Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

Khảo sát sự ảnh hưởng của tỉ lệ phối trộn giá thể trồng (mùn cưa, bã mía) đến sự phát triển của nấm Linh chi (Ganoderma lucidum) tại cơ sở 3 Bình Dương, trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 64 trang )

GVHD: Ths Nguyễn Thị Phương Khanh

SV: Nguyễn Thị Bích Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, nhu cầu về nấm ăn và nấm dược liệu trên thế giới là rất lớn,
có thể xem nấm ăn là một loại “rau sạch”, “thịt sạch”. Còn nấm dược liệu được
nghiên cứu và sử dụng như biệt dược mang lại khả năng phòng và chữa
nhiều loại bệnh như bệnh tăng huyết áp, chống béo phì, chữa bệnh đường
ruột,… có nhiều nghiên cứu về y học xem nấm Linh chi như một loại thuốc có
khả năng chống ung thư [18].
Vấn đề nghiên cứu và sản xuất nấm trên thế giới ngày càng được phát
triển mạnh mẽ, ở nhiều nước phát triển như Hà Lan, Pháp, Ý, Nhật Bản, Mỹ,
… nghề trồng nấm được cơ giới hóa cao toàn bộ các khâu sản xuất từ xử lý
nguyên liệu đến thu hái và chế biến đều do máy thực hiện [18].
Trong số hơn 2000 loài nấm đã được biết đến trên thế giới có khoảng
trên 300 loài được sử dụng để làm dược liệu [1]. Nấm dược liệu được biết
đến và được nghiên cứu nhiều nhất có thể nhắc đến nấm Linh chi tên khoa
học là Ganoderma lucidum. Trong nhiều sách dược thảo của nhiều triều đại ở
Trung Quốc đều có ghi nhận về công dụng làm thuốc của nấm Linh chi [6].
Một số dược tính của Linh chi có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể,
có ảnh hưởng nhất định đối với hệ thần kinh trung ương, hệ hô hấp, tim mạch,
tiêu hóa và hệ bài tiết, giúp giải cảm, giải độc cho cơ thể và còn giúp tăng tuổi
thọ [1] [6]. Với những công dụng đó nấm Linh chi đã trở thành một loại dược
liệu đa chức năng, đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng khác nhau, rất
có tiềm năng tiêu thụ và hứa hẹn mang lại lợi ích kinh tế cao.
Việt Nam là một nước nông nghiệp với nguồn phụ phế phẩm giàu chất
xơ (cellulose) và chất gỗ (lignin) [1]. Với những nguồn nguyên liệu trồng nấm
đa dạng lại giàu cellulose như rơm rạ, mùn cưa của các loại gỗ mềm không có
tinh dầu và độc tố, bã mía, các thân cây gỗ, cây thuốc họ thân thảo,…[6]
Tuy nguồn nguyên liệu đa dạng nhưng trước giờ người dân thường trồng Linh


chi trên mùn cưa là chính, tuy nhiên, nguồn mùn cưa không phải địa phương
nào cũng có. Mặt khác, bã mía từ các nhà máy đường hoặc các xe nước mía
thải ra hàng ngày là nguồn chất thải vô cùng lớn. Tuy có những nghiên cứu sử
dụng bã mía để sản xuất ván ép, hoặc xăng sinh học. Nhưng chủ yếu lượng
lớn bã mía vẫn được đổ đi, hoặc chôn lấp gây ô nhiễm môi trường nghiêm
1


GVHD: Ths Nguyễn Thị Phương Khanh

SV: Nguyễn Thị Bích Trang

trọng, kéo theo việc làm gia tăng chi phí cho công tác xử lý rác thải, cải tạo
môi trường. Do vậy, nếu chúng ta biết cách tận dụng nguồn phế phẩm này thì
đó chính là một biện pháp giảm ô nhiễm môi trường, giảm chi phí cho nhà
nước và cho chính người trồng nấm đem lại nguồn lợi không nhỏ cho nhà
nông.
Trong nước cũng đã có nghiên cứu về phối trộn bã mía và mùn cưa làm giá
thể cho trồng nấm như theo nghiên cứu của Hà Cẩm Thu (2015) [19]. Tuy
nhiên vẫn chưa tìm thấy nghiên cứu nào nói về phối trộn mùn cưa và bã mía
làm giá thể trồng nấm Linh chi (Ganoderma lucidum). Nên vấn đề cần thiết là
tận dụng những phế phẩm giàu cellulose để trồng nấm Linh chi đạt yêu cầu,
đưa ra quy trình làm giá thể mới nhưng vẫn có thể tiết kiệm chi phí sản xuất
mang lại hiệu quả kinh tế cho người trồng và người tiêu dùng vì vậy chúng tôi
thực hiện đề tài:
Khảo sát sự ảnh hưởng của tỉ lệ phối trộn giá thể trồng (mùn cưa, bã
mía) đến sự phát triển của nấm Linh chi (Ganoderma lucidum) tại cơ sở
3 Bình Dương, trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh
Mục tiêu: Xác định được tỉ lệ phối trộn giữa mùn cưa và bã mía thích hợp
nhất cho sự phát triển của nấm Linh chi (Ganoderma lucidum ).


