Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Quyền và nghĩa vụ của xã viên hợp tác xã theo pháp luật hợp tác xã từ thực tiễn tỉnh sóc trăng (tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.33 KB, 23 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRỊNH MINH TRẠCH

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA XÃ VIÊN HỢP TÁC XÃ
THEO PHÁP LUẬT HỢP TÁC XÃ TỪ THỰC TIỄN
TỈNH SÓC TRĂNG

Chuyên ngành: Luật Kinh Tế
Mã số
: 60.38.01.07

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2017


Công trình được hoàn thành tại: Học viện khoa học xã hội
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hà Thị Mai Hiên

Phản biện 1: TS. Đặng Vũ Hưng
Phản biện 2: TS. Phạm Kim Anh

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc
sĩ tại: Học viện Khoa học xã hội 10 giờ 00 ngày 04 tháng 5 năm
2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Khoa học xã hội



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, trong bối cảnh xu hướng quốc tế hóa và hội nhập
ngày càng nhanh và sâu. Trong một thế giới hòa bình, hợp tác, hữu
nghị và hội nhập như hiện nay, nhu cầu phát triển kinh tế, ổn định xã
hội là nhu cầu hết sức bức thiết của mỗi quốc gia. Việt Nam là một
quốc gia Đông Nam Á với thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa, lấy chủ
nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng lý luận cho định hướng phát triển
kinh tế - xã hội với thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể
làm nền tảng chủ đạo. Từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra
đời năm 1945, Đảng và Nhà nước ta tiến hành xây dựng đất nước
tiến lên xã hội chủ nghĩa với nền kinh tế tập trung bao cấp, từng
bước xóa bỏ kinh tế tư nhân, thiết lập kinh tế tập thể trên toàn lãnh
thổ, cụ thể là mô hình kinh tế Hợp tác xã (HTX), nhưng đây là một
sai lầm nghiêm trọng của Đảng và Nhà nước ta. Từ cuối những năm
80 Đảng và Nhà nước ta đã thấy được những sai lầm đó, Đảng và
Nhà nước đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị liên tục để cải thiện
và chuyển đổi mô hình HTX sang hoạt động theo mô hình mới nhằm
khắc phục những sai lầm đó,
Nhưng thực tế cho thấy, từ khi chuyển đổi cho đến nay, loại
hình kinh tế này, tiếp tục gặp khó khăn, không thu hút được sự quan
tâm của các tầng lớp nhân dân. Từ những thực tiển đó, câu hỏi được
đặt ra là: Tại sao HTX được sự hỗ trợ của nhà nước cả về cơ chế,
chính sách lẩn nguồn vật lực cùng với sự tham gia chỉ đạo quyết liệt
của cả hệ thống chính trị mà vẫn không phát huy được hiệu quả? Tại
sao HTX không thu hút được sự quan tâm của các tầng lớp nhân
dân? Từ những hoài nghi đó, tôi – người viết bài này tự hỏi, Quyền
1



lợi và nghĩa vụ của xã viên HTX được pháp luật qui định như thế
nào mà không thu hút được sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân
vào loại hình kinh tế này? Và đây cũng là lý do mà tôi chọn chủ đề
“Quyền và nghĩa vụ của xã viên HTX theo pháp luật Hợp tác xã
từ thực tiễn tỉnh Sóc Trăng” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học
chuyên ngành luật kinh tế tại Học viện khoa học xã hội cho khóa học
của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ khi ra đời cho đến nay, HTX luôn là chủ đề được quan tâm
của nhiều nhà nghiên cứu, từ lĩnh vực kinh tế, chính trị,…đến luật
học trong và ngoài nước, một số công trình nghiên cứu liên quan tới
bài viết này trong những năm gần đây có một số công trình tiêu biểu
như sau:
2.1 Các công trình nghiên cứu trong nước
* Chế độ pháp lý xã viên HTX – Những vấn đề lý luận và thực
tiễn, Luận văn cao học Luật, Nguyễn Thị Ngọc Hà, Đại học luật Hà
Nội,1997
* Một số vấn đề pháp lý cơ bản trong quá trình chuyển đổi
HTX, Luận văn cao học Luật, Hoàng Thị Vinh, Đại học luật Hà Nội,
1999
* Cơ sở lý luận của đổi mới tổ chức và quản lý các HTX, Luận
án Tiến sĩ Luật học, Trần Thị Thơ, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.
* Khung khổ pháp lý và kinh nghiệm phát triển HTX của một
số nước, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, 2006.
* Đổi mới cơ chế quản lý HTX trên địa bàn thành phố Hà Nội,
Luận văn cao học, Vũ Mạnh Nam, Đại học luật Hà Nội, 2010

