Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

xã hội hóa công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện hương khê, tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 121 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐẶNG THỊ THANH XUÂN

XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC QUẢN LÝ
RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN HƯƠNG KHÊ, TỈNH HÀ TĨNH

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

60 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày

tháng



năm 2016

Tác giả luận văn

Đặng Thị Thanh Xuân

i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập tại trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, bên cạnh
những nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ.
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô PGS. TS.
Nguyễn Thị Minh Hiền đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn
tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa KT&PTNT trường Học Viện
Nông Nghiệp Việt Nam đã tận tình truyền đạt những kiến thức rất hữu ích cho tôi trong
thời gian học tập tại trường. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học tập
không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu làm khóa luận mà còn là hành trang
vững chắc giúp tôi có thêm tự tin với những công việc hiện tại và trong tương lai.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cán bộ, công nhân HTX môi trường thị
trấn, chi hội Phụ Nữ, tổ trưởng Tổ Dân Phố cùng những người dân sống trên địa bàn
huyện đã tham gia trả lời câu hỏi trong cuộc điều tra của tôi, giúp tôi có những số liệu
phục vụ cho đề tài luận văn này.
Đồng thời, tôi xin gửi lời biết ơn tới ba mẹ, những người thân trong gia đình và
bạn bè của tôi. Mọi người là động lực và cũng là nguồn động viên rất lớn trong suốt quá
trình học tập và làm luận văn.
Trong luận văn này, kiến thức và kinh nghiệm của tôi chưa còn nhiều hạn chế cùng
với quỹ thời gian hạn hẹp nên không tránh khỏi những sai sót và khuyết điểm. Kính mong,

nhận được sự góp ý của quý thầy cô để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, tôi xin kính chúc quý thầy cô, cán bộ công nhân viên chức trường
Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý này.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Đặng Thị Thanh Xuân

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................. i
Lời cảm ơn ....................................................................................................................ii
Mục lục ......................................................................................................................iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục bảng ........................................................................................................... vii
Danh mục đố thị ......................................................................................................... viii
Danh mục hộp .............................................................................................................. ix
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... x
Thesis abstract .............................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ............................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 3

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu......................................................................................... 3

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn ............................................................................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận về xã hội hóa công tác quản lý rác thải sinh hoạt........................ 4

2.1.1.


Một số khái niệm có liên quan......................................................................... 4

2.1.2.

Ảnh hưởng của chất thải sinh hoạt đến môi trường ........................................ 10

2.1.3.

Sự cần thiết phải thực hiện xã hội hóa công tác quản lý rác thải sinh hoạt............13

2.1.4.

Nhiệm vụ của xã hội hóa công tác quản lý rác thải sinh hoạt ......................... 14

2.1.5.

Nội dung xã hội hóa công tác quản lý rác thải sinh hoạt ................................ 16

2.1.6.

Các yếu tố ảnh hưởng đến xã hội hóa công tác quản lý rác thải sinh hoạt ...... 21

2.2.

Một số kinh nghiệm về xã hội hóa công tác quản lý rác thải sinh hoạt ........... 25

2.2.1.

Kinh nghiệm về xã hội hóa công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên thế giới ....... 26


iii


2.2.2.

Kinh nghiệm về xã hội hóa công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại
Việt Nam ...................................................................................................... 30

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 35
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................ 35

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 35

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Hương Khê ............................. 38

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 41

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu .............................................................. 41


3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin ..................................................................... 41

3.2.3.

Phương pháp phân tích số liệu....................................................................... 45

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu phân tích............................................................................ 45

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 47
4.1.

Khái quát thực trạng rác thải sinh hoạt và công tác quản lý rác thải sinh
hoạt trên địa bàn huyện hương khê ................................................................ 47

4.1.1.

Thực trạng rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện............................................ 47

4.1.2.

Công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện .................................. 54

4.2.

Thực trạng xã hội hóa công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn
huyện Kương Khê. ........................................................................................ 60


4.2.1.

Xã hội hóa công tác thu gom và quản lý rác thải sinh hoạt............................. 60

4.2.2.

Xã hội hoá trong công tác xử lý rác thải sinh hoạt ......................................... 67

4.2.3.

Xã hội hóa công tác kiểm tra và giám sát ...................................................... 69

4.2.4.

Xã hội hóa công tác huy động tài chính và nguồn lực .................................... 71

4.3.

Đánh giá của các bên liên quan đến xã hội hóa công tác quản lý rác thải
sinh hoạt trên địa bàn huyện .......................................................................... 73

4.3.1.

Đánh giá chung về kết quả thực hiện xã hội hóa công tác quản lý
rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện.............................................................. 74

4.3.2.

Đánh giá của người dân và công nhân VSMT .............................................. 77


4.3.3.

Đánh giá của đại diện các bên liên quan về xã hội hóa công tác quản lý
rác thải sinh hoạt ........................................................................................... 80

4.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến xã hội hóa công tác quản lý rác thải sinh hoạt
trên địa bàn huyện ......................................................................................... 82

4.4.1.

Cơ chế quản lý rác thải sinh hoạt của chính quyền......................................... 83

iv


4.4.2.

Kinh phí cho công tác quản lý rác thải sinh hoạt ............................................ 83

4.4.3.

Công tác vận động tuyên truyền và năng lực các bên liên quan ..................... 84

4.4.4.

Nhận thức và mức sống của người dân .......................................................... 85


4.5.

Định hướng và các giải pháp tăng cường xã hội hóa công tác quản lý
rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện.............................................................. 86

4.5.1.

Căn cứ đề xuất giải pháp tăng cường xã hội hóa công tác quản lý RTSH ....... 86

4.5.2.

Mục tiêu và định hướng xã hội hóa công tác quản lý RTSH trên
địa bàn huyện ................................................................................................ 89

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 96
5.1.

Kết luận ........................................................................................................ 96

5.2.

Kiến nghị ...................................................................................................... 97

5.3.

