Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

đề thi thử ngữ văn tuyển sinh 10 có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.94 KB, 67 trang )

PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2017-2018
MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian 120 phút, không kể thời gian giao đề

Câu 1: (2.0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
“ Chúng tôi , mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng
thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai
ngờ đến thì bỗng nó kêu thét lên:
- Ba…a…a…ba!
Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe
thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ
tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót
lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Tôi thấy làn tóc sau ót nó như dựng đứng lên.”
a. Đoạn trích trong tác phẩm nào? Của ai?
b. Chỉ ra các thành phần biệt lập được dùng trong đoạn trích?
c. Phân tích cấu tạo ngữ pháp và nêu kiểu câu cho câu văn sau : “Tôi thấy làn tóc sau
ót nó như dựng đứng lên.”
d. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn văn? Tác dụng của nó?
Câu 2: (3,0 điểm)
“ Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”
( “Ánh trăng”- Nguyễn Duy)
Trình bày suy nghĩ của em về đạo lí, lẽ sống đặt ra trong đoạn thơ trên?
Câu 3: (5,0 điểm)
Cảm nhận về đoạn thơ sau:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm


Thuyền ai thấp thoáng cánh buồn xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiêng sóng kêu quanh ghế ngồi.”
(“ Truyện Kiều”- Nguyễn Du)
…………………………… Hết ……………………………
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm).


HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN- LỚP 9

Câu 1:(2.0 điểm).
a. Truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” tác giả Nguyễn Quang Sáng (0,5đ)
b. Các thành phần biệt lập: Thành phần biệt lập phụ chú : kể cả anh (0,25đ)
Thành phần biệt lập gọi đáp: Ba…a…a…ba!(0,25đ)
c.
“Tôi //thấy làn tóc sau ót nó như dựng đứng lên.”
CN
VN
- (0,25đ)
 Câu đơn (0,25đ)
d.- Biện pháp nghệ thuật: so sánh
(0,25đ)
- Tác dụng miêu tả tình cảm, cảm xúc của bé Thu dành cho ba trong phút chia tay và
tình yêu sâu sắc em dành cho ba.(0,25đ)
Câu 2: (3,0 điểm).
*. Yêu cầu :

- Về hình thức: HS phải xác định và làm đúng kiểu bài nghị luận xã hội .
Diễn đạt mạch lạc, không sai lỗi câu, từ, chính tả.
- Về nội dung: Phần thân bài cần phải đảm bảo những ý cơ bản sau:
*Mở bài: (0,25 điểm).
- Mỗi nhà văn, nhà thơ khi sáng tác luôn kín đáo bộc lộ những suy nghĩ,
những chiêm nghiệm của mình về cuộc sống. Nhà thơ Nguyễn Duy cũng vậy, ông gửi vào
tác phẩm “ Ánh trăng” của mình một triết lí, một thông điệp sâu sắc về đạo lí, lẽ sống cao
đẹp của con người.
* Thân bài:(2,5 điểm).
1. Giải thích:
Đây là đoạn thơ cuối trong bài “ Ánh trăng” . Hình ảnh “trăng cứ tròn vành
vạnh” – trăng luôn trong sáng, tròn đầy, viên mãn, thủy chung tình nghĩa dù con người thờ
ơ, vô tình lãng quên. “ ánh trăng im phăng phắc” chỉ thái độ bao dung , độ lượng, không
giận hờn trách cứ sự thay đổi của con người.Thái độ đó khiến con người “ giật mình” , tỉnh
ngộ nhận ra lỗi lầm . Đoạn thơ là lời suy ngẫm, nhắc nhở , là một triết lí về thái độ sống,
cách sống .Con người cần sống độ lượng, bao dung, ân nghĩa thủy chung,trân trọng quá
khứ.(0.75 điểm).
2. Phân tích , bình luận đánh giá: (1điểm).
- Trong cuộc sống ai cũng có thể có lúc mắc sai lầm, vô tâm, vô tình vì thế
cần biết độ lượng, bao dung ,tha thứ, bỏ qua, không chấp nhặt khi người khác nhận ra lỗi
lầm. Không chỉ bao dung con người cần biết sống ân tình, ân nghĩa trân trọng quá khứ.
Bởi, có quá khứ mới có tương lai, có sự hi sinh của người đi trước mới có hiện tại ta được
hưởng thụ như ngày hôm nay.
- Người biết bao dung sẽ thấy tâm hồn mình thanh thản, xóa đi được hận thù,
giúp cảm hóa, thức tỉnh người khác . Như thế, cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn.Biết độ lượng bao
dung, biết sống trọng ân tình, sống tình nghĩa trước sau mới đúng đạo lí làm người, được
ngời khác tôn trọng, nể phục và làm cho con người , xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
(dẫn chứng trong văn học và thực tế)
-Bên cạnh những con người có lối sống đẹp vẫn còn những con người có
lối sống luôn hẹp hòi, ích kỉ, oán hận thù sâu, vô tình, vô nghĩa, bội bạc, “có mới



nới cũ”, quay lưng lại với quá khứ, chạy theo đời sống vật chất mà lãng quên những
giá trị tinh thần cao đẹp…
3. Bài học liên hệ:(0,75 điểm).
- Cần biết học cách bao dung độ lượng, tha thứ với người khác khi họ nhận ra lỗi
lầm. Không giữ lòng oán hận, ích kỉ nhưng cũng không thể thờ ơ, bàn quan trước tội ác
của kẻ thù. Con người không được lãng quên quá khứ nhưng cũng không thể mải đắm
chìm trong quá khứ mà quên đi hiện tại và không hướng tới phấn đấu cho tương lai. Sống
tình nghĩa thủy chung sau trước.
- Đôi lúc trong cuộc sống cần có những phút giây nhìn nhận lại chính mình để sống
tốt đẹp hơn.
* Kết bài :(0,25 điểm).
Khẳng định giá trị lối sống tốt đẹp và nêu nhận thức, hành động đúng cho bản
thân.
Câu 3 (5,0 điểm).
• Yêu cầu:
-Về hình thức:
HS xác định đúng yêu cầu của đề bài. Biết viết văn nghị luận văn học.
Bài viết bố cục rõ ràng .Diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi diễn đạt , lỗi về
câu, từ, chính tả.
-Về nội dung cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
* Mở bài:(0,25 điểm).
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích.
- Tám câu thơ cuối trích đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích”được coi là những câu
thơ tả cảnh ngụ tình hay nhất trong tác phẩm “Truyện Kiều” của ông.
* Thân bài: :(4,5 điểm).
- Đoạn trích ở phần II của truyện, sau khi bị Mã Giám Sinh lừa, bị Tú bà xỉ
mắng, tủi nhục Kiều. Tú Bà cho Kiều ở lầu Ngưng Bích nhưng thực chất là giam lỏng
nàng ở nơi này . Ở lầu Ngưng Bích Kiều nhìn cảnh vật với bao tâm trạng, nỗi niềm riếng.

