ nữ hiện đang đóng góp tích cực vào thay đổi cơ cấu lao

động của địa phương
5.3.3.

Khung phân tích

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Góp phần xây dựng chủ trương, chính sách phát huy vai trò
của phụ nữ trong sản xuất và tham gia xã hội.
Góp phần nâng cao nhận thức xã hội về vai trò, đóng góp
của phụ nữ và các khía cạnh liên quan đến giới, bình đẳng giới.
Kết quả nghiên cứu và các khuyến nghị sẽ hướng đến thay
đổi nhận thức của xã hội trong đánh giá vai trò của phụ nữ ở xã hội
nông thôn - vốn bị xem nhẹ và ứng xử bất bình đẳng so với nam giới.
Nghiên cứu nhằm khẳng định them quan điểm nữ hóa nông
nghiệp ở Việt Nam ngày càng rõ rệt.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương.

*

*
*

7


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU
1.1.

Khái niệm làm việc

Vai trò, vai trò của phụ nữ: Người ta hiểu vai trò là một “tập hợp
những kỳ vọng ở trong một xã hội gắn với hành vi của những người
mang các địa vị...ở mức độ này thì mỗi vai trò riêng là một tổ hợp
hay nhóm các kỳ vọng hành viˮ (Endruweit.Gunter,
Trommsdorff.Gisela, Nhóm dịch thuật: Ngụy Hữu Tâm, and Nguyễn
Hoài Bão 2002: 536) 536). Trong khuôn khổ của nghiên cứu này, vai
trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình được hiểu là
những hoạt động, những đóng góp của phụ nữ với tư cách là cá nhân
trong quá trình phát triển kinh tế của gia đình.
1.2.

Quan điểm lý thuyết giải quyết vấn đề

Lý thuyết vai trò: Áp dụng lý thuyết này vào trong nghiên cứu
trường hợp tại Nghệ An sẽ cho ta thấy rõ tại sao phụ nữ ngày càng
phải đảm nhận nhiều vai trò trọng trách trong xã hội nông thôn, đặc

biệt trong lĩnh vực nông nghiệp. Xu hướng nữ hóa nông nghiệp là
không tránh khỏi khi mà nam giới ngày càng có xu hướng rời bỏ
làng quê lên các đô thị lớn làm việc. Phụ nữ trung niên và người già
bị bỏ lại nông thôn vì vai trò của họ mặc nhiên bị gắn với trách
nhiệm gia đình, con cái, ruộng vườn.
1.3. Phương pháp thực hiện
Trên cơ sở kế thừa các kết quả đã được công bố của đề tài
cấp Nhà nước “Nghiên cứu phát huy vai trò của phụ nữ trong xây
dựng nông thôn mới”, tác giả sử dụng riêng bộ số liệu của tỉnh Nghệ
An để phân tích làm rõ vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ

8


gia đình tại Nghệ An. Các kết quả đưa ra trong luận văn là của riêng
tác giả không trùng lặp với các kết quả đã đưa ra của đề tài.
1.4. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
1.4.1. Tỉnh Nghệ An
Nghệ An nằm ở Nghệ An nằm trong hành lang kinh tế Đông
- Tây nối liền Myanmar - Thái Lan - Lào - Việt Nam theo Quốc lộ 7
đến cảng Cửa Lò. Nghệ An có 1 thành phố, 3 thị xã và 17 huyện.
Nghệ An có diện tích tự nhiên 1.648.997,1 ha, là tỉnh có diện tích lớn
nhất cả nước, địa hình phong phú, đa dạng, có biển, đồng bằng, trung
du và miền núi. Trong đó: Đất nông nghiệp 1.249.176,1 ha (đất sản
xuất nông nghiệp: 276.047,1 ha, đất lâm nghiệp có rừng 963.691 ha,
đất nuôi trồng thủy sản 7.984,1 ha, đất làm muối 837,8 ha, đất nông
nghiệp khác 616,1 ha), Đất phi nông nghiệp 129.171,6 ha, Đất chưa
sửa dụng: 270.649,4 ha.
1.4.2. Huyện Diễn Châu
Diễn Châu là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Nghệ An,

toàn huyện có 38 xã và 1 thị trấn, trong đó có 1 xã miền núi (Diễn
Lâm), 4 xã vùng bán sơn địa (Diễn Phú, Diễn Lợi, Diễn Thắng và
Diễn Đoài), 8 xã vùng biển (Diễn Trung, Diễn Thịnh, Diễn Thành,
Diễn Ngọc, Diễn Bích, Diễn Kim, Diễn Hải và Diễn Hùng), số còn
lại là các xã vùng lúa và vùng màu.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng công
nghiệp - dịch vụ trong nền kinh tế ngày càng tăng. Huyện đã xây
dựng được Cụm công nghiệp Diễn Hồng, Cụm công nghiệp Tháp Hồng - Kỷ.