Hạn chế của đề tài nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ....................... 98

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 99

v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

BVMT

Bảo vệ môi trường

CNH

Công nghiệp hóa

CHDCND

Cộng hòa dân chủ nhân dân

CTR

Chất thải rắn

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

HTX

Hợp tác xã


HĐH

Hiện đại hóa

HDND

Hội đồng nhân dân

MTTQ

Mặt trận tổ quốc

UBND

Ủy ban nhân dân

VSMT

Vệ sinh môi trường

VSMTNT

Vệ sinh môi trường nông thôn

RTSH

Rác thải sinh hoạt

XHH


Xã hội hóa

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Phân loại rác thải theo nguồn phát sinh ...................................................... 5
Bảng 2.2. Bảng phân loại rác thải theo đặc tính tự nhiên ............................................ 6
Bảng 2.3. Thành phần một số chất khí cơ bản trong khí thải bãi rác ......................... 11
Bảng 3.1. Nhân khẩu thường trú của các đơn vị qua 3 năm ...................................... 39
Bảng 4.1. Nguồn phát sinh RTSH tại huyện ............................................................. 47
Bảng 4.2. Khối lượng phát sinh RTSH trên địa bàn thị trấn...................................... 48
Bảng 4.3. Tỷ lệ chất vô cơ và hữu cơ trong rác thải /ngày ........................................ 50
Bảng 4.4. Khối lượng phát sinh RTSH từ các nhóm điều tra khác nhau ................... 52
Bảng 4.5. Thống kê khối lượng rác trung bình mỗi ngày của các hộ gia đình
được điều tra ............................................................................................ 53
Bảng 4.6. Tổng hợp hoạt động của các mô hình dịch vụ quản lý chất thải nông
thôn trên địa bàn huyện ............................................................................ 54
Bảng 4.7. Sự tham gia của người dân trong công tác XHH ...................................... 57
Bảng 4.8. Đánh giá của người dân về công cụ, thiết bị thu gom rác hàng ngày ........ 62
Bảng 4.9. Mức thu gom phí vệ sinh môi trường đối với các hộ gia đình ................... 67
Bảng 4.10. XHH trong công tác xử lý RTSH của các vùng ........................................ 67
Bảng 4.11. So sánh tỷ lệ % xử lý RTSH dưới các hình thức của các hộ dân ............... 69
Bảng 4.12. XHH trong công tác kiểm tra và giám sát tại các địa phương ................... 70
Bảng 4.13. Ý kiến của người dân về việc xử lý chất thải ............................................ 76
Bảng 4.14. Đánh giá sự hài lòng đối với dịch vụ thu gom rác của tổ vệ sinh .............. 77
Bảng 4.15. Tỷ lệ hộ gia đình, cơ quan tham gia vệ sinh môi trường ........................... 78
Bảng 4.16. Nhận xét của các bên liên quan về ý thức của người dân .......................... 79
Bảng 4.17. Các yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến xã hội hóa công tác quản lý

RTSH ...................................................................................................... 82
Bảng 4.18. Mức phí VSMT đối với từng đối tượng tại các đơn vị .............................. 84
Bảng 4.19. Phân tích SWOT xã hội hóa công tác quản lý rác thải sinh hoạt ............... 88

vii


DANH MỤC ĐỐ THỊ
Đồ thị 4.1. Tỷ lệ % thành phần RTSH của các hộ gia đình trong ngày .........................51
Đồ thị 4.2. Tỷ lệ các tổ chức, cá nhân ký hợp đồng tham gia VSMT ............................61
Đồ thị 4.3. Quy trình thu gom rác thải .........................................................................63
Đồ thị 4.4. Mô hình quản lý rác thải trên địa bàn Huyện ..............................................65

viii


DANH MỤC HỘP
Hộp 2.1. Công tác xử lý rác thải không hợp vệ sinh .....................................................19
Hộp 4.1. Ảnh hưởng của RTSH tới đời sống công nhân...............................................63
Hộp 4.2. Giải pháp cấp bách xây dựng nhà máy xử lý rác ............................................66
Hộp 4.3. Cách xử lý rác thải của một số hộ dân ...........................................................68
Hộp 4.4. Kết quả của công tác tuyên truyền .................................................................80

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Đặng Thị Thanh Xuân
Tên luận văn: Xã hội hóa công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn

Huyện Hương Khê, Tỉnh Hà Tĩnh.
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
- Góp phần hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về xã hội hóa công
tác quản lý rác thải sinh hoạt.
- Đánh giá thực trạng xã hội hóa công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn
huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến xã hội hóa công tác quản lý rác thải sinh
hoạt.
- Đề xuất các định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường xã hội hóa công tác
quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp chọn điểm nghiên cứu nhằm chọn ra ba xã có
những tiêu chí có thể đại diện cho các xã còn lại để lấy số liệu phân tích. Ngoài ra
phương pháp thu thấp thông tin đã được sử dụng hiệu quả trong việc tìm ra các yếu tố
ảnh hưởng đến xã hội hóa quản lý rác thải sinh hoạt. Trong khi đó, phương pháp phân
tích số liệu giúp cho công việc xử lý và phân tích được dễ dàng hơn. Bằng các nhóm hệ
thống chỉ tiêu phân tích tác giả đã đưa ra được thực trạng xã hội hóa công tác quản lý
rác thải sinh hoạt, trên cơ sở đó đề xuất ra các giải pháp cho công tác này .
Kết quả chính và kết luận
Luận văn đã tổng kết các lý thuyết, lý luận về xã hội hóa công tác quản lý rác thải
sinh hoạt. Các kết luận đưa ra dựa trên kết quả điều tra nhờ đó đã đánh giá được thực
trạng cũng như đã có sự đánh giá của các bên liên quan, tìm ra những yếu tố ảnh hưởng
để từ đó đưa ra những mục tiêu, định hướng trong thời gian tới. Trên cơ sở đó đã đưa ra
những giải pháp có khả năng ứng dụng nhằm nâng cao công tác xã hội hóa trên địa bàn
điều tra và đề xuất được những kiến nghị đồi với các tổ chức, cá nhân trong việc nâng

cao xã hội hóa công tác quản lý rác thải sinh hoạt.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Dang Thi Thanh Xuan
Thesis title: Socialization of the management of domestic waste Huong Khe
district , Ha Tinh province.
Major: Economic management

