Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bảo hiểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.12 KB, 15 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
“ Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi
hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” (Điều 388, BLDS 2005 ). Như vậy, về
nguyên tắc chung, mọi thỏa thuận nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt các quyền và
nghĩa vụ dân sự phải tuân theo các quy định chung về giao dịch dân sự và hợp đồng
dân sự trong BLDS. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như sự tác động của
phong tục, tập quán, thói quen, trên cơ sở quy định của pháp luật …mà mỗi loại hợp
đồng dân sự lại cần có những quy định đặc thù. Một trong các loại hợp đồng dân sự
thông dụng được pháp luật dân sự điều chỉnh đó là hợp đồng bảo hiểm. BLDS 2005
quy định về hợp đồng bảo hiểm từ Điều 567 đến Điều 580 và cũng chịu sự điều
chỉnh của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 . Xuất phát từ nhu cầu của con người, do
cuộc sống luôn luôn có những bất trắc xảy ra, kéo theo là những thiệt hại mà không
phải thiệt hại nào cũng có thể khắc phục được. Chính vì vậy, bảo hiểm ra đời và
phát huy tác dụng rõ rệt vì chức năng của bảo hiểm là “ lấy của số đông, bù cho số
ít”.
Với ý nghĩa quan trọng, hợp đồng bảo hiểm cũng ra đời. Do xã hội ngày
càng phát triển gắn liền với những nhu cầu ngày càng cao, thì tranh chấp trong quan
hệ hợp đồng bảo hiểm cũng trở lên phức tạp. Trong bài tiểu luận này, nhóm chúng
tôi xin được tìm hiểu sâu thêm về mặt lý luận cũng như thực tiễn tranh chấp trong
quan hệ bảo hiểm. Do kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót,
mong được sự góp ý của thầy cô và các bạn.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Những vấn đề lý luận chung
1. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm
Bảo hiểm là hình thức khắc phục thiệt hại cho các nhân, tổ chức khi gặp
những sự kiện rủi ro mà gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản cho các ca
nhân, tài sản cho tập thể. Khi rủi ro, người tham gia bảo hiểm được tổ chức bảo
hiểm bồi thường thiệt hại nhằm khắc phục nhanh chóng các hậu quả đã xảy ra. Mức
độ bổi thường bao nhiêu phụ thuộc vào hợp đồng bảo hiểm mà các bên thỏa
thuận.Theo Điều 567, BLDS 2005 hợp đồng bảo hiểm được định nghĩa như sau: “


Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên mua bảo hiểm phải
đóng phí bảo hiểm, còn bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền bảo hiểm cho bên
được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”.


Theo khái niệm về hợp đồng bảo hiểm, có thể thấy hợp đồng bảo hiểm có
các đặc điểm pháp lý: Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng có đền bù, song vụ và là hợp
đồng vì lợi ích của người thứ ba.
2. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm
Theo quy định tại Điều 569 BLDS 2005: “ Đối tượng bảo hiểm bao gồm
con người, tài sản, trách nhiệm dân sự và các đối tượng khác theo quy định của
pháp luật.”
- Con người là đối tượng bảo hiểm được hiểu là tính mạng, sức khỏe của cá nhân bị
tổn thất do sự kiện rủ ro…
- Tài sản bảo hiểm là tài sản của cá nhân, pháp nhân và của các chủ thể khác bên bảo
hiểm bồi thường thiệt hại do các sự kiện bảo hiểm xảy ra.
- Trách nhiệm dân sự là đối tượng bảo hiểm được hiểu là bên bảo hiểm phải thực hiện
việc bồi thường thay cho chủ các phương tiện giao thông vận tải…trong phạm vi số
tiền được bảo hiểm do thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định khi sự kiện bảo hiểm
xảy ra.
3. Phí bảo hiểm và sự kiện bảo hiểm
3.1. Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm là một trong những nội dung quan trọng của hợp đồng bảo
hiểm, đây cũng là nghĩa vụ quan trọng được xác định đối với bên mua bảo hiểm. Do
đó, theo quy định tại Điều 572, BLDS 2005 thì :
“1. Phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho bên bảo
hiểm
Thời hạn đóng phí bảo hiểm theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp
luật. Phí bảo hiểm có thể đóng một lần hoặc theo định kỳ.
2. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm chậm đóng chi phí bảo hiểm theo

định kỳ thì bên bảo hiểm ấn định một thời hạn để bên mua bảo hiểm đóng phí bảo
hiểm; nếu hết thời hạn đó mà bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm thì hợp
đòng chấm dứt”.
3.2.Sự kiện bảo hiểm
Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm có thể bị thiệt hại bởi nhiều nguyên nhân
khác nhau. Tuy nhiên, không phải bao giờ thiệt hại xảy ra đối với đối tượng bảo


hiểm thì bên bảo hiểm cũng phải thực hiện việc chi trả tiền bảo hiểm cho bên được
bảo hiểm. Chỉ những thiệt hại xảy ra đối với đối tượng bảo hiểm mà thiệt hại đó do
sự kiện bảo hiểm gây ra thì bên bảo hiểm mới thực hiện việc trả tiền bảo hiểm cho
bên được bảo hiểm. Điều 571, BLDS 2005 quy định: “ Sự kiện bảo hiểm là sự kiện
khách quan do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định mà sự kiện đó xảy ra thì
bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm, trừ trường hợp quy
định tại khoản 2, Điều 346 của Bộ luật này.”
4. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bảo hiểm.
Tùy thuộc vào từng loại hợp đồng bảo hiểm khác nhau mà quyền và nghĩa
vụ của các bên trong hợp đồng bảo hiểm có sự khác nhau, tuy nhiên thì vẫn có
những điểm cơ bản sau:
4.1. Quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm, bên được mua bảo hiểm
Bên mua bảo hiểm cũng có thể là bên được bảo hiểm nhưng cũng có trường
hợp bên mua bảo hiểm và bên được bảo hiểm là hai chủ thể hoàn toàn độc lập – đó
là trường hợp hợp đồng bảo hiểm được giao kết vì lợi ích người thứ ba.
- Nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm, bên được bảo hiểm được thể hiện trên một số
phương diện sau đây:
+ Đối với việc cung cấp thông tin: Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, theo yêu cầu
của bên bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải cung cấp cho bên bảo hiểm đầy đủ thông
tin có liên quan đến đối tượng bảo hiểm, trừ thông tin mà bên bảo hiểm đã biết hoặc
phải biết.
+ Đối với nghĩa vụ phòng ngừa thiệt hại: bên được bảo hiểm có nghĩa vụ tuân thủ