9


1.5. Đặc điểm nhân khẩu của nhóm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trên 101 phụ nữ tại xã Diễn
Hồng huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An, trong đó có 18 phụ nữ là chủ
hộ gia đình, 83 người không phải là chủ hộ nhưng là vợ/phụ nữ làm
kinh tế chính ở trong hộ gia đình.
Độ tuổi của phụ nữ được hỏi thấp nhất là 24 tuổi và cao nhất
là 64 tuổi, độ tuổi trung bình là ...
Trình độ học vấn của người được hỏi là khá tốt, đa số đều có
trình độ cấp 2 (58 người) và trình độ cấp 3 (26 người), trình độ cao
đẳng đại học là 9 người.
Thành phần dân tộc thì 101 người được hỏi đều là người
kinh, không có người dân tộc thiểu số.
Hoàn cảnh gia đình của những người được hỏi thì có 6 người
thuộc diện hộ nghèo có sổ, 6 người hộ nghèo nhưng không có sổ, còn
lại 89 hộ không thuộc diện hộ nghèo là nhóm đối tượng dễ bị tổn
thương
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy 2 nhóm lĩnh vực chính mà
phụ nữ tại địa bàn nghiên cứu đang tham gia vào nhiều nhất là nông

nghiệp và buôn bán, dịch vụ. Do đó các kết quả nghiên cứu tác giả
chỉ tập trung vào phân tích làm nổi bật vai trò vị thế của phụ nữ,
đóng góp của họ trong 2 lĩnh vực ngành nghề nói trên.

*

*
*

10


CHƯƠNG 2
VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
2.1. Đóng góp của phụ nữ trong hoạt động nông nghiệp của gia
đình
2.1.1. Vai trò của phụ nữ trong hoạt động trồng trọt
Tại địa bàn nghiên cứu, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có
nhiều hoạt động sinh kế khác nhau như trồng trọt, chăn nuôi.
a. Quyền quyết định trong hoạt động trồng trọt của nam giới và nữ
giới trong gia đình
Vai trò của phụ nữ trong hoạt động trồng trọt của các hộ gia
đình, nghiên cứu chủ yếu dựa vào hai khía cạnh thể hiện sự tham gia
và đóng góp trực tiếp của phụ nữ đối với sản xuất nông nghiệp của
hộ gia đình. Cụ thể quyền quyết định các hoạt động và trực tiếp thực
hiện các hoạt động trồng trọt của hộ gia đình.
Kết quả khảo sát 52 hộ gia đình có hoạt động mua công cụ sản
xuất số lượng hộ gia đình do phụ nữ quyết định mua công cụ sản
xuất là cao nhất 50% so với số hộ gia đình do nam giới 23,1% hoặc

số hộ gia đình do nam và nữ cùng quyết định 17,3.
Về hoạt động mua vật tư nông nghiệp kết quả khảo sát 80 hộ
gia đình, có 65% hộ gia đình do phụ nữ là người quyết định mua vật
tư nông nghiệp; 12,5% hộ gia đình do nam giới quyết định và 22,5%
hộ gia đình do cả nam và nữ cùng quyết định.
Về hoạt động thuê phương tiện, lao động, kết quả khảo sát 81
hộ gia đình có 65,4% hộ gia đình do phụ nữ là người quyết định thuê
phương tiện, lao động; 9,9% hộ gia đình do nam giới quyết định và
24,7% hộ gia đình do cả nam và nữ cùng quyết định.

