Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 4 5 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
---------

NINH THỊ THÚY NGA

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VỐN TỪ
CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI THÔNG QUA
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục Mầm non)
Mã số

: 60.14.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. LÃ THỊ BẮC LÝ

HÀ NỘI - NĂM 2017


LỜI CẢM ƠN
Bằng tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn
cô giáo PGS.TS. Lã Thị Bắc Lý đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo khoa giáo dục Mầm
Non – Trường Đại học sư phạm Hà Nội đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
khoa học.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng sau Đại học, Trung


tâm thư viện – Trường Đại học sư phạm Hà Nội; ban giám hiệu, giáo viên và
các cháu Trường Mẫu giáo Hoa Sen và Trường Mẫu giáo Hướng Dương,
Trường Mầm non Hoa Phượng và các nghệ nhân của làng nghề Lò Chén
Phường Tương Bình Hiệp – TP.Thủ Dầu Một – Tỉnh Bình Dương đã nhiệt
tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi để tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp và đặc biệt là những
người thân trong gia đình đã luôn động viên giúp đỡ tôi trong quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 6 năm 2017

Ninh Thị Thúy Nga


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 1
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ....................................................... 2
4. Giả thuyết khoa học ................................................................................ 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................... 2
6. Giới hạn nghiên cứu ................................................................................ 2
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 3
8. Đóng góp mới của luận văn .................................................................... 4
9. Cấu trúc của luận văn ............................................................................. 4
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN VỐN TỪ
CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM .... 5
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................... 5
1.2. Vốn từ và sự phát triển vốn từ của trẻ 4 – 5 tuổi ............................ 20

1.2.1. Khái niệm vốn từ và sự phát triển vốn từ của trẻ: ......................... 20
1.2.2. Đặc điểm phát triển vốn từ của trẻ 4 – 5 tuổi ................................ 23
1.2.3. Nhiệm vụ, nội dung phát triển vốn từ cho trẻ 4 – 5 tuổi ............... 26
1.2.4. Phương pháp và hình thức phát triển vốn từ cho trẻ 4 – 5 tuổi ..... 30
1.3. Hoạt động trải nghiệm với việc phát triển vốn từ cho trẻ 4 - 5 tuổi
..................................................................................................................... 33
1.3.1. Khái niệm “Hoạt động trải nghiệm” .............................................. 33
1.3.2. Đặc điểm của học tập dựa vào trải nghiệm .................................... 35
1.3.3. Ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm đối với việc phát triển vốn từ
cho trẻ 4 – 5 tuổi ...................................................................................... 40
1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc phát triển vốn từ cho trẻ 4 – 5 tuổi
thông qua hoạt động trải nghiệm ............................................................. 40
1.4.1. Đặc điểm sinh lý của trẻ 4 – 5 tuổi ................................................ 41
1.4.2. Đặc điểm tâm lý của trẻ 4 – 5 tuổi................................................. 44


1.4.3. Cơ sở giáo dục học ........................................................................ 46
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ 4- 5
TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM .............................. 52
2.1. Khái quát địa bàn điều tra ................................................................ 52
2.2. Mục đích điều tra................................................................................ 52
2.3. Đối tƣợng và phạm vi điều tra .......................................................... 52
2.4. Thời gian điều tra ............................................................................... 53
2.5. Nội dung và phƣơng pháp điều tra ................................................... 53
2.6. Kết quả điều tra .................................................................................. 54
2.6.1. Thực trạng trình độ đào tạo, thâm niên công tác và số năm dạy lớp
mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi của các GV điều tra .......................................... 54
2.6.2. Thực trạng nội dung chương trình giáo dục mầm non hiện nay ... 55
2.6.3. Thực trạng việc tổ chức hoạt động nhằm phát triển vốn từ cho
trẻ ở trường mầm non.............................................................................. 56

2.6.4. Thực trạng nhận thức của GV về việc phát triển vốn từ cho trẻ 4 –
5 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm ................................................... 58
2.6.5. Thực trạng mức độ phát triển vốn từ của trẻ 4 – 5 tuổi thông qua
hoạt động trải nghiệm .............................................................................. 66
Tiểu kết chƣơng 2 ......................................................................................... 73
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ
4 – 5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ THỰC
NGHIỆM ........................................................................................................ 74
3.1. Đề xuất một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 4 – 5 tuổi thông
qua hoạt động trải nghiệm ........................................................................ 74
3.1.1. Khái niệm “Biện pháp”.................................................................. 74
3.1.2. Khái niệm “Biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ thông qua hoạt
động trải nghiệm” .................................................................................... 74
3.1.3. Nguyên tắc xây dựng biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 4 – 5 tuổi
thông qua hoạt động trải nghiệm ............................................................. 75


3.1.4. Các biện pháp đề xuất .................................................................... 76
3.2. Thực nghiệm một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 4 – 5 tuổi
thông qua hoạt động trải nghiệm ............................................................. 82
3.2.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................... 83
3.2.2. Đối tượng và thời gian thực nghiệm.............................................. 83
3.2.3. Nội dung thực nghiệm ................................................................... 84
3.2.4. Tiến hành thực nghiệm .................................................................. 84
3.2.5. Kết quả thực nghiệm...................................................................... 86
Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 101
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 102
1. Kết luận chung ....................................................................................... 102
2. Kiến nghị ............................................................................................... 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 105



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
PTVT:

Phát triển vốn từ

HĐTN:

Hoạt động trải nghiệm

TN:

Trải nghiệm

GVMN:

Giáo viên mầm non

CBQL:

Cán bộ quản lý

GV:

Giáo viên

MN:

Mầm non


TB:

Trung bình

TC:

Tiêu chí

TN:

Thực nghiệm

ĐC:

Đối chứng

TTN:

Trước thực nghiệm

STN:

Sau thực nghiệm


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Mô hình học tập trải nghiệm của Dewey ......................................... 6
Hình 1.2. Mô hình học tập trải nghiệm của Lewin .......................................... 7
Hình 1.4: Mô hình học tập trải nghiệm của Kolb ............................................ 7



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thông tin về đối tượng điều tra – GVMN ..................................... 54
Bảng 2.2: Quan điểm của GVMN về hoạt động TN....................................... 57
Bảng 2.3: Các hoạt động ở trường MN có thể tổ chức cho trẻ 4-5 tuổi phát
triển vốn từ ..................................................................................................... 58
Bàng 2.4: Mức độ thường xuyên phát triển vốn từ cho trẻ 4- 5 tuổi thông qua
hoạt động trải nghiệm ..................................................................................... 59
Bảng 2.5: Ý kiến GV về mục đích sử dụng hoạt động trải nghiệm ............... 60
Bảng 2.6: Ý kiến của GV về vai trò của hoạt động trải nghiệm nhằm phát
triển vốn từ cho trẻ 4 – 5 tuổi ......................................................................... 61
Bảng 2.7: Mức độ sử dụng các biện pháp nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 4-5
tuổi thông qua hoạt động TN ......................................................................... 62
Bảng 2.8: Lựa chọn của GV về các chủ đề trải nghiệm nhằm phát triển vốn từ
cho trẻ 4 – 5 tuổi.............................................................................................. 63
Bảng 2.9: Những khó khăn thường gặp của GV khi phát triển vốn từ cho trẻ
4- 5 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm ..................................................... 64
Bảng 2.10: Tổng hợp và đánh giá chung về mức độ phát triển vốn từ cho trẻ
mẫu giáo 4 – 5 tuổi ở hai trường MN ............................................................ 69
Bảng 3.1: Kết quả khảo sát tiêu chí đánh giá mức độ phát triển vốn từ của
NTN và NĐC trước thực nghiệm ................................................................... 88
Bảng 3.2: Kết quả mức độ phát triển vốn từ của NĐC và NTN sau TN ....... 90
Bảng 3.3: So sánh mức độ phát triển vốn từ của trẻ NĐC trước TN và sau TN
trước và sau TN .............................................................................................. 93
Bảng 3.4: So sánh mức độ phát triển vốn từ của trẻ NTN trước TN và sau TN
trước và sau TN .............................................................................................. 95
Bảng 3.5: So sánh mức độ phát triển vốn từ của trẻ NĐC trước TN và sau
TN ............................................................................................................................ 97
Bảng 3.6: So sánh mức độ phát triển vốn từ của trẻ NTN trước TN và sau

TN .......................................................................................................................... 100


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Các hoạt động ở trường MN có thể tổ chức cho trẻ 4-5 tuổi .... 59
Biểu đồ 3.1: Kết quả phân loại về mức độ phát triển vốn từ của trẻ NĐC và
NTN trước thực nghiệm ................................................................................. 89
Biểu đồ 3.2: Kết quả phân loại về mức độ phát triển vốn từ của trẻ NĐC và
NTN sauc thực nghiệm .................................................................................. 91
Biểu đồ 3.3: Kết quả xếp loại mức độ phát triển vốn từ của trẻ NĐC trước và
sau TN ............................................................................................................ 94
Biểu đồ 3.4: Kết quả xếp loại mức độ phát triển vốn từ của trẻ NTN trước và
sau TN ............................................................................................................. 96
Biểu đồ 3.5. Kết quả xếp loại mức độ phát triển vốn từ của trẻ NĐC trước và
sau TN ............................................................................................................. 99
Biểu đồ 3.6: Kết quả xếp loại mức độ phát triển vốn từ của trẻ NTN trước và
sau TN ........................................................................................................... 101


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vốn từ là nền móng để phát triển ngôn ngữ, mà ngôn ngữ đóng vai trò
quan trọng trong sự phát triển tư duy và nhân cách của trẻ. Vốn từ được sử
dụng trong lời nói được coi là một phương tiện tác động rất tinh tế trong hệ
thống xây dựng môi trường sư phạm có định hướng.
Việc phát triển vốn từ cho trẻ được thực hiện trong tất cả các hoạt động
ở trường mầm non. Trong đó hoạt động trải nghiệm là một trong những hoạt
động đem lại hiệu quả cao. Thông qua hoạt động trải nghiệm trẻ không những
thu được vốn kiến thức về các sự vật hiện tượng xung quanh mà còn mở rộng
vốn từ, chính xác hóa vốn từ và tích cực hóa vốn từ.

