Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của sĩ quan trẻ quân đội nhân dân việt nam (tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (721.88 KB, 25 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu khái quát về luận án
Nhu cầu thành đạt nghề nghiệp là một vấn đề được các nhà Tâm
lý học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Nhu cầu thành đạt
nghề nghiệp của sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam là luận án
tiến sĩ Tâm lý học được nghiên cứu độc lập đầu tiên ở Việt Nam. Xuất
phát từ đòi hỏi của thực tiễn hoạt động quân sự liên quan đến tính tích
cực hoạt động nghề nghiệp của sĩ quan trẻ; trên cơ sở khái quát các công
trình nghiên cứu về nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của các nhà Tâm lý
học ở ngoài nước và trong nước; kết hợp trao đổi, thống nhất với tập thể
cán bộ hướng dẫn và tiến hành xin ý kiến chuyên gia, tác giả đi đến chọn
lọc, kế thừa những điểm phù hợp với hướng nghiên cứu đề tài, từ đó xây
dựng kế hoạch, triển khai nghiên cứu và hoàn thiện luận án. Kết quả
nghiên cứu đã chỉ ra khái niệm nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của sĩ
quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam, đồng thời xác định cấu trúc nhu
cầu thành đạt nghề nghiệp của sĩ quan trẻ, những yếu tố tâm lý ảnh
hưởng đến nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của sĩ quan trẻ, đánh giá thực
trạng và đề xuất một số biện pháp tâm lý - xã hội phát triển nhu cầu
thành đạt nghề nghiệp cho sĩ quan trẻ. Kết quả nghiên cứu của luận án
có ý nghĩa to lớn đối với bản thân tác giả và góp phần tích cực vào phát
triển nhu cầu thành đạt nghề nghiệp cho sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân
Việt Nam.
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, trạng thái sẵn sàng chiến đấu và
chiến thắng chiến tranh sử dụng vũ khí công nghệ cao đòi hỏi đội ngũ
sĩ quan quân đội nói chung, sĩ quan trẻ nói riêng không ngừng nỗ lực
phát triển, hoàn thiện các phẩm chất và năng lực nghề nghiệp quân sự,
đảm bảo hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Một yếu tố quan
trọng giúp sĩ quan quân đội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong các
điều kiện khó khăn, gian khổ chính là nhu cầu thành đạt nghề nghiệp,


nguồn gốc thúc đẩy tính tích cực, quy định chiều hướng phát triển, tính
chất hoạt động và điều chỉnh hành vi của con người.


2
Đội ngũ sĩ quan trẻ là lực lượng nòng cốt đảm bảo sự chuyển
tiếp liên tục, vững chắc các thế hệ cán bộ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây
dựng quân đội. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một bộ phận không nhỏ sĩ
quan trẻ tự ý thức về nghề nghiệp quân sự và khát vọng vươn lên thành
đạt nghề nghiệp quân sự có mặt còn hạn chế. Chẳng hạn, sĩ quan trẻ còn
chưa nhận thức chưa đúng đắn, chưa sâu sắc về đối tượng của nhu cầu
thành đạt nghề nghiệp quân sự, như đồng nhất nó với đạt tới vị trí cao
trong tổ chức, hay được thăng quân hàm đúng, trước niên hạn,... trong
khi ít quan tâm đến tích lũy tri thức, kinh nghiệm; dẫn tới thái độ với
nghề nghiệp còn chưa phù hợp như: chưa nỗ lực học tập, rèn luyện phát
triển trình độ chuyên môn, hoàn thiện kỹ xảo, kỹ năng nghề nghiệp;
thiếu kiên trì khi thực hiện nhiệm vụ,... dẫn tới hiệu quả thực hiện chức
trách, nhiệm vụ chưa cao. Vì vậy, để xây dựng đội ngũ sĩ quan trẻ có đủ
phẩm chất và năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới,
phải quan tâm phát triển nhu cầu thành đạt nghề nghiệp cho họ.
Mặt khác, việc nghiên cứu nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của
nhiều đối tượng khác nhau đã được thực hiện ở nước ngoài và ở Việt
Nam. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chỉ mới thực hiện ở các
đối tượng khách thể thuộc các lĩnh vực dân sự, chưa có đề tài nghiên
cứu về nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của cán bộ, chiến sĩ trong lực
lượng vũ trang nói chung, trong quân đội nói riêng và đặc biệt chưa
có công trình nào đi sâu nghiên cứu nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của
đội ngũ sĩ quan trẻ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Xuất phát từ cơ sở lý luận, thực tiễn ở trên, tác giả chọn
nghiên cứu đề tài: “Nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của sĩ quan trẻ

Quân đội nhân dân Việt Nam”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về nhu cầu thành
đạt nghề nghiệp của sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam, đề xuất
các biện pháp tâm lý - xã hội nhằm góp phần nâng cao nhu cầu thành
đạt nghề nghiệp cho họ.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Xây dựng cơ sở lý luận về nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của sĩ
quan trẻ. Khảo sát đánh giá thực trạng nhu cầu thành đạt nghề nghiệp
và các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của sĩ
quan trẻ. Đề xuất biện pháp tâm lý - xã hội phát triển nhu cầu thành
đạt nghề nghiệp cho sĩ quan trẻ. Tổ chức thực nghiệm tác động nâng
cao nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của sĩ quan trẻ.


3
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu, giả thuyết
khoa học
* Đối tượng nghiên cứu
Biểu hiện, mức độ và yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu thành đạt
nghề nghiệp của sĩ quan trẻ.
* Khách thể nghiên cứu
Cán bộ sĩ quan, sĩ quan trẻ và hạ sĩ quan trong Quân đội
nhân dân Việt nam.
* Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Trên cơ sở lý luận của Tâm lý học hoạt động
về NCTĐNN, luận án tập trung nghiên cứu thực trạng mức độ nhu cầu
thành đạt nghề nghiệp của sĩ quan trẻ.
Phạm vi khách thể: Luận án nghiên cứu khảo sát cán bộ sĩ

quan, sĩ quan trẻ và hạ sĩ quan ở các đơn vị: fBB302 – Quận khu 7, lữ
139 – Binh chủng Thông tin liên lạc, lữ 170/ Vùng 1- Quân chủng
Hải quân.
Phạm vi thời gian: Luận án được tiến hành nghiên cứu từ
tháng 11 năm 2013 đến tháng 11 năm 2016.
* Giả thuyết khoa học
Nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của sĩ quan trẻ Quân đội nhân
dân Việt Nam đang phát triển ở mức độ cao, thể hiện thống nhất, chặt
chẽ trên ba mặt nhận thức, thái độ và hành vi của họ với nhu cầu thành
đạt nghề nghiệp. Tuy nhiên, mặt nhận thức nhu cầu thành đạt nghề
nghiệp của sĩ quan trẻ phát triển chưa cao bằng các mặt thái độ và hành
vi. Nếu áp dụng biện pháp tâm lý – xã hội nâng cao được mức độ mặt
nhận thức nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của sĩ quan trẻ thì sẽ phát
triển được mức độ nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của họ.
5. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận
Luận án được xây dựng dựa trên cơ sở phương pháp luận chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các nguyên tắc phương
pháp luận của Tâm lý học như: nguyên tắc quyết định luận duy vật
biện chứng về hình thành và phát triển các hiện tượng tâm lý; nguyên
tắc thống nhất giữa tâm lý, ý thức và hoạt động; và phương pháp tiếp
cận: hoạt động - giá trị - nhân cách