các điều kiện ghi trong hợp đồng, các quy định của pháp luật có liên quan và thực
hiện các biện pháp phòng ngừa thiệt hại.
- Nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm, bên được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo nhiểm:
+ Khi rủi ro xảy ra gây thiệt hại cho đối tượng của hợp đồng bảo hiểm thì bên mua
bảo hiểm hoặc bên được bảo hiểm phải thông báo ngay cho bên bảo hiểm và phải
thực hiện mọi biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép ngăn chặn, hạn chế thiệt
hại.
+ Trong trường hợp bên được bảo hiểm cố ý để xảy ra thiệt hịa thì bên bảo hiểm
không phải trả một phần tiền bảo hiểm tương ứng với mức độ lỗi của bên được bảo
hiểm.


Bên được bảo hiểm có nghĩa vụ phải cung cấp cho bên bảo hiểm một tin tức,
tài liệu, bằng chứng cần thiết mà mình biết để bên bảo hiểm thực hiện quyền đối với
người thứ ba, trong trường hợp người thứ ba có lỗi gây ra thiệt hại và bên bảo hiểm
được quyền yêu cầu người thứ ba hoàn trả tiền bồi thường.
4.2. Quyền và nghĩa vụ của bên bảo hiểm.
Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng song vụ. Tương ứng với nghĩa vụ của bên
được bảo hiểm, bên mua bảo hiểm là quyền của bên bảo hiểm và ngược lại. Thông
thường, nghĩa vụ của bên bảo hiểm được xác định và thể hiện rõ trong trường hợp
xảy ra sự kiện bảo hiểm.
II. Thực tiễn tranh chấp trong quan hệ bảo hiểm.
Pháp luật dân sự đã có những quy định trong lĩnh vực hợp đồng bảo hiểm.
Tuy nhiên, trên thực tế việc xảy ra tranh chấp trong quan hệ có rất nhiều phức tạp.
Sau đây nhóm chúng tôi xin đưa ra 03 vụ việc tranh chấp trong quan hệ hợp đồng
bảo hiểm để có thể làm rõ và hiểu sâu thêm về việc đưa pháp luật áp dụng vào thực
tiễn cuộc sống.
1.Vụ việc 1
Các bên : + Bên mua bảo hiểm: Bà Huỳnh Thị Thảo
+ Bên được bảo hiểm: Nguyễn Văn Nghĩa

+ Bên bảo hiểm : Công ty Prudential VN
Địa điểm: Đồng Tháp.
Nội dung vụ việc: Bà Huỳnh Thị Thảo ở Đồng Tháp mua bảo hiểm của công
ty Prudential VN cho con trai là Nguyễn Văn Nghĩa thời hạn đóng bảo hiểm là 15
năm, tổng giá trị là 150. Tối ngày 5-3-2006, Nghĩa bị tai nạn giao thông và tử vong.
Sau đó, bà Thảo yêu cầu Prudential VN xem xét, đền bù quyền lợi bảo hiểm, nhưng
Prudential VN từ chối không đền bù. Lý do Prudential VN đưa ra là trước khi ký
hợp đồng bảo hiểm bà Thảo đã vi phạm, không kê khai trung thực về tình trạng sức
khỏe của anh Nghĩa. Tháng 8-2008, vụ kiện được TAND tỉnh Đồng Tháp đưa ra xét
xử sơ thẩm. Theo tòa, hợp đồng BHNT của bà Thảo đã bị vô hiệu vì theo quy định
của Prudential VN HĐXX nhận xét bà Thảo đã vi phạm cam kết, tại điều 18, 19
Luật Kinh doanh bảo hiểm nên bà Thảo không được Prudential VN bồi thường 150
triệu đồng. Tại phiên tòa phúc thẩm, HĐXX nhận định bà Thảo mua BHNT không
phải vì mục đích kinh doanh mà là hợp đồng dân sự. Việc Tòa sơ thẩm áp dụng Luật
doanh nghiệp bảo hiểm xem xét là không phù hợp. Theo Tòa phúc thẩm thì việc quy
định trong bộ luật Dân sự thì hợp đồng chỉ vô hiệu khi vi phạm các điều cấm của


pháp luật. Ngoài những lý do trên, do bản án sơ thẩm còn có những vi phạm tố tụng
khác nên HĐXX tuyên hủy án sơ thẩm xét xử lại.
Nội dung xét xử của tòa án: Tháng 8-2008, vụ kiện được TAND tỉnh Đồng
Tháp đưa ra xét xử sơ thẩm. Tòa sơ thẩm áp dụng Luật Kinh doanh bảo hiểm để
xem xét vụ kiện.Tòa nhận xét bà Thảo đã vi phạm phần cam kết, khai không trung
thực được quy định tại điều 18, 19 Luật Kinh doanh bảo hiểm nên tuyên bác yêu cầu
của bà Thảo đòi Prudential VN bồi thường 150 triệu đồng. Tòa án phúc thẩm đã
xét xử lại thấy rằng bà Thảo mua bảo hiểm của Prudential VN không dùng với mục
đích kinh doanh mà chỉ là hợp đồng dân sự nên không thể áp dụng Luật kinh doanh
bảo hiểm vào xét xử vụ kiện. Tòa án phúc thẩm đã tuyên hủy án sơ thẩm và chiếu
theo bộ luật Dân Sự hợp đồng BHNT này là hợp đồng dân sự ghi nhận sự thỏa thuận
của các bên. Người mua bảo hiểm phải có nghĩa vụ đóng tiền bảo hiểm đúng kỳ hạn.