Cảnh vật như nhuốm màu tâm trạng của nàng. Tám câu thơ đặt trong mạch 22 câu thơ của
đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là khi Thúy Kiều trở về với chính lòng mình, đối diện
với chính mình. Từ thương người đã trở thành nỗi thương mình xót xa. Đây là những câu
thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc nhất – là thực cảnh mà cũng là tâm cảnh. Mỗi cảnh vật khơi
gợi ở Kiều những nồi buồn khác nhau với những lí do buồn khác nhau để rồi tình buồn tác
động lại cảnh khiến cảnh mỗi lúc một buồn hơn và nỗi buồn cứ dâng lên như lớp lớp sóng
trào. (0,75 điểm).
- Trước hết, Kiều nhìn về phía trước lầu Ngưng Bích thấy cảnh cửa bể chiều hôm,
như hư như thực mịt mù. Xa xa, có cánh buồm thấp thoáng rồi khuất hẳn giữa mênh mông
sóng nước gợi hành trình mờ mịt không biết đâu là bến bờ. Cảnh vật gợi nỗi cô đơn, lạc
lõng, bơ vơ của Kiều . Nhìn cảnh vật mà nàng tự hỏi cho tương lai phía trước đầy nỗi lo
lắng .(0,75 điểm).
- Mang nặng nỗi buồn, Kiều trông ra ngoại cảnh chỉ thấy cảnh những cánh hoa
trôi dưới ngọn nước mới sa. Ở đây, thi hào Nguyễn Du đã cực tả, đặc tả tâm trạng bi
thương của Kiều qua những hình ảnh ẩn dụ giàu giá trị biểu cảm. “Dòng nước mới sa” hay
chính là dòng đời, bể đời vô định; hình ảnh “hoa trôi man mác” phải chăng là thân phận
người con gái đang trôi dạt, đang bị vùi dập trước sóng gió cuộc đời? Câu hỏi tu từ “biết là
về đâu?”cất lên như một tiếng than diễn tả tâm trạng xót xa, hoang mang, lo sợ của Kiều:
không biết cuộc đời sẽ trôi nổi đến đâu, tương lai rồi sẽ thế nào hay lại tan tác, bị dập vùi


như cánh hóa mỏng manh kia.(0,75 điểm).
- Kiều nhìn ra cảnh nội cỏ mênh mông chỉ thấy một màu xanh héo úa “rầu rầu”,
như sắp tàn lụi. Thiên nhiên ấy gợi ở Kiều nỗi chán ngán, vô vọng, tái tê, nỗi sợ hãi về
cuộc đời phía trước và số phận của mình bơ vơ nơi đất khách.(0,75 điểm).
- Kiều ngồi trên lầu trông ra cảnh vật, nhưng dường như mọi vật nhạt nhòa trước
mắt chỉ còn tiếng gió, tiếng sóng ầm ầm trên “mặt duềnh” . Kiều ngồi trên lầu mà tưởng
như mình ngồi giữa biển khơi. Tiếng sóng như báo trước sóng gió dữ dội của cuộc đời hay
cũng là tiếng kêu đau đớn của Kiều đồng vọng với thiên nhiên. Kiều không chỉ buồn mà
còn sợ hãi đến kinh hoàng như đang đứng trước bão táp cuộc đời, trước những tai ương

đang rình rập, bủa vây. (0,75 điểm).
=> Tám câu thơ gợi bức tranh thiên nhiên chân thực, sinh động nhưng cũng rất hư
ảo. Đó là thiên nhiên được nhìn qua tâm trạng – được nhìn từ xa đến gấn, màu sắc được
miêu tả từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động để diễn tả nỗi buồn từ man mác, mông
lung đến lo âu, sợ hãi, kinh hoàng của Kiều . Đoạn thơ gợi bức tranh ngoại cảnh: từ cảnh
mịt mù, tan tác đến héo úa, tàn lụi, đến dữ dội và bức tranh tâm cảnh: tâm trạng của Kiều
từ buồn, lo lắng, sợ hãi đến hoảng sợ trước tương lai đầy giông bão. Điệp ngữ “ buồn
trông” kết hợp với các hình ảnh ẩn dụ đứng sau, câu hỏi tu từ cùng các từ láy “thấp
thoáng”,”xa xa”,”rầu rầu”,”ầm ầm” đã diễn tả nỗi buồn nhiều bề trong Kiều với nhiều sắc
độ khác nhau, trào dâng lớp lớp như những con sóng lòng. Tất cả tạo nên âm hưởng trầm
buồn, trở thành điệp khúc đoạn thơ, cũng là điệp khúc của tâm trạng. Tám câu thơ, tạo
thành bức tranh tứ bình tâm trạng có cấu trúc cân đối hài hòa đã làm nên sự đặc sắc cho
bút pháp tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du. (0,75 điểm).
* Kết bài: (0,25đ)
- Tám câu thơ là bức tranh ngoại cảnh và tâm cảnh đặc sắc trong “Truyện Kiều”.
Đằng sau bút pháp tả cảnh ngụ tình tuyệt vời ấy còn là một trái tim yêu thương vô hạn, là
sự đồng cảm, xót thương cho một kiếp hồng nhan bạc mệnh và ngầm tố cáo xã hội bất
công đã chà đạp lên quyền sống và nhân phẩm con người của Nguyễn Du.
.
Giám khảo cho điểm tối đa khi bài viết đảm bảo tốt hai yêu cầu về kiến thức và kĩ năng
làm bài, cần trân trọng những bài viết sáng tạo, có chất văn.


ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
MÃ ĐỀ: 01

Năm học: 2017 - 2018
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 90 phút


Câu 1. a) Hãy cho biết từ “mặt trời ” trong câu thơ sau, từ nào được dùng với nghĩa gốc, từ nào được dùng với
nghĩa chuyển ?
“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”
(Trích Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Ngữ văn 9, tập một)
b) Tìm câu văn chứa hàm ý trong đoạn trích dưới đây và cho biết nội dung của hàm ý?
" Tôi lên tiếng mở đường cho nó:
- Cháu phải gọi "Ba chắt nước dùm con", phải nói như vậy.
Nó như không để ý đến câu nói của tôi, nó lại kêu lên:
- Cơm sôi rồi, nhão bây giờ!
Anh Sáu cứ vẫn ngồi im."
(Trích Chiếc lược ngà - Ngữ văn 9, tập một")

Câu 2. Bằng một văn bản ngắn, hãy trình bày suy nghĩ của em về quan niệm “Học đi đôi với hành”.

