Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINHDOANH TẠI CÔNG TY CỔPHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (484.2 KB, 45 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
 

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
 

------------------------

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài:
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG

GVHD

: Th.s Lê Thị Mỹ Phương

SVTH

: Ngô Thị Minh Lý

Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng
Lớp

: 07TC6.1


 

LỜI CẢM ƠN


Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường tại trường Cao Đẳng
Thương Mại đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô
và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến các quý thầy cô ở khoa Tài
chính – Ngân hàng đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến
thức quý báo cho chúng em trong suốt thời gian qua. Và đặc biệt hơn, em xin chân thành
cảm ơn đến Cô Lê Mỹ Phương, đã tận tâm hướng dẫn chúng em qua từng buổi học trên
lớp cũng như những buổi nói chuyện, thảo luận để chúng em có thể hoàn thành tốt bài
báo cáo thực tập tốt nghiệp này.
Qua quá trình thực tập tại công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng em cũng xin chân
thành cảm ơn đến ban giám đốc và phòng kế toán đã tạo điều kiện thuận lợi để em được
thực tập tại công ty cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của cô chú bảo vệ, anh chị phòng
Tài chính – Kế toán.
Bài báo cáo của em được thực hiện trong khoản thời gian ngắn, bước đầu đi vào
thực tế tìm hiểu, kiến thức của em còn nhiều hạn chế và bỡ ngỡ. Do vậy không tránh khỏi
những thiếu sót, nên em rất mong được sự đóng góp ý kiến từ quý thầy cô và các anh chị
trong công ty để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Sau cùng em kính chúc quý thầy cô trong khoa Tài chính – Ngân hàng dồi dào
sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức
cho những thế hệ mai sau.
Xin chân thành cảm ơn !

i


 

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt


Giải thích

1

VKD

Vốn kinh doanh

2

VCĐ

Vốn cố định

3

VLĐ

Vốn lưu động

4

LNST

Lợi nhuận sau thuế

5

LNTT


Lợi nhuận trước thuế

6

DTT

Danh thu thuần

7

TS

Tài sản

8

TSCĐ

Tài sản cố định

9

HTK

Hàng tồn kho

10

KT Thu


Khoản phải thu

11

KP Trả

Khoản phải trả

12

VCSH

Vốn chủ sở hữu

13

CSH

Chủ sở hữu

14

NNH

Nợ ngắn hạn

15

NDH


Nợ dài hạn

16

ĐVT

Đơn vị tiền

17

TC

Tài chính

18

LNT

Lợi nhuận thuần

19

BH & CCDV

Bán hàng và cung cấp dịch vụ

20

GV


Gía vốn

21

TSLĐ

Tài sản lưu động

ii


 

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng

Nội dung

Bảng 2.1

Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm 2014 -2016

Bảng 2.2

Bảng nguồn hình thành nguồn vốn của công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng

Bảng 2.3

Bảng kết cấu vốn trong công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng


Bảng 2.4

Bảng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Bảng 2.5

Bảng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

Bảng 2.6

Bảng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Số
trang

iii


 

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................1 
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP ..............................................................3 
1.1. Tổng quan về vốn kinh doanh ............................................................................. 3 
1.1.1. Khái niệm ........................................................................................................3 
1.1.2. Đặc điểm .........................................................................................................3 
1.1.3. Phân loại vốn kinh doanh của doanh nghiệp .................................................4 
1.1.4. Vai trò .............................................................................................................6 

1.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp ........................ 7 
1.2.1. Khái niệm ........................................................................................................7 
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ..................................................8 
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH
DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG. .......................................11 
2.1. Khái quát về công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng .................................................... 11 
2.1.1. Giới thiệu chung ...........................................................................................11 
2.1.2. Lịch sử hình thành ........................................................................................11 
2.1.3. Lĩnh vực kinh doanh .....................................................................................12 
2.1.4. Cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động của Công Ty Cổ Phần Nhựa Đà Nẵng .13 
2.2. Thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng
từ năm 2014 – 2016. ...............................................................................................14 
2.3. Thực trạng về nguồn vốn và hiệu quả sử dụng nguồn vốn tại công ty cổ phần
nhựa Đà Nẵng. ......................................................................................................... 16 
2.3.1. Phân tích nguồn vốn tại công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng.............................16 
2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu sử dụng vốn của công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng.
................................................................................................................................21 
2.4. Đánh giá chung về thực trạng tổ chức quản lý, sử dụng vốn kinh doanh tại công
ty cổ phần nhựa Đà Nẵng. ........................................................................................ 30 
2.4.1. Kết quả đạt được...........................................................................................30 
2.4.2. Những hạn chế của công ty. .........................................................................31 
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG .......33 
3.1. Kết luận. ............................................................................................................ 33 
iv


 

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. ...................................... 33 

3.2.1. Giải pháp quản lý vốn cố định......................................................................34 
3.2.2. Giải pháp quản lý vốn lưu động. ..................................................................35 
3.3. Kiến nghị ........................................................................................................... 36 
3.3.1. Kiến nghị với công ty. ...................................................................................36 
3.3.2. Kiến nghị với nhà trường..............................................................................36 
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................37 



v


 

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiêt của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì nhu cầu về vốn đối với các doanh
nghiệp là vô cùng quan trọng. Vì, vốn là chìa khóa, là yếu tố quyết định doanh nghiệp
nên mở rộng hay thu hẹp phạm vi hoạt động của mình. Hiệu quả sử dụng từng đồng
vốn cao hay thấp sẽ quyết định đến sự thành công hay thất bại của công ty trong môi
trường cạnh tranh với các công ty khác và những biến động lớn có thể xảy ra trên thị
trường hiện nay. Bản thân em nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của vốn và việc
sử dụng vốn, em đã chộn đề tài " Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại
công ty cổ phần nhựa đà nẵng " làm đề tài báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình với
mong muốn sẽ giúp ích được một phần nào đó cho việc phân tích thảo luận để rút ra
một số giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty
cổ phần nhựa đà nẵng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là thông qua báo cáo tài chính của công ty cổ
phần nhựa Đà Nẵng trong giai đoạn 2014 – 2016 để:

-

Đưa ra hệ thống cơ sở lý luận về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
trong doanh nghiệp

-

Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần
nhựa Đà Nẵng.

