Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Chương trình nông thôn mới và vấn đề văn hóa phát triển ở việt nam đương đại (nghiên cứu trường hợp xã kênh giang chí linh hải dương (tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.7 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐÀO THỊ HỒNG NHUNG

CHƢƠNG TRÌNH NƠNG THƠN MỚI VÀ VẤN ĐỀ
VĂN HÓA – PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI
(Nghiên cứu trường hợp xã Kênh Giang – Chí Linh – Hải Dương)

Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số: 60 31 06 40

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC

HÀ NỘI - 2017


Cơng trình được hồn thành tại: Học viện Khoa học ã h i
Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Cầm

Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thị Phƣơng Châm

Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Hiền

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp
tại: Học viện Khoa học xã hội 09 giờ 00 ngày 23 tháng 04 năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Khoa học xã hội



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta là một nước nông nghiệp với gần 70% người dân sống
ở vùng nông thôn, phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững có
vai trị đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Ngay từ
khi giành độc lập, vấn đề phát triển nông nghiệp, nông dân, nông
thôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhà nước trong q trình
phát triển kinh tế văn hóa xã hội của quốc gia. Vì vậy, Đảng và Nhà
nước Việt Nam đã tiến hành nhiều chủ trương, chính sách để phát
triển vùng nơng thơn, từ đồng bằng đến miền núi.
Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới được
thực hiện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa nhằm thay
đổi diện mạo nơng thơn đang được diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi cả
nước. Xét ở khía cạnh quy mơ, các chương trình phát triển nơng thơn
được chính phủ thực hiện trong các thập kỉ qua là rất đa diện. Hiện
nay, có lẽ một trong những chương trình phát triển có tính bao trùm
nhất là Chương trình quốc gia Xây dựng nơng thơn mới. Mục tiêu
xây dựng của chương trình là xây dựng mới các cơ sở vật chất, các
thiết chế xã hội như trung tâm văn hóa cấp xã và thơn, bưu điện văn
hóa, hay trạm y tế.v.v.. Để hồn thành mục tiêu đó, các thiết chế phải
được nằm trong quyết định của các bộ, ngành có liên quan.
Chính sách xây dựng nơng thơn mới đang được diễn ra mạnh
mẽ trong phạm vi cả nước nói chung và ở tỉnh Hải Dương nói riêng.
Tại các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh phong trào đang diễn ra một
cách mạnh mẽ ở các đơn vị xã, phường, thị trấn… Riêng tại thị xã
Chí Linh, phong trào Xây dựng nông thôn mới đang diễn ra một cách
đồng bộ và bước đầu đã thu được những kết quả tốt đẹp tại xã, phường
trên địa bàn, người dân phấn khởi chung sức tham gia cùng chính quyền
để thu được kết quả cao. Kênh Giang là một trong 12 xã của thị xã Chí
1



Linh đang thực hiện công cuộc Xây dựng nông thôn mới, người dân ở
các thôn ra sức cùng nhau thực hiện các mục tiêu đề ra để hoàn thành đạt
chi tiêu mà các bộ tiêu chí đặt ra. Nhìn chung, đây là chương trình mục
tiêu quốc gia được áp dụng tại một đơn vị cơ sở đã tác động mạnh mẽ
đến mọi mặt đời sống xã hội ở địa phương này, người dân trực tiếp thụ
hưởng các sản phẩm vật chất và tinh thần chính họ và nhà nước mang lại
trong thời gian qua. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai chương trình
Xây dựng nơng thơn mới ở xã Kênh Giang nói riêng và ở thị xã Chí
Linh nói chung còn gặp phải nhiều vấn đề tồn tại cần được khắc phục để
góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nơi đây.
Đặc biệt là sự thay đổi diện mạo của đời sống văn hóa người dân Kênh
Giang dưới tác động của chương trình Xây dựng nông thôn mới - Những
vấn đề cần bàn luận cụ thể.
Là người con quê hương Kênh Giang, lại hoạt động tại đơn vị
quản lý cấp xã, nên tác giả đã lựa chọn đề tài “Chương trình nơng
thơn mới và vấn đề văn hóa - phát triển ở Việt Nam đương đại
(nghiên cứu trường hợp xã Kênh Giang - Chí Linh - Hải Dương) làm
luận văn tốt nghiệp cao học, chun ngành Văn hóa học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Chương trình Xây dựng nơng thơn mới là chương trình lớn của
quốc gia, nó có tác động đến tồn bộ đời sống của người dân nơng
thơn. Vì vậy, ngay từ khi được triển khai, chương trình Xây dựng
nơng thơn mới đã thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu đề
cập và bàn luận thông qua các công trình, bài viết. Những tập hợp và
thống kê dưới đây của tác giả luận văn cho thấy, đến nay đã có những
tác phẩm viết về chương trình Xây dựng nơng thơn mới ở nước ta.
Trước hết, có thể kể đến nghiên cứu của nhóm các tác giả
thuộc Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên “Thực trạng và giải

pháp xây dựng nông thôn mới tại xã Thanh Lâm, huyện Lục Nam, tỉnh
2


Bắc Giang giai đoạn 2012-2015” hay “Quy hoạch xây dựng nông thôn
mới - những vấn đề đặt ra” của tác giả Đàm Quang Tuấn. Hai cơng trình
nêu lên những vấn đề cấp thiết trong việc xây dựng, hoạch định phát
triển các không gian trên địa bàn nông thôn xã một cách toàn diện đáp
ứng các yêu cầu của Đảng và Chính phủ về xây dựng tam nơng. Nội
dung của cơng tác lập quy hoạch xây dựng NTM liên quan chủ yếu đến
xây dựng, quy hoạch sản xuất và quy hoạch sử dụng đất. Tập trung xây
dựng trên địa bàn nông thơn hợp lý, đúng với chính sách, chủ trương của
Đảng và nhà nước về văn hóa và phát triển của người dân.
Tác giả Nguyễn Minh Tiến với bài viết “Những vấn đề đặt ra
trong xây dựng nông thôn mới ở Hải Dương” viết ngày 17/1//2013.
Bài viết nêu rõ, Hải Dương là một tỉnh có nền nơng nghiệp gần như
thuần túy, gắn liền với đời sống kinh tế của người dân. Việc xây
dựng đời sống người dân nông thôn phải đảm bảo phát huy lợi ích
chương trình với lợi ích của người dân.
Tác giả Nguyễn Thu Hiền với bài viết “Khắc phục yếu kém của hệ
thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở” xuất bản năm 2013 và tác giả
Minh Anh với bài viết “Nhà văn hóa - xây xong cửa đóng then cài” xuất
bản năm 2013. Hai bài viết trên đã nếu ra những tồn tại quanh tiêu chí văn
hóa đối với mức độ sử dụng của người dân. Các tác giả cho rằng, đầu tư
cho văn hóa khơng bao giờ thừa, song để những cơng trình thật sự hiệu
quả thì các cơ quan chức năng cần rà sốt lại hệ thống thiết chế văn hóa cơ
sở để có mơ hình đầu tư thích đáng và điều quan trọng là phải được xây
dựng xuất phát từ nguyện vọng và nhu cầu của người dân, chứ không thể
từ nhu cầu quy hoạch của cơ quan quản lý; phải thực sự đáp ứng nhu cầu
của người dân về sinh hoạt, hưởng thụ văn hóa.

