Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

TIẾT 81 NGHĨA của câu (tiếp theo)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.82 KB, 4 trang )

Ngày soạn : …/01/2017
Ngày dạy : …/01/2017
Tiết
: 81

NGHĨA CỦA CÂU
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
I. Mức độ cần đạt
- Nắm được những nội dung cơ bản về 2 thành phần nghĩa của câu: nghĩa sự việc
và nghĩa tình thái.
- Nhận biết, phân tích được 2 thành phần nghĩa của câu, biết diễn đạt được nghĩa sự
việc và nghĩa tình thái bằng câu thích hợp với ngữ cảnh.
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức
- Khái niệm nghĩa sự việc, những nội dung sự việc và hình thức biểu hiện thông
thường trong câu.
- Khái niệm nghĩa tình thái, những nội dung tình thái và phương tiện thể hiện phổ
biến trong câu.
- Quan hệ giữa 2 thành phần nghĩa trong câu.
2. Kĩ năng
- Nhận biết, phân tích 2 thành phần nghĩa trong câu.
- Tạo câu thể hiện 2 thành phần nghĩa thích hợp.
- Phát hiện và sửa lỗi về nội dung ý nghĩa của câu.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
I. Phương tiện thực hiện
- Giáo viên: SGK, SGV, Chuẩn kiến thức kĩ năng ngữ văn 11, giáo án.
- Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn.
II. Cách thức tiến hành Đọc hiểu, diễn giảng, phân tích,…
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
I. Ổn định lớp Kiểm tra sỉ số
II. Kiểm tra bài cũ Đọc thuộc và phân tích bài thơ Vội vàng.


III. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
HOẠT ĐỘNG 1: HƯỚNG DẪN HS TÌM
HIỂU NGHĨA TÌNH THÁI
*GV yêu cầu HS tìm hiểu mục III trong SGK
và trả lời các câu hỏi:
1. Nghĩa tình thái là gì?
2. Các trường hợp biểu hiện nghĩa tình thái?
*GV gợi dẫn HS trả lời:
1. Nghĩa tình thái thể hiện thái độ, sự đánh giá
của người nói đối với sự việc hoặc đối với
người nghe.
2. Các trường hợp biểu hiện của nghĩa tình thái
(SGK tr.18 – 19)
2.1. Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của
người nói đối với sự việc được đề cập đến trong
câu
Giáo án Ngữ văn 11

1

NỘI DUNG CẦN ĐẠT
III. NGHĨA TÌNH THÁI
1. Khái niệm Nghĩa tình thái biểu
hiện thái độ, sự đánh giá của người nói
đối với sự việc hoặc đối với người
nghe.
2. Các trường hợp biểu hiện của
nghĩa tình thái
a. Sự nhìn nhận, đánh giá và thái

độ của người nói đối với sự việc được
đề cập đến trong câu.
- Khẳng định tính chân thực của sự
việc
- Phỏng đoán sự việc với độ tin cậy cao
hoặc thấp.
- Đánh giá về mức độ hay số lượng đối


a. Khẳng định tính chân thực của sự việc.
b. Phỏng đoán sự việc với độ tin cậy cao hoặc
thấp.
c. Đánh giá về mức độ hay số lượng đối với
một phương diện nào đó của sự việc.
d. Đánh giá về sự việc có thực hay không có
thực, đã xảy ra hay chưa xảy ra.
e. Khẳng định tính tất yếu, sự cần thiết hay khả
năng của sự việc.
2.2. Tình cảm, thái độ của người nói đối với
người nghe
a. Tình cảm thân mật, gần gũi.
b. Thái độ bực tức, hách dịch.
c. Thái độ kính cẩn.
*GV chỉ định 1 HS đọc chậm, rõ Ghi nhớ
HOẠT ĐỘNG 2: HƯỚNG DẪN LUYỆN
TẬP
Bài tập 1
- Câu a: nghĩa sự việc: nắng; nghĩa tình thái:
phỏng đoán với độ tin cậy cao (chắc).
- Câu b: nghĩa sự việc: ảnh của mợ Du và thằng

Dũng; nghĩa tình thái: khẳng định sự việc (rõ
ràng là).
- Câu c: nghĩa sự việc: cái gông; nghĩa tình
thái: tỏ thái độ mỉa mai (thật là).
- Câu d: nghĩa sự việc: giật cướp (câu 1), mạnh
vì liều; nghĩa tình thái: chỉ (câu 1), đã đành (câu
3).
Bài tập 2
a. Nói của đáng tội (lời rào đón, đưa đẩy).
b. Có thể (phỏng đoán khả năng).
c. Những (tỏ ý chê đắt).
d. Kia mà (trách yêu, nũng nịu).
Bài tập 3
- Câu a điền từ hình như thể hiện sự phỏng
đoán chưa chắc chắn.
- Câu b điền từ dễ thể hiện sự phỏng đoán chưa
chắc chắn.
- Câu c điền từ tận khẳng định khoảng cách là
xa.
Bài tập 4 Đặt câu với mỗi từ tình thái sau: chưa
biết chừng, là cùng, ít ra, nghe nói, chả lẽ, hóa
ra, sự thật là, cơ mà, đặc biệt là, đấy mà.
- Nó không đến cũng chưa biết chừng!
- Cái áo này một trăm ngàn là cùng!
- Nghe nói lại sắp có bão.
Giáo án Ngữ văn 11

2

với một phương diện nào đó của sự

việc.
- Đánh giá sự việc có thực hay không
có thực đã xảy ra hay chưa xảy ra.
- Khẳng định tính tất yếu, sự cần thiết
hay khả năng của sự việc.