-

Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại
công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác sử dụng vốn kinh doanh và thực
trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng qua 3 năm
2014 – 2016.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp: Phương pháp thống kê,
phương pháp phân tích tổng hợp, đánh giá dựa trên các số liệu thu thập được… kết hợp
với suy luận để làm sang tỏ đề bài.
5. Bố cục của đề tài
1


 

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh
nghiệp
Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần nhựa Đà
Nẵng
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công
ty cổ phần nhựa Đà Nẵng

2


 

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan về vốn kinh doanh
1.1.1. Khái niệm
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp đều phải có các
yếu tố cơ bản là tư liệu lao động, đối tượng lao độngvà sức lao động. Trong điều kiện
nền kinh tế thị trường, để có được các yếu tố đó các doanh nghiệp phải bỏ ra một số
vốn iền tệ nhất định, phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp.
Số vốn tiền tệ ứng trước để đầu tư mua sắm, hình thành tài sản cần thiết cho hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được gọi là vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Như vậy, có thể nói vốn kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền ứng
trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành các tài sản cần thiết cho hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nói cách khác, đó là biểu hiện bằng tiền của
toàn bộ giá trị các tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tư và sử dụng vào hoạt động sản
xuất kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận.
(Theo giáo trình Tài chính doanh nghiệp trường CĐ Thương Mại)
1.1.2. Đặc điểm
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn kinh doanh của doanh nghiệp không

ngừng vận động, chuyển đổi hình thái biểu hiện. Từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu sang
hình thái vốn vật tư, hàng hóa và cuối cùng trở về hình thái tiền tệ. Qúa trình này được
diễn ra liên tục, thường xuyên lặp lại sau mỗi chu kỳ kinh doanh và được gọi là quá
trình tuần hoàn, chu chuyển vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, quá trình
này diễn ra nhanh hay chậm lại phụ thuộc rất lớn vào các đặc điểm kinh tế - kỹ thuật
của từng ngành kinh doanh vào trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh của từng doanh
nghiệp.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, vốn kinh doanh không chỉ là điều kiện tiên
quyết cho sự ra đời của doanh nghiệp mà còn được coi là một loại hàng hóa đặc biệt.
Vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của các tài sản nhất định ( cả tài sản hữu hình
và vô hình ) mà doanh nghiệp huy động, sử dụng vào kinh doanh. Vốn kinh doanh của
doanh nghiệp luôn vận động và gắn với một chủ sở hữu nhất định. Các doanh nghiệp
3


 

không thể mua bán quyền sở hữu vốn mà chỉ có thể mua, bán quyền sử dụng vốn kinh
doanh trên thị trường tài chính. Gía cả của quyền sử dụng vốn kinh doanh chính là chi
phí phí cơ hội trong việc sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, do tác
động của các yếu tố khả năng sinh lời và rủi ro nên vốn kinh doanh của doanh nghiệp
luôn có giá trị theo thời gian. Một đồng vốn kinh doanh hiện tại sẽ có giá trị kinh tế
khác với một đồng vốn kinh doanh trong tương lai và ngược lại. Nhận thức đúng đắn
những đặc điểm trên đây của vốn kinh doanh là những vấn đề rất cơ bản để các doanh
nghiệp huy động, quản lý sử dụng vốn kinh doanh của một cách tiết kiệm, hiệu quả.
1.1.3. Phân loại vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều loại, để phục vụ cho yêu cầu quản lý, sử
dụng vốn kinh doanh tiết kiệm và có hiệu quả người ta thường phân loại chúng theo
các tiê thức nhất định.
a) Phân loại theo kết quả hoạt động đầu tư

Theo tiêu thức này vốn kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành vốn kinh
doanh đầu tư vào tài sản lưu động, tài sản cố định và tài sản tài chính của doanh
nghiệp.
Vốn kinh doanh đầu tư vào TSLĐ là sô vốn đầu tư để hình thành các tài sản lưu
động phục vụ cho hoạt đống sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm các loại
vốn bằng tiền, vốn vật tư hàng hóa, các khoản phải thu, các loại TSLĐ khác của
doanh nghiệp.
Vốn kinh doanh đầu tư vào TSCĐ là số vốn đầu tư để hình thành các tài sản cố
định hữu hình và vô hình, như nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết
bị truyền dẫn, thiết bị, dụng cụ quản lý, các khoản chi phí mua bằng phát minh, sang
chế, nhãn hiệu sản phẩm độc quyền, giá trị lợi thế về vị trí địa điểm kinh doanh của
doanh nghiệp…
Vốn kinh doanh đầu tư vào tài sản tài chính ( TSTC ) là số vốn doanh nghiệp đầu
tư vào các TSTC như cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính phủ, kỳ phiếu
ngân hàng, chứng chỉ quỷ đầu tư và các giấy tờ có giá khác.
Mỗi loại tài sản đầu tư của doanh nghiệp có thời hạn sử dụng và đặc điểm thanh
khoản khác nhau. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến thời gian luân chuyển của vốn
kinh doanh cũng như mức độ rủi ro trong sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
4