Câu 3. Cảm nhận của em qua hai khổ thơ sau:
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về

Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.”
(Trích Sang thu, Ngữ văn 9, tập hai)

-----------------Hết------------------



Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.

Họ và tên: ………………………………………Số báo danh: ………..

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI THỬ
TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2017-2018
Môn: Ngữ văn – Mã đề: 01

Câu 1 (1,5 điểm): Yêu cầu trả lời được:
a) Trong những câu thơ trên, thì từ “mặt trời” ở câu:
- “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi” được dùng với nghĩa gốc. (còn gọi là nghĩa đen - nghĩa vốn có của từ) (0,25
điểm).
- Còn “mặt trời” ở câu “Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng” được dùng với nghĩa chuyển. (Hay còn gọi là nghĩa
bóng - nghĩa đựơc suy ra từ nghĩa gốc) (0,25 đ )
b) - Câu chứa hàm ý: “Cơm sôi rồi, nhão bây giờ!” (0,5 đ )
- Nội dung hàm ý: Bé Thu muốn nhờ ông Sáu chắt nước khỏi nồi cơm khỏi bị nhão. (0,5 đ )

Câu 2 (3,5 điểm): Viết được bài văn nghị luận xã hội ngắn gọn, lập luận chặt chẽ, dẫn
chứng thuyết phục, bố cục rõ ràng; trình bày được các ý sau:
1. Dẫn dắt, giới thiệu và dẫn trích được vấn đề nêu ở đề bài ( 0, 25 điểm)
2. Giải thích được (0,25 điểm):
- Thế nào là “học” ? Thế nào là “hành”?
- “Học đi đôi với hành”: Việc học và thực hành phải gắn liền nhau, lý thuyết phải gắn liền với thực tiễn.
Đây là cách học hiệu quả nhất, có ích và có ý nghĩa thiết thực nhất.
3. Phân tích và chứng minh vai trò của việc “học”, “hành” và hiệu quả của sự kết hợp “học đi đôi với hành”
( 2 điểm):
- Vai trò của việc “học”: Sẽ đem lại cho người học trình độ kiến thức mong muốn; góp phần hình thành
những kĩ năng quan trọng để sống và làm việc; giúp người học tự khẳng định mình, tìm chỗ đứng trong xã hội.
- Vai trò của việc thực hành: Nhằm chuyến hoá những kiến thức, kĩ năng lí thuyết vào thực tế của những
việc làm, những thao tác, hoạt động cụ thể. Giúp người học củng cố kiến thức, kĩ năng. Là thước đo hiệu quả của

việc “học”.


- Hiệu quá của sự kết hợp “học đi đôi với hành”:
+ Hoạt động “học” và “hành” có thể hỗ trợ nhau để mỗi hoạt động đều trở nên có hiệu quả hơn.
+ Có kiến thức, kĩ năng từ việc “học”, việc “hành” mới có định hướng, có phương pháp để đạt kết quả như
mong muốn.
+ Có thực tế từ việc “hành”, người học sẽ củng cố được nhừng tri thức, kỹ năng để trở nên vững vàng, chắc
chắn về kiến thức.
+ Khi “học đi đôi với hành”, mỗi người có thế tự kiểm tra, đánh giá để tự hoàn thiện bán thân.
- Chứng minh những tấm gương thành công nhờ sự kết hợp “học đi đôi với hành”:
4. Bình luận, đánh giá về quan điểm ( 0,5 điểm):
- Đây là một phương châm đúng đắn vì nó tạo được sự kết hợp của lí thuyết với thực hành, của kiến thức,
kĩ năng với việc ứng dụng nó trong đời sống.
- Có ý nghĩa gợi mở bài học về con đưừng tiếp thu và vận dụng tri thức, kĩ năng cho tất cả mọi người.
5. Liên hệ, mở rộng, rút ra bài học (0,5 điểm):
- Khi học kiến thức văn hoá phải vận dụng vào thực hành, luyện tập.
- Học cách sống “Học ăn, học nói, học gói, học mở” và vận dụng trong ứng xử hằng ngày.
- Nếu chỉ dừng lại ở việc học, mỗi người sẽ chỉ có những kiến thức chết. Phải vận dụng trong đời sống thực
tế mới đem lại những lợi ích cho bản thân và cho xã hội.
Câu 3. ( 5 điểm)

a) Yêu cầu:
- Yêu cầu viết được văn bản nghị luận văn học có bố cục mạch lạc, lập luận chặt chẽ, phân tích dẫn chứng thuyết
phục, cảm xúc chân thành, diễn đạt lưu loát.
- Phân tích, cảm nhận được vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật của hai khổ thơ ở đề bài.
b) Biểu điểm:
* Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu về tác giả, tác phẩm; dẫn trích được đoạn thơ ( 0,5 điểm)
* Thân bài: ( 4,0 điểm)
- Phân tích và trình bày cảm nhận về khổ 1 (2 điểm): Những cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu của

đất trời.
+ Thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vô hình: Từ “Hương ổi” nồng nàn, ngọt mát, quyến rũ; từ “làn
gió se”; từ hình ảnh “Sương chùng chình”, làn sương mỏng nhẹ nhàng, thong thả chuyển động chầm chậm sang
thu.
+ Cảm xúc của nhà thơ: Các từ “bỗng, phả, hình như” thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng
trước thoáng đi bất chợt của mùa thu.
Nhà thơ giật mình, bối rối, hình như còn có chút gì chưa thật
trong cảm nhận. Tâm hồn thi sĩ nhạy cảm, biến chuyển nhịp nhàng với phút giao mùa của cảnh vật.



ràng

- Phân tích và trình bày cảm nhận về khổ cuối (2 điểm): Những suy ngẫm mang tính triết lí về cuộc đời,
con người.


