Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

NHỮNG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI HAY NHẤT LỚP 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.59 KB, 14 trang )

Nghị luận xã hội về nạn bạo lực gia đình và ý kiến của em
Mở bài:
Gia đình là tế bào của xã hội là nơi mỗi chúng ta sinh ra lớn lên được chăm lo về vật chất lẫn tinh thần, là nơi chúng ta được
sống trong hạnh phúc yêu thương.
Tuy nhiên không phải gia đình nào cũng vậy. Trong thực tế có rất nhiều gia đình vì những lí do cá nhân mà gây ra mẫu thuẫn
dẫn đến bạo lực. Đây là vấn đề mà cả xã hội đang rất quan tâm, Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người. Chủ yếu
là phụ nữ và trẻ em.
Thân bài:
1/ Bạo lực gia đình: Theo khoản 2 điều 1 luật quy địn về gia đình: Bào lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình
gây tổn hại về thể chất, tinh thần đối với các thành viên khác trong gia đình.



Mỗi gia đình có khoàn cảnh sống khác nhau mà nguyên nhân dẫn đến việc bạo lực cũng không giống nhau

2/ Biểu hiên: Do mâu thuẫn cá nhân không thể giải quyết được nên vợ chồng có những hành vi chửi bới, xúc phạm, lăng mạ
và dùng những hành động thiếu văn hoa để thỏa cơn giận dữ.
3/ Nguyên nhân:









Do thiếu hiểu biết về pháp luật, chồng và vợ đánh nhau chỉ vì nghĩ việc vợ chồng đánh nhau là chuyện riêng trong
gia đình không liên quan đến người khác và không ai có quyền can thiệp
Do tức giận không làm chủ được bản thân thường hay giải quyết bằng hành động
Do không được trang bị những kĩ năng sống cần thiết để kiềm chế các hành vi bạo lực nên những lúc giận dữ họ


hay giải quyết bằng nắm đấm chứ không phải bằng lời lẽ
Có những người chồng gia trưởng hay phản ứng với vợ bằng bạo lực
Do nghiện ngập: Nghiện rượu và ma túy dễ đưa người ta đến bạo lực bởi nó làm thay đổi suy nghĩ con người. Mỗi
lần suy nghĩ con người mất khả năng tự chủ làm cho con người trở nên thô bạo hơn, không cần suy nghĩ gì về hành
vi của mà đã biến mâu thuẫn thành bạo lực.
Do khó khăn về kinh tế hoặc do chơi cờ bạc cũng rât dễ bị xung đột cãi cọ rồi sinh ra bạo lực.
Do ghen tuông

4/ Hậu quả:






Bạo lực gia đình đem đến những hậu quả nặng nề về thể xác, tinh thần của con người cho ở hành động nào, mức độ
nào thì nó cũng gây nguy hại về tinh thần
Hôn nhân gia đình tan vỡ
Làm giảm lực lượng lao động trong xã hội, tăng số người bị bệnh tật
Ảnh hướng đến kinh tế: Việc chữa trị cho người bị bạo hành tốn kém nhiều

5/ Biện pháp
Bạo lực gia đình là vấn đề bức xúc của xã hội đòi hỏi mỗi chúng ta phải có biện pháp phòng chống và hạn chế. Tuy nhiên nạn
phân biệt đối xử trọng nam khinh nữ, quan niệm gia trưởng vẫn còn tồn tại nhiều trong xã hội chúng ta. Vì vậy rất khó để
xóa bỏ được tệ nạn này.
Mặt khác do nhận thúc về pháp luạn của một số người còn hạn chế, một số xã, huyện thuộc vùng sâu vùng xa cần phải có
cách tuyên truyền đến từng hộ dân.
Cả cộng đồng cần chung tay giải quyết , xem xét và nhận thức được đây là vấn đề quan trọng cần xã hội quan tâm và yêu cầu
sự vào cuộc của tất cả cơ quan chức năng.
Tuyên truyền sâu rộng bộ luật ” bình đẳng giới ” tới cộng đồng và từng gia đình

Hoàn thành tốt chương trình ” toàn dân xây dựng đời sống văn hóa, giáo dục” đối với tất cả chúng ta. Giúp chúng ta nhận
thức được rằng bạo lực gia đình là vi phạm pháp luật.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền, sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng trong việc xây dựng luật đặc biệt là luật
phòng chóng bạo lực gia đình.
Kết bài:
Bạo lực gia đình làm tổn hại đến thể chất và tinh thần của con người vì vậy chúng ta cần phải loại bỏ ngay hành vi này để
cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình tốt đẹp hơn

Dàn bài nghị luận xã hội về ý thức chào hỏi của học sinh hiện nay – dàn
bài văn lớp 9


Mở bài:
Có người cho rằng cử chỉ khoanh tay, cúi đầu khi chào hỏi là rất đẹp vì thế ông cha ta mới có nhận định: lời chào hơn mâm
cỗ
Tuy nhiên trong thực tế không phải ai cũng thực hiện được điều này nhất là đối với giới trẻ hiện nay
Thân bài
-Gọi tên:
Chào hỏi là quá trình giao tiếp, gặp gỡ giữa hai hay nhiều người, họ chào nhau bằng lời nói, cử chỉ hay hành động, có rất
nhiều cách chào hỏi, ở nhiều hoàn cảnh khác nhau, vì thếngười giao tiếp cần lựa chọn tình huống giao tiếp cho phù hợp.
-Biểu hiện
-Con cái cần phải chào ông bà, cha mẹ khi ra khỏi nhà, khi về
-Ra ngoài xã hội, người bé tuổi phải chào người lớn tuổi hơn để thể hiện thái độ lịch sự trong giao tiếp
-Đến trường học sinh chào thầy cô lễ phép thể hiện cách ứng xử có văn hóa, có đạo đức
-Bạn bè trong lớp, trong trường cần chào nhau có thể bằng tiếng cười, câu nói hoặc cử chỉ hành động
Kết luận: Chào hỏi là một nét đẹp văn hóa, một cử chỉ lịch sự trong quá trình giao tiếp mà chúng ta cần phát huy
Tuy nhiên trong thực tế không phải ai cũng có thể chào hỏi, ai cũng có được phép lịch sự trong quá trình giao tiếp bởi học
sinh càng lớn càng ngại chào hỏi thầy cô, có nhiều gia đình con cái đi không thưa, về không chào hoặc có những trường hợp
gặp nhau thiếu đi cả cái gật đầu.
Nguyên nhân

+Đối với những người có ý thức chào hỏi: đây là người có trình độ, có nhân cách, đạo đức tốt, cá nhân có ý thức, được lớn
lên được học hành trong môi trường tốt
+Người không có ý thức chào hỏi là những người có đạo đức kém, trình độ văn hóa hạn chế, học yếu hoặc sinh ra môi trường
giáo dục không có nề nếp
-Tác hại và lợi ích
Những người có ý thức chào hỏi sẽ luôn được mọi người yêu quý, được đánh giá là con ngoan, trò giỏi
Những người không có ý thức chào hỏi họ tự biến mình thành người vô lễ, không có nề nếp, giáo dục, chắc chắn họ sẽ bị xử
lý, hạnh kiểm yếu, bị mọi người xa lánh, ghét bỏ
-Biện pháp
Ở nhà đi thưa về chào


Ở trường chào hỏi thầy cô, người lớn tuổi, phải có cách cư xử đúng mực và nên phân loại đối tượng và tình huống giao tiếp
để cách chào hỏi phù hợp
Chào hỏi là nét đẹp văn hóa truyền thống mà ông cha ta đã gây dựng lên, chính vì vậy mà chúng ta cần phát huy nét đẹp văn
hóa này.
Kết bài:
Chào hỏi là thể hiện nhân cách của con người, nó cũng phản ánh trình độ văn minh của xã hội, chính vì vậy khi xã hội đang
phát triển hòa nhập với kinh tế toàn cầu thì chúng ta phải giữ gìn, phát huy nét đẹp văn hóa trong nếp chào hỏi của người
Việt Nam

Dàn bài nghị luận xã hội vấn đề rác thải môi trường và ý kiến của em- văn
lớp 9

Mở bài:
Đất nước ta đang trên đà phát triển, xã hội ngày càng hiện đại, tuy nhiên trong thực tế vẫn còn rất nhiều hiện tượng tiêu cực,
hiện tượng thiếu ý thức của con người, điển hình là hiện tượng vứt rác ra đường và những nơi công cộng, đây là hiện tượng
khá phổ biến mà chúng ta thấy ở nhiều nơi.
Thân bài
-Gọi tên:

+Rác thải là những sản phẩm mà người tiêu dùng không còn muốn sử dụng nữa, đem vứt ra nơi công cộng làm ảnh hưởng
xấu đến môi trường
+Rác thải là những phế thải nên nó được chia làm hai loại: rác thải công nghiệp và rác thải sinh hoạt… gồm đủ loại và đủ
các chất liệu khác nhau như vỏ hoa quả, vỏ chai, bai bì nilon. giấy rác, con vật, nước thải
-Biểu hiện:
+Rác thải xuất hiện ở mọi nơi, mọi lúc, ngoài đường, công cộng, trong gia đình, trong mọi ngõ ngách cảu cuộc sống rác đều
xuất hiện
+Rác thải công nghiệp thải ra chủ yếu là nước, các chất hóa học chưa thông qua xử lý, ảnh hưởng xấu đến môi trường
+Rác thải sinh hoạt gồm rất nhiều loại như: vỏ đồ hộp, giấy rác, mảnh chai, tất cả những thứ mà chúng ta không dùng được
khi vứt ra ngoài thì nó đều là rác thải
+Rác thải cũng có nhiều kích thước khác nhau tùy theo mức độ của người sử dụng
-Nguyên nhân:
+Do con người thiếu ý thức trong quá trình sử dụng, thói quen xấu, lười biếng, lối sống lạc hậu, ích kỉ, chỉ nghĩ đến quyền lợi
cá nhân
+Ý thức bảo vệ môi trường không cao do trình độ dân trí thấp
+Cơ sở vật chất nghèo nàn, dụng cụ chưa đứng rác quá ít, người dân ít tuân theo những quy định nơi công cộng
+Xử phạt không nghiêm minh, quá nể nang hoặc bao che, cũng có những trường hợp không thể xử lý được
-Tác hại.
+Ảnh hưởng đến sức khỏe con người