2


GVHD: Ths Nguyễn Thị Phương Khanh

SV: Nguyễn Thị Bích Trang

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Giới thiệu về nấm Linh chi
1.1.1 Vị trí phân loại [1]
Nấm Linh chi thuộc họ nấm lim, còn có tên gọi khác như Thần Tiên thảo, Nấm
trường thọ, Vạn niên nhung, nấm Lim,…
Nấm Linh chi có vị trí phân loại:
Giới:

Mycota hay Fungi

Ngành:

Eumycota

Ngành phụ:

Basidiomycotina

Lớp:

Hymenomycetes


Bộ:

Ganodermatales

Họ:

Ganodermataceae

Chi:

Ganoderma

Loài:

Ganoderma lucidum

1.1.2 Môi trường sống
Chúng phân bố khắp nơi trên thế giới từ rừng nhiệt đới cho đến rừng ôn đới,
mọc trên các loài cây lá rộng đến lá kim, kể cả trên tre, trúc, dừa, cau, nho,..
[7]. Tuy nhiên thường tìm thấy Linh chi trên vỏ cây đại thụ sần sùi, trên gốc
hoặc rễ cây nổi trên mặt đất. Linh chi có thể mọc được trên cây còn sống
hoặc cây đã chết [18].
Nấm Linh chi được phân thành hai nhóm lớn đó là: Cổ Linh chi và Linh chi.
1.1.2.1 Cổ Linh chi

3


GVHD: Ths Nguyễn Thị Phương Khanh


SV: Nguyễn Thị Bích Trang

Có tên khoa học là Ganoderma applanatum (Pers) Past, còn gọi là Linh
chi đa niên nhiều tầng. Là các loài nấm gỗ không cuống hoặc có cuống rất
ngắn.Có nhiều tầng hằng năm thụ tầng lại phát triển thêm một lớp mới chồng
lên lớp cũ. Mũ nấm có hình quạt, màu từ nâu nhạt đến đen sẫm, mặt trên sần
sùi và thô ráp, rất cứng.

Hình 1.1 Cổ linh chi [22]
Cổ Linh chi mọc hoang từ đồng bằng đến miền núi ở khắp nơi trên thế
giới. Trong rừng rậm, độ ẩm cao, cây to thì chúng phát triển mạnh. Có đến
hàng chục loài khác nhau [20].

Hình 1.2 Nấm Linh
chi
1.1.2.2 Linh chi
Có tên khoa học là Ganoderma lucidum (Leyss ex Fr) Kart, Linh Chi có
rất nhiều loài khác nhau. Linh chi là loại nấm gỗ hằng năm mọc hoang ở
4


GVHD: Ths Nguyễn Thị Phương Khanh

SV: Nguyễn Thị Bích Trang

những vùng núi cao . Quả thể nấm Linh chi gồm hai phần cuống nấm và mũ
nấm. Cuống nấm có thể dài hoặc ngắn, ít phân nhánh, có khi uốn khúc, cong,
cuống có màu (mỗi loài đều màu riêng như nâu, đỏ vàng, đỏ cam,…). Mũ
nấm có nhiều hình dạng, phổ biến là hình quạt, hình tròn, mặt trên trơn, bóng.
Phần dưới mũ nấm là thụ tầng, thụ tầng màu trắng ngà hoặc màu vàng. Nấm

hơi xốp cứng và dai [1], [5].
Theo sách Bản thảo cương mục là quyển sách bàn về mọi thứ có liên
quan đến các loại dược vật, (hoàn thành năm 1578) do đại danh y Trung
Quốc Lý Thời Trân viết theo ông thì Linh chi được phân loại theo màu sắc,
phân thành 6 loại hay còn gọi là “Lục bảo Linh chi”, mỗi loại có công dụng
chữa bệnh khác nhau [20].
- Linh chi màu vàng gọi là Hoàng chi hay Kim chi.
- Linh chi màu xanh gọi là Thanh chi hay Long chi.
- Linh chi màu trắng gọi là Bạch chi hay Ngọc chi.
- Linh chi màu hồng, màu đỏ gọi là Hồng chi, Xích chi hay Đơn chi.
- Linh chi màu đen gọi là Huyền chi hay Hắc chi.

5


GVHD: Ths Nguyễn Thị Phương Khanh

SV: Nguyễn Thị Bích Trang

H
ình 1.3 Sáu loại linh chi [24]
-

Linh chi màu tím gọi là Tử chi hay Mộc chi.
1.1.3 Đặc điểm sinh học

6


GVHD: Ths Nguyễn Thị Phương Khanh


SV: Nguyễn Thị Bích Trang

Hình 1.4 Quả thể linh chi
cắt đôi [23]

1.1.3.1 Hình dạng màu sắc quả thể
Nấm Linh chi có chung một đặc điểm là quả thể nấm sẽ hoá gỗ theo
thời gian [7]. Quả thể gồm 2 phần chính là: cuống nấm và mũ nấm.
- Cuống nấm hình trụ, có đường kính với kích cỡ khác nhau, từ 0,3 2,0 cm có thể lên đến 3,5 cm, ít phân nhánh, dài từ 2 - 22 cm, đôi khi uốn
khúc, cong, chiều dài và kích thước tùy thuộc vào điều kiện sống mà hình
thành, đầu cuống lệch một bên mũ nấm, hoặc đôi khi nằm giữa trung tâm mũ
nấm. Lớp vỏ bao ngoài cuống trơn láng màu đỏ, nâu đỏ hoặc nâu đen, bóng,
không có lông, phủ suốt lên bề mặt tán nấm [6].
- Mũ nấm non có dạng hình trứng gần tròn, khi trưởng thành xòe ra tạo
hình quạt hoặc dị dạng tạo thành nhiều kiểu dáng khác nhau. Trên bề mặt mũ
nấm có các vân gạch đồng tâm, lượn sóng và vân tán xạ màu sắc tăng cấp từ
ngoài vào trong theo sự phát triển của quả thể, từ vàng nhạt như vỏ chanh
sang vàng đậm như nghệ, đến vàng nâu, vàng cam rồi đỏ nâu sau cùng là
màu nâu sậm nhẵn và bóng như tráng qua một lớp vecni. Khi nấm trưởng
thành có màu sẫm, toàn bộ mũ nấm có màu nâu đen, khi nấm phun bào tử bề
mặt mũ nấm được bám một lớp bào tử dày, mịn như bột phấn màu nâu. Kích
thước mũ nấm dao động từ 5 đến 20 cm, dày mỏng không đồng nhất từ 0,8
đến 3,3 cm. Phần mũ nấm dính với cuống có thể nhô lên hoặc lõm xuống [6].
- Thụ tầng còn gọi là tầng sinh sản, nằm bên dưới mũ nấm, có màu
trắng, kem, hoặc màu nâu nhạt. Là một lớp ống dày từ 0,2 đến 1,8 cm, trông
7


