Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

TIẾT 74 NGHĨA của câu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.66 KB, 5 trang )

Ngày soạn : 17/01/2017
Ngày dạy : 19/01/2017
Tiết
: 74

NGHĨA CỦA CÂU
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
I. Mức độ cần đạt
- Nắm được những nội dung cơ bản về 2 thành phần nghĩa của câu: nghĩa sự việc
và nghĩa tình thái.
- Nhận biết, phân tích được 2 thành phần nghĩa của câu, biết diễn đạt được nghĩa sự
việc và nghĩa tình thái bằng câu thích hợp với ngữ cảnh.
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức
- Khái niệm nghĩa sự việc, những nội dung sự việc và hình thức biểu hiện thông
thường trong câu.
- Khái niệm nghĩa tình thái, những nội dung tình thái và phương tiện thể hiện phổ
biến trong câu.
- Quan hệ giữa 2 thành phần nghĩa trong câu
2. Kĩ năng
- Nhận biết, phân tích 2 thành phần nghĩa trong câu.
- Tạo câu thể hiện 2 thành phần nghĩa thích hợp.
- Phát hiện và sửa lỗi về nội dung ý nghĩa của câu.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
I. Phương tiện thực hiện
- Giáo viên: SGK, SGV, Chuẩn kiến thức kĩ năng ngữ văn 11, giáo án
- Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn
II. Cách thức tiến hành
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
I. Ổn định lớp Kiểm tra sỉ số
II. Kiểm tra bài cũ


- Đọc thuộc lòng bản dịch thơ “Lưu biệt khi xuất dương” và nêu hoàn cảnh sáng
tác bài thơ?
- Phân tích chân dung nhà chí sĩ cách mạng trong buổi chia tay anh em đồng chí
trước khi lên đường?
III. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
HOẠT ĐỘNG 1: HƯỚNG DẪN HS TÌM
HIỂU HAI THÀNH PHẦN NGHĨA CỦA
CÂU
TT1. Tìm hiểu ngữ liệu
*GV yêu cầu HS tìm hiểu mục I.1 trong SGK
và trả lời các câu hỏi.
*GV gợi dẫn HS trao đổi, thảo luận và trả lời :
1. Các sự việc :
- Cặp A : cả hai câu cũng nói đến sự việc Chí
Phèo từng có thời ao ước có một gia đình nho
nhỏ.
Giáo án Ngữ văn 11

1

NỘI DUNG CẦN ĐẠT
I. HAI THÀNH PHẦN NGHĨA CỦA
CÂU
1. Tìm hiểu ngữ liệu
+ cặp câu a1/ a2 đều nói đến một sự
việc. Câu a1 có từ hình như: Chưa chắc
chắn.
Câu a2 không có từ hình như: thể hiện
độ tin cậy cao.

+ cặp câu b1/ b2 đều đề cập đến một sự
việc. Câu b1 bộc lộ sự tin cậy.
Câu b2 chỉ đề cập đến sự việc.


- Cặp B : cả hai câu đều cùng đề cập đến sự
việc người ta cũng bằng lòng.
2. Nhận xét :
- Câu a1 có dùng từ hình như, thể hiện thái đội
tin cậy chưa cao.
- Câu a2 không dùng từ hình như, thể hiện độ
tin cậy cao (khẳng định có sự việc ấy).
- Câu b1 có dùng từ chắc, thể hiện sự phỏng
đoán có độ tin cậy nhất định.
- Câu b2 thể hiện thái độ khách quan đối với sự
việc (nhắc đến sự việc, không kèm theo sự đánh
giá hay phỏng đoán.
TT2. Kết luận
*GV yêu cầu HS tìm hiểu mục I.2 trong Sgk và
trả lời các câu hỏi:
1. Mỗi câu thường có mấy thành phần nghĩa?
Là những thành phần nghĩa nào?
2. Các thành phần nghĩa trong câu có mối quan
hệ với nhau như thế nào?
*GV gợi dẫn HS trả lời:
1. Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa là:
thành phần nghĩa sự việc và thành phần nghĩa
tình thái.
2. Các thành phần nghĩa của câu thường có
quan hệ gắn bó mật thiết, trừ trường hợp câu

