Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Quản lý thu, chi của các đơn vị sự nghiệp giáo dục tại huyện yên dũng, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 118 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

HOÀNG THỊ DUYÊN

QUẢN LÝ THU, CHI CỦA
CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC
TẠI HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 62 01 15

Người hướng dẫn:

PGS. TS Phạm Văn Hùng

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày



tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Hoàng Thị Duyên

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS Phạm Văn Hùng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Phân tích định lượng, Khoa kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp
Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành
luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo Phòng TC & KH huyện Yên Dũng, Phòng
GD & ĐT huyện Yên Dũng, Kho bạc NN huyện Yên Dũng, cán bộ viên chức, phụ huynh
học sinh tại các đơn vị trường học trên địa bàn huyện Yên Dũng đã giúp đỡ và tạo điều kiện
cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./.


Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Hoàng Thị Duyên

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục những chữ viết tắt .................................................................................................vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Danh mục sơ đồ ..........................................................................................................vii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................ ix
Thesis Abstract ............................................................................................................. x
Phần 1. Đặt vấn đề....................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................2


1.2.1.

Mục tiêu chung ........................................................................................................2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ........................................................................................................2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu, chi của các đơn vị sự nghiệp
giáo dục....................................................................................................................4
2.1.

Cơ sở lý luận ............................................................................................................4


2.1.1.

Một số khái niệm ......................................................................................................4

2.1.2.

Vai trò của quản lý thu, chi tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục .......................... 7

2.1.3.

Đặc điểm của quản lý thu, chi tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục .................... 88

2.1.4.

Nội dung nghiên cứu quản lý thu, chi ở các đơn vị sự nghiệp giáo dục .......... 99

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu, chi tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục .... 1717

2.2.

Cơ sở thực tiễn............................................................................................ 2121

2.2.1.

Tình hình quản lý thu chi các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên thế giới ........ 2121

2.2.2.


Quản lý và sử dụng NSNN tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục ở Việt Nam .......2323

2.2.3.

Kinh nghiệm quản lý thu chi trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục ở một số
địa phương trong cả nước .......................................................................... 2424

2.2.4.

Bài học kinh nghiệm về quản lý thu, chi rút ra cho huyện Yên Dũng ..... 252525

2.2.5.

Các nghiên cứu liên quan đến đề tài đã công bố ............................... 262626

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 2929

iii


3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu..................................................................... 2929

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 2929

3.1.2.


Điều kiện kinh tế-xã hội ............................................................................ 3030

3.1.3.

Tình hình phát triển giáo dục huyện Yên Dũng .......................................... 3131

3.1.4.

Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu....................................................... 3333

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 3434

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin......................................... 3434

3.2.2.

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu thông tin ....................................... 3737

3.3.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu. .................................................................... 3737

3.3.1.

Các chỉ tiêu phản ánh nguồn thu ................................................................ 3737


3.3.2.

Các chỉ tiêu phản ánh chi ........................................................................... 3838

3.3.3.

Chỉ tiêu phản ánh quản lý thu, chi của các đơn vị sự nghiệp giáo dục ........ 3838

3.3.4.

Thanh tra, giám sát

3.3.5.

Đánh giá việc tổ chức thực hiện

............................................................................ 39
39

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ............................................................. 3939
4.1.

Tình hình quản lý thu, chi của các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn
huyện Yên Dũng ....................................................................................................40

4.1.1.

Thực trạng thu, chi tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn nghiên
cứu ................................................................................................................ 40


4.1.2.

Lập kế hoạch/dự toán thu, chi .................................................................... 4040

4.1.3.

Thực hiện kế hoạch (hay dự toán) thu, chi ....................................................... 45

4.1.4.

Kiểm tra, giám sát thu, chi tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục ................. 555556

4.1.5.

Báo cáo và quyết toán thu, chi ............................................................... 565657

4.1.6.

Thực trạng quản lý thu, chi tại một số trường khảo sát trên địa bàn huyện
Yên Dũng .............................................................................................. 585859

4.1.7.

Ý kiến đánh giá của các đơn vị về quản lý thu, chi................................. 616162

4.2.

Đánh giá chung về thực trạng quản lý thu, chi tại các đơn vị sự nghiệp
giáo dục trên địa bàn huyện yên dũng, tỉnh bắc giang ............................ 686869


4.2.1.

Kết quả đã đạt được ............................................................................... 686869

4.2.2.

Những hạn chế và nguyên nhân ............................................................. 717172

4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu, chi tại các đơn vị sự nghiệp giáo
dục trên địa bàn huyện yên dũng............................................................ 787879

4.3.1.

Chế độ quản lý tài công ......................................................................... 787879

4.3.2.

Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp giáo dục ................................................ 797980

4.3.3.

Năng lực quản lý tài chính nội tại của đơn vị sự nghiệp giáo dục ........... 808081

iv


4.4.


Các giải pháp tăng cường quản lý thu, chi tại các đơn vị sự nghiệp
giáo dục trên địa bàn huyện yên dũng .................................................... 808081

4.4.1.

Căn cứ đề xuất giải pháp ................................................................................ 82

4.4.2.

Các giải pháp tăng cường quản lý thu, chi của các đơn vị sự nghiệp giáo dục 858586

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................949495
5.1.