+
Thiên
nhiên
sang
thu
được
gợi
ra
qua
hình
ảnh
cụ
thể:

nắng

mưa: Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng đã nhạt dần, yếu dần không chói chang, dữ dội, gay gắt như
ngày hè. Những cơn mưa mùa hạ bất ngờ chợt đến, chợt đi. Từ “vơi” có giá trị gợi tả, diễn tả cái thưa dần, ít dần,
hết dần những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ của mùa hạ.
+ Hình ảnh: “Sấm cũng bớt bất ngờ - Trên hàng cây đứng tuổi”: Có ý nghĩa tả thực về hình tượng sấm
thường xuất hiện bất ngờ đi liền với những cơn mưa rào chỉ có ở mùa hạ. Sấm cuối mùa hạ cũng bớt đi, ít đi lúc
sang thu.
Ý nghĩa ẩn dụ: “Sấm” là hình ảnh biểu tượng cho những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc
đời. “Hàng cây đứng tuổi” gợi tả những con người từng trải, từng vượt qua những khó khăn, thăng trầm. Qua đó,
khẳng định bản lĩnh cứng cỏi của con người trước những biến động của cuộc đời. Câu thơ ngợi ca bản lĩnh cứng
cỏi và tốt đẹp của mỗi con người từng trải nói riêng và nhân dân ta nói chung trước những biến cố, thách thức, khó
khăn, gian khổ.
* Kết bài ( 0,5 điểm): Đánh giá, cảm nhận, suy ngẫm: Thông qua hai khổ thơ, nhà thơ đã khắc họa bức
tranh thiên nhiên lúc giao mùa thật mới mẻ, sinh động, ấn tượng; sự cảm nhận, thể hiện rất tinh tế; đoạn thơ khơi
gợi cho người đọc những triết lí sâu xa mà thấm thía.
Đoạn thơ đã thể hiện tình yêu thiên nhiên, sự nhạy cảm tinh tế và ngòi bút tài hoa của tác giả.
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
MÃ ĐỀ: 02

Năm học: 2017 - 2018
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 90 phút

Câu 1. a) Hãy cho biết từ “mặt trời ” trong câu thơ sau, từ nào được dùng với nghĩa gốc, từ nào được dùng với
nghĩa chuyển ?
“... Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.”
(Trích Viếng lăng Bác, Ngữ văn 9, tập hai)
b) Tìm câu văn chứa hàm ý trong đoạn trích dưới đây và cho biết nội dung của hàm ý?

“- Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở
vào liền, tay cầm một cái làn.”
(Trích Lặng lẽ Sa Pa, Ngữ văn 9, tập một)

Câu 2. Bằng một văn bản ngắn, hãy trình bày suy nghĩ của em về quan niệm “Thất bại là mẹ thành công.”

Câu 3. Cảm nhận của em qua hai khổ thơ sau:
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se


Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về

Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.”
(Trích Sang thu, Ngữ văn 9, tập hai)

-----------------Hết------------------

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.

Họ và tên: …………………………………………Số báo danh: ………..

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI THỬ
TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2017-2018
Môn: Ngữ văn – Mã đề :02


Câu 1 (1,5 điểm): Yêu cầu trả lời được:
a) Trong những câu thơ trên, thì từ “mặt trời” ở câu: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng” được dùng với nghĩa
gốc. (còn gọi là nghĩa đen - nghĩa vốn có của từ) (0,25 đ).
- Còn “mặt trời” ở câu “Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” được dùng với nghĩa chuyển. (Hay còn gọi là nghĩa
bóng - nghĩa đựơc suy ra từ nghĩa gốc) (0,25 đ)
b) Câu chứa hàm ý: - Trời ơi, chỉ còn 5 phút! (0,5 đ)
- Nội dung hàm ý: Thể hiện sự tiếc nuối của anh thanh niên về thời gian còn lại quá ngắn. (0,5 đ)


Câu 2 (3,5 điểm): Viết được bài văn nghị luận xã hội ngắn gọn, lập luận chặt chẽ, dẫn
chứng thuyết phục, bố cục rõ ràng; trình bày được các ý sau:
1. Dẫn dắt, giới thiệu và dẫn trích được vấn đề nêu ở đề bài ( 0, 25 điểm)
2. Giải thích được (0,25 điểm):
- Thất bại là không đạt được kết quả, mục đích như dự định (trái với thành công); “mẹ” là cách nói hàm ý
chỉ sự sinh thành, tạo ra...
- Thất bại là mẹ thành công: ý nói thất bại sẽ giúp con người đúc kết được những kinh nghiệm, bài học đó
là cơ sở dẫn đến sự thành công.
Câu nói hàm chứa triết lý sống: thất bại không được nản lòng, sau mỗi lần thất bại giúp ta tiến đến thành
công.
3. Phân tích và chứng minh được bài học thành công được rút ra từ những thất bại:

- Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng từng có lần thất bại. Tuy nhiên đừng vì thất
bại mà nản lòng.
- Có thất bại mới có kinh nghiệm và rút ra bài học.
- Sau mỗi lần thất bại, cần nhìn lại để sửa đổi lối suy nghĩ, cách làm việc và từ đó
giúp ta tiến gần đến sự thành công.
- Có được những thành công trong cuộc sống chính là biết đi lên từ những thất bại
- Nêu được các dẫn chứng tiêu biểu về bài học thành công được rút ra từ những thất
bại của những người nổi tiếng, những người xung quanh ta và của bản thân.

4. Bình luận, đánh giá về quan điểm ( 1,0 điểm):

- Câu nói đúc kết một kinh nghiệm sống có ý nghĩa thực tế, câu nói bao hàm một
nhân sinh quan tích cực, một lời khuyên đúng đắn: sống mạnh mẽ, lạc quan và luôn có
niềm tin vào mục đích sống tốt đẹp.
- Câu nói còn có ý nghĩa an ủi, động viên ta khi ta gặp thất bại trong cuộc sống,
truyền cho ta niềm tin để phấn đấu vươn tới thành công.
- Tuy nhiên cũng cần cảnh giác, đôi khi suy nghĩ “ Thất bại là mẹ thành công” sẽ
làm nhụt ý chí con người vì sự bằng lòng của bản thân - không có ý chí vươn lên khi thất
bại.
5. Liên hệ, mở rộng, rút ra bài học (0,5 điểm):
- Không có thất bại, vấn đề là con người có biết học cách thành công sau thất bại hay không? Phải biết
cách đứng dậy sau những vấp ngã, phải có khát vọng vươn lên.
- Khi thất bai phải tìm ra nguyên nhân thất bại, phải xem xét năng lực, thời cơ và những điều kiện…
- Cần có sự chuẩn bị tốt hơn cho công việc ở những lần sau để tránh thất bại.