+Ảnh hưởng đến môi trường, gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước
+Do môi trường sinh thái bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người không phải một thế hệ mà nhiều thế hệ
+Ảnh hưởng xấu đến môi trường, mất mĩ quan nơi công cộng
-Biện pháp
+Mỗi chúng ta cần có ý thức không xả rác bừa bãi, đề ra những quy định chung cần phải đổ rác đúng nơi quy định
+Cần tuyên truyền cho những người xung quanh ta ý thứ bảo vệ môi trường nhất là những nơi công cộng
+Cần phải đầu tư cơ sở vật chất, đặt thùng rác đúng nơi quy định
+Cần có những hình thức xử phạt nghiêm khắc đối với những người vứt rác bừa bãi, đặc biệt là những nơi công cộng
+Học sinh chúng ta khi còn ngồi trên ghế nhà trường hãy rèn luyện cho mình ý thức bảo vệ môi trường thật tốt, không chỉ

bảo vệ ở gia đình mà còn ở nhà trường, xã hội
Kết bài:
Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của mỗi người, vì vậy tất cả chúng ta cần có ý thức bảo vệ môi trường, để môi trường
xanh- sạch-đẹp-văn minh

Nghị luận xã hội về vấn đề hút thuốc lá hiện nay
Mở bài:
Xã hội càng ngày càng phát triển đời sống càng nâng cao song lại có nhiều tác nhân gây hại tới sức khỏe con người trong đó
có hút thuốc lá.
Thân bài
–Gọi tên: Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe con người, trên mỗi bao thuốc lá đều có dòng chữ ” hút thuốc lá có thể gây ung
thư phổi” vậy mà bất chấp điều cảnh báo ấy ta vẫn hút thuốc lá.
-Biểu hiện:
Người hút thuốc lá có mặt ở mọi nơi, mọi lúc, có hiện tượng răng vàng hoặc răng đen, ngón tay cầm thuốc chai lại, hơi thở
khó chịu, mùi mồ hôi hôi thậm chí quần áo cũng bị ám mùi.
-Nguyên nhân:
Do con người thiếu ý thức phòng ngừa bênh tật
Chưa thấy hết tác hại của hút thuốc lá
Do thói quen giao tiếp hoặc di công việc quá căng thẳng, nặng nề, mệt mỏi, đòi hỏi có sự thư giãn
Do học đòi bắt chiếc, đua đòi với bạn bè
Do gia đình không quan tâm, không quản lý sâu sắc con cái
-Tác hại:
Ảnh hưởng đến sức khỏe của con người
Hút thuốc lá có thể hỏng hô hấp, dẫn đến hiện tượng đau ngực, tức ngực, khó thở, gây rỗ phổi, ung thư phổi.


Hút thuốc lá làm cho sức khỏe giảm sút nghiêm trọng
Tiêu hao túi tiền của người sử dụng, có thể số tiền dành cho thuốc lá không nhiều nhưng nếu như không hút thuốc lá ta có thể
dùng số tiền đó vào việc hữu ích hơn.
Hút thuốc lá không chỉ có hại cho người sử dụng mà còn ảnh hưởng đến mọi người xung quanh, đối với trẻ nhỏ việc học đòi

bắt chiếc hút thuốc lá không những nguy hại cho sức khỏe mà còn làm thay đổi tâm tính, có thể trở nên trộm cắp vặt để có
tiền hút thuốc lá.
-Biện pháp
Cần tuyên truyền nhiều hơn về tác hại của thuốc lá trên các phương tiện truyền thông đại chúng, coi việc hút thuốc lá là hành
vi không đẹp, nó biểu hiện của việc nghiện ngập.
Cần phân tích cho người thân, bạn bè hiểu được nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến ngày hôm nay mà còn ảnh hưởng về
sau.
Có lệnh cấm ở những nơi công cộng, xử phạt thật nghiêm khắc với những người vi phạm và hạn chế sản xuất thuốc lá.
Gia đình cần phải quan tâm tới con cái nhiều hơn và cần phải theo dõi sát xao mọi hành động của con cái, nếu như lỡ hút thì
phải ngăn chặn kịp thời.
Học sinh chúng ta khi còn ngồi trên ghế nhà trường yếu tố quan trọng nhất là bản thân phải có ý thức cao, chủ động không
hút thuốc lá để giữ gìn sức khỏe của bản thân và gia đình.

Văn lớp 9- Dàn bài bài văn nghị luận bàn về việc nói
chuyện riêng trong giờ học.
Mở bài:
Nói chuyện riêng là hành động xấu cần loại bỏ bởi đó là một đức tính xấu ảnh hưởng lớn đến vấn đề học tập của học sinh
trong học đường…
Thân bài.
-Gọi tên: Nói chuyện riêng giờ học là rì rầm bàn tán, chuyện to chuyện nhỏ, chuyện lớn lao… không thuộc phạm vi bài giảng
mà thầy cô đang giảng trên lớp.
-Biểu hiện: trao đổi, bàn tán về một vấn đề nào đó mà chúng ta đang quan tâm. Cho dù những chuyện đó là nhỏ hay lớn đều
được đem ra bàn luận rất hào hứng bằng nhiều hình thức: viết giấy, hành động, cử chỉ.
-Nguyên nhân: D0 ý thức kém, chưa chú ý học tập chưa chú ý vào vấn đề học tập, chưa coi việc học là việc quan trọng hàng
đầu. Do học kém, do bị bạn bè rủ rê, lôi kéo nói chuyện. Do tò mò thích khám phá những vấn đề của người khác hoặc thích
người khác chú ý đến mình, do thầy cô chưa nghiêm khắc hoặc xử phạt quá nhẹ với học sinh vi phạm.
Kết luận:
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nói chuyện riêng trong giờ học nhưng cho dù là nguyên nhân gì đi chăng nữa thì việc
nói chuyện riêng là một thói xấu đáng chê trách cần phải loại bỏ.
-Tác hại:

+ Mất đi một lượng kiến thức mà thầy cô đã giảng
+Không hiểu bài giảng của thầy cô dẫn đến chán học, bỏ học, chơi bởi lêu lổng
+Ảnh hưởng tới người xung quanh, làm cho mọi người xung quanh có ấn tượng không tốt với mình
+Hao tốn tiền bạc của gia đình là cho cha mẹ phải lo lắng


+Ảnh hưởng đến qua trình giảng bài của thầy cô có thể thầy cô bị ức chế không thể giảng bài hay không thể chuyền tải đủ
lượng kiến thức như vậy học sinh mất đi lượng kiến thức.
-Biện pháp: Đây là một hành vi xấu, vì vậy mỗi chúng ta cần khắc phục những thói xấu đó bằng nhiều cách
+Cách 1: Rèn luyện về ý thức, xây dựng mục đích học tập đúng đắn khi đến trường
+Cách 2: Quan tâm đến vấn đề thầy cô đặt ra trong quá trình giảng bài bằng cách hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng
bài.
+Góp ý, phê bình với những bạn hay nói chuyện riêng. không những tập thể phê bình mà mỗi cá nhân trong lớp cũng phải có
trách nhiệm phê bình, thầy cô phải xử phạt thật nghiêm khắc đối với những bạn nói chuyện riêng trong giờ, bị nhắc mà không
sửa đổi.
-Học sinh chúng ta khi còn ngồi trên ghế nhà trường phải chú ý lắng nghe thầy cô giảng bài, tập trung vào học tập để hiểu kỹ,
hiểu sâu kiến thức, muốn được như vậy thì ngay từ hôm nay chúng ta cần phải loại bỏ thói xấu này để không còn tồn tại trong
ngôi trường học tập của chúng ta.
Kết bài:
Nói chuyện riêng trong giờ học là hành động xấu cần phải loại bỏ, mỗi chúng ta hãy chung tay góp sức vì môi trường học
đường văn minh, vì tương lai tươi sáng của đất nước.

Hướng dẫn cách làm bài văn nghị luận về một sự việc hiện
tượng đời sống.
1: Cơ sở về kiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống
-Lối sống của học sinh bắt đầu từ nhận thức về từng sự việc trong đời sống hàng ngày như: một vụ cãi lộn, một vụ đánh nhau,
nói tục chửi bậy, thói ăn quà vặt, xả rác bừa bãi,… các sự việc hiện tượng như thế học sinh nhìn thấy hàng ngày ở xung
quanh chúng ta nhưng chúng ta ít có dịp suy nghĩ, phân tích, đánh giá về mặt đúng sai, lợi- hại, tốt- xấu. Kiểu bài này từ một
hiện thực trong đời sống để chúng ta viết thành văn nghị luận nêu lên những nhận xét, đánh giá của bản thân về sự vật, hiện
tượng.

2: Khái niệm, đặc điểm, yêu cầu của kiểu bài
-Khái niệm: là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, vấn đề đó đáng khen, đáng chê hay vấn đề đáng suy
nghĩ.
-Đặc điểm: Xuất phát từ một sự việc, hiện tượng có thật trong đời sống hàng ngày mà chúng ta nhìn thấy, nghe thấy hoặc
tham gia rồi mới rút ra nhận xét, đánh giá mang tính khái quát.
-Yêu cầu: Trong quá trình phân tích phải chỉ ra những vấn đề có thật, không nói quá
3: Cách làm bài văn nghị luận: 4 bước
4: Bố cục của bài
Mở bài: Giới thiệu sự việc, hiện tượng cần bàn luận( nêu luận điểm tổng quát)
Thân bài: – Gợi tên sự việc, hiện tượng cần bàn luận ( giải thích)
-Chỉ ra biểu hiện cụ thể của sự vật, hiện tượng cần bàn luận
-Chỉ ra nguyên nhân của sự việc, hiện tượng
-Chỉ ra mặt lợi, mặt hại, tốt- xấu của sự việc, hiện tượng
-Biện pháp khắc phục và bày tỏ ý kiến cá nhân


Kết bài: Khẳng định lại vấn đề cần bàn luận, liên hệ bản thân.

“Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thoả mãn lòng ích
kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của chính mình”
(Nam Cao). Suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Dàn bài:
Mở bài: (Gián tiếp)
Giới thiệu vấn đề: Từ xa xưa cha ông ta đã có khái niệm về kẻ mạnh- kẻ yếu, thắng làm vua”. Hay từ thuở ấu thơ ta xem
phim hoạt hình vẫn luôn có kẻ mạnh, kẻ yếu, và kẻ mạnh thường là người bảo vệ kẻ yếu…
Trích dẫn câu nói: Quan niệm của Nam Cao về kẻ mạnh là: “Kẻ mạnh không phải là kẻ dẫm lên vai kẻ khác để thoả mãn
lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình.
Thân bài:
Giải thích
+ Kẻ mạnh: ở đây là người mạnh mẽ. Có thể là mạnh mẽ về thể chất, hoặc về tâm hồn, hoặc cả hai. Kẻ mạnh có bản lĩnh đối

diện với cuộc sống và cả sự ích kỉ của bản thân. Kẻ mạnh là kẻ đạt được mục tiêu của đời mình.
+ “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thoả mãn lòng ích kỉ”: Là kẻ vươn lên không phải bằng cách lợi dụng
người khác, gian lận, bán rẻ danh dự vì mục đích tầm thường..
+ “Kẻ mạnh là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của chính mình”: Theo Nam Cao, một kẻ mạnh chân chính được công nhận là
người vươn lên cùng với những người khác, giúp đỡ hỗ trợ tất cả vì một mục đích tốt đẹp
Dẫn chứng:
+ Tục ngữ có câu “Mạnh vì gạo, bạo vì tiền”- chỉ những kẻ làm mọi cách vì mục đích ích kỉ cho bản thân mình.
+ Lịch sử đã để lại nhiều câu chuyện về những kẻ ích kỉ lấn át chân lí vì lợi ích cá nhân, vì mưu đồ của chính mình: Nhà
thiên văn Bruno chỉ ra sai lầm của thuyết Địa tâm và công bố thuyết Nhật tâm của mình, đã bị những chính đồng loại thiêu
sống do chối bỏ một số giáo lí Công giáo nền tảng
….
+ Ngày nay, tiêu cực từ việc nhỏ nhất là “chạy” trường mẫu giáo, rồi xin điểm, xin số xe,… công bằng từ đó có sự chênh lệch
Tại sao kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của chính mình?
+Sức mạnh không đến từ việc đánh bại hay thậm chí huỷ diệt kẻ khác. Bởi không ai nhìn nhận một kẻ chiến thắng bằng cách
hèn hạ là kẻ mạnh.
+ Sức mạnh chỉ thực sự là sức mạnh khi nó có ý nghĩa tích cực. Đem sức mạnh của mình nâng đỡ người khác và tự vực dậy
chính mình vượt qua những cám dỗ, những ích kỉ tầm thường của bản thân- đó mới là kẻ mạnh. Bởi sa vào những cám dỗ thì
quá dễ dàng, còn để làm một kẻ mạnh chân chính thì cần không biết bao nhiêu nỗ lực, để phần lí trí “người” chiến thắng phần
“thú” bản năng…
Phản đề:
Mọi khái niệm đều là tương đối.
Không phải tất cả những kẻ “giúp đỡ kẻ khác trên vai của chính mình” đều là kẻ mạnh, đó có thể là một kẻ bị lợi dụng, một
kẻ nhu nhược. Kẻ mạnh là phải vươn lên. Không chỉ nâng đỡ kẻ khác, mà còn tự mình vươn lên.
Và không phải tất cả những kẻ “dẫm lên vai kẻ khác” đều không là kẻ mạnh. Cuộc sống là một cuộc đua, cạnh tranh khắc
nghiệt. Có đôi khi, không cạnh tranh giành lấy phần thắng, thì đồng nghĩa với chết.....
Kết luận: Quan niệm của Nam Cao là đúng nhưng chưa đủ…
Liên hệ bản thân
Kết bài: Quan niệm của Nam Cao là cách sống nên có của mỗi người hiện nay. Bởi lẽ trong bất cứ ai cũng có sức mạnh tiềm
tàng để mang lại những điều tốt đẹp đến cho bản thân và những người xung quanh. Sức mạnh nên được khai thác triệt để, bất
kì ai cũng có thể là kẻ mạnh, bất kì ai cũng có thể là người chiến thắng, một chiến thắng khiến người ta tâm phục khẩu phục

chứ không phải là chiến thắng bằng cách “giẫm lên vai người khác”….

Bài văn nghị luận về ô nhiễm môi trường hiện nay hay nhất.
Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang được quan tâm rất nhiều bởi ô nhiễm môi trường càng trở nên nghiêm trọng hơn
ở Việt Nam. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh hay những thông tin về việc môi trường bị ô nhiễm trên hầu
hết các phương tiện truyền thông. Điều này khiến cho chúng ta phải suy nghĩ về vấn đề ô nhiễm môi trường…
trường
Tình trạng quy hoạch nhiều khu đô thị chưa gắn liền với vấn đề xử lý chất thải và nước thải nên vấn đề ô nhiễm môi trường ở
các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị đang ở mức đáng báo động.
Ở nước ta, trong tổng số 183 khu công nghiệp thì có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Các đô thị chỉ có khoảng 60% – 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải và chất thải nên


chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường…Hầu hết các lượng nước thải chưa được xử lý đều đổ thẳng ra sông, h, điều này
ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, ô nhiễm môi trường sẽ ngày càng trở nên trậm trọng.
Vậy nguyên nhân củ ô nhiễm môi trường là do đâu?
Trước tiên chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng của nhiều người dân, họ nghĩ rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé,
không đủ để làm ô nhiễm môi trường.Hoặc nhiều người cho rằng việc bảo vệ môi trường không phải là trách của mình mà là
trách nhiệm của nhà nước, của chính quyền. Một số khác lại nghĩ rằng môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì đi chăng nữa
cũng không đáng kể, và việc ô nhiễm môi trường cũng sẽ không ảnh hưởng gì tới mình nhiều…Vậy nhưng thực tế không
phải vậy! Phá hoại môi trường của một người tuy chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng tập hợp nhiều người phá hoại môi trường lại là
lớn. Dù trách nhiệm bảo vệ môi trường tuy cũng có một phần là trách nhiệm của nhà nước nhưng quan trọng lại là ý thức của
người dân. Nếu chúng ta làm ô nhiễm môi trường, có thể bây giờ chúng ta chữa thấy ngay tác hại nhưng sau này chúng ta sẽ
thấy rõ được nó sẽ ảnh hưởng đến đời sống của chúng ta như thế nào?
Một nguyên nhân khác nữa gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Họ chỉ đặt mục
tiêu tối đa hóa lợi nhuận mà không để ý đến vấn đề xử lý chất thải, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp
phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, chính sự chưa chặt chẽ trong việc quản lý bảo vệ môi trường của nhà
nước cũng đã tiếp tay cho những hành vi phá hoại môi trường tiếp diễn.
Ô nhiễm môi trường đã để lại hậu quả gì?
Nạn ô nhiễm môi trường đã làm cho nhiều người trở thành nạn nhân bất đắc dĩ. Điển hình như “làng ung thư” ở Thạch Sơn ở

Phú Thọ, hàng trăm người đã chết vì căn bệnh ung thư mà nguyên nhân chính là do dùng nguồn nước bị ô nhiễm nặng thải
ra Nhà máy Hóa chất Lâm Thao, Phú Thọ. Một con số đáng ngại là hàng năm có khoảng 16.000 người ở Việt Nam chết vì
các căn bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí. Dự báo trong tương lai con số này còn có thể tiếp tục gia tăng. Cạn kiệt tài
nguyên sinh vật là một hậu quả khác không thể tránh được của ô nhiễm môi trường. Điều đáng buồn trong thời gian sắp tới
Việt Nam có thể sẽ xảy ra tình trạng bị thiếu nước sinh hoạt trầm trọng do lượng nước sạch bị ô nhiễm ngày một nhiều…
Lẽ nào chúng ta lại nhắm mắt làm ngơ trước thực trạng ô nhiễm môi trường?
Không! Chúng ta không thể làm ngơ mà cần phải tiếp tục công cuộc bảo vệ và làm sạch môi trường bằng những biện pháp tốt
hơn, thiết thực hơn nữa! Thứ nhất, phải có các hình thức xử phạt thật nghiêm minh, thật nặng đối với các cá nhân, tổ chức, cơ
quan có hành vi phá hoại môi trường, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Bên cạnh đó, cũng cần giáo dục ý thức
cho người dân qua các hình thức tuyên truyền, cổ động…Đưa những bài viết chi tiết hơn về môi trường trong các sách giáo
khoa ngay từ cấp tiểu học, giúp học sinh có thái độ và cái nhìn đúng đắn về môi trường và các hậu quả của việc phá hoại môi
trường, từ đó giúp các em biết yêu và bảo vệ môi trường mình đang sống. Một cách khác để giúp bảo vệ môi trường là phát
động thường xuyên hơn những phong trào tình nguyện như bảo vệ môi trường khu dân cư, dọn rác ở các khu vực công cộng,
làm sạch bãi biển…
Tình trạng môi trường ở nước ta tuy nghiêm trọng nhưng vẫn có thể cứu vãn được nếu mỗi người dân chúng ta biết góp sức
của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Chính vì vậy , chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường và tránh gây ô nhiễm ô
nhiễm. Vì tương lai một Việt Nam xanh, sạch, đẹp và vì cuộc sống của chính mình, cũng như của các thế hệ sau! Hãy bảo về
môi trường để bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
Từ khóa tìm kiếm:
nghị luận về ô nhiễm môi trường biển hiện nay, nghị luận về ô nhiễm môi trường ở việt nam, nghị luận về sự ô nhiễm môi
trường, văn nghị luận về ô nhiễm môi trường lớp 9, bài văn nghị luận về ô nhiễm môi trường, các bài văn nghị luận về ô
nhiễm môi trường, bài nghị luận xã hội về ô nhiễm môi trường, nghị luận về vấn đề môi trường bị ô nhiễm, nghị luận về hiện
tượng ô nhiễm môi trường, văn nghị luận xã hội về ô nhiễm môi trường, nghị luận về một hiện tượng ô nhiễm môi trường.

