Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

quản lý môi trường tại các cơ sở chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 116 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

HÀ DUY KIÊN

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC CƠ SỞ
CHĂN NUÔI TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN QUỲNH PHỤ, TỈNH THÁI BÌNH

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Phạm Văn Hùng

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP – 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình
nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày



tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Hà Duy Kiên

i


LỜI CẢM ƠN
Trước hết cho cá nhân tôi được gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô giáo Học
Viện Nông nghiệp Việt Nam đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản và có định
hướng đúng đắn trong học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS. TS Phạm Văn Hùng
đã giành nhiều thời gian trực tiếp chỉ bảo tận tình, hướng dẫn tôi những hướng đi cụ thể,
giúp tôi hoàn thành nghiên cứu này.
Tôi xin được trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của tập thể cán bộ, công
chức Phòng Tài nguyên và môi trường, Phòng Nông nghiệp &PTNT, Trạm Thú y, Chi
cục Thống kê, Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện Quỳnh Phụ cùng các chủ cơ sở chăn
nuôi trong quá trình tôi nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh và giúp đỡ tôi trong
thời gian tôi học tập và nghiên cứu vừa qua.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi những khiếm
khuyết, tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy, cô giáo; đồng chí và
đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.

Hà Nội, ngày


tháng

Tác giả luận văn

Hà Duy Kiên

ii

năm 2016


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục các từ viết tắt và ký hiệu ............................................................................. vi
Danh mục bảng ......................................................................................................... viii
Danh mục sơ đồ ............................................................................................................x
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... xi
Thesis Abstract ............................................................................................................ xi
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2


1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ..........................................................................................3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................3

Phần 2. Tổng quan tài liệu ..........................................................................................5
2.1.

Cơ sở lý luận về quản lý môi trường ................................................................5

2.1.1.


Các khái niệm cơ bản.......................................................................................5

2.1.2.

Vai trò, đặc điểm của quản lý môi trường tại các cơ sở chăn nuôi tập trung...........12

2.1.3.

Nội dung quản lý môi trường tại các cơ cở chăn nuôi tập trung .......................14

2.1.4.

Hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về môi trường trong hoạt động
chăn nuôi .......................................................................................................17

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý môi trường tại các cơ sở chăn nuôi
tập trung ........................................................................................................19

2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý môi trường chăn nuôi tại một số nước trên thế giới ...........21

2.2.2.

Kinh nghiệm quản lý môi trường chăn nuôi tại Việt Nam ..............................26

2.2.3.


Bài học kinh nghiệm ......................................................................................29

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................31

iii


3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .........................................................................31

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên .........................................................................................31

3.1.2.

Điều kiện kinh tế-xã hội .................................................................................33

3.1.3.

Đánh giá chung ..............................................................................................37

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................38

3.2.1.


Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ..............................................................38

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu .........................................................................39

3.2.3.

Phương pháp xử lý số liệu và phân tích thông tin ...........................................41

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .........................................................................42

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................44
4.1.

Thực trạng chăn nuôi và môi trường chăn nuôi tại địa phương .......................44

4.1.1.

Thực trạng chăn nuôi tại địa phương ..............................................................44

4.1.2.

Tình hình ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi trên địa bàn huyện .................46

4.1.3.

Thực trạng chăn nuôi và chất thải tại các cơ sở điều tra ..................................49


4.2.

Công tác quản lý môi trường tại các cơ sở chăn nuôi tập trung trên
địa bàn huyện Quỳnh Phụ ..............................................................................60

4.2.1.

Công tác lập kế hoạch ....................................................................................60

4.2.2.

Công tác tổ chức thực hiện quản lý môi trường, xử lý chất thải ......................64

4.2.3.

Công tác thanh tra, kiểm tra ...........................................................................73

4.2.4.

Công tác báo cáo, xử lý vi phạm ....................................................................76

4.3.

Đánh giá môi trương xung quanh các cơ sở chăn nuôi .......................................77

4.3.1.

Môi trường không khí ....................................................................................78


4.3.2.

Đánh giá tiếng ồn...........................................................................................79

4.4.

Một số yêu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý môi trường tại các
cơ sở chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện .............................................81

4.4.1.

Bộ máy quản lý môi trường chăn nuôi ...........................................................81

4.4.2.

Công tác quy hoạch chăn nuôi .......................................................................82

4.4.3.

Pháp luật, chính sách .....................................................................................82

4.4.4.

Trình độ quản lý và kỹ thuật chăn nuôi của người chăn nuôi ..........................83

4.4.5.

Phương thức và tập quán chăn nuôi................................................................84

4.4.6.


Mức độ đầu tư ...............................................................................................84

4.4.7.

Ý thức của xã hội về công tác quản lý chất thải chăn nuôi ..............................84

iv


4.5.

Một số giải pháp nâng cao công tác quản lý môi trường tại các cơ sơ chăn nuôi
tập trung trên địa bàn huyện ..............................................................................86

4.5.1.

Căn cứ đề xuất giải pháp ................................................................................86

4.5.2.

Giải pháp pháp nâng cao công tác quản lý môi trường tại các cơ sở chăn
nuôi tập trung trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ .................................................86

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................92
5.1.

Kết luận .........................................................................................................92

5.2.