Câu 3. ( 5 điểm)

a) Yêu cầu:
- Yêu cầu viết được văn bản nghị luận văn học có bố cục mạch lạc, lập luận chặt chẽ, phân tích dẫn chứng thuyết
phục, cảm xúc chân thành, diễn đạt lưu loát.
- Phân tích, cảm nhận được vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật của hai khổ thơ ở đề bài.
b) Biểu điểm:
* Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu về tác giả, tác phẩm; dẫn trích được đoạn thơ ( 0,5 điểm)


* Thân bài: ( 4,0 điểm)
- Phân tích và trình bày cảm nhận về khổ 1 (2 điểm): Những cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu của
đất trời.
+ Thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vô hình: Từ “Hương ổi” nồng nàn, ngọt mát, quyến rũ; từ “làn

gió se”; từ hình ảnh “Sương chùng chình”, làn sương mỏng nhẹ nhàng, thong thả chuyển động chầm chậm sang
thu.
+ Cảm xúc của nhà thơ: Các từ “bỗng, phả, hình như” thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng
trước thoáng đi bất chợt của mùa thu.
Nhà thơ giật mình, bối rối, hình như còn có chút gì chưa thật
trong cảm nhận. Tâm hồn thi sĩ nhạy cảm, biến chuyển nhịp nhàng với phút giao mùa của cảnh vật.



ràng

- Phân tích và trình bày cảm nhận về khổ cuối (2 điểm): Những suy ngẫm mang tính triết lí về cuộc đời,
con người.
+
Thiên
nhiên
sang
thu
được
gợi
ra
qua
hình
ảnh
cụ
thể:
nắng

mưa: Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng đã nhạt dần, yếu dần không chói chang, dữ dội, gay gắt như
ngày hè. Những cơn mưa mùa hạ bất ngờ chợt đến, chợt đi. Từ “vơi” có giá trị gợi tả, diễn tả cái thưa dần, ít dần,

hết dần những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ của mùa hạ.
+ Hình ảnh: “Sấm cũng bớt bất ngờ - Trên hàng cây đứng tuổi”: Có ý nghĩa tả thực về hình tượng sấm
thường xuất hiện bất ngờ đi liền với những cơn mưa rào chỉ có ở mùa hạ. Sấm cuối mùa hạ cũng bớt đi, ít đi lúc
sang thu.
Ý nghĩa ẩn dụ: “Sấm” là hình ảnh biểu tượng cho những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc
đời. “Hàng cây đứng tuổi” gợi tả những con người từng trải, từng vượt qua những khó khăn, thăng trầm. Qua đó,
khẳng định bản lĩnh cứng cỏi của con người trước những biến động của cuộc đời. Câu thơ ngợi ca bản lĩnh cứng
cỏi và tốt đẹp của mỗi con người từng trải nói riêng và nhân dân ta nói chung trước những biến cố, thách thức, khó
khăn, gian khổ.
* Kết bài ( 0,5 điểm): Đánh giá, cảm nhận, suy ngẫm: Thông qua hai khổ thơ, nhà thơ đã khắc họa bức
tranh thiên nhiên lúc giao mùa thật mới mẻ, sinh động, ấn tượng; sự cảm nhận, thể hiện rất tinh tế; đoạn thơ khơi
gợi cho người đọc những triết lí sâu xa mà thấm thía.
Đoạn thơ đã thể hiện tình yêu thiên nhiên, sự nhạy cảm tinh tế và ngòi bút tài hoa của tác giả.


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LÓP 10

NĂM HỌC 2014-2015

BÌNH PHƯỚC
ĐỀ CHÍNH THỨC

Môn: NGỮ VĂN - LỚP 9

Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
(Đề gồm 01 trang)

Câu 1: (1,0 điểm): Vì sao Chính Hữu đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là “ Đồng chí”?

Câu 2: (1,0 điểm): Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

“Mưa mùa xuân xôn xao, phới phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại rơi mà như nhảy
nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất. (…) Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu
yếm đón lấy những hạt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp
nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn lên các
nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt”.
(Nguyễn Thị Thu Trang)
a. Đoạn văn đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
b. Đoạn văn đã sử dụng phương tiện liên kết gì?
Câu 3: (3,0 điểm): - Nói về lòng yêu nước, nhà văn I-li-a Êrenbua có câu nói nổi tiếng:
“ Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vônga, con sông Vônga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng
xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ Quốc”.
Hãy viết một bài văn nghị luận ngắn (khoảng một trang giấy thi), nêu suy nghĩ của em về quê hương, đất
nước qua câu nói trên.
Câu 4: (5,0 điểm): Trong bài Một khúc ca xuân, nhà thơ Tố Hữu có viêt: “ Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?” .
Theo em sống đẹp là sống thế nào? Hãy làm sáng tỏ khái niếm trên qua bài Ánh trăng ( Nguyễn Duy) và Mùa xuân
nho nhỏ ( Thanh Hải)./.

..............HẾT.........................


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BÌNH PHƯỚC

HƯỚNG DẪN CHẤM
BÀI THI THỬ VÀO LỚP 10 – THPT
NĂM HỌC 2014- 2015
MÔN: NGỮ VĂN


Câu

Nội dung

Điểm

- Yêu cầu học sinh nêu được các ý sau:
+ “Đồng chí” là cùng chung chí hướng, lí tưởng cao đẹp.

0,25đ

+ Đây cũng là cách xưng hô của những người cùng trong một đoàn thể cách mạng.

0,25đ

1
+ Vì vậy, đặt tên bài thơ là “Đồng chí”, tác giả muốn nhấn mạnh tình đồng chí là bản chất
cách mạng của tình đồng đội và thể hiện sâu sắc tình đồng chí, đồng đội.

0,5đ

-Yêu cầu học sinh xác định được:
a. Đoạn văn sử dụng biện pháp tu từ:
2

- Phép nhân hóa: (mưa, đất trời, cây cỏ)
- Phép so sánh: (những hạt mưa)
b. Sử dụng phương tiện liên kết: - phép lặp ( mưa mùa xuân, hạt mưa);
- phép thế (cây cỏ - chúng); - phép nối (và).