Bên bảo hiểm phải đền bù khi các điều kiện bảo hiểm xảy ra như tai nạn, bệnh tật, tử
vong… Các bên phải tuân thủ các điều kiện đã thỏa thuận nhưng các thỏa thuận này
phải tuân thủ đúng các quy định của Bộ luật Dân sự. Bên cạnh đó, luật quy định các
giao dịch dân sự chỉ vô hiệu khi: vi phạm điều cấm, trái đạo đức xã hội, giao dịch
giả tạo… Luật không quy định khi giao kết hợp đồng mà kê khai không đầy đủ là vô
hiệu. Vì vậy, quy định này của hợp đồng là không có giá trị pháp lý.
Ý kiến của nhóm
Trước tiên, phải hiểu đây là hợp đồng bảo hiểm có đối tượng là con người hay
còn gọi là bảo hiểm nhân thọ.
Nhóm chúng tôi đồng ý với quyết định xét xử của phiên tòa phúc thẩm.
Thứ nhất, về việc Hội đồng xét xử áp dụng Luật Dân sự để xem xét vụ kiện chứ
không áp dụng Luật Kinh doanh bảo hiểm như Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
Cần nhận thấy rằng, bà Thảo mua Bảo hiểm nhân thọ cho con trai không phải vì
mục đích kinh doanh, nên đây chỉ là hợp đồng dân sự. Vì thế, việc Tòa sơ thẩm áp
dụng Luật Kinh doanh bảo hiểm xem xét vụ kiện là không phù hợp. Nói cách khác
hợp đồng bảo hiểm nhân thọ này là hợp đồng dân sự ghi nhận sự thỏa thuận của các
bên. Người mua bảo hiểm phải có nghĩa vụ đóng tiền bảo hiểm đúng kì hạn. Bên
bảo hiểm phải đền bù khi các điều kiện bảo hiểm xảy ra như tai nạn, bệnh tật, tử
vong… Các bên phải tuân thủ các điều kiện đã thỏa thuận nhưng các thỏa thuận này
phải tuân thủ đúng các quy định của Bộ luật Dân sự.
Thứ hai, Tòa án phúc thẩm cho rằng quy định ghi trong hợp đồng “Nếu kê khai
không trung thực… thì hợp đồng sẽ là vô hiệu” là vi phạm pháp luật. Bởi lẽ, luật
quy định các giao dịch dân sự chỉ vô hiệu khi: vi phạm điều cầm, trái đạo đức xã
hội, giao dịch giả tạo…( Điều 127, BLDS 2005) . Luật không quy định khi giao kết


hợp đồng mà kê khai không đầy đủ là vô hiệu. Vì vậy, quy định này của hợp đồng là
không có giá trị pháp lý.
Thứ ba, theo quy định của công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ quốc tế AIG Life
Việt Nam và các công ty bảo hiểm khác có 3 trường hợp nêu rõ từ chối bảo hiểm là:

Tự tử trong vòng 24 tháng, Nhiễm HIV hoặc AIDS và Bị thi hành án tử hình. Ở đây,
lí do mà bên Prudential Việt Nam đưa ra không bồi thường là do con trai của bà
Thảo đã nhiễm HIV nên không bồi thường. Tuy nhiên, trong trường hợp này, việc
anh Nghĩa (con bà Thảo) nhiễm HIV chưa hẳn đã là do sử dụng chết ma túy, chất
gây nghiện (có thể bị lây qua đường tình dục). Trong khi câu hỏi câu số 7 (b) trong
hợp đồng là: Bạn đã, đang có sử dụng ma túy hoặc chất gây nghiện không? Hơn
nữa, thực tế là anh Nghĩa chết vi tai nạn giao thông chứ không phải là do nhiễm
HIV. Cũng cần làm rõ thêm các vấn đề như khi kê khai, bà Thảo có biết con mình bị
HIV không (vì thông thường bệnh viện giữ bí mật việc này). Khi khai báo, bà Thảo
khẳng định là con chưa từng sử dụng chất ma túy, khai như thế là đúng hay sai? Đây
là khai cho người mua hay cho con bà? Nếu thực sự con bà từng sử dụng chất đó,
nhưng nó có phải là nguyên nhân trực tiếp và duy nhất dẫn đến tử vong không?..
Đặt ra trường hợp anh T bị HIV từ trước khi tham gia bảo hiểm mà khách hàng
không khai báo khi đăng ký hợp đồng, công ty bảo hiểm có thể từ chối ký kết hợp
đồng hoặc tuyên bố hợp đồng vô hiệu bằng văn bản đến khách hàng khi họ có bằng
chứng. Còn nếu công ty này không có một văn bản nào về việc hủy hợp đồng trên
cũng như về phía khách hàng (tức bà Thảo) không có thay đổi nào thì xem như hợp
đồng đã được chấp nhận. Khi hợp đồng đã có hiệu lực và khách hàng này (con trai
bà Thảo tử vong không phải vì HIV) thì công ty vẫn phải đền bù theo điều kiện hợp
đồng đã thỏa thuận. Việc phát hiện bằng chứng, chứng minh khách hàng đã nhiếm
HIV trước khi tham gia bảo hiểm mà công ty vẫn không có một thông báo nào về
việc hủy hiệu lực hợp đồng, đến khi xảy ra sự kiện bảo hiểm (mà nguyên nhân tử
vong lại không phải do nhiễm HIV) công ty mới vin vào bằng chứng này để từ chối
đền bù là không hợp lý.
Nhận xét, qua vụ việc trên, cho thấy cần phải cẩn trọng hơn trong việc mua
bảo hiểm, phía bên mua cần tìm hiểu kĩ những quy định của hợp đồng, bên bán cần
tìm hiểu rõ về đối tượng mua. Thực tế, tại phiên tòa phúc thẩm, theo lãnh đạo một
công ty bảo hiểm, quy định ràng buộc trong mẫu hợp đồng tranh chấp tại phiên tòa
được rất nhiều các công ty bảo hiểm sử dụng. Vì vậy, từ kết quả của vụ kiện này, rất
có thể nhiều công ty bảo hiểm sẽ phải điều chỉnh mẫu hợp đồng, liên quan đến hàng

vạn khách hàng.


