Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

giải pháp tăng cường đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 137 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

HOÀNG VĂN NGHĨA

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ
GIỚI THIỆU VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LẠNG GIANG, TỈNH BẮC GIANG

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Tất Thắng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu
được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy
bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn,
các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng



Tác giả luận văn

Hoàng Văn Nghĩa

i

năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc TS Nguyễn Tất Thắng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian
và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kinh Tế, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức UBND huyện Lạng
Giang, tỉnh Bắc Giang đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn


Hoàng Văn Nghĩa

ii

năm 2016


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục từ viết tắt......................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ ............................................................................................................... ix
Danh mục hộp .................................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis Abstract ............................................................................................................... xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 3

1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 3
1.3.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 4

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 4
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 4
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ................................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận ......................................................................................................... 5

2.1.1. Một số khái niệm .................................................................................................. 5
2.1.2. Vai trò, ý nghĩa của đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho người lao động................ 9
2.1.3. Nội dung đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn ............. 10
2.1.4. Yêu cầu đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn ............... 14
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao
động nông thôn ................................................................................................... 15
2.2.

Cơ sở thực tiễn về đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông
thôn ..................................................................................................................... 19

2.2.1. Bài học kinh nghiệm về đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động
nông thôn ở một số nước trên thế giới ................................................................ 19

iii


2.2.2. Bài học kinh nghiệm về đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động
nông thôn ở một số địa phương của khu vực ...................................................... 23
2.2.3. Kinh nghiệm từ các nước và địa phương của khu vực rút ra cho huyện

Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang ............................................................................... 27
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 29
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 29

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên ......................................................... 29
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ...................................................................................... 33
3.1.3. Đánh giá chung những thuận lợi, khó khăn ........................................................ 39
3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 40

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và mẫu điều tra ......................................... 40
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu.............................................................................. 41
3.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin .......................................................... 43
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 45
4.1.

Thực trạng đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn
huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang .................................................................... 45

4.1.1. Thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn ............................................... 45
4.1.2. Nội dung giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn ........................................ 76
4.1.3. Đánh giá thực trạng đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động
nông thôn ............................................................................................................ 85
4.2.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo nghề và giới thiệu việc làm
cho lao động nông thôn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang .............................. 87


4.2.1. Chủ trương, chính sách, quy định về đào tạo nghề và giới thiệu việc làm ................ 87
4.2.2. Nguồn lực đào tạo nghề và giới thiệu việc làm .................................................. 89
4.2.3. Trình độ cán bộ đào tạo nghề và giới thiệu việc làm .......................................... 89
4.2.4. Nhận thức hiểu biết của lao động nông thôn ...................................................... 91
4.2.5. Sự liên kết, phối hợp của các tác nhân................................................................ 92
4.3.

Đề xuất giải pháp đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho LĐNT huyện
Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang ............................................................................... 93

4.3.1. Hoàn thiện cơ cấu, chính sách, quy định về đào tạo nghề và giới thiệu việc
làm cho lao động nông thôn ................................................................................ 93

iv


4.3.2. Hoàn thiện quy hoạch mạng lưới đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho
lao động nông thôn ............................................................................................. 98
4.3.3. Tăng cường huy động nguồn lực đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho
lao động nông thôn ........................................................................................... 100
4.3.4. Tăng cường nâng cao trình độ, nhận thức của đối tượng tham gia................... 104
4.3.5. Tăng cường sự liên kết, phối hợp về đào tạo nghề và giới thiệu việc làm
cho lao động nông thôn ..................................................................................... 105
Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 107
5.1.

Kết luận ............................................................................................................. 107

5.2.


Kiến nghị........................................................................................................... 108

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 110
Phụ lục .......................................................................................................................... 112

v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CC

Cơ cấu

CN

Công nghiệp

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

DN

Doanh nghiệp


DT

Diện tích

ĐVT

Đơn vị tính

KHKT

Khoa học kỹ thuật

LĐNT

Lao động nông thôn

LĐ TB và XH

Lao động Thương binh và Xã hội

SL

Số lượng

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TTCN


Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

NSNN

Ngân sách nhà nước

CSDN

Cơ sở dạy nghề

GTVL

Giới thiệu việc làm

THPT

Trung học phổ thông

THCS

Trung học cơ sở


vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Kết quả hoạt động đào tạo trong phong trào Saemaul Udong ................. 20

Bảng 3.1.

Thống kê diện tích đất đai của huyện Lạng Giang .................................. 32

Bảng 3.2.

Kết quả sản xuất và cơ cấu kinh tế của huyện qua 3 năm (20132015) ........................................................................................................ 34

Bảng 3.3.

Tình hình dân số và lao động của huyện qua 3 năm 2013- 2015 .................... 36

Bảng 3.4.

Bảng lựa chọn số lượng lao động điều tra tại mỗi xã .............................. 41

Bảng 3.5.

Bảng thu thập thông tin thứ cấp............................................................... 41

Bảng 4.1.


Dự báo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn trên địa bàn
huyện Lạng Giang đến năm 2020 ............................................................ 49

Bảng 4.2.

Dự báo nhu cầu học nghề theo nhóm ngành của lao động nông
thôn trên địa bàn huyện Lạng Giang đến 2020........................................ 50

Bảng 4.3.

Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động huyện đến năm 2020 ............... 52

Bảng 4.4.

Đào tạo các nghề phi nông nghiệp cho lao động huyện đến 2020 .................. 53

Bảng 4.5.