Bài văn phát biểu cảm nghĩ của em về người mẹ thân yêu.
Tôi đã từng nghĩ mình là đứa trẻ rất hạnh phúc bởi tôi được lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ và sự che chở rộng lớn
của bố. Bố mẹ luôn hy sinh để dành cho tôi những gì tốt đẹp nhất. Tôi thực sự khắc ghi tình nghĩa của bố mẹ trong lòng, Mẹ
là người đã sinh ra tôi và nuôi dưỡng tôi thành người. Em luôn biết ơn và kính yêu mẹ rất nhiều!
Sẽ không có từ ngữ nào có thể diễn tả được hết sự bao la của tình mẫu tử “Tình mẹ bao la như biển Thái Bình”. Tình cảm của
mẹ dành cho tôi từ khi mang thai cho đến khi sinh tôi ra trên cuộc đời và nuôi dạy tôi nên người. Tôi nghe bà ngoại kể lại,

ngày còn bé tôi rất là bướng bỉnh và nghịch ngợm nên mẹ rất vất vả. Bố thì đi làm xa nhà, có những đêm tôi quấy mẹ vì
trông tôi mà thức cả đêm bế tôi, nét mặt mẹ tái nhợt hẳn đi vì mệt. Bà ngoại phải nấu cháo gà cho mẹ ăn để lấy sức. Những
lúc tôi bị ốm mẹ lo lắng đưa tôi đi khám hết viện này đến viện khác để mong tìm được bác sĩ khám bệnh tốt nhất và chữa
khỏi bênh cho cho tôi. Từ khi có tôi, mẹ dường như không có thời gian cho riêng mình nữa, không còn những buổi găp b ạn
bè mà lúc nào cũng là thời gian của hai mẹ con. Đi đâu mẹ cũng đưa tôi đi cùng, Các bác hàng xóm ai cũng khen tôi ngoan
và mập mạp nên mẹ vui lắm. Buổi tối trước khi đi ngủ mẹ thường hát ru tôi hoặc kể chuyện cổ tích cho tôi nghe, hình ảnh cô
Tấm, Lọ Lem, cô bé quàng khăn đỏ giờ vẫn còn in đậm trong tâm trí của tôi! Cảm ơn những câu chuyện mẹ kể đã đưa tôi vào
giấc ngủ ngon. qua những nhân vật mẹ kể đã cho tôi thêm nhận thức về giá trị của cuộc sống và đã nuôi dưỡng tâm hồn tô
nên người. Bài văn phát biểu cảm nghĩ của em về người mẹ thân yêu.
Khi tôi lớn lên mẹ vất vả hơn, vì mẹ sẽ phải dạy cho tôi rất nhiều thứ để tôi trưởng thành hơn và hoàn thiện mình. Mẹ dạy tôi
đọc thật rõ ràng mạch lạc, viết sao cho thật ngay ngắn thẳng hàng vì người ta nói “nét chữ nết người”. Mẹ dạy tôi sắp xếp
sách vở ngăn nắp, quần áo gọn gàng để khi cần sẽ tìm thấy ngay. Mẹ dạy con gái mẹ phải đi đứng và nói chuyện với người
lớn tuổi như thế nào cho lễ phép, đúng lễ nghĩa. Mỗi khi mẹ vào bếp nấu ăn, mẹ thường bảo tôi vào cùng để mẹ dạy con nấu
các món ăn. Mẹ bảo “là người phụ nữ thì phải biết nấu những món ăn ngon cho gia đình”.
Mỗi khi tôi yếu lòng hoặc gặp những khó khăn trong cuộc sống, tôi thường tìm đến mẹ để chia sẻ để tâm sự. Những lúc đó,
mẹ lắng nghe tôi nói và khẽ gật đầu. Ánh mắt, nụ cười và những cái gật đầu khe khẽ của mẹ đã làm tôi cảm thấy được an ủi
và sẻ chia. Lời khuyên của mẹ đã cho tôi thêm sức mạnh và tự tin để làm mọi việc tốt hơn. Mẹ không những là người mẹ
đáng kính mà còn là người bạn thân thiết của tôi trong cuộc đời. Đối với tôi, mẹ là người phụ nữ quan trọng và tuyệt vời nhất.
Mẹ à! Con thực sự rất biết ơn những công lao của mẹ dành cho con. Những gì con có được ngày hôm nay đều là do công sức
của bố mẹ nuôi dạy. Tình nghĩa của mẹ dành cho con con biết sẽ không thể nào báo đáp, nhờ có mẹ mà con gái của mẹ đã


thực sự trưởng thành và đang là một người công dân tốt của gia đình, trường lớp và của xã hội. Con sẽ luôn cố gắng học tập
thật tốt để mẹ cảm thấ yên tâm. Và con sẽ luôn cố gắng để hoàn thiện mình để trở thành người phụ nữ tuyệt vời như mẹ! Con
cảm ơn những điều tốt đẹp nhất mẹ đã dành cho con, trên chặng đường con đang đi con rất cần có mẹ ở bên cạnh.
Từ khóa tìm kiếm:
Bài văn phát biểu cảm nghĩ của em về người mẹ thân yêu, cảm nghĩ của em về mẹ của mình, cảm nghĩ của em về mẹ lớp
7, cảm nghĩ của em về người mẹ thân yêu, cảm nghĩ của em về người mẹ, bài văn nêu cảm nghĩ của em về mẹ, bài văn cảm
nghĩ của em về người mẹ, cảm nhận của em về mẹ của mình, cảm nghĩ của em về người mẹ của mình,viết đoạn văn nêu cảm
nghĩ của em về mẹ, em hãy nêu cảm nghĩ của em về người mẹ


Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói được đặt làm nhan đề cho một
cuốn sách: “Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường”
Đề bài: Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói : “Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường”
Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói : “Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường”
Bài làm:
Có ai đó đã từng nói rằng: Sự khác biệt giữa những người thành công và những người thất bại không phải là ở sức mạnh,
kiến thức hay sự hiểu biết – mà chính là ở ý chí. Có thể thấy, ý chí có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Ý chí giúp
chúng ta biết vượt qua giông tố của cuộc đời, chinh phục khó khăn thử thách và biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Gặp gỡ tư
tưởng với câu nói trên, cũng đã có ý kiến cho rằng: “Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường”.
Trước hết, chúng ta hãy cùng tìm hiểu ý kiến: “Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường” có nghĩa là gì. Ý chí là à khả năng tự
xác định mục đích cho hành động và hướng hoạt động của mình, khắc phục mọi khó khăn nhằm đạt mục đích đó. Còn “con
đường” là gì? Chúng ta có thể hiểu nó theo nhiều cách, con đường đó có thể là đường dẫn đến mục tiêu, lí tưởng, con đường
dẫn đến tương lai, con đường dẫn đến thành công,… Và dù chúng ta hiểu nó như thế nào thì trên mỗi con đường ấy đều có sự
hiện diện của ý chí và nghị lực. Bằng cách diễn đạt ngắn gọn, câu nói Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường” muốn nhắn
nhủ với chúng ta rằng: trong cuộc sống có vô vàn những khó khăn, thách thức đang đón chờ chúng ta ở phía trước nhưng nếu
chúng ta có ý chí, nghị lực thì chắc chắn chúng ta đều sẽ tìm thấy con đường dẫn đến thành công.
Vậy tại sao chúng ta cần có ý chí? Trước hết, chúng ta đều biết rằng, con đường dẫn đến thành công và hạnh phúc không hề
bằng phẳng và trái lại, có đầy những chông gai thử thách. Để có thể vượt qua khó khăn, thử thách ấy, chúng ta cần có ý chí.
Ý chí sẽ giúp chúng ta có nghị lực kiên cường, lòng quyết tâm sắt đá, lòng dũng cảm để đạp đổ mọi khó khăn thử thách ấy.
Mỗi lần trải qua khó khăn thử thách ấy, hẳn bạn sẽ thấy mình trưởng thành hơn. Hơn nữa, không phải lúc nào, chúng ta cũng
có thể quật đổ những gian nan, thách thức kia. Đôi khi, chúng ta sẽ vấp ngã và thất bại. Đó có thể là những cú vấp ngã rất đau
đớn nhưng đừng vội bỏ cuộc. Hãy nghỉ ngơi, dừng chân, từ từ nhen nhóm ngọn lửa của ý chí, đứng dậy, và tiếp tục vững
vước tiếp. Mỗi một lần chúng ta can đảm đối mặt với khó khăn thử thách là một lần chúng ta lại được tôi luyện bản thân
mình. Từ đó, chúng ta học hỏi được nhiều kinh nghiệm sống để có thể giải quyết khó khăn một cách dễ dàng hơn. Như vậy,
chúng ta đều thấy rằng: : ý chí có vai trò quan trọng trong cuộc sống. Ý chí giúp chúng ta vượt qua khó khăn, chinh phục thử
thách; ý chí là chìa khóa để mở ta con đường thành công. Nếu thiếu đi ý chí tức là chúng ta đã chịu đầu hàng trước khó khăn
thử thách, mặc cảm cho số phận quyết định bản thân mình. Dần dần, chúng ta sẽ bị rơi vào thất bạn. Trong cuộc sống, đã có
rất nhiều tấm gương vượt qua nghịch cảnh, khó khăn nhờ vào ý chí, nghị lực. Những trang sách Nơi nào có ý chí, nơi đó có
con đường đã ghi lại nhiều những cái tên, dấu ấn của con người trẻ tuổi nhờ vào ý chí, nghị lực mà chinh phục mọi khó khăn,

đặt trên đến đỉnh thành công. Điển hình trong số đó, phải kể đến người anh hùng của thời đại Nick Vuijic. Sinh ra đã không
có tứ chi, phải đối mặt với sự chế giễu của những người xung quanh, anh rơi vào trầm cảm và có ý định từ bỏ cuộc sống. Thế
rồi anh nhận ra rằng, trên thế giới này, còn rất nhiều người khác chịu thiệt thòi giống mình, anh dần chấp nhận khuyết tật của
bản thân và có suy nghĩ vô cùng tích cực rằng: “Chúa tạo ra tôi ắt phải có dụng ý nào đó và sẽ không để tôi mãi mãi trở nên
vô dụng”,…” tôi được sinh ra không phải vì sự trừng phạt của Chúa mà vì sự sáng tạo của Người để hiện lộ những công
việc đặc biệt của Người qua tôi”. Nhờ suy nghĩ tích cực, Nick đã tốt nghiệp đại học với tấm bằng kép và trờ thành nhà diễn
thuyếy, tuyên truyền động lực và đại sứ truyền cảm hứng sống nổi tiếng trên thế giới. Hay chúng ta cũng có thể kể đến nhà
soạn nhạc đại tài: Ludwig Van Beethoven, một con người đã dũng cảm vượi qua nỗi đau mất đi thính giác, một con người đã
tạo nên những kiệt tác khiến cả thể giới phải ngưỡng mộ.
Như vậy, tất cả chúng ta đều thấy rằng, nếu có ý chí, không một khó khăn, thách thức nào có thể cản bước. Tuy nhiên, trong
cuộc sống hiện nay, có ít người nhận thức rõ về diều này. Bên cạnh những con người sống có ý chí, nghị lực, chị khó tôi rèn
bản thân mình trong khó khăn thách thức thì lại có những con người sống thiếu ý chí. Họ mới chỉ vấp phải một chút thất bại
mà đã bỏ cuộc, để mặc cho số phận quyết định. Đó là kiểu sống tầm thường, vô giá trị và không có ý nghĩa.
Mặc dù, ý chí là giúp chúng ta bước đến đỉnh thành công một cách nhanh nhất nhưng nếu chỉ ý chí, nghị lực thôi thì chưa đủ.
Con đường đến thành công đòi hỏi rất nhiều thứ. Muốn thành công, chúng ta cũng cần có hoài bão, ước mơ, lí tưởng sống.
Thêm nữa, chúng ta cũng cần trau dồi vốn kiến thức, vốn sống, tích lũy kinh nghiệm sống từ người khác, học hỏi người khác.
Khi chúng ta có được những kĩ năng sống cần thiết như vậy, cùng với ngọn lửa của ý chí, nghị lực, chắc chắn chúng ta đều có
thể đạt được thành công.
Nhà văn Nguyễn Bá Học đã từng khẳng định: Đường đi khó không vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e
sông. Nếu chúng ta dũng cảm, có ý chí, nghị lực thì chẳng sông núi nào có thể cản bước được chúng ta cả. Đó cũng là thông
điệp của câu nói “Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường”.Đó không đơn thuần chỉ là một câu nói nhắn nhủ với chúng ta về
việc sống phải có ý chí và nghị lực mà nó còn được chọn làm tên của một cuốn sách với đầy niềm cảm hứng mới mẻ. Nếu
bạn chưa tìm được ngọn lửa sống của mình, tôi khuyên bạn nên tìm đọc mua cuốn sách này bởi trong đó chứa rất nhiều câu
chuyện sẽ giúp bạn có thêm ý chí, động lực sống để vững bước trên con đường của mình. Khi gấp cuốn sách lại, tôi đã thấy
được một điều kì diệu trước mắt của mình. Còn bạn thì sao? Hãy thử xem…