Kết luận ..........................................................................................................949495

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................959596

Tài liệu tham khảo .........................................................................................................989899

v


DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

HĐND

Hội đòng nhân dân

KBNN

Kho bạc Nhà nước

KT-XH

Kinh tế xã hội

NSNN

Ngân sách nhà nước

NS


Ngân sách

NSTW

Ngân sách trung ương

Phòng TC & KH

Phòng Tài chính và Kế hoạch

Phòng GD & ĐT

Phòng giáo dục và đào tạo

TW

Trung ương

THCS

Trường trung học cơ sở

THPT

Trường trung học phổ thông

UBND

Ủy ban nhân dân


XDCB

Xây dựng cơ bản

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng quy định mức thu phí trông xe, phí tuyển sinh lớp 10...................... 1111
Bảng 2.2. Bảng quy định mức thu phí trông xe, phí tuyển sinh lớp 10...................... 1212
Bảng 3.1. Số trường học, lớp học, học sinh hệ công lập, dân lập .............................. 3232
Bảng 4.2. Cơ cấu nguồn thu ngoài NSNN của các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn
huyện Yên Dũng .................................................................................... 45456
Bảng 4.3. Cơ cấu chi thường xuyên từ nguồn NSNN theo định mức của các cơ giáo dục
giai đoạn 2012 – 2014 trên địa bàn huyện Yên Dũng ...................................50
Bảng 4.4. Nguồn phí, lệ được để lại theo quy định chi tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục
trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang...................................... 545455
Bảng 4.5. Kết quả đánh giá công tác hoạt động, giảng dạy của nhà trường........... 616162
Bảng 4.6. Cơ cấu chi từ NSNN và nguồn học phí của các trường, năm 2014 ...............64
Bảng 4.7. Số lượng và tỷ lệ ý kiến trả lời nguyên nhân của việc lập báo cáo quyết toán
thu, chi ngân sách chậm ....................................................................... 666667
Bảng 4.8. Cơ cấu chi NSNN giữa dự toán bổ sung với kết toán dự toán 2012-2014
............................................................................................................ 676768
Bảng 4.9. Đánh giá về công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước ................... 686869

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1. Phân bổ Ngân sách nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên
địa bàn huyện Yên Dũng ........................................................................... 41


vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Hoàng Thị Duyên
Tên luận án: “Quản lý thu, chi của các đơn vị sự nghiệp giáo dục tại huyện
Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang”.
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10

Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông nghiệp Việt Nam
1. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu
1.1. Mục tiêu:
Mục tiêu chung: phân tích, đánh giá thực trạng tình hình quản lý thu, chi tại các
đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Yên Dũng từ đó đề xuất hệ thống các giải
pháp tăng cường quản lý thu, chi của các đơn vị này trong thời gian tới. b, mục tiêu cụ
thể: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu, chi của các đơn vị sự
nghiệp giáo dục; phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu, chi của các đơn vị sự nghiệp
giáo dục tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang; Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến
quản lý thu, chi các đơn vị sự nghiệp giáo dục tại huyện Yên Dũng; Định hướng và đề
xuất các giải pháp quản lý thu, chi của các đơn đơn vị sự nghiệp giáo dục.
1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Các hoạt động thu, chi của các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Yên
Dũng, tỉnh Bắc Giang.
2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
2.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin
2.1.1. Thu thập tài liệu thứ cấp
2.1.2. Thu thập tài liệu sơ cấp

a. Phỏng vấn trực tiếp những người trực tiếp thực hiện công tác quản lý tài chính
+ Điều tra một số phụ huynh học sinh các cấp
+ Phân tổ điều tra theo vị trí địa lý
+ Phân tổ điều tra theo cấp học
Nội dung điều tra: các thông tin chung được khảo sát: họ và tên, nhân khẩu, số
học sinh, tình hình kinh tế, khoản đầu tư cho giáo dục của gia đình, các ý kiến về tình
hình giáo dục.
b. Điều tra trực tiếp cán bộ tại các phòng ban chuyên môn
viii


3. Kết quả và kết luận
3.1. Kết quả
- Ý nghĩa học của đề tài: Nhằm cung cấp thêm những kết quả nghiên cứu về thu,
chi tài chính của các đơn vị sự nghiệp giáo dục huyện Yên Dũng nói chung và các đơn
vị sự nghiệp giáo dục đào tạo trong toàn tỉnh và cả nước nói riêng, nhằm đưa ra những
giải pháp nâng cao công tác quản lý thu, chi được hiệu quả.
- Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần thực hiện chính sách, cơ chế quản lý thu, chi tại
các đơn vị sự nghiệp giáo dục tại địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
3.2. Kết luận
Hệ thống hóa cơ sở lý luận của quản lý thu, chi đối với các đơn vị sự nghiệp giáo
dục, phân tích tính tất yếu và những yêu cầu khách quan của đổi mới quản lý thu, chi tài
chính đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo.
Thông qua trình bày, phân tích đánh giá thực trạng đổi mới quản lý thu, chi tại
các đơn vị sự nghiệp giáo dục, đào tạo công lập trên địa bàn huyện Yên Dũng trước
những đòi hỏi thực tiễn đặt ra, luận văn chỉ ra những tồn tại, những bất cập và nguyên
nhân của những hạn chế trong quản lý thu, chi tài chính tại các đơn vị sự nghiệp giáo
dục trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
Dựa trên những quan điểm, những định hướng về chủ trương, đường lối, chính
sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là những định hướng

phát triển giáo dục đào tạo như tinh thần Nghị quyết trung ương II khóa VII, luận văn
trình bày những quan điểm cơ bản cần quán triệu, từ đó đề xuất giải pháp thiết thực, phù
hợp nhằm đổi mới quản lý thu, chi đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn
huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.

ix


THESIS ABSTRACT

Name of author: Hoàng Thị Duyên
Thesis title: “Revenue and expense managementof the education business
units inYen Dung district, Bac Giang province”.
Major: Economic Management

Code: 60 34 04 10

Educational institution: Vietnam National University of Agriculture
1. Objectives and scope of the study
1.1. Objectives:
a, General objectives: to analyze and evaluate the current state ofrevenue and expense
managementat the education business units inYen Dung district, and then propose
solutions for enhancingrevenue and expense managementof these units in the future.
b, Specific objectives: to review the theoretical and empirical literature onrevenue
and expense managementof the education business units;to analyze and evaluate the
current state ofrevenue and expense managementat the education business units inYen
Dung district, Bac Giang province; to analyze the affecting factors of revenue and
expense management at the education business units in Yen Dung district; and finally to
orient and propose solutions forrevenue and expense managementof the education
business units.