Tình hình đầu tư tài chính cho đào tạo nghề huyện Lạng Giang..................... 54

Bảng 4.6.

Đội ngũ giáo viên dạy nghề tại trung tâm dạy nghề huyện Lạng
Giang năm 2016 ...................................................................................... 56

Bảng 4.7.

Các hình thức đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Lạng
Giang (2013 – 2015) ................................................................................ 60


Bảng 4.8.

Số lượng ngành nghề đào tạo lao động nông thôn huyện Lạng
Giang ....................................................................................................... 62

Bảng 4.9.

Kết quả thanh kiểm tra và xử lý vi phạm trong công tác đào tạo
nghề trên địa bàn huyện Lạng Giang ....................................................... 65

Bảng 4.10.

Số lượng lao động được đào tạo trên địa bàn huyện Lạng Giang,
tỉnh Bắc Giang (2013 - 2015) .................................................................. 67

Bảng 4.11.

Kết quả điều tra cán bộ, giáo viên về công tác đào tạo nghề trên địa
bàn huyện năm 2016 ................................................................................ 69

Bảng 4.12.

Đánh giá về hình thức, nội dung chương trình đào tạo ........................... 70

Bảng 4.13.

Đánh giá của người lao động về thời gian đào tạo nghề ......................... 70

Bảng 4.14.


Việc làm của người lao động sau khi học nghề ....................................... 71

Bảng 4.15.

Đánh giá của người lao động về tác dụng của việc tham gia học nghề ......... 72
vii


Bảng 4.16.

Đánh giá của các cơ sở sản xuất kinh doanh có sử dụng lao động
nông thôn trên địa bàn huyện Lạng Giang .............................................. 73

Bảng 4.17.

Nguồn lực tài chính cho công tác giới thiệu việc làm trên địa bàn
huyện Lạng Giang (2013 – 2015) ............................................................ 78

Bảng 4.18.

Kết quả giới thiệu việc làm cho lao động sau khi được đào tạo nghề
tại các khu công nghiệp huyện Lạng Giang (2013 – 2015) ............................ 82

Bảng 4.19.

Kết quả giới thiệu việc làm xuất khẩu lao động cho thanh niên
nông thôn trên địa bàn huyện Lạng Giang giai đoạn 2013 – 2015......... 84

Bảng 4.20.


Liên kết giữa trung tâm dạy nghề, cơ sở đào tạo với doanh nghiệp................ 106

viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1. Tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Lạng Giang UBND
huyện Lạng Giang, 2015 .............................................................................. 58
Sơ đồ 4.2. Tổ chức giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn huyện Lạng Giang
UBND huyện Lạng Giang, 2015 ................................................................. 77

DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1.

Nguồn kinh phí đào tạo nghề thời gian qua ................................................. 55

Hộp 4.2.

Tình hình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho các nghệ nhân, thợ giỏi ............. 56

Hộp 4.3.

Thời gian đào tạo nghề cho người lao động ................................................ 71

Hộp 4.4.

Tác dụng của liên kết trong đào tạo nghề .................................................... 76

Hộp 4.5.


Ý kiến về liên kết giới thiệu việc làm .......................................................... 80

Hộp 4.6.

Ý kiến về xuất khẩu lao động… .................................................................. 83

Hộp 4.7.

Ý kiến về tư vấn xuất khẩu lao động… ....................................................... 85

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Hoàng Văn Nghĩa
Tên Luận văn: “Giải pháp tăng cường đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao
động nông thôn trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang”.
Ngành: Quản lý Kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu tổng quát của đề tài:
Phân tích thực trạng, yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo nghề và giới thiệu việc làm
cho lao động nông thôn huyện Lạng Giang, từ đó đề xuất giải pháp nhằm thực hiện tốt
việc đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn trong địa bàn trong thời
gian tới.
Mục tiêu cụ thể của đề tài
- Góp phần hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo nghề và
giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn.

- Phân tích thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nghề và giới
thiệu việc làm trên địa bàn huyện Lạng Giang.
- Đề xuất giải pháp nhằm thực hiện tốt việc đào tạo nghề và giới thiệu việc làm
cho lao động nông thôn địa bàn huyện Lạng Giang thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê:
Số liệu đuợc thu thập từ các báo cáo thường niên của Huyện Lạng Giang, bản
công bố thông tin, cơ quan thống kê, tạp chí chuyên ngành và xử lý thông tin về thực
trạng đào tạo và giới thiệu việc làm của Huyện Lạng Giang.
Phương pháp điều tra chọn mẫu và phỏng vấn chuyên gia:
Thực hiện điều tra chọn mẫu và phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu tại đơn vị
nghiên cứu. Đồng thời, kết hợp thực hiện phỏng vấn một số đối tác và cán bộ của Huyện Lạng
Giang nhằm đánh giá công tác quản lý tài chính một cách toàn diện hơn.
Phương pháp phân tích – tổng hợp:
Phân tích các thực trạng đào tạo nghề và giới thiệu việc làm của Huyện Lạng
Giang thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành đề nghiên cứu. Qua đó
phát hiện thuộc tính và bản chất của từng yếu tố qua đó giúp ta nhìn nhận một cách rõ
ràng và chi tiết.

