GIÁO ÁN
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG HỌC: HOẠT ĐÔNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Chủ đề: Thế giới thực vật
Chủ đề nhánh: Cây xanh quanh bé
Đề tài: Khám phá cây quất, cây bàng
Độ tuổi: 3 – 4 tuổi
Thời gian: 20 – 25 phút
Ngày soạn:06/05/2017
Ngày dạy:
Người soạn:Nhóm 2
Người dạy:Nhóm 2
I. Mục đích, yêu cầu.
1. Kiến thức:
- Trẻ biết gọi đúng tên các loại cây: cây quất, cây bàng và tên gọi một số
loại cây xung quanh trẻ.
- Trẻ nhận biết đặc điểm, công dụng của cây quất, cây bàng.
2. Kĩ năng:
- Trẻ biết so sánh, nhận xét điểm giống và khác nhau của cây quất, cây
bàng.
- Phát triển kĩ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định.
- Phát triển ngôn ngữ, cung cấp thêm vốn từ cho trẻ.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.
- Trẻ có ý thức bảo vệ, chăm sóc cây xanh.
II. Chuẩn bị.
1. Đối với giáo viên:
- Cây quất, cây bàng
- Nhạc beat bài hát “ Em yêu cây xanh” và các bài hát chủ đề thực vật
“Khúc hát dạo chơi”, “Lý cây xanh”.
- Lô tô cây quất, cây bàng; Tranh cây quất, cây bàng; Mô hình cây quất,
cây bàng.
2. Đối với trẻ:
- Tâm thế sẵn sàng vào hoạt động.
III. Cách tiến hành.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của
trẻ
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức.
- Tập trung trẻ, cho trẻ hát bài “ Em yêu cây
xanh”.
- Trẻ hát và vận động
theo nhạc
*Đàm thoại:
- Các con vừa hát bài gì ? (Em yêu cây xanh).
- Trẻ trả lời.
- Bạn nhỏ trong bài hát thích gì?( thích trồng cây)
- Nhà các con trồng những loại cây nào?
- Để cho cây mau lớn thì các con phải làm gì?
(tưới nước, nhổ cỏ; không hái hoa, bẻ cành)
*Giáo dục: Chúng ta cần tưới nước, nhổ cỏ,
-Trẻ lắng nghe
không hái hoa, bẻ cành để cho cây mau lớn và
xanh tốt.
*Giới thiệu: Hôm nay cô và các con sẽ cùng tìm
hiểu về một số loại cây xanh, các con có thích
không nào?
Hoạt động 2:Nội dung trọng tâm.
a, Làm quen đối tượng:
Đối tượng 1:Cây quất.
-Cô đố, cô đố.
- Đố gì, đố gì?
“Cây gì lá nhỏ
Quả nó xinh xinh
Vàng tươi trĩu cành
Bày trong ngày tết?”
(Cây quất)
- Trẻ trả lời.
- Cho cây quất xuất hiện và gọi tên cây.
- Trẻ nhắc lại
(Trẻ nói theo lớp, nhóm, cá nhân).
- Cây quất có những bộ phận nào?(Giới thiệu lần
- Trẻ tri giác và trả
lượt từng bộ phận: quả, lá, cành, thân)
lời.
- Đây là gì?(Quả quất) Nó có màu gì? (màu
vàng). (Cô chỉ vào quả quất).
- Các con nghe cô nói và nhắc lại “Quả quất màu
- Trẻ nhắc lại
vàng”
- Quả quất dùng để làm gì? (làm nước giải khát,
- Trẻ trả lời.
làm mứt)
- Lá cây quất có màu gì? (màu xanh)
- Trẻ trả lời.
- Các con nghe cô nói và nhắc lại “Lá quất màu
- Trẻ nhắc lại
xanh”
- Bạn nào lên sờ và cho cô biết thân quất như thế
- Trẻ trả lời.
nào? (thân quất nhẵn)
- Các con nhắc lại nào “Thân quất nhẵn”
- Trẻ nhắc lại
- Cây quất là loại cây gì? (loại cây cho quả)
- Trẻ trả lời.
Cô khái quát: Cây quất thuộc loại cây cho quả,
- Trẻ lắng nghe.
có thân nhẵn, lá màu xanh, quả khi chín có màu
vàng. Vào ngày tết, thường được trưng để làm
đẹp, quả quất có vị chua nên có thể dùng làm
nước giải khátvà còn được dùng làm mứt.
Mở rộng:
- Ngoài cây quất ra còn có cây nào thuộc loại cây
- Trẻ trả lời.
ăn quả? (Cây cam, ổi,…)
* Trò chơi chuyển tiếp: Gieo hạt
- Thế bây giờ các con có muốn trồng nên những
-Trẻ trả lời
cây quất xinh xắn này không?
