Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn trên địa bàn huyện lý nhân, tỉnh hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 130 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐẶNG THÙY MAI

GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LÝ NHÂN, TỈNH HÀ NAM

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Thị Dương Nga

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016
i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn
và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng



Tác giả luận văn

Đặng Thùy Mai

ii

năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông
thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và nhiệt tình
giảng dạy, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Dương Nga, thầy là
người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Hội liên hiệp phụ nữ huyện Lý Nhân, Phòng lao động
Thương binh và xã hội huyện Lý Nhân, chi cục thống kê huyện Lý Nhân đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và cung cấp đầy đủ các thông tin, số liệu, tư liệu bản đồ trong quá
trình nghiên cứu luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin trân trọng cám ơn các bạn học viên cùng lớp, những người
thân trong gia đình và bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016


Tác giả luận văn

Đặng Thùy Mai

iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ............................................................................................................... ii
Lời cảm ơn .................................................................................................................. iii
Mục lục ....................................................................................................................... iv
Danh mục các chữ viết tắt .......................................................................................... vii
Danh mục bảng ......................................................................................................... viii
Danh mục hộp ............................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn .........................................................................................................x
Thesis Abstract ........................................................................................................... xii
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung .................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................2
1.3.
Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................3
1.4.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................3
Phần 2. Tổng quan tài liệu ..........................................................................................5

2.1.
Cơ sở lý luận.....................................................................................................5
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản. ..................................................................................5
2.1.2. Phân loại lao động ..........................................................................................10
2.1.3. Đặc điểm việc làm của lao động nữ ở khu vực nông thôn. ...............................12
2.1.4. Vai trò của lao động ở khu vực nông thôn .......................................................13
2.1.5. Vai trò của lao động nữ ...................................................................................14
2.1.6. Đặc điểm của lao động nữ khu vực nông thôn .................................................15
2.1.7. Đặc điểm việc làm của lao động nữ nông thôn ................................................16
2.1.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm của lao động nữ nông thôn ............20
2.1.9. Nội dung giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn ................................17
2.2.
Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nữ ở nông thôn .......................23
2.2.1. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn ở một số
nước trên thế giới ............................................................................................23
2.2.2. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn ở một số đại
phương ở Việt Nam ........................................................................................25
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................30
3.1.
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ..........................................................................30
iv


3.1.1.
3.1.2.

Điều kiện tự nhiên ..........................................................................................29
Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................30

3.2.

Phương pháp nghiên cứu.................................................................................38
3.2.1. Phương pháp thu tập số liệu ............................................................................39
3.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin .......................................................40
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................48
4.1.

Thực trạng việc làm của lao động nữ nông thôn trên địa bàn huyện
Lý Nhân..........................................................................................................48

4.1.1.

Tình hình lao động việc làm của lao động nữ nông thôn huyện Lý Nhân
giai đoạn 2013-2015 .......................................................................................48
Đặc điểm lao động nữ nông thôn huyện Lý Nhân ............................................52
Tình hình lao động, việc làm cho lao động nữ nông thôn ở các xã điều tra ...........53
Tình trạng việc làm của lao động nữ nông thôn huyện Lý Nhân ......................60
Các giải pháp của UBND huyện Lý Nhân giải quyết việc làm cho lao
động nữ nông thôn ..........................................................................................62
Giải pháp chuyển giao khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, sản xuất
nông nghiệp ....................................................................................................62
Giải pháp đào tạo nghề, xuất khẩu lao động ....................................................64
Giải pháp cung ứng tín dụng, hỗ trợ vay vốn cho lao động nữ .........................67
Giải pháp phát triển, phục hồi, duy trì và phát triển các làng nghề truyền
thống ở địa phương. ........................................................................................69
Giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn trong các ngành kinh tế..........70
Giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn trong các doanh nghiệp ..........73
Các yếu tố ảnh hưởng tới việc làm của lao động nữ nông thôn huyện Lý
Nhân tỉnh Hà Nam ..........................................................................................75
Nguồn lao động nữ nông thôn của tỉnh chiếm tỷ trọng lớn nhưng chất lượng
lao động còn thấp, chưa thích ứng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ..................75

Quá trình phát triển khu công nghiệp, đô thị ở huyện việc thu hồi đất
nông nghiệp, thực hiện quy hoạch, sử dụng đất chưa gắn kết với kế hoạch
đào tạo nghề cho người lao động thuộc hộ thu hồi đất, ảnh hưởng trực
tiếp đến việc làm của lao động nữ nông thôn ...................................................77
Việc thực hiện, đánh giá, giám sát các chính sách đảm bảo quyền bình
đẳng của lao động nữ nông thôn trong giải quyết việc làm chưa được
quan tâm thường xuyên ...................................................................................78
Việc quản lý, hỗ trợ thực hiện chính sách đối với lao động nữ nông thôn
di cư chưa được quan tâm đầy đủ ....................................................................79

4.1.2.
4.1.2.
4.1.3.
4.2.
4.2.1.
4.1.2.
4.1.3.
4.1.4.
4.2.5.
4.1.6.
4.3.
4.4.1.
4.4.2.

4.4.3.

4.4.4.

v



4.4.

Các giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn trong thời
gian tới ...........................................................................................................80

4.5.1.

Giải quyết việc cho lao động nữ nông thôn gắn với tăng trưởng kinh tế,
xây dựng nông thôn mới .................................................................................80
Giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn gắn với đào tạo nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực của huyện .............................................................82

4.5.2.
4.5.3.

Giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn gắn với thực thực hiện
chính sách Bình đẳng giới, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của lao

động nữ ..........................................................................................................83
4.5.4. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách.............................................................85
4.5.5. Nhóm giải pháp về tổ chức, quản lý ................................................................90
4.5.6. Khuyến nghị hỗ trợ cải thiện điều kiện sống cho lao động nữ nông thôn ....... 101
Phần 5.Kết luận và kiến nghị .................................................................................. 103
5.1.
Kết luận ........................................................................................................ 103
5.2.
Kiến nghị ...................................................................................................... 104
Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 106
Phụ lục ..................................................................................................................... 108


vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

: Nghĩa tiếng Việt

CC

: Cơ cấu

ĐBSH

: Đồng bằng sông Hồng

DS

: Dân số

ĐVT

: Đơn vị tính

HTX

: Hợp tác xã

ILO


: Tổ chức lao động quốc tế

LLLĐ

: Lực lượng lao động

SL

: Sản lượng

SXNN

: Sản xuất nông nghiệp

TTCN

: Tiểu thủ công nghiệp

UBND

: ủy ban nhân dân

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.
Bảng 3.2.
Bảng 3.3.

Bảng 4.1.
Bảng 4.2.
Bảng 4.3.
Bảng 4.4.
Bảng 4.5.
Bảng 4.6.
Bảng 4.7.
Bảng 4.8.

Bảng 4.9.
Bảng 4.10.
Bảng 4.11.
Bảng 4.12.
Bảng 4.13.
Bảng 4.14.
Bảng 4.15.
Bảng 4.16.
Bảng 4.17.
Bảng 4.18.
Bảng 4.19.
Bảng 4.20.
Bảng 4.21.
Bảng 4.22.

Tình hình đất đai của huyện Lý Nhân năm 2012-2014 ...........................32
Tình hình lao động của huyện Lý Nhân năm 2012-2014 ........................34
Tình hình phát triển sản xuất của huyện Lý Nhân 2012 -2014................37
Dân số và lao động nữ nông thôn huyện Lý Nhân giai đoạn 2013 –
2015 ......................................................................................................48
Cơ cấu lao động nữ nông thôn theo trình độ học vấn giai đoạn 2013

- 2015 ....................................................................................................49
Cơ cấu lao động nữ nông thôn theo chuyên môn kỹ thuật ......................50
Lao động nữ nông thôn theo nhóm tuổi .................................................51
Lao động nữ nông thôn theo ngành ........................................................52
Thu nhập bình quân của lao động nữ nông thôn ở các xã điều tra ................54
Thực trạng việc làm và thất nghiệp của lao động nữ điều tra ..................55
Tình trạng lao động và việc làm của lao động nữ khu vực nông
thôn huyện Lý Nhân phân theo trình độ văn hóa và trình độ chuyên
môn kỹ thuật .........................................................................................56
Thời gian làm việc của lao động nữ nông thôn nhóm điều tra ................57
Thu nhập bình quân của lao động nữ nông thôn ở nhóm điều tra .................57
Nhận thức nguyên vọng và lý do tìm kiếm việc làm của lao động
nữ nhóm điều tra ...................................................................................58
Việc làm chính hiện nay theo giới tính...................................................59
Tình hình việc làm của lao động nữ nông thôn phân theo độ tuổi,
ngành kinh tế, và theo khu vực ..............................................................61
Tình hình việc làm của lao động nữ nông thôn phân theo trình độ
văn hóa và chuyên môn .........................................................................62
Số lớp tập huấn về chuyển giao khoa học kỹ thuật cho lao động nữ
tại huyện Lý Nhân .................................................................................63
Số mô hình đệm lót sinh học, trồng nấm do lao động nữ làm chủ ................63
Kết quả đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn ...................................66
Hoạt động hỗ trợ vốn vay cho lao động nữ ............................................68
Lao động nữ làm việc trong các làng nghề .............................................70
Kết quả giải quyết việc làm cho lao động nữ theo ngành kinh tế
giai đoạn 2012 – 2015 huyện Lý Nhân ..................................................72
Tình hình lao động nữ nông thôn trong các doanh nghiệp ......................73
Lao động nữ đang làm việc trong các doanh nghiệp theo loại hình
doanh nghiệp giai đoạn 2012 – 2015 huyện Lý Nhân.............................74


viii


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1.
Hộp 4.2.
Hộp 4.3.

Ý kiến của cán bộ Hội liên hiệp phụ nữ huyện Lý Nhân ........................64
Ý kiến của cán bộ trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm huyện
Lý Nhân. ...............................................................................................67
Ý kiến của giám đốc doanh nghiệp may Châu Giang .............................75

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Giải quyết việc làm, hạn chế thất nghiệp đối với lao động nói chung và lao
động nữ nông thôn nói riêng là nhiệm vụ quan trọng vừa có tính cấp bách, vừa
mang tầm chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt đối với lao động
nữ nói chung và lao động nữ khu vực nông thôn nói riêng. Tạo việc làm cho lao
động nữ nông thô mang lại lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội, làm cho xã hội ngày
càng công bằng và văn minh hơn.
Qua nghiên cứu về giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn hiện
nay ở huyện Lý Nhân, luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề chung về lao
động việc làm trên cơ sở phân tích thực trạng thất nghiệp và thiếu việc làm của
lao động nữ trên địa bàn huyện Lý Nhân từ đó góp phần hệ thống hóa cơ sở lý
luận cơ bản và thực tiễn về việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nữ nông
thôn, xác định các khái niệm về lao động nữ nông thôn được quy định trong pháp
luật Việt Nam. Vì vậy giải quyết việc làm của lao động nữ nông thôn huyện Lý