2



* Một số vấn đề pháp lý về HTX và thực tiễn áp dụng trên địa
bàn thành phố Hà Nội, Luận văn cao học Luật, Trần Lệ Thu, Đại học
luật Hà Nội, 2010
* Hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước đối với HTX ở
Việt Nam hiện nay, Luận văn cao học Luật, Doãn Thị Vân Anh, Đại
học Quốc gia Hà Nội, 2014
2.2 Các công trình nghiên cứu nước ngoài
* HTX trong quá trình chuyển đổi: Nghiên cứu về quyền sở
hữu trong sáp nhập, Luận Văn cao học luật, Lovisa Nilsson, Đại học
Thụy Điển, 2010.
* Chính sách và pháp luật HTX ở Đông nam Phi, Tổ chức lao
động quốc tế, Jan Theron, 2010.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích tổng quát
Mục đích của bài nghiên cứu này là nhằm tìm ra nguyên nhân
tại sao HTX ra đời và tồn tại ở nước ta trong một thời gian dài như
vậy mà không thu hút được sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân,
đặc biệt là kinh tế hộ? Tại sao các xã viên không “mặn mà” với loại
hình kinh tế này?
3.2 Các mục tiêu cụ thể
Để làm sáng tỏ mục tiêu tổng quát, bài nghiên cứu sẽ làm sáng
tỏ một số mục tiêu cụ thể sau:
* Làm rỏ sự khác biệt giữa HTX và các loại hình doanh
nghiệp theo luật doanh nghiệp hiện hành;
* Làm rỏ sự khác biệt giữa quyền và nghĩa vụ xã viên HTX
với quyền và nghĩa vụ của thành viên của các loại hình doanh nghiệp
khác theo luật doanh nghiệp hiện hành;
3



* Khảo sát và thăm dò ý kiến xã viên, lãnh đạo HTX và các
tầng lớp dân cư trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng về quyền và nghĩa vụ của
xã viên cũng như những vướng mắc làm họ chưa hài lòng về loại
hình kinh tế này.
3.3 Câu hỏi nghiên cứu
Để làm rỏ các mục tiêu đặt ra, bài nghiên cứu sẽ trả lời các câu
hỏi sau:
* HTX và các loại hình doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp
khác nhau như thế nào?
* Quyền và nghĩa vụ xã viên HTX khác quyền và nghĩa vụ
thành viên các loại hình doanh nghiệp khác như thế nào?
* Tại sao HTX không thu hút được sự quan tâm của các tầng
lớp nhân dân, đặc biệt là kinh tế hộ?
* Tại sao hiệu quả hoạt động của HTX ngày càng giảm sút,
trong khi đó nó được Nhà nước hỗ trợ từ cơ chế đến các nguồn lực
vật chất khác?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: quyền và nghĩa vụ của xã viên của
HTX theo pháp luật HTX.
* Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu là HTX trên địa
bàn tỉnh Sóc Trăng, trong giai đoạn từ 2010 đến 2015.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu này sử dụng phương pháp duy vật biện chứng,
duy vật lịch sử và phương pháp logic làm phương pháp luận cơ bản
và xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu của mình, cùng với một số
phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội, cụ thể là:

4



* Phương pháp phỏng vấn bằng bảng câu hỏi theo mẩu và
phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo, xã viên HTX và các tầng lớp dân cư
trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
* Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp từ các HTX,
Liên hiệp HTX, Cục thống kê trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, Liên minh
HTX Việt Nam, Tổng cục thống kê và một số nguồn đáng tin cậy
khác trên internet.
* Phương pháp so sánh để tìm ra sự tương đồng và khác biệt
giữa các loại hình doanh nghiệp khác với HTX. Đồng thời so sánh để
tìm ra sự tương đồng và khác biệt giữa HTX tại Việt Nam và HTX ở
các nước khác trên thế giới.
* Phương pháp quy nạp và diễn dịch nhằm tìm ra mối liên hệ
mang tính quy luật chung từ kết quả thu thập, phân tích, so sánh của
3 phương pháp trên.
* Quy trình nghiên cứu:
So sánh quyền và nghĩa vụ của xã viên với quyền và nghĩa vụ
của các thành viên của các loại hình doanh nghiệp => Phỏng vấn
lãnh đạo và xã viên HTX và các thành phần dân cư khác => Tìm ra
những bất cập của pháp luật HTX về quyền và nghĩa vụ của xã viên
HTX => Đề ra phương hướng, giải pháp và kiến nghị để góp phần
hoàn thiện pháp luật HTX.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là nguồn tham khảo có ý
nghĩa trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật hợp tác xã trong
tương lai, cũng như trong quá trình điều hành, quản lý hợp tác xã.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn bao gồm phần mở đầu và 2 chương:
5