GVHD: Ths Nguyễn Thị Phương Khanh


SV: Nguyễn Thị Bích Trang

bằng mắt thường thì như những lỗ nhỏ li ti - đây là nơi sản sinh và phun bào
tử nấm [7].
- Bào tử nấm khi chín có màu nâu, có kích thước rất nhỏ, khoảng 9-12
x 5,5-8 µm vì vậy chỉ có thể quan sát dưới kính hiển vi. Bào tử hình elip, có
chỗ lõm, một đầu tròn lớn, một đầu tròn nhỏ có lỗ là nơi khuẩn ty mọc ra khi
bào tử nảy mầm. Khuẩn ty của nấm Linh chi là những sợi nấm trắng, có
enzyme để phá vỡ các thành phần gỗ như lignin và cellulose [21].

Hình 1.5 Chu trình sống của
nấm Linh chi [1]
1.1.3.2 Sự hình thành của quả thể nấm Linh chi
A: Quả thể; B: Mặt ngoài phiến nấm; C: Đảm; D: Sự phối nhân trong đảm; E:
Đảm và bào tử đảm; F: Bào tử đảm nảy mầm; G: Sợi nấm đơn nhân; H: Sự
phối chất của 2 sợi nấm đơn nhân; I: Sợi nấm song nhân
Sự sống của nấm Linh chi bắt đầu bằng bào tử, bào tử nẩy mầm theo
nhiều hướng khác nhau tạo thành sợi nấm, sợi nấm phân nhánh nhiều lần tạo
thành mạng sợi nấm. Ở Linh chi hay ở ngành phụ Nấm đảm nói chung
-

thường có 3 cấp sợi nấm [8].
Sợi nấm cấp 1 (sơ sinh): lúc đầu không có vách ngăn và có nhiều nhân, dần
dần vách ngăn được hình thành và tạo thành sợi nấm có các tế bào đơn
nhân.
8


GVHD: Ths Nguyễn Thị Phương Khanh


-

SV: Nguyễn Thị Bích Trang

Sợi nấm cấp 2 (thứ sinh): sợi nấm cấp 2 hình thành do sự phối trộn nguyên
sinh chất (chất phối – plasmogamy) giữa hai sợi nấm cấp 1 khác dấu. Tuy
nhiên 2 nhân lúc này vẫn đứng riêng nên tế bào lúc này có 2 nhân do vậy
người ta gọi sợi nấm này là sợi nấm song nhân (dicaryolic hyphae). Quá trình
phối trộn nguyên sinh chất này xảy ra khá sớm nên ở Linh chi hay ngành phụ
Nấm đảm nói chung thì sợi nấm song nhân là hình thái chủ yếu của sợi nấm.
- Sợi nấm cấp 3 (tam sinh): hình thành bởi sự phát triển của sợi nấm cấp
2.
Các sợi nấm liên kết chặt chẻ với nhau tạo thành mạng lưới các sợi nấm,
khi gặp được điều kiện thuận lợi các sợi nấm sẽ tạo thành nụ nấm, nụ phát
triển thành chồi, theo thời gian chồi sẽ hình thành nên tán nấm và cuối cùng
là thành quả thể nấm trưởng thành. Sau khi trưởng thành, mặt dưới quả thể thụ tầng, lại sản sinh ra bào tử và phóng bào tử vào môi trường ngoài tiếp tục
một chu trình sống mới.[8]
1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm Linh chi
1.1.4.1 Giống
- Bao gồm các dạng trung gian, chứa đựng sinh khối nấm Linh chi, sinh
khối nấm thường ở dạng hệ sợi tơ nấm thứ cấp, có khi là bào tử nấm.
Nguyên liệu làm meo có thể ở dạng hạt (như lúa, bo bo, các hạt ngũ cốc
khác), dạng cây (như thân mì), dạng phế liệu (như rơm, rạ, trấu, bông phế
thải, ,…) là các dạng cơ chất dễ dàng cho nấm mọc cũng dễ phân tán khi cấy
giống vào giá thể trồng. Điều thiết yếu là giống phải thuần, không bị nhiễm
các loại vi khuẩn, nấm mốc hoặc bất kỳ loài nào khác [18]
1.1.4.2 Nhiệt độ
- Nhiệt độ ảnh hưởng đến trực tiếp đến phản ứng sinh hóa bên trong tế
bào nấm, kích thích hoạt động của các chất sinh trưởng, các enzyme, chi phối

toàn bộ hoạt động sống của các loại nấm. Nhiệt độ thích hợp cho nấm Linh
chi nuôi sợi là 20oC - 30oC, nhiệt độ thích hợp cho giai đoạn phát triển quả
thể nấm là 22oC - 28oC [1].
9