1.2. Objects and scope of the study: therevenues and expenses of theeducation
business units inYen Dung district, Bac Giang province.
2. Research methodology
2.1. Data collection
2.1.1. Secondary data collection
2.1.2. Primary data collection
a. Direct interviews with individuals who directly carried out financial mananement
+ Interviews with parents ofstudents at primary, secondary schools and
highschools
+ Disaggregate data by geographical locations
+ Disaggregate data by educational levels
Contents of the investigation: collected information included names, the number
of family members, the number of students, economic condition, family investment for
education and their opnions on thecurrent education state.
b. Direct interviews with state officials of different specialized departments
x


3. Findings and conclusions
3.1. Findings
- The theoretical meaning of the study is to provide new emperitical research
results on the revenue and expense management of education business units in Yen
Dung districtin particular and in the education business units in the province and in the
whole country ingeneral, thereby proposing solutions for enhancing the efficiency of
revenue and expense management practice.
- The pratical meaning of the study is to contribute to the implementation of
policies and mechanism of revenue and expense managementat the education business
units inYen Dung district, Bac Giang province.
3.2. Conclusions
The study aimed to systematic the theoretical framework on revenue and expense

managementfor the education business units, to analyze the neccesity and the objective
requirements of the renovation ofrevenue and expense managementfor theeducation
business units.
By analyzing and evaluating the renovation state of revenue and expense
managementat the public education and training units in Yen Dung district as a result of
of pratical demands, the thesis focused on indicating the issues, limitations and reasons
behind the limitations of revenue and expense managementat theeducation business
units inYen Dung district, Bac Giang province.
Based on the opinions and the orientation of the guideline and policies for
economic development of the People Party and the State, especially the orietation for
education developmentas indicated in the Resolution II, National Assembly No. VII, this
thesis presented the basic points of view that needed to be throughly grasped, thereby
proposing pratical and suitable solutions for renovating therevenue and expense
managementforthe education business units inYen Dung district, Bac Giang province.

xi


PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ CNH, HĐH, phấn đấu đưa nước thoát
khỏi tình trạng đói nghèo và lạc hậu, tiến lên một nước có nên công nghiệp hiện
đại, nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, gắn tăng trưởng kinh tế với
công bằng xã hội. Muốn vậy phải có đội ngũ tri thức, các nhà kinh doanh, quản
lý, chuyên gia giỏi ở nhiều lĩnh vực mà nên tảng của nó là giáo dục. Giáo dục
được coi là chìa khóa tiến vào tương lai. Mặt khác, để có được đội ngũ cán bộ lao
động có đủ năng lực tiếp cận với những công nghệ hiện đại, những phương pháp
quản lý tiên tiến thì giáo dục - đào tạo phải luôn đi trước một bước với các ngành
kinh tế khác, phát triển giáo dục - đào tạo phải trở thành động lực quan trọng
thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển theo hướng bền vững.

Để làm được điều đó phải quán triệt những quan điểm của Đảng về vị
trí, vai trò của sự nghiệp giáo dục - đào tạo, phải nhanh chóng khắc phục
những yếu kém của sự nghiệp giáo dục - đào tạo hiện nay để từ đó đảm bảo
thực hiện được các mục tiêu kinh tế - xã hội. Văn kiện đại hội Đảng VIII đã
chỉ rõ “Giáo dục đóng vai trò then chốt trong sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa
xã hội và bảo vệ tổ quốc, là động lực đưa đất nước thoát khỏi đói, nghèo, lạc
hậu, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới”. Văn kiện đại hội khẳng định:
“Mục tiêu đến năm 2010 đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng
cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng đến năm
2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để
thực hiện mục tiêu trên, giáo dục - đào tạo cùng với khoa học công nghệ có
vai trò quyết định và được Đảng ta xác định là quốc sách hàng đầu. Nghị
quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI tiếp tục khẳng định “Đổi mới căn
bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã
hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý
giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then
chốt” và “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây
dựng nền văn hóa và con người Việt Nam”.