Kiến nghị .......................................................................................................94

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................95
Phụ lục ......................................................................................................................97

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

3R

Reduce – Reuse – Recycle
(Giảm - Sử dụng lại – Tái chế)

BVMT

Bảo vệ môi trường

CCKT

Cơ chế kinh tế

CCTT

Cơ chế thị trường


CNH – HĐH

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CTR

Chất thải rắn

CTRNH

Chất thải rắn nguy hại

CTRSX

Chất thải rắn sản xuất

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

CTRYT

Chất thải rắn y tế

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

ĐVT


Đơn vị tính

EUR

Euro - Đồng Euro

Ha

Hecta – Đơn vị đo diện tích bằng 10.000m2

HGĐ

Hộ gia đình

JICA

Japan International Cooperation Agency – Cơ quan hợp tác quốc tế
Nhật Bản

KH&ĐT

Kế hoạch và đầu tư

KHCN&MT

Khoa học công nghệ và môi trường

KTXH


Kinh tế xã hội

MAC

Marginal Abatement Costs – Chi phí giảm nhẹ biên

MC

Marginal Costs – Chi phí biên

MEC

Marginal External Costs – Chi phí ngoại ứng biên

NĐ – CP

Nghị định – Chính phủ

NSNN

Ngân sách nhà nước

NQ/TW

Nghị quyết/ Trung ương

ONMT

Ô nhiễm môi trường


P

Price – Giá

vi


PL – UBTVQH

Pháp lệnh - Ủy ban thường vụ quốc hội

PTBV

Phát triển bền vững

PRA

Participatory Rural Appraisal – Đánh giá nông thôn có sự tham gia

QĐ/TTg

Quyết định/Thủ tướng chính phủ

QLMT

Quản lý môi trường

QLNN

Quản lý nhà nước


SXKD

Sản xuất kinh doanh

TCKT

Thể chế kinh tế

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TNMT

Tài nguyên môi trường

TPP

Tradable Pollution Permit - Giấy phép xả thải

UBND

Ủy ban nhân dân

USD

United States Dollar – Đô la Mỹ

VSMT


Vệ sinh môi trường

WB

World Bank – Ngân hàng thế giới

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Hiện trạng đất đai huyện Quỳnh Phụ năm 2015 ........................................33
Bảng 3.2. Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế huyện Quỳnh Phụ qua các năm
2013 – 2015 .............................................................................................35
Bảng 3.3. Tình hình dân số, lao động của huyện Quỳnh Phụ .....................................36
Bảng 3.4. Nguồn thu thập số liệu thứ cấp ..................................................................39
Bảng 3.5. Nguồn thu thập số liệu sơ cấp ...................................................................40
Bảng 4.1. Kết quả sản xuất chăn nuôi của huyện 2013-2015 .....................................46
Bảng 4.2. Thông tin chung về các cơ sở chăn nuôi tập trung .....................................48
Bảng 4.3. Đánh giá diện tích xây dựng của các cơ sở chăn nuôi ................................50
Bảng 4.4. Diện tích trung bình của các cơ sở chăn nuôi ............................................52
Bảng 4.5. Đánh giá tiêu chuẩn về diện tích chuồng nuôi ...........................................53
Bảng 4.6. Nguồn nước sử dụng cho nhu cầu chăn nuôi tại các cơ sở điều tra ............54
Bảng 4.7. Nguồn thức ăn cho chăn nuôi ....................................................................55
Bảng 4.8. Hệ thống chuồng, trại các cơ sở chăn nuôi ................................................56
Bảng 4.9. Lượng chất thải chăn nuôi của các cơ sở điều tra ......................................57
Bảng 4.10. Số lượng các văn bản về môi trường được ban hành tại huyện ..................62
Bảng 4.11. Số lượng cán bộ Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Quỳnh Phụ
năm 2015 .................................................................................................63
Bảng 4.12. Phương pháp thu gom và phân loại chất thải chăn nuôi tại các cơ sở .........65

Bảng 4.13. Các công nghệ, kỹ thuật xử lý chất thải chính các cơ sở đang áp dụng .............68
Bảng 4.14. Mức đầu tư chi phí cho xử lý chất thải chăn nuôi của các cơ sở điều tra.........69
Bảng 4.15. Công tác tổng vệ sinh chuồng trại tại các cơ sở chăn nuôi .........................70
Bảng 4.16. Tổng hợp hình thức xử lý rác thải mềm.....................................................72
Bảng 4.17. Tổng hợp hình thức xử lý rác thải rắn .......................................................72
Bảng 4.18. Số lần thanh kiểm tra và hình thức kiểm tra của các cơ quan chức năng
đối với các cơ sở điều tra ..........................................................................74
Bảng 4.19. Các hình thức xử lý phổ biến đang được áp dụng đối với cơ sở vi phạm
về quản lý chất thải trên địa bàn huyện .....................................................76
Bảng 4.20. Cách khắc phục của chăn nuôi bị xử phạt về vấn đề môi trường ................77
Bảng 4.21. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra .........................................................78

viii


Bảng 4.22. Đánh giá không khí xung quanh các cơ sở chăn nuôi ................................79
Bảng 4.23. Đánh giá của người dân về tiếng ồn xung quanh các cơ sở chăn nuôi ........79
Bảng 4.24. Phản ứng của hộ xung quanh khi các cơ sở chăn nuôi gây ô nhiễm ...........80
Bảng 4.25. Nhận thức của các cơ sở chăn nuôi về tầm quan trọng và ảnh hưởng
của việc quản lý không tốt chất thải chăn nuôi ..........................................85
Bảng 4.26. Tình hình đào tạo nghề của các chủ cơ sở chăn nuôi .................................83