Nhân hiện nay được xem xét từ khái niệm về lao động, việc làm và giải quyết
việc làm của lao động nữ nói chung trên cơ sở những đặc thù của lao động nữ
nông thôn với năm nội dung chính:
1. Giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn thông qua các chương
trình mục tiêu quốc gia.
2. Gải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn gắn với phát triển mạng
lưới doanh nghiệp vừa và nhỏ; phát triển làng nghề truyền thống địa phương.
3. Giải quyết việc làm gắn với việc mở rộng, duy trì và nâng cao chất
lượng đào tạo nghề tại địa phương.
4.Giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn thông qua xuất khẩu lao
động.
5. Giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn thông qua hoạt động của
các tổ chức chính trị, xã hội.
Luận văn đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm của lao động
nữ nông thôn và phương thức giải quyết việc làm của lao động nữ khác hơn so
với lao động nam ở những điểm gì.Về trình độ học vấn, tay nghề của lao động nữ
nông thôn còn thấp; Mục tiêu Bình đẳng giới trong giải quyết việc làm chưa
được thể hiện rõ; vấn đề thực hiện pháp luật bảo đảm quyền của lao động nữ
x


nông thôn chưa được đảm bảo; các chính sách hỗ trợ đối với lao động nữ chưa
được quan tâm.
Luận văn tập trung nghiên cứu sáu giải pháp chính của UBND Huyện Lý
Nhân nhằm giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn của huyện giai đoạn
2013-2015.
1. Giải pháp chuyển giao khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, sản xuất
nông nghiệp.
2. Giải pháp đào tạo nghề, xuất khẩu lao động.
3. Giải pháp cung ứng tín dụng, hỗ trợ vay vốn cho lao động nữ.

4. Giải pháp phát triển, phục hồi, duy trì và phát triển các làng nghề truyền
thống ở địa phương.
5. Giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn trong các ngành kinh tế.
6. Giái quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn trong các doanh nghiệp.
Từ đó phân tích thực trạng lao động nữ nông thôn có việc làm thường xuyên,
thiếu việc làm và thất nghiệp của huyện hiện nay.
Từ phân tích thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn
huyện Lý Nhân, Luận văn đã đưa ra một số đình hướng, giải pháp cụ thể nhăm
góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn, tạo
điều kiện cho lao động nữ nông thôn huyện Lý Nhân được bình đẳng, được đóng
góp nhiều hơn nữa trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của hyện
vào những năm tới.Đề tài có đề xuất năm giải pháp chính nhằm giải quyết việc
làm cho lao động nữ nông thôn của huyện trong thời gian tới:
1. Giải quyết việc cho lao động nữ nông thôn gắn với tăng trưởng kinh tế,
xây dựng nông thôn mới.
2. Giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn gắn với đào tạo nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực của huyện.
3. Giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn gắn với thực thực hiện
chính sách Bình đẳng giới, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của lao động nữ.
4. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách.
5. Khuyến nghị hỗ trợ cải thiện điều kiện sống cho lao động nữ nông thôn.

xi


THESIS ABSTRACT
Creating jobs, limiting unemployment for workers in general and rural
women workers in particular is an important task just taking urgent and longterm trategic importance of the Party and State. Especially for women workers in
general and women workers in rural areas in particular. Create jobs for women
workers raw agricultural economic benefits and social benefits, makes society

more fair and more civilized.Through research on job creation for rural women
workers now in Ly Nhan, sertation research focused on general issues on labor
and employment on the basis of which defines the concept of agricultural women
workers village is prescribed in the law of Vietnam. So the issue of employment
of rural women workers today Ly Nhan district is considered from the concept of
labor, employment and employment of women workers in general on the basis of
the characteristics of workers rural women with five key issues:
1. Creating jobs for rural women workers through the national target
programs.
2. Gai jobs for rural women workers associated with developing the
network of small and medium enterprises; development of local traditional
villages.
3. Resolve jobs associated with the expansion, maintain and improve the
quality of vocational training in the localities.
4.New jobs for rural women workers through labor export.
5. To provide jobs for rural women workers through the operation of the
political institutions, social. Thesis analyzed the factors affecting the employment
of rural women workers and mode of employment of other female workers than
male workers at the point gi.Ve educated, skilled of rural women workers is still
low; Gender equality objectives in employment has not been demonstrated;
implementation issues of law guarantees the right of rural women workers are
not guaranteed; support policies for women workers has not been interested.
Dissertation research focused solution six main Ly Nhan District Committee to
address employment for rural women workers of the district for the 2013-2015
period.