11


Trong số 82 hộ gia đình có hoạt động này, có 65,9% hộ gia
đình do phụ nữ là người quyết định lựa chọn giống cây trồng; 7,3%
hộ gia đình do nam giới quyết định và 26,8% hộ gia đình do cả nam
và nữ cùng quyết định.
Về hoạt động làm đất, kết quả khảo sát 81 hộ gia đình, số hộ
gia đình do nữ cùng quyết định việc làm đất chiếm số lượng cao nhất
63% hộ gia đình, 27,2% số hộ gia đình do phụ nữ và nam giới cùng
quyết định, 7,4% số hộ gia đình do nam giới quyết định chiếm số
lượng nhỏ nhất.
Về hoạt động gieo cấy, kết quả khảo sát 82 hộ gia đình tỷ lệ
hộ gia đình do phụ nữ quyết định chiếm tỷ lệ cao nhất (69,5%), số hộ
gia đình do cả nam và nữ cùng quyết định 25,6% và chỉ có 4,9% hộ
gia đình do nam giới quyết định.
Về quyết định việc lấy nước vào ruộng tưới tiêu, kết quả
khảo sát 82 hộ gia đình tỷ lệ hộ gia đình do phụ nữ là người quyết
định chiếm cao nhất (64,6%); tỷ lệ hộ gia đình do cả hai cùng quyết
định khá cao (25,6%), số hộ gia đình do nam giới quyết định chỉ

chiếm 9,8%.
Về hoạt động phun thuốc sâu, kết quả khảo sát 82 hộ gia
đình cho thấy số hộ gia đình do phụ nữ là người quyết định 62,2%;
26,8% hộ gia đình do cả hai cùng quyết định; 11,0% hộ gia đình do
nam giới quyết định.
Về vai trò của phụ nữ trong hoạt động chăm sóc cây trồng,
phụ nữ quyết định trong việc bón phân, lấy nước vào ruộng tưới tiêu
và hoạt động phun thuốc sâu chiếm tỷ lệ cao nhất so với nam giới và
cả hai giới.

12


Kết quả khảo sát 82 hộ gia đình cho thấy tỷ lệ hộ gia đình do
cả nam và nữ cùng quyết định hoạt động thu hoạch chiếm đến
32,9%; tỷ lệ hộ gia đình do phụ nữ quyết định chiếm 59,8%; số hộ
gia đình do nam giới quyết định chỉ chiếm 7,3%.
Về hoạt động bán sản phẩm, số liệu khảo sát 76 hộ gia đình
cho thấy tỷ lệ hộ gia đình do cả nam và nữ cùng quyết định chiếm
đến 26,3%; số hộ gia đình do phụ nữ quyết định 65,8%; tỷ lệ hộ gia
đình do nam giới quyết định chỉ chiếm 7,9%.
Có thể nói rằng trong các hoạt động trồng trọt đã đề cập ở
trên, chúng ta cần nhận thấy một số điểm đáng lưu ý về vai trò phụ
nữ trong các hoạt động trồng trọt.
Thứ nhất, trong các hoạt động bắt đầu mùa vụ, tỷ lệ phụ nữ
quyết định cao nhất ở cả hai hoạt động lựa chọn giống cây trồng và
gieo cấy. Đối với làm đất - hoạt động đòi hỏi sức khỏe nam giới thì
phần lớn do cả vợ và chồng cùng quyết định nhưng tỷ lệ phụ nữ đóng
vai trò quyết định vẫn chiếm hơn một phần ba số người được hỏi.
Thứ hai, trong hoạt động chăm sóc cây trồng, phụ nữ quyết

định trong việc bón phân, lấy nước vào ruộng tưới tiêu và hoạt động
phun thuốc sâu chiếm tỷ lệ cao nhất so với nam giới và cả hai giới.
Thứ ba, trong hoạt động thu hoạch và bán sản phẩm, tỷ lệ hộ
gia đình do cả nam và nữ cũng quyết định chiếm tỷ lên tương đối, số
hộ gia đình do phụ nữ quyết định vẫn chiếm cao nhất.
b. Người trực tiếp thực hiện các hoạt động trồng trọt của hộ gia
đình
Trồng trọt là lĩnh vực kinh tế quan trọng của các hộ gia đình
tại những địa bàn được khảo sát. Có nhiều hoạt động khác nhau mà
các hộ gia đình cần triển khai liên quan đến trồng trọt. Câu hỏi quan