Code: 60 34 04 10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Research Objectives
- Contributing to codification and clarification of the theoretical and practical
basis of socialized management of garbage.
- Assessment of the status socialized management of domestic waste Huong Khe
district, Ha Tinh province.
- Analysis of the factors affecting the socialization of the management of
domestic waste.
- Proposing orientations and major measures to enhance the socialization of the
management of domestic waste Huong Khe district, Ha Tinh province.
Materials and Methods
The study using the Select method to select the research points out there were
three criteria can represent the remaining Township to get metrics analysis. Also lowinformation collection methods have been used effectively in identifying factors
affecting the socialization of household waste management. Meanwhile, the method of
data analysis helps in the processing and analysis is easier. By the target group analysis
system the author has given the status socialized management of domestic waste, and on
that basis proposed solutions for this work.

Main findings and conclusions
The study has summarized the theories, arguments about socialized management
of garbage. The conclusions based on the results of the investigation that reviews be
reality as well as the assessment of the parties concerned, to find out what factors
influence from which to take out the target, the orientation in the coming time. On the
basis that has taken the solution capable of application to improve social work on
chemistry to investigate and propose recommendations to the hill with organizations
and individuals, in raising socialized management of garbage.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Môi trường luôn được coi là một trong những mối quan tâm hàng đầu của
mỗi quốc gia, đặc biệt trong những năm gần đây khi tốc độ đô thị hóa diễn ra
ngày một nhanh chóng, sự phát triển kinh tế càng nhanh kéo theo những tác động
tiêu cực tới môi trường. Hiện nay mỗi quốc gia đều đặt cho mình mục tiêu phát
triển bền vững đó là quá trình phát triển kinh tế nhưng vẫn đảm bảo được việc
bảo vệ môi trường.
Việt Nam sau gần 30 năm đổi mới, đã xây dựng được cơ sở vật chất, hạ tầng
kinh tế – xã hội, từng bước đóng góp cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa
đưa đất nước hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới, nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần của nhân dân, ổn định được vị thế trên trường quốc tế. Tuy nhiên,
khi đất nước đang trở mình đi lên hàng loạt các khu công nghiệp, khu chế xuất được
hình thành trên khắp mọi miền của đất nước đã thải ra một khối lượng rác khổng lồ,
có thể hiểu rằng nền kinh tế càng phát triển mạnh, chất thải tạo ra càng nhiều. Môi
trường sinh thái bị đe dọa dẫn đến hiện tượng như Trái đất nóng lên, mưa axit, hiệu
ứng nhà kính… Những hiện tượng này ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống con

người. Việc bảo vệ môi trường, quản lý rác thải trong những năm lại đây trở nên cấp
bách hơn bao giờ hết. Để đảm bảo tính bền vững trong quá trình quản lý rác thải,
bên cạnh những vấn đề kinh tế - tài chính, kỹ thuật, thể chế - chính sách thì xã hội
hóa được coi là giải pháp hữu hiệu nhất hiện nay. Đó là quá trình huy động, khuyến
khích sự tham gia của các thành phần xã hội vào công tác quản lý rác thải nhằm làm
giảm các chi phí và tăng chất lượng hiệu quả, tận dụng được tối đa nguồn lực sẵn có,
nâng cao trách nhiệm của toàn dân đối với công tác bảo vệ môi trường.
Việc huy động người dân tham gia vào quá trình quản lý và ra các quyết định
trong quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Hương Khê trong thời gian
qua cũng đã được triển khai. Quy chế dân chủ ở cơ sở đã và đang được thực hiện
theo Nghị định số 69/2008/NĐ – CP về công tác xã hội hóa quản lý rác thải sinh
hoạt. Trong những năm hoạt động, các tổ chức cá nhân tham gia vào công tác
quản lý rác thải sinh hoạt dưới nhiều hình thức tăng lên đáng kể. Hình thức kiểm

1


tra – giám sát đã được người dân thực hiện nhưng còn mang tính tự phát, chưa
chính thức. Trong một số trường hợp, người dân vẫn chủ yếu thực hiện và tuân
thủ các quy định được ban hành từ trên xuống mà không thông qua hình thức trao
đổi trực tiếp, trưng cầu ý kiến. Bên cạnh đó, những vấn đề trong thể chế quy định
chưa rõ ràng, chưa có các chính sách triển khai hướng dẫn cụ thể và quan tâm
đến những nhóm yếu thế, nhóm dễ bị tổn thương là những yếu tố hạn chế khả
năng tham gia của các tầng lớp nhân dân. Nói cách khác, công tác bảo vệ môi
trường đang phải đối mặt với các mâu thuẫn trong suy nghĩ, thái độ, hành vi
về môi trường giữa các nhóm người khác nhau trong xã hội, giữa người này
với người khác và ngay cả trong bản thân một con người. Những thói quen,
văn hóa cộng đồng trong cách nhìn nhận về vai trò giới đối với hoạt động quản lý
rác thải và hiệu quả truyền thông chưa cao, vì thế xã hội hóa công tác quản lý
rác thải cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Sự tham gia của cộng đồng và các bên