Chương 1: Những vấn đề lý luận pháp luật về quyền và nghĩa
vụ của xã viên HTX
Chương 2: Thực tiễn thực hiện về quyền và nghĩa vụ của xã
viên trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng và những giải pháp đảm bảo thực
hiện và hoàn thiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của xã viên hợp
tác xã ở Việt Nam hiện nay
Kết luận

6


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA XÃ VIÊN HỢP TÁC XÃ
1.1 Khái niệm, vai trò, nguyên tắc tổ chức và hoạt động
của Hợp tác xã
1.1.1 Khái niệm
Theo điều 3 luật HTX hiện hành 2012 của Việt Nam thì HTX
được định nghĩa như sau:
HTX là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp
nhân, do ít nhất 07 xã viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ
lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm
đáp ứng nhu cầu chung của xã viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách
nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý HTX.
1.1.2 Vai trò
* Hợp tác, tương trợ trong sản xuất tiêu thụ sản phẩm.
* Tận dụng quy mô sản xuất, nguồn vốn, áp dụng khoa học
công nghệ.
* Tạo việc làm, góp phần ổn định xã hội.

1.1.3 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hợp tác xã
Về bản chất, HTX cũng là một phương thức liên minh của
những cá nhân nhằm thực hiện những mục tiêu kinh doanh cụ thể.
Tuy nhiên, HTX có những nét đặc thù cơ bản như sau:
* Nguyên tắc biểu quyết: Mỗi xã viên có một phiếu biểu quyết
ngang nhau không phụ thuộc vào mức độ góp vốn.
* Về mục tiêu hoạt động: Tối đa hóa lợi ích các xã viên.
* Về nguyên tắc hoạt động: Tương trợ giữa các xã viên.
7


* Về vốn góp: Nguyên tắc đối nhân
* Về chế độ trách nhiệm hữu hạn: Trách nhiệm hữu hạn
1.2 Cơ sở và căn cứ pháp lý xác định quyền và nghĩa vụ
của xã viên Hợp tác xã
1.2.1 Khái niệm quyền và nghĩa vụ của xã viên
* Quyền của xã viên là những hành vi mà xã viên được làm
hoặc không phải làm theo quy định của pháp luật HTX.
* Nghĩa vụ của xã viên là những hành vi mà xã viên phải làm
hoặc không được làm theo quy định của pháp luật HTX.
1.2.2 Cơ sở kinh tế - xã hội xác định quyền và nghĩa vụ của
xã viên Hợp tác xã
* Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất chủ đạo: Theo
nguyên tắc “phù hợp giữa trình độ của Lực lượng sản xuất và Quan
hệ sản xuất”.
* Nguyên lý kinh tế - chính trị: Nghị quyết số 13-NQ/TW của
Đảng đã xác định trong thời gian “Quá độ” nền kinh tế lấy nguyên
tắc phân phối thu nhập theo lao động và lấy lợi ích cá nhân làm động
lực phát triển kinh tế.
* Nguyên tắc hiến định: Khoản 2 điều 51 Hiến pháp 2013

khẳng định, Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp
tác và cạnh tranh theo pháp luật.
1.2.3 Cở sở pháp lý xác định quyền và nghĩa vụ của xã viên
Hợp tác xã
1.2.3.1 Cơ sở pháp lý quốc tế
* Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, XH và Văn hóa
* Khuyến nghị số 193 về khuyến trợ các HTX, 2002
* Tuyên bố về quy định về HTX 1995
8


1.2.3.2 Cơ sở pháp lý quốc gia
Việt Nam là một nước với thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa,
với vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng cộng sản việt nam về mọi
mặt đời sống xã hội, cho nên những quan điểm, nghị quyết, chỉ
thị,…của Đảng cộng sản việt nam cũng là cơ sở pháp lý quan trọng
trong việc nghiên cứu, phân tích để hoàn thiện pháp luật nói chung,
pháp luật HTX nói riêng.
* Nghị quyết số 13-NQ/TW
* Chỉ thị số 20 – CT/TW
* Kết luận số 56-KL/TW
1.3 Các yếu tố bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ xã
viên Hợp tác xã
* Luật HTX phải đồng bộ và đầy đủ.
* Phổ biến pháp luật HTX
* Chế tài đủ mạnh
* Cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo
1.4 Kinh nghiệm phát triển Hợp tác xã của các nước
* Kinh nghiệm của Hàn Quốc về phát triển HTX
* Kinh nghiệm của Nhật Bản về phát triển HTX