2.Vụ việc 2:
Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm có đối tượng là tài sản.
Các bên: + Bên mua bảo hiểm: Công ty TNHH Hà Lộc
+ Bên bảo hiểm: Tổng công ty CP Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam ( PVI).
Nội dung vụ việc: Ngày 22.6.2010, TAND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã xét xử vụ
án “Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm” giữa Cty TNHH Hà Lộc (nguyên đơn) và bị
đơn là Tổng Cty CP Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI).
Theo “Kết luận điều tra tai nạn hàng hải - Vụ đâm va giữa tàu Hải Xuân 09 và
tàu Hà Lộc 08 ngày 22.12.2007, tại vùng biển thuộc địa phận tỉnh Quảng Ngãi”,
Cảng vụ Quảng Ngãi nêu rõ: “Tàu Hà Lộc 08 không bố trí đủ định biên an toàn tối
thiểu theo quy định, thiếu sĩ quan máy, thiếu đại phó, thuyền trưởng không thực
hiện quy định hiện hành về chế độ trực ca khi tàu hành trình. Người trực tiếp điều
khiển phương tiện (lái tàu lúc để xảy ra tai nạn-PV) không đủ khả năng chuyên môn
và chứng chỉ chuyên môn theo quy định. Điều động tránh va trái với quy tắc tránh
va, gây hệ quả nguy hiểm, dẫn đến kết quả đâm va. Hàng loạt tác nghiệp theo quy
định khi điều động tàu hành trình đúng chức trách được pháp luật quy định của sĩ
quan trực ca lái đã bị bỏ qua. Không có sĩ quan đi ca, thuỷ thủ trực tiếp đi ca không
đủ khả năng chuyên môn, bỏ vị trí đi ca nên không có người cảnh giới...
Khi xuất hiện tình huống, nguy cơ đâm, va, thuỷ thủ trực ca tàu Hà Lộc 08 đã
điều động tránh va không kịp thời, không đúng quy tắc quốc tế. Với khoảng cách
giữa hai tàu đối hướng, quá gần nhau, việc xử lý cho chuyển hướng sang trái, không
giảm tốc độ, đã khiến hướng đi của tàu Hà Lộc 08 cắt ngang hướng đi của tàu Hải
Xuân 09, dẫn đến kết quả bị mũi tàu Hải Xuân 09 đâm vào mạn phải, giữa thân tàu
Hà Lộc 08, tại vị trí hầm hàng số 06. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn
đâm va từ phía tàu Hà Lộc 08”.
Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác mà phía tàu Hà Lộc 08 bị kết luận điều
tra nêu ra dẫn đến vụ tai nạn.

PVI cho rằng: “ PVI không chịu trách nhiệm bồi thường những tổn thất do
nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp xảy ra trong những trường hợp vi phạm lệnh
cấm do nhà chức trách ban hành, vi phạm nghiêm trọng luật lệ giao thông...”.( đã
nêu rõ trong hợp đồng bảo hiểm của PVI với Hà Lộc)


Thế nhưng TAND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã cố tình bỏ qua những tình tiết
quan trọng này và đi đến phán quyết xử thắng án cho Cty Hà Lộc, theo phiên toà
sơ thẩm thì “không phân định được lỗi” trong vụ gây tai nạn đâm tàu ở tỉnh Quảng
Ngãi. Tại phần “Xét thấy” của bán án sơ thẩm, toà cho rằng: “ Trong kết luận điều
tra của Cảng vụ Quảng Ngãi đã không phân định được lỗi của tàu Hà Lộc 08 hay
của tàu Hải Xuân 09. Như vậy căn cứ mà PVI đưa ra để từ chối bồi thường cho Cty
Hà Lộc là không đúng quy định...” Toà buộc PVI có trách nhiệm thanh toán cho Cty
Hà Lộc 665.657.528 đồng. PVI phải đệ đơn kháng cáo lên TAND Tối cao tại
TPHCM xét xử phúc thẩm vụ án.
Ý kiến và nhận xét của nhóm:
Đây là trường hợp tranh chấp về việc thanh toán tiền bảo hiểm khi xảy ra sự
kiện bảo hiểm giữa bên bảo hiểm và bên được bảo hiểm. Nhóm chúng tôi không
đồng ý với quyết định của Tòa án sơ thẩm Bà Rịa Vũng Tàu.
Thứ nhất, việc toà án sơ thẩm tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu xử thắng cho Công ty Hà
Lộc trong khi bỏ qua hết những kết luận của Cảng vụ Quãng Ngãi về nguyên nhân
gây ra vụ tai nạn đâm tàu chở dầu giữa tàu Hà Lộc 08 và Hải Xuân 09 là không
đúng với quy định của pháp luật. Luật tố tụng hình sự quy định tại khoản 1 điều 97:
“Mọi chứng cứ được công bố và sử dụng công khai như nhau, trừ những trường
hợp được quy định tại khoản 2 (chứng cứ có liên quan đến bí mật nhà nước, thuần
phong mỹ tục của dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời củacá
nhân theo yêu cầu chính đáng của đương sự.)”
Thứ hai, xét theo kết luận của Cảng vụ Quảng Ngãi về nguyên nhân gây ra vụ
đâm tàu, thì tàu Hà Lộc 08 hoàn toàn có lỗi khi không tuân thủ những quy định,
nguyên tắc đảm bảo an toàn giao thông đường biển được pháp luật quy định. Các

nguyên tắc đó chính là những biện pháp phòng ngừa thiệt hại cần thiết được luật quy
định, mặt khác theo khoản 2 điều 574 Bộ luật dân sự thì “…bên bảo hiểm có quyền
không trả tiền bảo hiểm khi thiệt hại xảy ra do các biện pháp phòng ngừa đã không
được thực hiện.” Rõ hơn, Luật Hàng hải quy định tại khoản 2 điều 221: “Người bảo
hiểm không chịu trách nhiệm đối với tổn thất xảy ra do người được bảo hiểm quá
cẩu thả….”. Vì vậy, PVI hoàn toàn có đủ căn cứ pháp luật để từ chối bồi thường
cho bên Công ty TNHH Hà Lộc, chứ không hề “không đúng với quy định” như
tuyên bố của toà án tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Ngoài ra, cũng cần quan tâm đến tính xác thực của những kết luận mà cảng vụ
Quãng Ngãi đã đưa ra để làm cơ sở giải quyết vụ việc. Tuy nhiên, dù những kết luận