4
* Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của
Tâm lý học nói chung và Tâm lý học quân sự nói riêng, bao gồm:
Nhóm phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản có liên quan đến vấn
đề nghiên cứu; nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn; nhóm

phương pháp phân tích số liệu bằng thống kê toán học.
6. Đóng góp mới của luận án
- Hệ thống hóa lý luận về NCTĐNN theo hai hướng các
nghiên cứu trong nước và ngoài nước, xây dựng được bộ khái niệm
công cụ phục vụ cho nghiên cứu luận án, bao gồm: NCTĐ,
NCTĐNN của SQT. Chỉ ra cấu trúc tâm lý NCTĐNN của SQT gồm
ba thành tố nhận thức, thái độ và hành vi; các yếu tố ảnh hưởng tới sự
hình thành, phát triển NCTĐNN của SQT.
- Kết quả khảo sát chỉ ra nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của sĩ
quan trẻ đang ở mức độ cao, thể hiện thống nhất trên ba mặt: nhận thức,
thái độ, hành vi. Mức độ nhận thức NCTĐNN thấp hơn hai mặt còn lại.
- Sĩ quan trẻ khác nhau về thời gian mang quân hàm sĩ quan,
cấp bậc hay ngạch sĩ quan đều không có sự khác biệt về nhu cầu thành
đạt nghề nghiệp; tuy nhiên có sự khác nhau về mức độ nhu cầu thành đạt
nghề nghiệp giữa những sĩ quan trẻ có chức vụ khác nhau.
- Có mối tương quan thuận, chặt giữa nhu cầu thành đạt nghề
nghiệp và mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của sĩ quan trẻ.
Mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ không tạo ra sự khác biệt
về nhu cầu thành đạt nghề nghiệp trong các nhóm sĩ quan trẻ khacs
nhau ngạch sĩ quan; chức vụ, nhưng tạo ra sự khác biệt giữa các sĩ
quan trẻ có cấp bậc khác nhau.
- Nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của sĩ quan trẻ ảnh hưởng
bởi hai nhóm yếu tố: chủ quan và khách quan. Kết quả thực nghiệm
kiểm định biện pháp chỉ ra: nếu giáo dục nâng cao nhận thức về hệ
giá trị nghề nghiệp quân sự cho sĩ quan trẻ thì sẽ phát triển được nhu
cầu thành đạt nghề nghiệp ở họ.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
* Ý nghĩa lý luận của luận án
Luận án bổ sung, làm phong phú thêm lý luận Tâm lý học về
nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân

Việt Nam. Xác định cấu trúc nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của sĩ
quan trẻ và các biểu hiện cơ bản của nhu cầu thành đạt nghề nghiệp
của sĩ quan trẻ. Chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu thành đạt
nghề nghiệp của sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam.
* Ý nghĩa thực tiễn của luận án


5
Cung cấp thêm cơ sở khoa học cho việc phát triển nhu cầu
thành đạt nghề nghiệp của sĩ quan trẻ, góp phần phát triển chất lượng
đội ngũ sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam. Luận án là một tài
liệu tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu về nhu cầu thành đạt nghề
nghiệp nói chung và nghiên cứu, giáo dục, quản lý sĩ quan trẻ trong
Quân đội nói riêng.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, tổng quan về vấn đề nghiên cứu, kết
luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và ba chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận của nhu cầu thành đạt nghề nghiệp
của sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam
Chương 2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3. Kết quả nghiên cứu thực tiễn.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI:
NHU CẦU THÀNH ĐẠT NGHỀ NGHIỆP CỦA SĨ QUAN TRẺ
QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
1. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài về nhu cầu
thành đạt
1.1. Một số nghiên cứu về bản chất, nguồn gốc, cơ chế vận
hành của nhu cầu thành đạt
Có nhiều quan niệm khác nhau về bản chất, nguồn gốc, cơ chế

vận hành của NCTĐ. Cùng coi NCTĐ bắt nguồn từ bản năng vô thức,
H.A Murray cho rằng NCTĐ tiềm tàng, hình thành từ các mối quan hệ;
D.C. McClelland tập trung khẳng định nguồn gốc nội dung của NCTĐ;
J.W. Atkinson đưa ra khuynh hướng hướng đến thành công và tránh
thất bại. A.N. Leonchiep cho rằng, NCTĐ có nguồn gốc nảy sinh từ
hoạt động thực tiễn. M.Sh. Magomed-Eminov coi NCTĐ là một quá
trình điều khiển hoạt động. H. Heckhausen lần đầu tiên đề ra và nhấn
mạnh nguồn gốc nhận thức, vấn đề giá trị trong NCTĐ, điều này được
củng cố, phát triển bởi B. Weiner và C.S. Dweck.
1.2. Một số nghiên cứu về cấu trúc của nhu cầu thành đạt


6
Hiện nay có nhiều cách tiếp cận khác nhau của các tác giả:
J.W. Atkinson, M.Sh. Magomed-Eminov, T.O. Gordeeva,... Xuyên suốt
các mô hình cấu trúc NCTĐ đó, các thành tố: giá trị, mục tiêu, cảm
xúc, tình cảm, nhận thức, hành vi,… nổi lên là những yếu tố quan
trọng. Đặc biệt, quan điểm cấu trúc NCTĐ của tác giả T.O. Gordeeva
với bốn khối cơ động là quan điểm nhận được sự đồng thuận cao hơn
cả. Đây là một quan điểm cần kế thừa, vận dụng vào luận án.
1.3. Một số nghiên cứu về phương pháp đo đạc nhu cầu
thành đạt
Đo đạc nhu cầu thành đạt có hai xu hướng: Sử dụng TAT
hoặc bảng hỏi và phương pháp trắc nghiệm khác. Mỗi nhóm phương
pháp có những ưu điểm và những điểm hạn chế. Kế thừa những ưu
điểm và khắc phục hạn chế của các phương pháp đo đạc trên, phù
hợp với hướng nghiên cứu của luận án, chúng tôi lựa chọn sử dụng
bảng hỏi nhằm đo đạc nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của sĩ quan trẻ.
1.4. Một số nghiên cứu về sự hình thành, phát triển nhu cầu
thành đạt

Một số tác giả như: H. Heckhausen, K.A. AbulkhanovaClavskia, L.M. Mitina, .., quan tâm xây dựng, đề xuất công thức,
chương trình hình thành, phát triển nhu cầu thành đạt với nhóm khách
là học sinh, sinh viên. Mặt khác, hiện nay đang phát triển mạnh mẽ
hướng nghiên cứu, chia sẻ về các phẩm chất, bí quyết và con đường đi
đến thành công của người thành đạt như những chìa khía giúp thế hệ
trẻ, những người mới vào nghề phát triển NCTĐ của mình. Các tác giả
điển hình như: Stephen R.Covey, David Niven,...
2. Những công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến
nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của sĩ quan trẻ Quân đội nhân
dân Việt Nam
2.1. Các nghiên cứu lý luận về nhu cầu thành đạt
Lý luận về nhu cầu nói chung, được các tác giả trong nước
quan tâm, nghiên cứu từ khá sớm. Điển hình như nghiên cứu của các
tác giả: Phạm Minh Hạc, Lê Đức Phúc, Lê Khanh, Trần Trọng Thủy,
Nguyễn Thị Kim Quý,… Tuy vậy, so với các lĩnh vực khác của nhu
cầu còn khá khiêm tốn, các nghiên cứu lý luận về nhu cầu thành đạt thể
hiện trong nghiên cứu của các tác giả: Trần Anh Châu, Lê Văn Hảo,...