0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ


3

A -Yêu cầu chung :
1.Về hình thức:

- Học sinh biết làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
- Bài văn có đầy đủ bố cục 3 phần: Mở bài – Thân bài – Kết bài.
- Diễn đạt trôi chảy, lập luận chặt chẽ, không mắc lỗi chính tả, trình bày
sạch sẽ.
2.Về nội dung:
Học sinh có thể có những cách sắp xếp khác nhau miễn là có những ý sau:
- Từ một câu nói của một nhà văn Nga, học sinh viết được bài văn nghị
luận ngắn nêu suy nghĩ của em về tình yêu quê hương, đất nước hình
thành từ những biểu hiện cụ thể, bình dị…và đó là tình cảm thiêng liêng,
cao quý của mỗi con người.
1. Mở bài: ( Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận):
Lòng yêu nước được hình thành từ những biểu hiện cụ thể, bình dị.
Trích câu nói của nhà văn: “Dòng suối… Tổ quốc”.
2. Thân bài:
+ Giải thích: - Lòng yêu Tổ quốc là một khái niệm trừu tượng vô cùng
thiêng liêng với mỗi người và nó được biểu hiện khá phong phú. Nhà văn
I-li-a …đã thể hiện một cáh cụ thể tình cảm đó qua câu nói nổi tiếng.
- Con người có tình cảm gắn bó, yêu mến với một môi trường cụ thể ,
những con người cụ thể. Nếu không có điều đó thì sẽ không có tình cảm

lớn.
- Đất nước ta còn nghèo, các nước lớn còn lăm le xâm chiếm hòng cướp
nước ta…yêu nước thiết thực là góp sức xây dựng quê hương, đất nước
giàu có bằng những hành động, việc làm cụ thể…
+ Minh họa bằng các dẫn chứng trong văn học và thực tế đời sống xã
hội.
+ Phê phán những người có những hành động phản bội quê hương, xuyên
tạc, nói xấu đất nước…
+ Bài học rút ra cho bản thân: chăm học, chăm làm, rèn luyện đạo đức,
sức khỏe, yêu thương những người thân thuộc trong gia đình…
c. Kết bài:
- Yêu nước là tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi người. Nhận thức
đúng đắn về lòng yêu nước sẽ giúp cho con người có thêm nghị lực để
tiến tới đỉnh cao của sự cống hiến và sáng tạo…
B . Biểu điểm:
- Điểm 3: Đạt được các yêu cầu nêu trên, lí lẽ thuyết phục, văn viết mạch
lạc, không mắc những lỗi diễn đạt thông thườngl
- Điểm 2: Đạt được quá nửa yêu cầu về nội dung, còn một số lỗi về diễn
đạt.
- Điểm 1: Đạt được một nửa yêu cầu về nội dung, mắc nhiều lỗi về hình
thức
- Điểm 0: Lạc đề sai cả về nội dung và phương pháp

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,25đ


0,25đ

0,5đ

0,5đ


A -Yêu cầu chung :

4

1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Đề yêu cầu viết một bài văn nghị luận văn học bàn về lẽ sống đẹp của
nhà thơ nói riêng và của con người Việt Nam nói chung đã được thể hiện
trong hai bài thơ.
- Chú ý kết hợp các thao tác nghị luận, bố cục hợp lí, dẫn chứng chọn lọc,
diễn đạt có cảm xúc. Văn viết trong sáng, mạch lạc, ít mắc lỗi chính tả.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng cần chú ý các
kiến thức cơ bản sau:
- Giải thích ngắn gọn khái niệm: sống đẹp là sống như thế nào? Là sống
có lí tưởng cao đẹp, có khát vọng ước mơ, có ích cho đời, sống có nghĩa,
có tình….
- Lối sống đẹp đã được thể hiện trong hai bài thơ:
+ Mùa xuân nho nhỏ- (Thanh Hải):
- Thể hiện tình yêu thiên nhiên xứ Huế và của đất nước khi vào xuân.
(Phân tích dẫn chứng).
- Thể hiện khát vọng được cống hiến cuộc đời xuân của mình cho đất
nước. (Phân tích dẫn chứng).

+ Ánh trăng (Nguyễn Duy):
- Thể hiện tình cảm gắn bó với thiên nhiên đất nước bình dị, hiền hậu,
nghĩa tình. (Phân tích dẫn chứng).
- Thể hiện thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn” ân nghĩa thủy chung
cùng quá khứ của nhà thơ. (Phân tích dẫn chứng).
- Chú ý liên hệ với hoàn cảnh sáng tác, cuộc đời của tác giả.
- Nhận xét đánh giá chung: Hai bài thơ nêu lên quan niệm riêng của mỗi
tác giả, nhưng cũng là tiếng nói chung của dân tộc ta về lẽ sống đẹp. Lẽ
sống đẹp đó không chỉ có trong thơ ca mà đang diễn ra hằng ngày trong
cuộc sống.
B. Biểu điểm
- Điểm 5 : Hiểu đề, nắm vững kiểu bài nghị luận, bài làm đảm bảo tốt các yêu cầu
trên; diễn đạt trôi chảy mạch lạc, không mắc lỗi diễn đạt và chính tả.

1,0đ

0, 5đ

0, 5đ

0, 5đ


- Điểm 4 - 4,5 : Đảm bảo cơ bản các yêu cầu trên, có thể thiếu một ý. Văn viết trôi
chảy, không mắc diễn đạt và chính tả.
- Điểm 3 – 3,5 : Bài viết cơ bản đáp ứng yêu cầu trên, mắc vài lỗi diễn đạt và chính tả.

0, 5đ

1,0đ


- Điểm 2 – 2,5: Có nghị luận được một số nội dung, nhưng chưa đáp ứng được yêu
cầu; còn sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả và diễn đạt.
- Điểm 1 : Bài viết quá sơ sài, chưa hiểu đề, không đảm bảo nội dung, mắc nhiều lỗi
chính tả và diễn đạt, chữ viết cẩu thả.
- Điểm 0 : Bài làm lạc đề hoàn toàn hoặc bỏ giấy trắng.
( Giám khảo tùy vào cách lập luận của học sinh để cho điểm).

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ KIỂM TRA ÔN THI VÀO LÓP 10

1,0đ


BÌNH PHƯỚC
ĐỀ CHÍNH THỨC

NĂM HỌC 2014-2015
Môn: NGỮ VĂN - LỚP 9

Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
(Đề gồm 01 trang)

C©u 1: (2 ®iÓm)
Cho đoạn văn sau:
Mưa mùa xuân xôn xao, phới phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại rơi mà như nhảy
nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất. (…) Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu
yếm đón lấy những hạt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp
nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn lên các

nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.
(Nguyễn Thị Thu Trang)
a. Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn
văn?
b. Nêu rõ sự liên kết về nội dung, về hình thức giữa các câu trong đoạn văn trên?
Câu 2: (3 điểm)
Suy nghĩ của em về lời dạy của Bác:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
(Hồ Chí Minh)
Câu 3: (5 điểm):
Những đức tính cao đẹp của người đồng mình và mong ước của người cha qua lời
tâm tình với con trong đoạn thơ thứ hai của bài thơ Nói với con (Y Phương)?
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói


Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục

Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.