đó đúng hay chưa thì toà án Bà Rịa Vũng Tàu cũng phải công khai tuyên bố sử dụng
hay huỷ bỏ, để đảm bảo sự công minh của Pháp luật.
Nhận xét của nhóm:
Nhận thấy trong trường hợp này, công tác xét xử, giải quyết tranh chấp của toà
án ND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu còn rất nhiều điểm mù mờ, vướng mắc, gây ảnh
hưởng đến những quyền lợi chính đáng của bên Công ty CP bảo hiểm dầu khí Việt
Nam. Nguyên nhân ở đây không phải do pháp luật quy định chưa rõ, chưa đủ, mà
nguyên nhân vướng mắc chính là ở những người làm công tác xét xử chưa thực hiện
đúng đắn những quy định của Pháp luật, xét xử thiếu công khai minh bạch, để lại
nhiều băn khoăn, hoài nghi cho dư luận xã hội. Bên cạnh đó, cần có những chế tài
đảm bảo cho việc tìm, sử dụng những chứng cứ, kết luận của các cá nhân, tổ chức
liên quan, nhằm nhanh chóng sáng tỏ vụ việc, tránh việc tranh chấp kéo dài.
3.Vụ việc 3.
Vụ thứ 3 mà chúng tôi muốn đề cập ở đây cũng là một hợp đồng bảo hiểm có đối
tượng là tài sản. Đó là: để được sửa chữa chiếc xe đã mua bảo hiểm, khách hàng
phải tự bỏ tiền túi ra để "tạm ứng" cho xưởng dịch vụ nhưng sau nửa năm vẫn chưa
được phía bảo hiểm thanh toán vì lí do thiếu giấy tờ.
Các bên: + Bên mua bảo hiểm: Bà Trần Thị Thái – Phó Giám đốc công ty TNHH

Xuất nhập khẩu Thành Nam.
+ Bên bảo hiểm : Công ty Cổ Phần Bảo hiểm Petrolimex ( PJICO).
Nội dụng vụ việc: Bà Trần Thị Thái – Phó Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập
khẩu Thành Nam (gọi tắt là Công ty Thành Nam) đã mua bảo hiểm của Công ty Cổ
phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) cho chiếc Mercedes E280 mang BKS 30K –
0647 của công ty. Cuối tháng 10/2008, chiếc xe Mercedes E280 bị ngập nước, dẫn
tới hư hỏng nặng nên buộc phải đưa vào xưởng sửa chữa. Ngay khi xe bị hỏng,
Công ty Thành Nam đã liên hệ với Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO)
– Đơn vị bán bảo hiểm xe cơ giới cho chiếc xe Mercedes E280. Tuy nhiên, trái với
kỳ vọng, những cán bộ có trách nhiệm của PJICO tỏ ra rất thờ ơ trong việc lập hồ
sơ, làm thủ tục giải quyết bảo hiểm cho chiếc xe của Công ty Thành Nam. Sau nhiều
ngày, Công ty Thành Nam mới liên lạc được với cán bộ bảo hiểm của PJICO và
được hướng dẫn đưa xe về Xưởng dịch vụ Mercedes An Du để chờ thủ tục giám
định, sửa chữa xe. Trong quá trình chờ đợi giám định, sửa chữa xe, một cán bộ bảo
hiểm của PJICO đã tới Công ty Thành Nam để đàm phán việc chia sẻ chi phí sửa
chữa. Vị cán bộ này yêu cầu Công ty Thành Nam phải chia sẻ, chịu trách nhiệm cho


việc khấu hao tất cả các bộ phận thay thế cùng các chi phí thay thế, sửa chữa khác
trong quá trình sửa chữa xe Mercedes 30K – 0647 cho dù chiếc xe đã được mua bảo
hiểm đầy đủ.
Nhận thấy yêu cầu này là quá vô lý nên Công ty Thành Nam đã từ chối và yêu
cầu vị cán bộ bảo hiểm này thông báo bằng văn bản nhưng sau đó chẳng hề thấy bất
cứ văn bản nào gửi lại. Ròng rã nhiều ngày sau đó, khi Công ty Thành Nam liên tục
gửi công văn, gọi điện thoại thúc giục thì đến tận ngày 10/12/2008 phía Bảo hiểm
PJICO mới có công văn số 1667/2008/PJICO/XCG về việc "Chấp nhận sửa chữa xe
30K – 0647" có nội dung rất chung chung.
Tự thấy cách giải quyết của PJICO quá chậm chạp và sẽ gây tổn thất lớn về
cơ hội kinh doanh nên Công ty Thành Nam đã phải tạm ứng trước tiền đặt hàng cho
linh kiện thay thế và thanh toán 100% chi phí sửa chữa cho Xưởng dịch vụ

Mercedes An Du. Tuy nhiên, ngay cả khi Công ty Thành Nam đã tự bỏ tiền túi ra để
sửa chữa chiếc xe đã mua bảo hiểm của PJICO rồi thì phía PJICO vẫn rất chậm chạp
trong việc thanh toán bảo hiểm bất chấp việc Công ty Thành Nam liên tục gọi điện,
gửi văn bản đề nghị. Đến tận ngày 09/02/2009, PJICO mới gửi công văn yêu cầu
Công ty Thành Nam gửi các chứng từ liệt kê liên quan đến việc sửa chữa, thay thế
máy móc, linh kiện của chiếc xe 30K – 0647 để làm hồ sơ hoàn trả thanh toán chi
phí bảo hiểm. Ngày 27/03/2009, Công ty Thành Nam đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu
này nên đến ngày 02/04 thì phía PJICO đã có thông báo chuyển tiền nhưng khi kiểm
tra lại không thấy đồng nào được chuyển vào tài khoản. Khi Công ty Thành Nam
liên tục thắc mắc, đến ngày 13/04/2009, phía PJICO lại gửi văn bản yêu cầu công ty
phải cung cấp hàng loạt những chứng từ nội bộ, tờ khai hải quan liên quan tới việc
nhẩu khẩu máy móc, phụ tùng thay thế cho chiếc xe 30K – 0647 trong khi Công ty
Thành Nam đã phải nộp các giấy tờ này cho cơ quan công an để đăng ký lại giấy tờ
cho xe vào ngày 09/04/2009 (xe bị thuỷ kích, vỡ tay biên, buộc phải thay thế tổng
thành máy nên phải đăng ký lại số máy với cơ quan công an).
Cứ như vậy, mỗi lần Công ty Thành Nam đề nghị Bảo hiểm PJICO hoàn trả
chi phí bảo hiểm thì phía PJICO lại gửi một văn bản yêu cầu Công ty Thành Nam
phải nộp một vài thứ giấy tờ có liên quan khác để hoàn thiện hồ sơ chi trả tiền bảo
hiểm. Đến nay đã 6 tháng trôi qua (tính từ khi xe 30K – 0647 bị ngập nước), phía
Báo hiểm PJICO vẫn chưa thanh toán cho Công ty Thành Nam tiền bảo hiểm!
Ý kiến người trong cuộc: Trong văn bản số 129/XCG gửi cho Công ty Thành
Nam ngày 09/02/2009, phía Bảo hiểm PJICO cho rằng: "Hồ sơ của Công ty Thành