GVHD: Ths Nguyễn Thị Phương Khanh

SV: Nguyễn Thị Bích Trang

1.1.4.3 Độ ẩm
- Độ ẩm cơ chất: Là lượng nước bổ sung vào cơ chất để nấm có thể
phát triển được, độ ẩm cơ chất tốt.cho nấm Linh chi khoảng 60% - 65% [9].
- Độ ẩm không khí: Là độ ẩm tương đối của không khí, được biểu hiện
bằng phần trăm của độ ẩm tuyệt đối trên độ ẩm bão hoà của không khí, độ
ẩm tuyệt đối thì được tính bằng số nước hiện diện trong 1 m 3 không khí, còn
độ ẩm bão hòa là số gam nước tối đa có thể có trong 1 m 3 không khí ở một
nhiệt độ nhất định. Ở giai đoạn nuôi tơ độ ẩm không quan trọng lắm, nhưng
khi sang giai đoạn tạo quả thể độ ẩm không khí rất quan trọng cho việc tơ
nấm kết nụ và cả sự phát triển bình thường của quả thể [18]. Độ ẩm không
khí 80% - 95% là thích hợp cho Linh chi phát triển [9].
1.1.4.4 Độ thoáng
Nhà trồng nấm cần được giữ ẩm nhưng cũng phải thông thoáng, đảm
bảo cho nấm hô hấp tốt, tránh phát sinh nấm mốc hoặc nguồn bệnh [18].
1.1.4.5 O2 và CO2
Nấm luôn hô hấp nên sự có mặt của O2 và CO2 là không thể thiếu. Tuy
nhiên nồng độ CO2 trong không khí không được vượt quá 0,1% vì cao hơn có
thể ức chế việc hình thành quả thể [1].
1.1.4.6 Ánh sáng
Nấm không có khả năng quang hợp như thực vật, nên nhu cầu ánh

sáng không cần nhiều. Giai đoạn nuôi sợi linh chi không cần ánh sáng. Giai
đoạn ra quả thể Linh chi cần ánh sáng tán xạ (ánh sáng có thể đọc sách)
khoảng 450 – 650 lux cường độ ánh sáng đều từ mợi phía [1], [9].
1.1.4.7 pH
Nấm trồng nói chung đều bị ảnh hưởng rất lớn bởi độ pH của môi
trường. mỗi loài có khả năng phát triển trong khoảng pH xác định. Linh chi
thích nghi trong môi trường trung tính đến acid yếu pH từ 6 đến 7. Nếu pH
10


SV: Nguyễn Thị Bích Trang

GVHD: Ths Nguyễn Thị Phương Khanh

thấp thì quả thể nấm không hình thành được và ngược lại, pH quá kiềm thì
quả thể nấm bị dị hình [9].
1.1.4.8 Dinh dưỡng
Nấm Linh chi cũng như các loài nấm khác đều không có dịp lục như
thực vật nên không có khả năng quang hợp tạo ra năng lượng. Do vậy nấm
Linh chi sống bằng cách lấy chất dinh dưỡng từ các loài khác thông qua
màng tết bào của sợi nấm [9]. Các chất dinh dưỡng mà Linh chi cần như
glocose, đạm, vitamin và các khoáng [1].
Nấm Linh chi có khả năng sử dụng nguồn cellulose trực tiếp, vì nấm
Linh chi tiết ra hệ enzyme lignocellulose ngoại bào (gồm cellulase, xylanase,
lignin peroxidase, proxidase,...) có thể thủy phân cấu trúc của cellulose thành
các phân tử đường glucose, xylose,… đơn giản mà Linh chi có thể sử dụng
được [10]. Nhờ vậy, nguồn nguyên liệu để trồng nấm Linh chi khá đa dạng:
mùn cưa, thân gỗ, các loại cây thân thảo, bã mía,…

Hình 1.6 mùn cưa cao su

Mùn cưa cao su
Cao su là cây trồng phổ biến ở miền nam Việt Nam, được trồng để thu
-

nhựa cây. Nhưng sau 1 thời gian, cây bị giảm năng suất người ta thường cưa
cây để làm gỗ hoặc củi đốt, sau khi cưa thải ra rất nhiều mùn cưa.
Bảng 1.1 Thành phần một số chất có trong mùn cưa cao su [3]
Thành phần

Hàm lượng (%)

Cellulose và lignin

71,20

Hydratcacbon có thể hòa tan

25,40

11


SV: Nguyễn Thị Bích Trang

GVHD: Ths Nguyễn Thị Phương Khanh

Protein

1,50


Lipid

1,10

Hình 1.7 Bã mía
-

Bã mía
Mía là cây trồng phổ biến ở Việt Nam để sản xuất đường hoặc ép lấy

nước uống giải khát. Thân mía sau khi ép lấy nước còn lại phụ phẩm là bã
mía. Tùy theo loại mía và đặc điểm nơi trồng mía mà thành phần hoá học các
chất có trong bã mía có thể biến đổi, thành phần chung của mía được tổng
hợp tại bảng 1.2.

12


GVHD: Ths Nguyễn Thị Phương Khanh

SV: Nguyễn Thị Bích Trang

Bảng 1.2 Thành phần của bã mía sau khi rửa sạch và sấy khô [1]
Thành phần

Hàm lượng (%)

Cellulose

44,50


Hydratcacbon có thể hòa tan

42,00

Protein

1,50

Lipid

0,70

Nước

8,50

Chất khoáng

2,90

Các chất bổ sung : bột cám, bột bắp, bột nhẹ (CaCO3)
Các loại ngũ cốc như bột cám, bột bắp,… được xem là nguồn dinh
dưỡng cơ bản của nấm Linh chi. Đây là nguồn cung cấp vitamin và đạm hữu
cơ quan trọng cho Linh chi phát triển, đặc biệt là trong giai đoạn đầu sinh
trưởng của chúng [25].
Bảng 1.3 Thành phần dinh dưỡng trong cám gạo và bột bắp [1]
Thành phần
Protein thô
Lipid thô

Cellulose thô
Chất khoáng
Hydratcarbon có thể hòa tan

Hàm lượng (%)
Cám gạo
Bột bắp
10,88
9,60
11,70
5,60
11,50
3,90
10,50
1,00
45,00

69,60

Một trong những thành phần không thể thiếu đối với việc trồng nấm
Linh chi là khoáng, các chất khoàng cần cho sự phát triển của Linh chi như: P,
K, Na, Mg, Mo, Zn,…được bổ sung trong giá thể trồng với lượng rất ít. Việc
bổ sung khoáng làm thay đổi pH của giá thể hoặc thúc đẩy một số quá trình
sinh trưởng của nấm, một số muối khoáng được sử dụng là super lân
(Ca(H2PO4)2.H2O + CaSO4), canxi cacbonat (CaCO3) còn gọi là bột nhẹ,
magie sunphat (MgSO4.7H2O) [25].