1


Để nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, việc đảm bảo và sử dụng có
hiệu quả nói chung và cụ thể quản lý thu – chi các nguồn kinh phí cho các cơ sở
giáo dục - đào tạo có vai trò hết sức quan trọng.
Trong những năm vừa qua các đơn vị sự nghiệp giáo dục đã đóng góp một
phần không nhỏ trong việc thực hiên đào tạo thế hệ, nhân tài cho đất nước. Để có
thể tiếp tục phát huy vai trò của các đơn vị sự nghiệp giáo dục trong tiến trình đổi
mới đất nước, đòi hỏi phải hoàn thiện công tác quản lý thu, chi ngay từ đơn vị

cấp cơ sở. Từ khi Nghị định 16/2015/NĐ – CP ngày 14/02/2015 ra đời, việc
quản lý thu, chi ở các đơn vị sự nghiệp giáo dục đã có những thay đổi đáng kể
tuy nhiên vẫn không khỏi còn nhiều bất cập. Tính tất yếu khách quan của việc
tăng cường công tác quản lý thu, chi của các đơn vị sự nghiệp giáo dục. Xuất
phát từ vai trò quản lý đơn vị sự nghiệp giáo dục; Xuất phát từ thực trạng của
công tác quản lý thu, chi của các đơn vị sự nghiệp giáo dục; Việc lập, chấp hành
và quyết toán của các đơn vị sự nghiệp hàng năm đã được thực hiện theo quy
định của Luật NSNN, Bộ giáo dục, Bộ tài chính và quy định của từng địa
phương..., nhưng trên thực tế còn mang tính hình thức, tính áp đặt, số liệu chưa
phản ánh đúng thực trạng khách quan của từng địa phương. Do đó ảnh hưởng
không nhỏ đến công tác quản lý thu, chi trong nền kinh tế thị trường.
Hơn nữa, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tài chính nói chung và
công tác quản lý NS nói riêng còn nhiều hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ
và năng lực quản lý, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý trong giai đoạn hiện nay.
Qua nghiên cứu, thực tế công tác tại huyện Yên Dũng và từ những vấn đề
nêu trên cho thấy, nghiên cứu đề tài luận văn “ Quản lý thu, chi của các đơn vị
sự nghiệp giáo dục tại huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang” là cần thiết và có ý
nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu, chi của các đơn vị
sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Yên Dũng, đề xuất phương án, các giải
pháp tăng cường quản lý thu, chi của các đơn vị này trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu, chi của
các đơn vị sự nghiệp giáo dục;

2



- Phân tích, đánh giá thực trạng và những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý
thu, chi của các đơn vị sự nghiệp giáo dục tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang;
- Định hướng và đề xuất giải pháp để tăng cường quản lý thu, chi của các
đơn vị sự nghiệp giáo dục.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Quản lý thu, chi của các đơn vị sự nghiệp giáo dục là như thế nào? Có
những nguyên tắc và nội dung nào?
- Thực trạng quản lý thu, chi của các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa
bàn huyện Yên Dũng như thế nào?
- Có những ưu điểm, hạn chế gì về quản lý thu, chi của các đơn vị sự
nghiệp giáo dục?
- Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thu, chi của các đơn vị sự nghiệp
giáo dục?
- Định hướng cho công tác thu, chi ?
- Giải pháp để tăng cường quản lý thu, chi của các đơn sự nghiệp giáo dục?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các hoạt động thu, chi của các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn
huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực
tiễn, các yếu tố ảnh hưởng và các giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu, chi của
các đơn vị sự nghiệp giáo dục tại huyện Yên Dũng: Thực hiện các khoản thu;
Chấp hành chi và quyết toán các khoản thu, chi của các đơn vị sự nghiệp giáo
dục trên địa bàn huyện.
- Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu và thực hiện tại huyện
Yên Dũng tinh Bắc Giang.
- Phạm vi thời gian: Đề tài sử dụng các số liệu liên quan đến thực trạng
công tác quản lý thu, chi của các đơn vị sự nghiệp giáo dục trong 03 năm trở lại
đây (từ năm 2012-2014), các giải pháp đến năm 2020.


3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm
a. Khái niệm đơn vị sự nghiệp giáo dục
Đơn vị sự nghiệp giáo dục là những đơn vị do Nhà nước quyết định thành
lập nhằm thực hiện một nhiệm vụ chuyên môn giáo dục hoạt động bằng nguồn
kinh phí của nhà nước cấp hoặc từ các nguồn kinh phí khác như thu sự nghiệp,
phí lệ phí, hoạt động kinh doanh hay viện trợ không hoàn lại (Tăng Bình và Ngọc
Tuyền, 2015).
Để quản lý một cách có hiệu quả các khoản chi tiêu của đơn vị cũng như
chủ động trong việc chi tiêu, hàng năm các đơn vị sự nghiệp giáo dục phải lập dự
toán cho từng khoản chi cho đơn vị mình và dựa vào dự toán đã được lập và xét
duyệt ngân sách nhà nước cấp kinh phí cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục còn
được gọi là đơn vị dự toán (Tăng Bình và Ngọc Tuyền, 2015).
Các đơn vị sự nghiệp giáo dục được chia thành 02 loại hình: công lập và
tư thục.
Gồm có các cấp học:
- Giáo dục mầm non
- Giáo dục tiểu học
- Giáo dục trung học cơ sở
- Giáo dục trung học phổ thông
- TT. Giáo dục thường xuyên
- Giáo dục trung học chuyên nghiệp
- Giáo dục Cao đẳng
- Giáo dục đại học
b. Khái niệm quản lý

Xuất phát từ những góc độ khác nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả
trong và ngoài nước đã đưa ra giải thích không giống nhau về quản lý. Cho đến
nay, vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý. Đặc biệt từ thế kỷ 21,