 

Vì thế cách phân loại trên giúp cho doanh nghiệp có thể lựa chọn được cơ cấu tài sản
đầu tư hợp lý, hiệu quả. Đối với mỗi doanh nghiệp, cơ cấu vốn đầu tư vào các tài sản
kinh doanh thường không giống nhau do có sự khác nhau về đặc điểm ngành nghề
kinh doanh, về sự lựa chọn quyết định đầu tư của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên,muốn
đạt được hiệu quả kinh doanh cao, thông thường các doanh nghiệp phải chú trọng đảm
bảo sự đồng bộ, cân đối về năng lực sản xuất giữa các tài sản đầu tư, vừa phải đảm bảo
tính thanh khoản, khả năng phân tán rủi ro của tài sản đầu tư trong doanh nghiệp.

b) Phân loại theo đặc điểm luân chuyển của vốn
Theo đặc điểm luân chuyển của vốn kinh doanh, vốn kinh doanh của doanh
nghiệp được chia thành vốn cố định và vốn lưu động.
Vốn cố định của doanh nghiệp là số vốn đầu tư để xây dựng hoặc mua sắm các
TSCĐ sử dụng trong kinh doanh. Là số vốn tiền tệ ứng trước để xây dựng, mua sắm
TSCĐ nên quy mô của vốn cố định nhiều hay ít sẽ quyết định quy mô, năng lực và
trình độ kỹ thuật của TSCĐ. Ngược lại, các đặc điểm về kinh tế - kỹ thuật của TSCĐ
lại chi phối đặc điểm luân chuyển của vốn cố định. Trong đó những đặc điểm cơ bản
của vố cố định là: Tốc độ luân chuyển chậm, giá trị được chuyển dịch đến từng phần
vào giá trị sản phẩm trong mỗi chu kỳ kinh doanh, sau nhiều năm mới hoàn thành một
vòng tuần hoàn, chu chuyển.
Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn tiền tệ ứng trước dùng để mua sắm,
hình than các TSLĐ dùng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như nguyên
nhiên liệu dự trữ sản xuất, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm chờ tiêu thụ, các khoản
vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán. Đặc điểm cơ bản của vốn lưu động là thời gian
luân chuyển nhanh, hình thái biểu hiện của vốn lưu động luôn thay đổi, giá trị của nó
được chuyển dịch toàn bộ, một lần vào giá trị sản phẩm sau mỗi chu kỳ kinh doanh.
Cách phân loại này cho thấy đặc điểm luân chuyển của từng loại vốn kinh doanh,
từ đó giúp cho doanh nghiệp có biện pháp tổ chức quản lý, phân bổ sử dụng vốn kinh
doanh của doanh nghiệp sao cho phù hợp. Nói chug trong hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, vốn kinh doanh luân chuyển càng nhanh càng có hiệu quả. Điều đó
không chỉ giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng thu hồi được vốn, hạn chế các rủi ro có
thể gặp trong kinh doanh, mà còn khắc phục được các khó khăn về vốn, bảo toàn và
phát triển được vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

5


 


1.1.4. Vai trò
Vốn là một phạm trù kinh tế, là điều kiện tiên quyết cho bất cứ doanh nghiệp,
ngành nghề kinh tế kỹ thuật, dịch vụ nào trong nền kinh tế. Để tiến hành hoạt động
kinh doanh được, doanh nghiệp cần phải nắm giữ một lượng vốn nhất định nào đó. Số
vốn này thể hiện giá trị toàn bộ tài sản và các nguồn lực của doanh nghiệp trong hoạt
động kinh doanh. Vì vậy vốn kinh doanh có vai trò quyết định trong việc thành lập,
hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Cụ thể:
Vốn kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại có vai trò quyết định trong
việc thành lập, hoạt động, phát triển của từng loại hình doanh nghiệp theo luật định.
Nó là điều kiện tiên quyết, quan trọng nhất cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của các
doanh nghiệp. Tuỳ theo nguồn của vốn kinh doanh, cũng như phương thức huy động
vốn mà doanh nghiệp có tên là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh
nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp liên doanh...
Vốn kinh doanh là một trong số những tiêu thức để phân loại qui mô của doanh
nghiệp, xếp loại doanh nghiệp vào loại lớn, nhỏ hay trung bình và là một trong những
tiềm năng quan trọng để doanh nghiệp sử dụng hiệu quả các nguồn lực hiện có và
tương lai về sức lao động, nguồn cung ứng hàng hoá, mở rộng và phát triển thị trường,
mở rộng lưu thông hàng hoá. Bởi vậy các doanh nhân thường ví “buôn tài không bằng
dài vốn”.
Trong cơ chế kinh doanh mới, trong điều kiện mở rộng quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm trong sản suất kinh doanh. Vốn kinh doanh bao giờ cũng là cơ sở, là tiền
đề để doanh nghiệp tính toán hoạch định các chiến lược và kế hoạch kinh doanh. Nó
cũng là chất keo để chắp nối, kết dính các quá trình và quan hệ kinh tế và nó cũng là
dầu nhờn bôi trơn cho cỗ máy kinh tế vận động có hiệu quả.
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thương mại là yếu tố giá trị. Nó chỉ phát huy
được tác dụng khi bảo tồn được và tăng lên được sau mỗi chu kỳ kinh doanh. Nếu vốn
không được bảo toàn và tăng lên sau mỗi chu kỳ kinh doanh thì vốn đã bị thiệt hại, đó
là hiện tượng mất vốn. Sự thiệt hại lớn sẽ dẫn đến doanh nghiệp mất khả năng thanh
toán sẽ làm cho doanh nghiệp bị phá sản, tức là vốn kinh doanh đã bị sử dụng một
cách lãng phí, không hiệu quả.