Nam chưa đầy đủ chứng từ để làm cơ sở thanh toán bồi thường do vậy PJICO không
chậm trễ". Tuy nhiên, bà Trần Thị Thái khẳng định: "Chúng tôi là khách hàng mua
bảo hiểm xe cơ giới của PJICO thì cán bộ bảo hiểm của PJICO phải có trách nhiệm
hướng dẫn chúng tôi hoàn thiện hồ sơ yêu cầu chi trả bảo hiểm. Đằng này, cứ mỗi
lần công ty chúng tôi yêu cầu họ chuyển tiền bảo hiểm thì họ lại yêu cầu một loại
giấy tờ để hoàn thiện hồ sơ, trong đó có những giấy tờ phải nộp cho cơ quan công an

để đăng ký lại cho xe thì khác gì đánh đố chúng tôi?”.
Cũng theo những văn bản do Bảo hiểm PJICO gửi Công ty Thành Nam mà công
ty này đã cung cấp, có 2 nguyên nhân chính dẫn đến việc Bảo hiểm PJICO chậm
thanh toán tiền bảo hiểm cho chiếc xe Mercedes E280 mang BKS 30K – 0647: "Thứ
nhất: Công ty Thành Nam chưa gửi đủ chứng từ để làm cơ sở thanh toán; Thứ 2: Do
Công ty Thành Nam và Xưởng dịch vụ Mercedes An Du chậm thông báo về những
phát sinh trong quá trình sửa chữa, thay thế phụ tùng, máy móc".
Theo đó, phía Bảo hiểm PJICO chỉ chấp nhận bồi thường chi phí thay thế tổng
thành máy (không bao gồm 10% thuế VAT); 50% chi phí thay thế đối với các hạng
mục vật tư, phụ tùng thuộc nhóm vật tư - phụ tùng phải tính khấu hao theo định kỳ
(bao gồm: lọc dầu, dung dịch làm mát, lọc gió, dầu máy các loại) và một số hạng
mục khác có liên quan. Tổng chi phí bồi thường phát sinh do ngập nước đối với xe
30K – 0647 mà PJICO xác định là 440.864.212 đồng trong khi tổng số tiền mà phía
Công ty Thành Nam yêu cầu PJICO thanh toán là 728.311.342 đồng (bao gồm: chi
phí sửa chữa thay thế toàn bộ các hỏng hóc có liên quan phát sinh do ngập nước,
tiền phí trước bạ đăng ký lại cho chiếc xe 30K – 0647, lãi suất cho số tiền Công ty
Thành Nam đã ứng trước để trả cho Xưởng dịch vụ Mercedes An Du và chi phí cơ
hội kinh doanh cho chiếc xe trong suốt thời gian chờ sửa chữa). Sau khi liên hệ với
các phòng ban có liên quan của Bảo hiểm PJICO để làm rõ quan điểm của lãnh đạo
PJICO về những khiếu nại liên quan tới việc chi trả bảo hiểm cho chiếc xe 30K0647 của bà Trần Thị Thái – Phó Giám đốc Công ty Thành Nam và đã được cán bộ
có thẩm quyền của PJICO gửi e-mail hồi âm.
Trong e-mail trả lời này, ông Trần Anh Tuấn – cán bộ phòng Nghiệp vụ II, Hội sở
Hà Nội cho biết: "Cán bộ PJICO gặp khách hàng để thương lượng việc chia sẻ rủi ro
là do tính phức tạp của vụ tổn thất. Theo quy tắc bảo hiểm thì đơn vị bảo hiểm chỉ
bồi thường những hạng mục bị tổn thất trực tiếp nên đối với xe 30K – 0647, do tổn
thất chỉ sau ngập nước là bị gãy tay biên, vỡ blog máy (lốc máy – vỏ ngoài phần
dưới của động cơ). Tuy nhiên, vì nhà cung cấp Mercedes không cung cấp những chi
tiết bị tổn thất để thay thế rời mà phải thay thế tổng thành máy (máy tổng thành là