4


các quan niệm về quản lý lại càng phong phú. Các trường phái quản lý học đã
đưa ra những định nghĩa về quản lý như sau:
- Tailor: “Làm quản lý là bạn phải biết rõ: Muốn người khác làm việc gì
và hãy chú ý đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm” (Vũ Kim Quang, 2014).
Fayel: "Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp, chính
phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh
và kiểm soát. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và
kiểm soát ấy” (Vũ Kim Quang, 2014).
c. Khái niệm thu, chi
- Thu là một hoạt động phản ánh nguồn đầu vào của hoạt động tài chính,
nhằm sử dụng và thực hiện nhiệm vụ của đơn vị (Tăng Bình và Ngọc Tuyền, 2015).
Thu gồm: Thu từ NSNN; thu sự nghiệp và thu khác
- Chi là một trong hai nội dung cơ bản của hoạt động tài chính, chi là quá
trình phân phối, sử dụng nguồn tài chính do quá trình thu tạo lập nên nhằm duy
trì sự tồn tại, hoạt động bình thường của bộ máy đơn vị và thực hiện chức năng
nhiệm vụ của đơn vị (Tăng Bình và Ngọc Tuyền, 2015).
Chi gồm: Chi từ NSNN; chi sự nghiệp và chi khác
Thu, chi: là hệ thống các luồng chuyển dịch giá trị, các luồng vận động
của những nguồn tài chính trong quá trình cấp phát, chấp hành và sử dụng các
quỹ tiền tệ nhằm mục đích có hiệu quả cao nhất đời sống vật chất và tinh thần
của người dân (Tăng Bình và Ngọc Tuyền, 2015).
d. Quản lý thu, chi
- Quản lý các nguồn thu đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục là phải xác

định đúng, đủ các nguồn thu theo quy định của Nhà nước, có kế hoạch khai thác
các nguồn thu từ Ngân sách nhà nước và nguồn thu do các cơ sở giáo dục tự huy
động nhằm đáp ứng nhu cầu về tài chính của đơn vị (Vũ Kim Quang, 2014).
- Quản lý việc chi tiêu đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục cần phân bổ và
sử dụng các nguồn tài chính một cách hợp lý nhất, hiệu quả nhất, tiết kiệm nhất,
nhằm đảm bảo sự ổn định về các nguồn tài chính dài hạn và ngắn hạn, phục vụ các
mục tiêu hoạt động tài chính của nhà trường. Phải căn cứ vào các nguồn thu để lập
kế hoạch chi tiêu sao cho đảm bảo thu đủ bù chi và có phần chênh lệch. Nội dung

5


chi phải đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng luật và tiết kiệm nhưng vẫn hiệu
quả, đảm bảo chất lượng giảng dạy và học tập (Vũ Kim Quang, 2014).
Quản lý việc sử dụng kết quả hoạt động thu, chi tài chính trong năm theo
quy định. Hằng năm sau khi trang trải các khoản chi phí và các khoản phải nộp
theo quy định; phần chênh lệch thu chi (thu, chi hoạt động thường xuyên) đơn vị
được sử dụng để chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ giáo viên; trích lập các
quỹ sau khi thống nhất với tổ chức công đoàn nhà trường, theo thứ tự: Quỹ phát
triển hoạt động sự nghiệp, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng ổn định
thu nhập. Việc quản lý thu, chi càng tốt (phần chênh lệch hợp lý) thì kế hoạch chi
tiêu được đảm bảo, đây là cơ sở cần thiết để trích lập các quỹ sẽ hợp lý hơn, đảm
bảo đời sống cho cán bộ, giáo viên trong các nhà trường, tạo điều kiện tái đầu tư
cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập (Vũ Kim Quang, 2014).
Các đơn vị sự nghiệp quản lý thu, chi dựa trên bốn nguyên tắc cơ bản sau:
Thứ nhất, nguyên tắc hiệu quả: là nguyên tắc hiệu quả quan trọng hàng
đầu trong quản lý thu, chi tại các đơn vị sự nghiệp nói riêng. Hiệu quả trong quản
lý thu, chi thể hiện ở sự so sánh giữa kết quả đạt được trên tất cả các lĩnh vực
chính trị, kinh tế và xã hội hội với chi phí bỏ ra. Tuân thủ nguyên tắc này, khi
tiến hành quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp, Nhà nước cần quan tâm cả hiệu

quả về xã hội và hiệu quả kinh tế. Mặc dù rất khó định lượng hiệu quả xã hội,
song những lợi ích đem lại về xã hội luôn được đề cập, cân nhắc thận trọng trong
quá trình quản lý thu, chi tài chính (Vũ Kim Quang, 2014).
Thứ hai, nguyên tắc thống nhất: là thống nhất quản lý thu, chi tài chính
đơn vị sự nghiệp bằng những văn bản luật pháp thống nhất trong cả nước. Thống
nhất quản lý chính là việc tuân theo một khuôn khổ chung từ việc hình thành sử
dụng, thanh tra, kiểm tra, quyết toán, xử lý những vướng mắc trong quá trình
triển khai thực hiện quản lý thu, chi tài chính tại các đơn vị sự nghiệp. Nguyên
tắc thống nhất vẫn phải bảo đảm độ đa dạng, mềm dẻo về thể chế để phát huy
quyền tự chủ của các đơn vị sự nghiệp giáo dục. Thực hiện nguyên tắc quản lý
này sẽ đảm bảo tính công bằng, bình đẳng trong đối xử các đơn vị sự nghiệp
khác nhau, hạn chế những tiêu cực và rủi ro trong hoạt động tài chính, nhất là
những rủi ro có tính chất chủ quan khi quyết định các khoản thu, chi (Vũ Kim
Quang, 2014).