6


 

1.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm
Từ trước đến nay, các nhà kinh tế đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về hiệu
quả kinh tế của doanh nghiệp.
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức độ hữu ích của sản phẩm sản xuất ra tức
là giá trị của nó hoặc doanh thu là lợi nhuận thu được trong qúa trình sản xuất kinh
doanh.
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh là sự tăng trưởng kinh tế phản ánh qua nhịp độ
tăng lên của các chỉ tiêu kinh tế. Cách hiểu này là phiếm diện chỉ đứng trên mức độ
biến động thời gian.
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức độ tiết kiệm chi phí và tăng kết quả. Đây
chỉ là biểu hiện của bản chất chứ không phải là khái niệm về hiệu quả kinh tế.
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa
kết quả và chi phí.Định nghĩa như vậy chỉ nói về cách xác lập các chỉ tiêu, chứ không
toát lên ý niệm của vấn đề.
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức tăng kết quả của sản xuất kinh doanh trên
mỗi lao động hay mức danh lợi của vốn sản xuất kinh doanh. Quan điểm này muốn
quy hiệu quả về một chỉ tiêu tổng hợp cụ thể nào đó.
Bởi vậy cần một khái niệm bao quát hơn.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế theo chiều sâu phản ánh
trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong qúa trình
sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh. Nó là thước đo ngày càng trở nên quan
trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục
tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Hiệu quả sản xuất kinh doanh được

xác định bằng cách so sánh kết quả đầu ra với chi phí đầu vào.
Hiệu quả sử dụng vốn là một phạm trù kinh tế thể hiện trình độ sử dụng vốn của
doanh nghiệp, phản ánh trình độ khai thác và sử dụng các nguồn vốn trong doanh
nghiệp nhằm đạt kết quả cao nhất trong qúa trình sản xuất kinh doanh với chi phí thấp
nhất.

7


 

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
a) Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
- Doanh thu thuần trên vốn kinh doanh.
Công thức:
Doanh thu thuần trên vốn kinh doanh =

DTT
VKD bình quân

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh mà công ty bỏ ra sẽ
thu lại được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ số này càng tăng chứng tỏ hiệu quả sử
dụng tổng vốn càng cao và ngược lại.
-

Vòng quay vốn kinh doanh.
Công thức:
Vòng quay vốn kinh doanh =

DTT

VKD bình quân

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh trong một khoảng thời gian nhất định ( quý,
năm ) tổng vốn của công ty quay được bao nhiêu vòng. Số vòng quay tổng nguồn vốn
càng tăng thì hiệu quả sử dụng tổng vốn càng cao và ngược lại.
-

Lợi nhuận trên vốn kinh doanh.
Công thưc:
Lợi nhuận trên vốn kinh doanh =

LNST
VKD bình quân

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh của công ty bỏ ra sẽ
thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng tăng chứng tỏ hiệu
quả sử dụng vốn càng cao và ngược lại.
b) Hiệu quả sử dụng vốn cố định
-

Hiệu suất sử dụng tài sản
Công thức:
hiệu suất sử dụng TS =

DTT
TS bình quân

Ý nghĩa: chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng tài sản đầu tư tại doanh nghiệp sẽ
tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.


8


 

-

Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Công thức:
Hiệu suất sử dụng VCĐ =

DTT
VCĐ bình quân

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định tham gia vào kinh doanh
trong kỳ sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng cao thì
càng tốt chứng tỏ công ty sử dụng vốn cố định có hiệu quả.
-

Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Công thức:
Hiệu quả sử dụng Vốn cố định bình quân =

LNTT
VCĐ bình quân

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ứng cứ một đồng vốn cố định tham gia vào kinh
doanh trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Chỉ tiêu này càng lớn
chứng tỏ công ty sử dụng vốn cố định có hiệu quả.
c) Hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

-

vòng quay vốn lưu động.
Công thức:
Vòng quay vốn lưu động =

DTT
VLĐ bình quân

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh trong một khoản thời gian nhất định (quý, năm)
vốn lưu động của công ty quay được bao nhiêu vòng. Số vòng quay vốn lưu động càng
tăng thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại.
-

Số ngày một vòng quay.
Công thức:
Số ngày một vòng quay =

360
Vòng quay VLĐ

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh khoảng thời gian cần thiết ( ngày ) vốn lưu động
quay được một vòng. Hay một lần luân chuyển vốn lưu động phải chiếm hết bao nhiêu
ngày. Số ngày của một vòng quay vốn lưu động càng tăng thì hiệu quả sử dụng vốn

9


 


-

Vòng quay hàng tồn kho.
Công thức:
Vòng quay HTK =

GV hàng bán
HTK bình quân

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này đánh giá khả năng luân chuyển hàng tồn kho của công ty.
Nếu số vòng quay hàng tồn kho càng cao chứng tỏ công ty hoạt động có hiệu quả,
giảm được vốn đầu tư dự trữ, công rút ngắn được chu kỳ chuyển đổi hàng dự trữ thành
tiền mặt và giảm bớt nguy cơ hàng tồn kho của công ty thành hàng ứ đọng. Ngược lại
nếu vòng quay hàng tồn kho thấp chứng tỏ công ty dự trữ vật tư quá mức dẫn đến tình
trạng bị ứ đọng hoặc sản phẩm bị tiêu thụ chậm.
-

Vòng quay khoản phải trả.
Công thức:
Vòng quay KP trả =

DTT
KP Tra bình quân

Ý nghĩa: Chỉ số vòng quay các khoản phải trả phản ánh khả năng chiếm dụng
vốn của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả quá
thấp có thể ảnh hưởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp.
-

Vòng quay khoản phải thu.

