Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

TIẾT 92, 93 đặc điểm LOẠI HÌNH của TIẾNG VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.7 KB, 4 trang )

Ngày soạn : …/…/2017
Ngày dạy : …/…/2017
Tiết
: 92, 93

ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
I. Mức độ cần đạt
- Nắm được khái niệm loại hình ngôn ngữ (phân biệt với họ ngôn ngữ) và những đặc
điểm cơ bản của loại hình ngôn ngữ đơn lập mà tiếng Việt là một ngôn ngữ tiêu biểu;
- Vận dụng được những hiểu biết về đặc điểm loại hình của tiếng Việt vào việc học
tập và sử dụng tiếng Việt, vào việc lí giải những hiện tượng của tiếng Việt phù hợp với
đặc điểm loại hình của nó, đồng thời phục vụ cho việc so sánh, đối chiếu khi học ngoại
ngữ, hoặc khi tiếp xúc trong môi trường song ngữ.
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức
- Khái niệm loại hình ngôn ngữ và những hiểu biết cần thiết về hai loại hình ngôn
ngữ: hòa kết (các tiếng Nga, Anh, Pháp, Đức,…) và đơn lập (các tiếng Hán, Việt,
…)
- Những đặc điểm loại hình của tiếng Việt: tính phân tiết (âm tiết được tách bạch rõ
ràng, có cấu trúc chặt chẽ, thường là một đơn vị nhỏ nhất có nghĩa), sự không biến đổi
tình thái của từ (dù ý nghĩa, chức năng, quan hệ ngữ pháp có thay đổi), phương thức ngữ
pháp chủ yếu là trật tự từ, hư từ.
2. Kĩ năng
- Vận dụng những kiến thức về đặc điểm loại hình của tiếng Việt vào việc học
tiếng Việt và văn học (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, luật thơ, phép tu từ,…), lí giải các hiện
tượng trong tiếng Việt, phân tích và chữa sai sót trong sử dụng tiếng Việt.
- So sánh những đặc điểm loại hình của tiếng Việt với ngoại ngữ đang học để nhận
thức rõ hơn về hai ngôn ngữ, từ đó biết sử dụng ngôn ngữ tốt hơn.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
I. Phương tiện thực hiện


- Giáo viên: SGK, SGV, Chuẩn kiến thức kĩ năng ngữ văn 11, giáo án
- Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn
II. Cách thức tiến hành Đọc hiểu, phân tích, trao đổi, quy nạp.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
I. Ổn định lớp Kiểm tra sỉ số
II. Kiểm tra bài cũ Tiểu sử tóm tắt là gì? Mục đích và yêu cầu của việc viết tiểu sử
tóm tắt? (kết hợp kiểm tra bài tập về nhà của HS)
III. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
HOẠT ĐỘNG 1: HƯỚNG DẪN HS TÌM
HIỂU LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ
- GV yêu cầu HS tìm hiểu mục I trong SGK và
trả lời các câu hỏi:
+ Loại hình của ngôn ngữ là gì?
+ Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ nào?
- HS tìm hiểu và trả lời.
- GV nhận xét, giảng giải, ghi bảng.
Giáo án Ngữ văn 11

1

NỘI DUNG CẦN ĐẠT
I. LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ
- Loại hình ngôn ngữ là một kiểu cấu
tạo ngôn ngữ, trong đó bao gồm một
hệ thống những đặc điểm có liên quan
với nhau, chi phối lẫn nhau.
- Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ
đơn lập.



HOẠT ĐỘNG 2: HƯỚNG DẪN HS TÌM II. ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA
HIỂU ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT
TIẾNG VIỆT
Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ
đơn lập. Bao gồm các đặc trưng cơ bản
sau:
TT1. Hướng dẫn tìm hiểu mục 1/II
1. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ
- Yêu cầu HS đọc ví dụ ở mục 1 trong SGK.
pháp
- GV hỏi: Câu thơ trên có mấy tiếng? Mấy âm - Về mặt ngữ âm, tiếng là âm tiết.
tiết? Mấy từ? Đó là những từ nào?
- Về mặt sử dụng, tiếng có thể là từ
- GV yêu cầu HS thử tạo từ mới từ những từ hoặc yếu tố cấu tạo từ.
đơn được tách ra trong câu thơ trên: sao, anh, VD: Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
không, về,…
* Lưu ý: trong tiếng Việt, vẫn có
+ 7 tiếng, 7 âm tiết.
những âm tiết không mang nghĩa, có
+ 7 từ: Sao, anh, không, về, chơi, thôn, Vĩ.
những từ gồm nhiều âm tiết:
+ VD: Sao -> Ngôi sao, anh -> anh hùng, - Từ mượn: xi-măng, xà-phòng …
không-> không gian, về -> trở về, chơi -> ăn - Từ Hán cổ: sá (trong đường sá), cộ
chơi, xóm -> thôn xóm, vĩ -> vĩ cầm.
(trong xe cộ) …
- Qua ví dụ trên, em có nhận xét gì về Tiếng  Đây không phải là hiện tượng phổ
trong tiếng Việt? (về mặt ngữ âm, về mặt sử biến của TV mà chỉ là những ngoại lệ.
dụng)
- Hầu hết các âm tiết trong TV đều có nghĩa 