b. Tình cảm, thái độ của người nói
đối với người nghe.
- Tình cảm thân mật, gần gũi.
- Thái độ bực tức, hách dịch.
- Thái độ kính cẩn.
*GHI NHỚ/ SGK
IV. LUYỆN TẬP
Bài tập 1
- Câu a: nghĩa sự việc: nắng; nghĩa tình
thái: phỏng đoán với độ tin cậy cao
(chắc).
- Câu b: nghĩa sự việc: ảnh của mợ Du
và thằng Dũng; nghĩa tình thái: khẳng
định sự việc (rõ ràng là).
- Câu c: nghĩa sự việc: cái gông; nghĩa
tình thái: tỏ thái độ mỉa mai (thật là).
- Câu d: nghĩa sự việc: giật cướp (câu
1), mạnh vì liều; nghĩa tình thái: chỉ
(câu 1), đã đành (câu 3).
Bài tập 2
- Nói của đáng tội: Rào đón đưa đẩy.
- Có thể: Phóng đoán khả năng
- Những: Đánh giá mức độ cao (tỏ ý
chê đắt).

- Kia mà: Trách móc (trách yêu, nũng
nịu)
Bài tập 3
- câu a: Hình như
- câu b: Dễ
- câu c: Tận
Bài tập 4
Đặt câu:
Bây giờ chỉ 8h là cùng.  phỏng đoán
mức độ tối đa.
Chả lẽ nó làm việc đó.  chưa tin vào
sự việc


- Chả lẽ giá cứ tăng mãi?
- Nói thế hóa ra tôi lừa anh à?
- Sự thật là cô Hoa đã chia tay anh Nam.
- Anh ấy là giám đốc cơ mà!
- Đặc biệt là cái món nộm.
- Họ nói thách đấy mà!
IV. Củng cố Bài tập bổ sung:
1. Có thể lược bỏ các từ in nghiêng trong một số câu sau được không? Vì sao?
a. Anh ấy đi học rồi à?
b. Em đi đi?
c. Thương thay thân phận con rùa – Lên đình đội hạc, xuống chùa đội bia. (Ca dao)
c. Cháu chào bác ạ!
(Nếu lược bỏ, thông tin sự kiện không thay đổi, nhưng quan hệ giao tiếp bị thay đổi (đặc
điểm ngữ pháp của câu khi có hai hoặc nhiều người giao tiếp với nhau). Cụ thể:
- Anh ấy đi học rôi (câu trần thuật đơn): Lõi thông tin sự kiện: anh ấy: chủ thể của hành
động; đi: hành động; học: đối tượng của hành động; rồi: phó từ chỉ kết quả của hành

động; à: yếu tố cấu trúc hỏi.
- đi: yếu tố cấu tạo câu cầu khiến.
- thay: yếu tố cấu tạo câu cảm thán.
- ạ: biểu thị sắc thái kính trọng, lễ phép).
2. Xác định tình thái từ trong các câu sau:
- Sao mà lắm nhỉ, nhé thế cơ chứ?
- Chị đã nói thế ư?
(Gợi ý: cơ chứ, ư)
3. Đặt câu có sử dụng tình thái từ:
- Bạn chưa về à? (hỏi, thân mật, bằng vai)
- Thầy mệt ạ? (hỏi, lễ phép, người dưới hỏi người trên)
- Bạn giúp tôi một tay nhé! (cầu khiến, thân mật, bằng vai)
- Bác giúp cháu một tay ạ! (cầu khiến, lễ phép, người nhỏ tuổi nhờ người lớn tuổi)
4. Dùng tình thái từ để thay đổi sắc thái ý nghĩa của câu trên.
(Gợi ý:
- Nam đi học à?
- Nam học bài nhé!
- Nam học bài đi!
- Nam học bài hả?
- Nam học bài ư?
5. Trong số các từ in nghiêng, từ nào là tình thái từ?
a. Em thích chiếc cặp nào thì mua chiếc cặp ấy.
b. Cố lên nào, các bạn ơi!
c. Như thế mới đáng mặt học sinh hỏi chứ!
d. Tôi muốn nhấn mạnh quan điểm tích hợp chứ không đồng nhất ngữ nghĩa và văn.
e. Cứu tôi với!
g. Tôi với nó cùng học một lớp.
h. Tôi mua cái áo kia.
i. Nó thích những anh chàng đẹp trai kia.
(các câu có dùng tình thái từ: b, c, d, h)

Giáo án Ngữ văn 11

3


6. Các từ in nghiêng dưới đây có ý nghĩa gì?
a. Bạn làm bài tốt chứ?
b. Con người có nghị lực ấy mà cũng chịu chết một cách vô nghĩa như thế ư?
c. Sao các anh ấy vẫn chưa về nhỉ?
d. Hãy cố mà viết một cái gì nhé!
e. Ta chia tay nhau vậy!
g. Anh đã hứa với em rồi cơ mà!
(Gợi ý: a. chứ: nghi vấn; b. ư: phân vân; c. nhỉ: thân mật; d. nhé: thân mật; e. vậy:
miễn cưỡng, không hài lòng; g. cơ mà: thuyết phục, nũng nịu)
V. Hướng dẫn học bài
- Hoàn thành bài tập, phân tích được hai thành phần nghĩa của câu.
- Chuẩn bị bài mới: Tràng giang (Huy Cận).
D. RÚT KINH NGHIỆM
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

Giáo án Ngữ văn 11

4




×