Tác giả Nguyễn Văn Hy với bài viết “Mấy vấn đề về xây dựng
đời sống văn hóa cơ sở hiện nay” xuất bản năm 1985 và tác giả Trần
Độ với bài viết “Văn hóa ở cơ sở và văn hóa ở huyện” xuất bản năm
3


1987. Hai bài viết đều khẳng định, để có một chỉnh thế các vấn đề
văn hóa cần có: Cở sở vật chất; bộ máy tổ chức, cán bộ, hệ thống
biện pháp hoạt động và kinh phí hoạt động của vấn đề đó.
Tác giả Trần Hữu Sơn trong “Xây dựng đời sống văn hóa ở
vùng cao” xuất bản năm 1985 đã đề cập đến vấn đề qui hoạch chợ
không phù hợp với sinh hoạt văn hóa của người dân ở vùng cao, do
đó người dân gặp nhiều khó khăn trong việc mua lẫn việc bán.
Tác giả Đoàn Quang Thiệu với bài viết “Nghiên cứu, xây dựng
các tiêu chí về nơng thơn mới ở tỉnh Bắc Kạn” xuất bản năm 2010.
Tác giả mô tả các hoạt động của địa phương, đặc biệt là chương trình
135 và các chương trình, dự án giảm nghèo đều huy động các nguồn
lực trong Xây dựng nông thơn mới. Tác giả cũng chỉ rõ những khó
khăn thách thức, mục tiêu xây dựng chương trình cho sự phát triển
chung đời sống người dân từng bước được nâng cao, diện mạo nơng
thơn khu vực miền núi có những thay đổi tích cực.
Trong nghiên cứu của Philip Taylor “Những vấn đề của phát triển
nông thôn Việt Nam” xuất bản năm 2012 đã nhận ra rằng, chính sách phát
triển nơng thơn hiện nay khơng thích hợp với tình hình thực tế và nhu cầu
của con người. Khi người dân nông thôn Việt Nam sử dụng tôn giáo, kiến
thức bên cạnh sinh hoạt văn hóa cộng đồng trong đời sống.
Ngồi ra, cịn có các tài liệu tập huấn cho các cán bộ văn hoá
để triển khai thực hiện các mục tiêu về văn hố trong chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới năm 2016 của Bộ Văn
hố Thể thao và Du lịch.

Nhìn chung, phần lớn các nghiên cứu nêu trên đã đề cập đến nội dung
chương trình Xây dựng nơng thơn mới nói chung, tuy nhiên ở một địa
phương như ở xã Kênh Giang, thị xã Chí Linh khi thực hiện phong trào này
chưa có cơng trình bài viết nào đề cập đến trong thời gian qua. Do vậy, tác giả
luận văn đã lựa chọn đối tượng này làm đề tài nghiên cứu tốt nghiệp.
4


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thơng qua nghiên cứu về các tiêu chí và hoạt động của chương
trình NTM ở một xã thuộc thị xã Chí Linh tỉnh Hải Dương, luận văn
hướng tới cung cấp một sự hiểu biết về quan điểm, cách nhìn nhận về văn
hoá cũng như triết lý phát triển của Việt Nam đương đại cũng như tác
động của chương này đối với thực hành văn hoá và xã hội của người dân.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu như vậy, nhiệm vụ nghiên cứu được đặt
ra là đi sâu tìm hiểu các tiêu chí, việc triển khai thực hiện các tiêu chí cũng
như quan điểm của các bên hữu quan về mục tiêu và hoạt động của
chương trình này tại địa bàn nghiên cứu. Luận văn cũng xem xét các tiêu
chí và hoạt động của chương trình đến thực hành văn hóa, xã hội cũng như
quan điểm của người dân về sự thay đổi và phát triển ở địa phương này.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối trượng nghiên cứu của luận văn là nội dung và các hoạt
động của chương trình xây dựng nơng thơn mới tại xã Kênh Giang,
thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Luận văn được nghiên cứu trong phạm
vi địa bàn xã Kênh Giang, Thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Đây là

một xã đặc biệt khó khăn và nằm ở vị trí xa nhất của của thị xã Chí
Linh, là một trong xã đang thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia
xây dựng nơng thơn mới giai đoạn 2010- 2020. Vì vậy, lựa chọn địa
bàn xã kênh Giang để thấy được những thay đổi về văn hóa, kinh tế,
xã hội và sự tác động của chúng tới đời sống người dân nơi đây.
- Phạm vi thời gian: Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu trong
khoảng thời gian từ năm 2010 đến nay. Đây là khoảng thời gian địa phương
5


triển khai xây dựng các tiêu chí xã đạt chuẩn nơng thơn mới với nhiều nội
dung, dự án, cơng trình đầu tư phát triển văn hóa - kinh tế - xã hội.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nguồn tư liệu dùng để trình bày và phân tích trong luận văn cơ
bản sử dụng phương pháp định tính, dựa trên khảo khát thực địa,
quan sát tham gia và phỏng vấn sâu, đồng thời tham khảo, phân tích
nguồn tư liệu thứ cấp.
Phân tích tư liệu thứ cấp trong quá trình thực hiện các văn bản,
kế hoạch, báo cáo của địa phương; các bài viết về hệ thống văn hoá
cơ sở. Đây là những phân tích cung cấp thơng tin về tình hình phát
triển kinh tế - văn hóa - xã hội tại địa phương, thực trạng các vấn đề
văn hóa cơ sở hiện nay. Song các tư liệu thứ cấp chủ yếu nhấn mạnh
các kết quả đạt được, nêu ra các mặt tích cực và hạn chế chưa được
chuyên sâu mà chưa có đề cập đến cách hưởng ứng và tiếp cận của
người dân. Vì vậy, tác giả luận văn đã thực hiện phương pháp phỏng vấn
sâu để tìm hiểu quan điểm và phản ứng của người dân đối với chương
trình nơng thơn mới trong cuộc sống văn hóa người dân địa phương.
Q trình phỏng vấn sâu được thực hiện đối với một số lãnh
đạo địa phương; các cán bộ phụ trách quản lý văn hóa cơ sở nhằm lấy
thơng tin về hoạt động quản lý và sử dụng văn hóa cơ sở, những