- Chúng ta cùng gieo hạt nhé!
- Trẻ chơi
Đối tượng 2: Cây bàng
- Chúng ta vừa trồng xong những cây quất xinh
-Trẻ trả lời
xắn rồi đấy. Bây giờ cô sẽ cho các con khám phá
một loại cây che bong mát, các con có thích
không nào?
- Để biết là loại cây gì, cả lớp mình cùng ra sân
-Trẻ hát và ra sân
trường để xem nhé! (Vừa đi vừa hát “Khúc hát
trường.
dạo chơi”)
- Đây là cây gì? (Cây bàng)
- Trẻ tri giác và trả
(Trẻ phát âm theo lớp, nhóm, cá nhân)
lời.
- Cây bàng có những bộ phận nào?(Thân, cành,
- Trẻ trả lời
lá)
- Các con sờ xem thân bàng như thế nào? (thân
-Trẻ trả lời
bàng sần sùi)
- Nhìn lên và xem các cành như thế nào? (Cành
- Trẻ trả lời.
bàng sum suê)
- Những chiếc lá có màu gì? (màu xanh)
- Trẻ trả lời.
- Cây bàng thuộc loại cây gì? (Cây cho bóng
- Trẻ trả lời.
mát)
Cô khái quát: Cây bàng là loại cây cho bóng
- Trẻ lắng nghe.
mát, có thân to, nhiều cành sum suê, lá bàng to
màu xanh, khi già màu vàng và vào hè thì cây
cho quả.
Mở rộng:
- Ngoài cây bàng, còn có những cây gì cho bóng
-Trẻ trả lời
mát? (Cây phượng,..)
- Các con vừa cùng cô tìm hiểu những loại cây
- Trẻ trả lời
nào? (Cây quất, cây bàng).
b. So sánh cây quất, cây bàng:
- Trời tối
- Bé ngủ
- Trời sáng
- Bé dậy
- Bé dậy bé thấy gì nào? (Tranh cây quất, cây
- Trẻ trả lời
bàng)
- Giống nhau:
- Các con nhìn xem cây quất và cây bàng có gì
- Trẻ trả lời
giống nhau ? (Có thân, cành, lá màu xanh, có
quả).
- Khác nhau:
- Vậy cây quất và cây bàng khác nhau ở điểm
nào ?
Cây quất
Cây bàng
- Lá nhỏ hơn
- Lá to hơn.
- Cây cho quả
- Cây cho bóng mát
- Thân cây nhỏ,
- Thân cây to, sần
nhẵn.
sùi.
* Khái quát: Điểm giống nhau giữa cây quất và
cây bàng đều là có thân, cành, lá màu xanh, có
quả. Khác nhau đó là cây quất thuộc nhóm cây
cho quả, lá nhỏ, thân nhỏ và nhẵn; Cây hoa cúc
thuộc nhóm cây cho bóng mát, lá to, thân cây to
và sần sùi.
- Trẻ lắng nghe.
c. Luyện tập trò chơi:
- Hôm nay cô thấy lớp mình học rất giỏi nên cô
sẽ thưởng cho các con một trò chơi.
Trò chơi 1: “ Làm theo yêu cầu”.
- Trẻ hát bài “Lý cây xanh” và đi lấy rổ lô tô cây
quất, cây bàng.
- Cách chơi: Trẻ tìm cây theo yêu cầu của cô
Lượt 1:Cô gọi tên cây, trẻ tìm lô tô cây và đưa
lên cao.
- Trẻ lắng nghe
Lượt 2:Cô nêu đặc điểm cây, trẻ tìm lô tô cây
đưa lên và gọi tên.
- Cho trẻ chơi.
Trò chơi 2: “Ai nhanh hơn”
- Cách chơi: Cô chia lớp mình thành 2 đội.
- Trẻ chơi
Nhiệm vụ của các con là lên tìm đúng loại lá, quả
cô yêu cầu và gắn vào cây của đội mình. Đội 1 sẽ
- Trẻ lắng nghe
tìm lá bàng và gắn vào cây bàng; Đội 2 sẽ tìm
quả quất và gắn vào cây quất.
Kết thúc trò chơi đội nào gắn được số lượng
nhiều và đúng thì đội đó chiến thắng.
- Luật chơi: Lên gắn đúng quả, lá vào cây và trở
về đập vào tay bạn tiếp theo mới được lên.
- Cho trẻ chơi.
- Kiểm tra kết quả. Nhận xét kết quả chơi.
- Trẻ chơi
- Trẻ thực hiện cùng
Hoạt động 3: Kết thúc.
- Nhận xét tuyên dương trẻ.
cô
- Cho trẻ nghỉ.
- Trẻ lắng nghe và
thực hiện