13



GVHD: Ths Nguyễn Thị Phương Khanh

SV: Nguyễn Thị Bích Trang

2.1.1 Thành phần hóa học của nấm Linh chi
Theo phân tích của Viện nghiên cứu dược liệu Quảng Đông, thành phần của
Linh chi như sau[18]:
Nước

: 12 – 13%

Cellulose

: 54 – 56%

Lignin

: 13 – 14%

Lipid

: 1.9 – 2.0%

Monosaccharide

: 4.5 – 5.0%

Polysaccharide

: 1.0 – 1.2%


Sterol

: 0.14 – 0.16%

Protein

: 0.08 – 0.1

Các thành phần khác và các hoạt chất mang hoạt tính sinh học: K, Zn,
Ca, Mn, Na, khoáng thiết yếu, nhiều vitamin, enzyme, terpenoid, steroid,
phenol, nucleotide và các dẫn xuất của chúng,… Protein nấm có chứa tất cả
các acid amin thiết yếu giàu lysine và leucin. Tổng hàm lượng chất béo thấp
và tỉ lệ các acid béo không no cao góp phần mang lại giá trị cho nấm Linh chi
[3]. Hoạt tính sinh học của các chất có trong Linh chi được thể hiện ở bảng
1.4.

14


SV: Nguyễn Thị Bích Trang

GVHD: Ths Nguyễn Thị Phương Khanh

Bảng 1.4: Thành phần các chất có trong Linh chi và hoạt tính của
chúng[25]
NHÓM CHẤT

HOẠT CHẤT


HOẠT TÍNH

Nucleic acid

ARN

Kích thích hệ miễn dịch, chống virus

Alcaloid

Không xác đinh

Trợ tim

Glycoprotein

Không xác định

Ức chế khối u

Nucleotide

Adenosin

Tăng sự lưu thông máu.
Thư giãn cơ, giảm cơn đau
Chống ung thư, tăng tính miễn dịch,

Polysaccharid


β – D - Glucans

hạ đường huyết, tăng tổng hợp
protein, tăng chuyển hóa acid nucleic

Ganorderic acids
Triterpenoid

Ganordermadiol

Chống dị ứng, bảo vệ gan, ức chế
tổng hợp cholesterol, hạ huyết áp

Ganodermic acid T- O
Nucleosite

Uridine, uracil

Protein

Lingzhi -8

Steroid

Ganodosterone

Acid béo

Oleic acid


Phục hồi sự dẻo dai
Chống dị ứng phổ rộng, điều hóa
miễn dịch.
Giải độc gan.
Ức chế giải phóng histamin – chất
gây dị ứng.

2.1.2 Dược tính của nấm Linh chi
2.1.2.1 Một số công dụng của linh chi
Từ những thập niên đầu của thế kỷ 20, với sự tiến bộ của y học Linh
chi được nghiên cứu, nuôi trồng và chế biến, dùng để bồi bổ sức khoẻ và điều
trị một số bệnh như: Huyết áp, tim mạch,tiểu đường, thiểu năng tuần hoàn
não, chống mỡ máu, suy nhược cơ thể,suy nhược thần kinh, bệnh gan, thận,
15


GVHD: Ths Nguyễn Thị Phương Khanh

SV: Nguyễn Thị Bích Trang

đặc biệt Linh Chi chứa thành phần polysarccharides có tác dụng khống chế
sự phát triển của các tế bào bất thường (tác nhân gây ung thư, ung bướu) do
đó Linh Chi còn được sử dụng trong việc ngăn ngừa ung thư, ung bướu và
được sử dụng để hỗ trợ điều trị sau hóa trị, xạ trị… [26]
Bộ tài liệu về dược vật được xem là hoàn chỉnh nhất và lâu đời nhất
trong lịch sử đông y, nói được tương đối tác dụng trị liệu của Linh chi là bộ
Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân, theo ông, lục bảo Linh chi mỗi loại có
công dụng khác nhau.
Bảng 1.6 công dụng của 6 loại linh chi [25]
Tên gọi


Màu sắc

Đặc tính dược lý

Thanh chi

Xanh

Vị chua, tính bình, không độc chữa trị sáng mắt,bổ gan khí, an
thần, tăng trí nhớ.

Xích chi

Đỏ

Vị đắng, tính bình, không độc, tăng trí nhớ,dưỡng tim, bổ trung,
trị tức ngực.

Hoàng chi

Vàng

Vị ngọt, tính bình, không độc, an thần, ích tì khí.

Bạch chi

Trắng

Vị cay, tính bình, không độc, ích phổi,thông mũi, an thần, chữa

ho ngịch hơi.

Hắc chi

Đen

Vị ngọt, tính bình, không độc, trị bí tiểu, ích thận khí.

Tử chi

Tím

Vị ngọt, tính ôn, không độc, trị đau nhức xương khớp, gân cốt.

Theo cách diễn đạt truyền thống của người phương Đông, các tác dụng
cụ thể của nấm Linh chi được tập hợp vào những mặt tác dụng lớn như sau
[12]:
+ Kiện não (làm sáng suốt, minh mẫn).
16


GVHD: Ths Nguyễn Thị Phương Khanh

SV: Nguyễn Thị Bích Trang

+ Bảo can (bảo vệ gan).
+ Cường tâm (thêm sức cho tim).
+ Kiện vị (củng cố dạ dày và hệ tiêu hoá).
+ Cường phế (thêm sức cho phổi, hệ hô hấp).
+ Giải độc (giải toả trạng thái nhiễm độc).