x


Kết quả chính và kết luận
Nghiên cứu này, trước hết xem xét môi trường hoạt động của đối tượng nghiên
cứu thông qua phân tích các đặc điểm địa bàn nghiên cứu, bài học kinh nghiệm quốc tế
cũng như các địa phương trong nước để xác định được điều kiện hoạt động, nhu cầu qua
đó sử dụng các phân tích này như một cơ sở lý luận trong việc phân tích, đánh giá và
đưa ra các giải pháp tăng cường đào tạo nghề và giới thiệu việc làm.
Với việc đánh giá chi tiết, cụ thể thực trạng của các hoạt động đào tạo nghề của
các cơ sở dạy nghề ở huyện. Tổng số lao động qua đào tạo nghề tăng liên tục qua các

năm, số lượng các doanh nghiệp tại các khu và cụm công nghiệp tham gia đào tạo,
tuyển dụng cũng có nhiều chuyển biến tích cực, hoạt động xuất khẩu lao động cũng đạt
được nhiều thành tựu đáng kể góp phần phác họa bức tranh tươi sáng hơn về lao động
nông thôn huyện Lạng Giang. Trong luận văn của mình, tác giả đã chú ý vào việc phân
tích, đánh giá chất lượng của các hoạt động đào tạo nghề, các hoạt động giới thiệu việc
làm cho người lao động sau khi học nghề của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn là một
trong các ưu điểm của luận văn khi khai thác có hiệu quả số liệu thứ cấp thu thập được
cũng như phân tích dữ liệu sơ cấp thông qua điều tra trực tiếp trên địa bàn.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được các thành tựu đạt được, những mặt còn tồn tại
cũng như những nguyên nhân của các hạn chế đó. Việc xác định được thành công, hạn
chế và nguyên nhân của tồn tại có ý nghĩa lớn trong phân tích. Bởi thông qua việc xác
nhận được các yếu tố này, các giải pháp mà tác giả cung cấp sẽ cụ thể, chi tiết và thiết
thực hơn cho đối tượng nghiên cứu của mình.
Trên cơ sở các yếu tố đã phân tích, luận văn đã triển khai bốn nhóm giải pháp
liên quan mật thiết, chặt chẽ bao gồm: Hoàn thiện quy hoạch mạng lưới; Tăng cường
huy động nguồn lực; Nâng cao trình độ nhận thức của đối tượng tham gia; Tăng cường
tính liên kết, phối hợp về đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn
huyện Lạng Giang. Các nhóm giải pháp đưa ra cần được thực hiện đồng thời, nhất quán
và có kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu cao nhất. Với mỗi một giải pháp, cần bám
sát vào thực tiễn, cụ thể hóa và gắn với trách nhiệm của mỗi đơn vị tham gia vào quá
trình đào tạo, giới thiệu việc làm.

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Hoang Van Nghia
Thesis title: “Solutions to strengthen vocational training and job introduction
for rural workers in Lang Giang district, Bac Giang province”.
Major: Economic Management


Code: 60.34.04.10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
The overall objective of the project:
Analyzing the situation, factors affecting the introduction of vocational training and
employment for rural workers in Lang Giang district, which proposed measures to implement
job training and job introduction for agricultural workers in rural areas in the future.
Specific objectives of the project:
- Contribute to codify and clarify the rationale and practice of vocational training
and job introduction for rural workers.
- Analyzing the situation, factors affecting vocational training and job
introduction in Lang Giang district.
- Recommend solution to imp lement job training and job placement for rural
workers in Lang Giang district next time.
Materials and Methods
Statistical methods:
Data was collected from the annual reports of Lang Giang district, the disclosure
of information, statistical agencies, professional journals and process information on the
status of job training and job placement of Lang Giang district.
Methods of sample surveys and interviews the experts:
Perform sample surveys and direct interviews with the study subjects in research
units. At the same time, combined to interview some partners and staff of Lang Giang
district to assess the financial management in a more comprehensive way.
Methods of analysis - synthesis:
Analysis of the current status of vocational training and job placement of Lang
Giang district into the parts and the factors which constituting the research subject.
Thereby detecting attributes and nature of each factor which helps us to recognize in
clear and detailed way.


xii


Main findings and conclusions
This research, first consider the operating environment of the subjects studied by
analyzing the characteristics of the study research, international lessons learned and local
place in the country to determine the operating conditiond and demand, thereby using this
analysis as a theoretical basis for the analysis, evaluation and offering solutions to
strengthen vocational training and job placement.
With the detailed assessment, specific the status of vocational training activities
of the vocational training institutions in the district. The total number of trained workers
increased continuously over the years, the number of businesses in the industrial zone
area which participate in training and recruitment also have many positive changes,
labor export activities also reached significant achievements, contributing to sketch
picture brighter future for rural workers in Lang Giang district. In this thesis, the
researcher noted in the analysis and evaluation of the quality of vocational training
activities and job placement activities for employees after finish the vocational training
is one of the advantages of the thesis, while effectively exploite secondary data that
collected and analyzed primary data via direct surveys in the area.
Research results have shown these achievements, the remaining surface and the
causes of these limitations. The successfully identifying, limiting and cause of existence
have great significance in the analysis. By confirmation through these factors, the
solution which provided by researcher will materialize, detailed for the research
subjects.
Base the basis of the factors analyzed, the thesis was deployed 5 groups that
closely related, include: Completing the network planning; Enhance resource
mobilization; Raising the awareness’s level of participants; Strengthening coherence,
coordination of vocational training and job placement for rural workers in Lang Giang
district. The solutions that given in this thesis should be implemented simultaneously,
consistent and have specific plans to achieve the highest goals. For each solution,