Đề bài: Bình luận ý kiến: Khoa học mà không có lương tâm chỉ là sự tàn lụi của tâm hồn ( Rabelais)
Bài làm:
Khoa học kĩ thuật phát triển gắn liền với sự phát triển và vận động của xã hội. Chúng ta đã từng chứng kiến nhiều sự đổi thay

đáng ngạc nhiên. Con người, từ thuở sơ khai, đã biết sử dụng công cụ đồ đá để bắt lửa, săn bắt thú dữ. Ngày nay, họ đã biết
sử dụng công cụ hiện đại của khoa học kĩ thuật. Lịch sử phát triển của loài người ghi nhận những thành tự to lớn, không thể
nào kể hết của khoa học công nghệ . Đối với xu thế hiện nay, chúng ta cần thấy rõ được mối quan hế giữa khoa học và nhân
văn. Ngay từ thế kỉ XXI, Rabelais – một nhà văn đã lên tiếng cảnh giác: : Khoa học mà không có lương tâm chỉ là sự tàn lụi
của tâm hồn.
Chúng ta điều biết rằng, khoa học là một lĩnh vực rộng lớn bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như: toán học, thiên văn học,
sinh học, văn học,… Khoa học ngày nay nhằm khám phá ra các quy luật, hiện tượng tồn tại trong tự nhiên, sáng chế, phát
minh ra các công cụ hiện đại nhằm phục vụ đời sống tinh thần của con người. Đạo đức là nền tảng cho sự phát triển của khoa
học kĩ thuật, khoa học phát triển nhằm phục vụ mục đích tốt đẹp của con người. Nếu không có đạo đức, phát minh khoa học
sẽ chỉ thỏa mãn được tham vọng tham lam ích kỉ của con người. Từ đó, loài người sẽ bị rơi xuống bờ vực diệt vong, bị đẩy
tới chỗ hủy hoại tâm hồn mình. Một người sở hữu trí tuệ siêu phàm, xuất sắc trong nhiều lĩnh vực khoa học, hiểu biết sâu
rộng mà không có lương tâm, không bồi dưỡng nhân cách bản thân thì cũng sẽ dẫn đến chỗ băng hoại, lụi tàn của tâm hồn.
Vậy là, bằng những lời lẽ ngắn ngọn mà khúc triết, Rabelais đã cho chúng ta bài học thấy được mỗi quan hệ chặt chẽ giữa
khoa học và nhân văn. Câu nói nhắc nhở chúng ta rằng: khoa học phát triển luôn luôn phải hướng tới mục đích tốt đẹp để
phục vụ đời sống vật chất, tinh thần của con người. Đồng thời, nó cũng là phát súng hiệu, cảnh tình đối với những người con
người đang sử dụng thứ khoa học vì mục đích phi nghĩa, làm lụi tàm tâm hồn của con người. Mỗi người chúng ta, không chỉ
trau dồi cho mình về mặt kiến thức mà còn phải bồi đắp, hoàn thiện vẻ đẹp của nhân cách, của tâm hồn.
Từ trước tới nay, lịch sủ phát triển của nhân loại, biết bao lần đã chứng kiến sự phát triển và thay đổi đáng ngạc nhiên của
khoa học kĩ thuật. Từ thời những thời sử dụng điện thoại chỉ vì mục đích giao tiếp cho đến ngày nay, việc sử dụng điện thoại
còn vì những mục đích cao hơn như tiếp cận thông tin, giao lưu kết bạn với mọi người ở khắp nơi trên thế giới,… Thế rồi
hàng ngàn, hàng vạn những phát minh khoa học ra đời như: máy hơi nước, máy vi tính, cừu dolly nhân bản vô tính, tàu vũ
trụ,.. Và cũng đã rất nhiều lợi ích to lớn mà khoa học mang lại. Ví dụ như, việc phát minh ra máy tính có thể giúp con người
tiếp cận với kho tri thức khổng lồ của nhân loại để làm phong phú vồn sống, vốn kiến thức của mình. Hay việc nhân bản vô
tính cừu Dolly cũng có thể nhân bản vô tính nhiều loài khác đã cứu sống các loài sinh vật khác đang đứng trên bờ vực tuyệt
chủng. Sự phát minh ra nhiều loại thuốc mới trong ý học cũng đã trị khỏi nhiều căn bệnh nguy hiểm. Khoa học kĩ thuật ngày
càng tiến bộ thì sức lao động của con người sẽ dân được giải phóng. Nhờ những máy móc, thiết bị hiện đại, phần nào việc lao
động của con người cũng sẽ trở nên ít vất vả hơn. Đồng thời, khoa học cũng làm cho con người hiểu sâu, học rộng, có thêm
nhiều kiến thức để phục vụ cho những mục đích chính đáng của cá nhân mỗi người.
Tuy nhiên, hầu hết mọi thứ trong cuộc sống đều như một con dao hai lưỡi, có cả mặt lợi và cả mặt hại. Khoa học kĩ thuật
cũng không nằm ngoài điều này. Bên cạnh những phát minh vĩ đại phục vụ mục đích tốt đẹp của con người, phát minh khoa

học vì mục đích vụ lợi cá nhân, làm lụi tàm tâm hồn, đẩy nhân loại tới bờ diệt vong cũng không ít. Ví dụ, phát minh ra bom
nguyên tử, Mĩ đã thả hai quả bom xuống thành phố Hirosima và Nagasaki của Nhật Bản làm hơn 8000 người chết vào năm
1945. Việc phát minh ra thuốc trừ sâu cũng đã làm ảnh hưởng không ít tới môi trường thiên nhiên và sức khỏe của con người.
Các hóa chất độc hại được phát minh ra nhằm mục đích vụ lợi như hóa chất tạo nạc cho thịt lợn mà ngày nay chúng ta vẫn
thường hay gặp và gọi đó là thực phẩm bẩn. Rất nhiều những con người đang lạm dụng khoa học nhằm những mục đích xấu
xa, chỉ biết đến lợi ích bản thân mà không biết đến lợi ích của người khác. Rồi có cả những con người chỉ lo làm giàu vốn
kiến thức bản thân mà không trau dồi, làm đẹp tâm hồn mình. Đó là những hiện tượng xấu và đáng trê trách, lên án.
Như vậy, tất cả chúng ta đều đã nhận thức rõ được hiểm họa khôn lường của khoa học không có lương tâm. Trước sự phát
triển không ngừng của khoa học kĩ thuật, mỗi chúng ta hãy tự nhận thức đầy đủ và rõ ràng rằng: khoa học phát triển là để
phục vụ cho mục đích tốt đẹp, đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Chỉ khi chúng ta chịu thay đổi nhận thức,
suy nghĩ và hành động của chúng ta sẽ thay đổi và nhờ đó, chúng ta sẽ không sự dụng khoa học vào những mục đích xấu xa,
làm lụi tàn tâm hồn con người. Thêm vào đó, chúng ta hãy tuyên truyền và kêu gọi lương tâm con người, ngăn trặn sự phát
triển của hoa học theo hướng tiêu cực, lên tiếng đấu tranh bảo vệ nền hòa bình thế giới . Khoa học dù có phát triển như thế
nào thì việc bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn mình vẫn là điều vô cùng quan trọng. Vì vậy, chúng ta hãy cố gắng tận dụng thành
tựu của khoa học kĩ thuật để làm cho cuộc sống ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Đề bài: Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về câu nó: “Việc học như việc trồng cây, mùa xuân cho hoa,
mùa thu được quả”.
Bài làm:
Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa UNESCO từng đề xướng mục đích của việc học: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định
mình. Trong thời đại xã hội phát triển, việc học là một điều vô cùng cần thiết đối với tất cả mọi người ngày nay, đặc biết là với học sinh, sinh
viên – chủ nhân tương lai của đất nước. Muốn đi được trên con đường thành công trong cuộc sống , mỗi người chúng ta cần phải có một nền
tảng kiến thức vững chắc. Tuy nhiên, điều đó là không hề dễ dàng chút nào, nó đòi hỏi con người phải trả qua một quá trình nỗ lực, phấn đấu
không ngừng nghỉ. Như có câu nói cho rằng: “Việc học như việc trồng cây, mùa xuân cho hoa, mùa thu được quả”.