6


Thứ ba, nguyên tắc phân cấp: là nguyên tắc quan trọng trong quản lý tài
thu, chi đối với các đợ vị sự nghiệp thụ hưởng ngân sách nhà nước. Nguyên tắc
phân cấp trong quản lý thu, chi đơn vị sự nghiệp đảm bảo cho các nguồn lực tài
chính từng đơn vị sự nghiệp được quản lý tập trung trên cơ sở phát huy sáng kiến
của các bộ phận. Trên giác độ toàn quốc, các nguồn tài chính công cũng phải được
quản lý tập trung, đồng thời có phân cấp cho các cấp quản lý thống nhất hơn (Vũ
Kim Quang, 2014).
Thứ tư, nguyên tắc công khai, minh bạch: Đơn vị sự nghiệp là tổ chức
công nên quản lý tài chính các đơn vị này phải đáp ứng yêu cầu chung trong quản
lý thu, chi tài chính, đó là công khai, minh bạch. Thực hiện công khai, minh bạch
trong quản lý sẽ tạo điều kiện cho cộng đồng có thể giám sát, kiểm soát các quyết
định về thu, chi tài chính công, hạn chế những thất thoát và đảm bảo tính hợp lý

trong chi tiêu của các đơn vị nghiệp, kết quả sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động của
các đơn vị sự nghiệp (Vũ Kim Quang, 2014).
2.1.2. Vai trò của quản lý thu, chi tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục
Quản lý thu, chi là một trong những hoạt động quản lý quan trọng của bất
kỳ một tổ chức nào trong điều kiện kinh tế thị trường. Bởi vì, thu, chi là hoạt động
tổng hợp bao quát hoạt động của đơn vị. Thông qua quản lý thu, chi nói riêng và
quản lý tài chính nói chung, chủ thể quản lý không chỉ kiểm soát được toàn bộ chu
trình hoạt động mà còn đánh giá được chất lượng hoạt động của đơn vị. Thu, chi
còn bảng hiện lợi ích của các chủ thể quản lý sử dụng được công cụ kích thích lợi
ích một cách hữu hiệu. Đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục thu, chi góp phần sử
dụng có hiệu quả, đúng mục đích các nguồn lực tài chính tập trung cho giáo dục
đào tạo, thực hiện tốt chính sách (tiền lương, học bổng, trợ cấp, tăng thu nhập...)
đối với đội ngũ cán bộ, giáo dục, học sinh, sinh viên mang lại hiệu quả thiết thực
trong việc thực hiện công bằng xã hội. Quản lý thu, chi góp phần củng cố và tăng
cường cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu dạy và học nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục (Tăng Bình và Ngọc Tuyền, 2015).
Quản lý thu, chi đối với các đơn vị sự nghiệp nói chung, đối với các cơ sở
giáo dục đào tạo nói riêng không chỉ theo đuổi những mục tiêu riêng của ngành mà
còn phục vụ mục tiêu chung cảu toàn xã hội nên quản lý thu, chi khá phức tạp,

7


thường được quy định cụ thể cho từng ngành. Trong điều kiện kinh tế thị trường,
yêu cầu về chất lượng dịch vụ công và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp
là những vấn đề còn mang tính phức tạp hơn nữa. Bên cạnh các khoản chi của Ngân
sách nhà nước các đơn vị sự nghiệp còn có các nguồn thu nhập chi trả dân cư, các
nguồn thu hợp pháp khác. Quản lý thu, chi tốt của các cơ sở giáo dục đào tạo không
góp phần làm giảm bớt các khoản chi sự nghiệp của ngân sách nhà nước mà còn
khuyến khích cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho xã hội với chi phí tiết kiệm .

Việc quản lý và sử dụng nguồn thu, chi đối với các cơ sở giáo dục đào tạo
liên quan đến hiệu quả kinh tế xã hội và chi tiêu đóng góp của nhân dân.
Do đó, thu – chi được quản lý, công khai, giám sát, kiểm tra tốt sẽ góp
phần hạn chế, ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng trong khai thác và
sử dụng nguồn lực tài chính công, đồng thời nâng cao hiệu quả việc sử dụng các
nguồn thu, chi của đất nước.
2.1.3. Đặc điểm của quản lý thu, chi tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục
Các đơn vị sự nghiệp giáo dục cơ bản thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo
theo chỉ tiêu được giao và được đảm bảo nguồn thu, chi theo chế độ từ nguồn
ngân sách nhà nước.
Các đơn vị sự nghiệp giáo dục là các đơn vị hành chính sự nghiệp, được
trang trải mọi khoản chi phí để thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình từ nguồn
Ngân sách nhà nước theo nguyên tắc không bồi hoàn một cách trực tiếp. Quản lý
ngân sách giáo dục đào tạo chủ yếu là quản lý các nguồn kinh phí Ngân sách nhà
nước cấp hàng năm (các nguồn thu khác chiếm tỷ trọng ít hơn) (Tăng Bình và
Ngọc Tuyền, 2015).
Kế hoạch thu, chi tài chính hàng năm giao cho các cơ sở giáo dục tính
theo năm tài chính (năm dương lịch), nhưng khi tính toán để xây dựng dự toán,
phân bổ và điều hành ngân sách lại phải tính đến năm học.
Xã hội hóa giáo dục ngày càng được khuyến, mở rộng, ngoài nguồn thu
chủ yếu từ Ngân sách nhà nước cấp hàng năm, các đơn vị sự nghiệp giáo dục,
đào tạo còn có các nguồn thu từ sự nghiệp, (học phí, lệ phí tuyển sinh vào lớp
10), từ đóng góp của cha mẹ học sinh, từ cộng đồng xã hội, từ các tổ chức cá
nhân... đòi hỏi công tác quản lý tài chính phải kế hoạch hóa được các nguồn thu
này và phát huy tối đa hiệu quả sử dụng, bảo đảm các quy định của pháp luật.