13


trọng đặt ra là người tực tiếp thực hiện các công việc này trong hộ
gia đình như thế nào.
Về hoạt động trực tiếp mua công cụ sản xuất, kết quả khảo sát
67 hộ gia đình cho thấy tỷ lệ hộ gia đình cả nam và nữ trực tiếp mua
công cụ sản xuất chiếm đến 35,8%, số hộ gia đình do phụ nữ là trực
tiếp mua công cụ sản xuất cao (40,3%); số hộ gia đình do nam giới
trực tiếp mua công cụ sản xuất thấp nhất (16,4%) .
Về hoạt động trực tiếp mua vật tư nông nghiệp, kết quả khảo
sát 81 hộ gia đình có hoạt động mua vật tư nông nghiệp, có 53,1% hộ
gia đình do phụ nữ là người trực tiếp mua vật tư nông nghiệp; chỉ có
7,4% hộ gia đình do nam giới trực tiếp thực hiện việc mua vật tư
nông nghiệp và 39,5% hộ gia đình do cả nam và nữ cùng trực tiếp
mua.
Về hoạt động trực tiếp thuê phương tiện, lao động, kết quả
khảo sát 79 hộ gia đình có hoạt động thuê phương tiện, lao động số
hộ gia đình do phụ nữ là người trực tiếp thuê phương tiện, lao động

chiếm tỷ lệ cao nhất (54,4%); tỷ lệ hộ gia đình do cả nam và nữ cùng
trực tiếp thuê chiếm đến 40,5% và số hộ gia đình do nam giới trực
tiếp thuê phương tiện, lao động thấp nhất, chỉ chiếm 5,1%.
Về việc trực tiếp lựa chọn giống cây giống, kết quả khảo sát
82 hộ gia đình có hoạt động này, tỷ lệ hộ gia đình do phụ nữ là người
trực tiếp lựa chọn giống cây trồng chiếm cao nhất 54,9%; số gia đình
do nam giới trực tiếp lựa chọn giống cây trồng 41,5% và số hộ gia
đình do cả nam và nữ cùng trực tiếp thực hiện (3,7%).
Về hoạt động trực tiếp gieo cấy, số liệu khảo sát 82 hộ cho
thấy tỷ lệ hộ gia đình do phụ nữ trực tiếp gieo cấy chiếm cao nhất
(57,3%), tỷ lệ hộ gia đình do cả nam và nữ cùng trực tiếp gieo cấy

14


chiếm đến 40,2% và chỉ có 2,4% hộ gia đình do nam giới trực tiếp
gieo cấy.
Về việc trực tiếp thực hiện hoạt động bón phân, làm cỏ kết
quả khảo sát 82 hộ gia đình cho thấy có 57,3% hộ gia đình do phụ nữ
trực tiếp bón phân, làm cỏ; 40,2% hộ gia đình do nam và nữ cùng
thực hiện hoạt động bón phân, làm cỏ; 2,4% hộ gia đình do nam giới
thực hiện.
Về hoạt động trực tiếp thực hiện việc lấy nước vào ruộng kết
quả khảo sát 82 hộ gia đình cho thấy có 51,2% hộ gia đình do phụ nữ
là người trực tiếp thực hiện việc lấy nước vào ruộng; 40,2% hộ gia
đình do cả hai cùng trực tiếp thực hiện; 8,5% hộ gia đình do nam giới
thực hiện.
Về hoạt động phun thuốc sâu kết quả khảo sát 81 hộ gia đình
cho thấy có 53,1% hộ gia đình do phụ nữ là người trực tiếp thực hiện
việc phun thuốc trừ sâu; 37,0% hộ gia đình do cả hai cùng thực hiện;

9,9% hộ gia đình do nam giới trực tiếp thực hiện.
Trong số 81 hộ gia đình cho thấy, tỷ lệ hộ gia đình do cả
nam và nữ cùng thực hiện hoạt động thu hoạch chiếm đến 45,7%; hộ
gia đình do phụ nữ trực tiếp thu hoạch chiếm khá cao 49,4%; tỷ lệ hộ
gia đình do nam giới thực hiện thấp nhất (4,9%).
Trong số 76 hộ gia đình được khảo sát, tỷ lệ hộ gia đình do
cả nam và nữ cùng thực hiện việc bán sản phẩm sản xuất chiếm đến
55,3%; số hộ gia đình do phụ nữ trực tiếp thực hiện 40,8 %; 3,9% hộ
gia đình do nam giới trực tiếp thực hiện.
Trong việc trực tiếp thực hiện các hoạt động trồng trọt, thứ
nhất, việc trực tiếp mua công cụ sản xuất, vật tư và thuê phương tiện,
lao động đa số gia đình do cả nam và nữ cùng làm; trong hoạt động