Công thức:
vòng quay KP thu =

DTT
 
KP Thu bình quân

Ý nghĩa: Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản
phải thu thành tiền mặt. Hệ số này là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp.
-

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Công thức:
Hiệu quả sử dụng VLĐ =

LNTT
VLĐ bình quân

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn lưu động tham gia vào sản xuất
kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng LNTT. Hệ số này càng cao chứng
tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại.

10


 

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH
DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG.

2.1. Khái quát về công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng
2.1.1. Giới thiệu chung
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐÀ NẴNG
Tên viết tắt: DANAPLAST
Tên giao dịch: DANANG PLASTIC JOINT STOCK COMPANY
Trụ sở: 371 Trần Cao Vân, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng.
Mã chứng khoán: DPC
Điện thoại: 051133714460 – 3712556 – 3714286. Fax. 05113.371356 - 3714931
Email:
Vốn điều lệ: 22.372.800
2.1.2. Lịch sử hình thành
- Công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng trước đây là Nhà Máy Nhựa Đà Nẵng trực
thuộc ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng được thành lập ngày 22/01/1976.
Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh các mặt hàng thuộc ngành kinh tế công nghiệp
gia công sản phẩm từ chất dẻo, các sản phẩm chủ yếu là bao bì xi măng, ống nước các
loại phục vụ công, nông, ngư nghiệp, xây dựng và các sản phẩm gia dụng
- Ngày 04/08/2000, theo quyết định số 20/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ về
việc chuyển Công ty nhựa Đà Nẵng thành Công ty cổ phần nhựa Đà Năng.
- Ngày 23/11/2001, công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng chính thức niêm yết tại trung tâm
giao dịch Chứng khoán TP HCM với mã chứng khoán là DPC, vốn điều lệ khi thành
lập 15.965.200.000 đồng.
- Ngày 12/12/2008, Trung tâm Lưu ký chứng khoán CN thành phố Hồ Chí Minh
cấp giấy chứng nhận số 114/2008/GCNCP-CNTTLK về việc chứng nhận đăng ký bổ
sung 650.000 cổ phiếu công ty CP Nhựa Đà Nẵng. Số lượng chứng khoán đăng ký
hiện tại là: 2.237.280 cổ phiếu, tổng giá trị đăng ký chứng khoán hiện tại:
22.372.800.000

đồng.

- Ngày 18 tháng 05 năm 2009, Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đã

có quyết định số 35/QĐ-SGDHCM về việc huỷ niêm yết đối với cổ phiếu DPC. Để
Công ty CP Nhựa Đà Nẵng thực hiện chuyển sang niêm yết tại Trung tâm Giao dịch
11


 

Chứng khoán Hà Nội theo khoản 1 điều 29 Nghị định 14/2007/NĐ-CP ngày
19/01/2007 của Chính phủ, vì vốn điều lệ nhỏ so với quy định. Ngày huỷ niêm yết có
hiệu lực 04/06/2009. Ngày giao dịch cuối cùng của cổ phiếu DPC tại Sở GDCK
TPHCM 01/06/2009.
- Ngày 29 tháng 05 năm 2009, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội có
thông báo số 269/TB-TTGDHN về ngày giao dịch chính thức của cổ phiếu Công ty
CP Nhựa Đà Nẵng là ngày 10/06/2009.
2.1.3. Lĩnh vực kinh doanh
- Sản xuất kinh doanh sản phẩm từ chất dẻo bao gồm bao bì nhựa, nhựa gia dụng và
các sản phẩm nhựa công nghiệp.
- Bán buôn, bán lẻ các sản phẩm, vật tư, nguyên liệu và các chất phụ gia ngành nhựa.
- Xuất nhập khẩu trực tiếp, kinh doanh các ngành nghề phù hợp với pháp luật quy
định
Sản phẩm:
Nhóm sản phẩm bao bì xi măng, nhóm sản phẩm túi xốp, nhóm các loại ống nước,
nhóm sản phẩm bao dệt PP, HDPE, PVC, tấm trần, nhóm sản phẩm ép phục vụ công
nghiệp như sản phẩm két bia, chi tiết xe máy, nhóm sản phẩm hàng tiêu dùng như dép,
ủng
Thị trường:
- trong nước: Đà Nẵng (40%), các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên (45%), thành phố
Hồ Chí Minh (15%)
- xuất khẩu: sang các nước Châu Âu, Châu Á.