ix


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1. Mô hình quản lý chất thải tại các cở sở chăn nuôi tập trung.........................58
Sơ đồ 4.2. Cơ cấu QL môi trường chăn nuôi trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ ................61

x



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Hà Duy Kiên
Tên Luận văn: ”Quản lý môi trường tại các cơ sở chăn nuôi tập trung trên địa
bàn huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình”.
Ngành: Quản lý Kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu: Đánh giá thực trạng quản lý môi trường tại các cơ sở chăn
nuôi tập trung trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, từ đó đề xuất hệ thống các
giải pháp tăng cường quản lý môi trường tại các cơ sở chăn nuôi tập trung huyện Quỳnh
Phụ trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu: Đề tài chọn các điểm nghiên cứu như sau: đối với chăn
nuôi gia cầm tập trung đề tài chọn 3 xã bao gồm Quỳnh Lâm (3 cơ sở), Quỳnh Khê (3 cơ
sở) và Đồng Tiến (4 cơ sở) làm điểm nghiên cứu, đối với chăn nuôi gia súc tập trung đề tài
chọn 3 xã là Quỳnh Hội (3 cơ sở), Quỳnh Hoa (4 cơ sở), Quỳnh Minh (3 cơ sở), riêng đối
với chăn nuôi tập trung tổng hợp do số lượng cơ sở chăn nuôi tổng hợp trên một xã ít vì vậy
đề tài chọn 5 xã là An Ninh (3 cơ sở), Đông Hải (2 cơ sở), Đồng Tiến (1 cơ sở), Quỳnh
Hồng (2 cơ sở), và Quỳnh Minh (2 cơ sở). Để biết được chất lượng cũng như sự ảnh hưởng
của môi trường không khí của người dân ở xung quanh các khu chăn nuôi tập trung ở các
xã thuộc địa bàn huyện, tôi đã tiến hành phỏng vấn 90 hộ dân sống gần các cơ sở chăn nuôi
(mỗi cơ sơ phỏng vấn 3 hộ dân xung quanh) về cảm nhận của họ về môi trường (mùi,
nguồn nước, tiếng ồn...) từ các cơ sở chăn nuôi ảnh hưởng đến họ. Phương pháp phân tích
thông tin được sử dụng trong đề tài là: Phương pháp thống kê mô tả; Phương pháp chuyên
gia, chuyên khảo; Phương pháp so sánh.
Kết quả chính và kết luận:

Kết quả nghiên cứu chính của đề tài có thể tóm tắt như sau:
Nhìn chung công tác quản lý Nhà nước về môi trường trong chăn nuôi tập trung trên địa
bàn huyện chưa rõ rệt: huyện chưa có chế tài cụ thể cho công tác QLMT ở khu vực chăn nuôi, lực
lượng tham gia còn mỏng có 2 cán bộ chuyên trách phụ trách mảng môi trường, công tác thanh
tra kiểm tra và tuyên truyền còn ít trung bình một năm chỉ 1 đến 2 lần.Trên địa bàn toàn huyện có
6.210 hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm; trong đó có 2.537 hộ có hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi
bằng hầm Biogas, chiếm 40,85%.
Các chủ cơ sở chăn nuôi chưa thực sự quan tâm đến việc BVMT tại cơ sở của mình. Qua
điều tra cho thấy 100% các cơ sở đều mắc những sai phạm trong vấn đề chăn nuôi gây ảnh

xi


hưởng đến môi trường. Vì vậy, môi trường nước mặt ở các khu xung quanh các cơ sở này đã có
dấu hiệu bị ô nhiễm, không khí thì khó chịu bởi mùi hôi thối.
Qua thực trạng quản lý môi trường trong chăn nuôi tại huyện Quỳnh Phụ cho thấy
các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý môi trường tại các trại chăn nuôi như: (i) Công tác
cán bộ và quản lý môi trường trong chăn nuôi còn nhiều bất cập, thiếu cả về nhân lực và
vật lực. Đến nay, tại huyện không có cán bộ chuyên trách về lĩnh vực bảo vệ môi trường
trong chăn nuôi tập trung, lực lượng thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực bảo vệ môi
trường còn thiếu trong khi địa bàn hoạt động lại quá rộng; (ii) Công tác quy hoạch và
quản lý quy hoạch trong chăn nuôi chưa được chặt chẽ, chưa gắn với xử lý môi trường,
không đánh giá tác động của môi trường khi sản xuất, kinh doanh là nguyên nhân gây
nên ô nhiễm môi trường tại các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn huyện; (iii) Các văn bản
dưới luật quy định các chế tài chưa đủ mạnh, các hướng dẫn chung chung, còn thiếu
nhiều giải pháp cụ thể trong lĩnh vực quản lý môi trường trong chăn nuôi; (iv) Trình độ
quản lý và kỹ thuật chăn nuôi của người chăn nuôi, có tới 90% các chủ cơ sở điều tra
chưa qua đào tạo về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi nên chưa có ý thức kỷ luật về
việc cần thiết phải xử lý môi trường trong quá trình chăn nuôi; (v) Phương thức và tập
quán chăn nuôi, khi chuyển sang chăn nuôi tập trung nhiều chủ cơ sở vẫn chưa bỏ được