chỉ cấu tạo bằng từ ngữ cảm thán. Ví dụ: - Dạ
bẩm, thế ra y văn võ đều có tài cả. Chà chà!
(Nguyễn Tuân). Chà chà là câu chỉ có nghĩa
tình thái.
HOẠT ĐỘNG 2: HƯỚNG DẪN HS TÌM
HIỂU NGHĨA SỰ VIỆC
*GV yêu cầu HS tìm hiểu mục II trong SGK và
trả lời các câu hỏi:
1. Nghĩa sự việc của câu là gì?
2. Cho biết một số biểu hiện của nghĩa sự việc.
2. Nghĩa sự việc thường được thể hiện ở thành
phần ngữ pháp nào của câu?
*GV gợi dẫn HS trả lời:
1. Nghĩa sự việc của câu là thành phần nghĩa
ứng với sự việc mà câu đề cập đến.
“- trong câu, trước hết cần tách ra hai thành tố
(thành phần) nghĩa cơ bản là: nghĩa miêu tả
(nghĩa sự việc), nghĩa tình thái.
+ Nghĩa miêu tả trong câu là thành tố nghĩa
phản ánh vật, việc, hiện tượng cần được nói đến
vào trong câu qua nhận thức của con người.
Giáo án Ngữ văn 11

2

2. Kết luận
- Mỗi câu thường có hai thành phần
nghĩa: Thành phần nghĩa sự việc và
thành phần nghĩa tình thái.
- Các thành phần nghĩa của câu thường

có quan hệ gắn bó mật thiết. Trừ
trường hợp câu chỉ có cấu tạo bằng từ
ngữ cảm thán.

II. NGHĨA SỰ VIỆC
- Nghĩa sự việc của câu là thành phần
nghĩa ứng với sự việc mà câu đề cập
đến.
- Một số biểu hiện của nghĩa sự việc:
+ Biểu hiện hành động.
+ Biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc
điểm.
+ Biểu hiện quá trình.
+ Biểu hiện tư thế.
+Biểu hiện sự tồn tại.
+ Biểu hiện quan hệ.
- Nghĩa sự việc của câu thường được
biểu hiện nhờ những thành phần như
chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ
và một số thành phần phụ khác.
* Ghi nhớ SGK


Vật, việc, hiện tượng được phản ánh đó được
gọi bằng một từ chung là sự việc. Ví dụ:
(1) Xe sắp chạy rồi.
(2) Đứa bé ốm nhôm na đã đỡ nhiều.
(3) Chuột.
(4) Chao ôi!
Nghĩa miêu tả ở câu (1) và câu (2) phản ánh

việc, câu (3) phản ánh (sự tồn tại của) con vật,
câu (4) không có nghĩa miêu tả.
Khi xem xét nghĩa miêu tả của câu, chúng ta
chưa quan tâm đến việc câu đó được dùng để
làm gì, tức là được dùng để thực hiện hành
động nói nào. [...]
Nghĩa miêu tả của câu là thành tố phản ánh, vật,
việc, hiện tượng được nói đến trong câu. Sự
phản ánh này không phải hình chiếu qua gương
soi, mà phản ánh qua nhận thức của con người,
chịu sự chi phối ở kinh nghiệm của con người
và sự chi phối của lôgic (tính hợp lí được thừa
nhận). Nói cách khác, trong nghĩa miêu tả có
một phần những yếu tố thuộc kinh nghiệm và
yếu tố thuộc lôgic.” (Lược trích từ Diệp Quang
Ban, Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà
Nội, 2001).
2. Một số biểu hiện của nghĩa sự việc:
a. Nghĩa sự việc biêu hiện bằng hành động:
Xuân Tóc Đỏ cắt đặt đâu vào đấy rồi mới
xuống chỗ những người đi đưa.
b. Nghĩa sự việc biểu hiện ở trạng thái, tính
chất, đặc điểm:
- Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao.
- Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại.
c. Nghĩa sự việc biểu hiện ở quá trình: Lá vàng
trước gió khẽ đưa vèo.
d. Nghĩa sự việc biểu hiện ở tư thế:
- Lom khom dưới núi tiều vào chú.
- Giữa giường thất bảo ngồi lên một bà.