* Kinh nghiệm của Trung Quốc về phát triển HTX
* Kinh nghiệm của Ấn Độ về phát triển HTX
Kết luận chương 1
Tất cả những gì trình bài ở trên là cơ sở lý luận pháp luật nền
tảng để làm căn cứ xem xét, phân tích, đánh giá và hoàn thiện về
quyền và nghĩa vụ của xã viên HTX trong bài luận văn này. Nó là
tiền đề lý luận pháp luật quan trọng để đưa ra những định hướng,

9


cũng như những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật HTX nói
chung, quyền và nghĩa vụ của xã viên HTX nói riêng.

10


Chương 2
THỰC TIỂN THỰC HIỆN QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA XÃ
VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG VÀ NHỮNG GIẢI
PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ ĐẢM BẢO THỰC
HIỆN VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA XÃ VIÊN HỢP TÁC
XÃ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Thực tiễn thực hiện về quyền và nghĩa vụ của xã viên
trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
2.1.1 Khái quát một số nét về vị trí địa lý, điều kiện kinh tế,
xã hội và tình hình hoạt động của HTX trên địa bàn Sóc Trăng
Theo Niên giám thống kê năm 2015 của cục thống kê tỉnh Sóc
Trăng, Sóc Trăng là tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông cửu long với
diện tích 3.311,7 km2, dân số (2015) 1.310.300 người, với 115 HTX,

trong đó: 86 HTX nông nghiệp tương đương 75%; 12 HTX tín dụng,
tương đương 10%; và các thành phần khác chiếm 17 HTX, chiếm
15%. Theo số liệu Niên giám thống kê 2008 của tỉnh Sóc Trăng thì
tại thời điểm năm 2008 trên địa bàn tỉnh có chỉ 26 HTX, nhưng đến
đầu năm 2015 thì số lượng HTX lên đến 115 HTX với số lượng là
28.612 xã viên, vốn điều lệ 90,452 tỷ đồng. Trong đó, 12 HTX Tín
dụng tương đương 10%, nhưng có tới 23,935 xã viên chiếm 84% xã
viên toàn tỉnh, vốn 21,7 tỷ đồng tương đương 24%. Còn lại 107 HTX
tương đương 90%, những chỉ có 4,677 xã viên tương đương 16%,
vốn 69 tỷ đồng tương đương 76%. Ngoại trừ các HTX tín dụng, các
HTX còn lại trung bình mỗi HTX có 43 xã viên, vốn 644 triệu đồng,
trong đó, HTX dưới 20 xã viên là 55 HTX tương đương 46%, vốn
dưới 150 triệu là 57 HTX tương đương 48%.
11


Tất cả số liệu trên cho thấy rằng, HTX trên địa bàn Sóc Trăng
còn nhỏ lẻ, yếu về vốn và ít về số lượng xã viên, chủ yếu tập trung
vào HTX tín dụng.
2.1.2 Thực trạng bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của
xã viên HTX trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
Nhìn chung tất cả các quyền và nghĩa vụ của xã viên cơ bản đã
được thực thi đúng với tinh thần pháp luật của luật Hợp tác xã hiện
hành. Tuy nhiên qua khảo sát, thăm dò thực tế thì thấy có một số
quyền và nghĩa vụ của xã viên được quy định trong pháp luật hiện
hành nhưng chưa được các tầng lớp nhân dân đồng tình và hưởng
ứng, và theo nhận xét của những người được khảo sát cũng như tác
giả luận văn thì đây là một trong những nguyên nhân làm cho mô
hình kinh tế Hợp tác xã chưa được các tầng lớp dân cư đón nhận
rộng rãi. Cụ thể là:

* Quyền và nghĩa vụ sử dụng dịch vụ của xã viên
- Thực tiển thực hiện:
Qua khảo sát thực tế cho thấy, HTX tổ chức hoạt động cung
cấp sản phẩm, dịch vụ cho xã viên là rất hạn chế, chỉ khoản 30% số
lượng HTX là có cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho xã viên. Nhưng
HTX cung cấp sản phẩm, dịch vụ đa phần là giá cả cao hơn thị
trường, nhưng chất lượng kém hơn thị trường. Qua khảo sát những
người không có sử dụng dịch vụ, sản phẩm của HTX, họ cho rằng,
do HTX chỉ hoạt động cầm chừng, không có cung cấp sản phẩm,
dịch vụ, hoặc có nhưng không hiệu quả rồi ngừng hoạt động sau đó.
Đa phần những HTX này điều thuộc ít xã viên và có vốn điều lệ
thấp.