BIỂU ĐIỂM CHẤM THI THỬ LẦN I
Môn: ng÷ v¨n - Líp 9
Thêi gian: 120 phót

Câu 1: 2 điểm
a. 1 điểm
Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn:
- Phép nhân hóa: làm cho các yếu tố thiên nhiên (mưa, đất trời, cây cỏ)
trở nên gần gũi, quen thuộc, có tình cảm, cảm xúc, tâm hồn… (0,5 đ)
- Phép so sánh: làm cho chi tiết, hình ảnh (những hạt mưa) trở nên cụ thể, sinh động,
gợi cảm… (0,5 đ)
b. 1 điểm
Chỉ rõ tính liên kết trong đoạn văn:
- Liên kết nội dung: các câu trong đoạn đều phục vụ chủ đề: miêu tả mưa mùa xuân
và sự hồi sinh của đất trời; các câu được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.(0,5 đ)
- Liên kết hình thức: các câu được liên kết với nhau bằng một số biện pháp: phép lặp
( mưa mùa xuân, hạt mưa); phép thế (cây cỏ - chúng); phép nối (và). (0,5 đ)
Câu 2: 3 điểm


* Yờu cu v hỡnh thc:
- Hc sinh bit lm bi ngh lun v mt vn t tng o lớ.
- Bi vn cú y b cc 3 phn: M bi Thõn bi Kt bi.
- Din t trụi chy, lp lun cht ch, khụng mc li chớnh t, trỡnh by sch.
* Yờu cu v ni dung:

HS có thể có những cách sắp xếp khác nhau nhng đại thể nêu đợc các ý sau:
+ Giải thích: Lũng khụng bn l khụng cú lũng kiờn trỡ nhn ni, hay thay i ý nh,
lm vic khụng n cựng, gp khú khn hay nn lũng, b cuc.
- Nỳi, bin l biu tng cho s v i, rng ln vụ hn. o nỳi, lp bin l nhng
cụng vic vụ cựng khú khn.
-> ý nghĩa lời dạy của Bác Hồ: Có ý chí quyết tâm, tinh thần bền bỉ sẽ khắc phục đợc
mọi khó khăn làm đợc nhiều việc vô cùng lớn lao.
+ Khẳng định lời dạy của Bác hoàn toàn đúng trong mọi thời điểm, hoàn cảnh: Trong
cuc sng t vic nh n vic ln, con ngi luụn phi ng u vi nhng khú khn
th thỏch, nu nn lũng, thoỏi chớ s tht bi cay ng. Mun hc tp tt, mun thc hin
c mc ớch, c m u rt cn lũng kiờn trỡ, ngh lc v quyt tõm cao.
(HS ly dn chng trong hc tp, chin u, lao ng sn xut...)
+ Phờ phỏn nhng ngi thiu lũng kiờn trỡ, yu ui, khụng cú ý chớ, ngh lc, sng da
dm, li vo ngi khỏc.
+ Bi hc cho bn thõn: cn bit n lc hc tp, tu dng bn thõn bng lũng kiờn trỡ, ngh
lc, ý chớ , quyt tõm vt qua mi tr ngi cú hnh trang vng vng, lm ch cuc
sng...
* Biu im:
- Điểm 3: Đạt đợc các yêu cầu nêu trên, lí lẽ thuyết phục, văn viết mạch lạc, không mắc
những lỗi diễn đạt thông thờng.
- Điểm 2: Đạt đợc quá nửa yêu cầu về nội dung. Còn một số lỗi về diễn đạt.
- Điểm 1: Đạt đợc một nửa yêu cầu về nội dung, mắc nhiều lỗi về hình thức.
- Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phơng pháp.

Cõu 3: 5 im
* Yờu cu v k nng:


- Học sinh thể hiện được sự cảm thụ sâu sắc, diễn đạt thành một bài văn hoàn chỉnh có bố
cục ba phần.

- Nêu được đức tính cao đẹp của người đồng mình và mong ước của người cha
- Biết phân tích kết hợp giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật. Văn viết trong sáng, có cảm
xúc.
*Yêu cầu về kiến thức:
Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng cần có các ý cơ bản sau:
- Những đức tính cao đẹp của người đồng mình: có chí khí mạnh mẽ; sống thủy
chung tình nghĩa; phóng khoáng, đầy nghị lực; giàu lòng tự trọng; yêu quê hương và giàu
khát vọng xây dựng quê hương.(học sinh kết hợp phân tích các giá trị nghệ thuật để làm
nổi bật những đức tính cao đẹp)
- Mong ước của người cha: con lớn lên cần kế tục, phát huy truyền thống của quê
hương, tự tin vững bước trên đường đời, sống cao đẹp, không cúi đầu trước khó khăn,
không nhỏ bé tầm thường….(kết hợp phân tích từ ngữ, điệp ngữ, giọng điệu để chỉ ra
được lời dặn dò vừa tha thiết vừa sâu lắng)
*Biểu điểm
- Điểm 5: Đạt được các yêu cầu trên. Văn viết mạch lạc, có cảm xúc, thể hiện sự sáng tạo,
không mắc những lỗi diễn đạt thông thường.
- Điểm 4: Đạt được các yêu cầu trên. Văn viết mạch lạc, có cảm xúc, có sáng tạo, còn mắc
một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 3: Đạt quá nửa yêu cầu về kiến thức. Còn một số lỗi về diễn đạt.
- Điểm 2: Đạt quá nửa yêu cầu về kiến thức, phân tích chứng minh chưa rõ ràng, lập luận
chưa chặt chẽ, còn lỗi về diễn đạt.
- Điểm 1: Chưa đạt yêu cầu nêu trên. Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi về câu,
từ, chính tả.
- Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BÌNH PHƯỚC
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ KIỂM TRA ÔN THI VÀO LÓP 10


NĂM HỌC 2014-2015
Môn: NGỮ VĂN - LỚP 9

Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)


( gm 01 trang)

Cõu 1 (2 im): Cho on vn sau :
C ụng lóo nghn ng hn li, da mt tờ rõn rõn. ễng lóo lng i, tng nh n khụng th c. Mt
lỳc lõu ụng mi rn ố ố, nut mt cỏi gỡ vng c, ụng ct ting hi, ging lc hn i:
- Liu cú tht khụng h bỏc ? Hay l ch li ...