Hoạt động trải nghiệm có thể thực hiện ở nhiều hình thức khác nhau,
song hình thức tham quan thực tế là hình thức có thể xem là hiệu quả nhất vì
người xưa có câu “Trăm nghe không bằng một thấy” mọi hoạt động của trẻ
đều phải có đồ dùng trực quan mà hình thức trải nghiệm tham quan là một
trong những hình thức trực quan sinh động nhất, thiết thực nhất. Bởi lẽ đi
tham quan thực tế, trẻ được tận mắt chứng kiến mọi sự vật hiện tượng trong
thế giới tự nhiên và xã hội, được sờ, được ngửi, được giao tiếp trực tiếp với
mọi người xung quanh. Chính vì vậy, việc tiếp thu kiến thức và lĩnh hội vốn
từ sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Hiện nay ở trường mầm non, việc tổ chức hoạt động trải nghiệm nhằm
phát triển vốn từ cho trẻ 4 – 5 tuổi được giáo viên tổ chức dưới nhiều hình
thức khác nhau. Tuy nhiên, việc phát triển vốn từ cho trẻ 4 – 5 thông qua
hoạt động trải nghiệm còn sơ sài, hầu như giáo viên mới chỉ quan tâm đến
việc cung cấp kiến thức mà chưa chú ý đến việc hình thành và phát triển vốn
từ cho trẻ. Chính vì những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn nghiên
cứu đề tài: “Biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt
động trải nghiệm”.
2. Mục đích nghiên cứu
1


Nghiên cứu xây dựng một số biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 4 - 5
tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm, góp phần phát triển ngôn ngữ và khả
năng giao tiếp cho trẻ.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình phát triển vốn từ cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động trải
nghiệm.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động

trải nghiệm.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu có những biện pháp phát triển vốn từ phù hợp cho trẻ 4 - 5 tuổi
thông qua hoạt động trải nghiệm thì trẻ sẽ lĩnh hội được vốn từ phong phú.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ chính sau đây:
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc phát triển vốn từ cho trẻ 4 – 5
tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm.
5.2. Khảo sát thực trạng phát triển vốn từ cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua
hoạt động trải nghiệm.
5.3. Xây dựng biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua
hoạt động trải nghiệm.
5.4. Thực nghiệm các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 4 - 5 tuổi thông
qua hoạt động trải nghiệm.
6. Giới hạn nghiên cứu
6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Xây dựng một số biện pháp phát
triển vốn từ cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm
6.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên
trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi tại một số trường mầm non trên địa bàn Thành phố
Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
2


6.3. Giới hạn phạm vi tổ chức hoạt động: Nghiên cứu tổ chức hoạt
động trải nghiệm cho trẻ qua việc tham quan làng nghề tại phường Tương
Bình Hiệp, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu một số tài liệu, sách báo, tạp chí...có liên quan đến đề tài.
Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các vấn đề lý luận có liên quan đến đề

tài nghiên cứu.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát:
Quan sát một số hoạt động phát triển vốn từ cho trẻ 4 – 5 tuổi tại trường
mầm non.
Quan sát hoạt động trải nghiệm của trẻ 4 – 5 tuổi tại làng nghề thuộc
phường Tương Bình Hiệp, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Quan
sát trực tiếp kết hợp sử dụng máy ảnh để ghi lại những hoạt động của cô và trẻ
trong quá trình tổ chức hoạt động nhằm phát hiện những khó khăn và thuận
lợi của GVMN và trẻ. Từ đó đề xuất một số biện pháp khắc phục.
7.2.2. Phương pháp đàm thoại, trò chuyện:
Trao đổi, trò chuyện với CBQL, giáo viên mầm non để tìm hiểu cách tổ
chức hoạt động trải nghiệm hiểu quả nhằm bổ sung thông tin cho kết quả điều
tra và quan sát.
Trò chuyện trao đổi, khảo sát trẻ thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập
mà chúng tôi đưa ra nhằm xác định mức độ phát triển vốn từ của trẻ 4 – 5 tuổi
hiện nay
7.2.3. Phương pháp điều tra anket:
Dùng phiếu hỏi để thu thập ý kiến của giáo viên mầm non về việc phát
triển vốn từ cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm.
7.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Tổng kết kinh nghiệm của GV ở các trường mầm non trên địa bàn
Thành phố Thủ Dầu Một về việc phát triển vốn từ cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua
3


hoạt động trải nghiệm.
8. Đóng góp của luận văn
Hệ thống hóa một số kiến thức lý luận về việc phát triển vốn từ cho trẻ
4 – 5 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm.

Hệ thống hóa các biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 4 – 5 tuổi thông
qua hoạt động trải nghiệm.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn
chính được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc phát triển vốn từ cho trẻ 4 – 5 tuổi
thông qua hoạt động trải nghiệm
Chương 2: Thực trạng phát triển vốn từ cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua
hoạt động trải nghiệm
Chương 3: Biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt
động trải nghiệm và thực nghiệm

4


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ 4 - 5
TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu ở nƣớc ngoài
* Các nghiên cứu về GD qua trải nghiệm
Có thể nói học tập bằng kinh nghiệm xuất phát từ lâu cùng với sự xuất
hiện của xã hội loài người nhưng giáo dục trải nghiệm mới được các nhà giáo
dục trên thế giới nghiên cứu từ cuối thế kỷ XIX nửa đầu thế kỷ XX. Cha đẻ
của giáo dục bằng hoạt động trải nghiệm là nhà giáo dục người Mỹ tên là
Jond Dewey (1895-1992). Dewey được coi là một nhà tư tưởng lớn nhất về
giáo dục của thế kỷ XX, thuyết của ông về giáo dục trải nghiệm vẫn tiếp tục
được đọc và thảo luận rất nhiều, không phải trong phạm vi giáo dục mà còn
trong cả triết học và tâm lý học. Công trình của ông đã được công bố lần đầu
tiên vào năm 1938.