là tiếng: đơn vị cấu tạo từ
Ví dụ: nhà, xe, đi ..
- Các âm tiếng TV tách rời nhau và độc lập với
nhau về ngữ âm khi sử dụng.  Đặc điểm của
ngôn ngữ đơn lập
* Lưu ý: trong tiếng Việt, vẫn có những âm tiết
không mang nghĩa, có những từ gồm nhiều âm
tiết:
- Từ mượn: xi-măng, xà-phòng …
- Từ Hán cổ: sá (trong đường sá), cộ (trong xe
cộ) …
 Đây không phải là hiện tượng phổ biến của
TV mà chỉ là những ngoại lệ.
TT2. Hướng dẫn tìm hiểu mục 2/II
2. Từ không biến đổi hình thái
- GV yêu cầu HS đọc ví dụ ở mục 2/II và trả Cười người1 chớ vội cười lâu/ Cười
lời: Những từ được in đậm trong ví dụ trên có người2 hôm trước, hôm sau người3
điểm gì giống và khác nhau?
cười.
+ Về mặt hình thức? (cách đọc, cách viết)
+ người1: Bổ ngữ
+ Về mặt ngữ pháp?
+ người2: Bổ ngữ
- HS trả lời:
+ người3: Chủ ngữ
+ Giống nhau về hình thức
-> Từ trong tiếng Việt không biến đổi
+ Khác nhau về chức năng ngữ pháp
hình thái khi cần biểu hiện ý nghĩa
- GV hướng dẫn HS đọc thêm ví dụ trong SGK. ngữ pháp.

- Qua các ví dụ trên, em có nhận xét gì về từ
trong tiếng Việt khi thể hiện những ý nghĩa
Giáo án Ngữ văn 11

2


khác nhau?
- GV nhận xét, ghi bảng.
TT3. Tìm hiểu mục 3/II
- GV gọi một HS đọc các ví dụ trong SGK.
- GV hỏi: Các câu trên đều được hình thành bởi
các từ tôi, ăn, cơm; Nhưng có sự thay đổi về
trật tự từ và hư từ. Vậy các câu trên có khác
nhau về nghĩa không? Khác nhau như thế nào?
- HS trả lời.
- Xét ví dụ sau:
Bò cày không được bán (có thể hiểu theo hai
nghĩa)
Bò cày nên không được bán
Bò cày không được nên bán
Không được bán bò cày
Bán bò cày không được …
- Khi thay đổi trật tự từ, sẽ làm nghĩa của câu
thay đổi (khác với ngôn ngữ hòa kết)
- Nghĩa của câu phụ thuộc nhiều vào việc thêm
bớt các hư từ
Tôi (đã, đang, sẽ, phải, không, cứ…) đi học
(rồi, đây, đã. nhiều) …
I go to school  khi dùng ở các thì khác

nhau, phải thay đổi cấu tạo của động từ
 Ý nghĩa ngữ pháp của câu TV phụ thuộc vào
trật tự từ và sử dụng các hư từ.
- GV giới thiệu thêm: Nhà thơ Phan Thị Thanh
Nhàn đã thành công khi sử dụng cách thay đổi
trật tự từ như là một phủ pháp nghệ thuật:
“Người tôi yêu đã đi xa
Người yêu tôi lại ở nhà… chán không!”
- GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ/SGK/57.
HOẠT ĐỘNG 3: HƯỚNG DẪN HS LUYỆN
TẬP
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 1/ SGK/ tr.58
- GV nhận xét, sửa bài.

- GV hướng dẫn HS làm bài tập 2, 3. (Ở nhà)

3. Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý
nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo
thứ tự trước sau (trật tự từ) và sử
dụng các hư từ
- Tôi ăn cơm.
- Ăn cơm với tôi!/ Ăn cơm cùng tôi!/

- Tôi đang ăn cơm/ Tôi đã ăn cơm rồi/
Tôi vừa ăn cơm xong.
-> Thay đổi trật tự sắp đặt từ ngữ và hư
từ thay đổi thì ý nghĩa của câu cũng
thay đổi.

*Ghi nhớ: SGK/57

III. LUYỆN TẬP
1. BT1/ SGK/ Tr.58
- Nụ tầm xuân1: bổ ngữ
- Nụ tầm xuân2: chủ ngữ
- Bến1: bổ ngữ
- Bến2: chủ ngữ
- Trẻ1: bổ ngữ
- Trẻ2: chủ ngữ
- Già1: bổ ngữ
- Già2: chủ ngữ
2. BT2/ SGK/ Tr.58
3. BT3/ SGK/ Tr.58

IV. Củng cố GV yêu cầu HS nhắc lại những đặc điểm cơ bản của loại hình tiếng Việt.
Giáo án Ngữ văn 11

3


V. Hướng dẫn học bài
- Nắm kĩ các đặc điểm loại hình của tiếng Việt. Tìm thêm các ví dụ minh họa cho
từng đặc trưng cơ bản đã học.
- Hoàn thành các bài tập ở phần luyện tập.
- Soạn bài mới “Tiểu sử tóm tắt”:
+ Viết tiểu sử tóm tắt nhằm mục đích gì?
+ Những yêu cầu cần có của một bản tiểu sử tóm tắt?
+ Cách viết tiểu sử tóm tắt? (Gồm những công việc nào?)
D. RÚT KINH NGHIỆM
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

Giáo án Ngữ văn 11

4



×