xii


1. Solution scientific and technical transfer in livestock, agriculture.

2. Solution vocational training, labor export.
3. Solutions providing credit, loan support for female workers.
4. Development Solutions, restore, maintain and develop traditional craft
villages in the locality.
5. To provide jobs for rural women workers in the economic sector.
6. creating jobs for rural women workers in enterprises. Since then
analyze the situation of rural women workers with regular employment,
underemployment and unemployment of the current district.
From a situational analysis to create jobs for rural women workers Ly
Nhan, thesis gave some family oriented, specific solutions in order to improve
the efficiency of employment for rural women workers and creating conditions
for rural women workers equal Ly Nhan district, is contributing more in
performing the tasks of socio-economic development in the years of toi.De Hyen
financial solutions proposed in the in order to create jobs for rural women
workers of the district in the near future:
1. Settling for rural women workers tied to economic growth, new rural
construction.
2. To provide jobs for rural women workers tied to raising the quality of
training of human resources of the district.
3. To provide jobs for rural women workers tied to actually implement
gender equality policies, ensuring the legitimate rights and interests of women
workers.
4. Solutions on mechanisms and policies.
5. Recommendations to support improved living conditions for rural
women workers.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việc làm, thiếu việc làm và thất nghiệp đang là vấn đề cấp thiết và quan
trọng có tính toàn cầu, là mối quan tâm lớn của mỗi quốc gia trong đó có Việt
Nam. Ở Việt Nam trong những năm qua vấn đề tạo việc làm và giải quyết việc
làm đang bị cản trở do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế kéo theo tỷ lệ gia
tăng dân số cao trong khi trình độ của người lao động còn hạn chế gây nên tình
trạng lãng phí một bộ phận lao động không được sử dụng hoặc sử dụng không
hiệu quả thì vấn đề giải quyết việc làm cho lao động càng trở nên cấp bách, có ý
nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế và xã hội nhân văn sâu sắc. Nhận thức
rõ tầm quan trọng, trong những năm qua Đảng và nhà nước đã đề ra những chủ
trương, đường lối nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyển đổi cơ cấu
lao động, giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp, thiếu việc làm ở khu vực thành thị,
tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn nhằm tăng thu nhập,
cải thiện đời sống nhân dân lao động góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (2006) xác
định “Phát triển thị trường lao động trong mọi lĩnh vực kinh tế, tạo sự gắn kết
cung – cầu lao động, phát huy tính tích cực của người lao động trong học nghề,
tự tạo và tìm việc làm”.
Tuy nhiên, lao động nữ nói chung và lao động nữ nông thôn nói riêng
đang đứng trước những khó khăn và thử thách, bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập
trong quá trình tạo và tìm kiếm việc làm, chất lượng nguồn lao động chưa tương
xứng với yêu cầu mới đặt ra của thị trường. Lao động nữ nông thôn là lực lượng
chiếm tỷ lệ cao trong lực lượng lao động của nền kinh tế quốc dân là nhân tố
quan trọng trong sản xuất nông nghiệp có vai trò to lớn trong quá trình thực hiện
xây dựng nông thôn mới. Chủ trương phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp - nông thôn ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế,
toàn cầu hóa đã và đang đặt ra những yêu cầu mới về chất lượng nguồn nhân lực
trong đó lao động nữ nói chung và lao động nữ nông thôn nói riêng là đối tượng
lao động cần được quan tâm.
Huyện Lý Nhân là một huyện thuần nông, đời sống của nông dân phụ

thuộc vào nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao, nhu cầu tìm kiếm việc làm luôn là vấn đề
cấp bách được các cấp, ban, ngành, các tổ chức trong huyện quan tâm. Vì vậy


nhu cầu giải quyết việc làm cho lao động nữ được xác định là nhiệm vụ chiến
lược trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Hiện nay, việc làm của lao động
nữ nông thôn huyện Lý Nhân - Tỉnh Hà Nam đang chịu sức ép lớn do tác động
bởi chủ trương công nghiệp hóa, đô thị hóa. Đặc biệt là nhóm đối tượng lao động
nữ nông thôn từ 35 - 49 tuổi gặp nhiều khó khăn trong chuyển đổi nghề và tìm
việc làm. Lực lượng lao động nữ chiếm hơn 52% dân số toàn huyện, số lượng lao
động nữ tự tạo việc làm còn hạn chế chủ yếu là các công việc tạm thời thu nhập
thấp và điều kiện lao động không đảm bảo, tỷ lệ thiếu việc làm và tỷ lệ thất
nghiệp của lao động nữ còn cao.
Việc nghiên cứu đề tài "Giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn
trên địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam" nhằm đánh giá thực trạng tình
hình việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn huyện Lý Nhân Tỉnh Hà Nam giai đoạn 2011-2015 từ đó nghiên cứu, xây dựng những giải pháp
nhằm giải quyết việc làm tại chỗ, thường xuyên cho lao động nữ nông thôn trong
giai đoạn 2016-2020 góp phần phát triển kinh tế huyện Lý Nhân, góp phần thực
hiện thành công Chương trình xây dựng Nông thôn mới.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng thất nghiệp và thiếu việc làm của lao động
nữ trên địa bàn huyện Lý Nhân, từ đó đề xuất hệ thống giải pháp nhằm giải quyết
việc làm cho lao động nữ nông thôn huyện Lý Nhân trong điều kiện cụ thể của
địa phương đến năm 2020.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản và thực tiễn về việc làm và
giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn.
Đánh giá thực trạng thất nghiệp và thiếu việc làm của lao động nữ nông
thôn trên địa bàn huyện Lý Nhân.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho lao động nữ
nông thôn huyện Lý Nhân.
Đề xuất các giải pháp về giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn
huyện Lý Nhân giai đoạn 2016-2020.