15


trực tiếp mua vật tư nông nghiệp và thuê phương tiện, lao động hoạt
động phần lớn phụ nữ trực tiếp làm.
Thứ hai, về vai trò của phụ nữ trong trực tiếp các hoạt động
bắt đầu mùa vụ, có hai hoạt động phụ nữ làm chiếm tỷ lệ cao nhất là
trực tiếp lựa chọn giống cây trồng và trực tiếp gieo cấy. Chỉ có hoạt
động trực tiếp làm đất chủ yếu do cả nam và nữ cùng làm.
Thứ ba, về vai trò của phụ nữ trong trực tiếp chăm sóc cây
trồng, tỷ lệ hộ gia đình do phụ nữ trực tiếp việc bón phân làm cỏ cao
nhất trong khi hoạt động lấy nước vào ruộng và phun thuốc sâu cả
hai cùng thực hiện chiếm tỷ lệ cao hơn, trong cả hai hoạt động này số
gia đình phụ nữ trực tiếp làm chiếm khoảng một phần ba số người
khảo sát.
2.1.2. Vai trò của phụ nữ trong hoạt động chăn nuôi
Ở địa bàn khảo sát, các hộ gia đình chủ yếu chăn nuôi các

loại gia súc như trâu, bò, lợn và các loại gia cầm như gà, vịt, ngan,
ngỗng ở quy mô hộ gia đình.
Trong số 101 phụ nữ được khảo sát, có 57,4% phụ nữ có
tham gia chăn nuôi, 42,6% phụ nữ không tham gia chăn nuôi. Như
vậy, chăn nuôi là hoạt động sản xuất kinh tế của hộ gia đình khá phổ
biến ở các địa phương thuộc địa bàn khảo sát. Số lượng phụ nữ tham
gia chăn nuôi chỉ thấp hơn số lượng phụ nữ tham gia trồng trọt.
Người trực tiếp thực hiện các hoạt động chăn nuôi của hộ gia đình
Bên cạnh quyền quyết định các hoạt động trong gia đình,
nghiên cứu còn quan tâm đến việc thực hiện các hoạt động chăn nuôi
trong hộ gia đình là nam giới, nữ giới hoặc cả hai.
Người trực tiếp lựa chọn giống nuôi của hộ gia đình

16


Kết quả khảo sát 57 hộ gia đình có hoạt động mua con giống
để chăn nuôi có 52,6% hộ gia đình do phụ nữ là người trực tiếp mua
con giống; 3,5% hộ gia đình do nam giới trực tiếp thực hiện và
43,9% hộ gia đình do cả nam và nữ cùng trực tiếp.
Người trực tiếp thực hiện quy mô chăn nuôi của hộ gia đình
Kết quả khảo sát 57 hộ gia đình có hoạt động này, số hộ gia
đình do phụ nữ trực tiếp thực hiện quy mô chăn nuôi chiếm số lượng
cao nhất 54,4 % ; 42,6% số hộ gia đình do cả nam và nữ cùng trực
tiếp thực hiện, thấp nhất là số hộ gia đình do nam giới trực tiếp
chiếm tỷ lệ 3,5%.
Người trực tiếp áp dụng kỹ thuật chăn nuôi của hộ gia đình
Áp dụng kỹ thuật chăn nuôi là hoạt động đòi hỏi kinh
nghiệm chăn nuôi của người nuôi. Trong hộ gia đình có hoạt động
chăn nuôi hoạt động này thường được thực hiện theo kinh nghiệm

tích lũy của người chăn nuôi nhưng cũng có những kỹ thuật mới áp
dụng.
Kết quả khảo sát 56 hộ gia đình có hoạt động này có 57,1%
số hộ gia đình do phụ nữ trực tiếp áp dụng kỹ thuật chăn nuôi; 39,3%
số hộ gia đình cả hai vợ chồng cùng thực hiện áp dụng kỹ thuật về
chăn nuôi trong hộ gia đình của mình; 3,6% hộ gia đình do nam giới
trực tiếp thực hiện.
Người trực tiếp mua vật tư chăn nuôi
Kết quả khảo sát 56 hộ gia đình có hoạt động mua vật tư chăn
nuôi, có 57,1% hộ gia đình do phụ nữ là người trực tiếp mua vật tư
chăn nuôi; 3,6% hộ gia đình do nam giới trực tiếp và 39,3% hộ gia
đình do cả nam và nữ cùng trực tiếp mua vật tư chăn nuôi.
Người trực tiếp xây dựng chuồng trại trong chăn nuôi