thuận lợi, khó khăn và kế hoạch xây dựng văn hố mới trong thời
gian tới. Phỏng vấn sâu còn được tiến hành đối với cán bộ và người
dân, những người trực tiếp sử dụng chịu ảnh hưởng của nền văn hóa
mới. Cuộc phỏng vấn được phân loại thành các nhóm nhỏ hơn với sự
khác nhau về nghề nghiệp, độ tuổi, giới tính và về tơn giáo. Các cuộc
phỏng vấn sâu được hỏi xoay quanh các vấn đề liên quan tới sự tham
gia, quan điểm, nhu cầu của người dân đối với những thay đổi trên
địa bàn sinh sống từ khi chưa có chương trình nơng thơn mới đến khi
chương trình nơng thôn mới diễn ra.
6


Quan sát tham gia được thực hiện cùng với hoạt động của người
dân liên quan sử dụng các vấn đề văn hóa mới, cũ có trên địa bàn.
Trong đó là được quan sát, tham gia lễ hội truyền thống (đền, chùa,
nhà thờ họ); tham gia buổi sinh hoạt nhà văn hóa thơn, đường làng,
ngõ xóm, tham gia quan sát trường học, trạm y tế, để thu thập thông tin
thực tế về sự biến đổi của người dân đối với các vấn đề của chương
trình nơng thơn mới với cuộc sống mới và cũ.
Khi được phỏng vấn sâu nội dung của các cuộc phỏng vấn
thường được tập trung xoay quanh các vấn đề về trải nghiệm của mỗi
cá nhân về suy nghĩ của mình trên mỗi phương diện hoạt động của
chính sách. Phỏng vấn sâu được hỏi bởi các câu hỏi mở, trọng tâm
một vấn đề. Hỏi một đối tượng nhiều câu hỏi khác nhau về vấn đề
liên quan. Trong quá trình tham gia phỏng vấn tơi được sự giúp đỡ
rất nhiều người dân địa phương, chính vì vậy có được nhiều thông tin
phong phú, đa chiều xác thực phục vụ cho nghiên cứu đề tài.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa luận văn
Thông qua nghiên cứu trường hợp chương trình nơng thơn mới ở

một địa bàn cụ thể, luận văn cung cấp một sự hiểu biết mới về triết lý,
định hướng phát triển nông thơn trong xã hội Việt Nam đương đại, từ đó
góp thêm một nghiên cứu trường hợp cho bức tranh nghiên cứu của
ngành nhân học, nghiên cứu văn hóa về chủ đề văn hóa và phát triển.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn là tài liệu tham khảo cho việc xây dựng, hoạch định
các chính sách xây dựng, hoạt động quản lí văn hóa của trung ương
đến địa phương. Đặc biệt là chương trình Xây dựng nơng thơn mới đi
vào đời sống người dân trong văn hóa và phát triển. Bên cạnh đó là
người cơng tác trong khối chính quyền xã, tác giả luận văn có thể tìm
hiểu, đưa ra các giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả việc
7


tham gia của người dân, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ, phát huy
chất lượng đời sống văn hóa cơ sở.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục,
phần nội dung của luận văn bao gồm 03 chương:
Chƣơng 1: Tổng quan về xã Kênh Giang
Chƣơng 2: Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông
thôn mới ở Kênh Giang: Quá trình thực hiện các vấn đề văn hóa
Chƣơng 3: Những vấn đề đặt ra và hiệu quả đạt được thông
qua Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nơng thơn mới ở
Kênh Giang.
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ XÃ KÊNH GIANG
1.1. Lịch sử hình thành và đặc điểm cƣ dân
Xã có lịch sử gắn liền với dịng sơng kinh Thày, đời sống gắn
liền với sông nước, hoạt động kinh tế , sản xuất chính mưu sinh với
sơng nước.Xã Kênh Giang được thành lập năm 1946, tên ban đầu của

xã khi đó là Bình Giang, xã chỉ có một thơn là Nam Giàng. Đến năm
1951 xã được đổi tên là xã Kênh Giang. Hai dòng họ Nguyễn và Trần
đã đặt chân lên mảnh đất này đầu tiên.Khi thành lập xã chie có một
thôn nam Giàng, đến năm 1952 thống nhất tách thôn Nam Giàng
thành hai thôn Đông Giàng và Thượng liệt. Năm 1955 xã có sự phân
chia lại địa giới hành chính đổi tên thôn Đông Giàng là thôn Tân Lập,
thôn Thượng Liệt là thôn Nam Hải.
1.2. Đặc điểm cƣ dân
Xã kênh Giang hiện nay có tổng số nhân khẩu là 910 khẩu 256
hộ.Tập trung sống chủ yếu ở thôn Nam Hải với nghề nghiệp chính là
vận tải thủy, thơn Tân Lập là một cồn đảo, nằm tách rời địa giới hành
chính của xã, người dân sống ít, và chủ yếu là làm nông nghiệp.Do
8


các đặc điểm đó, văn hóa địa phương ln gắn liền với nghề sông
nước và nông nghiệp.
1.3. Hoạt đ ng kinh tế
Ngành nông nghiệp và vận tải thủy là hai ngành nghề truyền
thống hoạt động kinh tế chính của người dân. Ngay nay xã Kênh
Giang đã xây dựng cơ cấu kinh tế ngư nghiệp - nông nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp và thương mại dịch vụ.Người dân làm thêm các nghề,
lái tàu, phụ xây, đóng tàu, đóng gạch, đánh bắt cá, làm công nhân tại
các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn xã. Phục vụ nhu cầu sinh hoạt
của người dân trong xã, trong thơn có nhiều hộ dân mở hàng, mở
quán, kinh doanh dịch vụ bán lẻ hàng hóa, tiêu dùng với qui mô nhỏ,
cho thuê xe dịch vụ, phông bạt cưới hỏi chủ yếu là phục vụ người
dân trong xã mỗi khi nhà có cơng có việc hoặc ai đó đi đâu xa. Họ
tham gia hoạt động kinh tế xây dựng kinh tế gia đình,tham gia các
hoạt động văn hóa của thơn, xã trong đời sống văn hóa của họ.