+ Giải cảm (giải toả trạng thái bị cảm).
+ Trường sinh (sống lâu, tăng tuổi thọ).
- Qua phân tích các hoạt chất về mặt dược tính, dược lý và sử dụng
nấm Linh chi, người ta thấy Linh chi có tác dụng rất tốt với các bệnh:
- Đối với bệnh về hệ tim mạch: Nấm Linh chi có tác dụng điều hoà, ổn
định huyết áp. Giảm cholesterol toàn phần, giảm nồng độ mỡ trong máu, giảm
co tắc mạch, giải tỏa cơn đau thắt tim và loạn nhiupj tim [12].
.

- Đối với các bệnh về hô hấp: Nấm Linh chi đem lại kết quả tốt, nhất là

với những ca điều trị viêm phế quản dị ứng, hen phế quản tới 80% có tác
dụng giảm và làm nhẹ bệnh theo hướng khỏi hẳn [12].
- Đối với các bệnh về thần kinh: Nấm Linh chi giúp dưỡng tâm an thần
khi có triệu chứng mạch đập hỗn loạn, mất ngủ, thần kinh suy nhược [18].
- Đối với bệnh viêm gan: Nấm Linh chi có tác dụng tiêu viêm, làm viêm
gan thuyên giảm. Chất triterpen có trong Linh chi làm phục hồi các tế bào gan
[12].
- Khả năng miễn dịch: Linh chi có khả năng thanh lọc cơ thể toàn diện,
có tác dụng lợi tiểu và lợi mật, đồng thời kích thích nhiều chuỗi phản ứng sinh
hóa trong cơ thể nhờ vai trò xúc tác của khoáng tố vi lượng, làm tăng sức đề
kháng của cơ thể để từ đó điều chỉnh các rối loạn chức năng, làm lành các
tổn thương cơ quan, phục hồi hệ miễn dịch của cơ thể [26].

17


GVHD: Ths Nguyễn Thị Phương Khanh

SV: Nguyễn Thị Bích Trang


- Hiệu quả chống ung thư: Việc kết hợp các phương pháp xạ trị, hóa trị,
giải phẫu và sử dụng nấm Linh chi đúng cách đúng lượng có thể kéo dài thời
gian sống của bệnh nhân bị ung thư hơn 5 năm, tại Đài Loan có nghiên cứu
cho thấy nếu dùng Linh chi trồng trên gỗ long não để điều trị cho các bệnh
nhân ung thư cổ tử cung có thể mang lại kết quả tốt, khối u có thể tiêu biến
[25].
- Khả năng antioxydant (chống oxy hóa): nhiều thực nghiệm chỉ ra vai
trò của các saponine và triterpenoid, mà trong đó Ganoderic acid được coi là
hiệu quả nhất. Những nghiên cứu gần đây đang đẩy mạnh theo hướng làm
giàu Selenium - một yếu tố khoáng có hoạt tính antioxydant rất mạnh – vào
nấm Linh chi. Chính vì vậy con người có thể chờ đợi vào một dược phẩm
tăng tuổi thọ, trẻ hoá từ nấm Linh chi nói chung và Linh chi Việt Nam nói riêng
[25].
2.1.2.2 Cách sử dụng nấm Linh chi để chữa bệnh [9], [27]
- Ngâm rượu: Nấm Linh chi thái mỏng, ngâm trong rượu mạnh 40 o - 45o,
sau 20 ngày có thể sử dụng (ngày uống 2 lần, mỗi lần một chén con).
- Sắc nước uống: lấy một khối lượng Linh chi khoảng 3 - 16 gam cho 1
lần sắc (Đổ 3 bát nước đun sôi cô đặc để lấy một bát, làm 3 lần như vậy. Sau
đó đổ trộn lẫn 3 bát với nhau để uống).
- Uống dạng trà: Sấy khô nấm Linh chi, nghiền nát thành bột, mỗi lần
uống
3 - 7 gam cho vào 200ml nước sôi để một lúc khoảng 10 phút rồi uống.
- Kết hợp linh chi với một số dược liệu khác như đan sâm, tam thất, ngũ
vị tử, phụ linh, đơn bì uất kim,… theo công thức của đông y sắc nước uống
nhằm chuyên trị một số bệnh nhất

18



SV: Nguyễn Thị Bích Trang

GVHD: Ths Nguyễn Thị Phương Khanh

Bảng 1.7 Một số bài thuốc chữa bệnh có nấm Linh chi [25]
Tác dụng điều trị

Pha chế

Cách dùng

Suy nhược thần kinh, nhức đầu,
chóng mặt, ngứa ban đêm.

Linh chi 1 – 3g

Sắc uống mỗi ngày 3 lần

Viêm gan mãn tính, suyễn
phế quản, viêm thận

Linh chi 50g

Nghiền bột uống mỗi lần 1 –1.5g,
ngày uống 3 lần

Bệnh tim dài

Bột Linh chi 30, bột
đậu 90g


Nghiền bột 9 – 15g uống với
nước sôi, ngày uống 3 lần

Cao huyết áp, viêm gan
mãn tính

Linh chi 10g

Sắc nước uống, mỗi ngày 3
lần

Đau dạ dày

Linh chi 30g, rượu Ngâm rượu 14 ngày, ngày
vang 250g
uống 2 lần, mỗi lần 15ml

2.1.3 Tình trạng nhiễm nấm bệnh và biện pháp phòng trừ
2.1.3.1 Nấm mốc xanh
Biểu hiện:
+ Mốc xanh có hệ sợi mảnh, mọc sát vào cơ chất. Vết bệnh trải rộng
-

nhanh, bào tử tạo thành dề, mịn, ban đầu có màu trắng, sau chuyển sang
màu xanh lục hoặc xanh lam.