17


Kết quả khảo sát 57 hộ gia đình về người trực tiếp xây dựng
chuồng trại có 50,9% hộ gia đình do phụ nữ là người trực tiếp xây
dựng chuồng trại; 7,0% hộ gia đình do nam giới trực tiếp xây dựng
và 42,1% hộ gia đình do cả nam và nữ cùng trực tiếp xây dựng.
Người trực tiếp mua thức ăn, thuốc thú y trong chăn nuôi
Kết quả khảo sát 56 hộ gia đình có hoạt động này, có 53,6%
hộ gia đình do phụ nữ là người trực tiếp mua thức ăn và thuốc thú y;
3,6% hộ gia đình do nam giới trực tiếp và 42,9% hộ gia đình do cả
nam và nữ cùng trực tiếp mua.
Người trực tiếp vệ sinh chuồng trại trong chăn nuôi
Kết quả khảo sát 57 hộ gia đình có hoạt động này, có 57,9%
hộ gia đình do phụ nữ trực tiếp vệ sinh chuồng trại, 38,6% hộ gia
đình do cả nam và nữ cùng trực tiếp vệ sinh chuồng trại và chỉ có

3,5% hộ gia đình do nam giới trực tiếp vệ sinh chuồng trại.
Người trực tiếp cho ăn trong chăn nuôi của hộ gia đình
Kết quả khảo sát 57 hộ gia đình cho thấy có 57,9% hộ gia
đình do phụ nữ trực tiếp thực hiện hoạt động cho ăn và 40,4% hộ gia
đình do nam và nữ cùng thực hiện hoạt động cho ăn; 1,8% hộ gia
đình do nam giới thực hiện hoạt động cho ăn.
Người trực tiếp bán sản phẩm trong chăn nuôi của hộ gia đình
Kết quả khảo sát 57 hộ gia đình có hoạt động này cho thấy
có 53,6% số hộ là phụ nữ trực tiếp đứng ra bán các sản phẩm trong
hoạt động chăn nuôi của gia đình, 44,6% số hộ là cả phụ nữ và nam
giới cùng tham gia và chỉ có 1,8% số hộ là nam giới trực tiếp bán sản
phẩm trong chăn nuôi.
Vai trò của phụ nữ trong hoạt động chăn nuôi cho ta nhận
thấy một số điểm đáng quan tâm như sau: thứ nhất, trong việc quyết

18


định các hoạt động chăn nuôi số lượng hộ gia đình do phụ nữ quyết
định mua con giống, quy mô chăn nuôi, kỹ thuật chăn nuôi, mua vật
tư nông nghiệp, xây dựng chuồng trại, vệ sinh chuồng trại, mua thức
ăn và thuốc thú y, cho ăn, theo dõi bệnh tật/chữa bệnh, bán sản phẩm
là cao nhất. Thứ hai, phụ nữ trực tiếp mua con giống, thực hiện quy
mô chăn nuôi, áp dụng kỹ thuật chăn nuôi, vật tư chăn nuôi, trực tiếp
vệ sinh chuồng trại, thực hiện hoạt động cho ăn, trực tiếp mua thức
ăn và thuốc thú y, việc theo dõi bệnh tật/chữa bệnh, bán sản phẩm
đóng vai trò quan trong nhất chỉ có hoạt động xây dựng chuồng trại
hộ gia đình do cả nam và nữ cùng trực tiếp xây dựng chiếm tỷ lệ khá
cao.
*


*
*

CHƯƠNG 3: VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG PHÁT TRIỂN
KINH DOANH, BUÔN BÁN VÀ DỊCH VỤ

3.1. Vai trò quyết định của phụ nữ trong các hoạt động
Vai trò của phụ nữ trong hoạt động buôn bán được phản ánh
trong việc quyết định các hoạt động cụ thể như việc định hướng/quy
mô kinh doanh; lựa chọn địa điểm kinh doanh/dịch vụ, lựa chọn số
lượng; chủng loại hàng hóa, đưa ra giá mua, giá bán; định hướng/quy
mô kinh doanh trong các hoạt động dịch vụ buôn bán; quản lý thu
chi, thanh toán; vận tải, bốc dỡ hàng hóa; phục vụ hoặc bán hàng.
Người quyết định định hướng/quy mô kinh doanh trong các hoạt
động dịch vụ buôn bán
Kết quả khảo sát 48 phụ nữ tham gia hoạt động buôn bán
cho thấy 12,5% số hộ gia đình do nam giới quyết định định