12


- Ý kiến xã viên:
Đa số ý kiễn xã viên cho rằng, do HTX là doanh nghiệp tập
thể, quy mô nhỏ, ít xã viên, đa phần là dân nghèo và nông dân, đồng
thời thù lao cho lãnh đạo HTX thấp, nên khó chọn được đủ trình độ
và văng lực quản lý điều hành HTX, từ đó dẫn đến hiện tượng trì trệ
và hiệu quả hoạt động thấp.
* Quyền được phân phối thu nhập
- Thực tiển thực hiện:
Thực tế trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đa phần HTX chia lợi
nhuận theo vốn góp là chủ yếu, đều này xuất phát từ ba lý do:
Thứ nhất là luật HTX 2012 không quy định cụ thể tỷ lệ phân
chia theo vốn và mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của xã viên.
Thứ hai là do thực tế các HTX đa phần không có hoạt động
cung cấp sản phẩm, dịch vụ hoặc có cũng rất hạn chế.

Thứ ba là do ý muốn của xã viên là phân phối theo vốn góp.
- Ý kiến xã viên:
Đa số xã viên cho rằng, phân phối lợi nhuận theo vốn góp là
công bằng. Tại vì bản thân xã viên đã được ưu đãi trong việc sử dụng
sản phẩm dịch vụ rồi, thì không lý do gì tiếp tục được phân chia lợi
nhuận trong khi vốn góp là của người khác.
2.2 Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về
quyền và nghĩa vụ xã viên HTX
2.2.1 Phương hướng
Từ những kết quả khảo sát và phân tích trên cho thấy, những
quy định của luật HTX 2012 có những bất cập nhất định. Để loại
hình kinh tế HTX ngày càng phát triển và bền vững, thì cơ sở pháp lý
của chúng phải tuân theo quy luật chung của xã hội, nhưng để đảm
13


bảo HTX là công ty của nông dân và những người nghèo thì cần phải
có những quy định đặc thù và cụ thể để tạo sân chơi kinh doanh có
ưu thế đặc thù riêng cho loại hình kinh tế này. Từ đó, hướng hoàn
thiện pháp luật về HTX cần tập trung vào những yếu tố sau:
* Lấy lợi ích vật chất cá nhân của xã viên làm động lực phát
triển HTX.
* Lấy sự bình đẳng giữa các xã viên làm nền tảng cho hoạt
động của HTX, nghĩa là phát huy quyền biểu quyết ngang nhau của
xã viên, mỗi xã viên một phiếu biểu quyết.
* Tự do rút và chuyển nhượng vốn góp của xã viên cho những
người đủ điều kiện trở thành xã viên.
2.2.2 Giải pháp
* Phân phối lợi nhuận theo vốn góp
* Quyền biểu quyết theo đầu xã viên

* Tạo khung pháp lý cho việc rút và chuyển nhượng phần vốn
góp của xã viên dễ dàng và thuận lợi.
2.3 Phương hướng và giải pháp tăng cường bảo đảm thực
hiện quyền và nghĩa vụ xã viên HTX
2.3.1 Phương hướng
* Bảo đảm tất cả các mối quan hệ giữa xã viên và HTX phải
có quy phạm pháp luật điều chỉnh rỏ rang và cụ thể.
* Bảo đảm mọi quyết định kinh doanh và tổ chức của HTX là
ý chí và nguyện vọng của đại đa số xã viên.
* Bảo đảm mọi hành vi vi phạm của xã viên và HTX phải
được xử lý nghiêm.
2.3.2 Giải pháp

14


Để những quyền và nghĩa vụ của xã viên HTX được thực thi
đầy đủ thì phương hướng xây dựng pháp luật HTX cần quan tâm
gồm:
Thứ nhất, cơ sở pháp lý phải đồng bộ và đầy đủ.
Thứ hai, phát huy tính dân chủ và sự minh bạch trong quản lý
HTX.
Thứ ba, trong pháp luật HTX cần phải có những chế tài đủ
mạnh để đảm bảo tính thực thi của luật HTX.
2.4 Một số kiến nghị
2.4.1 Kiến nghị về quyền của xã viên
* Về quyền biểu quyết: Cần duy trì và phát huy quyền này như
hiện tại theo nguyên tắc “mỗi xã viên một là phiếu”.
* Về quyền được phân chia lợi nhuận: Để kích thích nông dân
và người nghèo tham gia HTX cũng như xã viên tăng mức vốn góp