2


1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn gồm những vấn đề gì?
Vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn trên địa bàn huyện
Lý Nhân đã thực hiện như thế nào?
Tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp của lao động nữ nông thôn huyện
Lý Nhân trong thời gian qua? Yếu tố nào ảnh hưởng đến tình trạng thất nghiệp,
thiếu việc làm của lao động nữ nông thôn huyện Lý Nhân?
Cần thưc hiện những giải pháp gì để nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm
cho lao động nữ nông thôn huyện Lý Nhân phù hợp với điều kiện cụ thể của địa
phương trong thời gian tới?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm cho lao động nữ khu
vực nông thôn.
Các tổ chức, hội (hội phụ nữ) có vai trò trong việc giới thiệu việc làm, tư
vấn hướng nghiệp, hỗ trợ cho phụ nữ.
Các tổ chức, doanh nghiệp… sử dụng lao động trên địa bàn.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung: Đề tài nghiên cứu vấn đề thất nghiệp, thiếu việc làm và giải quyết
việc làm cho lao động nữ khu vực nông thôn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
Phạm vi không gian của đề tài: Đề tài nghiên cứu tình hình giải quyết việc
làm cho lao động nữ khu vực nông thôn trên địa bàn huyện Lý Nhân.

Phạm vi thời gian:
Số liệu thứ cấp thu thập từ năm 2011 – 2015.
Số liệu sơ cấp: Điều tra trong năm 2015.
Thời gian nghiên cứu từ tháng 5/2014 – 5/2015.
1.5. Đóng góp mới của luân văn
Luận văn đã hệ thống được những lý luận cơ bản về lao động và giải
quyết việc làm cho lao động nữ ông thôn trên địa bàn cấp huyện thông qua các
khái niệm cơ bản, vai trò, nội dung và các yếu tố ảnh hưởng.
3


Luận văn đã có tìm hiểu kinh nghiệm thực tiễn về giải quyết việc làm cho
lao động nữ nông thôn ở Nhật Bản và một số tỉnh của Việt Nam như Hưng Yên,
Hải Dương.
Luận văn đã đánh giá thực trạng việc làm của lao động nữ nông thôn trên
địa bàn huyện Lý Nhân trên các khía cạnh như số lượng, cơ cấu và chất lượng lao
động nữ nông thôn toàn huyện. Lao động nữ nông thôn ở các xã điều tra, việc
làm của lao động nữ nông thôn toàn huyện, đã chỉ ra được số lao động nữ thiếu
việc làm và thất nghiệp của toàn huyện
Luận văn đề xuất sáu nhóm giải pháp tạo việc làm cho lao động nữ nông
thôn của huyện trong thời gian tới.

4


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm về lao động
a) Lao động:

Theo nhà kinh tế học người Anh – Sir William Petty (1965) thì Lao động
là cha, còn đất đai là mẹ của của cải.
Theo C.Mác (1995) lao động là hoạt động có mục đích để sáng tạo ra những
giá trị sử dụng và lao động là sự kết hợp giữa sức lao động của con người và tư liệu
lao động để tác động vào đối tượng lao động. Lao động trước hết là quá trình diên xra
giữa con người với tự nhiên, một quá trình trng đó bằng sức lao động của chính mình
con người làm trung gian điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ với tự nhiên.
Theo bộ luật lao động lao động (1994) là hoạt động có mục đích của con
người, nhằm thoả mãn nhu cầu về đời sống của mình, là điều kiện tất yếu để tồn
tại và phát triển của xã hội loài người.
b) Nguồn lao động:
Theo Trần Văn Thắng (2013) giáo trình kinh tế nguồn nhân lực của
trường Đại hoc kinh tế quốc dân Hà Nội nguồn lao động là toàn bộ dân số trong
độ tuổi lao động trừ đi những người trong độ tuổi này hoàn toàn mấy khả năng
lao động.
c) Lực lượng lao động: Theo quan niệm của tổ chức lao động quốc tế
(ILO) (1983) Lực lượng lao động là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định,
thực trạng đang có việc làm và những người thất nghiệp nhưng có nhu cầu làm
việc và sẵn sàng làm việc. Người không thuộc lực lượng lao động là những đối
tượng là học sinh, những người mất khả năng lao động, nội trợ và những người
đã nghỉ làm việc vì lý do sức khỏe, tuổi tác cao.
d) Theo bộ luật lao động lao động (1994) Lao động nông thôn là toàn bộ
những hoạt động lao động sản xuất tạo ra sản phẩm của những người sống ở
nông thôn. Do đó, lao động nông thôn bao gồm: lao động trong các ngành nông
nghiệp, công nghiệp nông thôn, dịch vụ ở nông thôn...
5


đ) Lao động nữ: Theo luật lao động Việt Nam (1994) “Lao động nữ là
những phụ nữ từ 15 – 55 tuổi và có khả năng tham gia lao động hiện đang có việc