1.4. Thiết chế văn hóa - ã h i truyền thống
Văn hóa hoạt động truyền thống của xã phải nói đến là Đền,
Chùa và nhà thờ họ. Trong đó, đền và chùa được người dân toàn xã
tham gia, trong khi nhà thờ họ mang thính chất của dịng họ, chủ yếu
là dòng họ nhà thờ tham gia.
Đối với đền: Đền Kênh Giang thờ vị tướng thủy quân vào bậc
nhất thời nhà Trần, danh tướng Yết Kiêu. Với bài vị và hòm sắc của
ngài đền được thành lập năm 1948. Đền trải qua bốn lần tu sửa lần
gần đây nhất là tháng 4 năm 2006, đến tháng 8 năm 2008 thì hồn
thành. tổng cơng trình trị giá 500 triệu qui mơ vừa truyền thống vừa
hiện đại với 3 gian hiền tế, 1 gian hậu cung, 1 bức tiền môn, sân sửa
lễ, nhà bia, bậc thang lên xuống cửa đền, và cổng đền. Cơng trình tu
sủa hiện đại nhưng vẫn giữ được nét cổ kính truyền thống với 3 chữ
9


“Giang sơn tự” ở cổng, bức đại tự sơn son thiếp vàng, ở chính đền có
chữ “Trần triều thượng tưởng’’, có hai câu đối hai bên hiền tế:
“Tử vi thần độ thái cứu dân
Sinh vị tướng phù vua trị quốc”
Đền được tu sủa bằng sự đóng góp, cơng đức của nhân dân địa
phương, và đặc là gia đình cụ Hiệu. Lề hội chính của đền diễn ra vào
ngày 10 tháng giêng âm lịch. Nghi lễ được thực hiện bởi người dân
trong làng, và phần hội được nhân dân hai thôn tham gia với trò chơi
truyền thống là bơi chải. Lễ hội đền khơng chỉ những người dân
trong làng có đền tham gia cịn có sự tham gia của những người
ngồi làng. Những người đi làm ăn, cư trú xa quê hương thì lễ hội
cũng là dịp họ trở về quê hương cúng tiến cơng đức, đóng góp xây
dựng q hương. Đền là nơi thờ vị tướng có cơng chống giặc ngoại
xâm giữ yên bờ cõi đất nước. Đối với người dân xã Kênh Giang ngơi

đền ln có một vị trí vơ cùng quan trọng. Trước kia khi chưa có
UBND xã, thì mỗi khi trong làng có cơng việc quan trọng thì hoạt
động chính trị văn hóa trong làng đều được bàn bạc, hội họp ở nơi
của đền. Đây là nơi diễn ra những hoạt động lớn mang giá trị chính
trị, văn hóa cho cả làng, ngồi những hoạt động chính đền làng như
là một cơ quan hội tụ quyền lực điều hành của cả xã. Mọi công việc
liên quan đến người dân trong làng, hay là việc chính trong xã đều
điễn ra ở Đền làng. Đền làng lúc này mang trong mình vai trị và
chức năng rất lớn đối với đời sống văn hóa tinh thần của người dân,
cũng như nền kinh tế của cả người dân.
Đối với chùa: Là nơi được sử dụng cho các hoạt động tín
ngưỡng và văn hóa xã hội của người dân nơi đây.
Chùa được dựng năm 1958, lúc đó chỉ là một ngơi chùa nhỏ,
hoang sơ, nằm trên địa bàn thôn Nam Hải. Chùa rất thiêng, trong
chùa còn lưu giữ nhiều hiện vật của phật có bộ cửu long 5 dây, đồ thờ
10


cổ. Chùa Kênh Giang có 3 gian gian hữu thờ Đức ông, gian tả thờ
Đức thánh Hiền, vọng cung thờ Phật gồm có: Tượng Tam Thế, Di
Đà, bộ Cửu Long 5 dây. Trong khơng gian chùa cịn có ban thờ mẫu:
Thờ Mẫu Sơn Trang, Mẫu Địa và Mẫu Thoải. Chùa còn tổ chức lễ
vào các ngày lễ trong năm: Lễ đầu năm (1/1),lễ rằm tháng riêng
(15/1),lễ Phật đản (15/4),tết Đoan ngọ (5/5),lễ cầu siêu (15/7),lễ tất
niên (30/12). Chùa, đền của xã Kênh Giang đều do dân làng tự quản
lí, họ bầu ra một vị có uy tín trơng nom. Trong đó các nghi thức, nghi
lễ và lễ hội làng diễn ra mang tính linh, thiêng kèm theo. Tính “ linh,
thiêng” của các thiết chế văn hóa truyền thống được tạo ra nhờ
“nguồn gốc tâm linh” các đối tượng được tôn vinh trong các nghi
thức, tế tự.Vào ngày lễ hội cính người dân xã Kênh Giang tổ chức lề

hội, với phần lễ tơn nghiêm, phần hội vơi những trị chơi dân gian
gắn bó với đời sống người dân.
Đối với nhà thờ họ: Trên địa bàn xã hiện nay có khoảng hơn
20 dịng họ, trong đó có 2 dịng họ xây dựng nhà nhà thờ khang trang
và quy mơ. Đó là dịng họ Đào và dịng họ Vũ mỗi dịng họ có những
“tộc ước” riêng ghi chép cẩn thận, rõ ràng, chi tiết, bản sắc gia
phong, truyền thống dòng họ, cấu trúc tổ chức họ, trưởng họ các đời,
các chi và quản lí tài chính. Việc xây dựng nhà thờ Họ thể hiện được
tình cảm thân thiết trong họ, sự tập trung, tình cảm của mỗi cá nhân
trong dịng họ với nhau iềm vinh dự, tự hào lớn, niềm mơ ước, khát
khao và oai phong của dịng họ mình. Ngồi ý nghĩa tâm linh cội nguồn
tiên tổ, mối quan hệ xã hội giữa các hình thức tơn giáo, các quan hệ xã
hội giữa người dân sống với nhau quan hệ tình cảm xóm, làng, quan hệ
họ hàng, với nhau thơng qua việc cầu cúng các bậc thân linh. Nhà thờ
dòng họ ngày nay ln thể hiện được tình cảm thân thiết trong họ, sự tập
trung, tình cảm của mỗi cá nhân trong dòng họ với nhau.
11