12


 

2.1.4. Cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động của Công Ty Cổ Phần Nhựa Đà Nẵng

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG 

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ 

BAN KIỂM SOÁT 

BAN GIÁM ĐỐC 

P.Kế toán 

Tổ ống 
nước 

P. Kinh doanh 

Tổ bao bì, 
ép 

Tổ dệt 

P.Hành chính nhân sự 

Tổ may 

bao 

Tổ cơ 
điện 

P.Kỹ thuật 

Tổ KCS 

Sơ đồ: Hình thành tổ chức bộ máy quản lý công ty
Theo sơ đồ tổ chức hoạt động, cơ cấu quản lý Công Ty được phân chia thành 2 cấp: Hội Đồng
Quản Trị và Ban Giám đốc.
 Hội Đồng Quản Trị được Đại hội đồng Cổ đông thành lập bầu ra 7 thành viên với nhiệm
kỳ là 3 năm. Hội đồng Quản trị bầu 1 Chủ tịch và 1 Phó Chủ tịch. Hội đồng Quản trị chịu
trách nhiệm xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh mang tính chiến lược tổng quát
và đảm bảo các kế hoạch được thực hiện thông qua Ban Giám Đốc. Bên cạnh đó, Ban
Kiểm Soát cũng là một cơ quan quản trị với nhiệm vụ thay mặt ĐHĐCĐ kiểm tra, giám
sát, theo dõi mọi hoạt động của HĐQT và Ban Điều Hành cũng như báo cáo và chịu trách
nhiệm trước ĐHĐCĐ và pháp luật.
-

Ban giám đốc: Ban giám đốc bao gồm 2 thành viên, 1 Giám đốc,1 Phó Giám đốc do
HĐQT bổ nhiệm là cơ quan tổ chức điều hành, quản lý mọi hoạt động kinh doanh hàng
ngày của Công Ty theo mục tiêu định hướng, kế hoạch mà HĐQT, ĐHĐCĐ đã thông qua.
13


 

Giám đốc là người chịu trách nhiệm hoàn toàn các hoạt động điều hành sản xuất kinh

doanh hàng ngày của Công ty, giúp việc cho Giám đốc là Phó Giám đốc. Giám đốc Công
Ty sẽ căn cứ vào khả năng và nhu cầu quản lý để thực hiện việc ủy quyền một số quyền
hạn nhất định cho các thành viên trong Ban Giám đốc về những công việc điều hành
chuyên môn.
Dựa trên qui mô và ngành nghề, cơ cấu tổ chức của Công Ty hiện nay được phân chia theo
chức năng, bao gồm:
 Ban Giám đốc
 Bộ Phận Tài chính - Kế toán
 Bộ phận Hành chính - nhân sự
 Bộ phận Kế hoạch – Kinh doanh
 Bộ phận Kỹ thuật
Đứng đầu các bộ phận này là các Trưởng phòng và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám
đốc. Ngoài ra, trong Công ty còn có các tổ chức đoàn thể chính trị là Chi bộ, Công đoàn và
Đoàn Thanh niên hoạt động trên cơ sở luật pháp của Nhà nước và Điều lệ của các tổ chức
này.

2.2. Thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng
từ năm 2014 – 2016.
Hiện nay, tất cả các ngành nghề kinh doanh luôn luôn có sự cạnh tranh sống còn
giữa các công ty kinh doanh chung một lĩnh vực từ đó nó tạo ra những cơ hội và thách
thức đối với mỗi công ty. Là một công ty hoạt động trong cơ chế thị trường có sự cạnh
tranh vô cùng gây gắt nhưng với sự lãnh đạo tốt của các ban lãnh đạo mà công ty đã
nhiều lần vượt qua những bước khó khăn để có thể tồn tại cho đến ngày hôm nay,
chuyển hướng theo hướng sản xuất hiện đại hóa, không ngừng nâng cao năng suất lao
động, chất lượng sản phẩm, gây dựng được niềm tin và uy tín đối với các khách hàng.
Từ năm 2014 công ty không còn ưu đãi về tiền thuê đất nữa nên lợi nhuận giảm, tuy
nhiên với đội ngũ công nhân viên giàu kinh nghiệm và luôn tận tâm trong công việc,
luôn cố gắng hết mình nên trong những năm gần đây lợi nhuận lại có xu hướng tăng
lên đáng kể.
Thông qua báo cáo tài chính công ty ta thấy được tình hình hoạt động sẩn xuất

kinh doanh của công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng trong 3 năm 2014 – 2016 như sau:

14


 

Bảng 2.1. Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm 2014 -2016
ĐVT: Triệu đông
Chênh lệch