toàn bộ động cơ mới 100%). Do vậy, PJICO phải xem xét và tìm hướng giải quyết,
thương lượng với khách hàng chia sẻ một phần rủi ro. Tuy nhiên, vì trách nhiệm và
quyền lợi của khách hàng nên PJICO đã chấp nhận toàn bộ chi phí thay thế đối với
phần máy tổng thành của xe 30K – 0647".
Bà Trần Thị Thái thắc mắc: "Nếu nói đơn vị bảo hiểm chỉ bồi thường những
tổn thất trực tiếp thì tại sao PJICO lại từ chối việc giải quyết bồi thường cho những
hư hỏng phát sinh khác của xe 30K – 0647 trong khi cán bộ kỹ thuật của Xưởng
dịch vụ Mercedes An Du đã xác nhận rằng bộ puly dàn đầu của xe bị hỏng do ngập
nước?".
Ông Đào Trọng Huấn – Trưởng phòng Tư vấn dịch vụ của Xưởng dịch vụ
Mercedes An Du khẳng định: "Khi được đưa về xưởng, xe 30K – 0647 ở trong tình
trạng máy hỏng, không hoạt động nên phải lắp động cơ mới vào rồi mới kiểm tra
được hư hỏng ở các bộ phận khác. Thế nhưng sau khi được lắp máy mới, kiểm tra
phát hiện thấy bộ puly dàn đầu hư hỏng nặng do ngập nước, cần phải thay thế nhưng
do đó là thời điểm gần Tết, xưởng chúng tôi lại ký hợp đồng sửa chữa trực tiếp với
Công ty Thành Nam nên nhân viên của chúng tôi chỉ gọi điện thoại bảo cho cán bộ
bảo hiểm của PJICO về những hỏng hóc cần thay thế đó".
Được biết, ngày 20/4/2009, Bảo hiểm PJICO đã có công văn số 190/HSONV2/2009 về việc "Giải quyết khiếu nại việc bồi thường xe BKS 30K – 0647" gửi
Công ty Thành Nam. Nội dung công văn nêu rõ "Chi phí phát sinh 31.287.850 đồng:
Đây là chi phí phát sinh mà Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thành Nam và
Mercedes An Du đã tiến hành sửa chữa trước khi báo cho PJICO giám định. Căn cứ
theo nguyên tắc bảo hiểm thì những phát sinh nêu trên PJICO không thể giải quyết
bồi thường". Đồng thời, công văn này cũng từ chối chi trả chi phí lệ phí trước bạ
đăng ký lại xe 30K – 0647 và chi phí "Cơ hội kinh doanh" (163.800.000 đồng tiền
thuê xe trong quá trình xe 30K – 0647 không sử dụng được).
Theo bà Trần Thị Thái thì: "Việc PJICO từ chối thanh toán chi phí sửa chữa phát
sinh, lệ phí trước bạ đăng ký lại xe 30K – 0647 là không thể chấp nhận được vì đó là
những chi phí phát sinh trực tiếp từ việc chiếc xe 30K – 0647 bị ngập nước và hư
hỏng nặng". Bà Thái cũng cho biết: "Công ty Thành Nam chúng tôi sẽ khiếu nại đến
cùng về vụ việc này!".

Ý kiến và nhận xét của nhóm:
Bảo hiểm ôtô bồi thường cho thiệt hại tài chính của chủ sở hữu phát sinh từ
tai nạn liên quan đến xe ôtô của chủ sở hữu. Đó là một hợp đồng giao kết giữa chủ
sở hữu (cụ thể ở đây là Công ty Thành Nam) và công ty bảo hiểm (PJICO), theo đó


khi chủ sở hữu đóng phí bảo hiểm (mua bảo hiểm) thì công ty bảo hiểm cam kết sẽ
bồi thường cho những thiệt hại theo quy định trong hợp đồng bảo hiểm.
Trong vụ việc này ta cần làm rõ một số vấn đề như sau:
Ngay sau khi xe bị hư hỏng, phía bên Công ty Thành Nam đã nhanh chóng
liên hệ với bên PJICO để khai báo là hoàn toàn phù hợp với nghĩa vụ của bên mua
bảo hiểm để bên PJICO có thể giám định tổn thất chính xác.
Tuy nhiên việc bên PJICO chậm trễ và có phần thờ ơ khi mà nhiều ngày sau
mới tiến hành đưa xe đi giám định, sửa chữa đến khi xe được sửa chữa xong thì bên
PJICO cũng chưa thanh toán với lí do thiếu giấy tờ. Việc đã cử người đại diện tới
Công ty Thành Nam để đàm phán việc chia sẻ chi phí sửa chữa, yêu cầu Công ty
Thành Nam phải chia sẻ, chịu trách nhiệm cho việc khấu hao tất cả các bộ phận thay
thế cùng các chi phí thay thế, sửa chữa khác trong quá trình sửa chữa xe Mercedes
30K – 0647 cho dù chiếc xe đã được mua bảo hiểm đầy đủ là phi lí. Theo như
Khoản 1 Điều 579 BLDS quy định: “Bên bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại đối với
tài sản được bảo hiểm theo các điều kiện đã thỏa thuận hoặc pháp luật quy định”.
Trong trường hợp chưa xác định chính xác mức thiệt hại, thì đáng lẽ bên PJICO nên
bồi thường tạm thời một phần thiệt hại để tạo điều kiện cho phía Công ty Thành
Nam khắc phục hậu quả trước mắt bởi Công ty đã có yêu cầu thanh toán chi phí sửa
chữa.
Việc phía bên Công ty Thành Nam đã thống nhất với Xưởng dịch vụ
Mercedes An Du để thay thế bộ puly dàn đầu để rồi phát sinh thêm chi phí bảo hiểm
là không hề vô lí. Bởi Xưởng dịch vụ Mercedes An Du là do bên PJICO giới thiệu,
và khi thông báo phát sinh thêm bộ puly dàn đầu bị hư hỏng nặng do ngập nước, đại
diện của xưởng đã thông báo rõ với PJICO. Điều này hoàn toàn thỏa mãn khoản 2

Điều 48 LKDBH: “Trong trường hợp các bên không thống nhất về nguyên nhân và
mức độ tổn thất thì có thể trưng cầu giám định viên độc lập, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận
được việc trưng cầu giám định viên độc lập thì một trong các bên được yêu cầu tòa
án nơi xảy ra tổn thất hoặc nơi cư trú của người được bảo hiểm chỉ định giám định
viên độc lập. Kết luận của giám định viên độc lập có giá trị bắt buộc đối với các
bên”. Do đó việc phát sinh thêm chi phí cho việc sửa chữa là rất khách quan, không
có dấu hiệu của hành vi gian lận nhằm lấy thêm tiền bảo hiểm ở đây. Với lại việc
công ty PJICO không cử người xuống Xưởng dịch vụ Mercedes An Du tức là mặc
nhiên thừa nhận thêm chi phí phát sinh đó.
Việc công văn này cũng từ chối chi trả chi phí lệ phí trước bạ đăng ký lại xe
30K – 0647 và chi phí "Cơ hội kinh doanh" (163.800.000 đồng tiền thuê xe trong
quá trình xe 30K – 0647 không sử dụng được) là sai trái. Bởi theo khoản 3 Điều 46