7
2.2. Nghiên cứu thực tiễn về nhu cầu thành đạt, động cơ
thành đạt
Các tác giả như: Lê Thị Thanh Hương, Đinh Đức Hợi, Lã
Thị Thu Thủy,... một mặt đã tiến hành nghiên cứu nhu cầu thành
đạt, động cơ thành đạt của các nhóm khách thể khác nhau. Mặt
khác, đi sâu tìm hiểu mối quan hệ giữa nhu cầu thành đạt, động cơ
thành đạt với các yếu tố tâm lý – xã hội khác từ đó chỉ ra thực trạng,
các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu thành đạt, động cơ thành đạt hay
các mối quan hệ, và đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao nhu cầu
thành đạt, động cơ thành đạt cho họ

2.3. Các nghiên cứu liên quan đến nhu cầu thành đạt nghề
nghiệp của sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt nam trong quân
đội
Liên quan đến vấn đề NCTĐNN của SQT, đã có các công
trình nghiên cứu thực tiễn về xu hướng nghề nghiệp, động cơ nghề
nghiệp, về tính tích cực trong hoạt động nghề nghiệp, về định hướng
giá trị nhân cách của các các nhóm khách thể là sĩ quan (bao gồm
SQT), học viên nhà trường quân đội của các tác giả, nhóm tác giả: Chu
Thanh Phong, Lại Ngọc Hải, Hoàng Văn Thanh,...
3. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa
học đã công bố và những vấn đề luận án tập trung giải quyết
3.1. Khái quát kết quả nghiên cứu của các
công trình khoa học đã công bố
Tâm lý học ngoài nước đã nghiên cứu về NCTĐ với nhiều
cách tiếp cận đa dạng, trên đối tượng khác nhau. Các nghiên cứu này
đã cho chúng tôi cái nhìn toàn diện về nhu cầu thành đạt trong tâm lý
học trên thế giới. Từ đó giúp chúng tôi so sánh đối chiếu với các
nghiên cứu về nhu cầu thành đạt, động cơ thành đạt trong nước và
hướng nghiên cứu của đề tài luận án.
Trong nước, đã có một số công trình nghiên cứu lý luận và
thực tiễn về nhu cầu thành đạt. Đặc biệt, đã có những nghiên cứu về
các vấn đề liên quan đến nhu cầu thành đạt của sĩ quan trẻ, như: xu
hướng, động cơ nghề nghiệp, tích cực hoạt động nghề nghiệp,... Từ
đây, chúng tôi đã đối chiếu với các hướng nghiên cứu ngoài nước,
nhằm tìm ra “khoảng trống” nghiên cứu về nhu cầu thành đạt nghề


8
nghiệp trong bối cảnh Tâm lý học Việt Nam, từ đó đi đến khẳng định
tính mới mẻ của đề tài luận án.

3.2. Những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết
Luận án cần làm sáng tỏ vấn đề lý luận: rõ hướng tiếp cận coi
nhu cầu thành đạt nghề nghiệp là một thuộc tính tâm lý, một phẩm chất
nhân cách, kế thừa mô hình cấu trúc nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của
T.O. Gordeeva và đi tới xây dựng cấu trúc nhu cầu thành đạt nghề
nghiệp của sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam. Khảo sát, đánh giá
thực trạng mức độ và các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu thành đạt nghề
nghiệp của sĩ quan trẻ, qua đó đề xuất một số biện pháp tâm lý – xã hội
nâng cao nhu cầu thành đạt nghề nghiệp cho họ. Thực nghiệm kiểm định
tính khả thi của một biện tâm lý – xã hội nhằm nâng cao nhu cầu thành
đạt nghề nghiệp của sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam.
Chương 1
LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU THÀNH ĐẠT NGHỀ NGHIỆP
CỦA SĨ QUAN TRẺ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
1.1. Lý luận về nhu cầu và nhu cầu thành đạt
1.1.1. Một số vấn đề lý luận về nhu cầu
Khái niệm nhu cầu
Nhu cầu là một thuộc tính tâm lý ổn định, một phẩm chất của
nhân cách biểu hiện ở sự đòi hỏi tất yếu của cá nhân về một cái gì đó (vật
chất hay tinh thần) cần được thỏa mãn để chủ thể tồn tại và phát triển.
Phân loại nhu cầu
Có nhiều cách phân loại nhu cầu khác nhau, mỗi cách phân
loại nhu cầu dựa trên những tiêu chí nhất định. Tuy nhiên trong các
phân loại nhu cầu đó, NCTĐNN nổi lên là một nhu cầu tinh thần, bậc
cao. NCTĐ thúc đẩy, định hướng nhận thức, thái độ và hành vi của
con người trong thực tiễn hoạt động, là nguồn gốc của tính tích cực
hoạt động của con người.
1.1.2. Lý luận về nhu cầu thành đạt
Khái niệm nhu cầu thành đạt
Nhu cầu thành đạt nghề nghiệp là một thuộc tính tâm lý, một

phẩm chất nhân cách thể hiện ở tự đòi hỏi của chủ thể khi hoạt động trong


9
một lĩnh vực nhất định phải đạt được những giá trị có ý nghĩa to lớn đối
với bản thân, gia đình và góp phần tích cực vào sự phát triển xã hội
Một số đặc điểm tâm lý của người có nhu cầu thành đạt
1.1.3. Lý luận về nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của sĩ
quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam
Nghề nghiệp của sĩ quan trẻ
Nghề nghiệp của sĩ quan trẻ là một lĩnh vực lao động mang
tính chất chuyên môn đặc thù do xã hội phân công. Trong đó người
SQT sử dụng sức lao động được đào tạo và tự đào tạo như những giá
trị công cụ, phương tiện nhằm tạo ra giá trị mang lại hạnh phúc cho
bản thân, gia đình, góp phần tích cực vào sự phát triển của Quân đội.
Sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam
Sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam là cán bộ của Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực
quân sự, có tuổi đời không quá 32 tuổi, cấp bậc quân hàm từ thiếu úy
đến đại úy và đảm nhiệm các chức vụ chủ yếu ở cấp phân đội hoặc
tương đương.
Một số đặc điểm tâm, sinh lý của sĩ quan trẻ
Đặc điểm hoạt động nghề nghiệp quân sự của sĩ quan trẻ
Khái niệm nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của sĩ quan trẻ
Quân đội nhân dân Việt Nam
Nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của sĩ quan trẻ Quân đội nhân
dân Việt Nam là một thuộc tính tâm lý, một phẩm chất nhân cách thể
hiện ở tự đòi hỏi của sĩ quan trẻ trong lĩnh vực hoạt động quân sự phải
đạt được những giá trị nghề nghiệp quân sự có ý nghĩa đối với bản
thân, gia đình và góp phần tích cực vào sự phát triển Quân đội