Chúng ta đều biết rằng, “học” là quá trình tiếp thu những cái mới, bổ sung, trau dồi các kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm. Nhờ vào việc học,
chúng ta có thêm nhiều kiến thức về thế giới bên ngoài, làm những việc đóng góp ích lợi cho xã hội và hơn hết học là để tự khẳng định chính
bản thân mình. Nói việc học như việc trồng cây nghĩa rằng quá trình học tập cũng như quá trình phát triển của một cái cây, phải trải qua

nhiều khó khăn, cay đắng nhưng chỉ cần chúng ta kiên trì, bền bỉ chúng ta sẽ thu được hoa thơm, quả ngọt. Bằng cách nói ngắn gọn và khúc
triết, câu nói “Việc học như việc trồng cây, mùa xuân cho hoa, mùa thu được quả” đã giúp chúng ta nhận thức rõ được rằng quá trình học tập
vô cùng gian lao, vất vả và chúng ta cần phải nỗ lực không ngừng nghỉ, cần cù, miệt mài, sáng tạo thì mới có thể gặp hái được hoa thơm, quả
ngọt.
Trong xã hội hiện đại ngày nay, việc trau dồi và tích lũy kiến thức, kinh nghiệm sống là điều không thể thiếu. Cũng giống như việc trồng cây,
việc học cần có cái “gốc”, “rễ” của nó. Mọi loại cây đều bắt nguồn từ rễ và mọi loại kiến thức cũng đề bắt nguồn từ cái gốc của nó. “Gốc”,
“rễ” đó là nền tảng để cho cây phát triển khỏe mạnh. Quá trình trồng cây cũng như việc học đều tốn khá nhiều thời gian. Không chỉ tốn nhiều
thời gian mà nó còn đòi hỏi cả sự nỗ lực, kiên trì, không chịu khuất phục. Cũng giống như loài cây phải chịu nhiều phong ba, bão táp của
thiên nhiên thì việc học chúng ta phải chịu nhiều cay đắng. Không ít lần, chúng ta đã bị vấp ngã, thất bại. Vấp ngã, thất bại trong cuộc sống
cũng như việc cái cây bị gãy, đổ do giông tố của thiên nhiên là điều khó tránh khỏi. Nhưng điều quan trọng là chúng ta biết đứng dậy, ươm
mầm lại cho cái cây của mình. Nếu chúng ta chịu kiên trì, cố gắng, quyết tâm bền bỉ, có ý chí kiên cường, niềm tin son sắt thì chắc chắn, khi
mùa xuân tới sẽ mang theo bao hoa thơm, mùa thu đến sẽ đem theo bao quả ngọt. Đó chính là những thành quả mà chúng đạt được. Như
nhành cây vươn lên đón tia nắng mặt trời, chúng cần ta cần cố gắng, chủ động trau dồi và tích lũy kiến thức. Trong cuộc sống, đã có biết bao
nhiêu những tấm gương cần cù, vượt khó vướn tới thành công. Điển hình là anh Adam Khoo – một con người đã từ “đần độn”trở thành
“thiên tài”, tác giả của cuốn sách bán chạy Tôi tài giỏi, bạn cũng thế. Ban đầy, Adam Khoo là một cậu bé tầm thường, ngỗ nghịch, thậm chỉ
bị coi là “đần độn”. Nhưng nhờ vào việc thay đổi nhận thức, cố gắng không ngừng trong học tập, cậu đã trở thành “thiên tài”. Tự mình vươn
lên thành triệu phú, Adam sở hữu và quản lí bốn ngành kinh doanh với tổng thu nhập 20 triệu đôla. Trong vòng hơn 5 năm qua, anh đã động
viên, thúc đẩy, đào tạo hơn 20.000 học sinh, sinh viên, giáo viên, quản lí cách thức học tập và kĩ năng thay đổi hành động.
Câu nói “Việc học như việc trồng cây, mùa xuân cho hoa, mùa thu được quả” đã bao hàm chân lí, quan niệm sâu sắc: quá trình học tập thì
vô cùng khó khăn vất vả nhưng thành quả của nó lại vô cùng ngọt ngào. Nhưng đáng tiếc thay, hiệện nay, không phải ai trong đời sống
cũng ý thức được điều này, đặc biệt là đối với giới trẻ. Có nhiều người chỉ biết ăn chơi, hương thụ mà không chăm lo học tập, trau dồi kiến
thức. Đó là một hiện tượng đáng phê phán và chê trách.
Để có thể được những hoa thơm quả ngọt kia, bên cạnh việc trau dồi kiến thức, chăm chỉ học tập, sáng tạo không ngừng nghỉ, chúng ta cũng
cần phải hoàn thiện bản thân, xây dựng nhân cách, thái độ sống lí tưởng, hợp lí. Vậy làm thế nào chúng ta có thể học tập một cách hiệu quả.
Có thể thấy, đối với việc trồng một cái cây, chúng ta cần bón phân, chăm sóc, tưới nước,… Đối với việc học cũng vậy, chúng ta cần thời gian
chăm sóc cho cái cây kiến thức của mình. Nếu ta không thường xuyên chăm sóc cái cây chu đáo cũng như không chăm lo cho việc học hành,
thì cuối cùng, dù mùa xuân, mùa thu có đến cũng chẩng có hoa thơm, quả ngọt nào cả. Không những vậy, trong quá trình học hỏi và tích lũy
kiến thức, chúng ta chỉ nên tiếp thu điều tối và loại bỏ những điều xấu. Những điều xấu xa cũng giống như những con sâu, con bọ sẽ làm
hỏng cây của chúng ta. Bởi vậy, chúng ta cần phải diệt trừ, loại bỏ nó để tránh hưởng tác động tiêu cực đến cây của chúng ta. Thêm
vào đó, để có những hoa thơm, trái ngọt của riêng mình và không giống ai, chúng ta cần phải sáng tạo không ngừng nghỉ và sáng tạo một

cách có trách nhiệm. Thành quả mà chúng ta đạt được phụ thuộc vào chính bàn tay mà ta chăm sóc nên.
Như vật, có thể khẳng định Việc học như việc trồng cây, mùa xuân cho hoa, mùa thu được quả là một ý kiến vô cùng xác đáng. Cũng như có
ý kiến cho rằng: Cái rễ của học hành thì đắng cay nhưng quả của nó thì ngọt ngào. Cho dù ởở bất kì thời đại nào, việc học đều cần thiết với
tất cả mọi người. Vì vậy, mỗi chúng ta hãy thay đổi nhận thức rõ răng, xác định mục tiêu học tập và làm việc, kiên trì theo đuổi, không
ngừng học hỏi tích lũy kiến thức, hoàn thiện nhân cách. Chúng ta đề thểu gặt hát được hoa thơm quả ngọt dù sớm hay muộn bởi
con đường đến thành công đều có hướng đi của riêng mỗi người.

Đề bài: Trình bày suy nghĩ về ý kiến: Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả về phía sau bạn
Bài làm:
Cuộc sống của chúng ta luôn trắc trở và ẩn chứa nhiều chông gai, thách thức. Có những khó khăn, thứ thách mà chúng ta có thể dễ dàng
vượt qua nhưng lại có những khó khăn, thách thức khiến chúng ta phải vấp ngã. Vậy bạn đã làm gì sau những lần vấp ngã đó? Dũng cảm vực
dậy để đạp đổ khó khăn thử thách đó hay hèn nhát đầu hàng để chịu sự khuất phục của khó khăn, thử thách đó? Nếu là tôi, tôi sẽ chắc chắn sẽ
can đảm đứng dậy và tiếp túc đương đầu với chông gai, thử thách ấy bởi tôi tin rằng, chừng nào, tôi còn cảm nhận được ánh bình minh kì
diệu, tiếng chim hót chuyền cành mỗi sớm ban mai, tiếng sóng vỗ rì rào nồng hơi thở của biển, chừng đó, tôi vẫn còn cơ hội. A-mo-ni-mus
từng nói: “Con đường gần nhất để ra khỏi gian nan là đi xuyên qua nó”. Vì vậy, cho dù cuộc sống này chứa nhiều bất hạnh, đắng cay, gian
nan, thử thách thì chúng ta nên nhớ rằng: Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả về phía sau bạn.
Ánh sáng mặt trời là thứ ánh sáng rực rỡ, ấm nóng và kì diệu nhất của thiên nhiên. Mỗi buổi sớm ban mai, mở của số và hướng mình về
phía ánh bình minh, chúng ta sẽ cảm nhận được thứ ánh sáng kì diệu đó. Khi đó, hiển nhiên rằng bóng tối sẽ ngả dần về phía sau lưng chúng
ta. Hướng về phía mặt trời tức là hướng mình tới những điều tốt đẹp. Bóng tối sẽ ngả về phia sau bạn ngụ ý rằng khi bạn hướng tới những
điều tốt đẹp thì những sự xấu xa, u ám sẽ bị đẩy lùi và chìm dần vào trong quá khứ. Như vậy, nói Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ
ngả về phía sau bạn tức là khẳng định rằng: Trong cuộc sống, chúng ta phải luôn có thái độ sống lạc quan, tích cực, hướng mình tới những
điều tốt đẹp, tránh xa những sự xấu xa, u ám. Có như vậy, chúng ta mới có thể tận hưởng cuộc sống này một cách trọn vẹn và đầy ý nghĩa
nhất.
Trong cuộc sống, ai ai trong số chúng ta mà chẳng mong muốn gặt hái được nhiều thành công và hạnh phúc. Tuy nhiên, con đường
chúng ta đi không hề bằng phẳng mà trái lại, nó gập gềnh, khúc khuỷu, ẩn chứa những gian nan, thách thức. Vì vậy, để vượt qua khó khăn
ấy, chúng ta hãy can đảm đương đầu với nó. Nhưng, không phải lúc nào những khó khẳn, thử thách ấy cũng có thể chinh phục được một
cách dễ dàng. Đôi khi, chúng ta sẽ vấp ngã và thất bại. Có những lúc, bản tưởng chừng như cả thế giới trước mắt mình đap sụp đổ. Tuy
nhiên, nếu bạn có ý chí, nghị lực và một niềm tin son sắt để xuyên qua nó, bạn sẽ thấy mình mạnh mẽ và trưởng thành tới mức nào. Từ đó,
chúng ta lại có thêm động lực để vượt qua những khó khăn khác trong cuộc sống. Đó chính là sức mạnh kì diệu của ánh sáng mặt trời. Thứ
ánh sáng nâng đỡ những con người vấp ngã trong cuộc sống biết tự mình can đảm vực dậy, thứ ánh sáng đẩy lùi sự u ám xấu xa cho những

con người đang tìm lỗi ra trong mê cung tăm tối. Những con người ấy luôn tin vào điều kì diệu và ánh sáng mặt trời, tin vào một tương lai tốt
đẹp. Như vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng, cuộc sống luôn đầy những khó khăn và những khó khăn, thách thức ấy chỉ dành cho đôi chân
của những con người dũng cảm, biết vươn lên, hướng mình về những điều tốt đẹp. Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả về phía sau
bạn – một câu danh ngôn ngắn gọn, khúc triết nhưng đã để lại cho chúng nhiều những bài học sâu sắc khiến cho chúng ta phải suy nghĩ và
thay đổi thái độ sống.
Để có thể vươn mình tới những điều tốt đẹp, biết cách đứng dậy sau mỗi vấp ngã, chúng ta cùng học hỏi từ những người đã đạt nhiều
thành công đáng nể phục trong cuộc sống. Điển hình là anh Nick Vujicic – một con người tràn đầy nghị lực phi thường. Nick sinh ra đã