Dewey, “Giáo dục không phải là thu nhận mà là hành động” [3, 131]
và việc học phải là sự tổng kết kinh nghiệm hằng ngày của trẻ. Vai trò của học
đường là đi từ những kinh nghiệm ngây thơ này và tổ chức chúng lại thành
khoa học. Ông cũng cho rằng chúng ta học được một điều gì đó từ những trải
nghiệm, kể cả những điều tốt lẫn không tốt đều tích lũy kinh nghiệm và nó
ảnh hưởng tới bản chất và bản tính của con người và những kinh nghiệm
trong tương lai.
Trong cuốn sách “Kinh nghiệm và giáo dục” (Experience and
Education, 1938), Dewey phân biệt giữa nền giáo dục truyền thống và nền
giáo dục tiến bộ, đề cập đến những nhược điểm cơ bản của cả hai nền giáo
dục. Ông nhấn mạnh rằng: “Cả hai nền giáo dục đó đều chưa đáp ứng được
sự đòi hỏi, mỗi nền giáo dục đều có những sai lầm về mặt giáo dục. Bởi vì, cả
hai đều không vận dụng những nguyên tắc của nhận thức dựa trên kinh
nghiệm được phát triển thấu đáo”[3]. Mô hình học tập trải nghiệm của
5


Dewey được miêu tả qua hình 1.1 sau:

Hình 1.1. Mô hình học tập trải nghiệm của Dewey
Trong công trình nghiên cứu này, Dewey đã làm sáng tỏ ý nghĩa của
kinh nghiệm cá nhân và mối quan hệ giữa kinh nghiệm cá nhân người học với
hoạt động dạy học. Theo ông, các quá trình hướng vào người học đảm bảo
cho họ phân tích kinh nghiệm của mình, khuyến khích người học trở nên biết
tự chỉ đạo và tự chịu trách nhiệm nhiều hơn. Các kỹ năng được tích lũy không
phải bằng luyện tập và ghi nhớ vẹt mà bằng những hoạt động mà người học tự
tiến hành dưới sự giúp đỡ của nhà GD để đáp ứng những lợi ích và nhu cầu
của mình [8, 9]
Năm 1946, Zadek Kurt Lewin (1890 - 1947), người sáng lập Tâm lý học
xã hội Mỹ, mối quan tâm chính của Lewin là sự kết hợp giữa lý thuyết và thực

hành. Qua nghiên cứu, Lewin cho ta thấy việc học tập đạt hiệu quả tối đa khi
có một sự xung đột căng thẳng biện chứng giữa kinh nghiệm cá nhân với việc
phân tích giải quyết nhiệm vụ học tập. Lewin đã khẳng định kinh nghiệm chủ
quan của cá nhân là một thành phần quan trọng của học tập trải nghiệm. Ông đã
phát triển chu kỳ học tập như “một quá trình liên tục của hành động và đánh giá
hệ quả của hành động đó” [38]
Trong công trình nghiên cứu của mình, Kurt Lewin đã đưa ra mô hình
học tập trải nghiệm được diễn tả qua hình 1.2 sau đây:

6


Hình 1.2. Mô hình học tập trải nghiệm của Lewin
Kinh nghiệm rời rạc lúc đầu là cơ sở cho quan sát và phản tỉnh. Những
quan sát này đồng hóa trong một “học thuyết” từ đó ứng dụng mới cho hành
động này có thể được khơi nguồn. Những ứng dụng hay lý thuyết này đóng
vai trò hướng dẫn trong việc thực hiện sáng tạo kinh nghiệm mới. [37, 4]
Năm 1960, Jean Piaget (1896 - 1980) – nhà tâm lý và giáo dục người
Thụy Sĩ, trong thuyết phát triển nhận thức của mình, ông cho rằng học tập là
quá trình cá nhân hình thành các tri thức cho mình. Đó là quá trình cá nhân tổ
chức các hành động tìm tòi, khám phá thế giới bên ngoài và cấu tạo lại chúng
dưới dạng sơ đồ nhận thức [18, 57]
Tóm tắt về thuyết phát triển nhận thức của Piaget xác định quá trình
học tập căn bản của con người như sau:
Hiện tượng cụ
thể

Học tập hình

Học tập


tượng

hành động
1. Giai đoạn

2. Giai đoạn

vận động

tiền thao tác

cảm giác
Quy ngã chủ

Phản tỉnh

động
4. Giai đoạn

3. Giai đoạn

thao tác hình

thao tác cụ

thức

thể


nội hóa

Học tập suy

Học tập

diễn giả thuyết

quy nạp

Tạo dựng
trừu tượng

Hình 1.3. Quá trình học tập căn bản của con ngƣời theo Piaget
7


Với Piaget, phạm vi của kinh nghiệm và khái niệm, phản tỉnh và hành
động cấu tạo cơ bản liên tục đến sự phát triển tư duy người lớn. Quá trình
phát triển từ ấu nhi đến người lớn trải qua từ thế giới biểu tượng cụ thể đến
kiến tạo trừu tượng, từ quy ngã chủ động đến kiến thức nội hóa phản tỉnh.
Quá trình học tập cùng với sự phát triển này là chu trình tương tác giữa cá
nhân và môi trường, điều này cũng đồng điệu với mô hình học tập của Dewey
và Lewin. Trong thuật ngữ của Piaget, học tập nằm ở sự tương tác lẫn nhau
trong quá trình điều tiết khái niệm hay cấu trúc sơ khai đến kinh nghiệm về
thế giới và quá trình đồng hóa của các sự kiện và kinh nghiệm từ thế giới đến
khái niệm và cấu trúc sơ khai tồn tại. Học tập hay đồng hóa trí tuệ là kết quả
cân bằng giữa hai quá trình này. [37, 6]
Năm 1984, trên cơ sở những nghiên cứu của Dewey, Lewin, Piaget và
các nhà nghiên cứu khác về trải nghiệm và học tập dựa vào trải nghiệm,