1.2. Cấu trúc và các mặt biểu hiện nhu cầu thành đạt
nghề nghiệp của sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam
1.2.1. Cấu trúc nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của sĩ
quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam
Cấu trúc nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của sĩ quan trẻ được cấu
thành bởi ba thành tố: nhận thức; thái độ (cảm xúc) và hành vi. Trong quá


10
trình người sĩ quan trẻ thực hiện chức trách, nhiệm vụ, ba thành tố này
không tồn tại độc lập mà quan hệ chặt chẽ với nhau, vận hành trong sự tác
động qua lại, tạo thành một chỉnh thể trọn vẹn, thống nhất.
1.2.2. Các mặt biểu hiện nhu cầu thành đạt nghề nghiệp
của sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam
MẶT NHẬN THỨC
- Trách nhiệm được Tổ quốc, Đảng,
Quân đội và nhân dân giao phó - Tính
sáng tạo trong thực hiện chức trách,
nhiệm vụ- Vai trò của quyết đoán trong xử lý
những tình huống của thực tiễn xuất hiện Tầm quan trọng của các kỹ năng quản lý
bản thân - Vai trò của việc vượt qua khó
khăn, gian khổ trong nghề nghiệp quân sự
- Tầm quan trọng của việc xây dựng các
mối quan hệ tốt đẹp

MẶT THÁI ĐỘ
- Trung thành với đường lối quân sự của
Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà
nước về quân sự - Tin tưởng tuyệt đối
vào sự lãnh đạo của Đảng, sức mạnh

của quân đội và khả năng hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ của đơn vị và bản
thân - Tự giác rèn luyện năng lực tư
duy linh hoạt trong hoạt động QSTích cực rèn luyện kỹ năng độc lập
giải quyết các nhiệm vụ - Tự hào mỗi
khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được
giao - Tin tưởng vào sự thành công khi
vận dụng tri thức vào thực tiễn hoạt động
QS

CÁC BIỂU HIỆN
CƠ BẢN CỦA
NCTĐNN CỦA
SQT QĐNDVN

MẶT HÀNH VI
- Hành động kiên cường vì NNQS - Thường
xuyên thiết lập và phát triển các mối quan
hệ - Luôn tư duy chủ động khi hiện chức
trách, nhiệm vụ - Thường xuyên tư duy
độc lập trong quá trình thực thi chức
trách, nhiệm vụ- Thường xuyên thực hành
kỹ năng đề ra mục đích gần và xa cho mọi
nhiệm vụ - Thường xuyên nỗ lực hoạt
động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ

Sơ đồ 1.2. Các biểu hiện cơ bản của NCTĐNN của SQT QĐNDVN


11

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu thành đạt nghề
nghiệp của sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam
Từ các nghiên cứu của B. Weiner, C. Dweck , Lã Thị Thu Thủy,
phù hợp với mục đích, khách thể nghiên cứu của luận án, theo chúng tôi,
có hai nhóm yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến NCTĐNN của SQT.
1.3.1. Nhóm yếu tố chủ quan
Nhóm yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến nhu cầu thành đạt nghề
nghiệp của sĩ quan trẻ bao gồm các yếu tố cơ bản như: Quan niệm của sĩ
quan trẻ về thành đạt nghề nghiệp; khát khao tự khẳng định; hứng thú
với nghề nghiệp; tinh thần trách nhiệm với nghề nghiệp; kinh nghiệm,
vốn sống; trình độ nắm vững tri thức chuyên môn nghiệp vụ; mức độ
thấu hiểu của sĩ quan trẻ về đòi hỏi của thực tiễn hoạt động quân sự.
1.3.2. Các yếu tố khách quan
Nhóm yếu tố chủ quan cơ bản ảnh hưởng đến nhu cầu thành đạt
nghề nghiệp của sĩ quan trẻ: Truyền thống gia đình; chính sách đãi ngộ
của Đảng, Nhà nước, quân đội đối với sĩ quan trẻ; sự thống nhất giữa đào
tạo và bố trí, sử dụng sĩ quan trẻ; hiệu quả hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ
quân sự và rèn luyện bản lĩnh chính trị cho sĩ quan trẻ; cương vị chức
trách mà người sĩ quan trẻ đảm nhận; ảnh hưởng bởi đồng nghiệp, nhóm
bạn; điều kiện, môi trường công tác của sĩ quan trẻ.
Kết luận chương 1
Từ quá trình nghiên cứu, chọn lọc và kế thừa các quan điểm
khác nhau về nhu cầu thành đạt và nhu cầu thành đạt nghề nghiệp,
theo hướng tiếp cận hoạt động – giá trị - nhân cách, chúng tôi đã xác
định nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của sĩ quan trẻ Quân đội nhân
dân Việt Nam là một thuộc tính tâm lý, một phẩm chất nhân cách của
người sĩ quan trẻ, biểu hiện thống nhất giữa nhận thức, thái độ và
hành vi nhằm chiếm lĩnh hệ giá trị nghề nghiệp quân sự.
Cấu trúc nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của sĩ quan trẻ
gồm ba thành tố thành phần: nhận thức, thái độ và hành vi. Để

đánh giá thực trạng nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của sĩ quan trẻ
cần thông qua ba mặt biểu hiện của nó với 18 nội dung có mối
quan hệ với nhau.


12
Nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của sĩ quan trẻ chiu tác động của
nhiều yếu tố khác nhau. Trong phạm vi đề tài luận án, bước đầu chúng
tôi xác định hai nhóm yếu tố gồm các yếu tố chủ quan và các yếu tố
khách quan với tổng thể 14 yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến nhu cầu thành
đạt nghề nghiệp của sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam.
Chương 2
TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Tổ chức nghiên cứu
2.1.1. Đơn vị nghiên cứu
Luận án triển khai nghiên cứu ở 3 đơn vị: fBB302 – Quân
khu 7, lữ 139 – Binh chủng Thông tin liên lạc, lữ 170/ Vùng 1 –
Quân chủng Hải quân.
2.1.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của luận án bao gồm 500 sĩ quan trẻ,
150 cán bộ sĩ quan và 150 Hạ sĩ quan.
2.1.3. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận về nhu cầu thành đạt nghề
nghiệp của sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam; khảo sát, đánh
giá thực trạng nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của sĩ quan trẻ Quân đội
nhân dân Việt Nam hiện nay.
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất biện pháp tâm lý - xã
hội góp phần nâng cao nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của sĩ quan trẻ.
- Thực nghiệm tác động kiểm định giải pháp nâng cao mức
độ nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của sĩ quan trẻ