e. Nghĩa sự việc biểu hiện ở quan hệ:
- Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử.
- Ngoài song thỏ thẻ oanh vàng.
g. Nghĩa sự việc biểu hiện ở quan hệ:
- Đội Tảo là một tay vai vế trong làng.
- Ngựa xe như nước áo quần như nêm.
3. Nghĩa sự việc của câu thường được biểu hiện
nhờ những thành phần ngữ pháp như chủ ngữ,
vị ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ
Giáo án Ngữ văn 11

3


khác.
*GV chỉ định 1 HS đọc chậm, rõ Ghi nhớ trong
SGK.
HOẠT ĐỘNG 3: HƯỚNG DẪN HS LUYỆN
TẬP
Luyện tập. Thảo luận nhóm.
Đại diện nhóm trình bày. GV nhận xét và cho
điểm.
Bài tập 1:
- Câu 1 diễn tả hai sự việc (trạng thái): ao thu/
nước thu trong
- Câu 2 nêu một sự việc (đặc điểm): thuyền... bé
- Câu 3 nêu một sự việc (quá trình): sóng... gợn
- Câu 4 nêu một sự việc (quá trình): lá... đưa
vèo
- Câu 5 nêu hai sự việc, trog đó có một sự việc

(trạng thái): Tầng mây lơ lửng, một sự việc (đặc
điểm): trời xanh ngắt.
- Câu 6 nêu hai sự việc. Trong đó mọt sự việc
(đặc điểm): ngõ trúc quanh co, một sự việc
(trạng thái): khách vắng teo
- Câu 7 nêu hai sự việc (tư thế): tựa gối/ buông
cần
- Câu 8 nêu một sự việc (hành động): cá... đớp
Bài tập 2:
a. Nghĩa tình thái thể hiện ở các từ kể, thực,
đáng. Các từ ngữ còn lại biểu hiện nghĩa sự
việc: có một ông rể quý như Xuân/ danh giá/
đáng sợ/ Nghĩa tình thái thừa nhận sự việc
“danh giá” nhưng cũng chỉ ra mặt trái của sự
việc “danh giá” là “đáng sợ”.
b. Từ tình thái có lẽ thể hiện một phỏng đoán
chỉ mới là khả năng, chưa hoàn toàn chắc chắn
về sự việc “chọn nhầm nghề”.
c. Có hai sự việc và hai nghĩa tình thái:
- Sự việc 1: “họ cũng phân vân như mình”. Sự
việc này mới chỉ là phỏng đoán, chưa chắc chắn
(từ dễ = có lẽ, hình như).
- Sự việc 2: “mình cũng không biết rõ con gái
mình có hư hay là không”. Người nói nhấn
mạnh bằng ba từ tình thái đến chính ngay
(mình).
Bài tập 3: Nghĩa tình thái ở câu này phải thể
hiện sự đánh giá chủ quan mang tính khẳng
định của nhân vật Huấn Cao, do đó chọn từ hẳn
là phù hợp.

Giáo án Ngữ văn 11

4

III. LUYỆN TẬP
- Bài tập SGK.
Bài tập1
- câu 1: Sự việc – trạng thái
- câu 2: Sự vịêc - đặc điểm
- câu 3: Sự việc - quá trình
- câu 4: Sự việc - quá trình
- câu 5: Trạng thái - đặc điểm
- câu 6: Đặc điểm - trạng thái
- câu 7: Tư thế
- câu 8: Sự việc - hành động

Bài tập 2
a.
- nghĩa sự việc: Xuân là người danh giá
nhưng cũng đáng sợ.
- Nghĩa tình thái: thái độ dè dặt khi
đánh giá về Xuân qua từ :kể, thực,
đáng
b. Nghĩa sự việcc: hai người đêuf chọn
nhầm nghề.
Nghĩa tình thái: sự phỏng đoán về sự
việc chưa chắc chăn qua từ “ có lẽ”
c. Nghĩa sự việc: mình và mọi người
đề phân vân về đức hạnh của con gái
mình .

Nghĩa tình thái: khẳng định sự phân
vân về đức hạnh sự phân vân về đức
hạnh của cô gái mình: “dễ, chính ngay
mình”
Bài tập 3
- Phương án 3.


IV. Củng cố
V. Hướng dẫn học bài
D. RÚT KINH NGHIỆM
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

Giáo án Ngữ văn 11

5



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×