Đời sống người dân: khái quát về cuộc sống người dân xã
Kênh Giang, trong tổng thể đời sống kinh tế, xã hôi, việc đi lại của
người dân gắn với đời sống kinh tế. trước khi lên bờ, chủ yếu đi lại
bằng thuyền, chèo bằng tay, thuyền mủng được làm lan tre đổ nhựa
đường, sau thì có thuyền xi măng, thuyền làm bằng sắt. Thuyền lan
có gắn mái chèo để chèo, sau hiện đại hơn là thuyền xi măng , thuyền
sắt được gắn máy nổ nhỏ, lớn để chạy. Họ dùng thuyền để đi đến nơi
mà họ muốn đến việc đi lại trên bờ rất ít. Ngày nay khi xã hội phát
triển trong xã có đường làng to, đẹp hơn, người dân chủ yếu làm nhà
sản xuất trên bờ nên việc đi thuyền chủ yếu là làm ăn. Họ đi lại trên
đường bộ bằng xe máy, ô tô, xe đap… Nghề nghiệp mưu sinh chính

của người dân chủ yếu là nghề đánh cá, quay đáy, bát rươi, tôm. Khi
lên bờ ổn định “an cư lạc nghiệp” họ bắt đầu cuộc sống mới ổn định,
hòa nhập cuộc sống trên bờ giao lưu văn hóa vùng lân cận. Phát triển
văn hóa lịch sử con người địa phương, trao dồi kiến thức, tư tưởng
trong sự phát triển văn hóa đương đại.
Tiểu kết chƣơng 1
Trên những phương diện về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên,
đặc điểm kinh tế và các thiết chế văn hóa truyền thống đã có được
một khơng gian văn hóa, thiết chế văn hóa điển hình của vùng đất
Kênh Giang ngày nay. Các sản phẩm văn hóa khơng phải chỉ là nhận
thức của con người mà còn là sản phẩm tinh hoa, đời sống tâm linh
tạo nên cho con người có sức mạnh tinh thần cộng đồng, gắn kết chặt
chẽ. Với những thiết chế văn hóa đó, đời sống sẽ là cơ sở để cho ta
nhận xét về sự biến đổi đời sống người dân ở vùng nông thôn khi các
thiết chế văn hóa mới được hình thành.

12


CHƢƠNG 2: CHƢƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY
DỰNG NƠNG THƠN MỚI Ở KÊNH GIANG: Q TRÌNH
THỰC HIỆN CÁC VẤN ĐỀ VĂN HĨA
2.1. Vài nét về chƣơng trình Mục tiêu Quốc gia ây dựng
Nông thôn mới
Xã Kênh Giang, từ năm 2010 thực hiện chương trình Nơng
thơn mới của thị xã Chí Linh, đã phát động phong trào “xây dựng
nơng thơn mới” theo Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 14/6/2010 của
thủ tướng chính phủ. Từ khi triển khai xây dựng nông thôn mới, các
nội dung xây dựng nếp sống mới được lồng ghép trong hương ước
thơn xóm và tun truyền trên hệ thống loa phát thanh của xã. Trong

việc thực hiện các tiêu chí nơng thơn mới, đời sống của người dân đã
có sự thay đổi, tâm lí tinh thần, đời sống được hình thành trong việc
thực hiện nơng thơn mới. Quan sát những biến đổi nông thôn mới
xuất hiện trên địa bàn để thấy được rằng đời sồng con người được
thay đổi như thế nào khi nông thôn mới đi vào đời sơng người dân.
2.2. Chƣơng trình Mục tiêu Quốc gia ây dựng Nơng thơn
mới đƣợc thực hiện ở Kênh Giang, Chí Linh
Nằm trong xu thế chung của cả nước, Thị xã Chí Linh bắt đầu
thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới từ
năm 2010 thực hiện trên 11 xã nông thôn thuộc địa bàn thị xã, với
nguồn kinh phí lên đến hàng chục tỷ đồng (theo dự kiến để hồn
thiện các tiêu chí xã Kênh Giang cần đến hơn mười hai tỷ đồng).
Thị xã Chí Linh phấn đấu đến năm 2020, 11 xã đạt chuẩn nông
thôn mới. Để thực hiện Chí Linh tập trung tổ chức tuyên truyền về
nội dung chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tới các cấp,
các ngành và toàn thể nhân dân. Chí Linh tập trung chỉ đạo thành lập
ban chỉ đạo xây dựng NTM các cấp, tổ chức tuyên truyền về nội
dung chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tới các cấp làm
13


cơng tác xây dựng NTM qua đó khảo sát, đánh giá thực trạng nông thôn
của 12 xã trên địa bàn theo bộ tiêu chí quốc gia về NTM. Thị xã chỉ đạo
các phịng, ban ngành, đồn thể và các xã cần tập trung thực hiện một số
nội dung về qui hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản
xuất nơng nghiệp hàng hóa, cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch
vụ; qui hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ mơi
trường; hồn thiện hệ thống các cơng trình phúc lợi công cộng .
Đối với xã Kênh Giang, từ năm 2010 thực hiện chương trình
Nơng thơn mới của thị xã Chí Linh, xã Kênh Giang đã phát động

phong trào “xây dựng nông thôn mới” theo Quyết định 491/QĐ-TTg
ngày 14/6/2010 của thủ tướng chính phủ. Ba trọng tâm chính là văn
hóa, kinh tế, xã hội từ khi triển khai xây dựng nông thôn mới, các nội
dung xây dựng nếp sống mới được lồng ghép trong hương ước thơn
xóm và tun truyền trên hệ thống loa phát thanh của xã.
2.2.1 Thiết chế văn hóa
Năm 2015 xã đã hồn thành tiêu chí có hội trường sinh hoạt
văn hóa nằm trong khn viên UBND xã. Xây dựng dựa trên nguồn
vốn ngân sách từ trên xuống là chính tổng cơng trình xây dựng là 1tỷ
200 triệu đồng. Được xây dựng trên nền đất được quy hoạch trong
khuôn viên UBND xã nên việc quy hoạch đất diễn ra thuận lợi. Hồn
thành tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa khơng những góp phần thay đổi
diện mạo nơng thơn, mà cịn là điều kiện để tổ chức hoạt động văn
hóa theo định hướng của địa phương. Thu hút người dân tham gia
vào các hoạt động văn hóa tích cực của địa phương, qua đó góp phần
thay đổi đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, tiến bộ, đảm bảo cho
sự phát triển hài hòa, bền vững của địa phương.