liên quan là một trong những chiều cạnh của quản lý rác thải. Xã hội hóa biến
chủ trương thành nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tầng lớp trong xã hội; làm cho
mọi đối tượng trong xã hội đều thấy được vai trò và trách nhiệm của mình trong
giữ gìn, bảo vệ môi trường. Xã hội hóa công tác thu gom, quản lý rác thải sinh
hoạt là một chủ trương lớn được Chính phủ khuyến khích thực hiện; hành lang
pháp lý đã được hình thành và đang dần đi vào cuộc sống của người dân Hương
Khê. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai vẫn chưa phát huy hiệu quả, chưa thu
hút được nhiều tổ chức, cá nhân trong xã hội tham gia. Vì thế cần có các giải
pháp để huy động, thu hút các thành phần xã hội vào công tác quản lý rác thải
sinh hoạt trên địa bàn huyện Hương Khê.
Với những lý do trên tôi quyết định chọn đề tài: “ Xã hội hóa công tác quản
lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh”, nhằm
đánh giá và tìm ra hướng xử lý tốt giúp tăng cường yếu tố sự tham gia của các
thành phần xã hội vào công tác quản lý rác thải trên địa bàn huyện.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Thông qua đánh giá thực trạng thực hiện xã hội hóa công tác quản lý rác
thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh để từ đó đưa ra một
số giải pháp nhằm tăng cường xã hội hóa công tác quản lý rác thải sinh hoạt, cải
thiện tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện.

2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Góp phần hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về xã hội hóa

công tác quản lý rác thải sinh hoạt.

-

Đánh giá thực trạng xã hội hóa công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa

bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
-

Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến xã hội hóa công tác quản lý rác

thải sinh hoạt.
-

Đề xuất các định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường xã hội hóa

công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Xã hội hóa công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn Huyện Hương
Khê hiện nay ra sao?
Hiệu quả thực hiện mô hình xã hội hóa công tác quản lý rác thải sinh hoạt
trên địa bàn có đạt yêu cầu?
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến xã hội hóa công tác quản lý rác thải sinh
hoạt ở huyện Hương Khê?
Cần có những giải pháp hay đề xuất gì để tăng cường xã hội hóa công tác
quản lý rác thải sinh hoạt?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu bao gồm những vấn đề lý luận và thực tiễn về xã


hội hóa công tác quản lý rác thải sinh hoạt.
-

Đối tượng khảo sát là những cá nhân trong địa bàn nghiên cứu.

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
-

Phạm vi về nội dung: Tập trung đánh giá thực trạng xã hội quản lý rác thải

sinh hoạt trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
-

Phạm vi về không gian: Huyện Hương Khê, Tỉnh Hà Tĩnh.

-

Phạm vi về thời gian: Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2011- 2015.

Riêng với dữ liệu sơ cấp sẽ được khảo sát từ 05/2015 – 01/2016.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC QUẢN LÝ RÁC
THẢI SINH HOẠT
2.1.1. Một số khái niệm có liên quan
2.1.1.1. Khái niệm về rác thải
Theo quan niệm chung của Nghị định 38/2015/NĐ – CP : Chất thải rắn

(còn gọi là rác thải) là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong
các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm hoạt động sản xuất, các hoạt
động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng,...). Trong đó quan trọng nhất là
các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và các hoạt động sống.
Theo quan điểm mới của Nghị định 38/2015/NĐ – CP: Chất thải rắn đô thị
(gọi chung là rác thải đô thị) là: Vật chất mà người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong
khu vực đô thị mà không được đòi hỏi bồi thường cho sự vứt bỏ đó. Thêm vào đó,
chất thải được coi là chất thải rắn đô thị nếu chúng được xã hội nhìn nhận như
một thứ mà thành phố phải có trách nhiệm thu gom và tiêu hủy.
Như vậy, rác thải là thứ phát sinh do các hoạt động của con người và động
vật, là tất cả những thứ vật chất lẫn lộn, không đồng nhất từ đồ dùng, chất phế thải
sản xuất, dịch vụ, y tế, xây dựng… được thải bỏ khi không còn hữu dụng nữa.
CTR có thể phân loại bằng nhiều cách khác nhau:
Phân loại dựa vào nguốn gốc phát sinh như: rác thải sinh hoạt, văn phòng,
thương mại, công nghiệp, đường phố, chất thải rắn trong quá trình xây dựng hay
đập phá nhà xưởng.
Phân loại dựa vào đặc tính tự nhiên như các chất hữu cơ, vô cơ, chất có thể
cháy hoặc không có khả năng cháy.
Tuy nhiên, căn cứ vào đặc điểm chất thải có thể phân loại chất thải rắn thành
ba nhóm lớn: chất thải đô thị, chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại.

4


Bảng 2.1. Phân loại rác thải theo nguồn phát sinh
Nguồn phát sinh
Hộ gia đình

Loại rác thải
Rác thực phẩm, giấy, caton, nhựa, túi nylon, vải, da, rác

vườn, gỗ, thủy tinh, lon thiếc, nhôm, kim loại, tro, lá cây, chất
thải đặc biệt như pin, dầu nhớt xe, lốp xe, ruột xe, sơn thừa…

Khu thương mại

Giấy, caton, nhựa, túi nylon, gỗ, rác thực phẩm, thủy tinh,
kim loại; chất thải đặc biệt như vật dụng gia đình hư hỏng (kệ
sách, đèn, tủ…), đồ điện tử hư hỏng (máy radio, tivi…), tủ
lạnh, máy giặt hỏng, pin, dầu nhớt xe, săm lớp, sơn thừa…

Công sở

Giấy, caton, nhựa, túi nylon gỗ, rác thực phẩm, thủy tinh, kim
loại; chất thải đặc biệt như kệ sách, đèn, tủ hỏng, pin, dầu
nhớt, xe, săm lớp, sơn thừa…

Xây dựng

Gỗ, thép, bêtông, đất, cát…

Khu công cộng

Giấy, túi nylon, lá cây…

Trạm xử lý nước thải

Bùn hóa lý, bùn sinh học

Nông nghiệp


Cây cỏ, động vật chết hoặc từ các lò giết mổ gia súc, gia cầm

Xây dựng

Gạch, ngói, bê tông vỡ, đá
Nguồn: Viện CNMT – Viện KH & CNVN (2007)