làm hoặc bị thất nghiệp.
e) Lao động nữ nông thôn: Theo bộ luật lao động lao động (1994) là một
bộ phận của lao động nữ sống ở khu vực nông thôn.
2.1.1.2. Khái niệm về việc làm
a) Việc làm:
- C.Mác-Ph.Ănghen (1984) "...sự tăng lên của bộ phận khả biến của tư bản
và do đó sự tăng thêm một số công nhân đã có việc làm, bao giờ cũng gắn liền
với những biến động mạnh mẽ và với việc sản xuất ra một số nhân khẩu thừa tạm
thời, không kêt là việc này mang hình thức nổi bật là gạt bỏ những công nhân đã
có việc hay làm hay là mang hình thức ít rõ rệt hơn nhưng không kém phần hiệu
lực là thu nạp một cách khó khăn số nhân khẩu công nhân phụ thêm vào những
rãnh thoát thông thường của nó".
- Nhà kinh tế học J.Mkeynes (1985) có tác phẩm "Lý thuyết chung về việc
làm", ông cho rằng việc làm có vai trò rất quan trọng đối với sự ổn định và tăng
trưởng của nền kinh tế. Khi việc làm tăng, thì thu nhập thực tế tăng, cầu tiêu
dùng tăng, làm tăng tổng cầu và đây là nhân tố thúc đẩy tăng trưởng tổng cung
cũng như tăng trưởng của nền kinh tế. Để tăng quy mô việc làm thì cần mở rộng
đầu tư, khố lượng đầu tư quyết định quy mô việc làm. Lịch sử các học thuyết
kinh tế J.MKeynes (1996) "Việc điều tiết vĩ mô nhằm giải quyết việc làm, tăng
thu nhập đòi hỏi phải khuyến khích tăng đầu tư và giảm tiết kiệm. Có như vậy
mới giải quyết được tình trạng khủng hoảng và thất nghiệp".
- Tại hội nghị quốc tế lần thứ 13 Tổ chức lao động quốc tế (ILO) (1983)
đưa ra khái niệm "Người có việc làm là những người làm một việc gì đó, có được
trả tiền công, lợi nhuân hoặc được thanh toán bằng hiện vật hoặc những người
tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu
nhập gia đình, không nhận được tiền công hay hiện vật".
- Đối với Việt Nam tại điều 13, chương II Luật lao động (1994) đã được
Quốc hội thông qua nêu rõ "Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập,
không bị pháp cấm đều được thừa nhận là việc làm".


6


b) Phân loại việc làm:
Việc làm chính: là công việc mà người thực hiện dành nhiều thời gian
nhất hoặc mang lại thu nhập cao hơn so với những công việc khác (Bộ luật lao
động, 1994).
Việc làm phụ: là công việc mà người lao động dành nhiều thời gian nhất
sau công việc chính (Bộ luật lao động, 1994).
Việc làm đầy đủ: là việc làm đảm bảo 2 yếu tố có đủ điều kiện sử dụng hết
thời gian theo quy định và phải có mức thu nhập không thấp hơn mức thu nhập
tối thiểu. Việc làm đầy đủ cho phép người lao động có điều kiện sử dụng hết thời
gian lao động theo quy định với mức thu nhập không thấp hơn mức thu nhập tối
thiểu trong xã hội (Bộ luật lao động, 1994).
Việc làm hợp lý: là sự phù hợp về mặt số lượng và chất lượng của các yếu tố
con người và vật chất. Việc làm hợp lý có năng suất lao động và hiệu quả kinh tế xã
hội cao vì phù hợp với khả năng và nguyện vọng của người tham gia lao động (Bộ
luật lao động, 1994).
c) Việc làm của lao động nữ:
- Trong quá trình nghiên cứu về sản xuất tư bản chủ nghĩa C.Mác (1995)
“Vì máy móc làm cho lao động sức bắp thịt trở thành thừa, cho nên nó trở thành
một công cụ để sử dụng những người lao động không có sức bắp thịt hoặc cơ thể
chưa phát triển đầy đủ nhưng chân tay lại mềm mại hơn. Vì vậy tư bản sử dụng
máy móc thì tiếng nói đầu tiên của nó là lao động phụ nữ và trẻ em”.
- Bộ luật lao động (1994) “Nhà nước bảo đảm quyền làm việc của phụ nữ
bình đẳng về mọi mặt với nam giới, có chính sách khuyến khích người sử dụng
lao dộng tạo điều kiện để người lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng
rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc kông trọn ngày,
không trọn tuần, giao việc làm tại nhà”.
- Bộ luật lao động (1994), khoản 2, điều 19 “ Có chính sách và biện pháp

từng bước mở mang việc làm, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ
nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần”.
* Một số khái niệm về giải quyết việc làm:
Giải quyết việc làm cho lao động là tổng hợp tất cả những chính sách,
biện pháp, hoạt động có tác động đến sản xuất – kinh doanh dịch vụ, kinh tế - xã

7


hội tạo ra việc làm cho lao động nữ mang lại cho họ thu nhập mà được pháp luật
đồng ý.
Giải quyết việc làm là tạo ra chỗ làm việc mới cho người lao động có nhu
cầu về việc làm và có khả năng đáp ứng yêu cầu của việc làm đó. Khi người lao
động hội tụ đủ những điều kiện này, họ tham gia làm việc và có thu nhập từ việc
làm đó (Nguyễn Thị Kim Ngân,2009).
Giải quyết việc làm là hỗ trợ người lao động tìm được viêc làm phù hợp
với nhu cầu và khả năng của họ như: cung cấp thông tin về cơ hội việc làm, hỗ
trợ đào tạo nghề và nâng cao kỹ năng cho người lao động, tổ chức ngày hội hoặc
các sàn dao dịch việc làm để người lao động gặp gỡ người sử dụng lao động
(Chu Tiến Quang, 2001).
Việt Nam là nước có nguồn lao động dồi dào vì vậy giải quyết việc làm
cho người lao động là vấn đề quan trọng và cấp thiết. Điều 13, chương II, Bộ luật
lao động (1994) Giải quyết việc làm, đảm bảo cho mọi người có khả năng lao
động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của nhà nước, của các doanh
nghiệp và toàn xã hội.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (2006), Giải quyết việc làm là yếu tố
quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành
mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân.
Giải quyết việc làm là tại ra các chỗ làm việc phù hợp với trình độ, khả năng của
người lao động, đáp ứng nhu cầu của người lao động, người sử dụng lao động và