14


2.2.2.Cơ sở hạ tầng
- Giao thông
Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tơng
hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT. Năm 2013 xã đã sửa
chữa đường, bờ kè vào nghĩa trang nhân dân với kinh phí 10.000.000
đồng trích từ ngân sách địa phương. Đối với con đường của làng
Nam Hải được thực hiện bê tơng hóa giao thơng nơng thơn năm 2011
– 2015 xã đã triển khai nâng cấp làm mới đường trục thôn Nam Hải
dài 3km, ngân sách do tỉnh cấp số tiền là: 1.695.000.000 đồng.

Đường ngõ xóm sạch và khơng lầy lội vào mùa mưa là cơ sở hạ tầng
đầu tiên mà người dân tham gia hưởng ứng tán thành 100%.
- Điện
Trong hạ tầng kinh tế xã hội nhóm 2 của quyết định 491/QĐTTg đối với tiêu chí điện thì điện lưới đảm bảo yêu cầu kĩ thuật của
ngành điện. Xã Kênh Giang ngày nay các hộ đã 100% dùng điện lưới
quốc gia. Trước đó người dân dùng đèn dầu, đèn măng xơng, đèn pin,
bình ắc qui để tích điện. Chỉ một số nhà có điều kiện mua máy phát
điện về dùng và sử dụng các thiết bị điện, những hộ này chiếm tỉ lệ
rất ít trong xã. Khi có điện lưới về xã, điều lợi đầu tiên mang đến cho
người dân là ánh sáng. Từ đó người dân mua ti vi màu, bộ loa đài âm
li… Từ những thay đổi trong sinh hoạt, đời sống văn hóa của người
dân được nâng lên. Nhờ có ti vi, tin tức được người dân biết đến
nhanh chóng qua thơng tin thời sự.
- Trƣờng:
Thực hiện tiêu chí 5 trường học, xã có 2 trường học cho 2 cấp
học được xây dựng tại trung tâm xã, gồm trường tiểu học và trường
mầm non phấn đấu đến năm 2018 đạt chuẩn đang trong quá trình xây
dựng đạt chuẩn.
15


- Chợ nơng thơn:
Xã Kênh Giang nay chưa có chợ nơng thơn, chợ nơng thơn
đang là tiêu chí để chính quyền địa phương, các cấp lãnh đạo, và
người dân, phấn đấu tham gia thực hiện đẩy mạnh hoàn thành tiêu chí
2.2.3. Phát triển kinh tế
* Đất nơng nghiệp
* Tổ chức sản xuất
2.2.4. Gia đình văn hóa
Xã Kênh Giang xây dựng gia đình văn hóa, trên các tiêu chí:

sống gương mẫu, tích cực tham gia phong trào địa phương. Giữ gìn
an ninh trật tự, mơi trường vệ sinh mơi trường có nếp sống văn hóa
nơi cơng cộng có ý bảo vệ di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan của địa
phương; tích cực tham gia các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa.
Vợ chồng bình đẳng, thương u giúp đỡ nhau tiến bộ; khơng có bạo
lực gia đình dưới mọi hình thức; thực hiện bình đẳng giới, vợ chồng
thực hiện sinh con đúng quy định, cùng có trách nhiệm ni con
khỏe, dạy con ngoan; gia đình nề nếp; ơng bà, cha mẹ gương mẫu;
con cháu thảo hiền; giữ gìn các giá trị văn hóa gia đình truyền thống,
tiếp thu có chọn lọc các giá trị văn hóa mới về gia đình;. Vì thế trên
địa bàn xã Kênh Giang có 50 gia đình được tặng danh hiệu “gia đình
văn hóa” là những gia đình có nề nếp sống gương mẫu, quan hệ gia
đình lành mạnh.
2.2.5. Y tế
Xã Kênh Giang có một trung tâm y tế đạt chuẩn quốc gia năm
2013, có đội ngũ cán bộ có trình độ chun mơn nghiệp vụ làm việc
trong ngành y tế. Cán bộ y bác sỹ tại trạm là: 4 nhân viên (trong đó
có 2 bác sỹ), cán bộ y tá thơn (có 02 y tá). Có phịng khám, phịng
họp, phịng cho bệnh nhân nằm nghỉ. Khám định kì, phát thuốc cho
16


người dân, thực hiện tiêm chủng hàng tháng, uống vitaminA cho các
em nhỏ đầy đủ. Tổ chức tiêm phòng và tiêm chủng đạt 100%.
Năm 2011, Trạm y tế xã sủa chữa trên kinh phí của tỉnh mức
chi phí 500.000.000 đồng, năm 2014 sửa với tổng chi phí 40 triệu
đồng từ tiền tài trợ, thực hiện hồn thành tiêu chí mức kinh phí là 540
triệu đồng. Bên cạnh đó hàng năm trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất
kỹ thuật được đầu tư nâng cấp, UBND xã có chi cho trung tâm y tế
xã kinh phí để hỗ trợ cho người dân như thăm khám bệnh ngày 27/7

cho các đối tượng là thương binh liệt sỹ, người có cơng với cách
mạng. Tạo cho người dân có thói quen định kì khám chữa bênh định
kì, có bệnh là ra trung tâm y tế xã mua thuốc, biết chăm sóc sức khỏe.
Như vậy việc tham gia, sử dụng các cơng trình văn hóa mới của
người dân đang từng bước được nâng cao, nhu cầu cuộc sống đang
đươc thực hiện ngay chính trên địa bàn mình sinh sống, kinh tế văn
hóa xã hội từng bước đi lên theo xu hướng mới của xã hội.