Năm

Năm

Năm

2016

2015

2014

1. Doanh thu thuần

67.426

81.615 77.455 4.160

-14.189


2. Tổng chi phí

10.992

10.866 10.328 538

126

3. Lợi nhuận kế toán trước thuế

3.647

2.414

1.233

Chỉ tiêu

1.138

Năm

Năm

2015/2014

2016/2015

1.276


Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh của công ty cổ phần
nhựa Đà Nẵng năm 2014 – 2016
Nhận xét:
Qua bảng trên ta thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có xu
hướng được cải thiện, thể hiện như sau:
Doanh thu thuần thay đổi tăng giảm liên tục qua 3 năm, cụ thể:
Chênh lệch năm 2015/2014: Tổng doanh thu thuần năm 2014 là 77.455 triệu
đồng sang năm 2015 con số này tăng lên là 81.615 triệu đồng, cho thấy năm 2015
doanh thu thuần tăng lên 4.160 triệu đồng so với năm 2014.
Chênh lệch năm 2016/2015: Tương tự, tổng doanh thu thuần năm 2015 là
81.615 triệu đồng như đến năm 2016 thì giảm đi chỉ còn 67.426 triệu đồng, năm 2016
giảm đi mạnh 14.189 triệu đồng so với năm 2015.
Về chi phí của công ty thì có dấu hiệu tăng qua 3 năm, cụ thể:
Chênh lệch năm 2015/2014: Tổng chi phí năm 2014 ở mức là 10.328 triệu đồng
qua năm 2015 thì tăng lên đạt mức là 10.866 triệu đồng, như vậy năm 2015 chi phí đã
tăng 538 triệu đồng so với năm 2014.
Chênh lệch năm 2016/2015: Tổng chi phí năm 2015 là 10.866 triệu đồng, năm
2016 đẫ tăng đạt mức là 10.992 triệu đồng, năm 2016 chi phí tăng lên 126 triệu đồng
so với năm 2015.
Lợi nhuận trước thuế cũng có dấu hiệu tăng qua 3 năm, cụ thể:
Chênh lệch năm 2015/2014: Lợi nhuân trước thuế năm 2014 chỉ ở mức 1.138
triệu đồng nhưng đến năm 2015 thì con số này tăng lên đạt mức là 2.414 triệu đồng,
như vậy năm 2015 đã tăng 1.276 triệu đồng so với năm 2014.
15


 

Chênh lệch năm 2016/2015: Lợi nhuận trước thuế năm 2015 đạt mức là 2.414

triệu đồng sang năm 2016 con số này tăng lên được là 3.647 triệu đồng, năm 2016 đã
tăng 1.233 triệu đồng so với năm 2015.
Nguyên nhân: Chủ yếu là do sự tác động yếu tố giá vốn cao, do công ty phải
nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất, trong khi đó giá cả và tỷ giá luôn có sự biến động
theo nền kinh tế gây bất lợi cho công ty bởi công ty mua nguyên liệu vật liệu thì trả
bằng đồng ngoại tệ, nhưng khi sản xuất ra sản phẩm bán lại thì thu bằng đồng nội tệ.
Bên cạnh đó ta thấy các khoản chi phí như: Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh
nghiệp cũng tăng qua các năm trong khi đó doanh năm 2016 doanh thu lại giảm đi
nhiều hơn so với việc tăng lên ở năm 2015 dẫn đến lợi nhuận của công ty cũng sụt
giảm theo. Từ nă 2014 đến năm 2015, giá dầu thô liên tục giảm mạnh kéo theo giá
nguồn nguyên liệu nhựa PP, LDPE, LLDPE, HDPE,… giảm mạnh. Gía nguyên liệu
giảm đã tạo thuận lợi để có thể hạn giá thành sản phẩm, Tăng sức cạnh tranh trên thị
trường.
2.3. Thực trạng về nguồn vốn và hiệu quả sử dụng nguồn vốn tại công ty cổ phần
nhựa Đà Nẵng.
2.3.1. Phân tích nguồn vốn tại công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng
a) Phân tích cấu trúc vốn của doanh nghiệp

16


 

Bảng 2.2: Bảng nguồn hình thành nguồn vốn của công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng.
ĐVT: Triệu đồng

Nguồn vốn

Năm


Năm

Năm

2016

2015

2014

Chênh lệch

Chênh lệch

2015/2014

2016/2015

Mức độ

Tốc độ Mức độ
(%)

(Trđ)

Tốc độ

A. Nợ Phải Trả

4.507


3.208

2.470

738

29,88

1.299

40,49

1.Nợ ngắn hạn

4.507

3.208

2.470

738

29,88

1.299

40,49

2.Nợ dài hạn


0

0

0

0

0,00

0

0,00

39.004

38.092

37.385 707

1,89

912

2,39

1.Vốn chủ sở hữu 39.004

38.092


37.385 707

1,89

912

2,39

2.Nguồn khác

0

0

0

0.00

0

0,00

Tổng cộng

43.511  41.300  39.855  1.445

3,63

2.211


5,35

B.

Nguồn

VCSH

vốn

0

Nguồn: Báo cáo tài chính công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng
Năm 2014 – 2016
Nhận xét: Từ bảng trên ta thấy nguồn vốn của công ty được hình thành từ hai
nguồn đó là nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
Tổng nguồn vốn của công ty qua 3 năm tăng, cụ thể như sau:
Chênh lệch năm 2015/2014: năm 2014 tổng nguồn vốn công ty có được là
39.355 triệu đồng đến năm 2015 nguồn vốn tăng lên được 41.300 triệu đồng. Như
vậy, năm 2015 tổng nguồn vốn đã tăng 1.445 triệu đồng với tốc độ tăng 3,63%, trong
đó: Nợ phải trả tăng 738 triệu đồng với tốc độ tăng tương ứng 29,88 % và vốn chủ sở
hữu tăng 707 triệu đồng với tốc độ tăng 1,89%.
Chênh lệch năm 2016/2015: năm 2015 tổng nguồn vốn là 41.300 triệu đồng đến
năm 2016 tổng nguồn vốn của công ty tiếp tục tăng lên là 43.511 triệu đồng.Vậy năm
2016 đã tăng lên 2.211 triệu đồng so với năm trươc với tốc độ tăng là 5,35 %, trong
đó: Nợ phải trả tăng 1.299 triệu đồng với tốc độ tăng 40,49% và vốn chủ sở hữu tăng
912 triêu đồng với tốc độ 2,39%.
Qua đây ta thấy nguồn vốn của công ty được hình thành chủ yếu từ vốn chủ sở
hữu. Tuy nhiên, mức độ tăng nợ phải trả lớn hơn mức độ tăng vốn chủ sở hữu, cho