yêu cầu phát triển của đất nước.
2.1.1.3. Khái niệm về thất nghiệp
- Thất nghiệp là tình trạng một bộ phận trong lực lượng lao động muốn
làm việc nhưng không thể tìm được việc làm với mức tiền công không thấp hơn
mức lương tối thiểu hiện hành hay những người đang chờ được trở lại làm việc
(Bộ luật lao động, 1994).
- Theo nguồn gốc gồm có thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu, thất
nghiệp thời vụ, thất nghiệp chu kỳ (Bộ luật lao động, 1994).
+ Thất nghiệp tạm thời xảy ra khi người lao động đang trong thời gian tìm
kiếm việc làm hoặc nơi làm việc tốt hơn hiện tại.

8


+ Thất nghiệp do cơ cấu xảy ra do sự mất cân bằng cung - cầu giữa các thị
trường lao động.
+ Thất nghiệp do thời vụ xuất hiện khi những biến động thời vụ trong cơ
hội tìm kiếm việc làm
+ Thất nghiệp theo chu kỳ gắn với thời kỳ suy thoái của chu kỳ kinh
doanh.
- Theo tính chủ động của người lao động thất nghiệp gồm thất nghiệp tự
nguyện và thất nghiệp không tự nguyện.
+ Thất nghiệp tự nguyện xẩy ra khi người lao động bỏ việc để tìm kiếm cơ
hội công việc khác tốt và phù hợp hơn.
+ Thất nghiệp không tự nguyện xảy ra khi người lao động chấp nhận làm
việc ở mức tiền phổ biến nhưng vẫn không tìm đựoc việc làm.
2.1.1.4. Khái niệm thiếu việc làm, tạo việc làm
a) Thiếu việc làm là tình trạng người lao động không có việc làm hoặc
có việc làm nhưng thời gian làm việc thấp hơn so với quy định (Bộ luật lao
động, 1994).

Thiếu việc làm bao gồm thiếu việc làm vô hình và thiếu việc làm hữu hình
+ Thiếu việc làm vô hình: thể hiện ở chỗ người lao động tham gia lao
động nhưng thu nhập thấp không đảm bảo cuộc sống và có nhu cầu tìm việc làm
thêm có thu nhập cao hơn.
+ Thiếu việc làm hữu hình: đó là khi thời gian tham gia lao động thấp hơn
mức trung bình và có nhu cầu tìm thêm việc làm và luôn sẵn sàng để làm việc.
b) Tạo việc làm là quá trình tạo ra điều kiện và môi trường giúp người lao
động có khả năng lao động đều có cơ hội tìm việc làm. Có thể hiểu Tạo việc làm
theo 2 nghĩa, thứ 1 đó là những vấn đề phát triển nguồn nhân lực mang ý nghĩa
kinh tế, thứ 2 là tạo viêc làm cho những người lao động thất nghiệp, thiếu việc
làm hoặc chưa có việc làm nhằm nâng cao thu nhập, giảm thất nghiệp, xóa đói
giảm nghèo, mang ý nghĩa xã hội cao (Bộ luật lao động, 1994).
Việc hình thành việc làm thường chịu sự tác động của 3 yếu tố:
+ Nhu cầu thị trường
+ Điều kiện cần thiết để sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ: người lao động,
công cụ sản xuất, đối tượng lao động
9


+ Môi trường xã hội về kinh tế, chính trị, pháp luật, xã hội
Mô hình tạo việc làm: Y = f (C, V, X...)
Trong đó: Y : Số lượng việc làm được tạo ra
C: Vốn đầu tư
V: Sức lao động
X: Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Trong đó yếu tố Vốn đầu tư (C) và sức lao động (V) là 2 yếu tố quan trọng tạo
thành năng lực sản xuất. Mối quan hệ giữa C và V phụ thuộc vào điều kiện kinh
tế, xã hội thông qua hệ thống chính sách, văn bản pháp luật của nhà nước như
chính sách về lao động việc làm, chính sách vay vốn hỗ rợ sản xuất kinh doanh...
2.1.1.5. Khái niệm về khu vực nông thôn

Khu vực nông thôn là khu vực sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có
nhiều nông dân. Tập hợp này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội
và môi trường trong mộ thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ
chức khác; phân biệt với đô thị.
2.1.2. Phân loại lao động
2.1.2.1.Theo khu vực
Lao động nông thôn là những người lao động và làm việc ở khu vực nông
thôn trong các ngành nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp .
(Bộ luật lao động, 1994).
Lao động thành thị là những người lao động ở khu vực thành thị, có trí
thức, trình độ chuyên môn, thu nhập cao hơn so với lao động nông thôn . (Bộ luật
lao động, 1994).
2.1.2.2.Theo tính chất của ngành nghề
Lao động nông nghiệp là những người đang hoạt động, làm việc trong ngành
nông nghiệp. Loại lao động này chiếm tỷ lệ cao ở những nước đang phát triển.
Lao động công nghiệp và thương mại – dịch vụ là những người hoạt động
và làm việc trong ngành công nghiệp, thương mại – dịch vụ. Loại lao động này
chiếm tỷ lệ cao ở những nước có nền kinh tế phát triển.
2.1.2.3.Theo sản phẩm của quá trình lao động
Lao động sản xuất vật chất tạo ra sản phẩm mang hình thái hiện vật cụ thể
10


gồm tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, đó là yếu tố tạo ra sản phẩm xã hội và
thu nhập quốc dân.
Lao động không sản xuất vật chất là loại lao động mà sản phẩm của nó
không thể hiện ở hình thái hiện vật cụ thể, khi kinh tế phát triển thì vai trò của lao
động hoạt động trong lĩnh vực này càng quan trọng và cần thiết vì khoa học kỹ
thuật hiện nay đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp trong quá trình sản xuất.
2.1.2.4. Theo vị trí của lao động trong quá trình sản suất