Phân loại chất thải rắn mang lại nhiều lợi ích kinh tế. Trước hết, nó tạo
nguồn nguyên liệu sạch cho sản xuất phân compost, góp phần nâng cao nhận
thức của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường. Ngoài ra khi giảm được khối
lượng chất thải rắn sinh hoạt phải chôn lấp, khối lượng nước rỉ rác sẽ giảm. Nhờ
đó, các tác động tiêu cực đến môi trường cũng sẽ giảm đáng kể như: giảm rủi ro
trong quá trình xử lý nước rỉ rác, giảm ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước mặt…
Diện tích bãi chôn lấp thu hẹp sẽ góp phần hạn chế hiệu ứng nhà kính do khí của
bãi chôn lấp, các khí chính gây nên hiệu ứng nhà kình gồm CH4, CO2, NH3.
Việc chôn lấp chất thải rắn có thể phân hủy kéo theo việc giảm lượng khí làm
ảnh hưởng đến tầng ozon.

5


Bảng 2.2. Bảng phân loại rác thải theo đặc tính tự nhiên
Loại
Rác hữu cơ

Rác vô cơ

Rác hỗn hợp

Nguồn gốc

Các vật liệu làm từ giấy

Ví dụ
Các túi giấy, mảnh bìa, giấy vệ

Có nguồn gốc từ các sợi

sinh...
Vải, len, bì tải, bì nilon...

Thực phẩm dư thừa, ôi thiu:
Các chất thải ra từ thực phẩm
rau củ quả...
Đồ dùng bằng gỗ như bàn, ghế,
Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo đồ chơi, giầy, ví bằng cao su...
từ gỗ, tre, cao su, da...
Phim cuộn, túi chất dẻo, chai
Các vật liệu và sản phẩm được chế lọ chất dẻo.
tạo từ chất dẻo.
Các loại vật liệu và sản phẩm làm từ Vỏ hộp nhôm, dây điện, dao,
kim loại, thủy tinh.
chai lọ...
Các vật liệu không cháy ngoài kim Thủy tinh, các kim loại khác..
loại và thủy tinh
Tất cả các loại vật liệu khác không Đá cuội, cát, đất...
phân loại ở hai mục trên. Loại này có
thể được chia thành 2 loại: kích thước
lớn hơn 5mm và kích thước nhỏ hơn
5mm
Nguồn: Viện CNMT – Viện KH & CNVN (2007)


2.1.1.2. Rác thải sinh hoạt
Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính Phủ về quản lý chất
thải rắn nêu: “Rác thải sinh hoạt là rác thải phát sinh trong sinh hoạt cá nhân, hộ
gia đình, nơi công cộng”. Ví dụ như: Thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng,
gạch ngói, đất đá, gỗ, kim loại, cao su, chất dẻo, các loại cành cây, lá cây, vải,
giấy, rơm rạ, vỏ trai, ốc, xương động vật….
“Rác thải sinh hoạt là những thành phần tàn tích hữu cơ phục vụ cho hoạt động
sống của con người, chúng không còn được sử dụng và vứt trả lại môi trường sống.
Chúng phát sinh từ các hộ gia đình, khu công cộng, khu thương mại, khu xây dựng,
bệnh viện, khu xử lý chất thải… “ (Bách khoa toàn thư mở, 2015a).
Tóm lại, rác thải sinh hoạt là rác thải phát sinh từ hoạt động của một người
trong một ngày đêm. Có thể từ các khu nhà ở (biệt thự, hộ gia đình riêng lẻ,
chung cư…), khu thương mại (cửa hàng, nhà hàng, chợ, khách sạn, nhà nghỉ…),

6


cơ quan (trường học, bệnh viện, các cơ quan hành chánh nhà nước…), khu công
cộng (quét đường, công viên, tỉa cây xanh…) và từ các công tác nạo vét cống
rãnh thoát nước.
Rác thải sinh hoạt phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, có thể ở nơi này hay ở
nơi khác; chúng khác nhau về số lượng, kích thước, phân bố về không gian. Rác thải
sinh hoạt có thể phát sinh trong hoạt động cá nhân cũng như trong hoạt động xã hội
như từ các khu dân cư, chợ, nhà hàng, khách sạn, công sở, trường học.
Dự báo tổng lượng rác thải sinh hoạt đến năm 2020 khoảng gần 22 triệu
tấn/năm. Tỷ lệ phần trăm các chất có trong RTSH không ổn định, biến động, phụ
thuộc vào mức sống và phong cách tiêu dùng của nhân dân ở mỗi đô thị. Tính
trung bình, tỷ lệ thành phần các chất hữu cơ chiếm 45% - 60% tổng lượng chất
thải rắn; tỷ lệ thành phần nilông, chất dẻo chiếm từ 6 - 16%, độ ẩm trung bình

của rác thải từ 46 % - 52%. Để quản lý tốt nguồn RTSH này, đòi hỏi các cơ quan
hữu quan cần đặc biệt quan tâm hơn nữa đến các khâu giảm thiểu tại nguồn, tăng
cường tái chế, tái sử dụng, đầu tư công nghệ xử lý, tiêu hủy thích hợp góp phần
giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Theo các chuyên gia MT, nếu thực hiện phân
loại rác tại nguồn (chỉ có rác vô cơ mới phải đưa đi chôn lấp) thì sẽ giảm ít nhất
50% khối lượng và các vấn đề MT cũng giảm nhiều. Ở Hà Nội, chương trình thí
điểm phân loại rác tại nguồn đã được triển khai tại phường Phan Chu Trinh từ
năm 2002. Các hộ gia đình được hướng dẫn cách phân loại rác thành 2 túi, một
loại có thể làm phân compost, loại còn lại được phát túi nilon 2 màu để phân loại
rác tại nhà. Tuy nhiên hiệu quả của Dự án chưa cao, khi Dự án kết thúc thì quá
trình phân loại rác cũng kết thúc (Lê Văn Khoa, 2010).
Nhờ việc đánh giá tìm hiểu các nguồn phát sinh ra chất thải sinh hoạt đã góp
phần cho việc ứng dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật giảm thiểu ảnh hưởng
của chất thải sinh hoạt đến môi trường.
2.1.1.3. Khái niệm quản lý rác thải, quản lý rác thải sinh hoạt
Theo Nghị định 38/2015/NĐ – CP thì “Quản lý rác thải là việc thu gom, vận
chuyển, xử lý, tái chế, loại bỏ hay thẩm tra các vật liệu chất thải. Quản lý rác
thải thường liên quan đến những vật chất do hoạt động của con người sản xuất
ra, đồng thời đóng vai trò giảm bớt ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe con
người, môi trường hay tính mỹ quan”. Quản lý rác thải cũng góp phần phục hồi
các nguồn tài nguyên lẫn trong rác thải. Quản lý rác thải có thể bao gồm chất