19


hướng/quy mô kinh doanh; 58,3% số hộ gia đình do phụ nữ quyết
định định hướng/quy mô kinh doanh; 29,2% số hộ gia đình do cả
nam và nữ quyết định định hướng/quy mô kinh doanh buôn ban của
hộ gia đình.
Người quyết định địa điểm kinh doanh, dịch vụ trong các hoạt động
dịch vụ buôn bán
Kết quả khảo sát khảo sát cho thấy hộ gia đình do phụ nữ
quyết định địa điểm kinh doanh, dịch vụ chiếm cao nhất 58,3%; số

hộ gia đình do cả nam và nữ quyết định địa điểm kinh doanh, dịch vụ
của hộ gia đình 29,2% và 12,5% số hộ gia đình do nam giới quyết
định địa điểm kinh doanh, dịch vụ.
Người quyết định số lượng, chủng loại hàng hóa, dịch vụ trong các
hoạt động dịch vụ buôn bán
Kết quả khảo sát phụ nữ tham gia hoạt động buôn bán cho
thấy 58,3% số hộ gia đình do phụ nữ quyết định số lượng, chủng loại
hàng hóa, dịch vụ; 29,2% số hộ gia đình do cả nam và nữ quyết định
và chỉ có 12,5% số hộ gia đình do nam giới quyết định số lượng,
chủng loại hàng hóa, dịch vụ của hộ gia đình.
Người quyết định số giá mua, giá bán trong các hoạt động dịch vụ
buôn bán
Kết quả khảo sát cho thấy số hộ gia đình do phụ nữ quyết
định giá mua, giá bán chiếm đến 58,3%; tỷ lệ hộ gia đình do cả nam
và nữ quyết định giá mua, giá bán 29,2%; số hộ gia đình do nam giới
quyết định giá mua, giá bán chỉ chiếm 12,5%;
Như vậy vai trò của phụ nữ trong việc đưa ra các quyết định
kinh doanh, buôn bán trong ra đình là rất cao. Bên cạnh đó vai trò
trực tiếp tham gia vào từng công việc của hoạt động kinh doanh buôn

20


bán, dịch vụ cũng rất cần được xem xét đến. Nghiên cứu tại Nghệ An
cho ta một số kết quả đáng lưu ý sau.
3.2. Vai trò trực tiếp tham gia vào các hoạt động của phụ nữ
Người thực hiện các hoạt động dịch vụ buôn bán của hộ gia đình
Kết quả khảo sát hộ gia đình có hoạt động này cho thấy tỷ lệ
hộ gia đình do phụ nữ trực tiếp thực hiện việc định hướng/quy mô
kinh doanh cao nhất (58,3%); tỷ lệ hộ gia đình do cả nam và nữ thực

hiện việc định hướng/quy mô kinh doanh chiếm 35,4%; tỷ lệ hộ gia
đình do nam thực hiện việc định hướng/quy mô kinh doanh chỉ
chiếm 6,3%.
Người trực tiếp lựa chọn địa điểm kinh doanh/dịch vụ trong các hoạt
động dịch vụ buôn bán
Trong số phụ nữ tham gia hoạt động buôn bán được khảo sát
58,3% số hộ gia đình do phụ nữ trực tiếp lựa chọn địa điểm kinh
doanh, dịch vụ; 35,4% số hộ gia đình do cả nam và nữ trực tiếp lựa
chọn địa điểm kinh doanh, dịch vụ ; chỉ có 6,3% số hộ gia đình do
nam giới trực tiếp lựa chọn địa điểm kinh doanh, dịch vụ.
Người trực tiếp đưa ra giá mua, giá bán trong các hoạt động dịch vụ
buôn bán
Kết quả khảo sát hộ gia đình có hoạt động này, 58,3% số hộ
gia đình do phụ nữ quyết định giá mua, giá bán; 37,5% số hộ gia
đình do cả nam và nữ trực tiếp đưa ra giá mua, giá bán; có 4,2% số
hộ gia đình do nam giới trực tiếp đưa ra giá mua, giá bán.
Người trực tiếp quản lý thu chi, thanh toán trong các hoạt động dịch
vụ buôn bán
Kết quả khảo sát 48 hộ gia đình buôn bán, dịch vụ, tỷ lệ hộ
gia đình do phụ nữ trực tiếp quản lý thu chi, thanh toán chiếm đến