17


Chƣơng 3
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƢỢC
THƠNG QUA CHƢƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI Ở KÊNH GIANG
3.1. Chƣơng trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng nông thôn
mới và triết lý phát triển nông thôn ở nƣớc ta hiện nay
Trước hết, chúng ta cũng cần phải thấy được rằng, nông thôn
vốn được coi là khởi nguồn, gốc rễ của văn hoá Việt Nam từ bao đời
nay, điều này được thể hiện thông qua q trình lịch sử của dân tộc.
Đó là nơi hình thành sớm các làng q có nhiều dịng họ sinh tụ và
phát triển, so với đơ thị thì vùng nơng thơn được coi là nguồn gốc để
hình thành các vùng trung tâm đô thị. Mặt khác do sự phát triển của
xã hội, các khu vực phát triển ở vùng nông thơn đã dần hình thành và
tập trung nhiều hoạt động, trong đó có hoạt động kinh tế, thương
mại... Song trên thực tế, ở xã hội hiện đại thì nơng thơn lại bị coi là
nơi “lạc hậu”, “kém phát triển” và vì vậy, nhà nước và người dân
sống ở khu vực nơng thơn cần phải thay đổi một cách tồn diện. Bởi
nông dân sống ở vùng nông thôn hiện nay không cịn thuần túy như
xã hội nơng thơn truyền thống trước đây, mọi vấn đề kinh tế, xã hội

đan xen đã tạo ra nhiều mối quan hệ khác nhau.
3.2. Sự thay đổi quan niệm, thực hành văn hóa, kinh tế, ã
h i ở Kênh Giang thơng qua chƣơng trình Mục tiêu Quốc gia xây
dựng Nông thôn mới
Kênh Giang là một xã khó khăn của Thị xã Chí Linh, để thực hiện
được chương trình Mục tiêu Quốc Gia Xây dựng nơng thơn mới, xã đã
nhận được nhiều sự quan tâm, ủng hộ của cấp ủy, chính quyền và người dân
địa phương. Nguồn vốn kinh phí xây dựng xã được phân bổ từ trên xuống
18


hàng năm, một phần nhỏ là các nguồn vốn xã hội hóa và sự đóng góp, ủng
hộ của người dân địa phương.
Những năm vừa qua, ngoài việc triển khai các nội dung của
chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng nơng thơn mới thì cơng tác
xây dựng các vấn đề văn hóa được quan tâm, triển khai, đầu tư xây
dựng. Thực tế khảo sát cho thấy, khi thực hiện chương trình Mục tiêu
Quốc gia Xây dựng nơng thơn mới đã làm thay đổi cuộc sống, thực hành
văn hóa của người dân Kênh Giang.
3.2.1. Sự thay đổi kinh tế, văn hóa - xã hội của cộng đồng cư
dân xã Kênh Giang
Người dân xã Kênh Giang xuất phát điểm từ kinh tế nông
nghiệp và ngư nghiệp, chủ yếu trồng lúa và đánh bắt cá tơm trên
sơng. Với những chính sách trong chương trình Mục tiêu Quốc Gia
Xây dựng nơng thơn mới đã ít nhiều làm thay đổi đời sống kinh tế xã
hội của người dân nơi đây.
Những thay đổi về mặt xã hội, các gia đình nơng nghiệp đang
trải qua những biến đổi do những nhân tố bên ngoài. Về kinh tế trước
kia người nông dân cố gắng kinh tế tự cung tự cấp cho cả gia đình thì
bây giờ mục tiêu đó là thu được lợi nhuận kinh doanh. Do xã hội hiện

đại luôn biến đổi không ngừng, vào xã hội nông thôn hướng tới
những khuôn mẫu xã hội mới hơn xã hội chung vốn có. Nhà nước và
chính quyền địa phương đã thực hiện chính sách cởi mở, huy động
đất nông nghiệp phục vụ xây dựng đường giao thông, nhà văn hóa,
trạm y tế, trường học. Tính từ năm 2010 đến 2014 ngành nông
nghiệp chiếm tỷ lệ lao động 65% với các nghành khác, đến năm 2016
theo kết quả điều tra văn phòng UBND xã Kênh Giang cho biết: số
người làm lao động nơng nghiệp chỉ cịn 45%; các ngành nghề chiếm
tỷ lệ lao động khác như dịch vụ tăng 3%; công nghiệp tăng 4% so với
những năm 2014. Do đó, sự dư thừa lao động từ nơng nghiệp đã thúc
19


đẩy bộ phận khá lớn lao động đi kiếm việc làm tại các đô thị, các khu
công nghiệp lớn, thành phần kinh tế thay đổi, xuất hiện xu hướng di
dân sang các khu vực hành chính khác, mơi trường sống và sinh hoạt
cũng thay đổi theo thời gian và chủ yếu là tập trung vào các buổi tối,
cuối tuần và các ngày lễ tết… Do vậy, số lượng người dân tham gia
sử dụng các hoạt động khác trên địa bàn có biến động.
Trong q trình phát triển ổn định và thực hiện Chương trình
Mục tiêu Quốc gia xây dựng nơng thôn mới ở địa phương này đã
xuất hiện một số vấn đề đặt ra đối với việc phát triển nông thôn bền
vững cho người dân hiện nay.
3.2.2. Sự thay đổi quan điểm, lối sống, ứng xử của người dân
Trong truyền thống và hiện đại, người dân luôn coi trọng đất
đai, ruộng vườn, đối với họ mỗi tấc đất là một tấc vàng. Chính vì vậy,
khi xây dựng hệ thống giao thơng theo chương trình nơng thơn mới,
tưởng chừng như việc vận động người dân trong xã hiến đất làm
đường tưởng chừng khó khăn thì lại rất dễ dàng. Người dân tham gia
đóng góp theo đúng chủ trương chỉ đạo, kế hoạch của cơ quan chính

quyền, của địa phương. Để nắn con đường theo đúng kiến trúc quy
hoạch nhiều hộ dân trong xã đã hiến đất, chặt cây, xây lùi lại cổng
nhà mình. Sau khi họp thơn được giải tỏa những thắc mắc, bồi
thường, nói chung người dân trong xã khơng tính tốn thiệt hơn mà
hăng hái tham gia làm đường thôn, xã. Theo Chủ tịch UBND xã
Kênh Giang cho rằng:
3.2.3. Sự thay đổi trong thực hành văn hóa của người dân xã
Kênh Giang hiện nay
* Thay đổi không gian sinh hoạt văn hố
Việc xây dựng nhà văn hóa phần nào đã đáp ứng nhu cầu,
mong muốn được học tập, trao đổi, hưởng thụ, gìn giữ văn hóa, luyện
tập thể dục thể thao của các tầng lớp nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi
20