should follow strictly with the reality, concretizing and linked with the responsibilities
of each unit which involved in the process of job training and job placement.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH – HĐH) đã thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội và quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra nhanh hơn và
tạo tiền đề cho cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ. Tuy nhiên, ngày càng
có nhiều hộ nông nghiệp bị mất đất sản xuất, phải tìm cách chuyển đổi lao động
sang lĩnh vực phi nông nghiệp nên rất cần được hưởng chính sách ưu đãi về đào tạo
nghề và giới thiệu việc làm. Bên cạnh đó, chất lượng lao động ở nông thôn nước ta
còn quá thấp. Chất lượng lao động nông thôn thấp đã làm cho thu nhập của người
lao động không thể tăng nhanh; gây ra chênh lệch khoảng cách giàu nghèo giữa
thành thị và nông thôn ngày càng tăng. Chính vì vậy, đào tạo nghề và giới thiệu việc
làm cho lao động nông thôn ở Việt Nam đang là một yêu cầu cấp bách (Đặng Kim
Sơn, 2008).
Dạy nghề, huấn luyện nghề nhằm nâng cao chất lượng lao động, đáp ứng
yêu cầu CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn; đào tạo nghề cho lao động nông
thôn theo nhu cầu học nghề của người lao động và yêu cầu của thị trường lao
động, gắn đào tạo nghề với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
huyện và mỗi địa phương; Đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng
nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi đề người lao
động tham gia học nghề, tập huấn nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện
kinh tế và nhu cầu học nghề của mình, phấn đấu để mọi người dân đến tuổi lao
động đều được đào tạo bồi dưỡng huấn luyện nghề từ đó góp phần giải quyết
việc làm cho lao động nông thôn.
Giải quyết việc làm với phương châm tạo việc làm cho người lao động

thông qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mùa vụ, cây trồng, vật nuôi. Tạo điều kiện
thuận lợi để người lao động tự tạo việc làm hoặc được giới thiệu việc làm thông
qua các chương trình như xuất khẩu lao động và làm việc tại các khu cụm công
nghiệp trong và ngoài huyện. Từ đó có công việc tạo ra thu nhập ổn định giúp
giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động nông thôn, cải
thiện điều kiện sống và sản xuất, giảm dần khoảng cách về thu nhập, mức sống
giữa các khu vực, giữa hộ giàu và hộ nghèo.
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước,
của các cấp, các ngành và của toàn xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động
1


nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn. Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao động nông
thôn; có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối
với mọi lao động nông thôn; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã
hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn (Nguyễn Hữu Ngoan, 2007).
Nhận thức rõ vai trò của công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Tỉnh Bắc Giang đã ban hành các văn bản chỉ đạo, đôn đốc các cấp, các ngành tập
trung lực lượng, phối hợp tổ chức triển khai khảo sát nhu cầu học nghề của lao
động nông thôn và nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của các cơ sở sản
xuất kinh doanh trên địa bàn. Bên cạnh đó, tập trung tuyên truyền qua các
phương tiện thông tin đại chúng về các chương trình, chính sách đào tạo nghề
cho lao động nông thôn và các tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh tiếp cận để có
kế hoạch tham gia học nghề và sử dụng lao động đã được đào tạo nghề.Tại huyện
Lạng Giang – Bắc Giang việc tổ chức các hoạt động đào tạo cho lao động nông
thôn được chính quyền, Ủy Ban Nhân Dân huyện quan tâm sâu sát và chỉ đạo cụ
thể, đến nay đã có hơn 100 chương trình đào tạo cho bà con nông dân về nông
nghiệp, thủ công mỹ nghệ, giúp cho bàn con yên tâm canh tác và tạo ra giá trị gia
tăng nhờ các ngành nghề phụ. Chính từ những lớp học này người dân đã biết áp

dụng tiến độ khoa học, chuyển giao công nghệ vào thực tiễn sản xuất để tăng
năng suất lao động, tăng giá trị hàng hoá trên một đơn vị diện tích. Một số học
viên sau các lớp học nghề điện dân dụng, cơ khí nông nghiệp đã tự thiết kế, tính
toán, lắp đặt mạng điện trong gia đình, áp dụng các quy trình kỹ thuật, đảm bảo
an toàn, tăng tuổi thọ dụng cụ thiết bị sử dụng trong sinh hoạt, biết cách bảo dưỡng
sữa chữa những hư hỏng thông thường các loại máy móc, công cụ phục vụ sản xuất.
Việc gắn kết giữa dạy nghề với tạo việc làm ngay tại địa phương đã có hiệu quả thiết
thực trong việc chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn.
Huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang thời gian vừa qua thực hiện đề án đào tạo
nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ đã có
những kết quả đáng khích lệ. Số lao động được đào tạo nghề và giới thiệu việc làm
tăng lên qua hàng năm. Công tác đào tạo nghề bước đầu đã đáp ứng được một phần
nhu cầu của học người lao động cũng như đáp ứng được nhu cầu về lao động của
các doanh nghiệp thông qua công tác giới thiệu việc làm. Tuy nhiên, bên cạnh
những mặt tích cực, hiện nay công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm trên địa
bàn huyện Lạng Giang còn có nhiều khó khăn, bất cập, chưa thực sự đào tạo được
2


nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu của DN, của xã hội cả về số lượng và chất
lượng, ngành nghề đào tạo. Do vậy, để công tác đào tạo nghề của huyện ngày càng
phát triển, đáp ứng được nhu cầu của thời kỳ CNH, HĐH cần được các cấp, các
ngành và toàn thể các tập thể, cá nhân trong và ngoài huyện hưởng ứng, đầu tư triển
khai trong những giai đoạn tiếp theo. Hiện nay, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về đào
tạo nghề và giới thiệu việc làm, tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu về công tác
đào tạo nghề và giới thiệu việc làm trên địa bàn huyện Lạng Giang.
Câu hỏi đặt ra là:
- Nghiên cứu về đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông
thôn dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn nào?
- Thực trạng về đào tạo nghề và giới thiệu việc làm ở nông thôn trên địa bàn

huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang trong thời gian vừa qua như thế nào?
- Yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm trên
địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang?
- Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề và giới thiệu việc
làm ở nông thôn trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là gì?
Sự cố gắng của chính quyền huyện Lạng Giang đã mang lại những thành
tựu đang ghi nhận.Tuy nhiên trong lộ trình tiến tới mô hình nông thôn mới thì
việc đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cần được quan tâm hơn nữa. Cụ thể là
các chương trình đào tạo hướng tới các hộ thuần nông và những người lao động
nông nghiệp lâu năm. Bên cạnh đó vấn đề tư vấn, giới thiệu việc làm và xuất
khẩu lao động cũng cần được quan tâm và đẩy mạnh.
Xuất phát từ những yêu cầu cấp bách trên cùng với những câu hỏi đặt ra, tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp tăng cường đào tạo nghề và giới thiệu việc
làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng, yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo nghề và giới thiệu việc
làm cho lao động nông thôn huyện Lạng Giang, từ đó đề xuất giải pháp nhằm
thực hiện tốt việc đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn
trong địa bàn trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo
nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn.
3


- Phân tích thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nghề và
giới thiệu việc làm trên địa bàn huyện Lạng Giang.
- Đề xuất giải pháp nhằm thực hiện tốt việc đào tạo nghề và giới thiệu việc
làm cho lao động nông thôn địa bàn huyện Lạng Giang thời gian tới.

1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động liên quan đến công tác
đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện
Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi nội dung
Đề tài nghiên cứu những vấn đề về thực trạng công tác đào tạo nghề và
giới thiệu việc làm cho lao, cụ thể:
- Tình hình học nghề của người LĐNT huyện Lạng Giang;
- Tình hình giới thiệu việc làm cho người lao động sau khi học nghề.
- Các hoạt động đào tạo nghề của các cơ sở dạy nghề ở huyện (hoạt động
của trung tâm dạy nghề, hoạt động truyền nghề, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng
nghề của các DN,…). Trong đó, đề tài tập trung chính vào việc phân tích, đánh
giá chất lượng của các hoạt động đào tạo nghề.
- Các hoạt động giới thiệu việc làm cho người lao động sau khi học nghề
của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên
quan đến hoạt động đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn
trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.
1.3.2.2. Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang
1.3.2.3. Phạm vi thời gian
- Các dữ liệu phục vụ cho đánh giá tình hình thực hiện chương trình đào
tạo nghề, các loại hình đào tạo của các cơ sở dạy nghề được thu thập từ năm
2013 – 2015.
- Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 8/2015 đến tháng
04/2016.

4



PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Đào tạo nghề
Theo nghĩa hiểu đơn nhất, đào tạo nghề là một quá trình diễn ra từ khi bắt
đầu đến khi kết thúc khóa học, tại đây người dạy truyền đạt kiến thức, rèn luyện kỹ
năng và giúp cho người học định hướng được thái độ, nhân cách theo hướng chuẩn
mực. Quá trình này diễn ra liên tục, có sự biến đổi phù hợp với đối tượng học tập.
Song song với những hoạt động của người dạy, người học cũng tham gia vào quá
trình học tập bằng cách đọc, nghe, suy nghĩ để có kiến thức, có hiểu biết nhằm
thay đổi suy nghĩ, từ đó dẫn đến thay đổi hành vi. Thông qua quá trình học tập,
người học sẽ tích lũy được kiến thức nghề nghiệp, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp
và hình thành lên thái độ đúng mực tương xứng với vị trí của mình trong nghề
nghiệp và trong xã hội (Tô Huy Rứa, 2008).
Nếu như trước khi được đào tạo nghề, do chưa hiểu biết những kiến thức,
kỹ năng nghề nghiệp họ sẽ không biết phải làm công việc mà mình chưa được
học như thế nào hoặc có thể làm nhưng không đúng, hiệu quả công việc không
cao; thì sau quá trình đào tạo có đủ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cần thiết để
biết phải làm thế nào cho đúng, cho đủ và cho tốt nhất. Quá trình đào tạo nghề
giúp cho người học được thao tác nhiều lần, hiểu được bản chất của vấn đề từ đó
hình thành lên kỹ năng nghề nghiệp; và nếu có ý thức nghề nghiệp tốt sẽ phát
triển được năng lực nghề nghiệp ở mức cao hơn, đạt đến kỹ xảo, thậm chí là nghệ
thuật trong nghề nghiệp mình đã học.
Khái niệm đào tạo nghề được mô tả khá cụ thể, chi tiết theo Luật dạy
nghề, đào tạo nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và
thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm
hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học. Đào tạo nghề bao gồm hai quá
trình có quan hệ hữu cơ với nhau. Đó là:

+ Dạy nghề: là quá trình giảng viên truyền bá những kiến thức về lý
thuyết và thực hành để các học viên có được một trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, sự
khéo léo, thành thục nhất định về nghề nghiệp;