8


Các đơn vị sự nghiệp giáo dục là những đơn vị sự nghiệp hoạt động trong

lĩnh vực giáo dục. Vì vậy quản lý thu, chi đối với các đơn vị sự nghiệp trước hết
phải đảm bảo các nguyên tắc quản lý thu, chi của các đơn vị sự nghiệp nói chung.
2.1.4. Nội dung quản lý thu, chi ở các đơn vị sự nghiệp giáo dục
2.1.4.1. Nội dung quản lý thu
a. Khái niệm quản lý thu
Quản lý thu là quản lý các quỹ tiền tệ, quản lý luồng giáo trị đầu vào đồng
thời quản lý thu cũng là hoạt động để tác động có hiệu quả nhất đối với việc thực
hiện nhiệm vụ của đơn vị (Tăng Bình và Ngọc Tuyền, 2015).
Nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp giáo dục gồm hai nguồn chính là nguồn
thu từ ngân sách nhà nước và nguồn thu ngoài ngân sách. Do đó quản lý nguồn thu
đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục bao gồm quản lý các nguồn thu trên (Tăng
Bình và Ngọc Tuyền, 2015).
b. Nội dung quản lý thu
- Nguồn thu từ Ngân sách nhà nước: Đây là nguồn kinh phí giữ vai trò
chủ yếu và có tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn tài chính của các đơn vị sự
nghiệp giáo dục, là nguồn thu do NSNN cấp theo dự toán được xác định cho các
nhiệm vụ, chương trình mục tiêu đã được theo quy định của Luật NSNN, chính
sách chế độ đặc thù của ngành, lĩnh vực (Tăng Bình và Ngọc Tuyền, 2015).
Trong những năm qua, chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục đào tạo có xu
hướng tăng lên. Đầu tư nguồn NSNS để xây dựng cơ sở chất trường lớp, mua
sắm trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu và ứng dụng vào giảng
dạy và giáo dục, một mặt điều kiện để tăng về số lượng và từng bước nâng cao
chất lượng giáo dục đào tạo. Mặt khác, tạo điều kiện thu hút sự đóng góp của các
tầng lớp nhân dân, các doanh nghiệp, cộng đồng xã hội nhằm thực hiện chủ
trương xã hội hóa giáo dục (Tăng Bình và Ngọc Tuyền, 2015).
Nguồn NSNN đảm bảo ổn định và phát triển đời sống của đội ngũ giáo
viên - là đội ngũ cán bộ công chức, viên chức lớn trong hệ thống cơ quan hành
chính sự nghiệp ở nước ta, thông qua chế độ lương và các phụ cấp ưu đãi, phụ
cấp thâm niên đối với nhà giáo, các chế độ đào tạo bồi dưỡng.... (Tăng Bình và
Ngọc Tuyền, 2015).


9


Ngân sách đầu tư cho giáo dục đào tạo còn giải quyết tốt các vấn đề chính
sách xã hội thông qua các chế độ về học bổng, sinh hoạt phí và các chế độ đãi
ngộ vất chất cho học sinh, học sinh diện chính sách, khuyến khích học sinh tài
năng, học sinh nghèo vượt khó (Tăng Bình và Ngọc Tuyền, 2015).
Thông qua cho NSNN để điều phối cơ cấu giáo dục toàn ngành: Tùy thuộc
vào chủ trường, đường lối của từng địa phương mà thông qua chi NSNN có thể định
hướng, sắp xếp lại cơ cấu các cấp học, ngành học, mạng lưới trường lớp, điều chỉnh
sự phát triển đồng đều giữa các vùng thành thị, nông thôn, miền núi...
Ngoài nguồn thu chủ yếu từ NSNN, các đơn vị sự nghiệp còn đầu tư bằng
nguồn ngoài NSNN. Chính phủ đã có Nghị quyết số 90/CP ngày 21/08/1997 về thực
hiện xã hội hóa giáo dục đào tạo, khẳng định sự nghiệp giáo dục đào tạo là sự
nghiệp của toàn Đảng, toàn dân; mọi cá nhân, tổ chức đều phải có trách nhiệm quan
tâm đóng góp sức lực, trí tuệ, tiền của đề phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo.
Ngày 30/05/2008 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/2008/NĐ – CP về chính
sác khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo,
dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao môi trường, mở rộng chính sách xã hội hóa (Tăng
Bình và Ngọc Tuyền, 2015).
Xã hội hóa giáo dục đào tạo là một xu hướng xuất hiện gần đây ở các
nước phát triển và đang phát triển. Bản chất của xã hội hóa giáo dục là đa
dạng hóa các loại hình đạo tạo, sự huy động đóng góp của mọi tầng lớp, tổ
chức và xội hội cho giáo dục chính là cộng để tăng cơ hội tiếp cận với giáo
dục cho mọi người, chia sẻ bớt gánh năng đối với Nhà nước trong khi nguồn
NSNN còn hạn hẹp và thúc đẩy tiến trình tiến tới một xã hội học tập (Tăng
Bình và Ngọc Tuyền, 2015).
- Quản lý các nguồn vốn ngoài Ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục
đào tạo bao gồm:

+ Văn bản về phí, lệ phí
+ Pháp lệnh Phí, lệ phí số 38/2001/PL – UBTVQH10 ngày 28/8/2001
+ Nghị định số 57/2002/NĐ – CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính
Phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh Phí và lệ phí; Nghị định số 24/2006/NĐ
– CP ngày 06/3 năm 2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
57/2002/NĐ – CP ngày 03/06/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
pháp lệnh phí, lệ phí.