7


rắn, chất lỏng, chất khí hoặc chất thải phóng xạ, mỗi loại được quản lý bằng
những phương pháp và lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
Theo Nghị định 59/2007NĐ - CP thì “Quản lý rác thải sinh hoạt là bao gồm
các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải sinh
hoạt, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu trữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế

và xử lý nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường
và sức khỏe con người”.
Ở Việt Nam hiện nay, các bãi rác không đạt tiêu chuẩn. Phần lớn các bãi
chôn lấp không có lớp chống thấm ở dưới đáy và hai bên thành ô chôn lấp, không
có hệ thống xử lý nước thải, quy trình đổ rác, phân loại rác không đạt yêu cầu. Vì
vậy đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm năng nề.
Thực tế việc quản lý và xử lý rác thải mặc dù đã có nhiều tiến bộ, cố gắng
nhưng chưa ngang tầm với nhu cầu đòi hỏi. Hiện nay, ở khu vực đô thị mới chỉ
thu gom đưa đến bãi chôn lấp tập trung đạt khoảng 60- 65%, còn lại rác thải
xuống ao hồ, sông ngòi, bên đường. Còn ở khu vực nông thôn, rác thải hầu như
không được thu gom, những điểm vứt rác tràn ngập khắp nơi. Ở khu vực khám
chữa bệnh, mặc dù đã có nhiều bệnh viện đạt được những tiến bộ đáng kể trong
việc cải thiện điều kiện môi trường theo hướng xanh, sạch, đẹp cùng với những
thiết bị hiện đại để phục vụ tốt cho việc khám chữa bệnh của nhân dân, song vẫn
còn những bất cập trong việc thu gom và tiêu huỷ rác thải, nhất là chất thải có
các thành phần nguy hại. Đây cũng chính là nguy cơ tiềm ẩn đối với môi trường
và con người (Thực trạng rác thải ở Việt Nam, 2014).
Tỉ lệ thu gom rác thải ở Việt Nam đạt khoảng 31%. Hiện trạng quản lý, xử
lý rác thải kém hiệu quả đã và đang gây dư luận trong cộng đồng, đặt ra nhiều
thách thức đối với nhiều cấp, ngành, đặc biệt là ngành môi trường. Tuy nhiên,
giải quyết vấn đề này không phải một sớm một chiều, vì chúng ta đang phải đối
mặt với rất nhiều khó khăn, bất cập và nhất là thiếu giải pháp đồng bộ.
Quản lý rác thải hiện nay nếu được chú trọng và đầu tư cải tiến sẽ đem lại
lợi ích to lớn, tăng cường sức khỏe cho người dân, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm
môi trường làm cho môi trường xanh sạch đẹp hơn, góp phần thúc đẩy công
nghiệp hóa hiện đại hóa.

8



2.1.1.4. Khái niệm về xã hội hóa bảo vệ môi trường
Môi trường là yếu tố có vai trò quan trọng đối với cuộc sống của con người
và có mối quan hệ khắng khít, gắn bó chặt chẽ với phát triển kinh tế - xã hội,
thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường chính là góp phần tích cực đẩy mạnh
việc phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Tuy nhiên, đầu tư cho các hoạt động
BVMT cần nguồn kinh phí rất lớn trong khi nguồn lực của Nhà nước có hạn, vì
vậy xã hội hoá BVMT là một trong những giải pháp tích cực, huy động tất câ các
nguồn lực xã hội tham gia BVMT, góp phần đem lại những kết quả tốt hơn trong
công tác BVMT. Hiện nay chưa có định nghĩa về mặt pháp lý đối với thuật ngữ
xã hội hóa bảo vệ môi trường, tuy nhiên có một số quan điểm được đua ra qua
các kết quả nghiên cứu như sau:
“Xã hội hóa bảo vệ môi trường là quá trình chuyển hóa tạo lập cơ chế hoạt
động và cơ chế tổ chức quản lý mới trong hoạt động bảo vệ môi trường trên cơ
sở đồng trách nhiệm, nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội
phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường để đạt mục tiêu phát triển bền vững” –
(Trần Thanh Lâm, 2003).
“Xã hội hóa bảo vệ môi trường là việc vận động và tổ chức toàn xã hội và
nhân dân tham gia một cách rộng rãi vào công tác bảo vệ môi trường nhằm cải
thiện môi trường và từng bước nâng cao mức hưởng thụ vật chất và tinh thần
của người dân” – (Nguyễn Viết Phổ, 2002).
Từ những quan điểm trên có thể rút ra: Xã hội hóa bảo vệ môi trường là
quá trình huy động sự tham gia của các thành phần xã hội khác nhau vào công
tác bảo vệ môi trường.
Xã hội hóa bảo vệ môi trường đã trở thành quyền lợi và nghĩa vụ của mọi
tầng lớp trong xã hội từ những nhà quản lý cho tới mọi người dân. Chỉ có sự
tham gia tích cực của mọi cấp, mọi ngành, mọi người dưới sự lãnh đạo của các
cấp Đảng ủy và sự quản lý của Nhà nước thì công tác bảo vệ môi trường mới có
hiệu quả và thành công. Hiệu quả đạt được thể hiện thông qua các mặt về hiệu
quả quản lý, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả về môi trường.
2.1.1.5. Khái niệm về xã hội hóa công tác quản lý rác thải sinh hoạt