để người dân xã Kênh Giang thường xuyên đến sinh hoạt, trao đổi
thơng tin, rèn luyện thân thể để có sức khỏe làm việc, lao động và đặc
biệt là thắt chặt tinh thần đoàn kết của nhân dân trong xã, tăng cường
khối đoàn kết cộng đồng.
* Sự thay đổi về hình thành hoạt động vui chơi, giải trí
Khi được đầu tư về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng hiện đại hơn
về mọi mặt thì người dân Kênh Giang dễ dàng được tiếp cận với
những loại hình giải trí văn minh, hiện đại hơn trước. Hiện nay, trên
địa bàn xã đã có nhiều quán kinh doanh karaoke, internet, game
online phục vụ cho nhu cầu của người dân, thanh niên trong xã vào
dịp lễ tết, ngày nghỉ trong năm. Tuy nhiên, việc mở rộng kinh doanh
của loại hình vui chơi, giải trí này cũng cần được nghiên cứu và quản
lý tốt cho phù hợp với điều kiện của địa phương.
* Sự thay đổi trong việc thực hành phong tục tập quán, tín
ngưỡng, lễ hội

Trên thực tế, việc thực hiện tổ chức ma chay hoặc cưới xin
theo nếp sống mới đã có nhiều thay đổi lớn lao. Hình thức tổ chức
đám cưới có thể tiết kiệm được kinh phí do địa phương đang thực
hiện đó là tổ chức cưới tập thể, tổ chức tiệc ngọt, hoặc chỉ tổ chức ăn
uống liên hoan trong họ hàng nội ngoại thân tộc, tránh mở rộng việc
ăn uống dẫn đến tiêu tiền một cách lãng phí, mang nợ nần, thiệt hại
kinh tế gia đình và tạo ra vấn nạn xã hội.

21


Tiểu kết chƣơng 3
Trong chương này, luận văn xem xét sự phát triển của nơng thơn
khi chương trình Mục tiêu Quốc Gia Xây dựng nông thôn mới diễn ra
ở các địa phương nói chung và trên địa bàn của xã Kênh Giang nói riêng,
bằng các chính sách phát triển và hoạch định của Đảng và nhà nước, các
văn bản chỉ đạo, của chương trình Mục tiêu Quốc Gia Xây dựng nông
thôn mới diễn ra trên địa bàn xã Kênh Giang. Sự kết hợp giữa truyền
thống và hiện đại để chính quyền địa phương cùng với người dân hướng
tới việc điều chỉnh các hoạt động thực tiễn cho phù hợp với đời sống văn
hóa, kinh tế, chính trị của địa phương.
Chương trình Mục tiêu Quốc Gia Xây dựng nơng thơn mới đã
tạo ra sự biến đổi về thực hành văn hóa, kinh tế và xã hội tại địa bàn
nghiên cứu. Ở từng lĩnh vực nêu trên đều đang diễn ra quá trình biến đổi
cả về nội dung lẫn hình thức biểu hiện, đặc biệt là sự thay đổi về diễn mạo
làng quê, cảnh quan không gian, giao thông, nhà ở... Trong lĩnh vực kinh
tế nơng nghiệp, sau chương trình Mục tiêu Quốc Gia Xây dựng nơng
thơn mới, nơng nghiệp đã có sự chuyển mình theo hai xu thế khác nhau,
đó là đa dạng hóa các sản phẩm ni, trồng và việc người dân bỏ đồng
ruộng, di dân chuyển nghề. Trong lĩnh vực văn hóa, xã hội có sự thay đổi

về mơi trường sinh hoạt văn hóa từ khơng gian các di tích sang khơng gian
nhà văn hóa - Một sản phẩm của chương trình Mục tiêu Quốc Gia Xây
dựng nơng thơn mới. Mặt khác, sự biến đổi cịn nhận thấy thơng qua các
hoạt động tín ngưỡng, phong tục và lễ hội được công đồng cư dân thực
hành trong thời gian gần đây… Nhìn chung, sự thay đổi này đã đem lại
những kết quả đáng ghi nhận, song để lại những tồn tại cần khắc phục để
chuyển hóa khu vực nơng thơn được phát triển bền vững trong tương lai.

22


KẾT LUẬN
Kênh Giang với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, đặc điểm
kinh tế và các thiết chế văn hóa truyền thống đã có được một khơng
gian văn hóa, thiết chế văn hóa điển hình. Trong đó phải đề cập đến
các loại di tích lịch sử văn hóa như: Đền, chùa, nhà thờ họ… tạo nên
một hệ thống di sản văn hóa vật thể phong phú và đa dạng, đi sâu vào
đời sống người dân nơi đây. Là cơ sở văn hóa tín ngưỡng khơng thể
tách rời trong nhận thức đời sống con người, chúng thể hiện niềm tin,
sức mạnh tinh thần, đời sống tâm linh về cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Các sản phẩm văn hóa khơng phải chỉ là nhận thức của con người mà
còn là sản phẩm tinh hoa, đời sống tâm linh tạo nên cho con người có
sức mạnh tinh thần cộng đồng, gắn kết chặt chẽ. Văn hóa vật chất và
tinh thần đã gắn liền với đời sống sinh hoạt con người, mang đến cho
họ một thiết chế văn hóa với bản sắc riêng của vùng đất nông thôn
mang đặc trưng sông nước. Với những thiết chế văn hóa đó, chính là
cơ sở để đưa nhận xét về sự biến đổi về đời sống người dân nơi đây
khi các thiết chế văn hóa mới được hình thành đan xen với các cơng
trình mang tính truyền thống của địa phương.
Căn cứ vào các chính sách của Nhà nước, cụ thể là chương

trình Xây dựng nơng thôn mới với việc xây dựng và phát triển hệ
thống văn hóa cấp cơ sở. Qua đó cho thấy mục tiêu của Đảng và Nhà
nước hướng tới việc xây dựng nền văn hóa truyền thống phát triển
trong xã hội đương đại, mang hơi thở mới mới, trong đó đời sống văn
hóa, cở sở hạ tầng, kinh tế xã hội là trọng tâm hàng đầu của mục tiêu
phát triển. Luận văn đi sâu vào tìm hiểu những vấn đề trọng tâm
trong xã hội ở Kênh Giang như: Điện, đường, trường, nhà văn hóa,
trạm y tế, chợ nơng thơn, đất nơng nghiệp, gia đình văn hóa… để
thấy được sự thích ứng của người dân đối với các tiêu chí văn hóa
của thời đại mới.
23


×