để tăng quy mô của HTX thì luật HTX nên quy định nguyên tắc phân
chia lợi nhuận theo mức độ góp vốn.
* Về quyền chuyển nhượng hoặc rút một phần vốn góp: Nhằm
tạo điều kiện cho dòng vốn trong HTX luân chuyển nhanh và hiệu
quả, luật HTX nên quy định như sau:
Thứ nhất, xã viên được rút vốn góp ra khổi HTX miễn sao
phần còn lại không thấp hơn mức tối thiểu;
Thứ hai, xã viên được quyền chuyển nhượng một phần hoặc
toàn bộ phần vốn góp của mình cho xã viên khác hoặc người không
phải là xã viên nhưng có đủ điều kiện trở thành xã viên.

15


2.4.2 Kiến nghị về nghĩa vụ của xã viên
* Về nghĩa vụ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của HTX: Như
chúng ta đã biết, mục đích HTX ra đời là để hỗ trợ những khâu mà
cá nhân các xã viên không thực hiện được hoặc thực hiện không hiệu
quả, điều đó có nghĩa là những sản phẩm dịch vụ mà HTX cung ứng
phải có ưu thế hơn so với thị trường. Hay nói cách khác, đương
nhiên xã viên sử dụng sản phẩm, dịch vụ của HTX sẽ có chi phí thấp
hơn ngoài thị trường. Nếu xã viên sử dụng sản phẩm dịch vụ của
HTX mà cao hơn thị trường cung cấp thì việc thành lập HTX không
còn ý nghĩa nữa. Từ đó cho thấy việc ràng buộc xã viên phải có
nghĩa vụ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của HTX là phi lý. Còn nghĩa vụ
xã viên phải sử dụng sản phẩm, dịch vụ theo hợp đồng là đương
nhiên, vì đó là nghĩa vụ dân sự khi tham gia hợp đồng dân sự, nên
không nhất thiết phải đưa vào trong nghĩa vụ của xã viên làm mất đi
tính nhân văn của HTX.
Kết luận chương 2

Qua khảo sát thực tiển 24 HTX và hơn 100 xã viên cũng với
50 mươi người nông dân và người nghèo khác cho ta thấy rằng, hầu
hết các quyền và nghĩa vụ của xã viên điều được thực hiện tốt trên
địa bàn tỉnh Sóc Trăng, ngoại trừ quyền được chia lợi nhuận chưa
được thực hiện sát với tinh thần của luật HTX 2012 là phân phối chủ
yếu theo mức sử dụng sản phẩm dịch vụ của HTX. Qua cuộc khảo
sát cho thấy có một số vấn đề cần quan tâm là:
* Về phân chia lợi nhuận: Trên thực tế ở địa bàn tỉnh Sóc
Trăng, việc phân chia lợi nhuận của HTX chủ yếu dựa trên mức góp
vốn của xã viên, điều này xuất phát từ hai nguyên do:
Thứ nhất là do đa phần HTX chưa thật sự là nhà cung cấp sản
phẩm, dịch vụ để hỗ trợ xã viên trong việc phát triển kinh tế hộ;
16


Thứ hai là do mong muốn của xã viên, theo họ chia theo vốn
góp mới hợp lý, vì khi sử dụng sản phẩm dịch vụ thì xã viên đã được
hưởng ưu đãi rồi, nên việc chia lợi nhuận theo mức sử dụng sản
phẩm dịch vụ nữa là bất hợp lý.
* Về phần huy động vốn để mở rộng quy mô HTX: Qua khảo
sát ý kiến xã viên cho thấy nguyên tắc hoạt động của HTX hiện nay
rất khó trong việc huy động vốn để tăng quy mô, với những lý do
sau:
Thứ nhất, mặc dù trên địa bàn Sóc Trăng phần lớn HTX phân
chia theo mức góp vốn là chủ yếu, nhưng vẫn một phần phân chia
theo mức sử dụng sản phẩm dịch vụ, và cũng có những HTX phân
chia theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ như tinh thần luật HTX
2012, điều này nó không kích tích xã viên góp thêm vốn, mà họ chỉ
muốn tăng thêm mức sử dụng sản phẩm dịch vụ của HTX. Như
chúng ta đã biết, trong phần cở sở lý luận chung đã trình bài, hầu như