17


 

thấy tình hình tài chính của công ty không thuận lợi, mức độ phụ thuộc vào nguồn
vốn bên ngoài tăng vì thê áp lực trả nợ đối vơi công ty sẽ tăng theo. Nhưng điều này
cũng chưa hẳn là xấu vì áp lực trả nợ sẽ là yếu tố thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty có hiệu quả hơn trong những năm tiếp theo.
Nguồn vốn của công ty ít biến động cũng cho thấy quy mô hoạt động sản xuất
của công ty đang dần ổn định, bởi điều này là do xu thế cạnh tranh cùng với sự biến
động trên thị trường, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty. Đến khi có điều kiện tốt hơn công ty sẽ mớ rộng quy mô trở lại.
b) Phân tích nguồn tài trợ
Mỗi công ty hoạt động trên những lĩnh vực ngành nghề khác nhau thì sẽ có kết
cấu vốn khác nhau, phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất của riêng từng ngành.
Tỷ trọng của từng nguồn vốn sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh cũng như hiệu quả hoạt động của công ty. Bởi vì mỗi nguồn vốn sẽ đem
lại những lợi nhuận, hay những khó khăn nhất định cho công ty. Nếu công ty lựa chọn
tỷ trọng nguồn vốn phù hợp với loại hình hoạt động của công ty mình và khai thác
hiệu quả vốn đó thì tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty sẽ ngày càng
đi lên, giúp công ty ngày càng vững mạnh hơn về mọi mặt, và ngược lại nếu không
chú trọng, hay lựa chọn một tỷ lệ không phù hợp giữa các nguồn vốn này thì trong
quá trình hoạt động sản xuất sẽ không khai thác được hết tiềm năng của nguồn vốn đó
và sẽ gặp những khó khăn, vướng mắc nhất định, chắc chắn rằng sẽ không mang lại
hiệu quả kinh doanh như đã đề ra của công ty, như thế việc sử dụng nguồn vốn sẽ
không có hiệu quả hoạt động của toàn bộ công ty.
Thông qua tỷ trọng của từng nguồn vốn có thể đánh giá được chính sách tài
chính của công ty, mức độ mạo hiểm tài chính thông qua chính sách đó và khả năng
chủ hay phụ thuộc về tài chính của công ty.

Vì vậy để có thể đứng vững trên thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay,
công ty cần lựa chọn một kết cấu vốn hợp lý để tối đa hóa giá trị doanh nghiệp với chi
phí sử dụng vốn thấp nhất.
Thông qua bảng cân đối kế toán ta thấy được kết cấu vốn trong công ty cổ phần
nhựa Đà Nẵng như sau:

18


 

Bảng 2.3: Bảng kết cấu vốn trong công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2016
Nguồn vốn

Năm 2015

Năm 2014

Chênh lệch
2015/2014

Chênh lệch
2016/2015

Số
tiền

Tỷ

trọng
(%)

Số
tiền

Tỷ
trọng
(%)

Số
tiền

Tỷ
trọng
(%)

A. Nợ phải trả

4.507

10,36

3.208

7,77

2.470

6,20


738

51,07 1.299 58,75

I . NNH

4.507

10,36

3.208

7,77

2.470

6,20

738

51,07 1.299 58,75

0

0,00

0

0,00


0

0,00

0

1.380

3,17

0

0,00

2

0,01

-2

243

0,56

450

1,09

98


0,25

352

24,36

-207

-9,36

618

1,42

485

1,17

210

0,53

275

19,03

133

6,02


1.118

2,57

1.204

2,92

1.170

2,94

34

2,35

-86

-3,89

833

1,91

832

2,01

832


2,09

0

0,00

1

0,05

315
0

0,72
0,00

237
0

0,57
0,00

158
0

0,40
0,00

79

0

5,47
0,00

78
0

3,53
0,00

0

0,00

0

0,00

0

0,00

0

0,00

0

0,00


1. Vay và
NNH
2. Phải trả
người bán
3. Người mua
trả tiền trước
4. Thuế và các
khoản phải
nộp
5. Phải trả
người lao
động
6. KP trả phải
nộp khác
7. Qũy khen
thưởng phúc
lợi
II. NDH
1. Vay và
NDH

Mức
độ

Tỷ
trọng
(%)

0,00


Mức
độ

0

Tỷ
trọng
(%)

0,00

-0,14 1.380 62,42

B. NVCSH

39.004

89,64 38.092 92,23 37.385

93,8

707

48,93

912 41,25

I. VCSH


39.004

89,64 38.092 92,23 37.385

93,8

707

48,93

912 41,25

1. Vốn đầu tư
của CSH

22.373

51,42 22.373 54,17 22.373 56,14

0

0,00

0

0,00

4,08

0


0,00

0

0,00

12536 30,35 10.309 25,87

2.227

154,12

0

0,00

5,59 -2.227 -154,12

0

0,00

2. Thặng dư
vốn cổ phần

1.625

3,73


3. Qũy đầu tư
phát triển

12536

28,81

0

0,00

0

0,00

2.227

2.470

5,68

1.558

3,77

851

2,14

707


48,93

0

0,00

0

0,00

0

0,00

0

0,00

100 39.855

100

1.445

4. Qũy dự
phòng TC
5. LNST chưa
phân phối
II. Nguồn

khác

TỔNG CỘNG 43.511

1.625

100 41.300

3,93

1.625

912 41,25
0

0,00

1,00 2.211

100

Nguồn: Báo cáo tài chính công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng năm 2014 – 2016

19


×