tập quán như tận dụng thức ăn dư thừa và xả rác tự do…nên không đảm bảo về vấn đề
môi trường; (vi) Quan tâm và đầu tư chưa đúng mức, quy trình xử lý môi trường thường
cần phải áp dụng các công nghệ cao, chi phí lớn nên dễ bị người chăn nuôi bỏ qua khi
đầu tư cho chăn nuôi.
Nghiên cứu đã dựa vào thực trạng quản lý và các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý môi
trường từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý môi trường tại các cơ sở
chăn nuôi như: (i) Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về môi trường trong lĩnh
vực chăn nuôi phân cấp rõ ràng chức năng, nhiệm vụ giữa các giữa các bộ phận chuyên
môn và địa phương trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nông nghiệp nói chung và
chăn nuôi nói riêng; (ii)Tăng cường hệ thống văn bản pháp luật về quản lý môi trường
nhằm xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường, đặc biệt là các biện pháp kinh tế
để đảm bảo sự hài hoà giữa phát triển kinh tế và yêu cầu bảo vệ môi trường trong chăn nuôi,
cần có chính sách quy định cụ thể trách nhiệm, trong đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại,
trách nhiệm phục hồi môi trường trong trường hợp các cơ sở chăn nuôi gây ô nhiễm, làm
thiệt hại tới môi trường; (iii)Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát; (iv)Công tác
thông tin tuyên truyền; (v) Các biện pháp kỹ thuật; Giải pháp kỹ thuật công nghệ; (vi) Quy
hoạh sử dụng đất; (vii) Xây dựng hệ thống quản lý môi trường cấp xã.

xii


THESIS ABSTRACT

Master candidate: Ha Duy Kien
Thesis title: “Environmental Management in the breeding in Quynh Phu
district, Thai Binh province”.
Major: Economy administration

Code: 60.34.04.10


Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives: The overall objective of this research is to evaluate the
situation of environmental management at the breeding facility in Quynh Phu district,
Thai Binh province, so as to propose solutions to increase strengthen of environmental
management at livestock facilities in Quynh Phu district in the next time.
Materials and Methods:
This topic chooses objects to follow including.
For poultry farms, we selected Quynh Lam, Dong Tien, Quynh Khe to do the study.
For livestock farms, we selected 3 Quynh Hoi, Quynh Hoa, Quynh Minh to do the research.
For livestock concentration general, we selected An Ninh, Dong Hai, Dong Tien, Hong
Quynh, and Quynh Minh to do this paper.
To know the quality as well as the influence the atmosphere on the people in the
surrounding farming areas, I have conducted to interviews 90 households living near the
farm about their feelings about the environment (including smells, water, noise ...) from the
livestock facility affecting on them.
Information analysis methods used in this research are method descriptive
statistics; expert methods, monographs, comparative method.
Main findings and conclusions:
Overall management of the environmental state of the livestock in the district focus
is not clear: the district has no specific sanctions for the environmental management in the
livestock sector, join forces thin remaining 2 officers full charge of the environment, the
inspection tests and propaganda has less average one year only 1 to 2 times.The whole
district has 6,210 cattle farms and poultry, including 2537 households having biogas system
livestock, accounting for 40.85%.
The livestock owners are not really interested in environmental protection at its
base. Through investigation showed that 100% of the premises are suffering from nheartedly mistakes in raising issues affecting the environment.Therefore, surface water in
the area around these facilities have contaminated, the air annoyed by the stench.
xiii



Through environmental management situation in Quynh Phu district shows factors
affecting environmental management in livestock farms such as: business and management
personnel, the planning of the livestock, laws and policies, management skills and
techniques of livestock breeding, methods and practices, interested and invested degree.
The projects and planning management in livestock are not coordinate, not appropriate with
environmental solutions, no assessment of the environmental impact of production and
business, which is cause environmental pollution in the district. The bylaws stipulated
sanctions are not strong enough, it is so general and lacks of many specific solutions of
environmental management in farming. The level of technical management and breeding of
livestock is 90% of owners untrained investigations on environmental protection in animal
husbandry should be no sense of discipline on the necessary environmental handling.
Method and husbandry practices, while switching to concentrate on livestock owners have
yet to give up such practices take advantage of leftovers and litter free so no guarantees
about environmental issues. Interest and investment is not adequate, environmental
processes often need to apply to high-tech and high cost, producers should easily ignore of
investment in livestock.
Research based on the actual situation and management factors in order to propose
methods to extend strengthen environmental management at livestock farms. Some solutions are:
improving organizational management system environmental in the field of animal, strengthening
the system of legal documents about environmental management, Strengthen inspection and
supervision, business information and communication, technical measures, technical and
technological solutions, using land regulations, building environmental management system.
More instant, improving the organizational system of state management of the environment in the
livestock sector clearly decentralized functions and tasks between departments and local expertise
in the management of state protection agricultural environment in general and farming in
particular. Increasing strengthen the system of legal documents on environmental management
helps handle violations of environmental legislation. Especially, economic measures ensure
harmony between economic development and environmental protection requirements in breeding.
There should be policies specifying responsibilities, including the responsibility to pay damages,
recovery of environmental responsibility in the case of poultry farms pollute, do environmental

damage. Other solutions such as: Promotion strength of the inspection and supervision, the
information and communication, technical measures, technical and technological solutions,
construction environmental management system of the commune, Regular environmental surveys,
environmental impact assessment, as the propaganda and to encourage farmers to better waste
management, less polluting environment, to environmental management in breeding better.