David Kolb (sinh năm 1939), nhà lý luận giáo dục Hoa Kỳ đã đưa ra quan
niệm mới “Learning by doing” (học qua làm) và được sự ủng hộ của nhiều
nhà GD trên thế giới. Ông cho rằng: Vai trò của người GD không phải là
“nhào nặn” đứa trẻ và truyền đạt các tri thức, mà là giúp trẻ phát triển những
phẩm chất của nó, tự học bằng cách hoạt động, bằng cách đối đầu với thực tế
tự làm lấy những thử nghiệm của mình, vì suy nghĩ là xem xét và giải quyết
các khó khăn. [13, 55]
Năm 1984 ông đã nghiên cứu và cho xuất bản một công trình về học
tập dựa vào trải nghiệm: Trải nghiệm học tập: Kinh nghiệm là nguồn học tập
và phát triển (Study experience: Experience is the source of Learning and
Development). David Kolb đã chính thức giới thiệu lý thuyết học tập dựa
vào trải nghiệm, cung cấp một mô hình học tập dựa vào trải nghiệm để ứng
dụng trong trường học, tổ chức kinh tế và hầu như bất cứ nơi nào con
người được tập hợp với nhau. Ông đã liệt kê các đặc điểm của học tập dựa
vào trải nghiệm và xác định các giai đoạn trong học tập dựa vào trải
nghiệm. Đối với Kolb, “Học tập là quá trình mà trong đó kiến thức được tạo
ra thông qua việc chuyển đổi kinh nghiệm” [38]. Các kinh nghiệm học tập
8


liên quan đến việc áp dụng các thông tin nhận được từ giáo dục đến kinh
nghiệm của người học. Các HS không tiếp thu kiến thức của mình chỉ từ các
GV, mà thay vào đó, n g ư ờ i học thông qua quá trình trải nghiệm dựa trên
các kinh nghiệm hiện có của bản thân để thu nhận thông tin mới trong môi
trường học tập thực tiễn và kiểm tra nó lại bằng kinh nghiệm của mình. Mô
hình học tập dựa vào trải nghiệm của Kolb bao gồm bốn giai đoạn trong một
vòng tròn khép kín như hình 1.4 sau đây:

Chú thích mô hình
1.Concrete


1.

experience

Concrete experience - Kinh

nghiệm cụ thể
2.

4. Testing in

2.Observation

new situations

and eflection

Observation and eflection -

Quan sát, đối chiếu và phản hồi
3.

Forming abstract concepts -

Hình thành khái niệm trừu tượng
4.
3. Forming
abstract
concepts


Testing in new situations -

Thử nghiệm trong tình huống
mới

Mô hình 1.4: Mô hình học tập trải nghiệm của Kolb
Từ năm 1984 đến nay, từ mô hình học tập dựa vào trải nghiệm trên,
David Kolb cùng một số tác giả khác đã có nhiều công trình nghiên cứu có
liên quan đến học tập dựa vào trải nghiệm, tập trung vào các lĩnh vực khác
nhau như: kinh tế, giáo dục, văn hóa,... Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, có
thể kể đến các công trình nghiên cứu sau:
Phong cách học tập và không gian học: Tăng cường học tập dựa vào
trải nghiệm trong giáo dục đại học (Learning Styles and Learning Spaces:
Enhancing Experiential Learning in Higher Education) (2005) của Kolb,
KY, Kolb, DA. Các tác giả đã giới thiệu khái niệm về không gian học tập
như là một khuôn khổ cho sự hiểu biết giữa việc học tập của học sinh và
môi trường, thể chế học tập; minh họa việc học tập trong khuôn khổ sử
9


dụng một không gian nhất định và trình bày các nguyên tắc cho việc tăng
cường học tập dựa vào trải nghiệm trong giáo dục đại học. Bên cạnh đó,
các tác giả cũng đã đề nghị học tập dựa vào trải nghiệm có thể được áp dụng
trong suốt môi trường giáo dục cho các chương trình phát triển, bao gồm:
việc đánh giá; việc giảng dạy, việc đào tạo học sinh; đào tạo, bồi dưỡng
giảng viên ở trường đại học. [36]
Học cách học từ kinh nghiệm là con đường để suốt đời học tập và
phát triển (The Learning Way-Learning from Experience as the Path to
Lifelong Learning and Development) (2011) của Passarelli, Kolb, DA. Các tác

giả đã trình bày lý thuyết về học tập dựa vào trải nghiệm. Theo đó, kiến thức
được tạo ra từ kinh nghiệm thông qua một chu kỳ học tập: hành động → phản
ánh kinh nghiệm → trừu tượng hóa khái niệm → thử nghiệm, vận dụng.
Qua đó, cung cấp một cái nhìn tổng quan về phương thức học tập cũng
n h ư c á c không gian diễn ra quá trình tổ chức học tập. Trong chu kỳ học tập
dựa vào trải nghiệm, các giai đoạn được liên kết thành một không gian kinh
nghiệm để tạo ra một chu kỳ học tập xoắn ốc nhằm thu nhận được kiến thức
mới và phát triển học tập suốt đời. Học tập suốt đời cũng được định hình
bởi bản sắc của cá nhân người học, người học có thể tìm hiểu các mối quan
hệ trong học tập, kết nối với nhau nhằm thúc đẩy quá trình học tập suốt đời.
[38]
Makarenco – nhà sư phạm nổi tiếng của nước Nga đầu thế kỷ XX, cũng
đã nói: Tôi kiên trì nói rằng, các vấn đề giáo dục, phương pháp giáo dục
không thể hạn chế trong các vấn đề giảng dạy, lại càng không nên để cho quá
trình giáo dục chỉ thực hiện trên lớp học mà đáng ra trên mỗi mét vuông của
đất nước ta....Nghĩa là trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không được quan
niệm rằng công tác giáo dục chỉ được tiến hành trên lớp.[11]
Janet Humphyryes có đề cập đến vấn đề này, ông cho rằng: Trẻ từ 0 – 6
tuổi luôn khám phá thế giới bằng các giác quan, trẻ tiếp thu tốt nhất thông qua
các giác quan của mình. Trẻ có thể tiếp thu tốt hơn khi chúng tham gia vào
các hoạt động mà qua đó trẻ giao tiếp trực tiếp với thế giới tự nhiên và xã hội.
10