5


+ Học nghề: “Là quá trình tiếp thu những kiến thức về lý thuyết và thực
hành của người lao động để đạt được một trình độ nghề nghiệp nhất định”.
Đào tạo nghề cho người lao động là giáo dục kỹ thuật sản xuất cho người
lao động để họ nắm vững nghề nghiệp, chuyên môn bao gồm đào tạo nghề mới,
đào tạo nghề bổ sung, đào tạo lại nghề.
Đào tạo nghề mới: là đào tạo những người chưa có nghề, gồm những
người đến tuổi lao động chưa được học nghề, hoặc những người trong độ tuổi lao
động nhưng trước đó chưa được học nghề. Đào tạo mới nhằm đáp ứng tăng thêm
lao động đào tạo nghề cho xã hội.
Đào tạo lại nghề: là đào tạo đối với những người đã có nghề, có chuyên
môn nhưng do yêu cầu mới của sản xuất và tiến bộ kỹ thuật dẫn đến việc thay đổi
cơ cấu ngành nghề, trình độ chuyên môn. Một số công nhân được đào tạo lại cho
phù hợp với cơ cấu ngành nghề và trình độ kỹ thuật mới.
Đào tạo lại thường được hiểu là quá trình nhằm tạo cho người lao động có
cơ hội để học tập một lĩnh vực chuyên môn mới để thay đổi nghề.
Bồi dưỡng nâng cao tay nghề: Bồi dưỡng có thể coi là quá trình cập nhật
hoá kiến thức còn thiếu, đã lạc hậu, bổ túc nghề, đào tạo thêm hoặc củng cố các
kỹ năng nghề nghiệp theo từng chuyên môn và thường được xác nhận bằng một
chứng chỉ hay nâng lên bậc cao hơn (Quốc hội Khóa XI, 2006).
Như vậy, xác định rõ ranh giới giữa đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại nghề
hiện nay là một việc phức tạp, khó khăn. Dựa vào lý thuyết quy luật số đông, các
khái niệm trên được phân biệt theo các tiêu chí sau:
- Nội dung: nội dung có liên quan tới nghề chuyên môn mới hay cũ;

- Mục đích: để tiếp tục làm nghề cũ hay đổi nghề;
- Lần đào tạo: lần đầu tiên hay tiếp nối;
- Văn bằng: được cấp bằng, chứng chỉ hay không được cấp sau khi học
Đào tạo nghề là một bộ phận quan trọng của hệ thống giáo dục quốc dân.
Theo quy định của Luật giáo dục, hệ thống giáo dục bao gồm: Giáo dục mầm
non, giáo dục phổ thông, giáo dục học nghề, giáo dục đại học và sau đại học. Hệ
thống đào tạo nghề trong hệ thống giáo dục quốc dân theo sơ đồ hệ thống khung
giáo dục quốc dân thì đào tạo nghề được thực hiện ở các cấp khác nhau, ở lứa
tuổi khác nhau và được phân luồng để đào tạo nghề phù hợp với trình độ về văn
6


hoá, khả năng phát triển của con người và độ tuổi. Cho thấy sự liên thông giữa
các cấp học, các điều kiện cần thiết để học nghề hoặ các cấp học tiếp theo. Nó là
cơ sở quản lý giáo dục, nâng cao hiệu quả của đào tạo, tránh lãng phí trong đào
tạo (cả người học và xã hội), tránh trùng lặp nội dung chương trình, đồng thời là
cơ sở đánh giá trình độ người học và cấp các văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp. Tuy
vậy, cũng cho thấy sự liên thông giữa các cấp đào tạo nghề chưa rõ ràng. Bộ
phận được phân luồng học nghề từ cấp học dưới khi muốn học nghề ở cấp cao
hơn thì theo con đường nào hay thì lại phải tiếp tục học cấp cao hơn thì mới
chuyển được. Đây là điều hết sức lưu ý trong việc xây dựng hệ thống chương
trình, khung giáo dục quốc dân, đảm bảo tính liên thông giữa các cấp học nghề.
Do đặc thù của hoạt động đào tạo nghề, việc tổ chức quá trình đào tạo cũng có những
điểm riêng biệt để phù hợp với đối tượng, mục tiêu đề ra cho đào tạo nghề.
2.1.1.2. Giới thiệu việc làm
Giới thiệu việc làm là một quá trình trong đó các cơ sở giới thiệu việc làm đã
có các thông tin về chỗ làm việc trống và cung cấp các thông tin đó với người lao
động, để người lao động có thể tìm hiểu và thỏa thuận về việc làm với người sử
dụng lao động, hoặc các cơ sở giới thiệu việc làm có thể cung cấp các thông tin cần
thiết về người lao động cho chủ sử dụng lao động để họ tiếp xúc với người lao động

và có thể đi đến các thỏa thuận về tuyển dụng lao động khi thấy phù hợp.
Theo khái niệm trên thì hoạt động giới thiệu việc làm có thể được cụ thể
hóa trong các nhiệm vụ như sau:
- Giới thiệu việc làm là thực hiện các nhiệm vụ cầu nối trung gian giữa
người sử dụng lao động và người lao động, trực tiếp bố trí người tìm việc vào các
công việc hiện có (chỗ làm trống)
- Thiết lập hoặc tăng cường các chương trình thu nhaapjm, phân tích, lưu
giữ và cung cấp thông tin; tư vấn về các hội chợ việc làm, nghề nghiệp cho người
lao động và người sử dụng lao động; đào tạo, tự tạo việc làm cho người lao động.
- Cung cấp cho người lao động những thông tin và yêu cầu của người sử
dụng lao động về lĩnh vực cần tuyển lao động, những đòi hỏi về trình độ chuyên
môn – kỹ thuật, cũng như về các mức tiền công có thể nhận được, giới thiệu cho
người sử dụng lao động tuyển được lao động theo đúng yêu cầu.
- Hoạt động giới thiệu việc làm có thể tham gia đào tạo nghề để tự tạo
việc làm cho ngươì lao động.