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thách thức về môi trường đối với sự phát triển chăn nuôi là thách thức
chung của tất cả các nước trên thế giới. Giải bài toán ô nhiễm môi trường cho
hoạt động chăn nuôi là con đường hướng tới ngành chăn nuôi “xanh”, phát triển
bền vững ở nước ta.
Cả nước có khoảng 8,5 triệu hộ chăn nuôi quy mô gia đình và khoảng 18
ngàn trang trại chăn nuôi tập trung. Ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng lớn trong
nông nghiệp. Tuy nhiên, việc quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi lại chưa được
quan tâm đúng mức. Hiện mới chỉ có khoảng 70% hộ chăn nuôi có chuồng trại,
trong đó khoảng 10% chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh; hộ có công trình khí
sinh học (hầm biogas) chỉ đạt 8,7%; khoảng 23% số hộ chăn nuôi không xử lý
chất thải vật nuôi. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ có cam kết bảo vệ môi trường chỉ chiếm
0,6% (Tổng cục thống kê, 2014). Đối với các trang trại chăn nuôi tập trung, mặc
dù phần lớn đã có hệ thống xử lý chất thải nhưng hiệu quả xử lý chưa triệt để.
Tình trạng trên đã gây ra ô nhiễm nghiêm trọng môi trường đất, nước, không khí
ở nông thôn. Ước tính, hiện có tới 80% các bệnh nhiễm trùng ở nông thôn có liên
quan tới nguồn nước bị nhiễm vi sinh vật như giun sán, tả, bệnh ngoài da,
mắt…(Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, 2013). Bên cạnh đó, bộ máy tổ
chức quản lý Nhà nước về môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi còn thiếu và sự
phân công, phân cấp trách nhiệm chưa rõ ràng, thiếu hợp lý, thiếu số lượng và

hạn chế về năng lực. Nhận thức của các cấp, ngành, địa phương và toàn xã hội
nói chung về tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động
chăn nuôi chưa đầy đủ và đúng mức.
Hiện nay chăn nuôi gia súc, gia cầm ở Việt nam đang rất phát triển và có
quy mô ngày càng lớn, từ quy mô hộ gia đình đến quy mô công nghiệp để đáp
ứng được nhu cầu của xã hội. Bên cạnh những lợi ích mang lại thì vấn đề ô
nhiễm môi trường ngành chăn nuôi cũng rất nghiêm trọng và đáng nói: Làm suy
giảm chất lượng môi trường đất, nước, không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe người
dân. Vấn đề quản lý môi trường trong chăn nuôi gia súc, gia cầm ở Việt Nam
cũng có nhiều hạn chế như thiếu quy hoạch, chưa ứng dụng được nhiều công
nghệ kỹ thuật tiên tiến trong chăn nuôi và công nghệ xử lý chất thải phù hợp với
1


vùng nông thôn, thân thiện với môi trường, chưa có các biện pháp hợp lý, nguồn
lực tham gia vào lĩnh vực quản lý môi trường trong chăn nuôi còn hạn chế về cả
số lượng lẫn chất lượng. Vấn đề cần thiết là có sự quan tâm của các ngành, các
cấp cũng như sự tham gia của người dân tìm ra các giải pháp để có thể phát triển
chăn nuôi một cách bền vững, vừa đạt lợi nhuận cao về mặt kinh tế vừa không
gây ảnh hưởng đến môi trường cũng như sức khỏe của người dân.
Quỳnh Phụ là huyện nằm về phía Đông Bắc tỉnh Thái Bình, huyện có hình
thức chăn nuôi với quy mô tập trung lớn. Trong những năm gần đây huyện có
nhiều chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung, tuy nhiên vấn đề
về môi trường tại các cơ sở chăn nuôi tập trung này chưa được quân tâm nhiều
nên có biểu hiển ảnh hưởng đến môi trường cũng như sức khỏe người dân sống
xung quanh các khu vực chăn nuôi đặc biệt là môi trường xung quanh các cơ sở
chăn nuôi tập trung. Vì vậy cần có các giải pháp quản lý môi trường hợp lý tại
các cơ sở chăn nuôi này để vừa phát triển chăn nuôi theo quy mô lớn vừa giữ môi
trường trong sạch hơn, bảo đảm sức khỏe cộng đồng. Chính vì lý do trên chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Quản lý môi trường tại các cơ sở chăn nuôi tập

trung trên địa bàn huyện Quỳnh phụ, tỉnh Thái Bình”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng quản lý môi trường tại các cơ sở chăn nuôi tập trung
trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, từ đó đề xuất hệ thống các giải
pháp tăng cường quản lý môi trường tại các cơ sở chăn nuôi tập trung huyện
Quỳnh Phụ trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý môi trường trong
chăn nuôi;
- Đánh giá thực trạng tình hình quản lý môi trường tại các cơ sở chăn nuôi
tập trung trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý môi trường tại các cơ sở
chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình;
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý môi trường tại các cơ sở
chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.