[7, 17]
J.A Coomenxki, nhà giáo dục người Tiệp Khắc, Ông cũng cho rằng:
Cần tận dụng mọi giác quan của học sinh để chúng có thể sờ, mó, ngửi, nhìn,
nghe, nếm những thứ cần thiết trong phạm vi có thể. Vì sẽ không có gì trong
trí tuệ nếu trước đó nó chưa có gì trong cảm giác [4; 21-22].
Theo K.D Usinki, nhà giáo dục học người Nga thì “Tính trực quan

phải là cơ sở quan trọng nhất của việc dạy học” [4; 52], vì những hình ảnh
đặc biệt được giữ lại trong óc học sinh đều thu thập được thông qua trực quan,
ông đánh giá và đề cao đồ dùng trực quan, là cái ban đầu và nguồn gốc của
mọi tri thức, cảm giác cung cấp tài liệu cho hoạt động trí tuệ của con người.
Tóm lại, nghiên cứu về các hoạt động trải nghiệm, các nhà khoa học đã
xem xét vấn đề này ở các góc độ khác nhau, trong đó chúng ta có thể rút lại
như sau:
Các công trình nghiên cứu tập trung nghiên cứu và nhấn mạnh vào vai
trò và bản chất giáo dục trải nghiệm. Đại diện là các tác giả như: Dewey, Carl
Roges, Philips, Joy Palmer, Makarenco... đặc biệt là tác giả Makarenco nói:
trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không được quan niệm rằng công tác giáo
dục chỉ được tiến hành trên lớp. Một lần nữa ông nhấn mạnh tầm quan trọng
của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế ở ngoài trường học.
Các công trình nghiên cứu quan tâm đến đặc điểm tâm sinh lý của trẻ
đặc biệt là các giác quan. Chính vì vậy, khi giảng dạy GV phải dựa vào những
gì mà trẻ hứng thú và muốn tìm hiểu và tạo cơ hội cho trẻ phát huy tối đa các
giác quan của mình trong quá trình học tập. Trẻ có thể hiểu tốt hơn khi chúng
tham gia vào các hoạt động mà qua đó trẻ giao tiếp trực tiếp với thế giới tự
nhiên và xã hội.
* Các nghiên cứu về phát triển vốn từ cho trẻ MN
Ngay từ thời xa xưa, các nhà giáo dục học cổ điển trên thế giới đã đề
cập đến vấn đề “Phương pháp cho trẻ làm quen môi trường xung quanh và tập
nói”. Tiêu biểu là Iohan Henrich Pextalori (1746 – 1827) với “Cuốn sách dành
cho bà mẹ”, ông đã nhấn mạnh vai trò của thiên nhiên đối với sự phát triển
11


năng lực trí tuệ và sự tồn tại của con người. Ông còn hướng dẫn các bà mẹ rất
cụ thể về các phương pháp, biện pháp và hình thức dạy trẻ quan sát các đối
tượng xung quanh và tập nói cho trẻ. Tuy nhiên do hạn chế của thời đại lịch

sử nên vấn đề về mối quan hệ của việc làm quen môi trường xung quanh và
phát triển ngôn ngữ mới chỉ được đề cập đến một cách phiếm diện. [15], [17].
Ở Nga từ những năm 1962 đến 1969 trong chương trình chăm sóc và
giáo dục trẻ có một phần mang tên “Làm quen với môi trường xung quanh và
phát triển ngôn ngữ”, trong đó nêu bật được tầm quan trọng của việc phát
triển ngôn ngữ thông qua việc làm quen với môi trường xung quanh. [22]
Trong lý thuyết dạy học ngôn ngữ của các nhà bác học Xô Viết,
E.I.Tikhiêva chỉ ra: “Những năm đầu của đời sống trẻ em có một số ý nghĩa
quyết định đối với sự phát triển ngôn ngữ về sau. Rất nhiều nguyên nhân
chậm trễ sự phát triển ngôn ngữ cũng như những khuyết tật của trẻ em lớn
tuổi đều do những điều kiện sinh hoạt ở giai đoạn này sinh ra. Từ lúc mới
sinh, nhờ có sự giao tiếp với những người xung quanh mà đứa trẻ phát triển
sinh lực và khả năng của mình. Sự phát triển đó được biểu hiện rõ rệt nhất là
ở ngôn ngữ. Nhờ có giáo dục mà trẻ nắm bắt rất nhanh chóng và chính xác
các hình thức ngôn ngữ”. Và trong các công trình nghiên cứu của mình,
E.I.Tikhiêva đã xem việc giáo dục ngôn ngữ là một trong những khâu chủ yếu
nhất của hoạt động trường mẫu giáo. Bà xem tiếng mẹ đẻ là cơ sở để phát
triển trí tuệ của trẻ em, là nguồn gốc để chiếm lĩnh các kho tàng kiến thức, bà
nhấn mạnh cần dựa trên cơ sở tổ chức cho trẻ tỉm hiểu về thế giới xung quanh
trẻ, dạo chơi, tham quan, kể chuyện,... Bà đã từng nhắc lại nhiều lần rằng
“Ngôn ngữ trẻ em phải được phát triển một cách cụ thể, rằng chỉ có thông
qua thế giới vật thể thì mỗi từ mới mà các em biết được mới nắm chắc trong
trí tuệ non trẻ của các em”.[32]
Sau này, khi nói về mối quan hệ khoa học đối với ngôn ngữ trong bài
viết của mình về Khoa học trong các trường mầm non, Kethleen Conezio và
Lucia French đã nêu bật được mối quan hệ của hai vấn đề này trong một tiêu
đề khá rõ ràng đó là: “Tận dụng sự hứng thú của trẻ đối với thế giới xung
12