Hình 1.9 Túi nấm bị nhiễm mốc xanh
[17]
19



SV: Nguyễn Thị Bích Trang

GVHD: Ths Nguyễn Thị Phương Khanh

+ Chúng cạnh tranh dinh dưỡng với nấm Linh chi, đồng thời tiết ra độc tố
ức chế và tiêu diệt sợi nấm Linh chi
-

Nguyên nhân:

+ Khử trùng giá thể chưa đạt yêu cầu.
+ Giá thể quá ẩm.
+ Quá trình cấy giống bị nhiễm bào tử mốc từ không khí.
+ Phòng nuôi sợi có nhiệt độ cao, ẩm ướt, vệ sinh chưa đạt yêu cầu.
-

Cách khắc phục:

+ Thực hiện hấp khử trùng các túi giá thể đúng yêu cầu.
+ Kiểm tra độ ẩm cơ chất cẩn thận trước khi đóng túi.
+ Vệ sinh nhà cấy giống sạch sẽ, che chắn để tránh gió.
+ Kiểm tra lại điều kiện của nhà nuôi sợi nấm.
+ Cách ly các túi nấm bị nhiễm bệnh ra xa khu vực nuôi trồng
2.1.3.2 Nấm mốc đen
-

Biểu hiện:
+ Giống như mốc xanh, hệ sợi mốc đen mọc sát vào cơ chất. Bào tử ban


đầu có màu trắng, sau chuyển sang màu đen hoặc màu nâu.

Hình 1.10 Túi nấm bị nhiễm mốc đen
[17]
+ Chúng cạnh tranh dinh dưỡng và nguồn oxy với nấm Linh chi, đồng thời
tiết ra độc tố ức chế và tiêu diệt sợi nấm Linh chi.
20


GVHD: Ths Nguyễn Thị Phương Khanh

-

SV: Nguyễn Thị Bích Trang

Nguyên nhân:

+ Khử trùng giá thể chưa đạt yêu cầu.
+ Giá thể quá ẩm ướt.
+ Quá trình cấy giống bị nhiễm bào tử mốc từ không khí.
+ Phòng nuôi sợi có nhiệt độ cao, ẩm ướt, vệ sinh chưa đạt yêu cầu.
-

Cách khắc phục:

+ Thực hiện hấp khử trùng các túi giá thể đúng yêu cầu.
+ Kiểm tra độ ẩm cơ chất cẩn thận trước khi đóng túi.
+ Vệ sinh nhà cấy giống sạch sẽ, che chắn để tránh gió.
+ Kiểm tra lại điều kiện của nhà nuôi sợi nấm.

+ Cách ly các túi nấm bị nhiễm bệnh ra xa khu vực nuôi trồng
2.1.3.3 Nấm cam
+ Biểu hiện: Nấm cam có hệ sợi màu trắng, mỏng hơn tơ nấm Linh chi, lan rất
nhanh, sau 3 – 4 ngày là có thể ra quả thể, và phát tán bào tử.

Hình 1.11 Túi nấm bị nhiễm nấm cam
+ Chúng cạnh tranh dinh dưỡng với nấm Linh chi, đồng thời tiết ra độc tố ức
chế và tiêu diệt sợi nấm Linh chi
-

Nguyên nhân:

+ Khi thay giấy báo hơ trên ngọn đèn cồn chưa đủ lâu để diệt được nguồn
bệnh.
21


GVHD: Ths Nguyễn Thị Phương Khanh

SV: Nguyễn Thị Bích Trang

+ Trong lúc thay không cẩn thận để giấy báo bị ướt.
+ Quá trình cấy giống bị nhiễm bào tử nấm cam từ không khí.
+ Phòng nuôi sợi có nhiệt độ cao, ẩm ướt, vệ sinh chưa đạt yêu cầu.
-

Cách khắc phục:

+ Khi thay giấy báo cần hơ kỹ dưới ngọn đèn cồn.
+ Cần kiểm tra kỹ sau khi thay xong, nếu bị ướt lập tức bỏ và thay bằng giấy

mới.
+ Vệ sinh nhà cấy giống sạch sẽ, che chắn để tránh gió.
+ Kiểm tra lại điều kiện của nhà nuôi sợi nấm.
+ Cách ly các túi nấm bị nhiễm bệnh ra xa khu vực nuôi trồng

2.2 Tình hình trồng nấm Linh chi trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1 Tình hình nuôi trồng nấm Linh chi trên thế giới
Công nghệ nghiên cứu nuôi trồng và bào chế nấm Linh chi Ganoderma
lucidum (Leyss. Ex Fr.) Karst làm thuốc quý và sản xuất dược phẩm Linh chi
phát triển mạnh ở vùng Đông Á và khắp nơi trên thế giới, thông qua sự kiện
vào tháng 7 năm 1994, hội nghị Nấm học thế giới được tổ chức tại Vancouver
(Canada), đã dành riêng một cuộc hội thảo về nấm Linh chi, qua cuộc hội
thảo, các nhà khoa học thống nhất ý kiến thành lập Viện nghiên cứu Linh chi
quốc tế đặt trụ sở tại New York [12]. Trung Quốc hiện là quốc gia trông nấm
Linh chi nhiều nhất, có rất nhiều viện, và trung tâm nghiên cứu nấm Linh chi
lớn. được xem là đầu tàu để phát triển nghề nấm với sản lượng mỗi năm
khoảng 3000 tấn (Tổng sản lượng thế giới là 4300), mỗi năm thu về hàng tỷ
USD từ việc xuất khẩu nấm [28]. Các quốc gia Hàn Quốc, Ðài Loan, Nhật
Bản, Thái Lan, Hoa Kỳ, Malaysia, Việt Nam, Indonesia,… cũng đang nghiên
cứu đưa việc trồng nấm Linh chi trở thành một ngành phổ biến tuy nhiên vẫn
không thể so sánh với Trung Quốc [18]. Hàn Quốc nổi tiếng là quốc gia xuất
khẩu nấm Linh chi, với doanh thu mỗi năm thu về hàng trăm triệu USD [28],