tất cả các nước trong đó có Việt Nam, muốn phát triển mô hình kinh
tế HTX thì ngoài việc hỗ trợ chính sách và hoàn thiện khung pháp lý
thì nhà nước còn phải hỗ trợ tiền của thông qua các chính sách như:
cho vay tín dụng ưu đãi, cho thuê đất không thu tiền, hỗ trợ cơ sở hạ
tầng .v.v. từ những ưu thế đó dẫn đến giá cung ứng sản phẩm dịch vụ
của HTX tương đối chấp nhận được, điều đó cùng với chính sách
phân phối lợi nhuận theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ dẫn đến
xã viên mua sản phẩm dịch vụ cho những người thân quen họ hàng
để được phân chia lợi nhuận, trong khi đó họ có dư tiền để gửi tiết
kiệm mà không muốn góp vốn vào HTX.
Thứ hai, do nguyên tắc dân chủ trong biểu quyết, mỗi xã viên
một phiếu biểu quyết mà không phụ thuộc vào mức vốn góp, nên
người góp nhiều và người góp ít có quyền ngang nhau nên những
người có tiền nhiều cảm thấy bất công nên họ không muốn góp vốn
thêm.
17


Thứ ba, do khi tham gia HTX thì không được chuyển nhượng
hay rút bớt phần vốn đã góp, còn việc rút khổi HTX cũng gồm gà,
chính điều này làm cho những người có tính linh hoạt trong kinh
doanh không tha thiết với việc góp vốn vào HTX.
Thứ tư, do hệ quả mang tính nhân – quả, HTX là công ty của
người nghèo và nông dân nên phần lớn xã viên là nông dân nên trình
độ còn hạn chế, kinh nghiệm kinh doanh thấp, số lượng xã viên ít, từ
đó khó chọn được người lãnh đạo HTX đủ tài năng để đưa hoạt động
HTX đạt hiệu quả cao, cho nên những xã viên có vốn nhàn rỗi cũng
thấy được nhược điểm này nên họ không muốn đặt cược cả gia sản ít
ỏi của mình cho những “doanh nhân chân đất”.
* Về chuyển nhượng vốn góp: Hầu như tất cả người được khảo

sát đều cho rằng, các loại hình công ty khác đều có quyền chuyển
nhượng vốn góp của mình, nhưng HTX thì không, điều này nó tạo
nên sự cứng nhắc trong mối quan hệ giữa xã viên với HTX, làm cho
xã viên luôn đứng trước hai lựa chọn là “ở lại hay ra đi” chứ không
được chuyển nhượng hay rút bớt phần vốn góp của mình, cho nên rất
nhiều người có tiền và có nhu cầu hợp tác nhưng họ dè chừng trước
quyết định có tham gia HTX hay không.
Qua thực tế cho thấy, bên cạnh những thành tụ đạt được thì
pháp luật hiện hành về HTX còn những hạn chế nhất định, cụ thể là:
phương thức phân phối lợi nhuận, phương thức góp vốn, chuyển
nhượng vốn góp và quy định ràng buộc sử dụng dịch vụ giữ xã viên
và HTX chưa phù hợp với thực tiễn và nguyện vọng của đại đa số
quần chúng nhân dân, đặc biệt là nông dân và người nghèo. Cho nên
để loại hình kinh tế HTX phát triển bền vững và mở rộng quy mô thì
những hạn chế này cần phải điều chỉnh là một điều tất yếu và cần
thiết.

18


KẾT LUẬN
Qua khảo sát và phân tích tình hình phát triển HTX trên địa
bàn tỉnh Sóc Trăng, cũng như phân tích lại cơ sở lý luận về HTX cho
thấy một số vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để luật HTX ngày càng
được hoàn thiện, phù hợp với các quy luật xã hội khách quan, để cho
những quy phạm trong pháp luật HTX ngày càng góp phần phát huy
trong thực tiễn để tạo môi trường cho nông dân và người nghèo hợp
tác và phát triển kinh tế ngày càng hiệu quả hơn. Cụ thể là các vấn đề
sau:
* Vấn đề sử dụng sản phẩm, dịch vụ của xã viên: Bằng những