quanh để thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ và đọc viết”, hai tác giả này đưa ra
những luận điểm khẳng định rằng với trẻ nhỏ thì thế giới xung quanh vô cùng
hấp dẫn trẻ, trẻ tích cực tham gia các hoạt động khi có cơ hội, và các hình ảnh
tinh thần được duy trì rõ ràng và lâu dài hơn khi trẻ được trải nghiệm khám
phá thế giới, trẻ nhỏ tiếp thu ngôn ngữ từ đây, trẻ miêu tả và chia sẻ những
hình ảnh tinh thần này với người khác và những khái niệm bắt đầu hình thành
từ đó. Chúng ta đã thấy được tư tưởng này được thể hiện rõ ràng khi đi cụ thể
vào phần nội dung của bài viết: Khoa học sẽ hỗ trợ rất tốt cho ngôn ngữ và
đọc viết: [12]
- Từ vựng của trẻ sẽ phát triển khi được hỗ trợ bởi kiến thức đã có của
trẻ cũng như kinh nghiệm của trẻ về thế giới hàng ngày và được hỗ
trợ thêm bởi các hoạt động quan sát và thực tiễn.
- Ngôn ngữ tiếp nhận (nghe hiểu) được phát triển khi trẻ lắng nghe
giáo viên đọc và kể các hoạt động khoa học.
- Ngôn ngữ biểu hiện được thúc đẩy khi giáo viên dẫn dắt trẻ qua một
quá trình lý giải về mặt khoa học và đặc biệt là khi giáo viên hỗ trợ
trẻ báo cáo lại những kết quả tìm được.
- Khoa học giúp trẻ với ngôn ngữ hạn chế tham gia vào lớp học.
Và các ông cũng cho rằng “Trẻ học các kỹ năng ngôn ngữ và đọc viết
khi chúng có cơ hội được sử dụng những kỹ năng này trong tình huống cụ thể.
Cách thức giải quyết vấn đề có liên quan đến việc tiếp thu khoa học là sự
giàu có trong vốn từ, ngôn ngữ của trẻ”. Đây là một tư tưởng khá tích cực,
tuy chưa đề cặp hẳn đến việc cho trẻ trực tiếp thực hành trải nghiệm trong
hoạt động khám phá môi trường xung quanh nhưng ta đã thấy được phần nào
mối quan hệ mật thiết giữa khám phá khám phá môi trường xung quanh và sự
phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Đi tìm hiểu về việc cho trẻ thực hành trải nghiệm trong hoạt động khám
phá môi trường xung quanh thì trong bài viết về khám phá khoa học với trẻ
của Janet Humphryes cũng có đề cặp qua vấn đề này, ông cho rằng “Trẻ từ 0
– 6 tuổi luôn khám phá thế giới bằng giác quan, trẻ tiếp thu kiến thức tốt nhất

13


thông qua các giác quan của mình. Trẻ có thể hiểu tốt hơn khi chúng tham gia
vào các hoạt động mà qua đó trẻ giao tiếp trực tiếp với thế giới tự nhiên. Khi
giảng dạy, giáo viên phải dựa vào những gì trẻ hứng thú và muốn tìm hiểu. Là
giáo viên, điều tôi cần làm là giúp trẻ học cách sử dụng tốt hơn giác quan của
mình để biến trẻ thành người quan sát giỏi hơn. Người lớn có thể giúp trẻ làm
điều này bằng cách cho trẻ ra ngoài trời để trẻ được ở trong môi trường tự
nhiên và dành cho trẻ thời gian để khám phá nhờ các giác quan của mình”
[7]. Với quan điểm của mình ông cho rằng hầu hết trẻ nhỏ mang sự tò mò và
mong muốn tìm hiểu thế giới vào trong trường mầm non, vì vậy giáo viên cần
hiểu rõ đặc điểm này để biến việc học của trẻ trở nên soi động. Trong quá
trình đó trẻ không những thu lượm được nền tảng của nền kiến thức phong
phú, đa dạng mà đây còn là nền tảng quan trọng cho sự phát triển ngôn ngữ và
đọc viết đầy ý nghĩa của trẻ.
Có thể nói rằng, những kết quả nghiên cứu trên đây của các tác giả
nước ngoài giúp ta nhìn khái quát và đa dạng về mối quan hệ giữa hoạt động
khám phá thế giới xung quanh với sự phát triển ngôn ngữ nói chung và việc
phát triển vốn từ cho trẻ 4 – 5 tuổi nói riêng. Từ đó ta có cơ sở định hướng
cho việc phát triển vốn từ cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động trải nghiệm
trong các trường mầm non hiện nay.
1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam
*Các nghiên cứu về giáo dục qua trải nghiệm
Mặc dù trên thế giới, học tập dựa vào trải nghiệm được nghiên cứu từ
rất sớm nhưng ở Việt Nam, việc tiếp cận nghiên cứu về học tập dựa vào trải
nghiệm còn nhiều hạn chế và chưa có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề
này.
Từ xa xưa ông cha ta đã có câu thành ngữ:
“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”