21


60,4%; ỷ lệ hộ gia đình do cả nam và nữ quyết định quản lý thu chi,
thanh toán chiếm 33,3%; chỉ có 6,3% số hộ gia đình do nam giới trực
tiếp quản lý thu chi, thanh toán; Như vậy, số hộ gia đình do phụ nữ
trực tiếp quản lý thu chi, thanh toán gấp mười lần số hộ gia đình do
nam giới trực tiếp và gấp ba lần rưỡi số hộ gia đình do cả nam và nữ
cùng tham gia trực tiếp quản lý thu chi, thanh toán. Kết quả khảo sát

định lượng về vấn đề này được trình bày cụ thể qua biểu đồ dưới đây
Người trực tiếp vận tải, bốc dỡ hàng hóa trong các hoạt động dịch
vụ buôn bán
Kết quả 47 hộ gia đình buôn bán, dịch vụ có tham gia hoạt
động này, tỷ lệ hộ gia đình do phụ nữ trực tiếp vận tải cao nhất
(53,2%), bốc dỡ hàng hóa; chỉ có 8,5% số hộ gia đình do nam giới
trực tiếp vận tải, bốc dỡ hàng hóa; 38,3% số hộ gia đình do cả nam
và nữ trực tiếp vận tải, bốc dỡ hàng hóa.
Người trực tiếp phục vụ hoặc bán hàng trong các hoạt động dịch vụ
buôn bán
Kết quả khảo sát 49 hộ gia đình có hoạt động này, số hộ gia
đình do phụ nữ trực tiếp phục vụ hoặc bán hàng chiếm tỷ lệ cao nhất
58,4%; 35,4% số hộ gia đình do cả nam và nữ trực tiếp phục vụ hoặc
bán hàng và chỉ có 6,3% số hộ gia đình do nam giới trực tiếp phục vụ
hoặc bán hàng.
Người trực tiếp tìm kiếm, mở rộng thị trường trong các hoạt động
dịch vụ buôn bán
Kết quả khảo sát 47 hộ gia đình cho thấy tỷ lệ hộ gia đình do
phụ nữ trực tiếp tìm kiếm, mở rộng thị trường chiếm cao nhất 57,4%;
tỷ lệ hộ gia đình do cả nam và nữ trực tiếp tìm kiếm, mở rộng thị

22


trường 36,2%; số hộ gia đình do nam giới trực tiếp tìm kiếm, mở
rộng thị trường khá thấp 6,4%.
Như vậy, nhìn chung vai trò của phụ nữ trong hoạt động
buôn bán cho chúng ta thấy vai trò quyết định và thực hiện các hoạt
động buôn bán của hộ gia đình do phụ nữ trong các hoạt động như
định hướng/quy mô kinh doanh; lựa chọn địa điểm kinh doanh/dịch

vụ, lựa chọn số lượng; chủng loại hàng hóa, đưa ra giá mua, giá bán;
định hướng/quy mô kinh doanh trong các hoạt động dịch vụ buôn
bán; quản lý thu chi, thanh toán; vận tải, bốc dỡ hàng hóa; phục vụ
hoặc bán hàng; phục vụ hoặc bán hàng; tìm kiếm, mở rộng thị trường
đều chiếm khoảng hai phần ba đến ba phần tư số người được hỏi .
*

*
*

KẾT LUẬN
1. Kết luận
Qua các kết quả nghiên cứu ở trên cho thấy một số vấn đề
cần đáng lưu ý để đánh giá đúng vai trò của phụ nữ trong phát triển
kinh tế hộ gia đình tại Nghệ An như sau:
Trong hoạt động nông nghiệp thì vai trò của phụ nữ trong tất
cả các khâu của quá trình sản xuất từ bắt đầu cho tới khi kết thúc bán
sản phẩm đều rất quan trọng, tỷ lệ phụ nữ nắm quyền quyết định và
trực tiếp thực hiện cao hơn rất nhiều so với sự tham gia của nam giới.
Vai trò của phụ nữ hoạt động buôn bán, chúng ta nhận thấy
vai trò quyết định và thực hiện của phụ nữ trong tất cả các hoạt động
buôn bán của hộ gia đình như định hướng/quy mô kinh doanh; lựa
chọn địa điểm kinh doanh/dịch vụ, lựa chọn số lượng; chủng loại
hàng hóa, đưa ra giá mua, giá bán; định hướng/quy mô kinh doanh

23


×