( Lng Kim Lõn )
a. on vn trờn vit v nhõn vt no? Em hóy tỡm v gi tờn thnh phn bit lp cú trong on vn trờn.
b. Du chm lng trong cõu vn: Hay l ch li ... cú tỏc dng gỡ ?
Cõu 2 (3 im):
Về chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, ông Vũ Khoan viết: Sự chuẩn bị bản thân con ngời là quan
trọng nhất.

(Sách Ngữ văn lớp 9, tập hai-NXB Giáo dục, 2006, tr.27)
Viết một bài văn ngắn (khong mt trang giy thi) trình bày ý kiến của em về vấn đề trên.
Cõu 3 (5 im):
Suy ngh v cm xỳc ca Vin Phng khi vo lng ving Bỏc c th hin trong on th:
Ngy ngy mt tri i qua trờn lng
Thy mt mt tri trong lng rt .
Ngy ngy dũng ngi i trong thng nh
Kt trng hoa dõng by mi chớn mựa xuõn ...


Bỏc nm trong gic ng bỡnh yờn
Gia mt vng trng sỏng du hin
Vn bit tri xanh l mói mói
M sao nghe nhúi trong tim !

(Ving lng Bỏc - Vin Phng)

-----------------------------------Hết---------------------------------

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

H v tờn thớ sinh................................................ S bỏo danh:............................................................
Giỏm th 1 (H tờn v ký).....................................Giỏm th 2 (H tờn v ký)........................................



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HƯỚNG DẪN CHẤM ÔN THI VÀO LÓP 10

NĂM HỌC 2014-2015

BÌNH PHƯỚC
ĐỀ CHÍNH THỨC

Môn: NGỮ VĂN - LỚP 9

1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để dánh giá tổng quát bài làm của học sinh.
2. Chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án thang điểm; tuyệt đối tránh đếm ý cho điểm một cách
máy móc.

3. Cho điểm chính xác đến 0,25.

CÂU

Ý
a.

Câu 1

b.

2 điểm

NỘI DUNG
- Đoạn văn viết về nhân vật ông Hai .

0,25đ

- Thành phần biệt lập là thành phần tình thái: tưởng như.

0,25đ

Dấu chấm lửng có tác dụng:
- Đánh dấu lời nói ngập ngừng, đứt quãng của ông Hai.
- Qua đó thể hiện tâm trạng: hoài nghi, ngờ ngợ của ông Hai trước cái tin làng
Chợ Dầu theo Tây.

a

Về kĩ năng

- Viết được bài văn ngắn có bố cục ba phần hoàn chỉnh, lập luận chặt chẽ, diễn đạt
lưu loát, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt....

Câu 2
3 điểm

ĐIỂM

- Có quan điểm riêng phù hợp thể hiện rõ vai trò của con người trong thế kỉ mới.

0,25đ
0,25đ


b

Về nội dung
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách. Dưới đây là một số gợi ý định hướng
chấm bài.
1. Giải thích:
- Giới thiệu xuất xứ: câu nói trích trong bài báo “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ
mới” của Vũ Khoan. Đối tượng đối thoại của tác giả là lớp trẻ Việt Nam, chủ nhân
của đất nước ta trong thế kỉ XXI.
- Sự chuẩn bị bản thân con người( hành trang vào thế kỉ mới) ở đây được dùng với
nghĩa là hành trang tinh thần như tri thức, kĩ năng, nhân cách, thói quen lối
sống...để đi vào một thế kỉ mới
2. Tại sao bước vào thế kỉ mới, hành trang quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân
con người?
- Vì con người là động lực phát triển của lịch sử.
- Vai trò con người càng nổi trội trong thế kỉ XXI, khi nền kinh tế tri thức sẽ phát

triển mạnh mẽ, sự hội nhập kinh tế, văn hoá toàn cầu diễn ra là cơ hội, thách thức
sự khẳng định mỗi cá nhân, dân tộc.
3. Làm gì cho việc chuẩn bị bản thân con người trong thế kỉ mới:
- Tích cực học tập tiếp thu tri thức.
- Rèn luyện đạo đức, lối sống đẹp, có nhân cách, kĩ năng sống chuẩn mực.
- Phát huy điểm mạnh, từ bỏ thói xấu, điểm yếu.
- Thấy được trách nhiệm, bổn phận của cá nhân đối với việc chuẩn bị hành trang
vào thế kỉ mới.

a

Về kĩ năng
- Biết cách viết một bài văn nghị luận về một đoạn thơ.
- Văn phong trong sáng, có cảm xúc, lập luận chặt chẽ, bố cục mạch lạc; không
mắc lỗi chính tả, diễn đạt...

b
Câu 3
5 điểm

Về kiến thức
Học sinh có thể sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách khác nhau nhưng về cơ bản,
cần đảm bảo những nội dung sau:
* Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm, vị trí của đoạn thơ.
* Đến bên lăng , tác giả thể hiện tình cảm kính yêu sâu sắc của nhân dân với Bác

0,5đ

- Ngày ngày mặt trời của thiên nhiên vẫn toả sáng trên lăng , vẫn tuần hoàn tự
nhiên và vĩnh cửu

- Từ mặt trời của tự nhiên tác giả đã liên tưởng và ví Bác như mặt trời - mặt trời
cách mạng đem đến ánh sáng cho cuộc đời , hạnh phúc cho cuộc đời , độc lập tự do
cho dân tộc -Sự vĩ đại , thể hiện sự tôn kính của nhân dân đối với Bác
- Hình ảnh dòng người ......sự so sánh đẹp – tình cảm thương nhớ kính yêu của

0,5 đ


nhân dân với Bác
- Không gian trong lặng yên thiêng liêng và ánh sáng thanh khiết dịu nhẹ được diễn
tả : hình ảnh ẩn dụ vầng trăng sáng dịu hiền –nâng niu giấc ngủ bình yên của Bác .
- Giấc ngủ bình yên : cảm giác Bác vẫn còn đó đang ngủ một giấc ngon sau một
ngày làm việc vất vả
- Giấc ngủ có trăng vỗ về .Trong giấc ngủ vĩnh hằng có trăng làm bạn



- Vẫn biết trời xanh....trong tim: Biết rằng Bác đã sống mãi , hoà vào thiên nhiên
sông núi nhưng lòng vẫn quặn đau , một nỗi đau nhức nhối tận tâm can -Niềm xúc
động thành kính và nỗ đau xót của nhà thơ được biểu hiện rất chân thành sâu sắc .

0,5 đ

* Khẳng định sự kính trọng, biết ơn của nhà thơ với Bác.

0,5 đ

0,5 đ

0,5 đ


0,5 đ
0,5 đ


×