2.1.4. Các giai đoạn nghiên cứu
Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý thuyết và khảo sát sơ bộ, hoàn
thành đề cương chi tiết. Giai đoạn 2: Khảo sát thực trạng, tiến hành
thực nghiệm tác động và viết các nội dung của luận án. Giai đoạn 3:
Kiểm tra số liệu điều tra và tiếp tục bổ sung nội dung luận án. Giai
đoạn 4: Hoàn thành luận án.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Nhằm phục vụ nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã sử dụng kết
hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, như: nghiên cứu tài


13
liệu, điều tra bằng bảng hỏi, quan sát, phỏng vấn sâu, thảo luận
nhóm, thực nghiệm phương pháp chuyên gia và phương pháp xử lý
số liệu bằng thống kê toán học thông qua phần mềm SPSS 20.0 với
các phép toán thống kê: phân tích sử dụng thống kê mô tả, phân tích
sử dụng thống kê suy luận, phân tích nhân tố.
Kết luận chương 2
Để thu được kết quả nghiên cứu thực trạng NCTĐNN của
SQT QĐNDVN, chúng tôi đã tiến hành các công tác chuẩn bị kỹ
lưỡng, chi tiết về quy trình tổ chức nghiên cứu và sử dụng các phương
pháp nghiên cứu. Việc sử dụng đồng bộ các phương pháp khác nhau
khi đo thực trạng NCTĐNN của SQT giúp chúng tôi có những số liệu
định tính rất chân thực, có giá trị, nhằm làm sáng tỏ các kết quả định
lượng thu được thông qua xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS. Ở
phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, những tiểu thang đo trong bảng
hỏi là những thang đo lần đầu tiên được xây dựng và sử dụng, tuy
nhiên độ tin cậy đều ở mức cao. Quá trình thực nghiệm được diễn ra
đúng kế hoạch và chặt chẽ. Việc chia quãng mỗi 3 tháng/1 lần đo đã
làm giảm đi độ nhờn thang đo.

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN
3.1. Thực trạng mức độ nhu cầu thành đạt nghề nghiệp
của sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam
3.1.1. Thực trạng mặt nhận thức nhu cầu thành đạt nghề
nghiệp của sĩ quan trẻ
Thực trạng nhận thức NCTĐNN của SQT chính là mức độ nhận
thức của họ về hệ thống GTNNQS. SQT nhận thức chính xác, đầy đủ và
sâu sắc về hệ thống GTNNQS là tiền đề thuận lợi để họ vươn tới chiếm
lĩnh các GTNNQS, thỏa mãn NCTĐNN. Thực trạng mức độ các nội
dung thuộc mặt nhận thức NCTĐNN của SQT thể hiện ở bảng 3.1:
Bảng 3.1. Mức độ các nội dung mặt nhận thức của NCTĐNN
Mã nội
dung
[NT5]
[NT9]
[NT12]
[NT14]

Tên nội dung nhận thức
Nhận thức về trách nhiệm được Tổ quốc, Đảng,
Quân đội và nhân dân giao phó
Hiểu về tính sáng tạo trong thực hiện chức trách,
nhiệm vụ
Nhận thức về vai trò của quyết đoán trong xử lý
những tình huống của thực tiễn xuất hiện
Nhận thức về tầm quan trọng của các kỹ năng quản lý

ĐTB


ĐLC

Thứ
tự

3.71

0.59

1

3.15

0.64

6

3.60

0.58

2

3.38

0.63

4



14
[NT16]
[NT18]

bản thân
Nhận thức về vai trò của việc vượt qua khó khăn,
gian khổ trong nghề nghiệp quân sự
Nhận thức về tầm quan trọng của việc xây dựng
các mối quan hệ tốt đẹp trong các tập thể quân sự
Mức độ mặt nhận thức NCTĐNN của SQT

3.50

0.65

3

3.34

0.66

5

3.45

0.4
8

Kết quả từ bảng 3.1 chỉ ra, Nhận thức NCTĐNN của SQT
thuộc mức độ sâu sắc (ĐTB = 3.45, ĐLC = 0.48). Trình độ nhận thức

này là tiền đề quan trọng tạo nên những thái độ và hành vi tích cực
của SQT nhằm chiếm lĩnh đối tượng, thỏa mãn NCTĐNNQS.
Tất các nội dung nhận thức đều có mối tương quan thuận và
tương đối mạnh với nhau (r: 0.351 - 0.652, p < 0.05) và với mức độ mặt
nhận thức. Do đó, nếu mức độ một nội dung nhận thức nào đó tăng hay
giảm sẽ kéo theo sự tăng hoặc giảm mức độ các nội dung nhận thức còn
lại, cũng như tăng hoặc giảm mức độ mặt nhận thức NCTĐNN.
Kết quả phân tích phương sai một yếu tố (One - way ANOVA):
F(2,497) = 0.021, p = 0.047 (< 0.05), kết hợp kiểm định thống kê
Tamhane's T2 (Post Hoc) cho thấy, mức độ mặt nhận thức NCTĐNN
không phụ thuộc vào thời gian SQT mang quân hàm sĩ quan.
3.1.2. Thực trạng mặt thái độ của nhu cầu thành đạt nghề
nghiệp ở sĩ quan trẻ
Mặt thái độ NCTĐNN của SQT chính là thái độ của họ với
các GTNNQS. Những thái độ phù hợp, tích cực hầu hết bắt nguồn từ
sự nhận thức sâu sắc, đầy đủ về hệ GTNNQS. Thực trạng mặt thái độ
NCTĐNN của SQT thể hiện ở bảng 3.3:
Bảng 3.3. Mức độ các nội dung mặt thái độ NCTĐNN của SQT
Mã nội
dung
[TĐ1]
[TĐ3]
[TĐ7]
[TĐ11]
[TĐ15]

Tên nội dung nhận thức
Trung thành với đường lối quân sự của Đảng, chính
sách và pháp luật của Nhà nước về quân sự
Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sức mạnh

của quân đội và khả năng hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ của đơn vị và bản thân
Tự giác rèn luyện năng lực tư duy linh hoạt trong
quá trình công tác
Tích cực rèn luyện kỹ năng độc lập giải quyết các
nhiệm vụ
Tự hào mỗi khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao

ĐLC

Thứ
tự

4.25

0.67

1

4.24

0.64

2

3.50

0.67

4


3.46

0.72

5

3.67

0.66

3

ĐTB


15
[TĐ17]

Tin tưởng vào sự thành công khi vận dụng tri thức
3.45
vào thực tiễn hoạt động quân sự
Mức độ mặt thái độ NCTĐNN của SQT
3.76