phân tích và khảo sát thực tế, cũng như tôn chỉ của HTX là nhằm
tương trợ lẩn nhau giữa các hộ sản xuất nhỏ lẻ và yếu thế, để phát
huy tính tập thể và quy mô, đó là mục đích ra đời của HTX thì
không có lý do gì được hưởng những ưu thế đó lại gọi việc sử dụng
sản phẩm, dịch vụ của Hợp tác xã là “nghĩa vụ”. Cho nên phải gọi là
“quyền sử dụng sản phẩm, dịch vụ của xã viên”, đã gọi là quyền thì
xã viên có quyền ký hay không ký hợp đồng với HTX về sử dụng
sản phẩm dịch vụ. Từ đây ta có thể bỏ luôn quy định tại mục e khoản
1 điều 16 quy định: Sẽ bị chấm dứt tư cách xã viên, nếu xã viên
không sử dụng sản phẩm, dịch vụ trong thời gian liên tục theo quy
định của điều lệ nhưng không quá 03 năm. Đối với HTX tạo việc
làm, xã viên không làm việc trong thời gian liên tục theo quy định
của điều lệ nhưng không quá 02 năm.
* Vấn đề về góp vốn của xã viên: Vốn là yếu tố quan trọng
trong quá trình tồn tại và phát triển của mọi tổ chức kinh tế, HTX
cũng không ngoại lệ. Muốn HTX tồn tại và phát triển thì điều quan
trọng và tiên quyết là phải tạo điều kiện và khuyến khích xã viên góp
19


vốn vào HTX. Sự khuyến khích đó không phải bằng lời cổ vũ động
viên hay khoa trương sáo rổng, mà phải bằng những lợi ích thiết thực
theo những quy luật khách quan để tạo động lực cho xã viên sẳn sàng
tin tưởng và giao phó tài sản, vốn liếng của mình cho HTX sử dụng.
Như vậy, để khuyến khích xã viên góp vốn cũng như người khác
tham gia HTX thì một số yêu cầu cần thực hiện là:
Thứ nhất là phương thức phân chia lợi nhuận phải theo nguyên
tắc “mức độ góp vốn” chứ không theo mức độ sử dụng sản phẩm,
dịch vụ như luật HTX 2012 quy định.
Thứ hai là tạo điều kiện cho việc chuyển giao vốn trong HTX

được tự do hơn. Nghĩa là xã viên có quyền tự do chuyển nhượng
phần vốn góp của mình cho những người đủ điều kiện trở thành xã
viên theo luật định. Và xã viên cũng có quyền rút một phần vốn góp
của mình khi cần thiết, miễn sao phần vốn góp còn lại không thấp
hơn mức quy định tối thiểu.
Thứ ba là nên nâng tỷ lệ mức góp vốn tối đa lên cao hơn mức
hiện hành như luật HTX 2012 quy định. Điều này nhằm tạo điều kiện
những xã viên có điều kiện về vốn tham gia kinh doanh, vừa tìm
kiếm lợi nhuận vừa giúp HTX phát triển.
* Về quyền biểu quyết của xã viên: Như đã xác định, HTX là
tổ chức kinh tế độc lập, tự chủ và mang tính tập thể cao. Mục đích ra
đời của HTX là nhằm tạo điều kiện cho những người nghèo, yếu thế
hợp tác tương trợ lẫn nhau trong sản xuất, kinh doanh để nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của HTX chỉ là công
cụ nhằm làm tăng thêm lợi ích, hiệu quả sản xuất kinh doanh của
kinh tế hộ. Xã viên gia nhập HTX vì họ cần được HTX phục vụ, cần
20


HTX trợ giúp những việc mà họ không thể tự làm hoặc làm một
mình không có hiệu quả. Mục tiêu của HTX là phục vụ nhu cầu, lợi
ích chung của xã viên, không phải vì tối đa hóa lợi nhuận. Như vậy,
HTX là một tổ chức kinh tế mang tính hợp tác có tính xã hội sâu sắc,
hỗ trợ kinh tế hộ tăng cạnh tranh trong kinh tế thị trường. HTX phát
triển sẽ tạo ra nhiều việc làm, góp phần giải quyết công ăn, việc làm,
tăng thu nhập và bảo đảm đời sống ổn định cho xã viên và người lao
động, giải quyết nhiều vấn đề kinh tế - xã hội.
Chính vì tầm quan trọng và ý nghĩa của HTX, việc duy trì
nguyên tắc biểu quyết “mỗi xã viên một lá phiếu” là yếu tố quyết

định để HTX luôn là công ty của nông dân và người nghèo, và đây là
sự khác biệt mang tính đặc thù của HTX với những loại hình doanh
nghiệp khác.

21



×