10


Thông tư số 63/2002/TT – BTC ngày 24/7/2002 của Bộ tài chính hướng
dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí, lệ phí;
Các văn bản của Bộ, ngành ở Trung ương quy định về thu các loại phí...
+ Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định về thu phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh
Bắc Giang.
-

Mức thu phí trong các cơ sở giáo dục

Bảng 2.1. Bảng quy định mức thu phí trông xe, phí tuyển sinh lớp 10

Số
TT

Mức thu
Danh mục phí, lệ phí

Đơn vị tính


(nghìn
đồng)

Tỷ lệ Điều tiết (%)
NSNN

Để lại đơn
vị

1

Thu phí trông giữ xe tại cơ NQ số 10/2014/NQ – HĐND ngày 11/7/2014 của
sở giáo dục phổ thông
HĐND tỉnh Bắc Giang

1.1

Xe máy

1.2

1.3

2

Thành phố, thị trấn

Đồng/xe/tháng

20


100

Vùng còn lại

Đồng/xe/tháng

15

100

Thành phố, thị trấn

Đồng/xe/tháng

15

100

Vùng còn lại

Đồng/xe/tháng

12

100

Thành phố, thị trấn

Đồng/xe/tháng


10

100

Vùng còn lại

Đồng/xe/tháng

5

100

Xe đạp điện

Xe đạp

Phí tuyển sinh, xét tuyển NQ số 10/2014/NQ-HĐND ngày 11/7/2014 của
vào lớp 10
HĐND tỉnh Bắc Giang
Nguồn: HĐND tỉnh Bắc Giang (2014)

- Mức thu học phí tại các cơ sở giáo dục công lập
Theo Nghị quyết số 09/2014/NĐ – HĐND ngày 11/7/2014 của Hội đồng
nhân dân tỉnh. Cụ thể như sau:

11


Bảng 2.2. Bảng quy định mức thu phí trông xe, phí tuyển sinh lớp 10

Mức thu học phí
(1000 đồng/học sinh/tháng)



Ghi chú

Thành thị

Nông thôn

Miền núi

Mầm non

60

45

30

THCS

60

45

30

THPT, BTTHPT


60

50

35
Nguồn: HĐND tỉnh Bắc Giang (2014)

(

- Miễm, giảm, hỗ trợ chi phí học tập thực hiện theo Thông tư liên tịch số
20/2014/TTLT – BGDĐT – BTC – BLĐTB&XH hướng dẫn nghị định số
49/2010/NĐ – CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học
phí hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục
thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 – 2011 đến năm học 2014 –
2015 và Nghị định 74/2013/NĐ – CP (Chỉnh Phủ, 2014).
- Quỹ học phí được các đơn vị sự nghiệp giáo dục dử dụng như sau:
+ Sử dụng tổi thiểu 40% số thu học phí được để lại chi điều chỉnh tiền
lương theo quy định;
+ Sử dụng 60% học phí còn lại cơ sở giáo dục công lập sử dụng học phí
theo quy định của Chính phủ về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện
nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
(Chính phủ, 2014).
-Thu tiền bán, thanh lý tài sản
Số tiền thu được từ thanh lý tài sản nhà nước, sau khi trừ đi các chi phí
quy định, phần còn lại phải nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp
luật, trừ trường hợp cơ quản nhà nước được sử dụng để thực hiện dự án đầu tư
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (Chính phủ, 2015).
- Thu tiền dạy thêm, học thêm
Theo quyết định số 455/2012/QĐ- UBND ngày 25/12/2012 của UBND

tỉnh Bắc Giang quy định việc dạy thêm học thêm
- Các khoản đóng góp phục vụ người học
- Tiền phục vụ học sinh bán trú

12


- Tiền ăn (tính theo ngày)
- Tiền điện, nước sinh hoạt phục vụ bán trú (tính theo tháng)
- Tiền chất đốt, tiền thuê người nấu (tính theo tháng)
- Tiền quản lý trông trưa (tính theo tháng)
- Công cụ, dụng cụ (tính theo năm)
Trường xây dựng phương án thu, chi thống nhất thông qua hội phụ huynh
học sinh (Có biên bản thống nhất thông qua) và đưa vào quy chế chi tiêu nội bộ
(Sở GD &ĐT, 2014).
- Các chi phí phục vụ trực tiếp học sinh học tập
- Quần áo đồng phục
- Đồ dung, dụng cụ học tập
- Giấy kiểm tra, giấy thi
- Nước uống, giấy vệ sinh
+ Các khoản thu hộ và kinh phí hoạt động của cha mẹ học sinh
- Tiền bảo hiểm y tế: Theo luật BHYT và Nghị định số 62/2009/NĐ – CP
ngày 27/7/2009 của Chính phủ; Thông tư số 14/2007/TT- BTC ngày 08/2/2007
của Bộ tài chính
Về trích % số đóng BHYT cho các trường
Trích chuyển 12% quỹ khám chữa bệnh tương đương với 10,8% tổng số
thu đóng BHYT của đối tượng học sinh, sinh viên cho cơ sở giáo dục để chăm
sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh, sinh viên; Các cơ sở giáo dục có trách nhiệm
quản lý, sử dụng nguồn kinh phí này để chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh,
sinh viên tại y tế trường học theo đúng mục đích, đúng nội dung theo quy định tại

Thông tư số 14/2007/TT – Bộ tài chính (Chính phủ, 2009).
- Tiền bảo hiểm thân thể học sinh
Học sinh tự nguyện tham gia, nhà trường thu hộ các doanh nghiệp Bảo hiểm
- Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh
Thực hiện theo Thông tư số 55/2011/TT – BGD& ĐT ngày 22/11/2011 của Bộ
Giáo dục ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.

13


×