0.73

6

0.56


Số liệu từ bảng 3.3 cho thấy, mức độ mặt thái độ NCTĐNN
của SQT đang ở mức rất phù hợp (ĐTB = 3.76, ĐLC = 0.56) với các
thái độ chuẩn mực của SQT về hệ GTNNQS. Mức độ mặt thái độ này
phần lớn xuất phát từ nhận thức của SQT về hệ GTNNQS và sẽ có tác
động tích cực đến mặt hành vi NCTĐNN của SQT.
Tất cả nội dung thái độ đều có mối tương quan thuận, có ý
nghĩa thống kê với nhau (r: 0.390 - 0.882, p < 0.01) và có tương
quan thuận, rất chặt với mặt thái độ NCTĐNN. Mặt khác, với kết quả
kiểm định One - way ANOVA: F(3,496) = 0.664, p = 0.587 (> 0.05), và
dữ liệu từ kiểm định Bonferroni (Post hoc tests) cho thấy, không có
sự khác biệt về mức độ mặt thái độ NCTĐNN giữa các nhóm SQT có
cấp bậc khác nhau.
3.1.3. Thực trạng mặt hành vi nhu cầu thành đạt nghề
nghiệp của sĩ quan trẻ
Mặt hành vi NCTĐNN của SQT bao gồm những hành vi của
họ nhằm vươn tới chiếm lĩnh các GTNNQS, đối tượng của
NCTĐNNQS. Thực trạng mức độ hành vi NCTĐNN thể hiện ở bảng
3.4 dưới đây:
Bảng 3.4. Mức độ các nội dung mặt hành vi NCTĐNN của SQT
Mã nội
dung
[HV2]

Hành động kiên cường vì nghề nghiệp

3.45

Thứ
tự

0.61 4

[HV4]

Thiết lập và phát triển các mối quan hệ

3.57

0.58

1

Tư duy chủ động khi thực hiện chức trách, nhiệm vụ
3.48
Tư duy độc lập trong quá trình thực hiện chức trách,
[HV8]
3.40
nhiệm vụ
Thực hành kỹ năng đề ra mục đích gần và xa cho mọi
[HV10]
3.43
nhiệm vụ

0.57

3

0.68

6


0.65

5

3.56

0.63

2

3.48

0.52

Tên nội dung nhận thức

ĐTB

[HV6]

[HV13] Nỗ lực hoạt động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
Mức độ mặt hành vi NCTĐNN của SQT

ĐLC

Kết quả từ bảng 3.4 cho thấy, mặt hành vi NCTĐNN của
SQT đang ở mức độ thường xuyên (ĐTB = 3.48, ĐLC = 0.52). SQT
thường xuyên thực hiện các hành vi nhằm chiếm lĩnh các GTNNQS.



16
Tìm hiểu mối quan hệ giữa chức vụ đảm nhận đến mức độ mặt
hành vi NCTĐNN, kết quả phân tích One - way ANOVA cho thấy:
F(2,497) = 1.500, p = 0.224 (>0.05), kết quả kiểm định Bonferroni chỉ
ra có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ mặt hành vi giữa
các nhóm SQT chức vụ khác nhau
3.1.4. Mức độ và mối quan hệ giữa nhu cầu thành đạt
nghề nghiệp của sĩ quan trẻ với các yếu tố khác
3.1.4.1. Mức độ nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của sĩ quan trẻ
Kết quả tổng hợp cho thấy thực trạng mức độ NCTĐNN của
SQT thể hiện như biểu 3.5:

Biểu đồ 3.5. Mức độ NCTĐNN của SQT
Qua biểu đồ 3.5 cho thấy, NCTĐNN của SQT hiện nay đang ở
mức cao (ĐTB: 3.56, ĐLC: 0.45). Đó là sự hòa quyện giữa nhận thức
sâu sắc về các GTNNQS với thái độ phù hợp so với chuẩn mực và
thường xuyên của các hành vi nhằm chiếm lĩnh hệ GTNNQS. Trong
đó, mức độ mặt nhận thức NCTĐNN của SQT đang thấp nhất so với
mức độ hai mặt còn lại và sát với ngưỡng nhận thức trung bình.
Tìm hiểu tương quan giữa các mặt biểu hiện NCTĐNN của
SQT, kết quả được tóm tắt ở sơ đồ 3.4:


17

Sơ đồ 3.4. Tương quan giữa các mặt biểu hiện và NCTĐNN của SQT
Từ sơ đồ 3.4 cho thấy, có mối quan hệ thuận, từ tương đối mạnh
đến rất mạnh giữa các mặt biểu hiện của NCTĐNN với nhau và với
NCTĐNN của SQT (r: 0.564 - 0.882, **P<0.01). Mối tương giữa mặt

nhận thức với NCTĐNN của SQT (r: 882, ≈ 1, **P<0.01) thể hiện mạnh
nhất. Do đó, để phát triển mức độ NCTĐNNQS của SQT nhanh chóng
và đạt hiệu quả cao cần tác động vào mặt nhận thức NCTĐNN hay nâng
cao nhận thức của họ về hệ GTNNQS.
Kết hợp kiểm định Independent samples T test và One – way
Anova về mức độ NCTĐNN của các nhóm SQT cho thấy:
Bảng 3.6. Kiểm định phương sai mức độ NCTĐNN của SQT
trong các nhóm khác nhau
STT

Các nhóm kiểm định

F/t

p
(Bonferroni/ t-test)

Kết luận

1

Theo nhóm cấp bậc

F(3,496)=0.095

1.00 (>0.05)

Không có sự
khác biệt


2

Theo nhóm chức vụ

F(2,497)=2.095

0. 013 - 1.00 (có 1
giá trị p < 0.05)

Có sự khác biệt

F(2,497)=0.021

1.00 (>0.05)

t(498) = - 3.455

p = 0.061 (>0.05)

3

4

Theo nhóm thời gian
mang quân hàm SQ
Theo ngạch sĩ quan

Không có sự
khác biệt
Không có sự

khác biệt


18
3.4.2. Mối quan hệ giữa mức độ NCTĐNN và mức độ hoàn
thành chức trách, nhiệm vụ của SQT
Kết quả nghiên cứu chỉ ra, SQT đánh giá mức độ hoàn thành
các nhiệm vụ, chức trách ở mức độ tốt (ĐTB chung = 3.97, ĐLC =
0.82). Có mối quan hệ thuận với mức độ yếu (r ≈ 0.3, P = 0.000, <0.05)
giữa NCTĐNN và mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của SQT.
Sự phân bố các nhóm SQT theo mức độ NCTĐNN và mức độ
hoàn thành chức trách, nhiệm vụ thông qua phép so sánh chéo các cặp
(Crosstabs). Kết quả thu được với X2 = 45.225, p = 0.000 (< 0.05), sự
phân bố các nhóm SQT thể biểu hiện ở bảng 3.8:
Bảng 3.8. Tương quan chéo giữa mức độ NCTĐNN và mức
độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của SQT

Nội dung

Mức độ
NCTĐNN

NCTĐNN mức
từ trung bình
trở xuống
NCTĐNN mức
trên trung
bình
Tổng


N

Mức độ hoàn thành chức trách,
nhiệm vụ
Hoàn thành chức Hoàn thành chức
trách, nhiệm vụ trách, nhiệm vụ
mức trung bình trở mức trên trung
xuống
bình
12
16