22


GVHD: Ths Nguyễn Thị Phương Khanh

SV: Nguyễn Thị Bích Trang


Nhật Bản tuy là nước tìm ra cách trồng Linh chi nhưng đến nay sản lượng
mỗi năm chỉ khoảng 500 tấn, đứng sau Trung Quốc [18].
2.2.2 Tình hình nuôi trồng nấm Linh chi ở Việt Nam và những thuận lợi
về ngành nuôi trồng nấm
-

Tình hình nuôi trồng nấm ở Việt Nam

Ngành nuôi trồng nấm dược liệu trong những năm gần đây mới được phát
triển và được trồng ở một số tỉnh, thành phố như Hà Nội, Hưng Yên, Vĩnh
Phúc, Ninh Bình, Đồng Nai, Bình Dương, Tp, Hồ Chí Minh, Long An, Tiền
Giang,… sản lượng hơn 300 tấn trên năm [28]. Trong một vài năm gần đây
con người đã tìm kiếm và phát hiện một lượng khá lớn cổ linh chi tại một số
vùng núi cao ở nước ta. Đây là một kho tàng sản phẩm quí của y dược Việt
Nam, cần được nghiên cứu sâu để ứng dụng vào khai thác, sản xuất nấm
Linh chi ở nước ta [18]. Nhu cầu tiêu thụ nấm Linh chi những năm gần đây
tăng mạnh, nhiều cơ sở đã tiến hành nghiên cứu nuôi trồng, chế biến nấm
thành các sản phẩm bán trên thị trường trong và ngoài nước. Các tỉnh phía
Bắc đã có nhiều cơ sở quốc doanh, tập thể, hộ gia đình trồng nấm [28].
-

Những thuận lợi của nghề trồng nấm ở Việt Nam

Nuôi trồng nấm cần ít vốn yêu cầu kỹ thuật trồng không phức tạp, diện tích
nhỏ vẫn có thể sản xuất. Thời gian trồng nấm ngắn, nấm Linh chi khoảng 50 –
70 ngày [1]. Vì vậy, khi gặp thiên tai hay biến động của thị trường vẫn kịp thời
dừng sản xuất hoặc chuyển hướng canh tác, điều này không đơn giản ở các
loại cây trồng khác.
Điều kiện thiên nhiên ưu đãi, nhất là các tỉnh miền Nam. Chênh lệch nhiệt
độ giữa tháng nóng và tháng lạnh ít nên có thể trồng nấm quanh năm. Vị trí

gần biển lại có nhiều sông và kênh rạch nên độ ẩm không khí tương đối cao rất
thích hợp cho trồng nấm. Thành phố Hồ Chí Minh có độ ẩm thấp nhất, trung
bình không dưới 80% [29].
Nguồn nguyên liệu dồi dào, trên 60 triệu tấn rơm rạ (nếu lấy trung bình tối
thiểu 1 tấn rơm rạ / 1ha). Lượng gỗ khai thác bình quân hàng năm là 3,5 triệu
23


GVHD: Ths Nguyễn Thị Phương Khanh

SV: Nguyễn Thị Bích Trang

m3, nếu chế biến thành sản phẩm như đồ gỗ mĩ nghệ, gỗ, củi đốt,… sẽ thải ra
một lượng mạt cưa khổng lồ cung cấp cho trồng nấm, chưa kể các phế liệu
khác cũng chiếm số lượng rất lớn như cùi và thân cây bắp, bã mía, bông vải,
… [18]
2.2.3 Tiềm năng về nguồn nhân lực
Lực lượng lao động trong nông nghiệp nước ta chiếm 80% dân số, lực
lượng lao động này thường nhàn rỗi sau những vụ mùa trồng cây lương thực.
Nếu tham gia vào trồng nấm, thì sản lượng nấm sẽ tăng lên rất nhiều và mang
lại nguồn thu nhập không nhỏ có thể giúp cho người nông dân thoát nghèo.
Nhiều nơi có truyền thống trồng nấm lâu đời như Bình Chánh, Long An
hoặc những nơi đang phát triển như Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang, Long
Khánh, Củ Chi với một đội ngũ kỹ thuật được rèn luyện trong thực tế ngày
càng nhiều, những đối tượng đó sẽ là những nhân tố quan trộng thúc đẩy
ngành trồng nấm lan rộng.
Ngành chế biến và xuất khẩu nấm tươi, nấm khô, nấm được bào chế
thành dược phẩm, đang bước đầu thuận lợi. Thị trường tiêu thụ nấm trong
nước và trên thế giới tăng nhanh do sự phát triển chung của xã hội và dân số
[18]

Nhìn chung, phát triển trồng nấm ở nước ta là điều tất yếu. Nó không chỉ
giải quyết vấn đề lao động mà còn đem lại của cải cho xã hội. Tuy nhiên để
trồng nấm nhanh chóng phát triển ở nước ta cần có nhiều đầu tư về khoa học
kỹ thuật, nâng cao chất lượng giống, kỹ thuật trồng và nhất là có chính sách ưu
đãi cho người trồng nấm. [18].

24


GVHD: Ths Nguyễn Thị Phương Khanh

SV: Nguyễn Thị Bích Trang

CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Vật liệu
3.1.1 Địa điểm và thời gian làm thí nghiệm
- Địa điểm: Tại cơ sở 3 Trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh, số
68 đường Lê Thị Trung, phường Phú Lợi, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình
Dương.
- Thời gian từ tháng 10/2016 – 12/2016.
3.1.2 Vật liệu và hóa chất
- Giống: Nấm Linh chi (Ganoderma lucidum).

Hình 2.1 Meo nấm Linh chi (Ganoderma
lucidum)
- Meo nấm: Chọn lựa các bịch giống có sự đồng nhất, tơ nấm ăn đều cả
bịch giống. Sợi tơ khỏe, không có hiện tượng bị tạp nhiễm. Được mua
tại công ty Nấm Việt 224A Tổ 92B, ấp Phú Bình – xã Phú Hòa Đông, Củ
Chi.
- Giá thể: mùn cưa đã qua xử lý

- Bột cám, bột bắp.
25


×