Xã hội hóa công tác quản lý rác thải sinh hoạt là việc huy động sự tham
gia của đồng, của toàn thể xã hội vào công tác thu gom, vận chuyển và quản lý
rác thải đồng thời biến công tác vệ sinh, BVMT trở thành quyền lợi và nghĩa vụ

9


của mọi người dân. Kết hợp hài hòa vai trò của nhân dân, các thành phần kinh tế
và sự đầu tư của Nhà nước nhằm đảm bảo hiệu quả cao trong công tác quản lý
rác thải sinh hoạt (Trần Thanh Lâm, 2003).
Hiện nay môi trường nước ta vẫn tiếp tục bị ô nhiễm và bị suy thoái. Nhận
thức được tầm quan trọng của việc BVMT Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều
biện pháp thiết thực nhằm khôi phục và cải thiện tình trạng môi trường hiện nay.
Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất là tăng nguồn ngân sách đầu tư cho
công tác BVMT. Việt Nam đang trong quá trình CNH – HĐH đất nước, ngân sách
Nhà nước còn hạn chế, phải san sẻ cho nhiều lĩnh vực, việc đầu tư cho công tác
BVMT vẫn chưa được thỏa đáng. Vì vậy, để giải quyết vấn đề này, việc xây dựng
mô hình xã hội hóa quản lý rác thải sinh hoạt trở thành một trong những giải pháp
được chú trọng và mang lại những hiệu quả thiết thực trong việc BVMT.
2.1.2. Ảnh hưởng của chất thải sinh hoạt đến môi trường
2.1.2.1. Ảnh hưởng tới môi trường nước
Chất thải rắn, đặc biệt là chất thải hữu cơ, trong môi trường nước sẽ bị
phân hủy nhanh chóng. Tại các bãi rác, nước có trong rác sẽ được tách ra kết hợp
với các nguồn nước khác như: nước mưa, nước ngầm, nước mặt hình thành nước
rò rỉ. Nước rò rỉ di chuyển trong bãi rác sẽ làm tăng khả năng phân hủy sinh học
trong rác cũng như trong quá trình vận chuyển các chất gây ô nhiễm ra môi
trường xung quanh. “Các chất gây ô nhiễm môi trường tiềm tàng trong nước rác
gồm có: COD: từ 3000 45.000 mg/l, N-NH3: từ 10

800 mg/l, BOD5: từ 2000


30.000 mg/l, TOC (Carbon hữu cơ tổng cộng: 1500
Phosphorus tổng cộng từ 1

20.000 mg/l,

70 mg/l … và lượng lớn các vi sinh vật, ngoài ra có

có các kim loại nặng khác gây ảnh hưởng lớn tới môi trường nước nếu như
không được xử lý.” (Phạm Văn Huấn, 2014).
Nếu rác thải là những chất kim loại thì nó gây nên hiện tượng ăn mòn
trong môi trường nước. Sau đó oxy hóa gây nhiễm bẩn cho nguồn nước. Đồng
thời, hoạt động của các vi khuẩn kị khí như sắt có hóa trị 3 thành sắt hóa trị 2 sẽ
kéo theo sự hòa tan của các kim loại, vì vậy để sử dụng được nước ngầm trong
khu vực bãi rác cần kiểm tra xác định nồng độ kim loại và qua rất nhiều khâu xử
lý mới có thể đảm bảo độ an toàn.

10


2.1.2.2. Ảnh hưởng tới môi trường không khí
Các loại rác thải dễ phân hủy (như thực phẩm, trái cây hỏng …) trong điều
kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp sẽ được các vi sinh vật phân hủy tạo ra mùi hôi
và nhiều loại khí ô nhiễm khác có tác động xấu đến môi trường đô thị, sức khỏe
và khả năng hoạt động của con người.
Theo các nhà khoa học, hiện nay số nhu cầu oxy hóa, oxy hòa tan, chất
NH4, NO2, NO3, hàm lượng chất rắn lơ lửng, dư lượng chì… đều vượt quá tiêu
chuẩn cho phép từ 10 đến 20 lần. Các độc tố nêu trên có thể gây ra các căn bệnh
nguy hiểm như ung thư, viêm gan, thoái hóa giống nòi, viêm nhiễm đường hô
hấp… Thành phần khí thải chủ yếu được tìm thấy ở các bãi chôn lấp rác được thể

hiện dưới bảng sau:
Bảng 2.3. Thành phần một số chất khí cơ bản trong khí thải bãi rác
Thành phần

% Thể tích

CH4

45 - 60

CO2

40 – 60

N2

2–5

O2

0,1 – 1

NH3

0,1 – 1

SOX

0–1


H2S

0–1

H2

0 – 0,2

CO

0 – 0,2

Chất hữu cơ bay hơi

0,01 – 0,6
Nguồn: Phạm Thị Anh (2015)

Tại Trung Quốc, tình trạng ô nhiễm không khí lần đầu tiên được xếp vào
nhóm báo động vàng, mức độ cao thứ hai trong hệ thống cảnh báo ô nhiễm 4 bậc.
Có đến 17% số người tử vong hàng năm tại Trung Quốc có liên quan đến ô
nhiễm không khí. Nếu cứ đà phát triển CNH – HĐH đất nước mà quên đi vấn đề
môi trường thì chính Việt Nam cũng sẽ bị ô nhiễm nặng nề như Trung Quốc.