không có tứ chi, phải đối mặt với sự chế giễu của những người xung quanh, anh rơi vào trầm cảm và có ý định từ bỏ cuộc sống. Thế rồi anh
nhận ra rằng, trên thế giới này, còn rất nhiều người khác chịu thiệt thòi giống mình, anh dần chấp nhận khuyết tật của bản thân và có suy
nghĩ vô cùng tích cực rằng: “Chúa tạo ra tôi ắt phải có dụng ý nào đó và sẽ không để tôi mãi mãi trở nên vô dụng”,…” tôi được sinh ra
không phải vì sự trừng phạt của Chúa mà vì sự sáng tạo của Người để hiện lộ những công việc đặc biệt của Người qua tôi” . Nhờ suy nghĩ
tích cực, Nick đã tốt nghiệp đại học với tấm bằng kép và trờ thành nhà diễn thuyếy, tuyên truyền động lực và đại sứ truyền cảm hứng sống
nổi tiếng trên thế giới. Hay chúng ta cũng có thể kể đến anh Đặng Lê Nguyên Vũ. Chứng kiến cảnh cha bị bệnh nặng, chỉ cần 2 triệu đồng
mà vay mượn cả đại gia đình cũng không đủ, cậu con trai mười sáu tuổi – Đặng Lê Nguyên Vũ đã thề với lòng: Một ngày nào đó mình sẽ
thay đổi cuộc sống của đại gia đình này. Anh học đại học ngành Y mà nhận ra rằng ngành Y không thể đáp ứng được ước mơ và tham vọng
của mình, năm thứ ba đại học, anh quyết định nghỉ học và vào thành phố Hố Chí Minh kiếm tìm cơ hội. Ít ai biết rằng, chàng trai trẻ khởi đầu
sự nghiệp bằng căn nhà thuê chỉ vài mét vuôn để xay cà phê, vay từng kí cà phê, đạp xe hàng cây số để giao hàng cho khách,… lại trở thành
ông chủ của tập đoàn sản xuất cà phê Trung Nguyên – hãng Cà phê hàng đầu Việt Nam. Rõ ràng chúng ta đều thấy rằng, khi biết hướng bản
thân mình tới những điều tốt đẹp thì mọi chuyện khó khăn đều có thể vượt qua. Nhưng trong cuộc sống ngày nay, không phải cũng ý thức
được điều này. Xã hội phát triển đòi hỏi mỗi con người chúng ta cũng cần phải phát triển theo, tuy nhiên, có đôi khi, chúng ta bị cuốn vào
những bộn bề của cuộc sống, áp lực công việc đè nặng. Vì vậy, có một số người đã không đủ ý chí nghị lực để vượt qua nó, thay vì lạc quan,
vui sống thì họ lại thường có những suy nghĩ tiêu cực. Họ dễ thiếu đi niềm tin và dễ bị đẩy đến vực thẳm tăm tối, u ám.
Bởi vậy, mỗi người cần thay đổi nhận thức và thái độ sống. Chúng ta hãy biết nghĩ lạc quan, sống tích cực, nhìn nhận cuộc sống theo
những hướng khác nhau. Có ai đó từng nói “ Bạn chỉ có hai cách để sống: một là như thể chẳng có điều gì là điều kì diệu, hai là như thể tất
cả đều là điều kì diệu”. Cuộc sống của chúng ta đều phụ thuộc vào cách chúng ta nhìn nhận và chỉ cần chúng ta thay đổi cách nhìn, thì cuộc
sống cũng thay đổi, đời thay đổi khi chúng ta thay đổi. Vì vậy, hãy lạc quan hơn, nhìn cuộc sống theo hướng tích cực, hướng về phía mặt trời
dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, mọi khó khăn đều sẽ lùi về sau chúng ta và đi vào dĩ vãng. Thêm vào đó, mỗi chúng ta cũng cần thắp lên
trong trái tim ngọn lửa của ý chí, nghị lực kiên cường và niềm tin son sắt để có thể dũng cảm đối mặt với khó khăn và biết đứng dậy sau vấp

ngã. Hãy tự tạo cho mình một niềm đam mê, kiên định và theo đuổi nó, bạn sẽ cuộc sống này đẹp đến mức nào.
Có thể khẳng định, Hãy hướng về phía mặt trời bóng tối sẽ ngả dần về phía sau bạn là một ý kiến đúng đắn và nó luôn đúng con người
ở mọi thời đại bởi lẽ cho dù cuộc sống này có phát triển thế nào, chúng ta vẫn phải đối mặt với khó khăn, thách thức. Vì vậy, hãy biết hướng
mình về phía mặt trời để tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn hơn.

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Đề bài: Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói: “Theo đuổi đam mê, thành công sẽ chạy theo bạn”.
Bài làm:
Tỉ phú Bill Gates được biết đến là tủ phú giàu nhất hành tinh chia sẻ về bí quyết thành công của mình: Đam mê và thành công luôn đi
cùng nhau. Cùng khẳng định về vai trò của niềm đam mê, trong bộ phim Ba chàng ngốc có câu nói nổi tiếng: Theo đuổi đam mê, thành công
sẽ chạy theo bạn. Câu nói đem đến cho chúng những giá trị sâu sắc, nhất là đối với những người muốn chinh phục thành công.
Có thẻ nói, thành công là điều mà ai cũng mong muốn, khao khát trong cuộc sống. Mỗi người trong chúnng ta hẳn đều có định nghĩa thành
công cho riêng mình. Với tôi, thành công là đạt được mục tiêu mình đặt, gặt hái kết quả rực rỡ, có những chiến thắng ving quang sau quá
trình nỗ lực bền bỉ không ngừng. Còn đam mê là những trạng thái cảm xúc mãnh liệt, vượt lên mức bình thường. Đam mê hiểu là những
công việc chính đáng hữu ích với tất cả sự nhiệt tình, say mê. Với cách diễn đạt ngắn gọn, khúc triết, câu nói gửi đến chúng ta một triết lí,
một quan niệm nhân sinh tích cực: Thành công chỉ mỉm cười với những ai lao động bằng tất cả sự nhiệt thành, nhiệt tâm, say mê. Nói cách
khác, đam mê là một trong yếu tố quyết định thành công của mỗi chúng ta.

Tại sao chúng ta lại khẳng định Theo đuổi đam mê, thành công sẽ chạy theo bạn? Có thể nói, hành trình đến với thành công không hề dễ
dàng mà trái lại, vô cùng khó khăn, cay đắng. Nói đòi hỏi người chinh phục phải có năng lực vững vàng, bền gan quyết chí. Đam mê được
xem là động lực có khả năng kích thích, truyền cảm hứng và thổi bùng lên nhiệt huyết. Ban-dắc đã từng khẳng định “Tất cả tính nhân văn lá
sự đam mê, không có đam mê, tôn giáo, tiểu thuyết, lịch sử đề là vô ích”. Khi làm việc với tất cả nhiệt huyết đam mê, con người sẽ khai phá
năng lực tiềm ẩn, bất ngờ của mình mà đạt hiệu quả cao hơn trong công việc. Khi đam mê quyết cháy hết mình cho công việc, con người sẽ
đủ ý chí, nghị lực để vượt ca hành trình xa thẳm, đầy gian nan để cán đích thành công. Cũng nhờ đam mề và chỉ có đam mê, óc sáng tạo mới
được thăng hoa mãnh liệt nhất. Chúng ta đã từng chứng kiến rất nhiều người chạm tay đến cánh cửa thành công của mình nhờ vào niềm đam
mê. Điển hình như là nhân tài về thế giới<>

Đam mê song hành với thành công, trái lại, thiếu nhiệt huyết, thiều đam mê, chúng ta sẽ thất bại. Có ai đó đã tửng khẳng định: “Chỉ có đam
mê, những đam mê lớn lao mới làm nên những điều vĩ đại”. Không những vậy, thiếu đam mê, không có ước mơ là dấu hiệu của một đời sống

tầm thường. Đam mê là con thuyền dẫn ta đến đại dương thành công. Thế nhưng thật đáng tiếc thay, không phải ai cũng nhận thực sâu sắc
chân lí muôn đời này. Bên cạnh tấm gươn dám cháy hết mình trong đam mê thì còn không ít những kẻ sống không chút đam mê, sống không
có lí tưởng. Có những kẻ không dám theo đuổi đam mê đến cùng, lại có những kẻ đam mê hời hợt, làm việc qua loa, thiếu trách nhiệm. Lối
sống thiếu nhiệt thành, nhiết tâm như vậy thật đáng bài trừ.

Mặc dù biết rằng Theo đuổi đam mê, thành công sẽ chạy theo bạn, nhưng đam mê không phải là yếu tố duy nhất để tạo nên thành công. Chia
sẻ về bí quyết thành công của mình, giáo sư Ngô Bảo Châu – người đã nhận giải thưởng Fields toán học tùng nói: Tôi không có bí quyết nào
cả. Phương pháp của tôi chỉ tóm tắt trong ba từ: kỉ luật, đam mê, quả cảm. Cuộc sống rất cần đam mê, tuy nhiên chúng chỉ có giá trị khi đó


là đam mê chân chính, đúng đắn. Chúng ta cầ cảnh giác cao độ với đam mê, ham muốn sai lầm, mù quáng. Đó đam mê tội lỗi, đó cũng là
ngọn lửa nhưng không phải tỏa sáng mà để thiêu trụi và hủy diệt sự sống.

Đề bài: Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói sau: “Trên bước đường thành công không
có dấu chân của kẻ lười biếng”
Bài làm:
Trong cuộc sống, có lẽ ai trong chúng ta cũng đều mong muốn gặt hái được nhiều thành công. Thành công, đó có thể là lúc chúng ta tự mình
nỗ lực đặt chân lên đỉnh núi cao vời vợi rồi lặng ngắm cả thế giới, là phút giây giật tung dải ruy băng và vỡ òa trong chiến thắng vì biết mình
là người về đích trên đường đua sớm nhất,… Đó chính là kết quả của sự rèn luyện và phấn đấu không ngừng. Không ai trong chúng ta đạt
được thành công mà không phải chăm chỉ, mệt mài, khổ luyện. Cũng giống như câu nói “ Trên bước đường thành công không có dấu chân
của kẻ lười biếng”
Thành công là khi bạn đạt được một mục tiêu, một điều gì đó trong cuộc sống và có lẽ thành công là ước muốn của rất nhiều người. Một con
người thành công thường là người có đỉnh cao trên cuon đường công danh sự nghiệp, có địa vị nhất định. “Lười biếng” là không chịu làm
việc, không chịu suy nghĩ, là thụ động, không cố gắng nỗ lực phấn đấu. Còn “dấu chân” là một cách nói hình tượng để chỉ những dấu ấn của
con người trên bước đường thành công, những con người đó là những con người luôn lao động miệt mài, chăm chỉ học tập, sáng tạo không
ngừng nghỉ. Và học xứng đáng được bước trên con đường đó. Nói “Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng” tức
là khẳng định hành trình đến thành công không bao giờ có sự góp mặt của những kẻ lười biếng. Và chúng ta không thể thành công nếu không
chăm chỉ, miệt mài làm việc và cố gắng theo đuổi mục tiêu mà mình đã đặt ra. Cánh cửa thành công chỉ chào đón những ai nỗ lực không
ngừng nghỉ.
Có thể thấy, thành công không phải là đích đến mà là cả một hành trình dài dằng dặc. Liệu rằng những con người biếng liệu có đủ kiên nhẫn