2


1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Hệ thống cơ sở lý luận về quản lý môi trường chăn nuôi tập trung bao
gồm những lĩnh vực nào?
- Tình hình quản lý môi trường tại các cơ sở chăn nuôi tập trung trên địa
huyện như thế nào?
- Nâng cao quản lý môi trường trên địa bàn huyện thì cần phải làm những
công việc gì?
- Làm thế nào để tìm được các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý môi trường
tại các sơ sở chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện?
- Cần phải phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý môi trường tại các

cơ sở chăn nuôi trên địa bàn huyện theo hướng nào?
- Các giải pháp nào nhằm tăng cường cho việc quản lý môi trường tại các
cơ sở chăn nuôi?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề liên quan đến hoạt động quản lý môi trường trong chăn nuôi
tập trung cụ thể:
- Chủ thể quản lý
+ Quản lý Nhà nước về môi trường trong chăn nuôi tập trung.
+ Quản lý môi trường trong chăn nuôi các chủ cơ sở chăn nuôi.
- Các hoạt động liên quan đến quản lý môi trường trong chăn nuôi
+ Hoạt động chăn nuôi.
+ Hoạt động quản lý môi trường.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1. Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung làm rõ thực trạng quản lý môi trường và các yếu tố ảnh
hưởng đến quản lý môi trường tại các cơ sở chăn nuôi tập trung trên địa bàn
huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
1.4.2.2. Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình

3


1.4.2.3. Phạm vi về thời gian
- Số liệu thứ cấp qua các báo cáo thống kê qua 3 năm 2013 – 2015;
- Số liệu điều tra: tháng 7/2015 - tháng 1/2016;
- Số liệu thứ cấp: Các số liệu thu thập trong các năm 2013, 2014, 2015
và những tháng đầu năm 2016.


4


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm về môi trường
a) Định nghĩa môi trường
Theo Luật Bảo vệ môi trường thì môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên
và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có
ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và tự nhiên.
(Luật Bảo vệ môi trường, Quốc Hội 2014).
Dẫn theo Nguyễn Thị Huyền Trang (2013): Định nghĩa của Tổ chức kinh tế
văn hóa xã hội Liên Hợp quốc (UNESCO) thì môi trường của con người bao gồm
toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu
hình (tập quán, niềm tin...), trong đó con người sống và lao động, họ khai thác các
tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thỏa mãn những nhu cầu của mình.
Như vậy, môi trường sống của con người theo định nghĩa rộng là tất cả
các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sống, sản xuất của con người như
tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội.
b) Tiêu chuẩn môi trường
Để có những căn cứ nhằm đánh giá chất lượng của môi trường phải sử
dụng các tiêu chuẩn môi trường. Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực,
giới hạn cho phép được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường.
Hệ thống tiêu chuẩn môi trường gồm:
- Tiêu chuẩn môi trường nước: bao gồm nước mặt nội địa, nước ngầm,
nước biển và nước ven biển, nước thải,...
- Tiêu chuẩn môi trường không khí: bao gồm khói bụi, khí thải...
- Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ đất canh tác, sử dụng phân bón trong
sản xuất nông nghiệp.

- Tiêu chuẩn bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ.
- Tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch
sử, văn hóa.
5


- Tiêu chuẩn liên quan đến môi trường do các hoạt động khai thác khoáng
sản trong lòng đất, ngoài biển (Lưu Đức Hải, 2006).
Tuy nhiên trên thực tế tại địa bàn để xác định được vấn đề ô nhiễm môi
trường đất, nước, không khí do cơ sở chăn nuôi gây ra gặp rất nhiều khó khăn do
thiếu điều kiện về cơ sở vật chất và cũng như cơ chế vì vậy để đánh giá công tác
quản lý môi trường trong chăn nuôi tại các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn huyện đề
tài chọn tiêu chuẩn về chăn nuôi an toàn sinh học đảm bảo môi trường làm tiêu
chí đánh giá bao gồm: QCVN 01 - 14: 2010/BNNPTNT- Quy chuẩn Quốc gia
điều kiện chăn nuôi lợn an toàn sinh học và QCVN 01 - 15: 2010/BNNPTNTQuy chuẩn Quốc gia điều kiện chăn nuôi Gia cầm an toàn sinh học.
c) Ô nhiễm môi trường
Từ khái niệm về tiêu chuẩn môi trường, ô nhiễm môi trường được định
nghĩa là sự thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường.
Như vậy, ta có thể thấy khái niệm ô nhiễm môi trường phụ thuộc vào hai yếu tố:
tác động vật lý của chất thải và phản ứng của con người đối với tác động ấy. Tác
động vật lý của chất thải có thể mang tính sinh học như làm thay đổi gen di
truyền, giảm đa dạng sinh học, ảnh hưởng đến mùa màng hoặc sức khỏe con
người. Tác động cũng có thể mang tính hóa học như ảnh hưởng của mưa axit đối
với các công trình, nhà cửa... (Lý Thị Thu Hà, 2009).
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải
hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con
người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các
tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn
(chất thải rắn) chứa hóa chất hoặc các tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng
lượng như nhiệt độ, bức xạ.

Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng,
nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu
đến con người, sinh vật và vật liệu.
Ô nhiễm môi trường được chia làm ba loại chính đó là ô nhiễm môi trường
nước, ô nhiễm môi trường không khí và ô nhiễm môi trường đất. Ngoài ra, sự mất
cân bằng sinh thái, sự giảm sút của mức độ đa dạng sinh học hay hàm lượng chất
thải rắn cao cũng là những loại ô nhiễm môi trường (Lý Thị Thu Hà, 2009).
6


2.1.1.2. Khái niệm quản lý môi trường
Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh
tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát
triển bền vững kinh tế - xã hội quốc gia (Phan Như Thúc, 2009).
Với nội dung trên quản lý môi trường cần phải hướng tới những mục tiêu
cơ bản sau đây:
- Thứ nhất là phải khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi
trường phát sinh trong hoạt động sống của con người.
- Thứ hai là Phát triển bền vững Kinh tế và xã hội quốc gia theo 9 nguyên
tắc của một xã hội bền vững do hội nghị Rio-92 đề xuất và được tuyên bố
Johannesburg, Nam phi về phát triển bền vững 26/8-4/9/2002 tái khẳng định.
Trong đó với nội dung cơ bản cần phải đạt được là phát triển Kinh tế - xã
hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi
trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học.
- Thứ ba là Xây dựng các công cụ có hiệu lực quản lý môi trường quốc gia
và các vùng lãnh thổ. Các công cụ trên phải thích hợp cho từng ngành, từng địa
phương và cộng đồng dân cư (Phan Như Thúc, 2009).
Cơ sở Quản lý môi trường
Khi xem xét cơ sở cho quản lý môi trường người ta dựa vào bốn yếu tố cơ
bản sau đây.

• Cơ sở triết học của quản lý môi trường
Trong triết học người ta bàn nhiều về nguyên lý thống nhất của thế giới
vật chất, trong đó sự gắn bó chặt chẽ giữa tự nhiên, con người và xã hội thành
một hệ thống thống nhất, yếu tố con người giữ vai trò quan trọng. Sự thống nhất
của hệ thống được thực hiện trong các chu trình Sinh Địa Hoá của 5 thành phần
cơ bản (Đặng Mộng Lân, 2001).
- Sinh vật sản xuất (tảo và cây xanh) có chức năng tổng hợp chất hữu cơ
từ các chất vô cơ dưới tác động của quá trình quang hợp.
- Sinh vật tiêu thụ là toàn bộ động vật sử dụng chất hữu cơ có sẵn, tạo ra
các chất thải.
- Sinh vật phân huỷ (vi khuẩn, nấm) có chức năng phân huỷ các chất thải,
chuyển chúng thành các chất vô cơ đơn giản.
7


- Con người và xã hội loài người.
- Các chất vô cơ và hữu cơ cần thiết cho sự sống của sinh vật và con người
với số lượng ngày một tăng.
Tính thống nhất của hệ thống “Tự nhiên – Con người – Xã hội” đòi hỏi việc
giải quyết vấn đề môi trường và thực hiện công tác quản lý môi trường phải mang
tính toàn diện và hệ thống. Con người cần phải nắm bắt cội nguồn của sự thống nhất
đó, phải đưa ra được những phương sách thích hợp để giải quyết các mâu thuẫn nẩy
sinh trong hệ thống. Bởi lẽ con người đã góp phần quan trọng vào việc phá vỡ tất
yếu khách quan là sự thống nhất biện chứng giữa tự nhiên – con người – Xã hội.
Chính vì vậy khoa học về quản lý môi trường, hay sinh thái nhân văn chính là sự tìm
kiếm của con người nhằm nắm bắt và giải quyết các mâu thuẫn, tính thống nhất của
hệ thống “Tự nhiên – con người – Xã hội” (Đặng Mộng Lân, 2001).
• Cơ sở khoa học – kỹ thuật – công nghệ của quản lý môi trường
Khoa học về môi trường là một lĩnh vực khoa học mới, thực sự nó xuất
hiện và được phát triển mạnh từ những năm 1960 trở lại đây, làm cơ sở cho

nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm, phát hiện những nguyên lý, quy luật môi
trường giúp cho việc thực hiện quản lý môi trường (Đặng Mộng Lân, 2001).
Nhờ những kỹ thuật và công nghệ môi trường, các vấn đề ô nhiễm do hoạt
động sản xuất của con người đang được nghiên cứu, xử lý hoặc phòng tránh,
ngăn ngừa. Các kỹ thuật phân tích, đo đạc, giám sát chất lượng môi trường như
kỹ thuật viễn thám, tin học được phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới giúp
cho việc Quản lý môi trường hiệu quả hơn.
• Cơ sở kinh tế của quản lý môi trường
Hiện nay Quản lý môi trường được hình thành trong bối cảnh của nền
kinh tế thị trường và thực hiện điều tiết xã hội thông qua các công cụ kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường mọi nguyên lý hoạt động được dựa trên cơ sở
cung và cầu của thị trường, thông qua cạnh tranh, hoạt động phát triển và sản
xuất của cải vật chất diễn ra dưới sức ép của sự trao đổi hàng hoá theo giá trị.
Loại hàng hoá có chất lượng tốt và giá thành rẻ sẽ được tiêu thụ nhanh, ngược lại
những hàng hoá kém chất lượng và giá thành cao thì sẽ không có chỗ đứng. Trên
cơ sở những nguyên lý của kinh tế thị trường, người ta đã đưa ra các chính sách
hợp lý và các công cụ kinh tế để điều chỉnh và định hướng hoạt động phát triển
sản xuất có lợi (Đặng Mộng Lân, 2001).
8