Tổng

28

%

12.63%

3.96%

6.40%

N

83

389


432

%

87.36%

96.04%

94.44%

N
%

95
100.0%

405
100.0%

500
100.0%

Mặt khác, kiểm định ANOVA hai yếu tố (Univariate) cho thấy:
mức độ NCTĐNN không có vai trò điều tiết mức độ hoàn thành chức
trách, nhiệm vụ ở các nhóm SQT theo ngạch sĩ quan ( F(1,492) = 2.027, p =
0.115, > 0.05), theo cấp bậc (F(2,494) = 2.440, P = 0.88, > 0.05) hay khác
nhau thời gian mang quân hàm sĩ quan (F(2,490) = 0.393, P = 0.675, > 0.05).
Mức độ NCTĐNN ảnh hưởng đến mức độ hoàn thành chức trách,
nhiệm vụ giữa các nhóm SQT có chức vụ khác nhau (F (2,490) = 4.869, P =
0.008, < 0.05), thể hiện qua biểu đồ 3.8:



19

Biểu đồ 3.8. Ảnh hưởng của mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ
đến mức độ NCTĐNN trong các nhóm SQT cấp bậc khác nhau
3.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu thành
đạt nghề nghiệp của sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam
3.2.1. Xác định yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu thành đạt
nghề nghiệp của Sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam
Kết quả các kiểm định độ hiệu lực của thang đo cho thấy: Hệ
số KMO = 0.926, nên Phân tích nhân tố là phù hợp với dữ liệu
nghiên cứu; Bartlett's Test là 5212.57 với mức ý nghĩa p = 0.000 (<
0.001); Eigenvalues của nhân tố > 1, chúng tôi rút trích được 2 nhân
tố có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất, giải thích 56.043% biến thiên
của dữ liệu nghiên cứu (Cumulative % = 56.043): Nhóm yếu tố chủ
quan và nhóm yếu tố khách quan, có mối tương quan thuận với nhau.


20

Sơ đồ 3.5. Tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến NCTĐNN của SQT
3.2.2. Nhóm yếu tố chủ quan
Nhìn chung, nhóm yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến NCTĐNN
của SQT ở mức độ mạnh (ĐTB = 4.00, ĐLC = 0.90) với 7 yếu tố
thành phần đều ở mức ảnh hưởng (ĐTB: 3.84 - 4.13). Quan niệm về
thành đạt nghề nghiệp quân sự được có ảnh hưởng thứ hai, tới sự phát
triển của NCTĐNN của sĩ quan trẻ (ĐTB = 4.10, ĐLC = 0.83), đây là
yếu tố có hệ số ma trận thành phần cao nhất (.306). Để nâng cao
NCTĐNN, cần quan tâm phát huy sư tác động của yếu tố này.

3.2.3. Nhóm yếu tố khách quan


21
Nhóm yếu tố khách quan đang ảnh hưởng mạnh đến NCTĐNN
của SQT (ĐTB = 4.01, ĐLC = 0.78), điều này thể hiện trên tất cả các yếu
tố khách quan được xem xét. Yếu tố tác động mạnh nhất đến NCTĐNN
của SQT thuộc về Điều kiện môi trường công tác (ĐTB = 4.10, ĐLC =
0.83). Tác động thấp nhất thuộc về Chính sách đãi ngộ của Đảng và Nhà
nước và quân đội đối với sĩ quan trẻ (ĐTB = 3.60, ĐLC = 0.89)
3.3. Biện pháp tâm lý - xã hội nâng cao nhu cầu thành đạt
nghề nghiệp cho sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam
3.3.1. Giáo dục nâng cao nhận thức về giá trị nghề nghiệp quân
sự cho đội ngũ sĩ quan trẻ; 3.3.2. Thông qua hoạt động giáo dục, huấn
luyện để bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực lãnh đạo
chỉ huy đáp ứng yêu cầu, chức trách, nhiệm vụ; 3.3.3. Tạo các điều kiện
thuận lợi để đội ngũ sĩ quan trẻ cống hiến tài năng, năng lực, sở trường
trong thực hiện nhiệm vụ chức trách; 3.3.4. Phát huy tính tích cực, chủ
động của sĩ quan trẻ trong tự học, tự rèn hoàn thiện các phẩm chất, năng
lực và tác phong công tác; 3.3.5. Thực hiện tốt chính sách cán bộ nhất là
đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đối với đội ngũ sĩ quan trẻ.
3.4. Phân tích kết quả thực nghiệm
3.4.1. Kết quả điều tra phát hiện trước thực nghiệm
Mức độ mặt nhận thức NCTĐNN của SQT thuộc nhóm
ĐVTN là sâu sắc (ĐTB = 3.41, ĐLC = 0.49); kiểm định Independent
samples T test cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về
mức độ mặt nhận thức NCTĐNN của SQT thuộc nhóm ĐVTN và
ĐVĐC (t(78) = 0.778, p = 0.439, > 0.05), và có sự tương đồng về mức độ
nhận thức giữa nhóm ĐVTN và bộ phận SQT còn lại trong mẫu lớn.
3.4.2. Kết quả khảo sát, kiểm tra sau thực nghiệm

Mức độ mặt nhận thức NCTĐNN của SQT thuộc ĐVTN đã
phát triển lên mức rất sâu sắc (từ ĐTB = 3.41 lên ĐTB = 3.80) với sự
phân tán các phương án trả lời rất thấp (ĐLC = 0.24), trong khi sự thay
đổi của ĐVĐC không đáng kể.


22

Biểu đồ 3.12. Mặt nhận thức NCTĐNN của SQT nhóm ĐVTN
trước và sau tác động thực nghiệm
Kết quả Paired samples T test): t(39) = -6.339, p = 0.000 (< 0.05),
chứng tỏ đã có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa mức độ mặt nhận
thức NCTĐNN của SQT thuộc ĐVTN trước và sau tác động. Đối với
ĐVĐC không có sự khác biệt. Đồng thời điều này tạo ra sự khác bệt (phát
triển) có ý nghĩa thống kê của NCTĐNN sau thực nghiệm ở ĐTVN.
3.4.3. Một số vấn đề rút ra từ phân tích kết
quả thực nghiệm
Nhận thức về hệ GTNNQS là nguồn gốc của sự phát triển
NCTĐNN. Nếu giáo dục nâng cao nhận thức về hệ GTNNQS cho SQT
thì sẽ nâng cao NCTĐNN ở họ. NCTĐNN của SQT biến đổi, phát triển
có tính quy luật và chịu tác động của các yếu tố chủ quan và khách quan
mà đề tài đã chỉ ra. Các biện pháp tâm lý - xã hội nâng cao NCTĐNN đã
được đề xuất là có cơ sở khoa học, có tính khả thi rất cao.
Kết luận chương 3
NCTĐNN của SQT QĐNDVN đang ở mức cao. Mức độ mặt
nhận thức NCTĐNN thấp nhất trong ba mặt biểu hiện nhưng có mối
tương quan mạnh nhất đến NCTĐNN của SQT. SQT tự đánh giá