Lao động trực tiếp sản xuất là hoạt động trực tiếp sản xuất ra sản phẩm
bao gồm lao động công nghệ và lao động phụ trợ. Lao động công nghệ là hoạt
động sử dụng công cụ lao động tác động vào đối tượng lao động để tạo ra của cải
vật chất. Lao động phụ trợ là hoạt động phục vụ trực tiếp hoặc cung cấp các dịch
vụ cần thiết cho lao động công nghệ.
2.1.2.5. Theo nguồn gốc năng lượng vận hành công cụ lao động
Lao động thủ công là loại hình lao động được sử dụng công cụ hoạt động
nhở sức cơ bắp của súc vậy.
Lao động nửa cơ giới là loại hình lao động được sử dụng nhờ một phần cơ
cấp của súc vật và một phần năng lượng tự nhiên, trong đó con người đóng vai
trò là người thao tác điều khiển công cụ lao động.
Lao động cơ giới và tự động hoa là loại hình lao động mà con người có vai
trò kiểm tra, điều chỉnh hoạt động của công cụ lao động trong quá trình sản suất.
2.1.2.6. Theo mức độ phức tạp của lao động
Lao động đơn giản là loại lao động không đòi hỏi người lao động trình độ
chuyên môn kỹ thuật cao mà chỉ cần một người bình thường có thể lực bình
thường, không phải qua đào tạo cũng có khả năng làm được.
Lao động phức tạp là loại lao động cần có sự hướng dẫn, đạo tạo chuyên
môn trước đó, so với lao động đơn giản thì trong cùng một thời gian lao động
phức tạp sẽ tạo ra nhiều giá trị hơn.
2.1.2.7. Theo tính chất sử dụng các chức năng lao động
Lao động trí óc là hoạt động thực hiện công việc chủ yếu bằng tính toán,
sáng tạo, suy nghĩ của trí óc.
Lao động chân tay là hoạt động thực hiện công việc bằng khả năng hoạt
động của cơ bắp.
11


2.1.2.8. Theo tính chất của quan hệ lao động
Lao động tự do là lao động tự mình lựa chọn nghề phù hợp với sở thích

cầu của bản thân được luật pháp quy định và bảo vệ.
Lao động bắt buộc là lao động luật pháp mà những người tham gia lao
động có khả năng sức khỏe tham gia lao động, nhưng không chịu làm việc mà ỷ
lại, dựa dẫm vào người khác hoặc xã hội
2.1.3. Đặc điểm việc làm của lao động nữ ở khu vực nông thôn
Việt Nam là một nước đang phát triển nên khu vực nông thôn có những
đặc điểm như dân số tăng nhanh, cấu trúc dân số trẻ dẫn đến nguồn lao động tăng
hàng năm với tốc độ cao, dẫn đến khả năng tạo việc làm của nền kinh tế luôn
thấp hơn nhu cầu việc làm của của dân số. Ngành công nghiêp và ngành nghề ở
các địa phương chỉ thu hút thêm được một số lượng nhỏ lao động tham gia.
Ở khu vực nông thôn ngành sản xuất nông nghiệp chiếm một tỷ trọng cao,
là lĩnh vực thu hút nhiều lao động, nhưng do bị hạn chế về một số đặc điểm như
diện tích đất canh tác ngày càng thu hẹp do quá trình công nghiệp hóa – hiện đại
hóa đang phát triển mạnh. Trong khi dân số ngày càng gia tăng thì sự khan hiếm
đất lao động gây hậu quả thiếu việc làm cho người lao động nông nghiệp nếu lực
lượng này không được chuyển sang khu vực sản xuất khác.
Sản xuất nông nghiệp luôn chịu sự tác động và chi phối mạnh mẽ của các
quy luật và các điều kiện tự nhiên như đất đai, khí hậu, sinh vật...quá trình sản
xuất mang tính thời vụ cao, thu hút lao động không đồng đều, chỉ tập trung chủ
yếu vào thời vụ gieo trồng và thu hoạch, thời gian còn lại là rỗi rãi. Vì vậy trong
thời kỳ nông nhàn, một bộ phận lao động nông thôn thường chuyển sang làm các
công việc phi nông nghiệp hoặc đi tìm một công việc khác để tăng thu nhập. Đó
là nguyên nhân gây nên hiện tượng di chuyển lao động trong nông nghiệp mang
tính thời vụ để tìm kiếm thêm thu nhập.
Trong sản xuất nông nghiệp luôn tồn tại mối quan hệ gắn bó từ đất đai
đến cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp như thủy lợi, đất canh tác, các
hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất như phân bón thuốc, thuốc trừ sâu, thu
hoạch, chế biến và tiêu thụ sản phẩm...cho nên lao động nông nghiệp có tính
cộng đồng chặt chẽ.
Các ngành sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ luôn bắt

nguồn từ kinh tế hộ gia đình, các thành viên trong gia đình cùng tham gia vào quá
12


×