11


2.1.2.3. Ảnh hưởng tới môi trường đất
Các chất thải hữu cơ sẽ được vi sinh vật phân hủy trong môi trường đất trong
hai điều kiện hiếu khí và kỵ khí. Khi có độ ẩm thích hợp sẽ tạo ra hàng loạt các
sản phẩm trung gian, cuối cùng hình thành các chất khoáng đơn giản, nước, ….

Với một lượng rác thải và nước rò rỉ vừa phải thì khả năng tự làm sạch của
môi trường đất sẽ phân hủy các chất này trở thành các chất ít ô nhiễm hoặc
không ô nhiễm. Nhưng với lượng rác quá lớn vượt quá khả năng tự làm sạch của
đất thì môi trường đất sẽ trở nên quá tải và bị ô nhiễm. Các chất ô nhiễm này
cùng với kim loại nặng, các chất độc hại và các vi trùng theo nước trong đất chảy
xuống tầng nước ngầm làm ô nhiễm tầng nước này. Đối với rác không phân hủy
như nhựa, cao su … nếu không có giải pháp xử lý thích hợp thì chúng sẽ là nguy
cơ gây thoái hóa và giảm độ phì của đất. Ảnh hưởng quan trọng nhất đối với đất
là việc tích tụ các chất chứa kim loại năng, các chất khó phân hủy trong đất sẽ
ảnh hưởng đến độ phì nhiêu và độ tơi xốp của đất sau này (Trần Tiến Nhi, 2007).
2.1.2.4. Ảnh hưởng tới sức khỏe của con người
Chất thải rắn phát sinh từ các khu đô thị, nếu không được thu gom và xử lý
đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng
dân cư và làm mất mỹ quan đô thị.
Thành phần chất thải rắn rất phức tạp, trong đó có chứa các mầm bệnh từ
người hoặc gia súc, các chất thải hữu cơ, xác súc vật chết … tạo điều kiện tốt cho
ruồi, muỗi, chuột… sinh sản và lây lan mầm bệnh cho người, nhiều lúc trở thành
dịch. Một số vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng… tồn tại trong rác có thể gây
bệnh cho con người như: bệnh sốt rét, bệnh ngoài da, dịch hạch, thương hàn, tiêu
chảy, giun sán, lao…
Phân loại, thu gom và xử lý rác không đúng quy định là nguy cơ gây bệnh
nguy hiểm cho công nhân vệ sinh, người bới rác, nhất là khi gặp phải các chất
thải rắn nguy hại từ y tế, công nghiệp như: kim tiêm, ống chích, mầm bệnh, PCB,
hợp chất hữu cơ bị halogen hóa…
Tại các bãi rác lộ thiên, nếu không được quản lý tốt sẽ gây ra nhiều vấn đề
nghiêm trọng cho bãi rác và cộng đồng dân cư trong khu vực như: gây ô nhiễm
không khí, các nguồn nước, ô nhiễm đất và là nơi nuôi dưỡng các vật chủ trung
gian truyền bệnh cho người.

12



Rác thải nếu không được thu gom tốt cũng là một trong những yếu tố gây
cản trở dòng chảy, làm giảm khả năng thoát nước của các sông rạch và hệ thống
cấp thoát nước.
2.1.3. Sự cần thiết phải thực hiện xã hội hóa công tác quản lý rác thải sinh hoạt
Đảng và Nhà nước ta luôn nhấn mạnh BVMT là một trong những vấn đề
sống còn, là nhân tố quan trọng hàng đầu trong bảo đảm sức khỏe, chất lượng
cuộc sống nhân dân; BVMT vừa là mục tiêu vừa là một trong những nội dung cơ
bản để đạt được sự phát triển bền vững ở nước ta. BVMT được xác định là một
nhiệm vụ vừa phức tạp, vừa cấp bách, do đó cần có sự tham gia của toàn xã hội.
Nói cách khác, xã hội hóa quản lý rác thải sinh hoạt là việc rất cần thiết và cần
được đẩy mạnh thực hiện. Thực hiện tốt công tác xã hội hóa sẽ phát huy được
sức mạnh của nhân dân trong việc đóng góp kinh phí từ đó sẽ làm tăng nguồn
vốn dự trữ cho Nhà nước, tạo thêm cơ hội việc làm cho người lao động, nâng cao
tính tự lực và trách nhiệm của cộng đồng. Bên cạnh đó còn đạt được hiệu quả về
mặt kinh tế, xã hội:
a) Về mặt xã hội
- Thực hiện xã hội hóa quản lý rác thải sinh hoạt giúp nâng cao trách nhiệm
của toàn dân đối với các vấn đề liên quan đến môi trường. Vì vậy công tác xã hội
hóa sẽ tạo ra động lực khuyến khích các tổ chức, cá nhân, thành phần kinh tế có
thể tham gia trực tiếp hoặc giám tiếp dứoi các hình thức như: tuyên truyền giáo
dục, ý thức bảo vệ môi trường, tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường, thành lập
các tổ vệ sinh đảm nhận các khâu thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải làm cho
đường phố, ngõ xóm, khu dân cư luôn sạch sẽ.
- Tạo điều kiện để người dân thực sự làm chủ và có trách nhiệm BVMT
sống của mình và cộng đồng, góp phần nâng cao ý thức giữ gìn môi trường trong
nhân dân. BVMT là trách nhiệm chung của cả cộng đồng, BVMT chỉ có thể đạt
hiệu quả cao khi mọi người có ý thức vai trò và hiểu được tầm quan trọng của
môi trường. Từ đó BVMT mới trở thành quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi người

dân, họ thực sự làm chủ, có trách nhiệm trực tiếp BVMT sống của mình và cộng
đồng (Nguyễn Thị Tố Uyên, 2015).
b) Về mặt kinh tế
- Thực hiện xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải làm
giảm ngân sách của Nhà nước, tăng đóng góp của người dân trong việc thu gom
rác và duy trì vệ sinh môi trường. Nước ta đang trong giai đoạn phát triển kinh tế

13


×