23

hoàn thành chức trách, nhiệm vụ ở mức tốt, điều đo ảnh hưởng đến
mức độ NCTĐNN trong các nhóm SQT có cấp bậc khác nhau. Có
nhiều yếu tố ảnh hưởng đến NCTĐNN của SQT, được chia thành hai
nhóm chủ yếu: nhóm yếu tố khách quan và nhóm yếu tố chủ quan.
Để nâng cao NCTĐNN cho SQT cần tác động vào các yếu tố ảnh
hưởng này thông qua hệ thống biện pháp tâm lý - xã hội đã đề xuất.
Kết quả thực nghiệm kiểm định cho thấy, có sự phát triển mức độ
mặt nhận thức và mức độ NCTĐNN của SQT.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Nghiên cứu NCTĐNN của SQT QĐNDVN có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn. NCTĐNN của SQT QĐNDVN là một thuộc tính tâm
lý, một phẩm chất nhân cách thể hiện ở tự đòi hỏi của sĩ quan trẻ trong
lĩnh vực hoạt động quân sự phải đạt được những giá trị nghề nghiệp quân
sự có ý nghĩa đối với bản thân, gia đình và góp phần tích cực vào sự phát
triển Quân đội. Cấu trúc NCTĐNN của SQT QĐNDVN là một chỉnh thể
trọn vẹn, thống nhất của các thành tố tâm lý khác nhau có quan hệ chặt
chẽ, tác động qua lại lẫn nhau theo quy luật một cách bền vững. Cấu trúc
đó bao gồm ba thành tố cơ bản: nhận thức về hệ GTNNQS, thái độ đối với
hệ GTNNQS và hành vi nhằm chiếm lĩnh hệ GTNNQS đó.
1.2. Kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy, ba mặt biểu hiện
NCTĐNN của SQT về hình thức có mức độ tương tự nhau (4/5):
nhận thức cao, thái độ phù hợp và hành vi thường xuyên. Trong đó,
mặt nhận thức có ĐTB thấp nhất. Điều này đặt ra vấn đề tác động
thực nghiệm nhằm nâng cao mặt nhận thức của NCTĐNN, qua đó
nâng cao mức độ NCTĐNN của SQT.
1.3. SQT hoàn thành chức trách nhiệm vụ ở mức tốt. Không
có sự khác biệt giữa các SQT trong các nhóm khác nhau về mức độ
hoàn thành chức trách nhiệm vụ. Có mối tương quan thuận giữa
NCTĐNN với mức độ hoàn thành chức trách nhiệm vụ của SQT.

1.4. Có hai nhóm yếu tố ảnh hưởng tới NCTĐNN của SQT,
nhóm yếu tố chủ quan và nhóm yếu tố khách quan. Mức độ ảnh


24
hưởng của hai nhóm tương đương nhau. Trong đó các yếu tố quan
trọng tạo ra sự ảnh hưởng của nhóm yếu tố chủ quan gồm: Quan
niệm của SQT về thành đạt NNQS và Khát khao tự khẳng định của
SQT,…; ở nhóm yếu tố khách quan gồm: Sự thống nhất giữa đào tạo
và bố trí, sử dụng SQT; Chính sách đãi ngộ của Đảng, Nhà nước,
quân đội đối với SQT,…
1.5. Có 5 biện pháp tâm lý - xã hội được đề xuất nhằm nâng
cao NCTĐNN cho SQT QĐNDVN. Thực nghiệm kiểm định đã chỉ
ra việc thực hiện các biện pháp trên là phù hợp và có tính khả thi
nhằm nâng cao NCTĐNN cho SQT QĐNDVN.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với Bộ Quốc phòng:
- Cần quan tâm đến yếu tố truyền thống gia đình, hứng thú
với nghề nghiệp, xu hướng nghề nghiệp quân sự của thanh niên khi
tuyển chọn họ vào đào tạo ở các nhà trường quân đội.
- Không ngừng hoàn thiện mục tiêu đào tạo, đổi mới nội
dung, chương trình, phương pháp, hình thức giáo dục - đào tạo học
viên sĩ quan ở các nhà trường quân sự. Quan tâm trang bị cho họ hệ
thống tri thức, kỹ xảo, kỹ năng NNQS gắn với phát triển toàn diện
năng lực, cũng như mục đích sử dụng, hình thành ở họ hệ thống
GTNNQS phù hợp.
- Thống nhất giữa đào tạo và bố trí, sử dụng SQT để họ phát
huy được những phẩm chất, năng lực nghề nghiệp đã được đào tạo,
hình thành tình yêu và sự gắn bó với nghề nghiệp.
- Thực hiện đầy đủ các cơ chế, chính sách đối với SQT và

hậu phương quân đội, để SQT yên tâm công tác, dành thời gian, sức
lực cho nghề nghiệp.
2.2. Đối với cán bộ lãnh đạo, chỉ huy của các đơn vị
- Cần tạo các điều kiện tốt nhất có thể, để SQT được thể hiện
các phẩm chất, năng lực của mình trong quá trình công tác. Đồng thời
cần quan tâm bồi dưỡng, hoàn thiện, phát triển các phẩm chất và năng
lực nghề nghiệp cho SQT.


25
- Xem xét đề bạt, bổ nhiệm cần chú trọng hơn nữa đến phẩm
chất, trình độ, năng lực của SQT và những kết quả thực hiện nhiệm
vụ của họ.
- Xây dựng bầu không khí tâm lý tích cực, các mối quan hệ
tốt đẹp và tinh thần hợp tác, đòi hỏi cao lẫn nhau trong đơn vị để mỗi
SQT được học hỏi, rèn luyện các kỹ năng quản lý bản thân, kỹ năng
hợp tác đồng thời tự ý thức về hoàn thiện, phát triển các phẩm chất,
năng lực phù hợp.
- Khuyến khích SQT tự học tập, rèn luyện nâng cao trình độ
tri thức, kỹ xảo, kỹ năng, bản lĩnh tác phong công tác trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ, chức trách; tăng cường áp dụng các tri thức vào
thực tiễn; khuyến khích sáng tạo các phương pháp, cách thức hoạt
động nghề nghiệp quân sự hiệu quả.
2.3. Đối với sĩ quan trẻ
- Nhận thức sâu sắc về hệ GTNNQS mà mỗi SQT cần phải
vươn tới, chiếm lĩnh trong hoạt động quân sự.
- Mỗi SQT cần không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao
trình độ mọi mặt, phát triển các kỹ xảo, kỹ năng nghề nghiệp phù hợp
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, chức trách.
- Luôn nỗ lực không mệt mỏi trong quá trình thực hiện nhiệm

vụ được giao để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Tích cực tham gia các
nhiệm vụ ở các lĩnh vực khác nhau để được trải nghiệm với các khó
khăn thử thách mới.
- Vun đắp tình yêu với nghề nghiệp quân sự, phát huy tinh
thần trách nhiệm, lòng tự hào nghề nghiệp; phát triển nhu cầu tự
khẳng định,… trong quá trình công tác.


×