Điều này chứng tỏ từ xưa ông cha ta đã rất coi trọng việc trải nghiệm
thực tế hằng ngày trong cuộc sống để từ đó học tập rút kinh nghiệm và chiếm
lĩnh tri thức.
14


Bác Hồ kính yêu đã nhiều lần yêu cầu các thầy cô giáo phải chú ý giáo
dục nhiều mặt cho học sinh: đức, trí, thể, mỹ, lao động. Trong thư gửi hội
nghị cán bộ phụ trách nhi đồng toàn quốc, Bác yêu cầu: Trong lúc học cần
làm cho các cháu vui, trong lúc vui cần làm cho các cháu học, ở trong nhà
trường, trong xã hội, các cháu đều vui, đều học.
Như vậy, từ lúc sinh thời, Bác Hồ đã nhắc nhở chúng ta rằng việc dạy
học cần làm cho các cháu vui đúng theo quan điểm “học mà chơi- chơi mà
học” mà hiện nay ngành giáo dục MN đang thực hiện, đặc biệt Bác còn nhấn
mạnh việc học không chỉ tổ chức ở trong phạm vi trường học mà còn học ở
ngoài xã hội. Các tác giả viết cuốn sách về giáo dục cũng đồng quan điểm khi
họ cho rằng song song với việc học chính khóa của nhà trường thì việc tổ
chức hoạt động ngoại khóa là rất cần thiết hay nói cách khác là việc tổ chức
cho học sinh trải nghiệm thực tế là hết sức quan trọng để từ đó giúp cho các
em có vốn sống, kinh nghiệm thực tế và hình thành những hành vi văn minh.
Những năm gần đây, với xu thế đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh, cùng với trào lưu hội nhập quốc
tế, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy cần phải đổi mới phương pháp dạy học
tập trung vào người học, thông qua phương pháp trải nghiệm giúp học sinh
biết cách giải quyết vấn đề và nâng cao các năng lực tự học cho học sinh.
Trong một số cuốn sách viết về giáo dục các tác giả khi viết về hệ
thống các phương pháp giảng dạy cho học sinh đều cho rằng: “Cùng với các
hoạt động chính khóa của nhà trường thì cần phải coi trọng các hoạt động
ngoại khóa cho học sinh. Đây là hình thức đưa các em vào thực tiễn cuộc
sống, hoạt động để từ đó cho các em thói quen, vốn sống thực tế và những

hành vi văn minh”. [19]
Năm 2006, học tập trải nghiệm được đề cập ở Việt Nam trong tài liệu
“Học mà chơi - Chơi mà học: Hướng dẫn các hoạt động giáo dục môi
trường (GDMT) trải nghiệm” do Dự án GDMT Hà Nội và Trung tâm Con
người và Thiên nhiên biên soạn. Chương trình Dự án này được triển khai tại
12 trường tiểu học và 11 trường trung học cơ sở tại Hà Nội. Nội dung tài liệu
15


dự án giới thiệu tóm tắt học tập dựa vào trải nghiệm và giới thiệu một số hoạt
động trò chơi thực hành nhằm GDMT cho học sinh tiểu học và trung học cơ
sở. [4]
Năm 2011, lần đầu tiên môn học “Giáo dục trải nghiệm” được giảng
dạy cho sinh viên thuộc chương trình đào tạo Cử nhân khoa học ngành Quản
lý, liên kết giữa khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội với Đại học
Keuka, Mỹ. Nội dung và mục tiêu của môn học là nhằm giúp sinh viên gần
gũi hơn với cuộc sống, với xã hội và có thêm được những trải nghiệm thực
tế.
Trong tạp chí “Học qua làm việc” thuộc Dự án Công nghệ giáo dục
(2014) của Trường Đại học FPT đã trình bày nhiều bài viết liên quan đến học
tập trải nghiệm như:
Nguyễn Thị Vân, “Học tập trải nghiệm và vai trò người dạy”, tác giả đã
trình bày đặc điểm của mô hình học tập trải nghiệm trong mối quan hệ giữa
người dạy và người học. Trong đó, việc lập kế hoạch và vạch ra các kinh
nghiệm của học sinh trong hồ sơ giáo viên là một yếu tố vô cùng quan trọng
trong quá trình học. [29, 48 – 57]
Phan Thị Thanh Lương, “Những ý kiến trái chiều về Phương pháp học
tập qua trải nghiệm của David Kolb”, bài viết đã tổng hợp những quan điểm
còn hạn chế trong mô hình học tập trải nghiệm của David Kolb và kết luận về
khả năng vận dụng cần sự linh hoạt xác định các bối cảnh khác nhau từ các

nhà giáo dục. [29, 44 – 47]
Năm 2015, Hội thảo “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh
phổ thông” của Bộ giáo dục và Đào tạo tổ chức đã trình bày một số nghiên
cứu, bài viết của một số nhà khoa học giáo dục Việt Nam về cơ sở lí luận,
thực tiễn triển khai hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo ở một số quốc gia
có nền giáo dục phát triển và một số gợi ý áp dụng vào giáo dục phổ thông ở
Việt Nam.
Theo tác giả Ngô Thị Thu Dung, trải nghiệm và sáng tạo là bản chất
của hoạt động ở người. Bản chất hoạt động của người học nói riêng, của con
16


×