• Cơ sở luật pháp cho Quản lý môi trường
Cơ sở luật pháp cho quản lý môi trường thực chất là các văn bản về luật
quốc tế và luật quốc gia về lĩnh vực môi trường.
Luật quốc tế về môi trường thực chất là tổng thể các nguyên tắc, quy
phạm quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa quốc gia và tổ chức
quốc tế trong việc ngăn chặn, loại trừ thiệt hại gây ra cho môi trường của từng
quốc gia và môi trường ngoài phạm vi tàn phá quốc gia. Các văn bản luật quốc tế
về môi trường đã được hình thành một cách chính thức từ thế kỷ XIX và đầu thế
kỷ XX, giữa các quốc gia châu Âu, châu Mỹ, châu Phi. Từ hội nghị quốc tế về

“Môi trường và con người” tổ chức năm 1972 tại Stockholm, Thụy điển và sau
hội nghị thượng đỉnh Rio 1992, Brazin đã có rất nhiều văn bản luật quốc tế được
soạn thảo và ký kết. Cho đến nay đã có hàng ngàn các văn bản luật quốc tế về
môi trường, trong số đó đã có nhiều văn bản được chính phủ Việt nam ký kết
(Đặng Mộng Lân, 2001).
Trong phạm vi quốc gia, chúng ta cũng đã có nhiều văn bản pháp lý liên
quan đến bảo vệ và quản lý môi trường. Văn bản quan trọng nhất là Luật bảo vệ
môi trường được quốc hội thông qua ngày 27/12/1993.
Các văn bản pháp luật quốc tế và quốc gia là cơ sở quan trọng để thực
hiện công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường.
2.1.1.3. Chăn nuôi tập trung
Chăn nuôi là một ngành quan trọng của nông nghiệp hiện đại, nuôi lớn vật
nuôi để sản xuất những sản phẩm như: thực phẩm, lông, và sức lao động. Sản
phẩm từ chăn nuôi nhằm cung cấp lợi nhuận và phục vụ cho đời sống sinh hoạt
của con người. Chăn nuôi xuất hiện lâu đời trong nhiều nền văn hóa kể từ khi
loài người chuyển đổi từ lối sống săn bắn hái lượm sang định canh định cư.
Hiện nay ở nước ta đang tồn tại 3 phương thức chăn nuôi: Chăn nuôi nhỏ
lẻ, thả rông; chăn nuôi bán công nghiệp và chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn,
tập trung (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2009).
Chăn nuôi tập trung (CNTT) được hiểu theo nghĩa chăn nuôi theo trang trại
công nghiệp, chứ không phải như cách hiểu của nhiều địa phương là "tập trung
chăn nuôi" vào một khu như khu công nghiệp trong đó có đảm bảo sinh thái và
kiểm soát dịch bệnh. Tóm lại, chăn nuôi tập trung (hay chăn nuôi lớn) là hình thức
chăn nuôi trang trại quy mô lớn, áp dụng phương thức sản xuất công nghiệp tiên
9


tiến thay thế cho chăn nuôi nông hộ, quy mô nhỏ lẻ (Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, 2009).
Năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg

về Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020. Quyết định này đã nói rõ mục
tiêu đến năm 2020, ngành chăn nuôi nước ta phải cơ bản chuyển sang phương
thức chăn nuôi trang trại - công nghiệp, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm
đảm bảo chất lượng cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Cũng theo Quyết
định này thì Chính phủ đã xác định khái niệm chăn nuôi tập trung là chăn nuôi
theo trang trại - công nghiệp theo quy mô lớn, áp dụng phương thức sản xuất
công nghiệp tiên tiến thay thế cho chăn nuôi nông hộ, quy mô nhỏ lẻ.
Theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình Số 16/2012/QĐUBND Ban hành quy định về quản lý hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm trên
địa bàn tỉnh Thái Bình. CNTT xa khu dân cư là hình thức chăn nuôi quy mô lớn,
hình thành những khu vực chăn nuôi mang tính chất công nghiệp cách xa khu
dân cư. CNTT xa khu dân cư không phải là tập trung chăn nuôi. Bởi lẽ, tập trung
chăn nuôi là tập hợp những hộ chăn nuôi lại một chỗ. Nếu làm như vậy thì sẽ
không đảm bảo tính bền vững của hình thức CNTT và mục đích tách chăn nuôi
ra hẳn khu dân cư để đảm bảo các điều kiện cho chăn nuôi được độc lập đã
không được thực hiện. Để hình thành được những khu CNTT xa khu dân cư thì
phải đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất lẫn kỹ thuật. Đó là các điều kiện về đất
đai, vốn, CSHT (điện, đường, nước, giao thông đi lại...) cũng như cần có sự quản
lý, kiểm soát các dịch bệnh, vệ sinh môi trường…
So với chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ nằm trong khu vực dân cư thì CNTT xa
khu dân cư có một số đặc điểm nổi bật như:
+ Mục đích của CNTT xa khu dân cư là sản xuất hàng hóa với quy mô
lớn, đảm bảo tính độc lập cho chăn nuôi. Trong thời kì hội nhập kinh tế, việc
sản xuất hàng hóa đã trở thành một yêu cầu tất yếu để thay thế cho hình thức
sản xuất tự cung tự cấp đối với các ngành kinh tế nói chung và ngành chăn nuôi
nói riêng. Đặc biệt, khi nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng về cả số lượng lẫn
chất lượng thì yêu cầu phát triển ngành chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa
lớn lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Sản phẩm từ các hộ trong khu
CNTT xa khu dân cư sẽ được đem trao đổi, buôn bán ở cả thị trường trong nước
cũng như sẽ được xuất khẩu ra nước ngoài. Thực hiện CNTT xa khu dân cư để


10


×