7


2.1.1.3. Lao động nông thôn
Lao động nông thôn là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động thuộc khu
vực nông thôn, có khả năng lao động và có nhu cầu lao động (Phạm Thị Thanh
Hương, 2011).
Nguồn lao động nông thôn là toàn bộ những người đủ 15 tuổi trở lên có
việc làm và những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhưng
đang thất nghiệp, đang đi học, đang làm nội trợ trong gia đình mình, hoặc chưa
có nhu cầu làm việc và những người thuộc tình trạng khác cư trú trên địa bàn
nông thôn.
Lực lượng lao động nông thôn là những người đủ 15 tuổi trở lên có việc
làm và những người thất nghiệp cư trú trên địa bàn nông thôn. Lực lượng lao

động là một bộ phận của nguồn lao động.
Hoạt động lao động ở nông thôn là toàn bộ những hoạt động lao động sản
xuất tạo ra sản phẩm của những người sống ở nông thôn. Do đó, lao động nông
thôn bao gồm: Lao động trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp nông thôn,
dịch vụ ở nông thôn…
Nông thôn Việt Nam có nguồn lao động dồi dào và tiềm năng, là nơi cung
cấp và hậu thuẫn đắc lực về nguồn nhân lực cho nền kinh tế. Với đặc điểm là dân
số tăng nhanh, cấu trúc dân số trẻ, dẫn đến số lượng lao động tăng nhanh với tốc
độ cao hàng năm. Vì vậy, khả năng tạo việc làm của nền kinh tế luôn thấp hơn
nhu cầu tìm việc làm của lao động nông thôn (Trần Thị Ninh, 2010).
Đào tạo nghề cho LĐNT được hiểu như sau: Đào tạo nghề cho LĐNT là
hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm truyền đạt những kiến thức, kỹ năng, kỹ
xảo của một nghề nào đó cho người lao động ở khu vực nông thôn, từ đó tạo ra năng
lực cho người lao động đó có thể thực hiện thành công nghề đã được đào tạo.
Phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn là việc mở rộng, đa dạng
hơn các hình thức, phương pháp, mô hình đào tạo nghề cho đối tượng là lao động
ở khu vực nông thôn và nhằm mục đích nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lao
động khu vực nông thôn, giúp họ có thể tham gia có hiệu quả các hoạt động lao
động xã hội ngay tại khu vực nông thôn hoặc chuyển sang hoạt động trong lĩnh
vực khác, ở địa bàn khác so với trước khi được đào tạo.
Phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm nâng cao chất lượng
và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông
8


thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Đối tượng tham gia là lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình
độ văn hoá và sức khoẻ phù hợp với nghề cần học. Trong đó, ưu tiên dạy nghề
cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi, gia đình có

công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo, người tàn tật, người thuộc diện bị
thu hồi đất canh tác.
2.1.2. Vai trò, ý nghĩa của đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho người lao động
Đào tạo nghề cho LĐNT có vai trò, ý nghĩa quan trọng đặc biệt đối với phát
triển vốn con người, nguồn nhân lực, tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu
nhập cho người lao động, giảm nghèo, thực hiện công bằng, đảm bảo an sinh xã
hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở khu vực nông thôn. Garry
Becker, người Mỹ được giải thưởng Nobel kinh tế năm 1992 khẳng định: “Không
có đầu tư nào mang lại nguồn lợi lớn như đầu tư vào nhân lực”.
a) Nâng cao nhận thức, hiểu biết cho lao động nông thôn
Lao động nông với các đặc thù về điều kiện kinh tế - xã hội của vùng nông
thôn dẫn đến khả năng nhận thức và hiểu biết nói chung còn nhiều hạn chế. Sản
xuất chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của cha ông để lại, chưa chủ động học hỏi,
trao đổi kinh nghiệm để nâng cao kiến thức về sản xuất nông nghiệp. Qua quá
trình được đào tạo nghề và sau khi được giới thiệu việc làm sẽ nâng cao nhận
thức và hiểu biết cho lao động nông thôn.
b) Góp phần giải quyết việc làm nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn
Sau khi được đào tạo nghề và giới thiệu việc làm, kiến thức, hiểu biết và
kỹ năng sản xuất của người lao động được nâng lên. Người lao động nông thôn
học nghề nông nghiệp sẽ tiếp thu được những kiến thức sản xuất mới, được đào
tạo bồi dưỡng về kỹ năng sản xuất, từ đó làm tăng sản lượng hàng hóa nông
nghiệp được sản xuất ra, giảm chi phí sản xuất, dẫn đến nâng cao thu nhập cho
người lao động nông thôn. Một số bộ phận người lao động nông thôn sau khi học
nghề phi nông nghiệp sẽ được giới thiệu việc làm tại các nhà máy, cơ sở sản
xuất, các doanh nghiệp tại các khu, cụm công nghiệp. Như vậy, người lao động
nông thôn sau khi được đào tạo nghề sẽ giải quyết được việc làm, nâng cao thu
nhập, ổn định đời sống và sản xuất.