để bước đi trên con đường đó? Hơn nữa, con đường ấy không chỉ dài mà nó còn nhiều cạm bẫy, những chông gai, thử thách. Những kẻ lười
biếng khi bước đi trên con đường đấy, chắc chắn sẽ vấp ngã và gặp phải những thất bại đau đớn. Đường thành công cũng không phải là con
đường mòn mà nó là con đường mới, đòi hỏi sự đột phá, sáng tạo. Những người chỉ trông chờ, ỷ lại, thụ động không chịu suy nghĩ chắc chắn
sẽ không thể thành công được. Kẻ lười biếng thụ động, dựa dẫm, thích hưởng thụ sẽ trờ thành con ngừoi ích kỉ, vô dụng cho người thân, gia
đình, và xã hội. Trái lại, nếu chúng ta chăm chỉ, chịu khó, kiên nhẫn nỗ lực không ngừng trên con đường dài ấy, chắc chắn chúng ta sẽ gặt
hái được nhiều quả ngọt, hoa thơm. Thành công cần có năng lực tốt, nhưng kể cả khi bạn có điểm xuất phát thấp, năng lực chưa tốt chỉ cần
bạn chịu khó, kiên trì bề bỉ, chắc chắn bạn sẽ đạt được điều bạn muốn. Chịu khó suy nghĩ, lao động, sáng tạo không ngừng nghỉ sẽ giúp bạn
có kinh nghiệm vững chắc, từ đó giúp bạn tự tin hơn trên con đường thành công của mình.
Câu nói “Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng” là một ý kiến vô cùng đúng đắn và xác đáng. Chìa khóa của
cánh cửa thành công chỉ nằm trong tay những con người chăm chỉ, miệt mài, coi sáng tạo là yếu tố quan trọng của cuộc sống. Thật đáng tiếc
là ngày nay, không phải ai cũng ý thức đầy đủ được điều này. Bên cạnh những con người chăm chỉ, luôn không ngừng học tập và làm việc
thì lại có những con người ý lại, biếng lười. Căn bệnh lười biếng, chây ỳ này đã trở thành căn bệnh của biết bao người. Điều đáng buồn,
trong số đó, giới trẻ lại chiếm một phần không nhỏ. Họ suốt ngày chỉ ăn chơi, chạy đua theo những thứ giá trị ảo mà quên mất sự thể hiện giá
trị thật của bản thân mình. Thật đáng chê trách cho những con người làm mất niềm tin mà xã hội đã đặt vào.
Dẫu biết rằng, chăm chỉ sẽ là chìa khóa giúp bạn mở ra cánh cửa thành công nhưng bên cạnh đó, bạn cũng phải luôn luôn sáng tạo, có lòng
quyết tâm, ý chí và nghị lực. Nếu chỉ chăm chỉ, siêng năng mà dập khuôn máy móc cũng khó có thể chạm tay đến cánh cửa thành công được.
Vì vậy, chúng ta cần phải năng động, sáng tạo đặc biệt là phải sáng tạo một cách có trách nhiệm. “Không ngừng tìm tòi, sáng tạo để hoàn
thiện bởi mọi đích đến đều có lối đi của riêng mình”. Đồng thời, chúng ta cũng cần phải luôn thắp lên cho mình một ngọn lửa ý chí và nghị
lực để có thể giúp ta vượt qua khó khăn, biết đứng dậy sau vấp ngã. Việc rèn luyện cho mình các kĩ năng sống là vô cùng quan trọng và cần
thiết. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể chăm chỉ, siêng năng? Đầu tiên chúng ta cần có lòng tự trọng. Khi tự trọng về danh dự của bản
thân, chúng ta sẽ có thể đặt ra mục tiêu, từ đó phấn đấu, cố gắng. Tự trọng và trách nhiệm là thứ động cơ để giúp chúng ta thoát khỏi căn
bệnh lười biếng. Tiếp đó, việc đặt ra cho mình một kế hoạch làm việc cụ thể, cố gắng bám sát kế hoạch và hoàn thành trọn vẹn mục tiêu đã
đặt ra. Như vậy, mỗi chúng ta đều có thể tự chữa khỏi căn bệnh lười biếng này cho mình được.
Tôi từng rất tâm đắc với câu nói của nhà bác học Albert Einstein: “Không phải là tôi quá thông minh, chỉ là tôi chịu bỏ nhiều thời gian hơn
với rắc rối”. Chúng ta đều có thể thấy rằng, không ai đạt được thành công mà lại không phải trải qua sự rèn luyện khó khăn, vất vả. Để có
được một tác phẩm hội họa được cả thế giới chiêm ngưỡng thì người họa sĩ cũng phải chăm chỉ, miệt mài, cố gắng. Để có được một giọng
hát hay được nhiều người mến mộ người ca sĩ cùng phải ngày đêm cần cù, rèn luyện. Tất cả đều nhờ vào sự chăm chỉ, siêng năng thì họ mới
có thể thành công. Vậy nên “Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”, gặp bài toán khó không suy nghĩ sao biết
mình làm được hay không. Mỗi chúng ta hãy tự rèn luyện bản thân mình, chăm chỉ, miệt mài ắt sẽ thành tài, thành giỏi.


Đề bài: “Một người đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn anh ta còn đánh mất nhiều thứ
khác nữa”
Hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của anh chị về câu nói trên.
Bài làm:
Có một câu chuyện kể rằng: có hai hạt giống nọ nằm cạnh nhau trong mảnh vườn. Hạt thứ nhất tự tin vươn mình đón ánh nắng ấm áp và phát
triển thành cái cây khỏe mạnh. Hạt thứ hai rụt rè, ngóc đầu dậy lại lo sợ nắng gió dữ dội sẽ quật ngã cơ thể yếu ớt của mình. Rồi có một
ngày, một chú gà vào vườn tìm thức ăn đã mổ dính hạt cây thứ hai yếu ớt. Bạn rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên kia? Với riêng tôi,
bài học mà tôi rút ra được đó chính là: sự thiếu tự tin có thể dẫn tới chỗ hủy diệt sự sống. Cùng bàn về tác hại của sự thiếu tự tin, sách “Dám
thành công” đã từng có câu nói: Một người đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn anh ta còn đánh mất nhiều thứ khác nữa.
Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu ý kiến Một người đánh mất niềm tin vào bản thân có nghĩa là gì? Ở đây, niềm tin vào bản thân là dám tin
vào mình, tin vào năng lực của mình, biết đánh giá vị trí và vai trò của mình trong các mối quan hệ cuộc sống. Bằng cách diễn đạt rõ ràng,
mạch lạc, khúc triết, ý kiến trong sách Dám thành công đã gửi đến thông điệp giàu ý nghĩa: khi đánh mất niềm tin vào chính mình thì con
người sẽ hủy hoại nhiều điều quý giá. Ý kiến nêu bật hậu quả khôn lường của việc đánh mất niềm tin vào bản thân, đồng thời ngầm khẳng
định vai trò ý nghĩa to lớn của sự tự tin.


Tại sao chúng ta lại khẳng định người đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn anh ta còn đánh mất nhiều thứ khác nữa. Quả thật, mất
niềm tin vào bản thân, con người sẽ không thể hiện được khả năng, khai thác hết tiềm năng, năng lực của mình. Khi không tin vào bản thân,
con người dễ dàng để tuột mất cơ hội khẳng định mình và vươn tới thành công. Khi làm việc, không tin vào mình, không có chính kiến, con
người dễ lung lay trước dư luận, dễ rơi vào tình trạng Đẽo cày giữa dường, Xôi hỏng bỏng không. Trong cuộc sống, chúng ta muốn thành
công cũng phải tác làm việc nhưng khi con người không tin vào chính mình thí sẽ không thể thuyết phục người khác tin mình. Và khi người
đó không tin ở mình thì người này rất hay hoài nghi người khác. Như vậy, cơ hội hợp tác rất là khó. Đứng trước khó khăn thử thách, khi
không tin vào chính mình, con người dễ bi quan, buông xuôi, dễ nản lòng thoái chí không có nghị lực vươn lên, không có bản lĩnh đương đầu
với gian khó. Khi đó cánh cửa thành công sẽ đóng lại, đại lộ thất bại sẽ chào đón. <>
Đánh mất niềm tin vào bản thân mình là điều vô cùng nguy hại nhưng trái lại, có niềm tin ở chính mình là điều vô cùng cần thiết, có ý nghĩa
to lớn. Tin ở mình, con người sẽ mạnh dạn bộc lộ mình, từ đó khả năng tiềm ẩn sẽ được khám phá. Khi tự tin ở mình, con người sẽ thoát khỏi
trạng thái đắn đo, do dự, lung lay hoang mang trước dư luận mà luôn chủ động trước mọi tình huống trong cuộc sống. Cuộc sống vốn không
hề dễ dàng, nó chứa đầy khó khăn, thử thách, đắng cay, bất hạnh. Làm sao có thể vượt qua khúc quanh đầy bất chấp? Không có niềm tin, con
người sẽ gục ngã, ngược lại, tin vào chính mình con người sẽ có ý chí, nghị lực, vượt qua nghịch cảnh, đạt đến bến bờ thành công.
Một người đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn anh ta còn đánh mất nhiều thứ khác nữa. Đó là một điều hiển nhiền, chân lí muôn

đời. Thế nhưng, trong cuộc sống hiện nay không phải ai cũng nhận thức được điều này. Bên cạnh những con người tràn đầy niềm tin vào bản
thân, không thiếu những kẻ tự ti, nhút nhát. Tất cả những lối sống thu mình vào trong bao, chốn trong vỏ ốc, chìm đắm trong lo âu, sợ hãi
thất bại trong tuyệt vọng đều đáng phê phán, bài trừ
Một người đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn anh ta còn đánh mất nhiều thứ khác nữa là một ý kiến đúng đắn đem lại cho chúng
ta bài học bổ ích. Ý kiến giúp chúng ta hiểu rằng: mất niềm tin vào bản thân là điều vô vùng nguy hại, tồi tệ. Mất niềm tin vào bản thân đồng
nghĩa với thất bại. Trái lại, tự tin là tài sản vô giá, là con thuyền đưa chúng ta đến bến bờ thành công. Qua đó, chúng ta cần nhận thấy rằng
chúng ra phải luôn tự tin vào bản thân mình ngay cả trong những tình huống khốn nhất.



×