LKDBH quy định: “Ngoài số tiền bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm còn phải trả
cho người được bảo hiểm những chi phí cần thiết, hợp lý để đề phòng, hạn chế tổn
thất và những chi phí phát sinh mà người được bảo hiểm phải chịu để thực hiện chỉ
dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm”.
Việc mỗi lần Công ty Thành Nam đề nghị Bảo hiểm PJICO hoàn trả chi phí
bảo hiểm thì phía PJICO lại gửi một văn bản yêu cầu Công ty Thành Nam phải nộp
một vài thứ giấy tờ có liên quan khác để hoàn thiện hồ sơ chi trả tiền bảo hiểm. Đến
nay đã 6 tháng trôi qua (tính từ khi xe 30K – 0647 bị ngập nước), phía Báo hiểm
PJICO vẫn chưa thanh toán cho Công ty Thành Nam tiền bảo hiểm. Điều này cho ta
thấy được chủ ý của PJICO là chần chừ trong việc thanh toán tiền bảo hiểm, bởi nếu
đúng thì PJICO phải có trách nhiệm hướng dẫn công ty Thành Nam hoàn thiện hồ
sơ yêu cầu chi trả bảo hiểm. Chứ không phải cứ mỗi lần công ty Thành nam yêu cầu
PJICO chuyển tiền bảo hiểm thì PJICO lại yêu cầu một loại giấy tờ để hoàn thiện hồ
sơ, trong đó có những giấy tờ mà công ty Thành Nam phải nộp cho cơ quan công an
để đăng ký lại cho xe. Đây là cách gây khó dễ của PJICO, bởi theo khoản 1 Điều

576 BLDS thì khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo
hiểm hoặc bồi thường theo thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm; trong
trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền
bảo hiểm hoặc bồi thường trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ
sơ hợp lệ về yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường.
Hướng giải quyết : Dựa vào những nhận định trên ta có thể kết luận:
Phía Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thành Nam trong tình huống này đã rất
tích cực hợp tác với vụ việc. Thứ nhất đó là ngay khi xảy ra sự kiện bảo hiểm đã kịp
thời thông báo với phía bên PJICO, tức là nơi nhận thanh toán bảo hiểm cho tài sản
của công ty Thành Nam. Thứ hai, tuy chưa nhận được số tiền bảo hiểm nhưng công
ty Thành Nam đã tự thanh toán số tiền chi phí sửa chữa chiếc xe. Thứ ba, những chi
phí phát sinh mà công ty Thành Nam yêu cầu bên PJICO thanh toán mang tính hợp
lý, khách quan, có sự chứng nhận của Xưởng dịch vụ Mescerdes, không hề có tính
trục lợi ở đây.
Phía bên PJICO trong vụ việc này có dấu hiện chần chừ, chậm trễ trong việc
thanh toán số tiền bảo hiểm. Thứ nhất là có thái độ thờ ơ khi tiếp nhận sự kiện bảo
hiểm, bên công ty Thành Nam phải mất nhiều ngày sau mới liên lạc và chiếc xe của
công ty mới được bên PJICO mang đi giám định. Thứ hai, phía bên PJICO gây khó
khăn cho công ty Thành Nam trong việc hoàn tất thủ tục giấy tờ để thanh toán số
tiền bảo hiểm.


Thiết nghĩ trong vụ việc này thì nhóm chúng tôi đưa ra cách giải quyết như
sau: Chiếc xe của Công ty Thành Nam là đối tượng được hưởng bảo hiểm của
PJICO, những chi phí phát sinh là hoàn toàn hợp lý và khách quan nên phía bên
công ty Thành Nam không phải chịu bất cứ khoản chi phí nào bởi công ty đã mua
bảo hiểm toàn bộ chiếc xe, ở đây cũng không xuất hiện tình tiết gì để cáo buộc công
ty có dấu hiệu cố ý để lấy tiền bảo hiểm. Bên PJICO do có dấu hiệu chần chừ không
muốn trả tiền bảo hiểm, nên ngoài số tiền phải trả do bên công ty TNHH Xuất nhập
khẩu Thành Nam thì còn phải thêm cả số tiền lãi theo ngân hàng ứng với thời gian

chậm trả của mình (Theo khoản 2, Điều 576 BLDS).
III. Nhận xét
Pháp luật dân sự đã có những quy định trong về hợp đồng bảo hiểm. Ngoài
BLDS 2005, hợp đồng bảo hiểm còn được quy định trong Luật kinh doanh bảo hiểm
2000. Tuy nhiên những quy định của pháp luật còn một số thiếu sót. Luật hiểm kinh
doanh bảo hiểm có những mâu thuẫn liên quan đến hành vi lừa dối khi giao kết hợp
đồng bảo hiểm ( quy định tại Điều 19 và Điều 22) dẫn đến các tranh chấp trong quan
hệ hợp đồng dân sự. Ngoài ra, giữa BLDS và Luật kinh doanh bảo hiểm không
thống nhất trong quy định trả tiền bảo hiểm khi người được bảo hiểm chết trong bảo
hiểm con người. Vì vậy, trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, cần xây dựng hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn để có
thể giải quyết các tranh chấp trong thực tế pháp luật diễn ra ngày càng phức tạp.

KẾT LUẬN
Hợp đồng bảo hiểm là một trong những loại hợp đồng dân sự thông dụng
được pháp luật dân sự điều chỉnh. Bảo hiểm ra đời nhằm khắc phục, giảm thiểu
những thiệt hại mà thiên nhiên cũng như con người gây ra đối với con người, tài
sản…Nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển cũng kéo theo những tranh chấp
trong quan hệ bảo hiểm diễn ra phức tạp hơn. Vì vậy, mà việc cấp thiết phải xây
dựng hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện, và phù hợp. Đồng thời cũng cần phải
nâng cao hiểu biết pháp luật của người dân để có thể dễ dàng hơn trong khi tham gia
các giao kết hợp đồng tránh sai sót dẫn đến bị thiệt hại.



×