9



c) Giải quyết vấn đề xã hội nông thôn
Đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn là quá trình
rèn luyện phẩm chất đạo đức làm cho người ta biết sống cao đẹp, lành mạnh, văn
minh, sống có ý nghĩa; biết hướng tới cái đúng, cái hợp lý, chân, thiện, mỹ; biết
cần cù, tiết kiệm, đoàn kết hợp tác trong lao động để nhân thêm sức mạnh của
con người và dân tộc Việt Nam trong thời đại mới. Đào tạo nghề và giới thiệu
việc làm làm thay đổi cơ cấu lao động theo hướng lao động trí tuệ tăng nhanh,
tầng lớp trí thức, nhân viên và công nhân có trí thức ngày càng đông đảo. Phương
thức hoạt động của con người đã chuyển từ nguồn lực tự nhiên, lao động cơ bắp
sang khai thác phổ biến nguồn lao động trí tuệ (Nguyễn Hữu Ngoan, 2007).
Tóm lại, đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn làm
nâng cao nhận thức, hiểu biết của người lao động nông thôn, góp phần nâng cao
thu nhập, giải quyết việc làm từ đó quốc phòng an ninh được đảm bảo, giải quyết
được các vấn đề ở xã hội nông thôn.
2.1.3. Nội dung đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn
2.1.3.1. Nội dung đào tạo nghề
a) Xây dựng chiến lược khoa học đào tạo nghề
Nước ta đang trong quá trình hội nhập sâu rộng và toàn diện hơn với khu vực
trên thế giới nên có nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng gặp nhiều khó khăn và thách
thức. Trong đó, thách thức về nguồn chất lượng nhân lực đang đặt ra cấp bách, đặt
vai trò quan trọng cho toàn Ngành. Cần phải có chiến lược đào tạo nghề để phát
triển hệ thống trường lớp, đội ngũ giáo viên dạy nghề.
Trong Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2016-2020 sẽ
hướng đến tập trung đào tạo các ngành nghề trọng điểm đạt trình độ của các nước
khu vực ASEAN và thế giới, tạo sự đột phá về chất lượng nghề nghiệp và nâng tỷ
lệ lao động qua đào tạo lên 63% vào năm 2020. Để thực hiện mục tiêu đó cần tập
trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp quan trọng, bao gồm: đổi mới quản lý nhà
nước về dạy nghề; rà soát sắp xếp mạng lưới cơ sở dạy nghề, đặc biệt sẽ nghiên
cứu cho phép thí điểm việc trường cao đẳng được liên kết với các cơ sở giáo dục

đại học trong đào tạo liên thông các trình độ.

10


b) Quy hoạch đào tạo nghề
Đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cần phải theo nhu cầu của xã hội, xã
hội ngày càng phát triển dẫn đến số lượng và yêu cầu về chất lượng đào tạo nghề
cũng tăng lên. Hàng năm sẽ có những người bước vào độ tuổi lao động thay thế
cho những người quá tuổi lao động. Các biến động này khác nhau ở từng quốc
gia, mỗi địa phương. Để công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm đạt hiệu
quả mong muốn, cần phải quy hoạch về đào tạo nghề và giới thiệu việc làm một
cách khoa học, chính xác.Trước hết cần phải làm tốt công tác dự báo nhu cầu học
nghề và giới thiệu việc làm cho người lao động, nhu cầu lao động của các doanh
nghiệp để từ đó có thể làm tốt công tác quy hoạch đào tạo nghề và giới thiệu việc
làm. Cần phải xác định đào tạo nghề và giới thiệu việc làm là hai lĩnh vực song
song không thể tách rời, là hai hoạt động gắn liền và hỗ trợ cho nhau. Từ đó,
công tác quy hoạch đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cần phải tập trung vào
quan hệ này để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề.
c) Huy động nguồn lực đào tạo nghề
Nguồn lực đào tạo nghề bao gồm nguồn lực về vật chất và nguồn lực về
con người. Nguồn lực về vật chất bao gồm cơ sở vật chất như trường học, lớp
học, trung tâm thực hành, trang thiết bị cho việc dạy và học…Nguồn lực con
người bao gồm những người làm công tác quản lý về đào tạo nghề, giáo viên,
giảng viên và những người làm công tác đào tạo nghề. Để nâng cao hiệu quả
công tác đào tạo nghề cần phải huy động mọi nguồn lực từ trung ương đến địa
phương và của toàn xã hội cho công tác đào tạo nghề.
d) Tổ chức thực hiện đào tạo nghề
Tổ chức thực hiện đào tạo nghề bao gồm tổ chức hệ thống quản lý việc
đào tạo nghề, các trung tâm đào tạo nghề, các doanh nghiệp tham gia vào công

tác đào tạo nghề, các làng nghề và các đơn vị liên quan như phòng nông nghiệp
và phát triển nông thôn, trạm khuyến nông, trạm bảo vệ thực vật, hội nông dân,
ban phát triển nông thôn…
e) Thực hiện các nội dung đào tạo nghề
Nội dung đào tạo nghề bao gồm việc xây dựng các hình thức đào tạo
nghề. Hiện nay có các hình thức đào tạo nghề là Đào tạo nghề ngắn hạn; Đào tạo
nghề tại trung tâm dạy nghề; Đào tạo nghề tại Doanh nghiệp; Đào tạo tại các lớp
học tại cộng đồng. Các ngành nghề được đào tạo bao gồm các ngành nghề nông
nghiệp và phi nông nghiệp.
11


×